Giáo án KHTN 6 CTST Bài 16: Một số phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp

HOẠT ĐỘNG 6: Tìm hiểu hệ thống lọc nước giếng bị nhiễm phèn và máy lọc nước uống gia đình (20 phút)

  1. Mục tiêu hoạt động

7.KHTN2.5         10.KHTN3.2

  1. Tổ chức hoạt động

PP: Trực quan, thảo luận nhóm

  • Chuẩn bị: Hình ảnh
  • Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn HS quan sát hình 16.1, 16.2 và thảo luận nội dung 1 trong SGK.

Ở các vùng nông thôn nước ta, người dân thường sử dụng nước giếng khoan, giếng đào làm nước sinh hoạt. Tuỵ nhiên, các nguồn nước này thường hay bị nhiễm phèn và một số chất tinh khiết phải thực hiện các phương pháp tách để tách riêng chúng.

  • Thực hiện nhiệm vụ học tập 
  • HS hợp tác với nhau thực hiện nhiệm vụ học tập
  • GV nhận xét và tổng kết
  1. Sản phẩm học tập 
Trong tự nhiên, các chất thường tồn tại ở dạng các hỗn hợp khác nhau. Tuỳ vào mục đích sử dụng, người ta sẽ tách các chất ra khỏi nhau theo nhiều cách khác nhau.
  • Phương án đánh giá 

Gv quan sát , Thang đo về hoạt động nhóm.

Nội dung quan sát Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Phân vân Không đồng ý Hoàn toàn không đồng ý
Thảo luận sôi nổi
Các HS trong nhóm đều tham gia hoạt động
Kết quả sản phẩm tốt

 

HOẠT ĐỘNG 7: Tim hiểu một số phương pháp tách đơn giản (25 phút)

  1. Mục tiêu hoạt động

6.KHTN 1.7

  1. Tổ chức hoạt động

PP: Trực quan, thảo luận nhóm

  • Chuẩn bị: Hình ảnh
  • Chuyển giao nhiệm vụ học tập

 GV sử dụng phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề, giúp HS tìm hiểu một số phương pháp tách chất đơn giản.

Tổ chức dạy học: GV chia HS thành các nhóm nhỏ, sau đó tổ chức cho các nhóm thảo luận theo những nội dung trong SGK.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ  (BẢNG HỎI)
Câu hỏi Trả lời
1) Dựa vào tính chất nào để có thể tách các chất ra khỏi hỗn hợp?
2) Hãy cho biết đặc điểm khác nhau của mỗi hỗn hợp.
  1. Hoàn thành thông tin bằng cách đánh dấu tích vào phương pháp thích hợp theo mẫu bảng 16.1.

Bảng 16.1. Phương pháp tách các chất ra khỏi hỗn hợp

Phương pháp

Hỗn hợp

Lọc Cô cạn Chiết
A
B
C

Qua hoạt động 2, HS biết được một số phương pháp đơn giản để tách riêng các chất ra khỏi hỗn hợp.

  • Thực hiện nhiệm vụ học tập 
  • HS hợp tác với nhau thực hiện nhiệm vụ học tập
  • GV nhận xét và tổng kết
  • Dự kiến sản phẩm học tập của học sinh
PHIẾU HỌC TẬP SỐ  (BẢNG HỎI)
Câu hỏi Trả lời
1) Dựa vào tính chất nào để có thể tách các chất ra khỏi hỗn hợp? Dựa vào một số tính chất vật lí, ta có thể tách riêng các chất ra khỏi hỗn hợp.
2) Hãy cho biết đặc điểm khác nhau của mỗi hỗn hợp. A là hỗn hợp đồng nhất vì muối ăn tan được trong nước, tạo ra dung dịch. B là hỗn hợp không đồng nhất vì cát là chất rắn không tan trong nước, C cũng là hỗn hợp không đồng nhất vì dầu ăn là chất lỏng không tan trong nước

Bảng 16.1. Phương pháp tách các chất ra khỏi hỗn hợp

Phương pháp

Hỗn hợp

Lọc Cô cạn Chiết
A
B

 

Một số phương pháp vật lí thường dùng để tách cácchất ra khỏi hỗn hợp:

+ Phương pháp lọc: Dùng để tách chất rắn không tan ra khỏi hỗn hợp lỏng.

+ Phương pháp cô cạn: Dùng để tách chất rắn tan (không hoá hơi khi gặp nhiệt độ cao) ra khỏi dung dịch hỗn hợp lỏng.

+ Phương pháp chiết: Dùng để tách các chất lỏng ra khỏi hỗn hợp lỏng không đồng nhất.

 

  • Sản phẩm học tập 

– Kết quả phiếu học tập

  1. Phương án đánh giá 

Gv quan sát , Thang đo về hoạt động nhóm.

Nội dung quan sát Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Phân vân Không đồng ý Hoàn toàn không đồng ý
Thảo luận sôi nổi
Các HS trong nhóm đều tham gia hoạt động
Kết quả sản phẩm tốt

HOẠT ĐỘNG 8: Thực hành một số cách tách chất (45 phút)

  1. Mục tiêu hoạt động

7.KHTN2.5         10.KHTN3.2

  1. Tổ chức hoạt động

PP: Trực quan, thảo luận nhóm

  • Chuẩn bị: 
  • GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng và thư kí

Mỗi nhóm HS có 1 bộ dung cụ và hóa chất và 1 phiếu học tập 

 

STT Dụng cụ – Hóa chất Số lượng 
1 Muối ăn
2 Sulfur (lưu huỳnh)
3 Nước
4 Dầu ăn
5 Bình tam giác 2
8 Cốc thủy tinh 8
9 Phễu chiết 4
10 Chai nước 500ml 4
11 Giấy lọc 4
12 Đèn cồn 1
13 Giá thí nghiệm 2

 

  • Chuyển giao nhiệm vụ học tập 

GV sử dụng PP trực quan, trải nghiệm, hợp tác làm thí nghiệm, KT: Động não hình thức làm việc nhóm

– GV đưa cho mỗi nhóm 1 bộ dụng cụ và hóa chất. Yêu cầu  HS làm thí  nghiệm sau:

  • Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1: Thực hành phương pháp lọc

+ Thí nghiệm 1: Tách sulfur (lưu huỳnh) ra khỏi hỗn hợp sulfur và nước

Nhiệm vụ: GV hướng dẫn HS thực hành phương pháp lọc đơn giản.

Tổ chức dạy học: HS thực hiện thí nghiệm 1 (hình 16.3) dưới sự hướng dẫn của GV và thảo luận các nội dung trong SGK.

Học sinh thảo luận trả lời các câu hỏi sau: 

5. Quan sát cốc đựng hỗn hợp sulfur và nước, hãy cho biết bột sulfur có tan trong nước không?

6. Dùng phương pháp nào để tách bột sulfur ra khỏi nước? Cho biết những dụng cụ nào cần sử dụng để tách chúng.

  • Chuyển giao nhiệm vụ học tập 2: Thực hành phương pháp cô cạn

+ Thí nghiệm 2: Tách muối ăn ra khỏi dung dịch muối

Nhiệm vụ: GV hướng dẫn HS thực hành phương pháp cô cạn.

Tổ chức dạy học: HS thực hiện thí nghiệm 2 (hình 16.4) dưới sự hướng dẫn của GV và thảo luận nội dung 7 trong SGK.

Học sinh thảo luận trả lời các câu hỏi sau: 

7. Tại sao lại dùng phương pháp cô cạn mà không dùng phương pháp lọc để tách muối ăn ra khỏi nước?

8. Dựa vào sự khác nhau nào về tính chất vật lí của muối ăn và nước để tách chúng khỏi nhau.

  • Chuyển giao nhiệm vụ học tập 3: Thực hành phương pháp chiết

+ Thí nghiệm 3: Tách dầu ăn ra khỏi nước

Nhiệm vụ: GV hướng dẫn HS thực hành phương pháp chiết.

Tổ chức dạy học: HS thực hiện thí nghiệm 3 (hình 16.5) dưới sự hướng dẫn của GV và thảo luận nội dung 8,9 trong SGK.

Học sinh thảo luận trả lời các câu hỏi sau: 

  1. Quan sát hỗn hợp nước và dầu, cho biết tính chất của hỗn hợp.
  2. Dùng phương pháp và dụng cụ nào để tách dầu ăn ra khỏi nước?
  3. Tại sao phải mở khóa từ từ, các chất lỏng thu được có bị lẫn vào nhau không?

GV hướng dẫn HS rút ra kết luận theo SGK.

  • Thực hiện nhiệm vụ học tập 
    • HS hợp tác với nhau thực hiện nhiệm vụ học tập
    • GV nhận xét và tổng kết
  • Dự kiến sản phẩm học tập của học sinh
  1. Quan sát cốc đựng hỗn hợp sulfur và nước, hãy cho biết bột sulfur có tan trong nước không.

Sulfur là chất rắn không tan trong nước.

  1. Dùng phương pháp nào để tách bột sulfur ra khỏi nước? Cho biết những dụng cụ nào cần sử dụng để tách chúng.

– Sử dụng phương pháp lọc để tách riêng bột sulfur ra khỏi nước.

– Dụng cụ cần sử dụng: giá sắt có kẹp, phễu thuỷ tinh, giấy lọc, đũa thuỷ tinh, cốc thuỷ tinh, bình tam giác (bình nón).

  1. Tại sao lại dùng phương pháp cô cạn mà không dùng phương pháp lọc để tách muối ăn ra khỏi nước?

Do muối ăn là chất rắn tan được trong nước nên không thể dùng phương pháp lọc để tách muối ăn ra khỏi nước. Mặt khác, muối ăn không bị hoá hơi khi đun nóng nên có thể dùng phương pháp cô cạn để làm bay hơi nước và thu được muối ăn ở dạng rắn.

  1.  Dựa vào sự khác nhau nào về tính chất vật lí của muối ăn và nước để tách chúng khỏi nhau.

– Dựa và khả năng bay hơi, tách nước, thu được muối.

  1. Quan sát hỗn hợp nước và dầu, cho biết tính chất của hỗn hợp.

Hỗn hợp dầu ăn và nước gồm 2 chất lỏng không tan lẫn vào nhau. Hỗn hợp này có sự phân lớp của 2 chất lỏng với dầu ăn nhẹ hơn, nổi lên trên lớp nước.

  1. Dùng phương pháp và dụng cụ nào để tách dầu ăn ra khỏi nước?

– Sử dụng phương pháp chiết để tách riêng nước và dầu ăn ra khỏi hỗn hợp dầu ăn – nước.

– Dụng cụ: giá sắt có kẹp, phễu chiết thuỷ tinh, bình nón hoặc cốc thuỷ tinh.

  1. Tại sao phải mở khóa từ từ, các chất lỏng thu được có bị lẫn vào nhau không?

+ Mở khóa từ từ để 2 lớp chất lỏng không bị xáo trộn khi chảy.

+ Các chất lỏng thu được có thể coi là nguyên chất.

Luyện tập

* Trình bày một số phương pháp tách các chất ra khỏi hỗn hợp và cho biết trường hợp nào sử dụng phương pháp đó.

Phương pháp lọc Phương pháp cô cạn Phương pháp chiết
Tách chất rắn không tan ra khỏi chất lỏng Tách chấn rắn không tan ra khỏi dung dịch Tách chất lỏng ra khỏi hỗn hợp lỏng không đồng nhất

Vận dụng

*Trong một lần sơ ý, một bạn HS đã trộn lẫn chai dầu hoả và chai nước tạo thành hỗn hợp dầu hoả lẫn nước. Em hãy giúp bạn đó tách dầu hoả ra khỏi nước.

– Vì dầu hoả nhẹ hơn, không tan trong nước nên nó sẽ nổi lên trên và nước nằm phía dưới. Để tách dầu hoả ra khỏi nước, ta cho hỗn hợp này vào phễu chiết và chờ cho hỗn hợp ổn định rồi mở khoá phễu chiết từ từ để tách nước trước, sau đó đến dầu hoả. Như vậy, ta được nước và dầu hoả riêng biệt.

  1. Sản phẩm học tập 

Kết quả phiếu học tập và kết quả thí nghiệm

  1. Phương án đánh giá 

 GV cho nhóm HS đánh giá đồng đẳng  hoạt động   bằng bảng Rubric sau:

RUBRIC
Tiêu chí Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
Tìm hiểu về  lọc

– Mức 1: HS làm được thí nghiệm theo hướng dẫn của GV và trả lời câu hỏi

– Mức 2: HS hiểu được nguyên tắc tách chất bằng phương pháp lắng, lọc và tự làm được thí nghiệm

Tìm hiểu về cô cạn

– Mức 1: HS hiểu được phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp bằng cô cạn dưới sự gợi ý của GV.

– Mức 2: HS nắm được phương pháp tách chất bằng lọc, cô cạn áp dụng vào việc tách cát ra khỏi muối hay tách muối ra khỏi nước biển.

Tìm hiểu về chiết

– Mức 1: HS trả lời được tách dầu mỏ ra khỏi hỗn hợp với nước biển bằng phương pháp chiết và tự làm thí nghiệm tách dầu ăn khỏi nước.– Mức 2: HS trả lời câu hỏi và làm thí nghiệm dưới sự gợi ý của GV

 

HOẠT ĐỘNG 9: Ô tập chủ đề 5 (45phút) 

  1. Mục tiêu hoạt động

7.KHTN2.5         

  1. Tổ chức hoạt động

Phương pháp, Kĩ thuật

– Dạy học theo nhóm cặp đôi/ nhóm nhỏ;

– Sơ đồ tư duy.

  • Chuẩn bị: Phiếu học tập
  • Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1: Củng cố lý thuyết

GV định hướng cho HS hệ thống hoá được kiến thức về chất tinh khiết, hỗn hợp và dung dịch.

– GV hướng dẫn HS thiết kế sơ đồ tư duy để tổng kết những kiến thức cơ bản của chủ đề.

 

Chuyển giao nhiệm vụ học tập 2: Hướng dẫn giải bài tập

Nhiệm vụ: GV sử dụng phương pháp dạy học bài tập, định hướng cho HS giải một số bài tập phát triển năng lực khoa học tự nhiên cho cả chủ đề.

Tổ chức dạy học: GV hướng dẫn HS tìm hiểu và thực hiện một số bài tập để ôn tập chủ để.

Một số bài tập gợi ý :

  1. Bạn Hà muốn tách riêng một hỗn hợp gồm cát và muối. Các hình vẽ dưới đây mô tả các bước tiến hành của bạn, tuy nhiên chúng lại chưa đúng thứ tự.
  2. a) Em hãy sắp xếp các hình ảnh theo đúng thứ tự để mô tả các bước tách riêng hỗn hợp gồm cát và muối.
  3. b) Chất rắn còn lại trên giấy lọc ở các bước E, F là gì?
  4. c) Ở bước B, mục đích đun sôi dung dịch là gì?
  5. d) Quá trình diễn ra ở bước F là gì?
  6. Hoà tan. B. Lọc. C. Chiết. D.Bay hơi.
  7. Nam nghiên cứu tính chất của 4 mẫu chất lỏng. Bạn đã đo nhiệt độ sôi và nhiệt độ đông đặc của 4 mẫu. Kết quả thu được như sau:

 

Mẫu Nhiệt độ sôi (0C) Nhiệt độ đông đặc (0C)
A 108 -10
B 100 0
C 78 -114
D 104 -9

 

  1. a) Biết chất lỏng A là dung dịch muối ăn, em hãy chỉ ra mẫu nào là nước nguyên chất. Giải thích sự lựa chọn của mình.
  2. b) Bạn Nam lấy một ít dung dịch A và bỏ vào mặt kính đồng hồ, để ngoài trời nắng trong 4 giờ. Sau đó, bạn quan sát thấy có một lớp chất rắn màu trắng bám trên mặt kính đồng hồ. Theo em, chất rắn màu trắng đó là gì? Tại sao lại có chất rắn đó xuất hiện?
  3. c) Từ các số liệu trên, hãy cho biết tại sao khi luộc rau, người ta thường cho thêm một ít muối ăn vào nước trước khi bỏ rau vào.
  4. Bột sắn dây là tinh bột thu được từ củ sắn dây, bột sắn dây là loại đồ uống giải khát có nhiều tác dụng đối với sức khoẻ. Ngoài ra bột sắn dây còn là các vị thuốc, bài thuốc chữa được nhiều bệnh. Để thu được bột sắn đây, đầu tiên củ sắn dây được rửa sạch, cạo hết lớp vỏ bên ngoài rồi xay nhuyễn với nước, thu được hỗn hợp màu nâu. Hỗn hợp này được thêm nước, khuấy kĩ rồi lọc nhiều lần qua các lớp vải để loại hết bã xơ và thu phần nước lọc thô chứa tinh bột. Từ nước lọc thô, tiến hành đánh bột với nước cho tan và đợi lắng, sau đó chắt bỏ nước và thay nước. Quá trình này được lặp lại nhiều lần (khoảng 6-20 lần tuỳ nhu cầu sử dụng) với số lớp vải lọc tăng dần để tách bỏ hoàn toàn tạp chất và cho ra được lớp bột trắng tinh khiết. Tinh bột thu được sẽ được giàn mỏng ra lớp vải đặt trên dàn phơi bằng tre, để ráo nước. Sau đó, tinh bột sắn được đưa vào các tủ sấy chuyên dụng hoặc đem phơi nắng cho đến khi bột khô. 
  5. a) Hỗn hợp màu nâu sau khi xay nhuyễn củ sắn dây với nước bao gồm những thành phần gì?
  6. b) Em hãy nêu tác dụng của các lớp vải lọc và cho biết chúng có tác dụng tương tự như dụng cụ nào trong phòng thí nghiệm.
  7. c) Hỗn hợp nước lọc chứa tinh bột sắn dây thuộc loại nào sau đây?
  8. Nhũ tương. B. Huyền phù. c. Dung dịch. D. Bọt.
  • Thực hiện nhiệm vụ học tập 
  • HS hợp tác với nhau thực hiện nhiệm vụ học tập
  • GV nhận xét và tổng kết
  1. Sản phẩm học tập 
  2. a) A-C-F-B-D-E.
  3. b) Chất rắn còn lại trên giấy lọc ở bước E là muối và ở bước F là cát.
  4. c) Ở bước B, mục đích đun sôi dung dịch là làm bay hơi nước.
  5. d) Quá trình diễn ra ở bước F là quá trình lọc —> Đáp án B.
  6. a) Mẫu B là mẫu nước nguyên chất. Vì nước nguyên chất sôi ở 100°C và đông đặc ở 0°C.
  7. b) Chất rắn màu trắng thu được là muối, do nước bay hơi hết còn lại muối trên mặt kính đồng hồ.
  8. c) Vì nước muối có nhiệt độ sôi cao hơn, nên rau sẽ nhanh chín và mềm hơn; thời gian luộc ngắn, giữ được vitamin trong rau.
  9. a) Hỗn hợp màu nâu sau khi xay nhuyễn củ sắn dây với nước bao gồm các thành phần: nước, tinh bột sắn dây, bã sắn dây, tạp chất.
  10. b) Tác dụng của các lớp vải lọc: lọc bỏ bã sắn dây và các tạp chất. Vải lọc có tác dụng tương tự như phễu lọc và giấy lọc trong phòng thí nghiệm.
  11. c) Đáp án B.
  12. Phương án đánh giá 

Gv quan sát , Thang đo về hoạt động nhóm.

Nội dung quan sát Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Phân vân Không đồng ý Hoàn toàn không đồng ý
Thảo luận sôi nổi
Các HS trong nhóm đều tham gia hoạt động
Kết quả sản phẩm tốt

Xem thêm các bài viết liên quan của Giáo án khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo trong bài viết này nhé:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *