Hoạt động 12. Tìm hiểu lực cản của nước(45 phút)
- Mục tiêu hoạt động
18.KHTN.2.4 30.TC 1.1 31.GTHT.1.4 35.TT.1
- Tổ chức hoạt động
* Chuẩn bị:
– Hai tờ giấy: 1 tờ vo tròn, 1 tờ giữ nguyên.
– Chia lớp thành 4 nhóm
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập
– PP: Dạy học trực quan
– Kĩ thuật động não – công não, sử dụng thí nghiệm
Khởi động:
HS phát hiện ra sự tồn tại của lực cản câu hỏi đặt vấn đề: máy bay chuyển động nhanh hơn tàu ngầm.
GV có thể yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong phần mở đầu:
Trong hai phương tiện ở trên thì tàu ngầm có tốc độ nhỏ hơn nhiều. Tại sao?
Từ đó tìm ra nguyên nhân và đi đến suy luận về sự tổn tại của lực cản.
Tham khảo thông tin sau:
– Máy bay có thể đạt tốc độ 1000 km/h.
– Tàu ngầm có thể đạt tốc độ 40 km/h.
Nhiệm vụ: GV hướng dẫn để HS làm thí nghiệm (phân tích thí nghiệm) hình 45.1 trong SGK và thảo luận nội dung 11 trong SGK.
Tổ chức dạy học:
Yêu cầu HS trình bày cách làm và tự làm thí nghiêm vẽ trong Hình 45.1 để chứng tỏ vật chuyển động trong nước chịu tác dụng của lực cản của nước.
Thí nghiêm tương tự như Hình 45.1b. Dùng tấm cản có kích thước lớn thì sẽ thấy số chỉ lực kế lớn hơn, tức là lực cản của nước càng lớn khi diện tích mặt cản càng lớn
Dựa vào việc thực hiện thí nghiệm, giúp HS tìm hiểu sự phụ thuộc của lực cản của nước vào diện tích mặt cản.
GV hướng dẫn HS thảo luận nội dung trong SGK theo nhóm.
* Thực hiện nhiệm vụ học tập
– Mỗi nhóm học sinh tiến hành thí nghiệm .
– Hoàn thành phiếu học tập số 6.
* HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– Đại diện nhóm báo cáo kết quả
Phiếu học tập 6 (Bảng hỏi) | |
1. Tại sao khi có nước trong hộp thì số chỉ của lực kế lớn hơn khi chưa có nước trong hộp? | |
2. Tìm thêm ví dụ về lực cản vật chuyển động trong nước. |
– Dự đoán sản phẩm của học sinh
- Vì tấm cản chuyển động trong nước sẽ chịu tác dụng của lực cản của nước.
- Sản phẩm học tập
Phiếu học tập của các nhóm
- Phương án đánh giá
Gv quan sát , Thang đo về hoạt động nhóm.
Nội dung quan sát | Hoàn toàn đồng ý | Đồng ý | Phân vân | Không đồng ý | Hoàn toàn không đồng ý |
Thảo luận sôi nổi | |||||
Các HS trong nhóm đều tham gia hoạt động | |||||
Kết quả sản phẩm tốt |
Sử dụng bảng kiểm sau đây để đánh giá:
Câu hỏi đánh giá | Kết quả | |
Có | Không | |
1.Học sinh có biết cách thực hiện thí nghiệm không? | ||
2.Học sinh ra đúng kết quả thí nghiệm không? | ||
3. Học sinh có trao đổi thảo luận thông tin với các bạn trong nhóm không? | ||
4. Học sinh có thực hiện các thí nghiệm đề ra cũng cả nhóm không? | ||
5. Học sinh có hợp tác với các bạn từ thí nghiệm rút ra kết luận không? | ||
6. Học sinh có tích cực chủ động thực hiện nhiệm vụ được giao không? | ||
7. Học sinh có hỗ trợ bạn học trong hoạt động nhóm không? | ||
8. Học sinh có báo cáo đúng kết quả thí nghiệm không? |
Kết thúc hoạt động , GV hướng dẫn HS rút ra kết luận theo SGK.
Các vật chuyển động trong nước chịu tác dụng của lực cản.
Hoạt động 13. Vận dụng – mở rộng (45 phút)
- Mục tiêu:
29.KHTN.3.1; 30.TC.1.1; 31.GTHT.1.4; 36.CC.1
- Tổ chức hoạt động
- Chuẩn bị:
– Máy tính, máy chiếu, mạng internet.
- Phương pháp và kĩ thuật dạy học
– Thuyết trình nêu vấn đề kết hợp hỏi đáp;
– Dạy học theo nhóm cặp đôi/ nhóm nhỏ;
– Kĩ thuật sơ đồ tư duy;
Hoạt động 1: Hệ thống hoá kiến thức
Nhiệm vụ: GV định hướng cho HS hệ thống hoá được kiến thức lực ma sát.
Tổ chức dạy học: GV hướng dẫn HS thiết kế sơ đồ tư duy để tổng kết những kiến thức cơ bản của bài.
Hoạt động 2: Tìm hiểu và thực hiện một số bài tập
– GV sửa các bài tập trong SGK
– Một số bài tập gợi ý thêm
Câu 1. Một lực xuất hiện trong trường hợp nào sau đây không phải là lực ma sát?
- Lực xuất hiện khi bánh xe trượt trên mặt đường.
- Lực xuất hiện giữa má phanh và vành xe khi xe phanh.
- Lực của dây cung tác dụng lên mũi tên khi bắn.
- Lực xuất hiện khi các chi tiết máy cọ xát với nhau.
Câu 2. Trường hợp nào sau đây xuất hiện lực ma sát trượt?
- Một vật nằm yên trên mặt phẳng nghiêng.
- Khi viết phấn lên bảng.
- Quyển sách nằm yên trên mặt bàn nằm ngang.
- Trục ổ bi ở quạt trần đang quay.
Câu 3. Tại sao mặt lốp ô tô vận tải phải có khía sâu hơn mặt lốp xe đạp?
Câu 4. Quan sát các đồ vật trong nhà và trả lời các câu hỏi sau:
– Tại sao cán dao cán chổi không để nhẵn bóng?
– Tại sao người ta thường tra dầu mỡ vào các ổ trục xe đạp, ổ khóa và thay dầu xe máy định kì?
Câu 5. Tại sao mặt lốp xe không làm nhẵn? Tại sao mặt dưới của đế giày lại gồ ghề?
– Mặt lốp xe không làm nhẵn mà thường được khía thành các rãnh để tăng lực ma sát, đảm bảo an toàn cho xe.
– Mặt dưới của đế giày gồ ghề để tăng ma sát, giúp ta không bị trượt khi chuyển động.
Câu 6. Tại sao cần quy định người lái xe cơ giới (ô tô, xe máy,…) phải kiểm tra lốp xe thường xuyên và thay lốp khi đã mòn?
– Khi lốp mòn ma sát giữa bánh xe và mặt đường sẽ giảm làm xe dễ bị trượt khi chuyển động, do đó để đảm bảo an toàn khi xe chuyển động, người lái xe cần phải kiểm tra lốp xe thường xuyên và thay lốp khi bị mòn.
- Sản phẩm học tập
Câu 1. Đáp án C.
Câu 2. Đáp án B.
Câu 3. Mặt lốp ô tô vận tải phải có khía sâu hơn mặt lốp xe đạp vì làm như vậy để tăng ma sát giữa lốp xe với mặt đường để hạn chế xảy ra tai nạn. Khi ô tô chạy trên đường, ma sát sẽ xuất hiện giúp cho lốp xe bám vào mặt đường để xe di chuyển dễ dàng hơn.
Câu 4. Cán dao, cán chổi trơn trượt thì khi chúng ta cầm sẽ dễ bị tai nạn nên cán dao, cán chổi không làm nhẵn bóng để tăng lực ma sát.
Tra dầu mỡ vào các ổ trục xe sẽ làm giảm lực ma sát giúp xe dễ chạy hơn.
Câu 5:
– Mặt lốp xe không làm nhẵn mà thường được khía thành các rãnh để tăng lực ma sát, đảm bảo an toàn cho xe.
– Mặt dưới của đế giày gồ ghề để tăng ma sát, giúp ta không bị trượt khi chuyển động.
Câu 6:
– Khi lốp mòn ma sát giữa bánh xe và mặt đường sẽ giảm làm xe dễ bị trượt khi chuyển động, do đó để đảm bảo an toàn khi xe chuyển động, người lái xe cần phải kiểm tra lốp xe thường xuyên và thay lốp khi bị mòn.
Hoạt động 3: Củng cố kiến thức bằng trò chơi
Trả lời các câu hỏi sau và tìm ô màu cam hàng dọc chỉ khái niệm gì?
* Thực hiện nhiệm vụ học tập
– Mỗi nhóm học sinh tiến hành thảo luận
– Hoàn thành nhiệm vụ học tập
* Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– Học sinh trình bày, các bạn khác nhận xét, bổ sung
– GV nhận xét, chốt nội dung
- Phương án đánh giá
RUBRIC | ||||
Tiêu chí | Nhóm 1 | Nhóm 2 | Nhóm 3 | Nhóm 4 |
Mức độ tham gia hoạt động nhóm
– Mức 1: Tham dự nhưng không tập trung – Mức 2: Có tham gia, làm bài tập theo đúng các tiêu chí mà giáo viên yêu cầu. – Mức 3: Nhiệt tình, sôi nổi, tích cực, làm nhanh trật tự theo đúng các tiêu chí mà giáo viên yêu cầu. |
||||
Kết quả phiếu học tập
– Mức 1: Học sinh hoàn thành phiếu học tập nhưng chưa biết đúng hay sai – Mức 2: Học sinh hoàn thành đúng phiếu học tập .Giải thích đúng – Mức 3: Biết giải thích vào các hiện tượng đời sống thông qua các quá trình biến đổi |
Hoạt động 14. Ôn tập chủ đề 9
- Mục tiêu:
29.KHTN.3.1; 30.TC.1.1; 31.GTHT.1.4; 36.CC.1
- Tổ chức hoạt động
– Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Dạy học giải quyết vấn đề. Kỹ thuật sơ đồ tư duy
* Chuẩn bị:
– Máy tính, máy chiếu, mạng internet.
– GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng và 1 thư kí.
– GV chuẩn bị sơ đồ tư duy hệ thống lại kiến thức của chủ đề Lực.
– GV chuẩn bị phiếu bài tập.
– HS chuẩn bị giấy A0.
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1: Hệ thống hoá kiến thức
– Các nhóm, hệ thống lại kiến thức đã học ở chủ đề lực bằng cách vẽ sơ đồ tư duy lên giấy A0.
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập 2: Hướng dẫn giải bài tập
Nhiệm vụ: GV sử dụng phương pháp dạy học bài tập để định hướng cho HS giải một số bài tập phát triển năng lực khoa học tự nhiên cho cả chủ đề.
Tổ chức dạy học: GV hướng dẫn HS tìm hiểu và thực hiện một số bài tập để ôn tập chủ đề.
– Cá nhân HS thực hiện các bài tập trắc nghiệm
– Các nhóm thực hiện phiếu học tập.
– GV thiết kế trò chơi ô chữ với các câu hỏi trắc nghiệm sau
Câu 1. Một quyển sách nặng 150 g và một quả cân bằng kim loại nặng 150 g đặt cạnh nhau trên mặt bàn. Nhận xét nào sau đây là sai?
- Hai vật có cùng khối lượng. B. Hai vật có cùng thể tích.
- Trọng lực tác dụng lên hai vật có cùng hướng D. Hai vật có cùng trọng lượng.
Câu 2. Trên vỏ một hộp sữa có ghi 450 g. Số ghi đó cho biết điểu gì?
- Khối lượng của hộp sữa. B. Trọng lượng của sữa trong hộp.
- Trọng lượng của hộp sữa. D. Khối lượng của sữa trong hộp.
Câu 3. Một vật có khối lượng 100 g sẽ có trọng lượng là bao nhiêu?
- 100N B.1N c. 10N D.0.1N
Câu 4. Bạn An đá vào quả bóng đang nằm yên trên mặt đất. Điểu gì sẽ xảy ra ngay sau đó?
- Quả bóng chỉ biến đồi chuyển động.
- Quả bóng chỉ biến dạng.
- Quả bóng vừa biến đồi chuyển động vừa biến dạng.
- Quả bóng vẫn đứng yên.
Câu 5. Treo vật vào đẩu một lực kế lò xo. Khi vật nằm cân bằng, số chỉ của lực kế là 2 N.
Câu 6. Phát biểu nào sau đâỵ nói vể lực ma sát là đúng?
- Lực ma sát cùng hướng với hướng chuyển động của vật.
- Khi vật chuyển động nhanh dần, lực ma sát lớn hơn lực đẩy.
- Khi vật chuyển động chậm dần, lực ma sát nhỏ hơn lực đẩy.
- Lực ma sát trượt cản trở chuyển động trượt của vật này trên bề mặt vật kia.
Câu 7. Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi
- quyển sách để yên trên mặt bàn nằm nghiêng.
- ô tô đang chuyển động, đột ngột hãm phanh.
- quả bóng bàn đặt trên mặt bàn nằm ngang nhẵn bóng.
- xe đạp đang xuống dốc.
Câu 8. Một vật đặt trên mặt bàn nằm ngang. Dùng tay búng vào vật để nó chuyển động. Vật sau đó chuyển động chậm dần vì có
- trọng lực. B. lực hấp dẫn.
- lực búng của tay. D. lực ma sát.
Câu 9. Lực ma sát trượt xuất hiện trong trường hợp nào sau đây?
- Ma sát giữa các viên bi với ổ trục xe đạp, xe máy.
- Ma sát giữa cốc nước đặt trên mặt bàn với mặt bàn.
- Ma sát giữa lốp xe với mặt đường khi xe đang chuyển động.
- Ma sát giữa má phanh với vành xe.
Câu 10. Đặt vật trên một mặt bàn nằm ngang, móc lực kế vào vật và kéo sao cho lực kế luôn song song với mặt bàn và vật trượt nhanh dần. Số chỉ của lực kế khi đó
- bằng độ lớn lực ma sát nghỉ tác dụng lên vật.
- bằng độ lớn lực ma sát trượt tác dụng lên vật.
- lớn hơn độ lớn lực ma sát trượt tác dụng lên vật.
- nhỏ hơn độ lớn lực ma sát trượt tác dụng lên vật.
Câu 6. Phát biểu nào sau đây là đúng?
- Lực ma sát chỉ sinh ra khi một vật trượt trên bể mặt một vật khác.
- Lực ma sát chỉ sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt một vật khác.
- Lực ma sát chỉ xuất hiện khi một vật đứng yên trên bể mặt một vật khác.
- Lực ma sát có thể có lợi hoặc có hại.
Điểu này có nghĩa
- khối lượng của vật bằng 2 g. B. trọng lượng của vật bằng 2 N.
- khối lượng của vật bằng 1 g. D. trọng lượng của vật bằng 1 N.
- Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng?
- Lực kế là dụng cụ để đo khối lượng.
- Lực kế là dụng cụ đo trọng lượng.
- Lực kế là dụng cụ để đo cả trọng lượng và khối lượng.
- Lực kế là dụng cụ để đo lực.
2/. Câu hỏi tự luận
Câu 7. Hãỵ giải thích các hiện tượng sau và cho biết trong các hiện tượng nàỵ, ma sát có lợi hay có hại:
a/. Ô tô đi vào bùn dễ bị sa lầy.
b/. Khi đi trên sàn nhà đá hoa mới lau dễ bị ngã.
Câu 8. Giải thích ý nghĩa của câu nói “Nước chảy đá mòn” và chỉ ra bản chất lực tác dụng giữa nước và đá để làm mòn đá.
Câu 9. Hãy giải thích tại sao xích xe đạp phải thường xuyên tra dầu nhớt.
Câu 10. Một học sinh đi xe đạp đến trường, lực ma sát xuất hiện ở đâu?
* HS thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS vẽ sơ đồ tư duy.
– HS thực hiện bài tập.
– HS hoàn thành phiếu học tập.
* HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– Đại diện các nhóm báo cao kết quả hoạt đông của nhóm.
– Các nhóm nhận xét, bổ sung. Sau đó đối chiếu với sơ đồ tư duy của GV.
Phiếu học tập 7 |
1.Một vật có trọng lượng 40N thì có khối lượng là bao nhiêu?
……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… 2.Hãy tìm những con số thích hợp để điền vào chỗ trống trong các câu sau: 1, 10, 200 a. Một quả cân có khối lượng 100g thì có trọng lượng ………… N b. Một quả cân có khối lượng ………….. g thì có trọng lượng 2N. c. Một túi đường có khối lượng 1 kg thì có trọng lượng …………. 3. Treo thẳng đứng một lò xo, đầu dưới gắn với một quả cân 100g thì lò xo có độ dài là 11cm, nếu thay bằng quả cân 200g thì lò xo có độ dài 11,5cm. Hỏi nếu treo quả cân 500g thì lò xo có độ dài là bao nhiêu ? |
Phiếu học tập số 8 | |||||
Các trường hợp | Giải thích | Ma sát có lợi | Ma sát có hại | Cách làm giảm lực ma sát | Cách làm tăng lực ma sát |
Khi đi trên sàn đá hoa mới lau ướt dễ bị ngã. | |||||
Bảng trơn thì viết phấn không rõ chữ. | |||||
Sau khi ta búng hòn bi trên sàn, hòn bi lăn chậm dần rồi dừng lại. | |||||
Ôtô đi vào chỗ bùn lầy, có khi bánh quay tít mà xe không tiến lên được. | |||||
Hàng hoá có thể đứng yên trên băng chuyền khi băng chuyền đang chạy. |
- Phương án đánh giá
RUBRIC | ||||
Tiêu chí | Nhóm 1 | Nhóm 2 | Nhóm 3 | Nhóm 4 |
Mức độ tham gia hoạt động nhóm
– Mức 1: Tham dự nhưng không tập trung – Mức 2: Có tham gia, làm bài tập theo đúng các tiêu chí mà giáo viên yêu cầu. – Mức 3: Nhiệt tình, sôi nổi, tích cực, làm nhanh trật tự theo đúng các tiêu chí mà giáo viên yêu cầu. |
||||
Kết quả phiếu học tập
– Mức 1: Học sinh hoàn thành phiếu học tập nhưng chưa biết đúng hay sai – Mức 2: Học sinh hoàn thành đúng phiếu học tập .Giải thích đúng – Mức 3: Biết giải thích vào các hiện tượng đời sống hằng ngày |
Xem thêm các bài viết liên quan của Giáo án khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức trong bài viết này nhé: