Giáo án WORD Sinh học 6 Cánh Diều

Giáo án Sinh học 6 Cánh diều theo công văn mới. Giáo án được Tài Liệu KHTN biên soạn chi tiết và cẩn thận cùng nhiều bộ tài liệu dạng khác được liên tục cập nhật.

MỘT SỐ TÀI LIỆU QUAN TÂM KHÁC

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

XEM VIDEO VỀ MẪU WORD GIÁO ÁN SINH HỌC 6 SÁCH CÁNH DIỀU

CHỦ ĐỀ 8: ĐA DẠNG THẾ GIỚI SỐNG

  ĐA DẠNG THỰC VẬT

Bài 20: Vai trò của thực vật trong đời sống và trong tự nhiên  (4 tiết)

Bài 21: Thực hành phân chia các nhóm thực vật (2 tiết)

  1. MỤC TIÊU DẠY HỌC:
 

Phẩm chất, năng lực

 

YÊU CẦU CẦN ĐẠT

(STT) của YCCĐ

hoặc dạng mã hoá của YCCĐ

STT Dạng mã hoá
NĂNG LỰC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Nhận thức khoa học tự nhiên Trình bày được vai trò của thực vật trong đời sống, trong tự nhiên. (1) 1.KHTN.1.2
Tìm hiểu tự nhiên – Trình bày được vai trò của thực vật trong đời sống và trong tự nhiên: làm thực phẩm, dược phẩm, đồ dùng,…;Nhận thức được vai trò của thực vật với vấn đề bảo vệ môi trường (2) 2.KHTN.2.3
NĂNG LỰC CHUNG
Năng lực tự chủ và tự học Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ của bản thân khi tìm hiểu về đa dạng thực vật và vai trò của thực vật (3) 3.TC.1.1
Năng lực giao tiếp và hợp tác Chủ động, đề xuất những công việc có thể hoàn thành tốt nhất bằng hợp tác theo nhóm

– Hợp tác, giao tiếp tốt với các thành viên trong nhóm

(4) 4.HT.2.3
Hiểu rõ nhiệm vụ của nhóm, đánh được khả năng của mình và tự nhận công việc phù hợp với bản thân (5) 5.TC.2.4
PHẨM CHẤT CHỦ YẾU
Chăm chỉ Thích đọc báo, sách, tìm tư liệu trên mạng Internet để mở rộng hiểu biết. (6) 6.CC.1.2
Trách nhiệm Có ý thức tìm hiểu và sẵn sàng tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường. (7) 7.TN.4.3

 

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

 

Chuẩn bị của giáo viên Chuẩn bị của học sinh
– Video hậu quả của việc chặt phá rừng, đốt rừng.

– Một số hình ảnh về sự suy giảm của thực vật, về biến đổi khí hậu.

– Máy chiếu.

– Phiếu học tập.

– Thang đánh giá và phiếu đáng giá chéo.

– Tư liệu (SGK).

– Số liệu điều tra: diện tích rừng hiện nay trên thế giới và ở Việt Nam, số lượng loài thực vật đang có nguy cơ tuyệt chủng, …

– Poster tuyên truyền về bảo vệ sự đa dạng của thực vật, bảo vệ môi trường

 

  • TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
  1. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

 NỘI DUNG 1 : THỰC VẬT

Hoạt động học Mục tiêu Nội dung dạy học trọng tâm PP, KTDH chủ đạo Phương án đánh giá
STT Mã hóa PP Công cụ
Hoạt động 1. Khởi động (5 phút) Dẫn dắt HS vào nội dung kiến thức tìm hiểu của chủ đề Thực vật. Hỏi – đáp Câu hỏi.
Hoạt động 2: Tìm hiểu vài trò của thực vật trong đời sống  (40 phút) (1)

(2)

(3)

(4)

(6)

(7)

KHTN.1.2

KHTN.2.3

3.TC.1.1T4.HT.2.3

6.CC.1.2

7.TN.4.3

Trình bày được vai trò của thực vật trong đời sống PP dạy học giải quyết vấn đề, hợp tác.

KTDH: động não–công não, phòng tranh.

Đánh giá qua sản phẩm học tập của HS. Sản phẩm học tập.

Rubic.

Hoạt động 3:

Tìm hiểu vai trò của thực vật với tự nhiên (90phút)

(1)

(2)

(3)

(4)

(6)

(7)

1.KHTN.1.2

2.KHTN.2.3

3.TC.1.1T4.HT.2.3

6.CC.1.2

7.TN.4.3

Trình bày được vai trò của thực vật trong đời sống, trong tự nhiên. PP trực quan, hợp tác.

KTDH: khăn trải bàn, động não – công não.

Hỏi đáp. Rubic
Hoạt động 4:

Tìm hiểu vai trò trồng và bảo vệ cây xanh bảo vệ môi trường. (45phút)

(4)

(5)

(6)

(8)

(10)

KHTN.3.2

TC.1.1

HT.2.3

GQ.3.4

TN.4.3

Vai trò của thực vật với vấn đề bảo vệ môi trường. – PPDH: giải quyết vấn đề, trực quan. 

– KTDH: hỏi đáp.

Viết, hỏi – đáp Câu hỏi, bài tập.

Thang đo

CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC

HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (10phút)

  1. Mục tiêu hoạt động

Dẫn dắt HS vào nội dung kiến thức tìm hiểu của chủ đề Thực vật.

  1. Tổ chức hoạt động

Chuyển giao nhiệm vụ học tập :

  • GV chia 4 tổ thành 4 nhóm lớn.
  • GV chia nhóm, tham gia trò chơi
  • Thực hiện nhiệm vụ học tập
  • GV cho học sinh kể tên vai trò của thực vật đối với con người mà em đã viết?
  • Báo cáo kết quả và thảo luận:
  • Vai trò của thực vật: Làm thức ăn, làm thuốc…..
  1. Sản phẩm học tập

 – Nội dung các câu trả lời và phần trình bày của HS

  1. Phương án đánh giá:
  • GV đánh giá HS thông qua quán sát thái độ tích cực của HS thông qua việc tham gia hoạt động với nhóm, khả năng hiểu biết của HS về thực vật (kể tên nhiều loài), khả năng quan sát của HS trong thực tế, …

Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của thực vật trong đời sống  (45 phút)

  1. Mục tiêu hoạt động

1.KHTN.1.2           2.KHTN.2.3          3.TC.1.1T         4.HT.2.3        6.CC.1.2

7.TN.4.3

  1. Tổ chức hoạt động

* Chuẩn bị: GV chia lớp thành 4 nhóm; phiếu học tập.

* Phương pháp: Dạy học nêu vấn đề, trực quan, kĩ thuật  công não

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập :

Nhiệm vụ: GV định hướng cho HS tìm hiểu vai trò của thực vật đối với con người; xác định được các nhóm thực vật mang lại những giá trị lợi ích khác nhau như: làm thức ăn, làm cảnh, làm thuốc,…

            GV sử dụng phương pháp trò chơi, cho HS tham gia trò chơi Những mảnh ghép hoàn hảo về các loại cây và vai trò của chúng, sau đó hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu trong SGK.

Câu hỏi 1: Quan sát hình 29.7, hãy nêu vai trò của thực vật đối với đời sống con người

            Luyện tập

            * Nêu vai trò của một số loài thực vật ở địa phương em theo mẫu

Tên cây Giá trị sử dụng
Làm lương thực Làm thực phẩm Làm thuốc Lấy quả Lấy gỗ Làm cảnh
Cây ngô + + +
  • Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS thảo luận nhóm, các  thành viên được phân công trả lời câu hỏi trong phiếu học tập.

  • . Báo cáo kết quả và thảo luận:
  • HS báo cáo kết quả thảo luận, các nhóm khác phản hồi ý kiến.
  • GV nhận xét, đánh giá học sinh
  • Dự kiến sản phẩm của học sinh:
  1. Đối với đời sống con người, thực vật:

            – Cung cấp lương thực, thực phẩm và cây ăn quả: bầu, su hào, sắn,…

            – Cung cấp dược liệu (làm thuốc): tía tô, cơm nguội,…

            – Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp: cà phê, ca cao,…

            – Cung cấp gỗ: lim, táu, sến,…

            – Cung cấp cây cảnh: tùng, vạn tuế, đa, si,…

Luyện tập

Tên cây Giá trị sử dụng
Làm lương thực Làm thực phẩm Làm thuốc Lấy quả Lấy gỗ Làm cảnh
Cây ngô + + +
Cây xoài +
Cây đu đủ + + +
Cây chè + +
Cây cau + +
Cây dừa + + +
Cây mít + + +
Cây diếp cá + +
Cây thông + + +

            Ngoài những lợi ích trên, một số thực vật có hại đối với con người. GV hướng dẫn HS đọc thêm trong SGK về một số loài thực vật có chứa độc tố hoặc chất kích thích gây nghiện.

            Thông qua các nội dung thảo luận và phần luyện tập trên, GV hướng dẫn để HS rút ra kết luận về sự cần thiết của việc trồng cây xanh và bảo vệ cây xanh. Từ đó, kết luận về vài trò của thực vật trong tự nhiên, vấn đề bảo về môi trường và đời sống con người.

            Vận dụng

            * Tại sao nói “Rừng là lá phổi xanh” của Trái Đất?

            Rừng là nơi sống của một số lượng lớn các loài thực vật, là nơi điều hòa khí hậu, điều hòa không khí, trao đổi khí cho mọi hoạt động sống và sản xuất của con người.

  1. Sản phẩm học tập:

– Kết quả phiếu học tập

  1. Phương án đánh giá hoạt động

 

         Mức độ

Tiêu chí

Mức độ 1

(Tối đa 0.5 đ)

Mức độ 2

(Tối đa 1.0 đ)

Mức độ 3

(Tối đa 2.0 đ)

Điểm
Tiêu chí 1. Sản phẩm học tập Sản phẩm sơ sài, bố trí lộn xộn, màu sắc đơn điệu Bố trí hài hòa các nội dung cần nói đến nhưng chưa nổi bật. Bố trí hài hòa, cân đối các nội dung, màu sắc đẹp, nổi bật.
Tiêu chí 2. Thuyết minh Thuyết minh còn lúng túng, chưa tự tin. Thuyết minh rõ ràng, tự tin Thuyết minh rõ ràng, mạch lạc, trôi chảy và tự tin
Tiêu chí 3. Nội dung truyền tải Nội dung truyền tải chưa rõ ràng, còn lộn xộn Nội dung truyền tải rõ ràng nhưng chưa nổ bật trọng tâm và phong phú. Nội dung truyền tải rõ ràng, làm nổi bật nội dung cần truyền tải và phong phú nội dung.
Tiêu chí 4. Phản biện ý kiến của bạn Phản biện còn lúng túng, chưa trôi chảy Phản biện rõ ràng, đầy đủ ý kiến của các bạn. Phản biện mạch lạc, chặt chẽ, đầy đủ ý kiến của bạn.
Tiêu chí 5. Sự hợp tác của các thành viên trong nhóm Từ 75% trở xuống các thành viên trong nhóm tham gia thực hiện sản phẩm Từ 75% – 90% thành viên trong nhóm tham gia thực hiện sản phẩm 100% thành viên tích cực tham gia thực hiện sản phẩm

Hoạt động 3: Tìm hiểu vai trò của thực vật trong tự nhiên  (45 phút)

  1. Mục tiêu hoạt động

1.KHTN.1.2         2.KHTN.2.3        3.TC.1.1T                   4.HT.2.3

6.CC.1.2             7.TN.4.3

  1. Tổ chức hoạt động

* Chuẩn bị: GV chia lớp thành 4 nhóm; phiếu học tập.

* Phương pháp: Dạy học nêu vấn đề, trực quan, kĩ thuật KWL, công não

GV hướng dẫn HS nhận biết vai trò của thực vật với vấn đề bảo vệ môi trường như: cân bằng hàm lượng khí carbon dioxide và oxygen trong không khí; giữ đất, giữ nước, hạn chế xói mòn, sạt lở.

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1: Tìm hiểu vai trò của thực vật trong điều hòa khí hậu và  giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

– GV giới thiệu tranh hình 20.3, chiếu đoạn video mô tả sự cân bằng carbon dioxide và oxygen trong không khí (có sự trao đổi khí mô phỏng cân bằng carbon dioxide và oxygen trong không khí), về những vụ sạt lở đất ở những nơi không có rừng,…GV sử dụng kĩ thuật KWL yêu cầu HS đưa ra những hiểu biết về nguồn tạo ra khí oxygen và nguồn hấp thụ khí carbon dioxide trong không khí, nơi đồi núi có rừng và không có rừng; hậu quả sau cơn mưa lũ ở những nơi diện tích rừng bị thu hẹp….

– HS trả lời các câu hỏi thảo luận trong phiếu học tập

PHIẾU HỌC TẬP HOẠT ĐỘNG 4 (Bảng hỏi)
Câu 1. Quan sát hình 20.3, hãy cho biết hàm lượng khí carbon dioxide và oxygen trong không khí được cân bằng như thế nào ? Từ đó, hãy nêu vai trò của thực vật trong điều hòa khí hậu.
Câu 2. Dựa vào bảng 20.2, Em hãy cho biết khí hậu ở nơi có nhỉểu thực vât và nơi có ít thực vật khác nhau như thế nầo. Em rút ra kết luận gì vể vai trò của thực vật đối với khí hậu?

Các yếu tồ khi hậu Nơi cỏ ít thực vật Nơi có nhiễu thực vật
Ánh sâng Ánh sáng chiếu xuđng mặt đất mạnh Anh sáng chiếu xuống mặt đất yếu
Nhiệt độ Cao Ihẩp
Độ đm Khử Ấm
Gió thổi Mạnh Yếu
Câu 3.  Em rút ra được kết luận gì khi quan sát hình 20.4? Giải thích vì sao cẩn trồng nhỉểu cây xanh.

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập 2: Tìm hiểu vai trò của thực vật trong góp phần chống xói mòn đất và bảo vệ nguồn nước và đời sống động vật

– GV giới thiệu tranh hình 20.5, chiếu đoạn video mô tả hậu quả của mất rừng

Câu 4. Quan sát hình 20.5, em hãy cho biết tại sao phải trồng cây gây rừng.

Câu 5. Quan sát hình 20.5 và cho biết khi có mưa lớn. điều gì sẽ xảy ra với đất ở trên đổi không có cây che phủ và cần ỉàm gì dể khắc phục điều đó.

GV cho học tìm hiểu vai trò của thực vật với đời sống động vật

– HS hoạt động để tìm hiểu về vai trò của thực vật trong tự nhiên: là thức ăn, nơi ở cho nhiều loài sinh vật.

            GV cho học sinh quan sát tranh sau; tổ chức trò chơi ghép vị trí hình cho khoa học           

Câu 6. Quan sát hình 20.6 và 20.7, em hãy nêu vai trò của thực vật đối với động vật là gì?

Câu 7.Nêu một sổ ví dụ về những động vật mà nơi ở của chúng là thực vât theo bảng 20.3.

STT Tên động vặt Nơi ở của động vật
Lá cây Thân, cành cày Gốc cây
1 Sâu cuổn lẩ x
? ? ? ? ?

 

Câu 8.  Hãy làm theo gợi ý trong bảng 20.4. Lấy ví dụ tên con vật và tên cây mà con vât đó sử dụng làm thức ăn. Nêu rõ bộ phận của cây mà con vật đó sử dụng.

STT Tên con vật Tên cầy Bô phận của cây mà con vật sử dụng
Ré, cú Quà Hạt
1 Thỏ Cà rốt x x
? ? ? ? ? ? ?
  • Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS thảo luận nhóm, các  thành viên được phân công tìm hiểu về vai trò của thực vật trong tự nhiên và trả lời câu hỏi trong phiếu học tập.

  • . Báo cáo kết quả và thảo luận:
  • HS báo cáo kết quả thảo luận, các nhóm khác phản hồi ý kiến.
  • GV nhận xét, đánh giá học sinh theo thang đánh giá.
  • GV hướng dẫn HS thiết kế 1 poster về vai trò của thực vật và các biện pháp bảo vệ thực vật để chuẩn bị cho nội dung của tiết học tiếp theo.

Luyện tập

            * Việc trồng nhiều cây xanh có lợi ích gì đối với vấn đề bảo vệ môi trường?

            Trồng nhiều cây xanh giúp cung cấp một lượng lớn oxy cho chúng ta thở.

            Cây xanh có thể làm chậm sự bốc hơi nước, tăng độ ẩm không khí. Rễ cây có khả năng giữ đất, giữ nước tốt. Vì thế thi đến mùa mưa bão, cây có thể giúp giữ nước và cản trở dòng nước chảy trên bề mặt, hạn chế tốc độ của gió thổi, từ đó hạn chế tình trạng bão, lũ lụt, xói mòn đất do nước chảy mạnh.

            Trồng nhiều cây xanh ở các khu dân cư giúp cho không khí trong lành hơn, làm bóng mát ngăn chặn ánh nắng mặt trời, hạn chế tác hại của các bức xạ mặt trời lên con người.

            GV hướng dẫn HS đọc thêm về vai trò của rừng và thực trạng về diện tích rừng ở Việt Nam trong SGK.

  • Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS thảo luận nhóm, các  thành viên được phân công tìm hiểu về vai trò của thực vật trong tự nhiên và trả lời câu hỏi trong phiếu học tập.

  • . Báo cáo kết quả và thảo luận:
  • HS báo cáo kết quả thảo luận, các nhóm khác phản hồi ý kiến.
  • GV nhận xét, đánh giá học sinh
  1. Sản phẩm học tập:

– Kết quả phiếu học tập

  1. Phương án đánh giá hoạt động
              Mức độ                               Mức độ

Tiêu chí

Mức độ 1

(0.5 đ)

Mức độ 2

(1.0 đ)

Mức độ 3

(2.0 đ)

Điểm
Tiêu chí 1. Các học sinh trong nhóm đều tham gia hoạt động Dưới 50% HS trong nhóm tham gia hoạt động Từ 50% – 90% HS trong nhóm tham gia hoạt động 100% HS trong nhóm tham gia hoạt động
Tiêu chí 2. Thảo luận sôi nổi Ít thảo luận, trao đổi với nhau. Thảo luận sôi nổi nhưng ít tranh luận. Thảo luận và tranh luận sôi nổi với nhau.
Tiêu chí 3. Báo cáo kết quả thảo luận Báo cáo chưa rõ ràng, còn lộn xộn. Báo cáo rõ ràng nhưng còn lúng túng Báo cáo rõ ràng và mạch lạc, tự tin
Tiêu chí 4. Nội dung kết quả thảo luận Báo cáo được 75% trở xuống nội dung yêu cầu thảo luận Báo cáo từ 75% – 90% nội dung yêu cầu thảo luận. Báo cáo trên 90% nội dung yêu cầu thảo luận.
Tiêu chí 5. Phản biện ý kiến của bạn. Chỉ có 1 – 2 ý kiến phản biện. Có từ 3 – 4 ý kiến phản biện Có từ 5 ý kiến phản biện trở lên.

Hoạt động 4: Tìm hiểu vai trò trồng và bảo vệ cây xanh bảo vệ môi trường. (45phút)

  1. Mục tiêu hoạt động

1.KHTN.1.2         4.KHTN.3.2        3.TC.1.1T                   4.HT.2.3

6.CC.1.2             7.TN.4.3

  1. Tổ chức hoạt động

* Chuẩn bị: GV chia lớp thành 4 nhóm; phiếu học tập.

* Phương pháp: Dạy học nêu vấn đề, trực quan, kĩ thuật KWL, công não, thuyết trình

GV hướng dẫn HS chuẩn bị nội dung thuyết trình trước ở nhà

+ Vai trò của việc trồng và bảo vệ cây xanh.

+ Vẽ tranh tuyên truyền trồng  cây, bảo vệ rừng.

+ Tìm hiểu nguyên nhân của việc diện tích rừng vâ đa dạng thực vật giảm.

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập

  • GV chia 4 tổ thành 4 nhóm lớn. Các nhóm thuyết trình nội dung được phân công, nhóm khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung
  • GV nhận xét chốt bài

+ Nhóm 1+2: Vai trò của việc trồng và bảo vệ cây xanh.

+ Nhóm 3: Vẽ tranh tuyên truyền trồng  cây, bảo vệ rừng.

+ Nhóm 4: Tìm hiểu nguyên nhân của việc diện tích rừng vâ đa dạng thực vật giảm.

  • Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS thảo luận nhóm, phân công nhiêm vụ, cử đại diện trình bày  trả lời câu hỏi trong phiếu học tập.

  • . Báo cáo kết quả và thảo luận:
  • HS báo cáo kết quả thảo luận, các nhóm khác phản hồi ý kiến.
  • GV nhận xét, đánh giá học sinh
  1. Sản phẩm học tập:

– Kết quả phiếu học tập

  1. Phương án đánh giá hoạt động

GV đánh giá HS thông qua bảng kiểm sau:

STT CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ KHÔNG
1 Tích cực tham gia hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ
2 Có ý kiến phản hồi với các thành viên trong nhóm thảo luận
3 Hoàn thành đầy đủ các nhiệm vụ được giao
4 Báo cáo kết quả rõ ràng, đầy đủ
5 Có ý kiến phản hồi khi nhóm khác báo cáo

Bài 21: THỰC HÀNH PHÂN CHIA NHÓM THỰC VẬT

  1. Mục tiêu hoạt động

4.KHTN.3.2       5.TC.1.1       6.HT.2.3      8.GQ.3.4        11.TT.1.4

  1. Tổ chức hoạt động

* Chuẩn bị:

– GV chia lớp thành 4 nhóm; phiếu học tập, bảng nhóm.

– GV chuẩn bị bài thực hành theo yêu cầu trong SGK: mẫu cây, giấy, bút viết

* Phương pháp: Dạy học nêu vấn đề, trực quan, kĩ thuật  công não

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1: Thực hành  phân loại các nhóm thực vật

GV chia lớp thành các nhóm cụ thể, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm.

GV giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm làm bộ sưu tập ảnh của một nhóm thực vật khác nhau,

GV hướng dẫn HS lập bảng thực hành phân loại các nhóm thực vật theo mẫu dưới đây:

  1. Phiếu học tập số 5:
STT TÊN CÂY NHÓM THỰC VẬT
Thực vật không có mạch Thực vặt có mạch, không cỏ hật Thực vật cở mạch, có hạt, không cô hoa Thực vật cổ mạch, cỏ hạt, có hoa
1 Cây cam

(hình la)

X
2 Cây bèo ong

(hình 1b}

X
? ? ? ? ? ?

 

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập 2: HS thảo luận nhóm: phân chia thực vật theo từng nhóm                 

  • Học sinh dùng kẻ lên giấy (hoặc lên giấy khổ to) một bảng theo gọi ý sau:
STT Cây lương thực Cây thực phẩm Cây ân quả Cây láy gỗ Cây làm thuốc Cây làm cảnh
1 ? ? ? ? ? ?
? ? ? ? ? ? ?

Tiếu hành

Ghim cảo mảnh giầy glii tên cây [trường hợp cỏ mâu cây thật) hoặc cảc thê ánh cảy vào đủng cột trong băng theo vai trò sử dụng cũa cây. như gợi ý sau:

GV hướng dẫn HS đọc thêm cách làm mẫu ép thực vật trong SGK.

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập 2: Báo cáo kết quả thực hành

Nhiệm vụ: Báo cáo kết quả thực hành trên giấy A0 hoặc chuẩn bị trên Power­Point dạng sơ đồ tư duy.

Tổ chức dạy học: GV yêu cầu HS chuẩn bị báo cáo và báo cáo kết quả thực hành các nội dung:

  1. Bộ sưu tập tranh/ảnh về các nhóm thực vật.
  2. Sơ đồ khoá lưỡng phân phân loại các nhóm thực vật đã được quan sát và phân loại trong bài thực hành
  3. 3. Phương án đánh giá hoạt động
Mức độ

Tiêu chí

MỨC 1 MỨC 2 MỨC 3
Chuẩn bị mẫu vật Có 1 nhóm thực vật Có 2 nhóm thực vật Có 4 nhóm  thực vật.
Kết quả phân loại Kết quả phân loại còn bị nhầm lẫn từ 4 mẫu vật trở lên Kết quả phân loại còn bị nhầm lẫn từ 3 mẫu vật trở xuống. Phân loại chính xác các mẫu vật vào các nhóm thực vật.
Năng lực tự chủ, tự học Chưa chủ động, chưa tích cực thực hiện nhiệm vụ được giao Chủ động, chưa tích cực thực hiện nhiệm vụ được giao Chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ được giao
Phẩm chất giao tiếp, hợp tác Chưa hỗ trợ bạn học trong hoạt động nhóm Hỗ trợ bạn học nhưng chưa nhiệt tình trong hoạt động nhóm Hỗ trợ bạn học tốt trong hoạt động nhóm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *