Giáo án Powerpoint Sinh học 10 Kết nối tri thức

Giáo án powerpoint Sinh học 10 Kết nối tri thức còn gọi là bài giảng điện tử, giáo án điện tử, giáo án trình chiếu. Giáo án Sinh học 10 Kết nối tri thức bản Powerpoint được Tài Liệu KHTN biên soạn dựa theo công văn mới nhất với nhiều phong cách khác nhau, hiện đại, tinh tế và đẹp mắt tạo sự thích thú cho học sinh.

MỘT SỐ TÀI LIỆU QUAN TÂM KHÁC

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án Sinh học 10 Kết nối tri thức Powerpoint
Giáo án Sinh học 10 Kết nối tri thức Powerpoint
Giáo án Sinh học 10 Kết nối tri thức Powerpoint
Giáo án Sinh học 10 Kết nối tri thức Powerpoint
Giáo án Sinh học 10 Kết nối tri thức Powerpoint

XEM VIDEO VỀ MẪU POWERPOINT GIÁO ÁN SINH HỌC 10 SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

Bài 14: TỔNG HỢP CÁC CHẤT VÀ TÍCH LŨY NĂNG LƯỢNG

PHẦN A: LÝ THUYẾT

  • KHÁI NIỆM TỔNG HỢP CÁC CHẤT TRONG TẾ BÀO

Tổng hợp là quá trình hình thành các chất hữu cơ phức tạp từ các chất đơn giản dưới sự xúc tác của enzyme. 

Ví dụ, tổng hợp protein từ các amino acid, tổng hợp nucleic acid từ các nucleotide, tổng hợp lipid từ glycerol và acid béo… Quá trình tổng hợp có vai trò cung cấp nguyên liệu cấu tạo nên tế bào và cơ thể, đồng thời tích lũy năng lượng cho tế bào.

Sơ đồ minh họa quá trình tổng hợp các chất

Trong quá trình tổng hợp có sự hình thành liên kết hóa học giữa các chất phản ứng với nhau để tạo thành sản phẩm. Như vậy, năng lượng có trong liên kết hoá học của các chất phản ứng được tích luỹ trong liên kết hoá học của sản phẩm.

  • QUANG HỢP
  •  Khái niệm quang hợp

Quang hợp là quá trình tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ nhờ năng lượng ánh sáng được hấp thụ bởi các hệ sắc tố quang hợp.

  • Cơ chế quang hợp

Quá trình quang hợp gồm pha sáng và pha tối. Pha sáng diễn ra ở thylakoid biến đối năng lượng ánh sáng thành năng trong trong ATP và NADPH. Pha tối diễn ra ở chất nền lục lạp, sử dụng năng lượng từ pha sáng để đồng hoá có thành các hợp chất hữu cơ. Quang hợp đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự sống.

  • Vai trò của quang hợp

Quang hợp có nhiều vai trò quan trọng đối với thực vật và đời sống con người như: tổng hợp các chất và tích lũy năng lượng; cung cấp nguồn dinh dưỡng nuôi sống gần như toàn bộ sinh giới, cung cấp nguồn nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp, xây dựng và y học; điều hoà hàm lượng O2 và CO2, trong khí quyển.

  • HOÁ TỔNG HỢP VÀ QUANG TỔNG HỢP Ở VI KHUẨN
  • Vai trò của quá trình hóa tổng hợp ở vi khuẩn

Hóa tổng hợp là con đường tổng hợp chất hữu cơ (đồng hóa CO2) nhờ năng lượng của các phản ứng ôxi hóa khử do các vi sinh vật hóa tự dưỡng thực hiện.

Các nhóm vi sinh vật hoá tổng hợp:

Nhóm vi khuẩn lấy năng lượng từ các hợp chất chứa lưu huỳnh Nhóm vi khuẩn lấy năng lượng từ các hợp chất chứa nitơ Nhóm vi khuẩn lấy năng lượng từ các hợp chất chứa sắt
Đại diện
  • Vi khuẩn lưu huỳnh
  • Vi khuẩn nitrit hoá (Nitrosomonas)
  • Vi khuẩn nitrat hóa (Nitrobacter)
  • Vi khuẩn sắt
Hoạt động
  • Vi khuẩn ôxi hoá H2S tạo ra năng lượng
  • Vi khuẩn nitrit hoá: chuyển hoá NH3 thành HNO2 để lấy năng lượng:
  • Vi khuẩn nitrat hóa: ôxi hóa HNO2 thành HNO3.
  • Vi khuẩn sắt chuyển hóa Fe2+ thành Fe3+.
Vai trò
  • Làm sạch môi trường nước.
  • Đảm bảo chu trình tuần hoàn vật chất (chu trình Nitơ) trong tự nhiên.
  • Hình thành mỏ sắt.

2. Vai trò của quá trình quang khử ở vi khuẩn

Quang tổng hợp ở vi khuẩn là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng để khử CO2 thành chất hữu cơ, quang tổng hợp ở vi khuẩn được chia thành hai dạng, quang hợp (thải O2) và quang khử (không thải O2). Quá trình này được thực hiện nhà các phân tử sắc tố nằm trên màng thylakoid (có nguồn gốc từ màng sinh chất).

Quá trình quang khử ở vi khuẩn có vai trò cung cấp nguồn chất hữu cơ cho các loài sinh vật di dưỡng góp phần điều hoà khí quyển và làm giảm ô nhiễm môi trường.

PHẦN B: BÀI TẬP

  • TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Sắc tố quang hợp có chức năng nào sau đây? 

  1. Tạo màu sắc của lá.
  2. Hấp thụ ánh sáng và chuyển thành hóa năng.
  3. Tổng hợp chất hữu cơ.
  4. Bảo vệ cơ thể thực vật.

Câu 2. Nguyên liệu của quá trình quang hợp gồm các chất nào sau đây?

  1. Khí O2 và đường.
  2. Đường và nước.
  3. Khí CO2, nước và năng lượng ánh sáng.
  4. Khí CO2 và nước.

Câu 3. Chất nào sau đây không phải sản phẩm của pha sáng?

  1. ATP.
  2. NADPH.
  3. O2.
  4. C6H12O6.

Câu 4.  Phát biểu nào sau đây là đúng?

  1. Trong quá trình quang hợp, cây hấp thụ O2 để tổng hợp chất hữu cơ.
  2. Quang hợp là quá trình sinh vật sử dụng ánh sáng để phân giải chất hữu cơ.
  3. Một trong các sản phẩm của quang hợp là khí O2.
  4. Quang hợp là quá trình sinh lí quan trọng xảy ra trong cơ thể mọi sinh vật.

Câu 5. Nguồn gốc của oxi thoát ra từ quang hợ.

  1. từ phân tử nước H2O.
  2. từ APG.
  3. từ phân tử CO.
  4. từ phân tử ATP.

Câu 6. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về cơ chế của quang hợp?

  1. Pha sáng diễn ra trước, pha tối diễn ra sau.
  2. Pha tối diễn ra trước, pha sáng diễn ra sau.
  3. Pha sáng và pha tối diễn ra đồng thời.
  4. Chỉ có pha sáng, không có pha tối.

Câu 7. Vi khuẩn nào sau đây không có khả năng hoá tổng hợp?

Câu 8: Những đặc điểm nào sau đây thuộc về pha sáng?

  1. Diễn ra ở các tilacoit.
  2. Diễn ra trong chất nền của lục lạp.
  3. Là quá trình oxi hóa nước.
  4. Nhất thiết phải có ánh sáng.

Những phương án trả lời đúng là

  • (1), (3), (4).
  • (2), (3), (4).
  • (1), (3).
  • (1), (4). 

Câu 9: Những đặc điểm nào sau đây thuộc về pha tối?

  1. Giải phóng oxi.
  2. Biến đổi khí CO2 hấp thụ từ khí quyển thành cacbohidrat.
  3. Giải phóng electron từ quang phân li nước.
  4. Tổng hợp nhiều phân tử ATP.
  5. Sinh ra nước mới.

Những phương án trả lời đúng là

  1. A. (1), (4).
  2. B. (2), (3).
  3. C. (3), (5).
  4. (2), (5).

Câu 10: Nhóm sắc tố carotenoit có vai trò nào dưới đây? 

  1. Hấp thụ năng lượng ánh sáng và bảo vệ diệp lục trước ánh sáng mạnh.
  2. Tổng hợp ATP và NADPH để cung cấp cho quá trình quang hợp.
  3. Sử dụng ánh sáng để tổng hợp chất hữu cơ đặc trưng cho tế bào.
  4. Tạo màu sắc sặc sỡ cho lá, hoa và quả lúc chín.

Câu 11: Phát biểu nào sau đây đúng?

  1. Đường được tạo ra trong pha sáng.
  2. Khí oxi được giải phóng trong pha tối.
  3. ATP sinh ra trong quang hợp là nguồn năng lượng lớn cung cấp cho tế bào.
  4. Oxi sinh ra trong quang hợp có nguồn gốc từ nước.

Câu 12: Sự kiện nào sau đây không xảy ra trong pha sáng?

  1. Diệp lục hấp thụ năng lượng ánh sáng.
  2. Nước được phân li và giải phóng điện tử.
  3. Cacbohidrat được tạo ra.
  4. Hình thành ATP.

Câu 13: Vì sao hầu hết lá cây có mày xanh? 

  1. Vì lá có chứa sắc tố diệp lục nên màu xanh.
  2. Vì lá làm nhiệm vụ quang hợp nên phải có màu xanh.
  3. Vì lá chứa diệp lục, diệp lục phản xạ tia xanh nên có màu xanh.
  4. Vì đó là màu của lá khi còn non, về già thì lá chuyển thành màu vàng.

Câu 14: Trong pha sáng, ATP và NADPH được trực tiếp tạo ra từ

  1. quá trình quang phân li nước.
  2. quá trình diệp lục hấp thụ ánh sáng trở thành trạng thái kích động.
  3. hoạt động của chuỗi truyền electron.
  4. sự hấp thụ năng lượng của nước.

Câu 15: Phát biểu nào sau đây là đúng? 

  1. Tất cả các sắc tố ở lá cây đều làm nhiệm vụ quang hợp.
  2. Sắc tố quang hợp phân bố ở trên màng thylacoit.
  3. Quá trình quang hợp chỉ diễn ra ở các loài thực vật.
  4. Tất cả các tế bào thực vật đều tiến hành quang hợp.

Câu 16: Nói về sản phẩm của pha sáng quang hợp, điều nào sau đây không đúng?

  1. Các electron được giải phóng từ quang phân li nước sẽ bù cho diệp lục.
  2. ATP và NADPH sinh ra được sử dụng để tiếp tục quang phân li nước.
  3. O2 được giải phóng ra khí quyển.
  4. ATP và NADPH được tạo thành để cung cấp năng lượng cho pha tối.

Câu 17: Quang hợp không có vai trò nào sau đây? 

  1. Tổng hợp gluxit, các chất hữu cơ, oxi.
  2. Biến đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học.
  3. Oxi hóa các hợp chất hữu cơ để giải phóng năng lượng.
  4. Điều hòa tỷ lệ khí O2/CO2 của khí quyển.

Câu 18: Khi nói về pha tối của quang hợp, phát biểu nào sau đây là đúng? 

    1. Pha tối của quang hợp diễn ra ở xoang thilacoit.
    2. Pha tối của quang hợp không sử dụng nguyên liệu của pha sáng.
  • Pha tối của quang hợp sử dụng sản phẩm của pha sáng để đồng hóa CO2.
  1. Pha tối của quang hợp diễn ra ở những tế bào không được chiếu sáng.

Câu 19: Khi nói về diệp lục, phát biểu nào sau đây là sai

  1. Diệp lục hấp thụ ánh sáng ở phần đầu và phần cuối của ánh sáng nhìn thấy.
  2. Diệp lục có thể nhận năng lượng từ các sắc tố khác.
  3. Khi được chiếu sáng diệp lục có thể phát huỳnh quang.
  4. Màu của diệp lục liên quan trực tiếp đến quang hợp.

Câu 20: Trình tự các giai đoạn trong chu trình Canvin là 

  1. cố định CO2 → tái sinh chất nhận → khử APG thành ALPG.
  2. cố định CO2 → khử APG thành ALPG → tái sinh chất nhận.
  3. khử APG thành ALPG → cố định CO2 → tái sinh chất nhận.
  4. khử APG thành ALPG → tái sinh chất nhận → cố định CO2.

Câu 21: Những nhóm sinh vật nào sau đây có khả năng quang hợp?

  1. Thực vật và vi khuẩn oxi hóa lưu huỳnh.
  2. Thực vật, vi khuẩn lam và tảo.
  3. Thực vật và nấm.
  4. Thực vật và động vật.

Câu 22: Đặc điểm nào sau đây không có ở quang hợp? 

  1. Sử dụng ánh sáng để tổng hợp chất hữu cơ cho cơ thể từ chất vô cơ.
  2. Tạo ra ATP cung cấp cho tế bào vận động hoặc phân giải các chất khác.
  3. Chuyển hóa quanh năng thành hóa năng, tích lũy trong các liên kết hóa học.
  4. Chỉ diễn ra ở những sinh vật có sắc tố quang hợp (thực vật, tảo, một số vi khuẩn).

Câu 23: Cây xanh tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ nhờ sử dụng năng lượng ánh sáng trong quá trình nào sau đây?

  1. Hóa tổng hợp.
  2. Hóa phân li.
  3. Quang tổng hợp.
  4. Quang phân li.

Câu 24: Chu trình nào sau đây xảy ra trong pha tối của quá trình quang hợp?

  1. Chu trình Canvin.
  2. Chu trình Crep.
  3. Chu trình Cnop.
  4. Chu trình Cori.

Câu 25: Năng lượng cung cấp cho các phản ứng trong pha tối chủ yếu lấy từ

    1. ánh sáng mặt trời.
    2. ATP do các ti thể trong tế bào cung cấp.
    3. ATP và NADPH từ pha sáng của quang hợp.
  • tất cả các nguồn năng lượng trên.

Câu 26: Hoạt động nào sau đây của vi khuẩn nitrobacter?

Câu 27: Những nhóm sinh vật nào sau đây có khả năng quang hợp?

  • Thực vật và vi khuẩn oxi hóa lưu huỳnh.
    1. Vi khuẩn lam và tảo.
  • Thực vật và đơn bào.
  • Thực vật và động vật.

Câu 28: Hoạt động nào sau đây của vi khuẩn Nitrosomonas? 

Câu 29: Phát biểu đúng khi nói về hoá tổng hợp là

Câu 30: Khi nói về hóa tổng hợp, phát biểu nào sau đây sai?

A.Hóa tổng hợp là phương thức tự dưỡng xuất hiện sớm nhất.

B.Quá trình hóa tổng hợp không sử dụng nguồn năng lượng ánh sáng.

C.Một số sinh vật đơn bào nhân thực cũng có khả năng hóa tổng hợp.

D.Quá trình hóa tổng hợp không sử dụng nước nên không giải phóng oxi.

Câu 31: Hiện tượng xảy ra ở quang hợp mà không có ở hoá tổng hợp là:

  1. Có sử dụng năng lượng của ánh sáng.
  2. Sản phẩm tạo ra cacbonhiđrat.
  3. Xảy ra trong tế bào sống.
  4. Nguồn cacbon sử dụng cho quá trình là CO2.

Câu 32: Hãy cho biết vai trò sau đây của nhóm vi khuẩn nào?

  1. Nhóm vi khuẩn oxi hóa nitrogen
a. Đảm bảo sự tuần hoàn của chu trình vật chất trong tự nhiên (chu trình nitrogen)
  1. Nhóm vi khuẩn oxi hóa lưu huỳnh
b. Cung cấp nguồn nitrogen cho thực vật
3. Nhóm vi khuẩn oxi hóa sắt  c. Góp phần làm sạch môi trường nước
d. Tạo ra các mỏ quặng

 

  • 1-a,c; 2-b; 3-d.
    1. 1-a,b; 2-c; 3-d.
  • 1-b,c; 2-a; 3-d.
  • 1-a,d; 2-b; 3-c.

Câu 33: Trong quang hợp, oxi được tạo ra từ quá trình nào sau đây?

  • Hấp thụ ánh sáng của diệp lục.
    1. Quang phân li nước.
  • Các phản ứng oxi hóa khử.
  • Chuỗi truyền electron.

Câu 34: Trong pha sáng, ATP được trực tiếp tạo ra từ

  • quá trình quang phân li nước.
  • quá trình diệp lục hấp thụ ánh sáng trở thành trạng thái kích động.
    1. hoạt động của chuỗi truyền electron.
  • sự hấp thụ năng lượng của nước.

Câu 35: Sinh vật nào dưới đây có hoạt động tổng hợp cabonhidrat khác với các sinh vật còn lại?

Câu 36: Pha tối quang hợp xảy ra ở cấu trúc nào sau đây?

    1. Chất nền của lục lạp. 
  • Các hạt grana.
  • Màng tilacoit.
  1. Các lớp màng của lục lạp.

Câu 37: Kết quả quan trọng nhất của pha sáng quang hợp là

Câu 38: Những hoạt động nào sau đây xảy ra trong pha tối

(1) Giải phóng oxi

(2) Biến đổi khí CO2 hấp thụ từ khí quyển thành cacbohidrat

(3) Giải phóng electron từ quang phân li nước

(4) Tổng hợp nhiều phân tử ATP

(5) Sinh ra nước mới

Những phương án trả lời đúng là

  • (1), (4). 
  • (2), (3).  
  • (3), (5). 
  1. (2), (5).

Câu 39: Pha sáng của quang hợp diễn ra ở

  • stroma.
    1. màng tilacôit.
  • xoang tilacoit.
  • màng ti thể.

Câu 40: Ngoài cây xanh dạng sinh vật nào sau đây có khả năng quang hợp?

    1. Vi khuẩn chứa diệp lục và tảo.

Câu 41: Tổng hợp là quá trình hình thành các chất hữu cơ (1) ………. từ các chất (2) ………..  dưới sự xúc tác của enzyme.

Các từ cần điền là:

  • (1) phức tạp; (2) đơn giản.
  • (1) đơn giản; (2) phức tạp.
  • (1) cơ bản; (2) nâng cao.
  • (1) phức tạp; (2) cơ bản.

Câu 42: Chọn nội dung phù hợp để điền vào câu sau: Tổng hợp là quá trình hình thành các chất hữu cơ phức tạp từ các chất đơn giản dưới sự xúc tác của ……….

  • (1) enzym.
  • (1) hormone.
  • (1) chất xúc tác.
  • (1) hoạt chất.

Câu 43: Hóa tổng hợp là

  • con đường phân giải chất hữu cơ (đồng hóa CO2) nhờ năng lượng của các phản ứng ôxi hóa khử do các vi sinh vật hóa tự dưỡng thực hiện. 
  • con đường tổng hợp chất hữu cơ (đồng hóa CO2) nhờ năng lượng của các phản ứng ôxi hóa khử do các vi sinh vật hóa tự dưỡng thực hiện. 
  • con đường tổng hợp chất vô cơ (đồng hóa CO2) nhờ năng lượng của các phản ứng ôxi hóa khử do các vi sinh vật hóa tự dưỡng thực hiện.
  • con đường tổng hợp chất hữu cơ (dị hóa CO2) nhờ năng lượng của các phản ứng ôxi hóa khử do các vi sinh vật hóa tự dưỡng thực hiện.

Câu 44: Quá trình quang khử ở vi khuẩn có vai trò sau đây

  1. Cung cấp nguồn chất hữu cơ cho các loài sinh vật di dưỡng 
  2. Góp phần điều hoà khi quyền 
  3. Giảm ô nhiễm môi trường

Những phương án trả lời đúng là:

  1. (1).
  2. (1), (2).
  3. (2), (3).
  4. (1), (2), (3).

Câu 45: Nối vi khuẩn với vai trò thích hợp?

1. Vi khuẩn lưu huỳnh a) Vi khuẩn ôxi hoá H2S tạo ra năng lượng
  • Vi khuẩn nitrit hoá
b) Vi khuẩn ôxi hóa HNO2 thành HNO3.
3. Vi khuẩn nitrat hóa  c) Vi khuẩn chuyển hoá NH3 thành HNO2 để lấy năng lượng:
  • Vi khuẩn sắt
d) Vi khuẩn chuyển hóa Fe2+ thành Fe3+.

 

  • 1-d; 2-c; 3-b; 4-a.
  • 1-a; 2-c; 3-b; 4-d.
  • 1-a; 2-b; 3-c; 4-d. 
  • 1-b; 2-a; 3-b; 4-d.

Câu 46: Quang hợp là quá trình

  • biến đổi năng lượng mặt trời thành năng lượng hoá học.
  • biến đổi các chất đơn giản thành các chất phức tạp.
    1. tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ (CO2, H2O) với sự tham gia của ánh sáng và diệp lục.
  • tạo ra ATP cung cấp cho tế bào vận động hoặc phân giải các chất khác.

Câu 47: Điểm giống nhau giữa quang hợp với hoá tổng hợp là 

  1. đều sử dụng nguồn nguyên liệu CO2.
  2. đều sử dụng nguồn nguyên liệu.

Câu 48: Vi khuẩn lưu huỳnh có vai trò nào sau đây?

  • Hình thành mỏ sắt.

Câu 49: Vi khuẩn sắt có vai trò nào sau đây?

  1. Hình thành mỏ sắt.

Câu 50: Vi khuẩn oxi hóa nitrogen có vai trò nào sau đây ?

  • Đảm bảo chu trình tuần hoàn vật chất.
  • Hình thành mỏ sắt.
  • ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
B C D C A A D A D A
11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
D C C C C B C C D B
21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
B B C A C B B D C C
31 32 33 34 35 36 37 38 39 40
A B B C C A D D B B
41 42 43 44 45 46 47 48 49 50
A A B D B C C C D C
  • GIẢI THÍCH TRẮC NGHIỆM

Câu 1

Lời giải: Sắc tố quang hợp có chức năng hấp thụ ánh sáng và chuyển thành hóa năng.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2

Lời giải: Nguyên liệu của quá trình quang hợp gồm: Khí cacbonic, nước và năng lượng ánh sáng 

Đáp án cần chọn là: C

Câu 3

Lời giải: Sơ đồ tóm tắt pha sáng                 Sắc tố quang hợp

Ánh sáng + H2O + NADP+ + ADP+ Pvc     NADPH + ATP + O2

Đáp án cần chọn là: D

Câu 4

Lời giải:

– Trong quá trình quang hợp, cây hấp thụ O2 để tổng hợp chất hữu cơ.

=> Sai vì O2 là sản phẩm của quá trình quang hợp 

– Quang hợp là quá trình sinh vật sử dụng ánh sáng để phân giải chất hữu cơ.

=> Sai vì quang hợp là quá trình tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ nhờ năng lượng ánh sáng được hấp thụ bởi các hệ sắc tố quang hợp.

Quang hợp là quá trình sinh lí quan trọng xảy ra trong cơ thể mọi sinh vật.

=> Sai vì không phải sinh vật nào cũng tồn tại quá trình quang hợp.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 5

Lời giải: Nguồn gốc của oxi thoát ra từ quang hợp là từ phân tử nước H2

Đáp án cần chọn là: A

Câu 6

Lời giải: Cơ chế của quang hợp là pha sáng diễn ra trước, pha tối diễn ra sau.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 7

Lời giải: Vi khuẩn sau đây có khả năng hoá tổng hợp là:

Đáp án cần chọn là: D

Câu 8

Lời giải: Những đặc điểm sau thuộc về pha sáng:

– Diễn ra ở các tilacoit

– Là quá trình oxi hóa nước

– Nhất thiết phải có ánh sáng

Đáp án cần chọn là: A

Câu 9

Lời giải:

Những đặc điểm sau thuộc về pha tối:

– Biến đổi khí CO2 hấp thụ từ khí quyển thành cacbohidrat

– Sinh ra nước mới

Đáp án cần chọn là: D

Câu 10

Lời giải: Nhóm sắc tố carotenoit có vai trò hấp thụ năng lượng ánh sáng và bảo vệ diệp lục trước ánh sáng mạnh

Đáp án cần chọn là: A

Câu 11

Lời giải: Phát biểu đúng là oxi sinh ra trong quang hợp có nguồn gốc từ nước

Đáp án cần chọn là: D

Câu 12

Lời giải:

Các sự kiện xảy ra trong pha sáng là:

– Diệp lục hấp thụ năng lượng ánh sáng

– Nước được phân li và giải phóng điện tử

– Hình thành ATP

Đáp án cần chọn là: C

Câu 13

Lời giải: Lá cây có mày xanh vì lá chứa diệp lục, diệp lục phản xạ tia xanh nên có màu xanh 

Đáp án cần chọn là: C

Câu 14

Lời giải: 

Trong pha sáng, ATP và NADPH được trực tiếp tạo ra từ hoạt động của chuỗi truyền electron

Đáp án cần chọn là: C

Câu 15

Lời giải: Phát biểu đúng là quá trình quang hợp chỉ diễn ra ở các loài thực vật

Đáp án cần chọn là: C

Câu 16

Lời giải: Sản phẩm của pha sáng quang hợp:

– Các electron được giải phóng từ quang phân li nước sẽ bù cho diệp lục

– O2 được giải phóng ra khí quyển

– ATP và NADPH được tạo thành để cung cấp năng lượng cho pha tối

Đáp án cần chọn là: B

Câu 17

Lời giải: Quang hợp có vai trò sau đây:

– Tổng hợp gluxit, các chất hữu cơ, oxi 

– Biến đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học

– Điều hòa tỷ lệ khí O2/CO2 của khí quyển

Đáp án cần chọn là: C

Câu 18

Lời giải:  Pha tối của quang hợp sử dụng sản phẩm của pha sáng để đồng hóa CO2

Đáp án cần chọn là: C

Câu 19

Lời giải:

Khi nói về diệp lục, các phát biểu đúng là:

– Diệp lục hấp thụ ánh sáng ở phần đầu và phần cuối của ánh sáng nhìn thấy

– Diệp lục co thể nhận năng lượng từ các sắc tố khác

– Khi được chiếu sáng diệp lục có thể phát huỳnh quang

Đáp án cần chọn là: D

Câu 20

Lời giải: Trình tự các giai đoạn trong chu trình Canvin là: Cố định CO2→ Khử APG thành ALPG →Tái sinh chất nhận

Đáp án cần chọn là: B

Câu 21

Lời giải: Nhóm sinh vật sau đây có khả năng quang hợp: Thực vật, vi khuẩn lam và tảo

Đáp án cần chọn là: B

Câu 22

Lời giải: Đặc điểm có ở quang hợp:

– Sử dụng ánh sáng để tổng hợp chất hữu cơ cho cơ thể từ chất vô cơ

– Chuyển hóa quanh năng thành hóa năng, tích lũy trong các liên kết hóa học

– Chỉ diễn ra ở những sinh vật có sắc tố quang hợp (thực vật, tảo, một số vi khuẩn)

Đáp án cần chọn là: B

Câu 23

Lời giải: Cây xanh tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ nhờ sử dụng năng lượng ánh sáng trong quá trình quang tổng hợp.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 24

Lời giải: Chu trình Canvin xảy ra trong pha tối của quá trình quang hợp.

Đáp án cần chọn là: A

 Câu 25

Lời giải: Năng lượng cung cấp cho các phản ứng trong pha tối chủ yếu lấy từ ATP và NADPH từ pha sáng của quang hợp

Đáp án cần chọn là: C

Câu 26

Lời giải: Hoạt động của vi khuẩn nitrobacter oxi hoá amôniac thành nitrit

Đáp án cần chọn là: D

Câu 27

Lời giải: Nhóm sinh vật có khả năng quang hợp là thực vật, vi khuẩn lam và tảo

Đáp án cần chọn là: D

Câu 28

Lời giải: Nguyên liệu của quá trình quang hợp gồm Khí cacbonic và nước

Đáp án cần chọn là: D

Câu 29

Lời giải: Phát biểu đúng khi nói về hoá tổng hợp là cơ chế bao gồm pha sáng và pha tối

Đáp án cần chọn là: C

Câu 30

Lời giải: Khi nói về hóa tổng hợp, phát biểu đúng là: 

– Hóa tổng hợp là phương thức tự dưỡng xuất hiện sớm nhất

– Quá trình hóa tổng hợp không sử dụng nguồn năng lượng ánh sáng

– Quá trình hóa tổng hợp không sử dụng nước nên không giải phóng oxi

Đáp án cần chọn là: C

Câu 31

Lời giải:

Hóa tổng hợp là tổng hợp chất hữu cơ  nhờ năng lượng của các phản ứng ôxi hóa khử do các vi sinh vật hóa tự dưỡng thực hiện.

Quang hợp là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng để tổng hợp chất hữu cơ từ các nguyên liệu vô cơ. 

Đáp án cần chọn là: A

Câu 32

Giải thích: Vai trò của các nhóm vi khuẩn:

a, b: Nhóm vi khuẩn oxi hóa nitrogen

c: Nhóm vi khuẩn oxi hóa lưu huỳnh

d: Nhóm vi khuẩn oxi hóa sắt

Đáp án cần chọn là: C

Câu 33

Lời giải: Trong quang hợp, oxi được tạo ra từ quá trình: Quang phân li nước.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 34

Lời giải: Trong pha sáng, ATP được trực tiếp tạo ra từ hoạt động của chuỗi truyền electron.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 35

Lời giải: Vi khuẩn sắt có hoạt động tổng hợp cabonhidrat khác với các sinh vật còn lại.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 36

Lời giải: Pha tối quang hợp xảy ra ở chất nền của lục lạp.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 37

Lời giải: Trong pha sáng, năng lượng ánh sáng được sử dụng để phân li nước. Sản phẩm ATP và NADPH của pha sáng được sử dụng trong pha tối để tổng hợp các hợp chất hữu cơ. 

Đáp án cần chọn là: D

Câu 38

Lời giải: Những hoạt động xảy ra trong pha tối: 

– Biến đổi khí CO2 hấp thụ từ khí quyển thành cacbohidrat.

– Sinh ra nước mới.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 39

Lời giải: Pha sáng của quang hợp diễn ra ở màng tilacôit (hạt grana trong lục lạp).

Đáp án cần chọn là: B

Câu 40

Lời giải: Ngoài cây xanh  có khả năng quang hợp .

Đáp án cần chọn là: B

Câu 41

Lời giải: Tổng hợp là quá trình hình thành các chất hữu cơ phức tạp từ các chất đơn giản dưới sự xúc tác của enzyme.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 42

Lời giải: Tổng hợp là quá trình hình thành các chất hữu cơ phức tạp từ các chất đơn giản dưới sự xúc tác của enzyme.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 43

Lời giải: 

Hóa tổng hợp con đường tổng hợp chất hữu cơ (đồng hóa CO2) nhờ năng lượng của các phản ứng ôxi hóa khử do các vi sinh vật hóa tự dưỡng thực hiện.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 44

Lời giải:  Quá trình quang khử ở vi khuẩn có các vai trò sau đây:

– Cung cấp nguồn chất hữu cơ cho các loài sinh vật di dưỡng.

– Góp phần điều hoà khi quyền.

– Giảm ô nhiễm môi trường.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 45

Lời giải:

Vi khuẩn lưu huỳnh ôxi hoá H2S tạo ra năng lượng.

Vi khuẩn nitrit hoá ôxi hóa HNO2 thành HNO3.

Vi khuẩn nitrat hóa chuyển hoá NH3 thành HNO2 để lấy năng lượng. 

Vi khuẩn sắt chuyển hóa Fe2+ thành Fe3+.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 46

Lời giải: 

Quang hợp là quá trình tổng hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ đơn giản nhờ năng lượng ánh sáng với sự tham gia của hệ sắc tố.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 47

Lời giải: Giống nhau giữa quang hợp với hoá tổng hợp là: Đều sử dụng nguồn nguyên liệu CO2.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 48

Lời giải: 

– Vi khuẩn lưu huỳnh có vai trò góp phần làm sạch môi trường nước. 

– Vi khuẩn sắt có vai trò hình thành mỏ sắt.

– Vi khuẩn oxi hóa nitrogen có vai trò đảm bảo chu trình tuần hoàn vật chất. 

Đáp án cần chọn là: C

Câu 49

Lời giải: 

– Vi khuẩn lưu huỳnh có vai trò góp phần làm sạch môi trường nước.

– Vi khuẩn sắt có vai trò hình thành mỏ sắt.

– Vi khuẩn oxi hóa nitrogen có vai trò đảm bảo chu trình tuần hoàn vật chất.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 50

Lời giải: 

– Vi khuẩn lưu huỳnh có vai trò góp phần làm sạch môi trường nước.

– Vi khuẩn sắt có vai trò hình thành mỏ sắt.

– Vi khuẩn oxi hóa nitrogen có vai trò đảm bảo chu trình tuần hoàn vật chất.

Đáp án cần chọn là: C

II.Tự luận

Câu hỏi 1. Hãy xác định phương trình hóa tổng hợp của vi khuẩn lưu huỳnh.

Câu hỏi 2. Nêu khái niệm quang hợp. Viết sơ đồ tóm tắt của quang hợp. Những yếu tố nào là điều kiện cần thiết cho quang hợp?

Câu hỏi 3. Thế nào là sắc tố quang hợp? Trong tự nhiên, lá cây có màu gì?

Câu hỏi 4. Sắc tố quang hợp có vai trò gì trong quá trình quang hợp?

Câu hỏi 5. Hoá tổng hợp là gì? Viết phương trình tổng quát về hoá tổng hợp.

Câu hỏi 6.  Điểm khác nhau trong con đường tổng hợp chất hữu cơ ở các nhóm vi khuẩn hoá tổng hợp là gì?

Câu hỏi 7. Quang hợp là gì? Viết phương trình tổng quát của quang hợp.

Câu hỏi 8. Thế nào là sắc tố quang hợp? Tại sao mỗi cơ thể quang hợp lại có nhiều loại sắc tố quang hợp khác nhau mà không phải chỉ có một loại duy nhất?

Câu hỏi 9 Cho một số ví dụ về quá trình tổng hợp các chất trong tế bào (nêu rõ nguyên liệu tham gia, loại liên kết và sản phẩm được hình thành)?

Câu hỏi 10. Tại sao nói các quá trình tổng hợp các chất song song với quá trình tích lũy năng lượng?

Câu hỏi 11. Ở người, tại sao khi quá trình tổng hợp insulin (một loại hormone điều hòa hàm lượng đường trong máu) của tuyến tụy bị ức chế sẽ dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường?

Câu hỏi 12. Từ phương trình tổng quát, cho biết nguyên liệu và sản phẩm của quang hợp là gì?

Câu hỏi 13. Trong pha sáng, quang năng được chuyển hóa thành hóa năng như thế nào?

Câu hỏi 14. Quan sát Hình 15.3, hãy cho biết chu trình Calvin gồm mấy giai đoạn? Mô tả diễn biến trong mỗi giai đoạn đó.

Câu hỏi 15. Sự khác nhau giữa quang tổng hợp giải phóng oxi và không giải phóng oxi là gì?

Câu hỏi 16. Hoạt động của vi khuẩn oxi hoá nitrogen có ý nghĩa gì với quá trình sinh trưởng và phát triển của thực vật?

Câu hỏi 17. Dựa vào hình 15.2, hãy phân biệt pha sáng và pha tối về: nơi diễn ra, điều kiện ánh sáng, nguyên liệu tham gia và sản phẩm tạo thành.

  • ĐÁP ÁN TỰ LUẬN 

Câu hỏi 1. Phương trình hóa tổng hợp của vi khuẩn lưu huỳnh:

H2S + O2H2O + S + 115 kcal

S + H2O +O2H2SO4 + 283,3 kcal 

CO2+ H2S+Q→ 1/6C6H12O6+H2O+2S 

Câu hỏi 2.

 – Quang hợp là quá trình tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ nhờ năng lượng ánh sáng do các sắc tố quang hợp hấp thu.

– Điều kiện cần thiết:

+ Nước là nguồn nguyên liệu cần thiết cho quang hợp.

+ Khí cacbônic cũng là nguyên liệu cần thiết cho quang hợp.

+ Ánh sáng cần cho quang hợp. Nếu không có ánh sáng cây không tiến hành quang hợp được. Nhu cầu ánh sáng của các loại cây khác nhau.

Câu hỏi 3. 

– Sắc tố quang hợp là các phân tử hữu cơ có khả năng hấp thụ ánh sáng.

– Trong tự nhiên, lá cây có màu xanh.

Câu hỏi 4. 

1) Sắc tố diệp lục (Clorophyl): có vai trò quan trọng nhất đối với quang hợp, vì sắc tố này có khả năng hấp thụ năng lượng ánh sáng mặt trời và biến năng lượng ấy thành dạng năng lượng hóa học.

2) Sắc tố vàng (Carotenoid):

– Lọc ánh sáng, bảo vệ clorophyl.

– Tham gia vào quá trình quang phân li nước và thải O2.

– Tham gia quá trình quang hợp bằng cách tiếp nhận năng lượng ánh sáng mặt trời và truyền cho clorophyl và nó có mặt trong hệ thống quang hóa II.

3) Sắc tố xanh (phicobilin): lượng tử ánh sáng do phicobilin hấp thụ sẽ được chuyển đến clorophyl để sử dụng cho quang hợp với hiệu suất cao.

Câu hỏi 5. 

Hoá tổng hợp là con đường đồng hoá CO2 nhờ năng lượng của các phản ứng ôxi hoá để tổng hợp các chất hữu cơ đặc trưng cho cơ thể.

Phương trình tổng quát của hóa tổng hợp:

A (chất vô cơ) + O2 → AO2 + năng lượng

CO2 + RH2 + năng lượng → chất hữu cơ

(RH2 là chất cho hiđrô, năng lượng do các phản ứng ôxi hoá khử tạo ra).

Câu hỏi 6.  

Điểm khác nhau trong con đường tổng hợp chất hữu cơ ở các nhóm vi khuẩn hoá tổng hợp là chúng sử dụng các chất cho hiđrô khác nhau:

– Nhóm vi khuẩn lấy năng lượng từ các hợp chất chứa lưu huỳnh có khả năng ôxi hoá H2S để lấy một phần năng lượng.

– Nhóm vi khuẩn lấy năng lượng từ các hợp chất chứa nitơ có khả năng ôxi hoá NH3 thành axit nitơ để lấy một phần năng lượng.

– Nhóm vi khuẩn lấy năng lượng từ các hợp chất chứa sắt có khả năng ôxi hoá sắt hoá trị 2 thành sắt hoá trị 3 để lấy một phần năng lượng.

– Nhóm vi khuẩn lấy năng lượng từ hiđrô có khả năng ôxi hoá hiđrô phân tử để lấy một phần năng lượng.

Câu hỏi 7. 

Quang hợp là quá trình tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ (CO2 và H2O) nhờ năng lượng ánh sáng do các sắc tố quang hợp hấp thu được chuyển hoá và tích luỹ ở dạng năng lượng hoá học tiềm tàng trong các hợp chất hữu cơ của tế bào.

Phương trình tổng quát của quang hợp:

Câu hỏi 8. Sắc tố quang hợp có vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp. Do thành phần quang phổ của ánh sáng (đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím) với những bước sóng khác nhau, nên các cơ thể quang hợp có nhiều loại sắc tố khác nhau để hấp thụ tốt nhất năng lượng ánh sáng.

Câu hỏi 9. 

Tổng hợp protein có nguyên liệu là amino acid, loại liên kết: peptit, sản phẩm: protein

Câu hỏi 10. 

Trong quá trình tổng hợp có sự hình thành liên kết hóa học giữa các chất phản ứng với nhau để tạo thành sản phẩm. Như vậy năng lượng có trong liên kết hóa học của các chất phản ứng được tích lũy trong liên kết hóa học của sản phẩm.

Câu hỏi 11. 

Insulin chính là hormone làm ức chế sự chuyển hóa glycogen thành glucose và đi vào máu, nếu quá trình tổng hợp isulin của tuyến tụy bị ức chế thì glycogen sẽ không ngừng chuyển hóa và đưa một lượng thừa thãi glucose vào máu gây ra đái tháo đường.

Câu hỏi 12. 

Nguyên liệu của quá trình quang hợp là: cacbonic, nước 

Sản phẩm là cacbonhidrat và khí oxi

Câu hỏi 13. Năng lượng ánh sáng được hệ sắc tố hấp thụ sẽ được chuyền vào chuỗi electron quang hợp để tổng hợp ATP, NADPH.

Câu hỏi 14. Gồm 3 giai đoạn:

Giai đoạn cacboxyl hóa (cố định CO2)

Chất nhận đầu tiên riboluse bisphosphate kết hợp với CO2 tạo ra hợp chất 6C (kém bền) và lập tức tạo thành 2 hợp chất 3C (APG).

Giai đoạn khử

Giai đoạn này APG bị khử để tạo thành anđehit photphoglixeric (ALPG) với sự tham gia của ATP và NADPH (từ pha sáng).

Giai đoạn tái tạo chất nhận

Từ ALPG phục hồi thành RuBP và phần còn dư sẽ tham gia tổng hợp nên hợp chất hữu cơ C6H12O6.

Câu hỏi 15. 

Quang tổng hợp có giải phóng khí oxi thì sản phẩm của quá trình quang hợp có oxi

Quang tổng hợp không giải phóng khí oxi thì sản phẩm của quá trình quang hợp không có oxi mà thường là các nguyên tố khác ví dụ: Lưu huỳnh

Câu hỏi 16. Các vi khuẩn oxi hóa nitrogen có khả năng biến đổi nitơ trong đất và không khí thành các dạng mà thực vật có thể hấp thu được. Vậy, hoạt động của vi khuẩn oxi hoá nitrogen cung cấp đạm cho các hoạt động trong quá trình sinh trưởng và phát triển của thực vật.

Câu hỏi 17.

Pha sáng:

– Pha sáng của quang hợp là pha chuyển hóa năng lượng ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng của các liên kết hóa học trong ATP và NADPH.

– Pha sáng diễn ra ở tilacoit

– Nguyên liệu: năng lượng ánh sáng mặt trời và oxi được giải phóng qua quang phân li nước

– Sản phẩm của pha sáng: ATP, NADPH và O2.

Pha tối: 

– Pha tối (pha cố định CO2) diễn ra ở chất nền (strôma) của lục lạp.

– Nguyên liệu: CO2 và sản phẩm của pha sáng là ATP và NADPH

– Sản phẩm: cacbohidrat

CHỦ ĐỀ 7: TỪ TẾ BÀO ĐẾN CƠ THỂ

Thời lượng: 7 tiết

  1. MỤC TIÊU DẠY HỌC
NĂNG LỰC, PHẨM CHẤT  YÊU CẦU ĐẠT ĐƯỢC (STT) của YCCĐ hoặc dạng mã hoá của YCCĐ
STT Dạng mã hoá
NĂNG LỰC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Nhận thức khoa học tự nhiên Nhận biết được cơ thể đơn bào Lấy ví dụ minh hoạ (1)  KHTN1.1
Nhận biết được cơ thể đa bào thông qua hình ảnh. Lấy ví dụ minh hoạ (2) KHTN1.1
Nêu đươc các khái niệm về mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể. Lấy được ví dụ minh họa. (3) KHTN 1.1
Tìm hiểu tự nhiên Trình bày được mối quan hệ từ tế bào hình thành nên mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể. (4) KHTN 2.1
– Quan sát và vẽ được một số cơ thể đơn bào– Quan sát và mô tả được các cơ quan cấu tạo cây xanh– Quan sát mô hình và mô tả được cấu tạo cơ thể người (5)(6)(7) KHTN.2.5KHTN.2.5KHTN.2.5
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học Liên hệ, nhận biết được cơ thể đơn bào, đa bào xung quanh em. (8) KHTN.3.1
NĂNG LỰC CHUNG
Tự chủ và tự học Chủ động, tích cự thực hiện nhiệm vụ được giao và hỗ trợ bạn trong hoạt động nhóm (9) TC.1.1
Giao tiếp và hợp tác – Thực hiện các bài thực hành, thực tập theo nhóm, các hoạt động trải nghiệm– Hiểu rõ nhiệm vụ của nhóm , đánh gía được khả năng của mình và tự nhận công việc của bản thân (10)(11) GT-HTGT-HT
PHẨM CHẤT CHỦ YẾU
Trách nhiệm Có ý thức hỗ trợ, hợp tác với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ (12) TN.1.1
Trung thực – Báo cáo đúng kết quả thí nghiệm. (13) TT

 

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Hoạt động học Giáo viên Học sinh
Hoạt động 1:cơ thể, đặc điểm sống Tranh ảnh Dụng cụ học tập: tập, sách,…
Hoạt động 2: Tìm hiểu về cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào Hình 25.1  trùng roiHình 25.2 cây cà chua Dụng cụ học tập: tập, sách,…
Hoạt động 3: Tổ chức trong cơ thể đa bào Giấy A0 thiết kế phiếu ‘Khăn trải bàn’.Hình 26.1 Mối quan hệ giữa tế bào và mô thực vật.Hình 26.2 Mối quan hệ giữa tế bào và mô động vật. Dụng cụ học tập: tập, sách,…
Hoạt động 4:Thực hành quan sát sinh vật – Kính hiển vi kết nối với màn chiếu, kính hiển vi cho các nhóm, tiêu bàn, lamen, kim mũi mác, dao mổ, cốc đựng nước, ống nhỏ giọt. (4 bộ)Mô hình tháo lắp cơ thể người. Phần mềm mô hình 3D cơ thể người – Vật mẫu: nước ao hồ, nước đọng lâu ngày, mẫu nuôi cấyVật mẫu: cây cà rốt, cây hành tây, cây lạc, cây quất, cây xương rồng, cây khoai tây,…

 TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

CHƯƠNG VI: TỪ TẾ BÀO ĐẾN CƠ THỂ

BÀI 22: CƠ THỂ SINH VẬT

HOẠT ĐỘNG 1:   Cơ thể là gì

  • GV cho HS quan sát các hình ảnh

Thế giới tự nhiên rất kì diệu, có những loài sinh vật với kích thước khổng lồ như cá voi xanh, chiều dài có thể lên tới 30m. Bên cạnh đó, có những sinh vật vô cùng nhỏ bé, rất khó để có thể quan sát bằng mắt thường mà phải nhờ đến sự phóng đại của kính hiển vi như vi khuẩn .

Bằng mắt thường, chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy con ếch nhưng lại chỉ có thể nhìn thấy con trùng amip dưới kính hiển vi. Điều này có liên quan gì đến số lượng tế bào cấu tạo nên cơ thể các con vật đó không?

Ếch Trùng amip

GV đặt vấn đề: Tại sao chúng có sự khác biệt về kích thước lớn đến như vậy? Vậy lí do là gì? Bài học hôm nay sẽ cùng tìm hiểu

GV cho học sinh quan sát hình sau và trả lời câu hỏi:

+ Để cơ thể lớn lên được, loài vật trong hình cần trải qua những quá trình nào?

     + Sự thay đổi về kích thước và khối lượng của loài vật trong hình được gọi là quá trình gì?

     + Quá trình nào xảy ra để có được con voi con (hoặc con vật khác nếu sử dụng hình về loài vật khác)?

– GV tổng hợp các câu trả lời và chốt kiến thức về các quá trình sống cơ bản của cơ thể. Qua đó, yêu cầu HS nêu khái niệm cơ thể và lấy ví dụ.

– GV có thể giải thích một vài quá trình sinh lí ở cơ thể động vật và thực vật như thế nào nhau như thế nào. Ví dụ: quá trình cảm ứng ở động vật thể hiện như: chó nhìn thấy người quen thì vẫy đuôi; ở thực vật, cảm ứng được biểu hiện như hiện tượng hướng sáng.

  • HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS hoạt động nhóm, quan sát tranh, hoàn thành nhiệm vụ học tập

– Luyện tập:

  1. Kể tên cơ thể sống và vật không sống mà em quan sát được trong hình trên. Những đặc điềm nào giúp các em nhận ra một cơ thể sống?
  2. Để chuyển động trên đường, một chiếc ôtô hoặc xe máy cần lấy khí oxygen để đốt cháy xăng và thải ra khí carbon dioxide. Vậy, cơ thể sống giống với ôtô hoặc xe máy ở đặc điểm nào? Tại sao ôtô và xe máy không phải cơ thể sống?
  • Dự kiến

CH: các quá trình sống cơ bản của cơ thể: sinh trưởng, cảm ứng, vận động, sinh sản, dinh dưỡng, hô hấp, bài tiết.

HĐ. 1. Cơ thể sống (vật sống): bé gái, con khỉ, cây xanh.

Vật không sống: viên gạch, thanh sắt, tấm lưới.

  1. Điểm giống nhau giữa cơ thể sống với một chiếc ô tô hay xe máy là đều lấy oxygen và thải ra carbon dioxide nhưng ô tô và xe máy không phải cơ thể sống vì không có đủ các quá trình sống cơ bản của một cơ thể.

HOẠT ĐỘNG 2:   Tìm hiểu về cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào (35 phút)

  1. Mục tiêu hoạt động:

– 1.KHTN1.1 Nhận biết được cơ thể đơn bào, cơ thể đa bào. Lấy được ví dụ minh hoạ;

  1. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

 – Thuyết trình nêu vấn đề kết hợp hỏi – đáp;

 – Dạy học theo nhóm cặp đôi/ nhóm nhỏ;

 – Phương pháp trò chơi;

 – Kĩ thuật khăn trải bàn;

  1. Chuẩn bị
Giáo viên Học sinh
– Phiếu học tập– Tranh ảnh – SGK, chia lớp thành 4 nhóm học tập
  1. Tổ chức hoạt động:
  • Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1: Quan sát hình ảnh cơ thể đơn bào

Hầu hết các sinh vật có kích thước khác nhau là do cơ thể chúng có số lượng tế bào khác nhau.

Tuỳ thuộc vào số lượng tế bào cấu tạo nên cơ thể, tất cả sinh vật trên Trái Đất được chia làm hai nhóm lớn là cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào.

– Yêu cầu HS đọc SGK, nêu khái niệm cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào. GV nhắc lại câu hỏi khởi động và yêu cầu HS phân biệt trùng biến hình (amip) và con ếch là cơ thể đơn bào hay đa bào.

– GV cho HS quan sát các hình ảnh, trả lời các câu hỏi sau:

CÂU HỎI
Câu 1: Hãy chỉ ra đặc điểm chung nhất của các cơ thể trong hình một số cơ thể đơn bào
Câu 2: Trong thực tế, em có quan sát được nấm men bánh mì và vi khuẩn bằng mắt thường không? Tại sao?
  • HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS hoạt động nhóm, quan sát tranh, hoàn thành nhiệm vụ học tập

        + Mỗi thành viên độc lập suy nghĩ viết câu trả lời vào ô của mình

        + Thảo luận thống nhất ý kiến ghi nội dung học tập vào phần trung tâm

    – HS các nhóm hỏi – đáp lẫn nhau , hoàn thành nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét kết quả hoạt động của các nhóm. Bổ sung kiến thức

  – Qua hỏi – đáp , HS kết luận:

+ Cơ thể đơn bào là cơ thể được cấu tạo từ một tế bào. Tế bào thực hiện được các chức năng của một cơ thể sống. Ví dụ: Trùng roi, tảo silic, vi khuẩn lao…

GV lưu ý: dù cơ thể đơn bào chỉ có một tế bào nhưng vẫn thực hiện được đầy đủ các quá trình sống cơ bản.

  • Dự kiến

– Nội dung các câu trả lời trên giấy Ao và phần trình bày của HS:

CÂU HỎI
Câu 1: Hãy chỉ ra đặc điểm chung nhất của các cơ thể trong hình. Các cơ thể sinh vật trong hình  b đều được cấu tạo từ một tế bào. Tế bào gổm ba thành phẩn chính là màng tế bào, chất tế bào và nhân tế bào hoặc vùng nhân.
Câu 2: Trong thực tế, em có quan sát được trùng roi và vi khuẩn bằng mắt thường không? Tại sao? Nấm men bánh mì và vi khuẩn không quan sát được bằng mắt thường vì cơ thể chỉ cấu tạo từ một tế bào, tế bào có kích thước hiển vi.

Cơ thể đơn bào có tổ chức đơn giản, cơ thể chỉ là một tế bào. Tế bào này đồng thời thực hiện tất cả các quá trình sống cơ bản. Ví dụ: vi khuẩn, nấm men, nguyên sinh động vật,… là cơ thể đơn bào

  • Chuyển giao nhiệm vụ học tập 2: Quan sát hình ảnh cơ thể đa bào

– GV cho HS quan sát tranh, ảnh các loài sinh vật, yêu cầu HS phân biệt cơ thể đơn bào, đa bào và lấy các ví dụ khác.

Luyện tập

* Quan sát hình và xác định cơ thể đơn bào, cơ thể đa bào?

Giardia lamblia Trùng roi giày Trực khuẩn lao
  • Chuyển giao nhiệm vụ học tập 3:Luyên tập phân biệt cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3.1

Câu 1:

Đặc điểm VK E. coli Trùng roi Con ếch Cây cà chua
1. Số lượng tế bào
2. Có thể nhìn thấy bằng mắt thường hay không ?
3. Đơn bào/ Đa bào

Câu 2: Cho các sinh vật: trùng roi, cây bắp cải, cây ổi, con rắn, trùng giày, con báo gấm, con ốc sên, con cua đỏ, tảo lam, con ngựa vằn, vi khuẩn đường ruột, cây lúa nước, cây dương xỉ. Sắp xếp các sinh vật trên thành 2 nhóm: cơ thể đơn bào và đa bào.

 

Trùng roi Bắp cải Cây ổi Con rắn
Ốc sên Tảo nam Cua đỏ Trùng giày
Con báo Con ngựa vằn Vi khuẩn đường ruột Cây lúa nước

Dự kiến sản phẩm

1.

Đặc điểm Vi khuẩn E. coli Trùng roi Con ếch Cây cà chua Con mèo
1. Số lượng tế bào Một tế bào Một tế bào Nhiều tế bào Nhiều tế bào Nhiều tế bào
2. Có thể nhìn thấy bằng mắt thường hay không ? Không Không
3. Đơn bào/ Đa bào Đơn bào Đơn bào Đa bào Đa bào Đa bào

2.

Sinh vật đơn bào Sinh vật đa bào
trùng roi, trùng giày, tảo lam, vi khuẩn đường ruột Cây bắp cải, cây ổi, con rắn, con báo gấm, con ốc sên, con cua đỏ, con ngựa vằn, cây lúa nước, cây dương sỉ

Nội dung ghi bài

•     Cơ thể là cấp tổ chức có khả năng thực hiện đầy đủ các quá trình sống cơ bản.•     Cơ thể đơn bào được cấu tạo từ một tế bào.•     Cơ thể đa bào được cấu tạo từ nhiều tế bào, các tế bào phối hợp với nhau cùng thực hiện các quá trình sống của cơ thể.
  1. Phương án đánh giá:
  • GV sử dụng THANG ĐO MỨC ĐỘ để đánh giá HS
Nội dung đánh giá Mức 1 (5đ) Mức 2 ( 7đ) Mức 1 (10đ) Điểm
Trả lời câu hỏi Trả lời được khoảng 50% các ý đúng, diễn đạt còn chưa súc tích. Trả lời được hầu hết các ý đúng, có thể viết còn dài hoặc quá ngắn.  Trả lời đúng câu hỏi. Viết/ trình bày rõ ràng, ngắn gọn.
Đóng góp ý kiến Chỉ nghe ý kiến Có ý kiến Có nhiều ý kiến, ý tưởng
Tiếp thu, trao đổi ý kiến, hỗ trợ bạn cùng nhóm Lắng nghe Có lắng nghe, phản hồi Lắng nghe ý kiến các thành viên khác, phản hồi và tiếp thu ý kiến có hiệu quả

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài 23. TỔ CHỨC CƠ THẾ ĐA BÀO

 

HOẠT ĐỘNG 3:   Các cấp độ tổ chức trong cơ thể đa bào (45 phút)

  1. Mục tiêu hoạt động:
  • KHTN 1.1 Nêu đươc các khái niệm về mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể. Lấy được ví dụ minh họa.
  • Trình bày được mối quan hệ từ tế bào hình thành nên mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể.
  • 1.1: Chủ động, tích cự thực hiện nhiệm vụ được giao và hỗ trợ bạn trong hoạt động nhóm

(12) TN.1.1: Có ý thức hỗ trợ, hợp tác với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ

  1. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

 – Phương pháp trực quan

 – Kĩ thuật khăn trải bàn;

  1. Chuẩn bị
Giáo viên Học sinh
– Tranh ảnh hình  và video về thế giới thực vật, động vật đa bào– Bảng phụ, bút lông– Phiếu học tập – SGK, chia nhóm, cử nhóm trưởng, thư kí
  1. Tổ chức hoạt động:
  • Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1: Tìm hiểu các cấp tổ chức của cơ thể đa bào

     – GV yêu cầu học sinh quan sát Hình 23.1, yêu cầu HS nêu tên các cấp tổ chức của cơ thể đa bào và thể hiện bằng sơ đồ mối quan hệ giữa các cấp tổ chức từ thấp đến cao và thảo luận nhóm hoàn thành câu hỏi sau:

  Viết sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa các cấp tổ chức của cơ thể từ thấp đến cao.

Quan sát Hình 23.2 rồi thực hiện các yêu cầu dưới đây:

  1. Gọi tên các cấp tổ chức cơ thể tương ứng với các hình từ A đến E cho phù hợp.
  2. Nêu tên cơ quan của động vật và thực vật được minh hoạ ở hình

Dự kiến

  1. Tế bào Mô Cơ quan  Hệ cơ quan  Cơ thể.

HĐ. 1. A – tế bào; B – mô; c – cơ quan; D – hệ cơ quan; E – cơ thể. (B)

  1. Thực vật: lá

Động vật: tim (B)

  • Chuyển giao nhiệm vụ học tập 2: Tìm hiểu nhận biết mô cấu tạo từ tế bào

– GV sử dụng Hình 23.3 và 23.4 phân tích sự tạo thành tổ chức mô và chức năng của mô. Từ hoạt động phân tích Hình 23.3 và 23.4, HS định nghĩa được khái niệm “mô”.

– Yêu cầu HS lấy các ví dụ về mô ở thực vật, động vật, người.

→ Một số loại mô ở người: mô cơ, mô liên kết, mô biểu bì, …Một số loại mô ở thực vật: mô mạch gỗ, mô mạch rây, mô biểu bì, …

Quan sát hình và trả lời câu hỏi từ 1 đến 3.

  1. Hãy cho biết mối quan hệ từ tế bào đến mô.

Tế bào là đơn vị cấu tạo nên mô.

  1. Nhận xét về hình dạng và cấu tạo tế bào hình thành nên mỗi loại mô.

Các tê’ bào cấu tạo nên một loại mô có hình dạng và cấu tạo giống nhau.

  1. Hãy dự đoán chức năng của các tế bào trong một mô.

Các tê’ bào trong một mô cùng thực hiện một chức năng nhất định.

Luyện tập

* Cơ thể người được cấu tạo từ những loại mô nào? Cho ví dụ.

  • Mô cơ, mô thần kinh, mô liên kết, mô biểu bì,…
  • Chuyển giao nhiệm vụ học tập 3: Tìm hiểu nhận biết cơ quan được tạo thành từ mô

GV có thể cho HS chơi trò chơi Ai nhanh hơn? (mỗi nhóm viết ra bảng phụ các cơ quan trong cơ thể, các thành viên trong nhóm hỗ trợ nhau để viết ra được càng nhiều cơ quan càng tốt).

– Giới thiệu, phân tích Hình 23.5 và Hình 23.6, yêu cầu HS nhận xét:

     + Vị trí, chức năng của một số cơ quan ở cơ thể người.

     + Vị trí, vai trò của một số cơ quan ở thực vật.

     – GV có thể hướng dẫn HS dựa vào các đặc điểm như trên để hoàn thành bảng theo mẫu sau:

Cơ thể sinh vật Cơ quan Chức năng
Thực vật
Động vật

     HS có thể đưa ra nhiều ví dụ, GV phân tích và giải thích cho HS hiểu cơ quan có thể được cấu tạo từ hai hay nhiều mô, có vai trò thực hiện một hoạt động sống nhất định của cơ thể. GV có thể mở rộng thêm kiến thức về mối quan hệ giữa các cơ quan trong cùng một cơ thể để đảm bảo sự thống nhất trong cơ thể hoặc cấu tạo mỗi cơ quan đều phù hợp với chức năng của chúng.

Luyện tập

* Hãy kể tên một số cơ quan trong cơ thể người và cho biết tim được cấu tạo từ những loại mô nào?

– Các cơ quan ở người: dạ dày, ruột, gan, tim, phổi, mắt, mũi, miệng,…

– Tìm được cấu tạo từ: mô cơ tim, mô liên kết, mô thần kinh,…

  • Chuyển giao nhiệm vụ học tập 4: Tìm hiểu nhận biết từ cơ quan được tạo thành hệ cơ quan

– HS đọc SGK để nêu khái niệm hệ cơ quan và nêu tên một số hệ cơ quan ở cơ thể người.

– GV chia lớp 4 nhóm thảo luận các nội dung, sử dụng Hình 23.7 GV đặt câu hỏi:

+ Chức năng của hệ hô hấp là gì?

+ Hệ hô hấp gồm những cơ quan nào?

+ Nhiệm vụ riêng của mỗi cơ quan đó là gì? Cần có các hành động gì để bảo vệ hệ cơ quan này?

     – HS làm việc theo nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu về một hệ cơ quan ở cơ thể người.

     – Yêu cầu HS quan sát Hình 23.8, nêu tên hệ cơ quan chính ở thực vật và kể tên các cơ quan trong mỗi hệ cơ quan đó.

Dự kiến

Ví dụ về hệ tiêu hoá gồm một số cơ quan: miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, gan, tuỵ, hậu môn.

     – Miệng: là nơi thức ăn được cắt, xé, nghiền nhờ răng.

     – Thực quản: làm nhiệm vụ đưa thức ăn xuống dạ dày.

     – Dạ dày: tiêu hoá cơ học (co bóp, nghiền thức ăn) và hoá học (chuyền hoá thức ăn nhờ enzyme).

     – Ruột non: tiêu hoá hoàn toàn thức ăn nhờ enzyme.

     – Ruột già: tiêu hoá nốt thức ăn, hấp thụ nước, chất dinh dưỡng và khoáng chất. Thải các chất bã đến hậu môn.

Thông qua thảo luận trả lời các câu hỏi trên, GV hướng dẫn để HS rút ra kết luận về mối quan hệ giữa mô và cơ quan.

Nội dung ghi bài– Cơ thể đa bào được cấu tạo từ nhiều tế bào thực hiện các chức năng khác nhau. Các tế bào phối hợp qua một số cấp tổ chức (tế bào à mô à cơ quan à hệ cơ quan) để tạo thành cơ thể.–  Mô gồm nhiều tế bào có cấu tạo giống nhau và cùng thực hiện một chức năng. Cơ quan được cấu tạo từ hai hay nhiều mô, cùng thực hiện một hoạt động sống. Hệ cơ quan gồm một nhóm các cơ quan cùng thực hiện một quá trình sống. Các hệ cơ quan phối hợp với nhau thực hiện đầy đủ các quá trình sống cơ bản, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển cùa cơ thề.

Vận dụng

Câu 1. Liệt kê các cấp tổ chức trong cơ thể sinh vật đa bào và chức năng của mỗi cấp tổ chức đó.

     Câu 2. Sắp xếp các ví dụ sau vào các cấp tổ chức của cơ thể cho phù hợp: mô biểu bì, tim, dạ dày, mô cơ tim, tế bào thần kinh, thận, hệ hô hấp, tế bào biểu bì, tai, mũi, hoa, hệ tuần hoàn, tế bào lông hút (GV nên tìm hình ảnh minh hoạ các ví dụ trên để câu hỏi sinh động hơn).

     Câu 3. Phân tích vai trò của việc cung cấp nước đầy đủ hằng ngày đối với cây trồng. Các cơ quan nào liên quan đến quá trình đó? Để cây sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao thì em cần chăm sóc cây như thế nào? (VD)

Đánh giá

HS hoàn thành các câu hỏi: Câu 1 (Biết), câu 2 (Hiểu), câu 3 (Vận dụng)

  1. Phương án đánh giá:
  • GV sử dụng THANG ĐO MỨC ĐỘ để đánh giá HS
Nội dung đánh giá Mức 1 (5đ) Mức 2 ( 7đ) Mức 3 (10đ) Điểm
Trả lời câu hỏi Trả lời được khoảng 50% các ý đúng Trả lời được dưới 90% các ý đúng  Trả lời đúng 90-100% câu hỏi. Tìm được thêm ví dụ minh hoạ
Đóng góp ý kiến Chỉ nghe ý kiến Có ý kiến Có nhiều ý kiến, ý tưởng
Tiếp thu, trao đổi ý kiến, hỗ trợ bạn cùng nhóm Lắng nghe Có lắng nghe, phản hồi Lắng nghe ý kiến các thành viên khác, phản hồi và tiếp thu ý kiến có hiệu quả

 

 

 

BÀI 21. THỰC HÀNH QUAN SÁT SINH VẬT

  1. Mục tiêu hoạt động:
  • 2.5 Quan sát và vẽ được một số cơ thể đơn bào
  • 2.5 Quan sát và mô tả được các cơ quan cấu tạo thực vật
  • 2.5 Quan sát mô hình và mô tả được cấu tạo cơ thể người
  1. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

– Thuyết trình nêu vấn đề kết hợp hỏi – đáp;

– Phương pháp thí nghiệm;

– Phương pháp trực quan;

– Dạy học hợp tác.

  1. Chuẩn bị

   Thiết bị, dụng cụ và mẫu vật (SGK).

– Lưu ý: Mẫu vật GV có thể cung cấp cho HS hoặc yêu cầu HS chuẩn bị. Yêu cầu cho mẫu vật:

+ Mẫu nước ao (hồ); nên chuẩn bị từ 2 đến 3 mẫu ở các ao (hồ) khác nhau.

+ Tranh, ảnh màu vẽ cấu tạo các hệ cơ quan của người (hoặc mô hình nếu có).

+ 2 đến 3 đối tượng cây trống gần gũi, gồm cả cây có hoa và quả (Ví dụ: cây hành, cây ớt, cây hoa hồng,…).

  1. Tổ chức hoạt động:
  • Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1: Làm tiêu bản và quan sát cơ thể đơn bào trong nước ao (hồ)

Giáo viên sử dụng phương pháp: dạy học trực quan (mẫu vật, mô hình), kĩ thuật: KWL

Chia lớp thành 4 nhóm.

Quan sát cơ thể đơn bào

Bước 1: GV chuẩn bị đầy đủ dụng cụ thực hành và hướng dẫn học sinh cách làm tiêu bản trong thí nghiệm quan sát cơ thể đơn bào cho học sinh quan sát hoặc sự dụng bộ tranh tiêu

Bước 2: Tạo bảng KWL trên bảng lớn và yêu cầu mỗi nhóm có 1 bảng KWL.

K W L

Bước 3: Giáo viên yêu cầu học sinh điền những đều đã biết về cơ thể đơn bào vào cột K.

Bước 4: Giáo viên yêu cầu học sinh suy nghĩ và viết vào cột W những điều muốn tìm hiểu (Em muốn tìm hiểu thêm đều gì về cơ thể đơn bào).

Bước 5: Giáo viên yêu cầu học sinh làm thí nghiệm và tự trả lời câu hỏi vào cột L.

Bước 6: Giáo viên yêu cầu học sinh so sánh những đều đã ghi tại cột K và cột W để kiểm chứng tính chính xác của cột K, mức độ đáp ứng nhu cầu của những đều muốn biết (cột W ban đầu).

Dự kiến

Bảng KWL trong quan sát cơ thể đơn bào

K W L
Sinh vật có cơ thể đơn bào và cơ thể đa bàoCơ thể đơn bào là cơ thể được cấu tạo từ 1 tế bào. Tế bào đó thực hiện được chức năng của cơ thể sống.Cơ thể đa bào là cơ thể được cấu tạo từ nhiều tế bào thực hiện các chức năng khác nhau của cơ thể. Trong môi trường tự nhiên (giọt nước ao, hồ) có những sinh vật nhỏ bé nào không thể quan sát được bằng mắt thường? Bằng cách nào quan sát được những sinh vật có kích thước nhỏ bé?Cấu tạo cơ thể sinh vật đó như thế nào? – Trùng roi, trùng biến hình, trùng giày…..– Để quan sát được chúng ta phải làm tiêu bản và xem dưới kính hiển vi.Cấu tạo cơ thể các sinh vật quan sát dưới kính hiển vi:Trùng roi cơ thể chỉ gồ 1 tế bào và tế bào đó thực hiện các chức năng của cơ thể sống, có khả năng di chuyển, di chuyển nhờ roi.

 

  • Chuyển giao nhiệm vụ học tập 2: Quan sát mô hình hoặc tranh, ảnh cấu tạo một số hệ cơ quan của cơ thể người.

 Giáo viên sử dụng phương pháp: dạy học trực quan (mô hình), kĩ thuật: công não – động não

Các nhóm tiếp tục chuyển sang hoạt động học tập mới ‘quan sát mô hình cấu tạo cơ thể người’

Bước 1: Nhóm trưởng điều phối quá trình ‘quan sát mô hình cấu tạo cơ thể người’

+ Đặt mô hình vào vị trí thích hợp.

+ Quan sát tổng thể các thành phần cấu tạo ngoài của cơ thể người.

+ Quan sát cấu tạo hệ cơ quan bằng cách tháo dần các bộ phận của mô hình.

+ Lắp mô hình về dạng ban đầu.

Bước 2: Mỗi thành viên trong nhóm quan sát và tháo lắp mô hình theo sự hướng dẫn của giáo viên.

Bước 3: Kết thúc quan sát, giáo viên nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Các nhóm viết và nộp báo cáo ‘quan sát sinh vật’ theo mẫu.

Chuyển giao nhiệm vụ học tập 3: Quan sát cơ quan thực vật

Giáo viên sử dụng phương pháp: dạy học trực quan (mẫu vật), kĩ thuật: công não – động não

Các nhóm tiếp tục chuyển sang hoạt động học tập mới ‘quan sát cơ quan cây xanh’

Cây hành lá (hành ta) Cây ớt

Bước 1: Nhóm trưởng điều phối quá trình ‘quan sát cơ quan cây xanh’, thư kí ghi nhận các ý kiến của nhóm.

Bước 2: Mỗi thành viên quan sát cây xanh và đưa ra ý kiến của cá nhân về việc quan sát cơ quan cây xanh.

Bước 3: Kết thúc thảo luận, các nhóm chốt các ý kiến và thư kí trình bày.

Bước 4: Đánh giá.

Chuyển giao nhiệm vụ học tập 4:  Báo cáo kết quả thực hành

HS hoàn thành phần thu hoạch như yêu cầu ở mục III SGK

GV tổng kết, nhận xét vế kết quả, tinh thần, thái độ làm việc của các nhóm và yêu cầu HS nộp lại bản thu hoạch.

 

BÁO CÁO: KẾT QUẢ QUAN SÁT SINH VẬTTiết:    Thứ     Ngày   Tháng…. Năm ….Nhóm:…………Lớp:………..1. Kết quả quan sát cơ thể đơn bàoa) Dựa vào kết quả quan sát tiêu bản sinh vật trong nước ao (hồ), em hãy hoàn thành bảng thu hoạch theo mẫu sau:
Tên sinh vật quan sát được Vẽ hình
? ?
? ?
b) Kể tên các cơ thể đơn bào có khả năng quang hợp mà em quan sát thấy. Dấu hiệu nhận biết chúng là gì?2. Dựa vào kết quả quan sát mô hình hoặc tranh, ảnh một số hệ cơ quan trong cơ thể người, hoàn thành bàng theo mẫu sau:

  

Đặc điểm

 

Hệ cơ quan

Các cơ quan cấu tạo Vị trí trên cơ thể
Hệ tiêu hoá ? ?
Hệ tuần hoàn ? ?
Hệ thần kinh ? ?
3. Từ kết quả quan sát các cơ quan của một số cây, hoàn thành bảng theo mẫu sau:

Tên cây Cơ quan quan sát được Mô tả
? ? ?
? ? ?

Dự kiến

  1. Kết quả quan sát cơ thể đơn bào

Đây là câu hỏi kết quả quan sát thực tế của HS, do đó HS cần dựa vào kết quả quan sát của nhóm mình để trả lời, GV có thể hỗ trợ HS nêu tên các sinh vật quan sát được bằng kính hiển vi mà HS chưa biết tên.

  1. Quan sát tranh về các hệ cơ quan trong cơ thể người và hoàn thành bảng như gợi ý dưới đây. (B)
Đặc điểmHệ cơ quan Cơ quan cấu tạo Vị trí trên cơ thể
Hệ tiêu hoá Miệng, ống tiêu hoá (thực quản, dạ dày, ruột, trực tràng, hậu môn) và tuyến tiêu hoá (gan, tuy, túi mật). Kéo dài từ phần đầu qua khoang ngực và khoang bụng (phần thân).
Hệ tuần hoàn Tim, mạch máu, máu (hệ mạch). Tim nằm ở khoang ngực, hệ mạch chạy khắp cơ thể.
Hệ thần kinh Não, tuỷ sống và các dây thẩn kinh. Não nằm ở phần đầu, tuỷ sống chạy dọc bên trong xương sống, còn các dây thần kinh phân bố khắp cơ thể.
  1. Quan sát các cơ quan của một số cây mẫu và hoàn thành bảng theo gợi ý dưới đây. (B)
Tên cây Cơ quan quan sát được Mô tả
Cây hành lá(hành ta) – Rễ – Rễ dạng chùm, gồm nhiều rễ nhỏ màu trắng.
– Thân – Thân: ngắn, phần cứng nối giữa rễ và phần bẹ lá.
– Lá –  Lá: hình ống màu xanh với phán bẹ màu trắng xếp chóng lên nhau.
Cây ớt – Rễ – Rễ: dạng rễ cọc, có một rễ cái và nhiều rễ con.
– Thân -Thân: phân dưới cứng (hoá gỗ), phân nhánh nhiều.
– Lá – Lá: đơn, mọc so le, thuôn dài, đầu nhọn.
– Hoa – Hoa: màu trắng, mọc riêng lẻ ở kẽ lá.
– Quả – Quả: thon, nhọn đầu, có thể có nhiêu màu như đỏ, vàng,…

 

  1. Phương án đánh giá:

BẢNG KIỂM ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM

(DÀNH CHO HỌC SINH)

Các tiêu chí Không
Hoạt động 1    
Chuẩn bị mẫu vật: mẫu nước ao hồ, nước đọng lâu ngày, mẫu nuôi cấy
Thực hiện được theo các bước hướng dẫn
Có sự hợp tác giữa các thành viên trong nhóm
Vẽ được hình cơ thể đơn bào đã quan sát
Hoạt động 2
Chuẩn bị mẫu vật: cây cà rốt, cây hành tây, cây lạc, cây quất,…
Thực hiện được theo các bước hướng dẫn
Có sự hợp tác giữa các thành viên trong nhóm
Nhận dạng được các bộ phận của cây xanh

 

RUBRIC ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN THÍ NGHIỆM ( DÀNH CHO GIÁO VIÊN)

Tiêu chí Mức độ biểu hiện Điểm
Mức 1( 8 – 10 ) Mức 2(5 – 7) Mức 3(<5)
Chuẩn bị mẫu vật Chuẩn bị đầy đủ các nguyên vật liệu, dụng cụ thực hành thí nghiệm Chuẩn bị được hầu hết các nguyên vật liệu, dụng cụ thực hành thí nghiệm Không chuẩn bị hoặc có chuẩn bị nhưng còn thiếu nhiều nguyên vật liệu, dụng cụ thực hành thí nghiệm
Thực hiện được theo các bước hướng dẫn Thực hiện chính xác và nhanh toàn bộ các bước trong quy trình thí nghiệm Thực hiện đúng phần lớn các bước trong quy trình thí nghiệm Không thực hiện được hoặc thực hiện không đúng nhiều bước trong quy trình thí nghiệm
Có sự hợp tác giữa các thành viên trong nhóm Tất cả thành viên trong nhóm có sự trao đổi, thống nhất với nhau, giúp đỡ lẫn nhau khi thực hành. Các thành viên trong nhóm chưa có sự thống nhất, chưa giúp đỡ lẫn nhau khi thực hành. Các thành viên trong nhóm chưa có sự thống nhất, chưa giúp đỡ nhau thực hành, còn học sinh chỉ quan sát mà không thực hiện.
Làm được sản phẩm  – Làm được tiêu bản theo đúng các bước thí nghiệm, vẽ lại được cơ thể đang quan sát một cách chính xác– Nhận dạng đủ các cơ quan, hệ cơ quan của cây xanh– Nhận dạng đủ các cơ quan, hệ cơ quan của cơ thể người – Làm được tiêu bản các bước thí nghiệm, chưa vẽ lại được cơ thể đang quan sát một cách chính xác– Nhận dạng được 2/3 các cơ quan, hệ cơ quan của cây xanh– Nhận dạng 2/3 các cơ quan, hệ cơ quan của cơ thể người – Làm tiêu bản các bước thí nghiệm nhưng chưa quan sát được, chưa vẽ lại được cơ thể đang quan sát– Nhận dạng 1/3 các cơ quan, hệ cơ quan của cây xanh– Nhận dạng 1/3 các cơ quan, hệ cơ quan của cơ thể người
Tổng điểm

 

 

 

 

 

 

 

 

ÔN TẬP CHỦ Đ 7 (1 tiết)

  1. Mục tiêu hoạt động:

-Nhận thức khoa học tự nhiên: Hệ thống hoá được kiến thức về cơ thể đơn bào và cơthể đa bào, thông qua đó chứng minh mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào;

  1. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

– Phương pháp trò chơi;

– Kĩ thuật sơ đổ tư duy.

  1. Chuẩn bị
  • Bảng KWL.
  • Mẫu vật: mẫu vật tự nhiên, bộ ảnh thực vật, mô hình lắp ráp cơ thể người.
  • Dụng cụ: Kính hiển vi, lam kính, lame, pipette, giấy thấm, bông, giấy bìa, kim chỉ, keo dán.
  1. Tổ chức hoạt động:

Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1: Hệ thống hoá kiến thức

Nhiệm vụ: GV định hướng cho HS hệ thống hoá được kiến thức về cơ thể đơn bào, đa bào và mối quan hệ từ tế bào đến cơ thể.

Tổ chức dạy học: GV hướng dẫn HS tham gia một số trò chơi do GV thiết kế có tính trò chơi Chiếc nón kì diệu  về chủ đề Hiểu biết của em về cơ thể sinh vật.

Chuyển giao nhiệm vụ học tập 2:  Hướng dẫn giải bài tập

–  GV sử dụng phương pháp dạy học bài tập, định hướng cho HS giải quyết một số bài tập phát triển năng lực khoa học tự nhiên cho cả chủ đề.

–  GV gợi ý, định hướng, tổ chức cho HS hoạt động nhóm hoặc động não cá nhân để làm bài tập vận dụng của chủ đề trong SGK, đồng thời phát triển phẩm chất, năng lực của HS.

Một số bài tập gợi ý:

Bài tập trắc nghiệm

  1. Sinh vật nào dưới đây là đơn bào?
  2. Người. Cây chuối.               C. Cây hoa hướng dương.               D. Tảo lục.
  3. Cáp tồ chức nào dưới đây có ờ mọi cơ thể sống?
  4. Tế bào.   Cơ quan.                C. Mô.                                              D. Hệ cơ quan.
  5. Ở cơ thể đa bào, một nhóm các cơ ! quan phối hợp hoạt động cùng thực hiện một quá trình sống tạo nên cấp I tổ chức nào dưới đây?
  6. Mô. B. Hệ cơ quan. C. Tế bào.                                          D. Cơ thể.
  7. Đối tượng nào dưới đây là cơ thể I sinh vật?
  8. Cái chổi. B. Miếng thịt. C. Con ruồi.                                     D. Cây nến
  9. ở người: tim, gan và tai là ví dụ cho I cấp tổ chức nào của cơ thể?
  10. Tế bào. B. Mô. C. Cơ quan.                                     D. Hệ cơ quan.
  11. Cấu tạo cơ thể cây cà chua gồm các: hệ cơ quan nào dưới đây?
  12. Hệ hô hấp và hệ tuần hoàn. B. Hệ rễ và hệ chồi.
  13. C. Hệ tiêu hoá và hệ bài tiêt. Hệ tuần hoàn và hệ vận động.

Bài tập tự luận

  1. Tổ chức cơ thể đơn bào và đa bào khác nhau ở điểm nào?
  2. Cho các từ/ cụm từ: hệ cơ quan, mô liên kết, cơ quan, mô, tế bào, mô thần kinh. Hãy chọn các từ/ cụm từ phù hợp để hoàn thiện đoạn thông tin sau:

Ở cơ thể đa bào, (1) … phối hợp với nhau tạo thành các mô, cơ quan, hệ cơ quan. (2) … là tập hợp các tế bào giống nhau cùng phối hợp thực hiện chức năng nhất định. Chẳng hạn, bộ não của bạn chủ yếu được tạo thành từ (3) …, gồm các tế bào thần kinh. Bộ não là một (4) … được hình thành từ các loại mô khác nhau và hoạt động cùng nhau như mô thần kinh, mô bì, (5) …. Bộ não là một phẩn của hệ thần kinh, điều khiển các hoạt động của cơ thể. Vì vậy, (6) … gồm nhiều cơ quan làm việc cùng nhau để thực hiện chức năng nhất định của cơ thể sống.

  1. Nêu mối quan hệ giữa các cấp độ tồ chức trong cơ thể đa bào.
  2. Mô tả thành phần chính cấu tạo cơ thể người. Hãy kể tên cơ quan thuộc hệ tuần hoàn của cơ thể người.

Dự kiến

  1. 1. Cơ thể đơn bào có cấu tạo cơ thể chỉ gồm một tế bào nhân sơ hoặc nhân thực, có thể thực hiện được các chức năng sống. Cơ thể đa bào có cấu tạo cơ thể gồm nhiều tế bào nhân thực, các tế bào phối hợp thực hiện các chức năng sống của cơ thể.
  2. 2. (1) tế bào, (2) mô, (3) mô thẩn kinh, (4) cơ quan, (5) mô liên kết, (6) hệ cơ quan.
  3. Tế bào → mô → cơ quan → hệ cơ quan → cơ thể.
  4. Các thành phần chính cấu tạo cơ thể người: đầu, mình, tứ chi (tay, chân);

– Các cơ quan thuộc hệ tuần hoàn: tim, mạch máu.

  1. Đánh giá kết quả hoạt động

– Câu hỏi trong phiếu học tập, thang đo.

Thang đo về hoạt động nhóm.

Nội dung quan sát Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Phân vân Không đồng ý Hoàn toàn không đồng ý
Thảo luận sôi nổi
Các HS trong nhóm đều tham gia hoạt động
Kết quả sản phẩm tốt

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *