HOẠT ĐỘNG 3: Thành phần phần trăm không khí (25 phút)
- Mục tiêu hoạt động:
6.KHTN.2.4 9.TT1.
- Tổ chức hoạt động
a . Chuyển giao nhiệm vụ 1: Tìm hiểu thành phần của không khí
GV biểu diễn thí nghiệm hoặc cho HS xem video thí nghiệm xác định thành phần không khí để rút ra kết luận. HS thảo luận nội dung trong bài đọc hiểu.
GV cho HS quan sát biểu đồ, từ đó nêu tên những chất có trong không khí.
– GV đặt câu hỏi: Hiện tượng nào trong thực tiễn chứng tỏ không khí có chứa hơi nước?
- Thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS quan sát hình 12.2 làm việc các nhân
– GV cho HS trả lời, học sinh khác nhận xét
- Báo cáo kết quả và thảo luận:
– HS đại diện trả lời
GV nên nêu rõ đây là thành phần phần trăm thể tích của không khí ở điều kiện bình thường. Càng lên cao, không khí càng loãng và hàm lượng mỗi khí cũng thay đổi. Nếu không khí bị ô nhiễm thì trong thành phần không khí sẽ thay đổi và trong không khí có thể chứa thêm nhiều khí độc khác (ví dụ khí carbon monoxide, nitrogen oxide,…).
Chuyển giao nhiệm vụ học tập 2: Thí nghiệm xác định thành phần phần trăm dưỡng khí
- Chuẩn bị: GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng và thư kí
Mỗi nhóm HS có 1 bộ dung cụ và hóa chất và 1 phiếu học tập
+ Thí nghiệm 1: Chứng minh không khí có nước
+ Thí nghiệm 2: Xác định thành phần thể tích oxygen trong không khí
STT | Dụng cụ – Hóa chất | Số lượng |
1 | Chậu thủy tinh có gắn cây nến | 1 |
2 | Nước màu | |
3 | đèn cồn | 1 |
4 | ống thủy tinh | 1 |
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV sử dụng PP Bàn tay nặn bột có sử dụng thí nghiệm, kĩ thuật động não – công não, hình thức làm việc nhóm.
Nhiệm vụ: GV sử dụng phưong pháp dạy học thí nghiệm hướng dẫn HS tiến hành thí nghiệm xác định thành phẩn phần trăm về thể tích khí oxygen trong không khí.
Tổ chức dạy học: GV trực tiếp làm hoặc hướng dẫn HS làm thí nghiệm theo hình 10.3 và gợi ý HS thảo luận các nội dung trong SGK.
- GV đưa cho mỗi nhóm 1 bộ dụng cụ và hóa chất. Yêu cầu HS thí nghiệm sau: Từ các dụng cụ và các hóa chất cho sẵn, hãy:
+ Cho ít nước màu vào chậu thủy tinh.
+ Đốt nến cháy, sau đó úp ống nghiệm thủy tinh lên ngọn nến. Đánh dấu mực nước trong ống ngay sau khi úp và sau khi nến tắt. Quan sát hiện tượng.
|
Lưu ý: Dung dịch kiềm loãng có vai trò hòa tan khí carbon dioxide sinh ra khi nến cháy.
+ Hoàn thành phiếu học tập 3.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 | |
Câu hỏi | Trả lời |
1) Nếu úp ống thủy tinh vào ngọn nến có tiếp tục cháy không? Giải thích? | |
2) Sau khi ngọn nến tắt mực nước trong ống thay đổi như thế nào? Giải thích? | |
3) Từ kết quả thí nghiệm, xác định phần trăm thể tích của oxigen trong không khí. So sánh với kết quả đồ thị 12.2 |
- Thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS hợp tác với nhau thực hiện nhiệm vụ học tập (làm thí nghiệm và hoàn thành PHT
– GV đến quan sát các nhóm, ghi nhận lại các hỗn hợp, phát hiện các khó khăn và có biện pháp hỗ trợ.
- Báo cáo kết quả và thảo luận:
Mỗi nhóm cử 1 HS đại diện lên trình bày kết quả và 1 HS ghi vào bảng tổng hợp lớn
Kết quả dự kiến của HS như sau:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 | |
Câu hỏi | Trả lời |
1) Nếu úp ống thủy tinh vào ngọn nến có tiếp tục cháy không? Giải thích? | Sau khi úp ống thuỷ tinh vào, ngọn nến tiếp tục cháy, sau đó ngọn nến tắt do oxygen trong ống thuỷ tinh đã bị đốt cháy hết. |
2) Sau khi ngọn nến tắt mực nước trong ống thay đổi như thế nào? Giải thích? | Mực nước trong ống dâng lên. Ngọn nến cháy tiêu thụ hết oxygen trong ống làm áp suất trong ống giảm so với bên ngoài, nước dâng lên để cân bằng áp suất. |
3) Từ kết quả thí nghiệm, xác định phần trăm thể tích của oxigen trong không khí. So sánh với kết quả đồ thị 12.2 | – GV có thể hướng dẫn HS tính toán phần trăm thể tích bằng cách đánh dấu mực nước dâng, sau đó dùng thước đo chiều dài ống và chiều dài mực nước dâng. Tỉ lệ giữa chiều dài mực nước và chiều dài ống thể hiện phần trăm thể tích oxygen trong không khí;
– Oxygen chiếm khoảng 1/5 thể tích ống thuỷ tinh (thể tích không khí). Kết quả này gần đúng với kết quả trong biểu đồ 10.2. |
Qua hoạt động 1 và 2, GV hướng dẫn HS rút ra kết luận theo gợi ý SGK.
Kết luận 4:
Không khí là hỗn hợp khí có thành phần xác định với tỉ lệ gần đúng về thể tích: 21% oxygen, 78% nitrogen, còn lại là carbon dioxide, hơi nước và một số chất khí khác. |
- Sản phẩm học tập
- Các mẫu hỗn hợp HS đã thực hiện.
- Kết quả của PHT
- Phương án đánh giá
– Câu hỏi trong phiếu học tập, thang đo.
Thang đo về hoạt động nhóm.
Thang đo | ||||
Tiêu chí: | Nhóm 1 | Nhóm 2 | Nhóm 3 | Nhóm 4 |
Mức 1 – HS hiểu rõ các bước tiến hành hai thí nghiệm, tự rút ra kết luận. | ||||
Mức 2 – HS hiểu được các bước tiến hành hai thí nghiệm dưới sự hướng dẫn của GV, tự rút ra kết luận | ||||
Mức 2 – HS quan sát thí nghiệm và rút ra kết luận dưới sự hướng dẫn của GV |
Bài tập vận dụng
-Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trắc nghiệm: Chọn đáp án đúng:
Câu 1 (biết): Thành phần không khí gồm:
A.21% Nitơ, 78% là Oxi, 1% là các khí khác.
B.78% là Ni tơ, 21% Oxi, 1% các khí khác.
- 21% Ni tơ, 78% Oxi, 1% các khí khác.
- 100% Oxi.
Câu 2 (hiểu): Trong quá trình quang hợp cây xanh đã thải ra khí gì:
- Khí N2. B. Khí O2. C. Khí CO2. D. Khí H2.
Câu 3 (Vận dụng): Tại sao ở thành cốc đựng nước đá lại xuất hiện những giọt nước nhỏ:
- Cốc bị thủng. B. Trong không khí có khí oxi.
- Trong không khí có hơi nước. D. Trong không khí có khí ni tơ.
Câu 4: Những tính chất nào sau đây thuộc tính chất vật lí của oxygen:
- Là chất khí không màu, không mùi, nặng hơn không khí, ít tan trong nước.
- Là chất khí không màu, không mùi, nặng hơn không khí ít tan trong nước, hóa lỏng -1830C.
- Là chất khí không màu, màu hắc,nặng hơn không khí ít tan trong nước, hóa lỏng -1830C.
- Là chất khí màu vàng lục, mùi hắc, nặng hơn không khí ít tan trong nước, hóa lỏng -1830C.
- Báo cáo kết quả và thảo luận:
Kết quả dự kiến của HS như sau:
Câu 1 Đáp án : B
Câu 2 Đáp án: B
Câu 3 Đáp án: C
Câu 4: Đáp án: B
HOẠT ĐỘNG 4: Khám phá sự ô nhiễm không khí (20 phút)
- Mục tiêu hoạt động
4.KHTN1.2. 5.KHTN1.3
- Tổ chức hoạt động
- Chuẩn bị:
– Máy tính, máy chiếu, mạng internet.
– Tranh ảnh, tư liệu
– Phiếu học tập số 4
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1: Tìm hiểu ô nhiễm không khí
GV sử dụng PP trực quan, đàm thoại – gợi mở, hình thức học tập cá nhân
- GV có thể chuẩn bị một video ngắn (khoảng 2-3 phút) nói về tình trạng không khí bị ô nhiễm ở các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và một số vùng nông thôn và một số hình ảnh ô nhiễm không khí có thể xảy ra ở thành phố và nông thôn như sau:
Hình 10.4. Ô nhiễm không khí ở thành phố | Hình 10.5. Ô nhiễm không khí ở nông thôn |
– HS quan sát và trả lời câu hỏi vào phiếu học tập 4 , phiếu học tập số 5 theo hình thức hoạt động cá nhân
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 | |
Câu hỏi | Trả lời |
1) Em đã bao giờ ở trong khu vực không khí bị ô nhiễm chưa? | |
2) Không khí ở trong khu vực bị ô nhiễm có đặc điểm gì? | |
3) Em hãy tìm hiểu và cho biết những tác hại do không khí bị ô nhiễm gây ra. | |
|
|
|
Tìm hiểu các nguồn gây ra ô nhiễm không khí
– HS quan sát các hình sau, em hãy điền thông tin theo mẫu ở bảng.
Hình1. Cháy rừng | Hình 2. Núi lửa | Hình 3. Nhà máy nhiệt điện |
Hình 4. Phương tiện giao thông sử dụng nhiên liệu xăng, dầu | Hình 5. Đốt rơm, rạ sau vụ gặt | Hình 6. Nhà máy nhiệt điện |
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5 (BẢNG HỎI) | ||
Nguồn gây ô nhiễm không khí | Con người hay tự nhiên gây ra ô nhiễm | Chất chủ yếu gây ô nhiễm không khí |
Cháy rừng | ||
Núi lửa | ||
Nhà máy nhiệt điện | ||
Phương tiện giao thông chạy xăng, dầu | ||
Đốt rơm rạ | ||
Nhà máy nhiệt điện |
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1: Tìm hiểu một số biện pháp bảo vệ môi trường không khí
Nhiệm vụ: GV sử dụng phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề thông qua hoạt động nhóm, hướng dẫn HS tìm hiểu một số biện pháp bảo vệ môi trường không khí.
GV: Có thể giảm thiểu tình trạng ô nhiễm không khí được không? Để làm được điều đó chúng ta cần phải làm gì?
- Chuẩn bị: GV chia lớp thành 4 nhóm; HS chuẩn bị nội dung thuyết trình ở nhà
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV nhấn mạnh việc bảo vệ bầu không khí trong lành là nhiệm vụ chung của mỗi cá nhân và mỗi cộng đồng.
Những việc làm để bảo vệ bầu không khí là việc mỗi HS đều có thể làm.
GV sử dụng phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề thông qua hoạt động nhóm, hướng dẫn HS tìm hiểu một số biện pháp bảo vệ môi trường không khí.
Có thể giảm thiểu tình trạng ô nhiễm không khí được không? Để làm được điều đó chúng ta cần phải làm gì?
* Em hãy nêu một số nguồn gây ô nhiễm không khí và đề xuất biện pháp khắc phục.
* Em hãy nêu một số nguồn gây ô nhiễm không khí và đề xuất biện pháp khắc phục.
Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí
Nguồn gây ô nhiễm không khí | Biện pháp khắc phục |
Đốt rơm rạ. | |
Phương tiện giao thông chạy xăng dầu. | |
Vận chuyển vật liệu xây dựng. |
Vận dụng
* Khi đang ở trong khu vực không khí bị ô nhiễm, em cần làm gì để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình?
- Thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS thực hiện cá nhân
– GV gọi học sinh trả lời, học sinh khác nhận xét, bổ sung
- Báo cáo kết quả :
HS nộp phiếu học tập; GV cho các em tiến hành chấm điểm theo cặp đôi
GV khẳng định lại nội dung kiến thức
Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí
- Sản phẩm học tập
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 (BẢNG HỎI) | |
Câu hỏi | Trả lời |
1) Em đã bao giờ ở trong khu vực không khí bị ô nhiễm chưa? | – Có |
2) Không khí ở trong khu vực bị ô nhiễm có đặc điểm gì? | – Có mùi khó chịu;
– Bụi mờ, tầm nhìn bị giảm; – Cay mắt, khó thở, gây ho; – Da bị kích ứng; |
3) Em hãy tìm hiểu và cho biết những tác hại do không khí bị ô nhiễm gây ra. | – Ảnh hưởng đến an toàn giao thông, tầm nhìn bị cản trở;
– Gây biến đổi khí hậu; – Gây bệnh cho con người, động vật và thực vật; – Làm hỏng cảnh quan tự nhiên hoặc các công trình xây dựng. |
|
– Đun nấu hằng ngày, đốt rác,…
– Tham gia giao thông bằng các phương tiện chạy xăng dầu: ô tô, xe máy,… – Hoạt động sản xuất công nghiệp; – Chăn nuôi; – Xây dựng. |
|
– Tro bay, khói bụi, khí thải như carbon monoxide (CO), carbon dioxide (CO2) (khí gây hiệu ứng nhà kính), sulfur dioxide (SO2) và các nitrogen oxide (NOX) (các khí gây ra mưa acid, sương mù quang hoá, suy giảm tầng ozone),.. |
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5 (BẢNG HỎI) | ||
Nguồn gây ô nhiễm không khí | Con người hay tự nhiên gây ra ô nhiễm | Chất chủ yếu gây ô nhiễm không khí |
Cháy rừng | Con người/Tự nhiên | Tro, khói, bụi,… |
Núi lửa | Tự nhiên | Khí, khói, bụi,… |
Nhà máy nhiệt điện | Con người | Khí CO, CO2 |
Phương tiện giao thông chạy xăng, dầu | Con người | Khí CO, CO2 |
Đốt rơm rạ | Con người | Tro, khói, bụi |
Nhà máy nhiệt điện | Con người | Bụi |
- Phương án đánh giá
GV sử dụng thang đo để đánh giá kết quả thông qua kết quả bảng hỏi của HS
Thang đo năng lực thành phần nhận thức KHTN (3) | ||||
Tiêu chí: | Nhóm 1 | Nhóm 2 | Nhóm 3 | Nhóm 4 |
Mức 1 – Trả lời đúng 1-2 câu hỏi | ||||
Mức 2 – Trả lời đúng 3-4 câu hỏi | ||||
Mức 3 – Trả lời đúng 5-6 câu hỏi | ||||
Mức 4 – Trả lời đúng 7 câu hỏi |
HOẠT ĐỘNG 5: Vận dụng (45 phút)
- Mục tiêu hoạt động
7.KHTN3.1. 8.TC.1.1.
- Tổ chức hoạt động
- Chuẩn bị:
– Máy tính, máy chiếu, mạng internet.
– Tranh ảnh, tư liệu
- Phương pháp và kĩ thuật dạy học
– Thuyết trình nêu vấn đề kết hợp hỏi đáp;
– Dạy học theo nhóm cặp đôi/ nhóm nhỏ;
– Kĩ thuật sơ đồ tư duy;
– Sử dụng tranh ảnh hoặc bản trình chiếu slide.
Hoạt động 1: Hệ thống hoá kiến thức
Nhiệm vụ: GV định hướng cho HS hệ thống hoá được kiến thức về oxygen và không khí.
Tổ chức dạy học: GV hướng dẫn HS thiết kế sơ đồ tư duy để tổng kết những kiến thức cơ bản của chủ đề.
Hoạt động 2: Hướng dẫn giải bài tập
Nhiệm vụ: GV sử dụng phương pháp dạy học bài tập, định hướng cho HS giải quyết một số bài tập phát triển năng lực khoa học tự nhiên cho cả chủ đề.
Tổ chức dạy học: GV hướng dẫn HS tìm hiểu và thực hiện một số bài tập để ôn tập chủ đề.
Một số bài tập gợi ý:
1. Trong phòng thí nghiệm người ta thường điếu chế khí oxygen bằng cách phân huỷ một số hợp chất giàu oxygen như potassium permanganate (còn gọi là thuốc tím, kí hiệu hoá học là KMnO4). Khí oxygen được thu bằng phương pháp đẩy nước ra khỏi ống nghiệm đựng đầy nước úp ngược trong chậu nước, minh hoạ như hình sau. |
- a) Tại sao có thể thu khí oxygen bằng phương pháp đẩy nước?
- b) Dấu hiệu nào cho em biết ống nghiệm chứa đầy khí oxygen?
- Khi nào chúng ta cẩn sử dụng các biện pháp hỗ trợ nhằm cung cấp nguồn oxygen cho hoạt động hô hấp?
- Bạn Vinh muốn tìm hiểu mối liên hệ có thể có giữa nhiệt độ trung bình của bầu khí quyển với lượng khí thải carbon dioxide trên Trái Đất. Bạn ấy đã theo dõi hai đồ thị sau trong các tài liệu ở một thư viện.
Từ hai đổ thị này, Vinh rút ra kết luận rằng sự gia tăng nhiệt độ trung bình của bầu khí quyển Trái Đất chắc chắn là do sự gia tăng của lượng khí thải carbon dioxide. Em rút ra được thông tin gì từ đổ thị dẫn tới kết luận của Vinh?
- Hà thắc mắc: Que diêm hay thanh củi cũng là vật thể từ gỗ, tại sao khi một que diêm đang cháy gặp gió thổi tới thì diêm tắt nhưng khi một thanh củi đang cháy trong đống lửa ngoài trời mà gặp gió thì thanh củi cháy mãnh liệt hơn? Em hãy giải thích giúp Hà.
- Sản phẩm học tập
- a) Khí oxygen tan rất ít trong nước nên có thể thu bằng phưong pháp đẩy nước ra khỏi ống nghiệm và chiếm chỗ của nước.
- b) Nước trong ống nghiệm bị đẩy ra hoàn toàn.
- Khi cơ quan hô hấp làm việc kém hiệu quả (suy hô hấp), khi bơi lặn dưới nước, leo trèo lên núi cao.
- Đề cập tới sự gia tăng của cả nhiệt độ (trung bình) và khí thải carbon dioxide.
– Vì từ năm 1910, cả hai đồ thị đều bắt đầu tăng lên.
– Nhìn chung càng có nhiều khí thải carbon dioxide thì nhiệt độ trung bình của bầu khí quyển Trái Đất càng tăng lên.
- Gió làm nguội nhanh chóng bề mặt nhỏ bé của que diêm tới nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ cháy của gỗ làm cho diêm tắt. Tuy nhiên, gió không thể làm nguội nhanh một diện tích rộng lớn của thanh củi đang cháy và hơn nữa gió còn làm tăng lượng oxygen từ không khí thổi vào để đốt cháy thanh củi làm cho thanh củi cháy mãnh liệt hơn.
- Phương án đánh giá
RUBRIC | ||||
Tiêu chí | Nhóm 1 | Nhóm 2 | Nhóm 3 | Nhóm 4 |
Mức độ tham gia hoạt động nhóm
– Mức 1: Tham dự nhưng không tập trung – Mức 2: Có tham gia, làm bài tập theo đúng các tiêu chí mà giáo viên yêu cầu. – Mức 3: Nhiệt tình, sôi nổi, tích cực, làm nhanh trật tự theo đúng các tiêu chí mà giáo viên yêu cầu. |
||||
Kết quả phiếu học tập
– Mức 1: Học sinh hoàn thành phiếu học tập nhưng chưa biết đúng hay sai – Mức 2: Học sinh hoàn thành đúng phiếu học tập .Giải thích đúng – Mức 3: Biết giải thích vào các hiện tượng đời sống thông qua các quá trình biến đổi |
Xem thêm các bài viết liên quan của Giáo án khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo trong bài viết này nhé: