Giáo án WORD Sinh học 10 Kết nối tri thức

Giáo án WORD Sinh học 10 Kết nối tri thức

Giáo án bản word môn Sinh học 10 Kết nối tri thức theo công văn mới. Giáo án được Tài Liệu KHTN biên soạn chi tiết và cẩn thận cùng nhiều bộ tài liệu dạng khác được liên tục cập nhật.

MỘT SỐ TÀI LIỆU QUAN TÂM KHÁC

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án Sinh học 6 Kết nối tri thức Word
Giáo án Sinh học 6 Kết nối tri thức Word
Giáo án Sinh học 6 Kết nối tri thức Word
Giáo án Sinh học 6 Kết nối tri thức Word

XEM VIDEO VỀ MẪU WORD GIÁO ÁN SINH HỌC 10 SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

CHỦ ĐỀ 6: TẾ BÀO – ĐƠN VỊ CƠ SỞ CỦA SỰ SỐNG (8 tiết)

CHỦ ĐỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 :

Tế bào : 5 tiết

Thực hành quan sát tế bào sinh vật: 2 tiết

Ôn tập chủ đề 6: 1 tiết

  1. MỤC TIÊU DẠY HỌC
 

Phẩm chất, năng lực

 

YÊU CẦU CẦN ĐẠT

(STT) của YCCĐ

hoặc dạng mã hoá của YCCĐ

STT Dạng mã hoá
NĂNG LỰC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Nhận thức KHTN – Nêu được khái niệm tế bào, chức năng của tế bào. (1) KHTN 1.1
– Nêu được hình dạng và kích thước của một số loại tế bào như tế bào của rễ, thân, lá. (2) KHTN 1.1
– Trình bày được cấu tạo tế bào và chức năng mỗi thành phần (màng sinh chất, chất tế bào và nhân). (3) KHTN 1.2
– Nhận biết được tế bào là đơn vị cấu trúc của sự sống. (4) KHTN 1.1
– Phân biệt được tế bào động vật, tế bào thực vật, tế bào nhân thực, tế bào nhân sơ, thông qua quan sát hình ảnh. (5) KHTN 1.3
– Dựa vào sơ đồ nhận biết sự lớn lên và sinh sản của tế bào. (6) KHTN 1.1
– Nêu được ý nghĩa của của sự lớn lên và sinh sản của tế bào (7) KHTN 1.1
Củng cố kiến thức về hình dạng, cấu tạo tế bào thông qua kết quả thực hành quan sát tế bào (8) KHTN1.6
Hệ thống hóa được kiến thức về tế bào (9) KHTN 1.4
Tìm hiểu tự nhiên    Quan sát được tế bào lớn bằng mắt thường và tế bào nhỏ dưới kính lúp và kính hiển vi quang học. (10) KHTN.2.4
Quan sát được tế bào bằng mắt thường, bằng kính lúp cầm tay và dưới kính hiển vi. (11) KHTN.2.4
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học Nhận ra và giải thích được một số hiện tượng liên quan trong thực tiễn như: sự lớn lên của sinh vật, hiện tượng lành vết thương, hiện tượng mọc lại đuôi ở một số sinh vật,… (12) KHTN.3.1
Vận dụng kiến thức đã học tham gia giải quyết các nhiệm vụ ôn tập. (13) KHTN.3.1
NĂNG LỰC CHUNG
Tự chủ – tự học Tích cực, chủ động thực hiện những công việc được phân công (14) TC 1.1
Giao tiếp và hợp tác Hiểu rõ nhiệm vụ của nhóm; đánh giá được khả năng của mình và tự nhận công việc phù hợp với bản thân. (15) HT 1.4
PHẨM CHẤT CHỦ YẾU
Trung thực Trả lời trung thực kết quả quan sát tiêu bản tế bào. (16) TT 0.1
Trách nhiệm Có ý thức hỗ trợ, hợp tác với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ (17) TN

 

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

 

Giáo viên Học sinh
Video, trò chơi, tranh ảnh

Bảng nhóm, phiếu học tập

Dụng cụ: Kính lúp cẩm tay, kính hiển vi, đĩa kính đồng hổ, lam kính, lamen, pipette, kim mũi mác, panh, bình thuỷ tinh, ống nhỏ giọt, thìa inox, dao mổ.

Hoá chất: Xanh methylene, nước cất.

Mẫu vật: củ hành tây, các tế bào niêm mạc miệng

Bút lông, vở ghi, SGK

Phiếu học tập

Mẫu vật: Trứng cá, hành tím, ếch.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC  

Hoạt động học Mục tiêu Nội dung dạy học trọng tâm PP, KTDH chủ đạo Phương án đánh giá
STT Mã hóa PP Công cụ
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái quát về tế bào, hình dạng và kích thước của tế bào

(45phút)

(1)

(3)

KHTN1.1

KHTN 1.2

– Khái niệm tế bào

– Hình dạng và kích thước của tế bào.

– PP: trực quan

– KTDH: khăn trải bàn, hỏi-  đáp, KWL

Hỏi – đáp Câu hỏi.

– Thang đo số 1

Hoạt động 2:

Tìm hiểu cấu tạo của tế bào, phân biệt tế bào

(90 phút)

(3)

(17)

KHTN 1.2

TN

– Cấu tạo tế bào và chức năng mỗi thành phần.

– Phân biệt tế bào động vật, tế bào thực vật, tế bào nhân thực, tế bào nhân sơ thông qua hình ảnh.

– PP: trực quan,  hợp tác

– KTDH: hỏi-  đáp, khăn trải bàn

Viết  Bài tập.

Rubrics

Hoạt động 3: Tìm hiểu sự lớn lên của tế bao (45 phút) (10)

(15)

(16)

KHTN.2.4

GT-HT.4

TT.1

KHTN 1.1

– Quan sát tế bào lớn

Quan sát tế bào nhỏ

– Nhận biết sự lớn lên  tế bào

–  Nêu nghĩa của sự lớn lên  của tế bào.

– PPDH: Dạy học trực quan (Sử dụng vật mẫu), nêu vấn đề

KT: Thảo luận nhóm

– Phương pháp  viết – Bảng kiểm, Rubrics
Hoạt động 4:

Tìm hiểu dự sinh sản (phân chia) của tế bào

( 20phút)

(4)

(6)

(7)

(17)

KHTN 1.1

KHTN 1.1

KHTN 1.1

TN

– Nhận biết tế bào là đơn vị cấu tạo và đơn vị chức năng của cơ thể

– Chứng minh tế bào là đơn vị cơ sở của sự sống

– PPDH: giải quyết vấn đề, trực quan. 

– KTDH: hỏi đáp.

Viết, hỏi – đáp Câu hỏi, bài tập.

Thang đo

Hoạt động 5:

Tìm hiểu ý nghĩa của sự lớn lên và sinh sản tế bào (25 phút)

(4)

(6)

(7)

(17)

KHTN 1.1

KHTN 1.1

KHTN 1.1

TN

– Nhận biết sự lớn lên và sinh sản của tế bào,

–  Nêu nghĩa của sự lớn lên và sinh sản của tế bào.

– Nhận biết tế bào là đơn vị cấu tạo và đơn vị chức năng của cơ th

– Chứng minh tế bào là đơn vị cơ sở của sự sống

– PPDH: giải quyết vấn đề, trực quan. 

– KTDH: hỏi đáp.

Viết, hỏi – đáp Câu hỏi, bài tập.

Thang đo

 Hoạt động 6: Hướng dẫn học sinh làm tiêu bản quan sát và phân tích mẫu vật.

(45 phút)

– Quan sát được tế bào lớn bằng mắt thường và tế bào nhỏ bằng kính hiển vi.

– Làm được tiêu bản tế bào biểu bì thực vật.

– Quan sát và nhận biết được các thành phần cơ bản trong tế bào.

PPDH: trực quan

KTDH: Kĩ thuật khăn tải hình thức làm nhóm

Viết

Bài tập

Câu hỏi, bài tập.

Rubrics

 Hoạt động 7: Báo cáo kết quả thực hành

(45 phút)

(17) TN – Báo cáo kết quả làm thực hành

– Vẽ hình và so sánh được sự khác nhau giữa các tế bào quan sát được.

PPDH: Thuyết trình, đàm thoại

KTDH: Kĩ thuật công não

Viết Rubrics
Hoạt động 8: Ôn tập chủ đề 6 (45 phút) (9)

(13)

KHTN 1.4

KHTN.3.1

Hệ thống hóa được kiến thức về tế bào PPDH: Dạy học hợp tác, hoạt động nhóm

KTDH: kĩ thuật khăn trải bàn,

Viết

Bài tập

Câu hỏi, bài tập.

Rubrics

 

 

 

  1. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC

HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu khái quát về tế bào, hình dạng và kích thước của tế bào (45 phút)

  1. Mục tiêu hoạt động

1.KHTN1.1                   3.KHTN 1.2

  1. Tổ chức hoạt động
  • Chuẩn bị: GV chia lớp thành 4nhóm;

Trò chơi, phiếu học tập.

GV đặt vấn đề:

Cơ thể nào thì cũng được cấu tạo từ tế bào; tế bào là “viên gạch” xây dựng nên cơ thể sống.  mỗi khoang nhỏ trong tổ ong đều là những đơn vị cấu trúc trong hệ thống lớn. Có tế bào có thể quan sát bằng mắt thường, có tế bào có kích thước nhỏ cần phải dùng kính hiển vi mới quan sát được.

Vậy cơ thể sống, đơn vị cấu trúc và chức năng đó là gì?

Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1: Tế bào là gì

GV thiết kế hoạt động khởi động bằng trò chơi Ghép hình hoặc chuẩn bị tranh cho trò chơi Mảnh ghép hoàn hảo để vào bài theo gợi ý trong SGK.  HS thảo luận phần khởi động trong SGK.

Em đã biết gì về tế bào Em muốn biết gì về tế bào Em đã học được gì về tế bào sau khi học chủ đề Vật sống

– GV chiếu hình ảnh về một số tế bào (vi khuẩn, thực vật, động vật)

– Các cơ thể sống đều được cấu tạo từ đơn vị cơ bản là tế bào. Có cơ thể được tạo nên từ một tế bào (vi khuẩn); cơ thể động vật, thực vật, người có thể được tạo nên từ hàng tỉ tế bào.

– Tế bào thực hiện chức năng cơ bản của cơ thể sống: trao đổi chất, sinh trưởng, phát triển, sinh sản.

Mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ đơn vị nhỏ nhất, cơ bản nhất là tế bào nên tế bào được coi là đơn vị cơ bản của sự sống.

– GV sử dụng PP trực quan, đàm thoại – gợi mở, KT khăn trải bàn, hỏi đáp, KWL hình thức làm việc nhóm

Tất cả các cơ thể sinh vật (thực vật, động vật, con người,…) đều được cấu tạo từ những đơn vị rất nhỏ bé, gọi là tế bào.

Tuy nhỏ bé nhưng tế bào có thể thực hiện đầy đủ các quá trình sống cơ bản: sinh trưởng (lớn lên), hấp thụ chất dinh dưỡng, hô hấp, cảm giác, bài tiết và sinh sản.

 

Chuyển giao nhiệm vụ học tập 2:  Tìm hiểu  hình dạng tế bào.

– GV giới thiệu Hình 18.1, yêu cầu HS nhận xét về hình dạng của mỗi loại tế bào và rút ra kết luận chung về hình dạng của tế bào.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 (Bảng hỏi)
Câu hỏi Trả lời
1.  HS nhận xét về hình dạng của mỗi loại tế bào ?
 2. Em rút ra kết luận chung về hình dạng của tế bào.
  • Chuyển giao nhiệm vụ học tập 3: Chức năng của tế bào.

GV cho HS quan sát hình ảnh sau nêuu chức năng của tế bào

  • Chuyển giao nhiệm vụ học tập 4: Kích thước của tế bào.

Đặt vấn đề: Chúng ta quan sát những tế bào này bằng cách nào?

– Quan sát bằng mắt thường: tế bào trứng cá, trứng ếch,…

– Quang sát bằng kính hiển vi quang học: tế bào vi khuẩn, tế bào động vật

– Có rất ít tế bào kích thước đủ lớn để có thể quan sát được bằng mắt thường, hầu hết tế bào đều rất nhỏ và chúng ta chỉ có thể quan sát thấy chúng bằng kính hiển vi.

  • Thực hiện nhiệm vụ học tập

  – HS hoạt động nhóm, quan sát tranh, hoàn thành nhiệm vụ học tập

        + Nhận giấy A0 chia thành 4 phần và 1 phần trung tâm

        + Mỗi thành viên độc lập suy nghĩ viết câu trả lời vào ô của mình

        + Thảo luận thống nhất ý kiến ghi nội dung học tập vào phần trung tâm

HS: Quan sát kích thước tế bào vi khuẩn, tế bào động vật, tế bào thực vật trong Hình 1.2 và cho biết tế bào nào có thể quan sát bằng mắt thường, tế bào nào phải quan sát bằng kính hiển vi?

– GV có thể cung cấp thông tin về kích thước trung bình của các tế bào: khoảng từ 0,5µm đến 40µm (1µ = 1/1000 mm).

– Gv có thể bổ sung thông tin về một số tế bào có thể quan sát bằng mắt thường như: tế bào sợi gai có chiều dài 550 mm và đường kính 0,44 mm; tế bào tép bưởi, tế bào thịt quả cà chua có chiều dài và đường kính bằng nhau khoảng 0,55 mm; tế bào trứng đà điểu có đường kính lớn đến 20 cm; tế bào thần kinh có đường kính nhỏ nhưng chiều dài có thể đến 120 cm,… để thấy kích thước các tế bào cũng rất đa dạng.

GV đặt ra câu hỏi: “Với kích thước đó thì có thể sử dụng phương tiện gì để quan sát tế bào?”

Gv cần nhận xét và có đánh giá nhiệm vụ của HS theo các hình thức (HS tự nhận xét, đánh giá, đánh giá đồng đẳng, GV đánh giá cá nhân HS hoặc đánh giá nhóm,…)

– GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm và thực hiện hoạt động SGK.

  • Báo cáo kết quả và thảo luận:
  1. Tế bào trứng cá quan sát bằng mắt thường. Tế bào vi khuẩn, thực vật, động vật quan sát bằng kính hiển vi.

HĐ. 1. Phát biểu D đúng.

  1. GV gợi ý HS lấy các ví dụ để chứng minh các phát biểu còn lại không đúng.

Rút ra kết luận:

– Mọi cơ thể sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào.

– Tế bào có thể thực hiện các chức năng của cơ thể như: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, sinh trưởng và phát triển, vận động, cảm ứng và sinh sản

  1. Sản phẩm học tập

 – Nội dung các câu trả lời và phần trình bày của HS

  1. Phương án đánh giá:

Phương pháp đánh giá: đánh giá sản phẩm học tập

Câu 1. Nêu khái niệm và chức năng của tế bào.

Câu 2. Yêu cầu HS hoạt động nhóm để hoàn thiện phiếu học tập hoặc GV có thể thiết kế bảng trên slide rồi vấn đáp HS để cùng hoàn thiện bảng sau:

Tế bào quan sát được bằng mắt thường Tê bào quan sát được bằng kính hiển vi
  1. Đánh giá

Câu 1. Nêu được khái niệm và chức năng tế bào. (B)

Câu 2. HS nêu được các loại tế bào và lựa chọn được phương tiện quan sát phù hợp. (H)

BẢNG KIỂM ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THẢO LUẬN

(Dành cho học sinh)

Các tiêu chí Không
Nêu được khái niệm và chức năng tế bào.
Nêu được các loại tế bào
Lựa chọn được phương tiện quan sát phù hợp
Vẽ được hình tế bào đã quan sát

 

GV quan sát , Thang đo về hoạt động nhóm.

Nội dung quan sát Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Phân vân Không đồng ý Hoàn toàn không đồng ý
Thảo luận sôi nổi
Các HS trong nhóm đều tham gia hoạt động
Kết quả sản phẩm tốt

 

Bài 19. CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CÁC THÀNH PHẦN CỦA TẾ BÀO

Hoạt động 3:Tìm hiểu cấu tạo của tế bào, phân biệt tế bào (90 phút)

  1. Mục tiêu hoạt động

3.KHTN 1.2        17.TN

  1. Tổ chức hoạt động
  • Chuẩn bị: GV chia lớp thành 4 nhóm; tranh ảnh, mô hình
  • Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1 : Tìm hiểu cấu tạo của tế bào

– GV cho học sinh quan sát các tranh, ảnh về cấu tạo tế bào nhân sơ, tế bào thực vật, động vật.

– HS đọc thông tin trong SGK để trình bày chức năng các thành phần

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 (Bảng hỏi)
Câu hỏi Trả lời
1.   Quan sát Hình 2.1, nêu các thành phần chính của tế bào và chức năng của chúng.
 2. Trên màng tế bào có rất nhiều lỗ nhỏ li ti. Em hãy dự đoán xem vai trò của những lỗ nhỏ này là gì?
  • Thực hiện nhiệm vụ học tập

  – HS hoạt động nhóm, quan sát tranh, hoàn thành nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét: ngoài ba thành phần chính, tế bào còn có các thành phần khác, GV dẫn dắt chuyển sang phần II.

GV cần giải thích khái niệm: vật chất di truyền, ADN, nhiễm sắc thể cho HS khi nói về nhân tế bào.

– Dự kiến sản phẩm học học tập

  • Báo cáo kết quả và thảo luận:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 (Bảng hỏi)
Câu hỏi Trả lời
1.   Quan sát Hình 2.1, nêu các thành phần chính của tế bào và chức năng của chúng. Các thành phần chính của tế bào: màng tế bào, tế bào chất, nhân hoặc vùng nhân.
 2. Trên màng tế bào có rất nhiều lỗ nhỏ li ti. Em hãy dự đoán xem vai trò của những lỗ nhỏ này là gì? Những lỗ nhỏ li ti trên màng tế bào là nơi thực hiện sự trao đổi chất giữa tế bào và môi trường bên ngoài.
  • Chuyển giao nhiệm vụ học tập 2 : Phân biệt tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.

– GV: Sử dụng hình ảnh kết hợp nội dung trong SGK để hướng dẫn HS so sánh cấu tạo giữa tế bào nhân sơ, tế bào nhân thực và phân biệt hai loại tế bào này.

– HS đọc nội dụng SGK mục II và Hoàn thành phiếu học tập

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 (Bảng hỏi)
Câu hỏi Trả lời
1. Cho biết tế bào nhân sơ, tế bào nhân thực là gì?   
2. So sánh điểm giống và khác nhau giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.
  • Thực hiện nhiệm vụ học tập

  –  HS hoạt động nhóm, quan sát tranh, thảo luận hoàn thành phiếu học

– GV quan sát, hỗ trợ

  • Báo cáo kết quả và thảo luận:

HS làm việc nhóm để thực hiện nhiệm vụ được giao

– Các nhóm treo hình lên bảng và thuyết trình kết quả làm việc.

– GV nhận xét, đánh giá các nhóm và bổ sung kiến thức.

– Dự kiến sản phẩm

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 (Bảng hỏi)
Câu hỏi Trả lời
1. Cho biết tế bào nhân sơ, tế bào nhân thực là gì?    Tế bào nhân sơ chưa có nhân hoàn chỉnh (không có màng nhân ngăn cách giữa chất nhân và tế bào chất). Vùng chứa vật chất di truyền được gọi là vùng nhân. Tế bào chất không có hệ thống nội màng cũng như các bào quan có màng bao bọc, chỉ có bào quan duy nhất là ribosome. Tế bào vi khuẩn là tế bào nhân sơ.

Tế bào nhân thực đã có nhân hoàn chỉnh, vật chất di truyền nằm trong nhân được bao bọc bởi màng nhân. Tế bào chất được chia thành nhiều khoang bởi hệ thống nội màng và các bào quan có màng bao bọc

2. So sánh điểm giống và khác nhau giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực. – Giống nhau: đều có màng tế bào, tế bào chất, nhân hoặc vùng nhân.

– Khác nhau: Các thành phần cấu tạo tế bào có ở tế bào nhân thực mà không có ở tế bào nhân sơ: ti thể, lưới nội chất, bộ máy Gongi,…

Chuyển giao nhiệm vụ học tập 3: Phân biệt tế bào động vật và tế bào thực vật

– Yêu cầu HS quan sát Hình 19.3.

– GV tổ chức cho HS làm việc nhóm, mỗi nhóm gồm 4-5 HS để tìm hiểu về cấu tạo tế bào động vật, tế bào thực vật và trả lời câu hỏi trong SGK.

PHIẾU HỌC TẬP  (Bảng hỏi)
Câu hỏi Trả lời
1. Quan sát Hình 2.3 và 2.4, lập bảng so sánh sự giống nhau và khác nhau về thành phần cấu tạo giữa tế bào động vật và tế bào thực vật.   
2. So sánh điểm giống và khác nhau giữa tế động vật và tế bào thực vật.
  • Thực hiện nhiệm vụ học tập

  –  HS hoạt động nhóm, quan sát tranh, thảo luận hoàn thành phiếu học

– GV quan sát, hỗ trợ

– Các nhóm treo hình lên bảng và thuyết trình kết quả làm việc.

Luyện tập

Câu 1. Nêu khái niệm tế bào nhân sơ, tế bào nhân thực.

Câu 2. Tế bào ở hình bên mô tả tế bào động vật hay thực vật? Giải thích?

Câu 3. Thành phần cấu tạo nào dưới đây có ở mọi tế bào?

  1. Màng tế bào.
  2. Lục lạp.
  3. Không bào.
  4. Hệ thống nội màng.

Câu 4. Vì sao rau củ và thịt cùng được bảo quản trong ngăn đá của tủ lạnh, khi rã đông rau củ bị dập nát còn thịt vẫn bình thường? Từ đó em hãy đưa ra cách bảo quản thực phẩm phù hợp.

* Tại sao thực vật có khả năng quang hợp?

– Tế bào thực vật có chứa lục lạp, lục lạp có khả năng quang hợp tổng hợp các chất cho tế bào.

GV có thể mở rộng kiến thức về cấu tạo của lục lạp để HS biết được màu xanh trên hành tinh là do đâu mà có? Tại sao cây xanh có thể quang hợp được? Quang hợp có ý nghĩa gì cho cuộc sống trên Trái Đất?. Không bào trong tế bào thực vật được coi là “hồ chứa nước” cho cây. Thành tế bào được coi như “khung nhà”,…

    Thông qua các nội dung thảo luận của hoạt động, GV hướng dẫn cho HS rút ra kết luận

  • Báo cáo kết quả và thảo luận:
  1. Điểm giống nhau giữa tế bào thực vật và tế bào động vật:

– Đều là tế bào nhân thực.

– Trong cấu tạo có các thành phần: màng tế bào, tế bào chất và nhân. Ngoài ra còn có một số bào quan (ti thể, thể Gongi, mạng lưới nội chất,…).

Điểm khác nhau:

Đặc điểm Tế bào thực vật Tế bào động vật
Thành tế bào Không
Không bào To, nằm ở trung tâm Nhỏ, chỉ có ở một số động vật đơn bào
Lục lạp Không
  1. Tế bào thực vật có lục lạp chứa sắc tố, tham gia quá trình quang hợp. Do đó thực vật có hình thức sống tự dưỡng. Tế bào động vật không có lục lạp nên không có khả năng quang hợp, do đó động vật là sinh vật dị dưỡng.

Thành tế bào ở thực vật giúp cây cứng cáp dù không có bộ xương như ở động vật.

GV cần nhấn mạnh vai trò của ba thành phần: thành tế bào, không bào, lục lạp đối với tế bào thực vật, đây cũng là đặc điểm khác biệt cơ bản so với tế bào động vật.

Luyện tập

Câu 1.

Câu 2. Tế bào trong hình mô tả tế bào thực vật vì trong tế bào có cẩu trúc thành tế bào, lục lạp, không bào đặc trưng ở thực vật.

Câu 3. A.

Câu 4. Khi bảo quản rau củ trong ngăn đá, nước trong tế bào đông cứng, dãn nở phá vỡ cấu trúc thành tế bào dẫn đến tế bào thực vật không còn nguyên hình dạng. Còn thịt, cấu tạo tế bào động vật không có thành tế bào nên không xảy ra hiện tượng đó. Chỉ nên bảo quản thịt, cá trong ngăn đá; rau nên bảo quản ở ngăn mát.

  1. Sản phẩm học tập

 – Nội dung các câu trả lời và phần trình bày của HS

  1. Phương án đánh giá:

Phương pháp đánh giá: hỏi – đáp

Công cụ đánh giá là câu hỏi tự luận:

RUBRIC
Tiêu chí Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
Mức độ tham gia hoạt động nhóm

– Mức 1: Tham dự nhưng không tập trung

– Mức 2: Có tham gia, làm bài tập theo đúng các tiêu chí mà giáo viên yêu cầu.

– Mức 3: Nhiệt tình, sôi nổi, tích cực,  làm nhanh trật tự theo đúng các tiêu chí mà giáo viên yêu cầu.

Kết quả phiếu học tập

– Mức 1: Nhận dạng được tế bào thực vật, tế bào động vật, tế bào nhân sơ, tế bào nhân thực qua hình ảnh nhưng chưa biết đúng hay sai

– Mức 2:  Phân biệt được tế bào thực vật, tế bào động vật, tế bào nhân thực, tế bào nhân sơ qua một số dấu hiệu cơ bản.

– Mức 3: Vẽ được sơ đồ cấu tạo đơn giản của tế bào thực vật, tế bào động vật, tế bào nhân thực, tế bào nhân sơ.

Báo cáo rõ ràng ,chính xác

– Mức 1: Lắng nghe

– Mức 2: Có lắng nghe, phản hồi

– Mức 3:Lắng nghe ý kiến các thành viên khác, phản hồi và tiếp thu ý kiến hiệu quả

 

Hoạt động 3: Tìm hiểu sự lớn lên của tế bao (45 phút)

  1. Mục tiêu hoạt động

10.KHTN.2.4

15.GT-HT.4

16.TT.1

  1. Tổ chức hoạt động
  • Chuẩn bị: GV chia lớp thành 4 nhóm; video, tranh

– GV sử dụng phương pháp trực quan kết hợp nêu vấn đề kết hợp với hoạt động thảo luận nhóm

HS xem video sự lớn lên và phân chia của tế bào thực vật và tế bào động vật

     GV đặt vấn đề:  Vì sao cây đậu tương lớn lên được?

– Qua xem video và nhận xét sự thay đổi kích thước của sinh vật ở các giai đoạn khác nhau.

– Những thay đổi gì ở trong cơ thể sinh vật dẫn đến sự khác nhau như vậy? Dẫn dắt HS vào bài học.

Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Tìm hiểu sự lớn lên của tế bào

– GV giới thiệu Hình 20.1 trong SGK, yêu cầu HS quan sát hình để rút ra nhận xét về kích thước của tế bào mới hình thành và tế bào trưởng thành.

– GV tổ chức để HS tìm hiểu về sự lớn lên của tế bào thông qua trả lời câu hỏi trong SGK, có thể yêu cầu HS thảo luận nhóm để hoàn thành câu hỏi.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 (Bảng hỏi)
Câu hỏi Trả lời
1. Kích thước tế bào chất và nhân thay đổi thế nào khi tế bào lớn lên?   
2. Tế bào có lớn lên mãi được không? Tại sao?
3. Ý nghĩa của sự lớn lên và phân chia của tế bào đối với sinh vật
4. Em bé sinh ra nặng 3 kg, khi trưởng thành có thể năng 50 kg, theo em, sự thay đổi này là do đâu?
  • Thực hiện nhiệm vụ học tập

  –  HS hoạt động nhóm, quan sát tranh, thảo luận hoàn thành phiếu học

– GV quan sát, hỗ trợ

  • Báo cáo kết quả và thảo luận:
PHIẾU HỌC TẬP   (Bảng hỏi)
Câu hỏi Trả lời
1. Kích thước tế bào chất và nhân thay đổi thế nào khi tế bào lớn lên?    Tế bào trưởng thành có kích thước lớn hơn so với tế bào mới hình thành. Quá trình lớn lên này chủ yếu là do sự tăng lên về kích thước của tế bào chất trong khi kích thước nhân tế bào không thay đổi nhiều.
2. Tế bào có lớn lên mãi được không? Tại sao? Tế bào không thể lớn lên mãi được vì: kích thước tế bào bị giới hạn bởi màng tế bào (và thành tế bào ở tế bào thực vật), tế bào kích thước lớn có tỉ lệ S/V giảm; dẫn đến sự trao đổi chất của tế bào sẽ chậm lại (do sự vận chuyển các chất đến từng phần trong tế bào sẽ chậm hơn), việc thu nhận và đáp ứng với các kích thích từ môi trường cũng chậm hơn.
3. Ý nghĩa của sự lớn lên và phân chia của tế bào đối với sinh vật Giúp cho cơ thể sinh vật lớn lên và trưởng thành
4. Em bé sinh ra nặng 3 kg, khi trưởng thành có thể năng 50 kg và sự phát triển của cây ngô, theo em, sự thay đổi này là do đâu? Sự tăng lên về khối lượng và kích thước cơ thể là do sự lớn lên và phân chia của tế bào.

  Thông quan các nội dung thảo luận của hoạt động 3, GV hướng dẫn cho HS rút ra kết luận theo gợi ý SGK.

Vận dụng

   * Vì sao khi thằn lằn đứt đuôi, đuôi của nó có thể được tái sinh?

   – Do các tế bào có khả năng sinh sản để thay thế các tế bào đã mất.

  1. Sản phẩm học tập

 – Nội dung các câu trả lời và phần trình bày của HS

  1. Phương án đánh giá:

Phương pháp đánh giá: Viết.

Công cụ đánh giá: Rubric

RUBRIC
Tiêu chí Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
Kết quả phiếu học tập

– Mức 1: Trả lời được rất ít ý đúng, diễn đạt lúng túng.

– Mức 2:  Trả lời được khoảng 50% các ý đúng, diễn đạt còn chưa súc tích.

– Mức 3: Trả lời đúng câu hỏi. Viết

Mức độ tham gia hoạt động nhóm

– Mức 1: Tham dự nhưng không tập trung

– Mức 2: Có tham gia, làm bài tập theo đúng các tiêu chí mà giáo viên yêu cầu.

– Mức 3: Nhiệt tình, sôi nổi, tích cực,  làm nhanh trật tự theo đúng các tiêu chí mà giáo viên yêu cầu.

Hoạt động 4: Tìm hiểu dự sinh sản (phân chia) của tế bào ( 20phút)

  1. Mục tiêu hoạt động

4.KHTN 1.1            6.KHTN 1.1                  7.KHTN 1.1                 17.TN

  1. Tổ chức hoạt động
  • Chuẩn bị: GV chia lớp thành 4 nhóm; video, tranh

– GV sử dụng phương pháp trực quan, kĩ thuật công não kết hợp với hoạt động thảo luận nhóm

Tế bào mới hình thành sẽ tăng kích thước và khối lượng tạo nên tế bào trưởng thành. Vậy tiếp theo, tế bào trưởng thành sẽ biến đổi như thế nào?

GV đặt vấn đề về sự biến đổi tiếp theo của tế bào trưởng thành.

HS quan sát hình ảnh  để trả lời câu hỏi

 Quan sát Hình 3.1 và 3.2 để trả lời các câu hỏi sau:     

 Câu 1: Khi nào thì tế bào phân chia?

       Câu 2. Cơ thể chúng ta gồm hàng tỉ tế bào được hình thành nhờ quá trình nào?

  • Thực hiện nhiệm vụ học tập

  –  HS hoạt động nhóm, quan sát tranh, thảo luận hoàn thành phiếu học

– GV quan sát, hỗ trợ

– GV có thể mở rộng kiến thức thông qua việc đưa thêm công thức tính số lượng tế bào sau n lần phân chia (2n).

– GV nhấn mạnh rằng sự phân chia tế bào chính là hoạt động sinh sản của tế bào. GV cung cấp thông tin về khả năng phân chia của các loại tế bào thông qua nội dung của mục “Em có biết?”.

  • Báo cáo kết quả và thảo luận:

– Các nhóm nhận xét trao đổi lẫn nhau

– GV nhận xét kết quả của mỗi nhóm và bổ sung

Dự kiến sản phẩm

  1. Khi tế bào lớn lên và đạt kích thước nhất định (tế bào trưởng thành) sẽ thực hiện quá trình phân chia.
  2. Cơ thể người xuất phát ban đầu là hợp tử, chỉ gồm 1 tế bào, nhờ quá trình phần chia tế bào (theo công thức 2n) sẽ tạo ra hàng tỉ tế bào.

 Thông quan các nội dung thảo luận của hoạt động, GV hướng dẫn cho HS rút ra kết luận theo gợi ý SGK.

Vận dụng

   * Vì sao khi thằn lằn đứt đuôi, đuôi của nó có thể được tái sinh?

   – Do các tế bào có khả năng sinh sản để thay thế các tế bào đã mất.

  1. Sản phẩm học tập

 – Nội dung các câu trả lời và phần trình bày của HS

  1. Phương án đánh giá:
RUBRIC
Tiêu chí Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
Kết quả phiếu học tập

– Mức 1: Trả lời được rất ít ý đúng, diễn đạt lúng túng.

– Mức 2:  Trả lời được khoảng 50% các ý đúng, diễn đạt còn chưa súc tích.

– Mức 3: Trả lời đúng câu hỏi. Diễn đạt rõ ràng, ngắn gọn

Mức độ tham gia hoạt động nhóm

– Mức 1: Tham dự nhưng không tập trung

– Mức 2: Có tham gia, làm bài tập theo đúng các tiêu chí mà giáo viên yêu cầu.

– Mức 3: Nhiệt tình, sôi nổi, tích cực,  làm nhanh trật tự theo đúng các tiêu chí mà giáo viên yêu cầu.

Hoạt động 5: Tìm hiểu ý nghĩa của sự lớn lên và sinh sản tế bào (25 phút)

1.Mục tiêu hoạt động

4.KHTN 1.1            6.KHTN 1.1           7.KHTN 1.1              17.TN

  1. Tổ chức hoạt động
  • Chuẩn bị: GV chia lớp thành 4 nhóm; video, tranh

– GV sử dụng phương pháp trực quan, kĩ thuật công não kết hợp với hoạt động thảo luận nhóm

-Mỗi nhóm lấy một ví dụ cụ thể về những hiện tượng liên quan đến sự lớn lên và phân chia tế bào, giải thích về những biến đổi của tế bào, cơ thể trong ví dụ.  chỉ ra ý nghĩa của 2 quá trình này đối với sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.

Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Tìm hiểu ý nghĩa của sự lớn lên và sinh sản tế bào

– GV chia nhóm tìm hiểu các ví dụ cụ thể tương ứng với các Hình 20.3, 20.4; thảo luận và trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập, từ đó nêu ý nghĩa của quá trình lớn lên và phân chia của tế bào ở từng hiện tượng.

PHIẾU HỌC TẬP  (Bảng hỏi)
Câu hỏi Trả lời
1. Sự sinh sản tế bào có ý nghĩa gì?   
2. Nhờ quá trình nào cơ thể có được những tế bào mới thay thế cho những tế bào già, các tế bào chết, tế bào bị tổn thương?
  • Thực hiện nhiệm vụ học tập

  –  HS hoạt động nhóm, quan sát tranh, thảo luận hoàn thành phiếu học

– GV quan sát, hỗ trợ

– Đại diện trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung

GV chốt lại kiến thức dựa trên tổng hợp cầu trả lời của mỗi nhóm. Cụ thể GV cần nhấn mạnh vào 2 vai trò:

+ Giúp cơ thể lớn lên (tăng về kích thước, chiều cao, cân nặng) như ở Hình 20.3.

+ Giúp thay thế các tế bào chết, các tế bào bào già, tế bào sai hỏng hay tế bào bị tổn thương như hiện tượng trong Hình 20.4.

– GV cùng HS trao đổi về tốc độ phát triển của cơ thể người trong giai đoạn dậy thì.

– GV tổng hợp lại ý nghĩa của sự lớn lên và phân chia tế bào đối với cơ thể qua các giai đoạn: khi cơ thể mới hình thành -> cơ thể đang phát triển -> sau khi cơ thể trưởng thành, ngừng lớn.

  • Báo cáo kết quả và thảo luận:

– Các nhóm nhận xét trao đổi lẫn nhau hoàn chỉnh phiếu học tập 5

– GV nhận xét kết quả của mỗi nhóm và bổ sung

– Dự kiến sản phẩm

PHIẾU HỌC TẬP  (Bảng hỏi)
Câu hỏi Trả lời
1. Sự sinh sản tế bào có ý nghĩa gì?    Trong các trường hợp nêu ở Hình 20.3,20.4, sự phân chia của tế bào giúp cơ thể lớn lên và tạo ra các tế bào mới thay thế cho các tế bào đã chết, già hay mất chức năng.
2. Nhờ quá trình nào cơ thể có được những tế bào mới thay thế cho những tế bào già, các tế bào chết, tế bào bị tổn thương? Nhờ có quá trình phân chia của tế bào, cơ thể sẽ tạo ra các tế bào mới để thay thế cho những tế bào già, tế bào chết, tế bào sai hỏng và tế bào bị tổn thương.

Luyện tập

Câu 1. Cơ thể động vật lớn lên được là nhờ:

  1. Sự lớn lên của một tế bào ban đầu.
  2. Sự tăng số lượng của tê’ bào trong cơ thể do quá trình sinh sản.
  3. Sự tăng số lượng và kích thước của tế bào trong cơ thể được tạo ra từ quá trình lớn lên và phân chia tế bào.
  4. Sự thay thế và bổ sung các tế bào già bằng các tế bào mới từ quá trình phân chia tế bào.

Câu 2. Từ một tế bào ban đẩu, sau 3 lần phân chia liên tiếp sẽ tạo ra:

  1. A. 3 tế bào con
  2. 6 tế bào con.
  3. 8 tế bào con.
  4. 12 tế bào con.

Câu 3. Ở một số loài thực vật có sự xuất hiện các khối u sần (như bệnh sùi cành trên cây hoa hồng ở hình bên) do chúng bị vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens xâm nhiễm. Theo em, bệnh đó ảnh hưởng như thế nào đến sự sinh trưởng của thực vật?

    Thông quan các nội dung thảo luận của hoạt động 3, GV hướng dẫn cho HS rút ra kết luận theo gợi ý SGK.

  1. Sản phẩm học tập

 – Nội dung các câu trả lời và phần trình bày của HS

– luyện tập

Câu 1. C. (B)

Câu 2. C. (H)

Câu 3. Vi khuẩn xâm nhập vào cây trồng khiến các tế bào tại vị trí bị tổn thương, mất khả năng kiểm soát quá trình phân chia, do vậy các tế bào được nhân lên liên tục tạo thành các khối u tại vị trí bị bệnh.

Tế bào phân chia không kiểm soát sẽ lấy mất dinh dưỡng của các quá trình trao đổi chất khác, đồng thời ảnh hưởng đến các quá trình vận chuyển nước và các chất dinh dưỡng của cây trồng khiến cây sinh trưởng chậm, còi cọc, có thể mất khả năng ra hoa và chết. (VD)

  1. Phương án đánh giá:
Tiêu chí đánh giá Không
Xác định được ý nghĩa của sự lớn lên của tế bào
Xác định được  ý nghĩa của sự sinh sản tế bào
Hoàn thành phiếu học tập
Trình bày báo cáo trước lớp tự tin

 

Bài 21. THỰC HÀNH: QUAN SÁT VÀ PHÂN BIỆT MỘT SỐ LOẠI TẾ BÀO

 Hoạt động 6: Hướng dẫn học sinh làm tiêu bản quan sát và phân tích mẫu vật. (45 phút)

  1. Mục tiêu hoạt động

– Quan sát được tế bào lớn bằng mắt thường và tế bào nhỏ bằng kính hiển vi.

– Làm được tiêu bản tế bào biểu bì thực vật.

– Quan sát và nhận biết được các thành phần cơ bản trong tế bào.

– Vẽ hình và so sánh được sự khác nhau giữa các tế bào quan sát được.

  1. Tổ chức hoạt động
  • Chuẩn bị:

GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng và thư kí

Mỗi nhóm HS có 1 bộ dung cụ và hóa chất và 1 phiếu học tập

STT Hóa chất – mẫu vật Số lượng
1 Xanh methylene
2 Nước cất
3 Trứng cá
4 Củ hành
5 Các tế bào niêm mạc miệng
STT Dụng cụ Số lượng
6 Kính lúp cẩm tay 8
7 Kính hiển vi 1
8 Đĩa kính đồng hổ 4
9 Lam kính 4
10 Lamen 4
11 Pipette 2
12 Kim mũi mác 2
13 Panh 4
14 thìa inox 4

– GV sử dụng phương pháp trực quan, hợp tác kết hợp kĩ thuật khăn trải bàn, thí nghiệm, thảo luận nhóm

Hướng dẫn học sinh làm tiêu bản quan sát và phân tích mẫu vật.

– GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, số lượng HS/nhóm phụ thuộc vào số lượng dụng cụ, thiết bị và mẫu vật GV chuẩn bị được (nên đảm bảo mỗi nhóm không quá 5 HS).

– GV đưa ra nhiệm vụ cụ thể cho từng nội dung thực hành như: thời gian, yêu cầu cần đạt được. GV có thể khuyến khích các nhóm bằng điểm thưởng đối với nhóm làm nhanh và có tiêu bản đẹp.

– GV tổ chức để HS lần lượt tiến hành các nội dung thực hành (quan sát ngay sau khi làm tiêu bản). GV làm mẫu một số thao tác khó và giải đáp các thắc mắc của HS (nếu có).

Nội dung thực hành Thời gian đề xuất thực hiện Yêu cầu cần đạt được
Làm tiêu bản, quan sát tế bào biểu bì hành tây. 15 – 10 phút – Lớp biểu bì được lột mỏng để các tế bào tách riêng và không bị chồng lên nhau.

– Quan sát được thành tế bào, tế bào chất và nhân rõ nét bằng kính hiển vi.

Quan sát tế bào trứng cá. 5-7 phút – Quan sát được hình dạng từng tế bào trứng cá bằng mắt thường hoặc kính lúp.

– Xác định được thành phần quan sát được là cấu trúc nào của tế bào.

tế bào niêm mạc miệng 15 – 10 phút – Quan sát được hình dạng từng tế bào niêm mạc miệng qua kính hiển vi.

– GV phát phiếu bảng kiểm) hướng dẫn các nhóm sau thực hành học sinh sẽ đánh giá lẫn nhau trong cùng một nhóm theo các tiêu chí trong bảng kiểm.

– Các nhóm tiến hành thực hành làm tiêu bản tế bào vảy hành và tế bào biểu bì ếch và quan sát hình ảnh tế bào trên kính hiển vi. Từng cá nhân vẽ lại hình ảnh quan sát được đó vào vở.

– Các tiêu bản của từng nhóm sẽ được chiếu trên màn hình, để học sinh làm căn cứ để đánh giá lẫn nhau trong một nhóm thông qua bảng kiểm

     – GV quan sát và hỗ trợ HS, đồng thời nhắc nhở HS đảm bảo về mặt thời gian để hoàn thành toàn bộ nội dung bài thực hành.

     –  GV có thể củng cố kiến thức về thành phần tế bào dựa trên việc trình chiếu và phân tích ảnh chụp một tiêu bản quan sát bằng kính hiển vi của một nhóm HS hoặc tiêu bản chuẩn do GV chuẩn bị trước.

     – GV cần lưu ý HS cẩn thận khi sử dụng các dụng cụ như dao mổ, kim mũi mác.

     – GV nên hướng dẫn kĩ và làm mẫu một số thao tác như: dùng kim mũi mác lột biểu bì hành tây.

     – GV cũng nên chuẩn bị sẵn tiêu bản tế bào biểu bì hành tây và hình ảnh của các tiêu bản khi quan sát bằng kính hiển vi để hỗ trợ phấn củng cố kiến thức và làm mẫu cho nhóm làm tiêu bản chưa đẹp.

     – Trong quá trình HS thực hành, GV bao quát lớp để hỗ trợ các nhóm hoàn thành nội dung bài học, đồng thời đánh giá được kĩ năng và thái độ của HS.

Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1: Quan sát tế bào trứng cá bằng mắt thường và kính lúp

Nhiệm vụ: GV hướng dẫn HS lấy tế bào trứng cá quan sát bằng mắt thường và kính lúp cầm tay sau đó so sánh kết quả quan sát được.

Tổ chức dạy học: GV định hướng để HS tự thực hiện thí nghiệm lấy trứng cá và quan sát bằng mắt thường và kính lúp cầm tay.

GV có thể đặt một vài câu hỏi yêu cầu HS chú ý khi thực hiện thí nghiệm như:

  1. Tại sao khi tách trứng cá chép cần nhẹ tay, không để kim mũi mác làm vỡ màng trứng?

Yêu cầu HS nhận xét kết quả quan sát tế bào trứng cá bằng mắt thường và kính lúp.

Bước 1: Dùng kim mũi mác tách trứng cá cho vào đĩa kính đồng hồ đã có sẵn vài giọt nước cất.

Bước 2: Quan sát bằng mắt thường và kính lúp cẩm tay.

Chuyển giao nhiệm vụ học tập 2: Quan sát tế bào biểu bì vảy hành bằng kính hiển vi quang học.

 Nhiệm vụ: Quan sát tế bào biểu bì vảy hành dưới kính hiển vi.

Tổ chức dạy học: GV hướng dẫn các bước thực hiện, sau đó cho HS tự thực hiện theo các bước hướng dẫn trong SGK, đồng thời hỗ trợ HS thêm các kĩ thuật giữa các bước như: Cách lấy tế bào biểu bì vảy hành, cách quan sát tiêu bản, cách điều chỉnh kính, vị trí đặt của mắt, ….

Sau quá trình thực hành  HS thảo luận các câu hỏi sau:

2. Tại sao cần tách lớp tế bào vảy hành thật mỏng khi làm tiêu bản?

3.  Khi tiến hành bước đậy lamen để hoàn thành tiêu bản quan sát, em cần lưu ý điều gì?

Chuyển giao nhiệm vụ học tập 3: Quan sát tế bào niêm mạc miệng bằng kính hiển vi quang học.

 Nhiệm vụ: Quan sát tế bào niêm mạc miệng dưới kính hiển vi.

Tổ chức dạy học: Tương tự với hoạt động 2

 – GV yêu cầu các thành viên có kết quả thực hành quan sát tốt chia sẻ kinh nghiệm với các bạn khác về kĩ thuật thực hiện ở các bước.

GV hướng dẫn HS rút ra kết luận theo SGK.

  • Thực hiện nhiệm vụ học tập
  • HS hợp tác với nhau thực hiện nhiệm vụ học tập.
  • Luân phiên quan sát hình ảnh tiêu bản tế bào
  • Báo cáo kết quả và thảo luận:

–   Đại diện nhóm lên trình bày kết quả quan sát, các nhóm khác nhận xét. 

– GV nhận xét kết quả của mỗi nhóm và bổ sung

  • GV nhận xét và tổng kết
  • Dự kiến sản phẩm học tập của học sinh

 Hoạt động 7: Báo cáo kết quả thực hành (45 phút)

  1. Vẽ lại các loại tế bào đã quan sát được bằng kính hiển vi.
  2. Dựa vào hình ảnh quan sát được, em hãy nêu các thành phần của mỗi loại tế bào rồi hoàn thành theo mẫu bảng dưới dây.
Tế bào hành tây Tế bào trứng cá Tế bào niêm mạc miệng
Thành phần quan sát được ? ?
Thành phần không quan sát được ? ?
Hình vẽ ? ?
  1. Trả lời câu hỏi:
  2. a) Thành phần nào em quan sát thấy ở cả hai loại tế bào?
  3. b) Đặc điểm nào giúp em phân biệt được tế bào hành tây với tế bào niêm mạc miệng?
  4. Sản phẩm học tập

 Kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS là hình ảnh tiêu bản tế bào của các nhóm trên màn chiếu và hình vẽ trong vở

  1. Phương án đánh giá

 – Sử dụng bảng kiểm đánh giá KN thực hành thí nghiệm

– Đánh giá cá nhân:  Hình vẽ tế bào

– Đánh giá nhóm: Các nhóm căn cứ vào kết quả thực hiện nhiệm vụ của các nhóm tiến hành đánh giá đồng đẳng lẫn nhau thông qua bảng kiểm.

Các tiêu chí Có Không Không
Các tiêu chí Có/Không (Dành cho giáo viên) Không
Chuẩn bị mẫu vật, dụng cụ đạt yêu cầu của bài thí nghiệm.
Nêu được câu hỏi thí nghiệm
Thiết kế được các bước thí nghiệm.
Thực hiện các thao tác thí nghiệm thành thạo.
Ghi chép quá trình thí nghiệm đầy đủ.
Giải thích kết quả thí nghiệm rõ ràng.
Rút ra kết luận chính xác.

BẢNG KIỂM ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM

(Dành cho học sinh)

Các tiêu chí Không
Chuẩn bị mẫu vật: Hành tím, ếch, trứng cá
Thực hiện được theo các bước hướng dẫn
Có sự hợp tác giữa các thành viên trong nhóm
Vẽ được hình tế bào đã quan sát

BẢNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM

(DÀNH CHO GIÁO VIÊN)

Phẩm chất – Năng lực Tiêu chí Mức độ đạt được
Mức 1 Mức 2 Mức 3
Giao tiếp và hợp tác Chuẩn bị mẫu vật
Tìm hiểu tự nhiên Thực hiện được theo các bước làm tiêu bản
Giao tiếp và hợp tác Có sự hợp tác giữa các thành viên trong nhóm
Trung thực Vẽ được hình tế bào đã quan sát

  RUBRIC ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN THÍ NGHIỆM

Kĩ năng Mức độ biểu hiện
Mức 1 Mức 2 Mức 3
Chuẩn bị mẫu vật Chuẩn bị đầy đủ các nguyên vật liệu, dụng cụ thực hành thí nghiệm Chuẩn bị được hầu hết các nguyên vật liệu, dụng cụ thực hành thí nghiệm Không chuẩn bị hoặc có chuẩn bị nhưng còn thiếu nhiều nguyên vật liệu, dụng cụ thực hành thí nghiệm
Thực hiện được theo các bước hướng dẫn Thực hiện chính xác và nhanh toàn bộ các bước trong quy trình thí nghiệm Thực hiện đúng phần lớn các bước trong quy trình thí nghiệm Không thực hiện được hoặc thực hiện không đúng nhiều bước trong quy trình thí nghiệm
Có sự hợp tác giữa các thành viên trong nhóm Tất cả thành viên trong nhóm có sự trao đổi, thống nhất với nhau, giúp đỡ lẫn nhau khi thực hành. Các thành viên trong nhóm chưa có sự thống nhất, chưa giúp đỡ lẫn nhau khi thực hành. Các thành viên trong nhóm chưa có sự thống nhất, chưa giúp đỡ nhau thực hành, còn học sinh chỉ quan sát mà không thực hiện.
Làm được tiêu bản, vẽ lại được tế bào đang quan sát Làm được tiêu bản theo đúng các bước thí nghiệm, vẽ lại được tế bào đang quan sát một cách chính xác Làm được tiêu bản các bước thí nghiệm, chưa vẽ lại được tế bào đang quan sát một cách chính xác Làm tiêu bản các bước thí nghiệm nhưng chưa quan sát được, chưa vẽ lại được tế bào đang quan sát

HOẠT ĐỘNG 8: Ô tập chủ đề 8 (45phút)

  1. Mục tiêu hoạt động

9.KHTN 1.4               13.KHTN.3.1                             

  1. Tổ chức hoạt động

Phương pháp, Kĩ thuật

– Dạy học trò chơi;

– Kĩ thuật sơ đồ tư duy.

  • Chuẩn bị: Phiếu học tập, trò chơi, bảng nhóm
  • Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1: Củng cố lý thuyết

Nhiệm vụ: GV định hướng cho HS hệ thống hóa được kiến thức về hình dạng và kích thước tế bào, cấu tạo tế bào, phân loại tế bào, sự lớn lên và sinh sản của tế bào.

Tổ chức dạy học: GV hướng dẫn HS tham gia một số trò chơi do GV thiết kế có tính tổng hợp như  Chiếc nón kì diệu… hoặc thi thiết kế áp phích nhanh về chủ đề Hiểu biết của em về tế bào.

  • Chuyển giao nhiệm vụ học tập 2: Hướng dẫn giải một số dạng bài tập

Nhiệm vụ: GV sử dụng phương pháp dạy học bài tập, định hướng cho HS giải một số bài tập phát triển năng lực khoa học tự nhiên cho cả chủ đề.

Tổ chức dạy học: GV gợi ý, định hướng, tổ chức cho HS hoạt động nhóm hoặc động não cá nhân để làm bài tập vận dụng của chủ đề, đồng thời phát triển phẩm chất, năng lực của HS.

Bài tập SGK

 

Câu 5: Quan sát hình dưới đây rồi trả lời:

a. Gọi tên các thành phần của tế bào tương ứng với vị trí 1,2,3,4 trong hình

b. Thành phần nào có ở cả tế bào thực vật và tế bào động vật?

Một số bài tập gợi ý:

Dạng trắc nghiệm trò chơi

 

Câu 5: Quan sát hình ảnh bên và trả lời các câu hỏi sau:

a) Thành phần nào là màng tế bào?

A. (1)                   B. (2)                                

C. (3)                   D. (4)

b) Thành phần nào có chức năng điều khiển hoạt động của tế bào?

A. (1)                   B. (2)                                 C. (3)                        D. (4)

Câu 6. Nhận định nào đúng khi nói về hình dạng và kích thước tế bào?

  1. Các loại tê bào đều có chung hình dạng và kích thước.
  2. Các loại tê bào thường có hình dạng khác nhau nhưng kích thước giống nhau,
  3. Các loại tê bào khác nhau thường có hình dạng và kích thước khác nhau.
  4. Các loại tế bào chỉ khác nhau về kích thước, chúng gióng nhau về hình dạng.

Dạng tự luận

  1. Cho ba tế bào kí hiệu lần lượt là (1), (2), (3) với thành phần cấu tạo như sau:
Tế bào Vật chất di truyền Màng nhân Lục lạp
(1) Không Không
(2) Không
(3)

    Trong ba tế bào này:

  1. a) Tế bào nào là tế bào nhân sơ? Tế bào nào là tế bào nhân thực? Tại sao?
  2. b) Tế bào nào là tế bào động vật? Tế bào nào là tế bào thực vật? Tại sao?
  3. Hình sau mô tả cấu tạo của ba tế bào (A), (B), (C):

    Hãy quan sát các thành phần cấu tạo của ba tế bào để hoàn thành các yêu cầu sau:

  1. a) Gọi tên các thành phần cấu tạo tương ứng với số (1) đến (5).
  2. b) Đặt tên cho các tế bào (A), (B), (C) và cho biết tại sao em lại đặt tên như vậy?
  3. c) Các thành phần nào chỉ có trong tế bào (C) mà không có trong tế bào (B). Nêu chức năng các thành phần này.
  4. d) Nêu hai chức năng chính của màng tế bào.
  5. Em hãy vẽ và hoàn thành bảng theo mẫu sau vào vở:
Cấu trúc Tế bào động vật Tế bào thực vật Chức năng
Màng tế bào Bảo vệ và kiểm soát các chất đi vào và đi ra khỏi tế bào.
Chất tế bào ? ? ?
Nhân tế bào ? ? ?
Lục lạp ? ? ?
  1. Sản phẩm học tập
  2. a) (1) là tế bào nhân sơ; (2), (3) là tế bào nhân thực vì (1) không có màng nhân trong khi (2), (3) có màng nhân.
  3. b) (2) là tế bào động vật, (3) là tế bào thực vật vì (2) không có lục lạp, (3) có lục lạp.
  4. a) (1) màng tế bào, (2) chất tế bào, (3) vùng nhân, (4) nhân, (5) lục lạp.
  5. b) (A) Tế bào nhân sơ vì có vùng nhân, (B) Tế bào động vật vì có nhân và không có lục lạp, (C) Tế bào thực vật vì có nhân và có lục lạp.
  6. c) Thành phần chỉ có trong tế bào (C) mà không có trong tế bào (B) là lục lạp.

        Lục lạp thực hiện chức năng quang hợp để tổng hợp các chất cho tế bào.

  1. d) Hai chức năng chính của màng tế bào là bảo vệ và kiểm soát các chất đi vào và đi ra khỏi tế bào.

       3.

Cấu trúc Tế bào động vật Tế bào thực vật Chức năng
Màng tế bào Bảo vệ và kiểm soát các chất đi vào và đi ra khỏi tế bào.
Chất tế bào Là nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào.
Nhân tế bào Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.
Lục lạp Thực hiện chức năng quang hợp.
  1. Phương án đánh giá

GV quan sát , Thang đo về hoạt động nhóm.

Nội dung quan sát Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Phân vân Không đồng ý Hoàn toàn không đồng ý
Thảo luận sôi nổi
Các HS trong nhóm đều tham gia hoạt động
Kết quả sản phẩm tốt

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *