BÀI 18: THỰC HÀNH QUAN SÁT TẾ BÀO SINH VẬT (2 tiết)
Hoạt động 5: Quan sát tế bào lớn bằng mắt thường, tế bào nhỏ bằng kính lúp cầm tay và kính hiển vi quang học. (45 phút)
Mục tiêu hoạt động
8.KHTN1.6 11.KHTN.2.4 14.TC 1.1 16.TT 0.1 17.TN
- Tổ chức hoạt động
Chuẩn bị:
GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng và thư kí
Mỗi nhóm HS có 1 bộ dung cụ và hóa chất và 1 phiếu học tập
|
|
– GV sử dụng phương pháp trực quan, hợp tác kết hợp kĩ thuật khăn trải bàn, thí nghiệm, thảo luận nhóm
Hướng dẫn học sinh làm tiêu bản quan sát và phân tích mẫu vật.
– GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, số lượng HS/nhóm phụ thuộc vào số lượng dụng cụ, thiết bị và mẫu vật GV chuẩn bị được (nên đảm bảo mỗi nhóm không quá 5 HS).
– GV đưa ra nhiệm vụ cụ thể cho từng nội dung thực hành như: thời gian, yêu cầu cần đạt được. GV có thể khuyến khích các nhóm bằng điểm thưởng đối với nhóm làm nhanh và có tiêu bản đẹp.
– GV tổ chức để HS lần lượt tiến hành các nội dung thực hành (quan sát ngay sau khi làm tiêu bản). GV làm mẫu một số thao tác khó và giải đáp các thắc mắc của HS (nếu có).
– GV phát phiếu bảng kiểm) hướng dẫn các nhóm sau thực hành học sinh sẽ đánh giá lẫn nhau trong cùng một nhóm theo các tiêu chí trong bảng kiểm.
– Các nhóm tiến hành thực hành làm tiêu bản tế bào vảy hành và tế bào biểu bì ếch và quan sát hình ảnh tế bào trên kính hiển vi. Từng cá nhân vẽ lại hình ảnh quan sát được đó vào vở.
– Các tiêu bản của từng nhóm sẽ được chiếu trên màn hình, để học sinh làm căn cứ để đánh giá lẫn nhau trong một nhóm thông qua bảng kiểm
Nội dung thực hành | Thời gian dự kiến thực hiện | Yêu cầu cần đạt được |
Quan sát tế bào trứng cá. | 7-10 phút | – Quan sát được hình dạng từng tế bào trứng cá bằng mắt thường hoặc kính lúp.
– Xác định được thành phần quan sát được là cấu trúc nào của tế bào. |
Làm tiêu bản, quan sát tế bào biểu bì hành tây. | 5-7 phút | – Lớp biểu bì được lột mỏng để các tế bào tách riêng và không bị chồng lên nhau.
– Quan sát được thành tế bào, tế bào chất và nhân rõ nét bằng kính hiển vi. |
Quan sát hình dạng tế bào biểu bì da ếch | 7-10 phút | – Quan sát được hình dạng từng tế bào biểu bì da ếch qua kính hiển vi. |
Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1: Quan sát tế bào trứng cá bằng mắt thường và kính lúp
Nhiệm vụ: GV hướng dẫn HS lấy tế bào trứng cá quan sát bằng mắt thường và kính lúp cầm tay sau đó so sánh kết quả quan sát được.
Tổ chức dạy học: GV định hướng để HS tự thực hiện thí nghiệm lấy trứng cá và quan sát bằng mắt thường và kính lúp cầm tay.
GV có thể đặt một vài câu hỏi yêu cầu HS chú ý khi thực hiện thí nghiệm như:
Tại sao khi tách trứng cá chép cần nhẹ tay, không để kim mũi mác làm vỡ màng trứng?
Yêu cầu HS nhận xét kết quả quan sát tế bào trứng cá bằng mắt thường và kính lúp.
Bước 1: Dùng kim mũi mác tách trứng cá cho vào đĩa kính đồng hồ đã có sẵn vài giọt nước cất.
Bước 2: Quan sát bằng mắt thường và kính lúp cẩm tay. |
Chuyển giao nhiệm vụ học tập 2: Quan sát tế bào biểu bì vảy hành bằng kính hiển vi quang học.
Nhiệm vụ: Quan sát tế bào biểu bì vảy hành dưới kính hiển vi.
Tổ chức dạy học: GV hướng dẫn các bước thực hiện, sau đó cho HS tự thực hiện theo các bước hướng dẫn trong SGK, đồng thời hỗ trợ HS thêm các kĩ thuật giữa các bước như: Cách lấy tế bào biểu bì vảy hành, cách quan sát tiêu bản, cách điều chỉnh kính, vị trí đặt của mắt, ….
Bước 1: Nhỏ 1 giọt nước cất lên lam kính | Bước 2: Dùng kim mũi mác bóc nhẹ lớp biểu bì vảy hành | Bước 3: Bỏ vảy hành lên lam kính, đậy lamen | Bước 4: Quan sát dưới kính hiểm vi |
▲ Hình 232. Các bước làm tiêu bản tế bào biểu bì vảy hành | |||
Sau quá trình thực hành HS thảo luận các câu hỏi sau:
Tại sao cần tách lớp tế bào vảy hành thật mỏng khi làm tiêu bản? Khi tiến hành bước đậy lamen để hoàn thành tiêu bản quan sát, em cần lưu ý điều gì? |
Chuyển giao nhiệm vụ học tập 3: Quan sát hình dạng tế bào biểu bì da ếch
Nhiệm vụ: Quan sát tế bào biểu bì da ếch dưới kính hiển vi.
Tổ chức dạy học: Tương tự với hoạt động 2
GV tập trung hướng dẫn HS làm tiêu bản biểu bì da ếch sao cho dễ quan sát. Hướng dẫn HS trả lời một số câu hỏi sau:
Lấy mẫu da ếch trong bình thủy tinh nhốt ếch như thế nào để dễ quan sát tế bào biểu bì da ếch?
Sau khi làm thí nghiệm quan sát tế bào biểu bì vảy hành và biểu bì da ếch, em hãy chia sẻ với các bạn về kinh nghiệm lấy mẫu làm tiêu bản để quan sát rõ hình ảnh tế bào thực vật, tế bào động vật.
GV yêu cầu các thành viên có kết quả thực hành quan sát tốt chia sẻ kinh nghiệm với các bạn khác về kĩ thuật thực hiện ở các bước.
Bước 1: Dùng Panh lấy vài mẫu da ếch | Bước 2: Nhỏ xanh methylene, để 2 phút | Bước 3: Nhỏ 1 giọt nước cất lên Lam kính | Bước 4: Dùng Panh vớt mẩu da ếch để lên lam kính, đậy lamen | Bước 5: Quan sát tiêu bản dưới kính hiển vi |
GV hướng dẫn HS rút ra kết luận theo SGK.
Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS hợp tác với nhau thực hiện nhiệm vụ học tập.
Luân phiên quan sát hình ảnh tiêu bản tế bào
Báo cáo kết quả và thảo luận:
– Đại diện nhóm lên trình bày kết quả quan sát, các nhóm khác nhận xét.
– GV nhận xét kết quả của mỗi nhóm và bổ sung
GV nhận xét và tổng kết
Dự kiến sản phẩm học tập của học sinh
PHIẾU HỎI NGẮN | |
Tại sao khi tách trứng cá chép cần nhẹ tay, không để kim mũi mác làm vỡ màng trứng? | Nếu mạnh tay sẽ làm vỡ màng trứng, khó quan sát |
Tại sao cần tách lớp tế bào vảy hành thật mỏng khi làm tiêu bản? | – Biểu bì vảy hành gồm nhiều lớp tế bào xếp sít nhau, nếu không tách mỏng thì các lớp tế bào sẽ chồng lên nhau khó quan sát. |
Khi tiến hành bước đậy lamen để hoàn thành tiêu bản quan sát, em cần lưu ý điều gì? | – Cần chú ý đậy nhẹ nhàng, tránh để bọt khí xuất hiện sẽ khó quan sát và nhận diện tế bào. |
Lấy mẫu da ếch trong bình thủy tinh nhốt ếch như thế nào để dễ quan sát tế bào biểu bì da ếch? | – Nhốt ếch trong bình thủy tinh hở trước một ngày, quan sát thấy những “gợn” nhỏ, mỏng. Trong đó có lớp biểu bì da ếch bị bong ra. |
Sau khi làm thí nghiệm quan sát tế bào biểu bì vảy hành và biểu bì da ếch, em hãy chia sẻ với các bạn về kinh nghiệm lấy mẫu làm tiêu bản để quan sát rõ hình ảnh tế bào thực vật, tế bào động vật. | – Tách mẫu nhẹ tay…. |
- Sản phẩm học tập
Kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS là hình ảnh tiêu bản tế bào của các nhóm trên màn chiếu và hình vẽ trong vở
- Phương án đánh giá
– Sử dụng bảng kiểm đánh giá KN thực hành thí nghiệm
– Đánh giá cá nhân: Hình vẽ tế bào
– Đánh giá nhóm: Các nhóm căn cứ vào kết quả thực hiện nhiệm vụ của các nhóm tiến hành đánh giá đồng đẳng lẫn nhau thông qua bảng kiểm.
Các tiêu chí Có Không | Có | Không |
Các tiêu chí Có/Không (Dành cho giáo viên) | Có | Không |
Chuẩn bị mẫu vật, dụng cụ đạt yêu cầu của bài thí nghiệm. | ||
Nêu được câu hỏi thí nghiệm | ||
Thiết kế được các bước thí nghiệm. | ||
Thực hiện các thao tác thí nghiệm thành thạo. | ||
Ghi chép quá trình thí nghiệm đầy đủ. | ||
Giải thích kết quả thí nghiệm rõ ràng. | ||
Rút ra kết luận chính xác. |
BẢNG KIỂM ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM
(Dành cho học sinh)
Các tiêu chí | Có | Không |
Chuẩn bị mẫu vật: Hành tím, ếch, trứng cá | ||
Thực hiện được theo các bước hướng dẫn | ||
Có sự hợp tác giữa các thành viên trong nhóm | ||
Vẽ được hình tế bào đã quan sát |
BẢNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM
(DÀNH CHO GIÁO VIÊN)
Phẩm chất – Năng lực | Tiêu chí | Mức độ đạt được | ||
Mức 1 | Mức 2 | Mức 3 | ||
Giao tiếp và hợp tác | Chuẩn bị mẫu vật | |||
Tìm hiểu tự nhiên | Thực hiện được theo các bước làm tiêu bản | |||
Giao tiếp và hợp tác | Có sự hợp tác giữa các thành viên trong nhóm | |||
Trung thực | Vẽ được hình tế bào đã quan sát |
Hoạt động 6: Báo cáo kết quả thực hành (45 phút)
Viết và trình bày báo cáo theo mẫu trong SGK
BÁO CÁO: KẾT QUẢ QUAN SÁT TẾ BÀO SINH VẬT
Tiết: …. Thứ …. ngày ….. tháng…….năm…… |
||
Nhóm: …………… Lớp: ………….. | ||
Mục tiêu | Nội dung | Kết quả |
– Vẽ và chú thích được tế bào trứng cá. Giải thích được tại sao khi tách trứng cá chép cần nhẹ tay. | – Quan sát tế bào trứng cá chép bằng mắt thường. | (HS vẽ chú thích tế bào trứng cá)
– Mô tả hình dạng ngoài, màu sắc …………………………………………. …………………………………… – Giải thích: Khi tách trứng cá chép cần nhẹ tay vì nếu mạnh tay sẽ làm vỡ màng trứng, khó quan sát. |
– Vẽ và chú thích được tế bào biểu bì vảy hành. Giải thích được tại sao khi tách tế bào biểu bì vảy hành, phải lấy một lớp thật mỏng. | – Quan sát tế bào biểu bì vảy hành bằng kính lúp cầm tay. | (HS vẽ chú thích tế bào biểu bì vảy hành)
– Mô tả hình dạng, màu sắc ………………………………….. ………………………………….. – Giải thích: Khi tách tế bào biểu bì vảy hành, phải lấy một lớp thật mỏng vì biểu bì vảy hành gồm nhiều lớp tế bào xếp sít nhau, nếu không tách mỏng thì các lớp tế bào sẽ chồng lên nhau khó quan sát. |
– Vẽ và chú thích được tế bào biểu bì da ếch. | – Quan sát tế bào biểu bì da ếch bằng kính hiển vi. | (HS vẽ chú thích tế bào biểu bì da ếch)
– Mô tả hình dạng, màu sắc ……………………………………. ……………………………………. |
BẢNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM
(DÀNH CHO GIÁO VIÊN)
Phẩm chất – Năng lực | Tiêu chí | Mức độ đạt được | |||
Mức 1 | Mức 2 | Mức 3 | |||
Giao tiếp và hợp tác | Chuẩn bị mẫu vật | ||||
Tìm hiểu tự nhiên | Thực hiện được theo các bước làm tiêu bản | ||||
Giao tiếp và hợp tác | Có sự hợp tác giữa các thành viên trong nhóm | ||||
Trung thực | Vẽ được hình tế bào đã quan sát |
RUBRIC ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN THÍ NGHIỆM
Kĩ năng | Mức độ biểu hiện | ||
Mức 1 | Mức 2 | Mức 3 | |
Chuẩn bị mẫu vật | Chuẩn bị đầy đủ các nguyên vật liệu, dụng cụ thực hành thí nghiệm | Chuẩn bị được hầu hết các nguyên vật liệu, dụng cụ thực hành thí nghiệm | Không chuẩn bị hoặc có chuẩn bị nhưng còn thiếu nhiều nguyên vật liệu, dụng cụ thực hành thí nghiệm |
Thực hiện được theo các bước hướng dẫn | Thực hiện chính xác và nhanh toàn bộ các bước trong quy trình thí nghiệm | Thực hiện đúng phần lớn các bước trong quy trình thí nghiệm | Không thực hiện được hoặc thực hiện không đúng nhiều bước trong quy trình thí nghiệm |
Có sự hợp tác giữa các thành viên trong nhóm | Tất cả thành viên trong nhóm có sự trao đổi, thống nhất với nhau, giúp đỡ lẫn nhau khi thực hành. | Các thành viên trong nhóm chưa có sự thống nhất, chưa giúp đỡ lẫn nhau khi thực hành. | Các thành viên trong nhóm chưa có sự thống nhất, chưa giúp đỡ nhau thực hành, còn học sinh chỉ quan sát mà không thực hiện. |
Làm được tiêu bản, vẽ lại được tế bào đang quan sát | Làm được tiêu bản theo đúng các bước thí nghiệm, vẽ lại được tế bào đang quan sát một cách chính xác | Làm được tiêu bản các bước thí nghiệm, chưa vẽ lại được tế bào đang quan sát một cách chính xác | Làm tiêu bản các bước thí nghiệm nhưng chưa quan sát được, chưa vẽ lại được tế bào đang quan sát |
Xem thêm các bài viết liên quan của Giáo án khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo trong bài viết này nhé: