Giáo án WORD Hóa học 6 Kết nối tri thức

Giáo án WORD Hóa học 6 Kết nối tri thức

Giáo án word Hóa học 6 Kết nối tri thức theo công văn mới. Giáo án được Tài Liệu KHTN biên soạn chi tiết và cẩn thận cùng nhiều bộ tài liệu dạng khác được liên tục cập nhật.

MỘT SỐ TÀI LIỆU QUAN TÂM KHÁC

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án Hóa học 6 Kết nối tri thức word
Giáo án Hóa học 6 Kết nối tri thức word
Giáo án Hóa học 6 Kết nối tri thức word
Giáo án Hóa học 6 Kết nối tri thức word

XEM VIDEO VỀ MẪU WORD GIÁO ÁN HÓA HỌC 6 SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

Đánh giá học sinh theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực

A.PHẦN TỰ HỌC:

Bảng xác định thành phần năng lực KHTN; YCCĐ; loại nội dung kiến thức; định hướng PP, KTDH

CHƯƠNG II. CHẤT QUANH TA

Bài 9. Sự đa dạng của chất  (1 tiết)
Bài 10. Các thể của chất và sự chuyển thể  (3 tiết)
Bài 11. Oxygen. Không khí (4 tiết)

Thời lượng: 8 tiết

Thành phần năng lực KHTN Yêu cầu cần đạt Loại nội dung 

kiến thức

Định hướng PP, KTDH Định hướng PP, CC KTĐG
Nhận thức khoa học tự nhiên KHTN1.1 – Nêu được sự đa dạng của chất  Khái niệm, thuyết và định luật hóa học cơ bản  PP: Trực quan, đàm thoại gợi mở

 

 – Dạy học hợp tác

KT: – KTDH: động não, KWL

Phương pháp hỏi đáp

Phương pháp đánh giá qua hồ sơ học tập

CC-Câu hỏi và Câu trả lời của Hs, Bài tập

KHTN1.1 –Nêu được một số tính chất của chất (tính chất vật lí, tính chất hoá học). Nguyên tố hóa học và chất – Dạy học trực quan: sử  dụng  tranh, ảnh, video, thí nghiệm

– Sử dụng thí nghiệm trong dạy học môn KHTN

– Dạy học giải quyết vấn đề

– KTDH: Mảnh ghép, sơ đồ tư duy

Phương pháp hỏi đấp của học sinh

Phương pháp quan sát

CC- Hồ sơ học tập- Bảng hoạt động nhóm 

Bảng 2

– Kết quả thí nghiệm của

KHTN 1. 2 –Trình bày được một số đặc điểm cơ bản ba thể (rắn; lỏng; khí) thông qua quan sát. Nguyên tố hóa học và chất PP: nghiên cứu

KT: Động não – công não, khăn trải bàn.

Phương pháp hỏi đáp

Phương pháp quan sát 

CC- Câu trả lời của Hs

Mức độ tham gia hoạt động của học sinh

KHTN1.1 – Nêu được khái niệm về sự nóng chảy; sự sôi; sự bay hơi; sự ngưng tụ, đông đặc. Khái niệm, thuyết và định luật hóa học cơ bản  PP: Đàm thoại gợi mở

KT: Động não – công não Mảnh ghép

Phương pháp Đánh giá qua quan sát

Đánh giá qua hồ sơ học tập

CC- Phiếu đánh giá theo tiêu chí Rubrics

Hồ sơ học tập của học sinh- kết quả thảo luận nhóm và bản thuyết trình

KHTN1.2 –Trình bày được quá trình diễn ra sự chuyển thể (trạng thái): nóng chảy, đông đặc; bay hơi, ngưng tụ; sôi. Nguyên tố hóa học và chất PP: + trực quan, đàm thoại gợi mở

KT: Khăn trải bàn, động não- công não

Phương pháp Quan sát – 

Câu trả lời của Hs, Mức độ tham gia hoạt động của học sinh

KHTN 2.2 – Đưa ra được một số ví dụ về một số đặc điểm cơ bản ba thể của chất. Nguyên tố hóa học và chất PP:  đàm thoại 

KT: Khăn trải bàn

Phương pháp hỏi đáp

CC- Câu hỏi và câu trả lời

[KHTN.1.1] Nêu được một số tính chất của oxygen (trạng thái, màu sắc, tính tan…)  Nguyên tố hóa học và chất PP: Trực quan 

KT: Khăn trải bàn – Động não – Công mão

[KHTN.1.2] Nêu được tầm quan trọng của oxygen đối với sự sống, sự cháy và quá trình đốt cháy nhiên liệu Nguyên tố hóa học và chất PP: Trực quan

KT: Khăn trải bàn , Động não – Công não

[KHTN.1.1] Nêu được thành phần của không khí (oxygen, nitrongen, khí hiếm, hơi nước…) Nguyên tố hóa học và chất PP: Trực quan 

KT: Khăn trải bàn – Động não – Công não

[KHTN.1.3] Trình bày được sự ô nhiễm không khí: các chất gây ô nhiễm, nguồn gây ô nhiễm, biểu hiện của không khí gây ô nhiễm. Nguyên tố hóa học và chất PP: trực quan

– Dạy học khám phá

– Kĩ thuật; sơ đồ tư duy

Tìm hiểu tự nhiên KHTN 2.4 –Tiến hành được thí nghiệm về sự chuyển thể (trạng thái) của chất. Nguyên tố hóa học và chất PP: + Dạy học trực quan: sử dụng  thí nghiệm.

KT: Khăn trải bàn

Phương pháp Quan sát  

CC- Câu trả lời  Mức độ tham gia hoạt động của học sinh, – Kết quả thí nghiệm của HS.

[KHTN.2.4] Tiến hành được thí nghiệm đơn giản để xác định thành phần phần trăm thể tích của oxygen trong không khí Nguyên tố hóa học và chất PP: bàn tay nặn bột có sử dụng thí nghiệm 

KT: Động não – công não 

Vận dụng kiến thức,
kĩ năng đã học
[KHTN.3.1] Nêu được một số biện pháp bảo vệ môi trường không khí trên địa bàn sinh sống của bản thân. Nguyên tố hóa học và chất – Phương pháp:  Dạy học dự án

– Kĩ thuật: các mảnh ghép

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

CHƯƠNG II. CHẤT QUANH TA

Thời lượng: 8 tiết- 360 phút

  • MỤC TIÊU DẠY HỌC 
NĂNG LỰC, PHẨM CHẤT YÊU CẦU CẦN ĐẠT (STT) của YCCĐ và dạng mã hóa của YCCĐ
(STT) Dạng mã hóa
NĂNG LỰC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Nhận thức khoa học tự nhiên – Nêu được sự đa dạng của chất (chất có ở xung quanh chúng ta, trong các vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật vô sinh, vật hữu sinh…). (1) 1.KHTN1.1
– Nêu được một số tính chất của chất (tính chất vật lí, tính chất hoá học). (2)/3 2.KHTN 1.1
Trình bày được một số đặc điểm cơ bản ba thể (rắn; lỏng; khí) thông qua quan sát. (3)/2 3.KHTN 1.2
– Nêu được khái niệm về sự nóng chảy; sự sôi; sự bay hơi; sự ngưng tụ, đông đặc. (4) 4.KHTN 1.1
–Trình bày được quá trình diễn ra sự chuyển thể (trạng thái): nóng chảy, đông đặc; bay hơi, ngưng tụ; sôi (5) 5.KHTN 1. 2
– Đưa ra được một số ví dụ về một số đặc điểm cơ bản ba thể của chất. (6) 6.KHTN 1.3
– Nêu được một số tính chất của oxygen (trạng thái, màu sắc, tính tan…)  (7) 7.[KHTN.1.1]
– Nêu được tầm quan trọng của oxygen đối với sự sống, sự cháy và quá trình đốt cháy nhiên liệu (8) 8.[KHTN.1.2]
– Nêu được thành phần của không khí (oxygen, nitrongen, khí hiếm, hơi nước…) (9) 9.[KHTN.1.1]
– Trình bày được sự ô nhiễm không khí: các chất gây ô nhiễm, nguồn gây ô nhiễm, biểu hiện của không khí gây ô nhiễm. (10) 10.[KHTN.1.3]
Tìm hiểu tự nhiên –Tiến hành được thí nghiệm về sự chuyển thể (trạng thái) của chất. (11)/7 11.KHTN 2.4
Tiến hành được thí nghiệm đơn giản để xác định thành phần phần trăm thể tích của oxygen trong không khí (12) 12.[KHTN.2.4]
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học Nêu được một số biện pháp bảo vệ môi trường không khí trên địa bàn sinh sống của bản thân. (13) 13.[KHTN.3.1]
NĂNG LỰC CHUNG
Tự học và Tự chủ Chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ được giao; tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm; tự quyết định cách thức thực hiện nhiêm vụ được giao (14)/8 14. NLC.TC1
Giao tiếp và hợp tác Biết chủ động đề xuất mục dích hợp tác khi được giao nhiệm vụ, biết xác định đước các công việc có thể hoàn thành tốt khi hoạt động nhóm (15)/9 15.GT-HT.3
PHẨM CHẤT
Trung thực Báo cáo đúng tình hình ô nhiễm thực tiễn tại thành phố mà mình đang sinh sống (16)/10 16.PC.TT.1
  • THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Hoạt động học Giáo viên Học sinh
Bài 9. Sự đa dạng của chất
HĐ 1: Đặt vấn đề -Sự đa dạng của chất (15 phút)  Tranh ảnh, phiếu học tập,mô hình, video clip, mẫu vật tự nhiên,  Bảng nhóm, bút lông
HĐ 2: Tính chất của chất

 (30 phút)

– Đồng, nhôm , nước , nứớc đá, nước nóng , nước vôi trong , đường , dầu ăn , than đá .

– Cốc thủy tinh , đũa thủy tinh , muỗng , nhiệt kế, đèn cồn , chén sứ , bình cầu, nguồn điện có pin 

– Phiếu học tập số 1

Bài 10. Các thể của chất và sự chuyển thể
HĐ 3: Đặc điểm cơ bản ba thể (20 phút).  Chuẩn bị 1 số vật dụng: bong bóng (nhiều hình dạng kích thước khác nhau), táo, chai nước (có thể nhiều hình dạng khác nhau), các viên sỏi, cục rubik….
HĐ 4 Thí nghiệm về sự chuyển thể (25 phút) Nước  cất, 

Cốc thủy tinh chịu nhiệt

Nhiệt kế

Đèn cồn

Lưới tản nhiệt

Giá thí nghiệm

HĐ 5  Quá trình diễn ra sự chuyển thể (45 phút) -Hình ảnh chuyển thể của nước, vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên, 

-Khái niệm về sự nóng chảy; sự sôi; sự bay hơi; sự ngưng tụ, đông đặc.Phiếu học tập

Tìm hiểu trước nội dung về vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên 
HĐ 6 – Luyện tập -mở rộng (45p) Phiếu học tập, trò chơi củng cố Hệ thống các kiến thức đã học, chuẩn bị các bài tập 
Bài 11. Oxygen. Không khí
Hoạt động 7: Oxi trên trái đất (15 phút) – Máy tính, máy chiếu, mạng internet. Tìm hiểu về khí oxygen
Hoạt động 8: Tính chất vật lý và vai trò của oxi  (30 phút) – Máy tính, máy chiếu, mạng internet.
Hoạt động 9: Tìm hiểu thành phần phần trăm không khí. (25 phút).  -Dụng cụ: đèn cồn, ống hình trụ, muôi sắt, nút cao su.

-Hóa chất: P đỏ, nước.

– Máy tính, máy chiếu, mạng internet.

Hoạt động 10: Vai trò của không khí (20 phút) – Máy tính, máy chiếu, mạng internet. Tranh ảnh, tư liệu
Hoạt động 11: Ô nhiễm không khí – Bảo vệ không khí  (25 phút) Phiếu học tập Giấy nháp, bút dạ
Hoạt động 12: Vai trò của khó oxi .(45 phút) Câu hỏi

– Máy tính, máy chiếu, mạng internet.

Hoạt động 13: Luyên tập chương (45 phút) Câu hỏi, hiểu học tập
  • TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động học Mục tiêu Nội dung dạy học trọng tâm PP, KTDH chủ đạo Phương án đánh giá
(STT) Mã hóa PP Công cụ
Bài 9. Sự đa dạng của chất
HĐ1:  Đặt vấn đề

-Sự đa dạng của chất

(1) 1.KHTN1.1 – Nêu được sự đa dạng của chất (chất có ở xung quanh chúng ta, trong các vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật vô sinh, vật hữu sinh…).  PP: Trực quan, đàm thoại gợi mở

tìm tòi/phát hiện. 

 – Dạy học hợp tác

– KTDH: động não, KWL

Phương pháp hỏi đáp

Phương pháp đánh giá qua hồ sơ học tập

– Câu hỏi và Câu trả lời của Hs

Bài tập 

HĐ2: Tính chất của chất (2) 2.KHTN 1.1 – Nêu được một số tính chất  vật lí, tính chất hoá học của chất. – Dạy học trực quan: sử  dụng  tranh, ảnh, video.

– Sử dụng thí nghiệm 

– Dạy học giải quyết vấn đề

– KTDH: Mảnh ghép, sơ đồ tư duy

Phương pháp hỏi đáp của học sinh

Phương pháp quan sát, vấn đáp

– Bảng hoạt động nhóm 

Bảng 2

– Kết quả thí nghiệm của HS

Bài 10. Các thể của chất và sự chuyển thể
HĐ3: Các thể cơ bản của chất

(20 phút)

(3)

(6)

3.KHTN 1.2

6.KHTN 2.2

Trình bày được một số đặc điểm cơ bản ba thể (rắn; lỏng; khí) thông qua quan sát.

– Đưa ra được một số ví dụ về một số đặc điểm cơ bản ba thể của chất.

PP: Trực quan, 

KT: Động não – công não 

PP: nghiên cứu

KT: Khăn trải bàn

Phương pháp hỏi đáp

Phương pháp quan sát

Câu trả lời của Hs

Mức độ tham gia hoạt động của học sinh

HĐ4: Thí nghiệm về sự chuyển thể (25 phút) (7) 7.KHTN 2.4

9. NLC.TC1

11.PC.TT.1

Tiến hành được thí nghiệm về sự chuyển thể (trạng thái) của chất. PP: + Dạy học trực quan: sử dụng  thí Nghiệm.

KT: Khăn trải bàn

– Phương pháp quan sát. Mức độ hoàn thành thí nghiệm và sự tham gia hoạt động của học sinh
HĐ5  Quá trình diễn ra sự chuyển thể (45 phút) (5) 5.KHTN1. 2

9. NLC.TC1

–Trình bày được quá trình diễn ra sự chuyển thể: nóng chảy, đông đặc; bay hơi, ngưng tụ; sôi

– Nêu được khái niệm về sự nóng chảy; sự sôi; sự bay hơi; sự ngưng tụ, đông đặc.

PP: trực quan, đàm thoại gợi mở

KT: Khăn trải bàn, động não- công não

Phương pháp quan sát Câu trả lời của Hs

Mức độ tham gia hoạt động của hs

– Kết quả thí nghiệm của HS.

HĐ6 – Luyện tập – mở rộng

 45p

– Hệ thống kiến thức

– Vận dụng giải các bài tập:

+ Phân loại được vật thể, chất

+ Nhận biết được vật thể nhân tạo; tự nhiên, vật hữu sinh, VT vô sinh

+  Biết các thể, cho ví dụ

+ Nắm được một số tính chất của chất

PP: Sơ đồ grap

Thảo luận nhóm

Trò chơi học tập

PP hỏi đáp câu trả lời PP quan sát – Sử dụng thang đo Đánh giá qua hồ sơ học tập Câu trả lời của Hs

Mức độ tham gia hoạt động của học sinh

Bài 11. Oxygen. Không khí
Hoạt động 7: Oxi trên trái đất (10 phút) 3.KHTN1.1

1.KHTN1.1

2.KHTN1.2

Vai trò của oxygen trong không khí, sinh vật trên trái đất, duy trì sự sống và sự cháy. PP: Trực quan

KT: Động não – Công não 

Tranh ảnh Câu trả lời của học sinh 

Thang dạng đồ thị và thang số

Hoạt động 8: Tính chất vật lý và vai trò của oxi (30 phút) 6.KHTN2.4

9.TT1.

-Thành phần Oxygen và một số khí trong không khí.

-Một số tính chất của oxygen đối với sự sống và sự cháy

– Vai trò của oxygen đối với sự sống, sự cháy

PP: Trực quan 

KT: Khăn trải bàn – Động não – Công não

Hỏi đáp

Viết 

Câu hỏi 

Bài tập

Rubric

Hoạt động 9: Tìm hiểu thành phần phần trăm không khí. (25 phút) 4.KHTN1.2

5.KHTN1.3

– Phần trăm thể tích thể tích oxygen được xác định thí nghiệm đơn giản 

– Bài tập vận dụng

PP: bàn tay nặn bột có sử dụng thí nghiệm 

KT: Động não – công não 

Quan sát, viết 

 

Câu hỏi 

Rubric

Hoạt động 10: Vai trò của không khí

(20 phút)

7.KHTN3.1

8.TC.1.1.

-Vai trò của không khí đối với tự nhiên.

-Nguồn gốc ô nhiễm, dấu hiệu ô nhiễm và biện pháp giả ô nhiễm

PP: trực quan

– Dạy học khám phá

– Kĩ thuật; sơ đồ tư duy

Dạy học 

Viết 

Thang đo 

Câu hỏi, thang đo

Rubric

Hoạt động 11: Ô nhiễm không khí – – Bảo vệ không khí (25 phút) 3.KHTN1.1

1.KHTN1.

2.KHTN1.2

Biểu hiện nguyên nhân và biện pháp được đề xuất để bảo vệ môi trường không khí tại địa bàn -Phương pháp:  Dạy học dự án

– Kĩ thuật: các mảnh ghép

Viết Bài tập thực tiễn

Rubric

Hoạt động 12:Vai trò của khí oxi (45 phút) 6.KHTN2.4

9.TT1.

Vai trò của oxygen trong không khí, sinh vật trên trái đất, duy trì sự sống và sự cháy. PP: Trực quan

KT: Động não – Công não 

Tranh ảnh Câu trả lời của học sinh 

Thang dạng đồ thị và thang số

Hoạt động 13: Luyên tập chương (45 phút) 4.KHTN1.2

5.KHTN1.3

  • HOẠT ĐỘNG HỌC

HOẠT ĐỘNG 1:                    Tìm hiểu sự đa dạng của chất

Xung quanh ta có vô số vật thể. Các ngôi sao trong vũ trụ, Mặt Trời, các hành tinh trong hệ Mặt Trời bao gồm cả Trái Đất của chúng ta, tất cả mọi thứ trên Trái Đất như thực vật, động vật, con người, sông ngòi, đại dương,… đều là vật thể và đều được tạo thành từ các chất khác nhau.

1.Mục tiêu hoạt động

1.KHTN1.1

2.Tổ chức hoạt động: Chuẩn bị  GV chia lớp thành 4 nhóm học tập

Pp : trực quan, đàm thoại gợi mở

Kt: động não- công não

a . Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1 :Khởi động.

GV tổ chức trò chơi cho HS như: quan sát, kể tên các dụng cụ học tập quanh em; GV chiếu clip kể tên các con vật, loài hoa có trong bài hát “Chú Mèo Con, Kìa Chú Là Chú Ếch Con”, kể tên các hành tinh trong hệ Mặt Trời mà em biết.

 Giáo viên sử dụng dạy học trực quan : sử dụng các mẫu vật sẵn có trong lớp, ngoài sân trường hoặc gợi ý các đồ vật học sinh thường xuyên sử dụng trong học tập và sinh hoạt.

Nhiệm vụ 1: Chất có ở xung quanh chúng ta

Bước 1: GV đặt vấn đề : 

 GV đặt câu hỏi cho các nhóm quan sát hình 9.1, liên hệ thực tế, các nhóm thảo luận lần lượt liệt kể các đồ vật có ở trong lớp, trong trường, các đồ vật được sử dụng hằng ngày trong học tập và sinh hoạt.

Bước 2: HS các nhóm lần lượt trả lời theo yêu cầu.

Bước 3: Chọn 1 HS ghi nhận các câu trả lời trên bảng.

Nhiệm vụ 2: Phân loại vật thể tự nhiên, vật thể nhân taọ

Bước 1: GV đặt câu hỏi cho các nhóm lần lượt phân loại các đồ vật vừa được liệt kê, vật nào là vật thể tự nhiên, vật nào là vật thể nhân tạo, hưu sinh hay vô sinh.

Bước 2: HS các nhóm lần lượt sắp xếp và phân loại.

Bước 3: Chọn 1 HS ghi nhận các câu trả lời trên bảng.

Bước 4: GV trao đổi và chốt kiến thức.

-Giáo viên phát phiếu học tập 1:

GV hướng dẫn HS quan sát hình trên màn hình, hoặc giáo viên có thể dùng video clip cho học sinh coi trực tiếp.

Nhiệm vụ 1: 

Câu hỏi: Em hãy kể tên các đồ vật mà em sử dụng trong sinh hoạt và học tập ( trong nhà trường và gia đinh?

Cây mía Oto Động vật
Bàn ghế Đá Con người
Lọ hoa Bút bi rừng núi

Câu hỏi 2:  Em hãy  kể ra một số chất có trong vật thể mà em biết

Cửa sắt Gạo  Con voi
Ấm nhôm Dây chuyền vàng Con thuyền
PHIẾU HỌC TẬP 1
STT Tên vật thể  Phân loại vật thể
Tự nhiên Nhân tạo Hữu sinh Vô sinh
1
2
3
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Vật thể Phân loại Chất
Vật sống/vật không sống Tự nhiên/nhân tạo
  • Thực hiện nhiệm vụ học tập 
  • HS thực hiện bài tập trên Phiếu học tập, sau đó tổng hợp ý kiến 
  • Báo cáo kết quả và thảo luận: 

Mỗi nhóm cử 1 HS đại diện lên trình bày kết quả 

GV nhận xét kết quả thảo luận làm việc của các nhóm 

  • Sản phẩm học tập 
1. Vật thể tự nhiên: núi đá vôi, con sư tử, cây cao su.

+ Vật thể nhân tạo: bánh mì, cầu Long Biên, chai (cốc) nước ngọt có gas.

+ Vật sống: cây cao su, con su’ tử.

+ Vật không sống: núi đá vôi, bánh mì, cẩu Long Biên, chai (cổc) nước ngọt có gas.

2. Các chất có trong các vật thể ở Hình 9.1, SGK:

a. Núi đá vôi: đá vôi (trong đá vôi có chất calcium carbonate,…), đất sét,…

b. Con sư tử: protein, lipid, nước,…

c. Cây cao su: mủ cao su, nước,…

d. Bánh mì: tinh bột, bột nở,…

g. Cầu Long Biên: sắt,…

h. Chai (cốc) nước ngọt có gas: đường, nước, carbon dioxide,…

Phiêu học tập số 1,2

PHIẾU HỌC TẬP 1
STT Tên vật thể  Phân loại vật thể
Tự nhiên Nhân tạo Hữu sinh Vô sinh
1 Núi đá vôi X X
2 Con sư tử X X
3 Bánh mì X X
…… …………..
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Vật thể Phân loại Chất
Vật sống/vật không sống Tự nhiên/nhân tạo
Con thuyền Vật không sống Nhân tạo Gỗ, sắt,…
  • Phương án đánh giá 

 Phươmg pháp đánh giá qua hồ sơ học tập

 Công cụ là phiếu học tập với các bài tập áp dụng và đánh  giá thông qua thang đánh giá 

Tiêu chí đánh giá – Nêu được sự đa dạng của chất
Mức 1 Xác định chính xác vật thể, chất, vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật thể hữu sinh, vật  thể vô sinh
Mức 2 Xác định đúng vật thể, chất, nhưng còn nhầm lẫn giữa vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật thể hữu sinh và  vật  thể vô sinh
Mức 3 Chưa xác định đúng vật thể, chất, nhưng còn nhầm lẫn giữa vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật thể hữu sinh và  vật  thể vô sinh

HOẠT ĐỘNG 2:  Tìm hiểu tính chất của chất (30 phút)

1.Mục tiêu hoạt động

2.KHTN 1.1

2.Tổ chức hoạt động: Chuẩn bị  GV chia lớp thành 4 nhóm học tập

  • Chuẩn bị: GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng và thư kí

Mỗi nhóm HS có 1 bộ dung cụ và hóa chất và 1 phiếu học tập 

STT Dụng cụ – Hóa chất Số lượng 
1 Kim loại đồng 
2 Kim loại nhôm
3 Muối ăn
4 Đường 
5 Nước 
6 Than đá
7 Dầu ăn
8 Cốc  8
9 Đũa thủy tinh 4
10 Muỗng  4
11 Khay đựng hóa chất  1
12 Khăn lau 2
13 Nhiệt kế  4
14 Đèn cồn 4
15 Chén sứ  8
16 Nguồn điện có gắn pin tiểu  4
  • Chuyển giao nhiệm vụ học tập 

– PPDH:  Dạy học trực quan: Sử dụng thí nghiệm , dạy học giải quyết vấn đề

– KTDH: Mảnh ghép, sơ đồ tư duy

HS tự làm thí nghiệm để rút ra những tính chất vật lí và hoá học của chất quen thuộc hằng ngày là đường và muối ăn và biết cách sử dụng đường, muối ăn trong cuộc sống.

Gv Yêu cầu  HS : 

   – Nhóm 1: quan sát các chất và cho biết thể , màu sắc của các chất ; độ cứng hoặc mềm của các chất than , đồng , nhôm .( quan sát  ở miệng bình nước nóng ) , thử độ dẫn điện của than, đồng, nhôm 

 – Nhóm 2 : Thực hiện thí nghệm đo nhiệt độ nóng cháy của nước đá ( trong cốc thủy tính đựng đá viên có nhiệt kế) ghi kết quả thay đổi nhiệt độ sau mỗi phút .

 – Nhóm 3 :Quan sát các chất và cho biết thể, màu sắc của muối ăn , đường  và dầu ăn đựng trong các lọ muối ăn, đường và dầu ăn  tương ứng. Cho 1 thìa đường, 1 thìa muối ắn, 1 thìa dầu ăn vào 3 cốc thủy tinh có nước bằng nhau . Quan sát hiện tượng . Nhận xét khả năng tan của đường và dầu ăn trong nước 

Nhóm 4 : Cho 3 -5 thìa muối ăn vào chén sứ thứ nhất, Cho 3 -5 thìa đường vào chén sứ thứ nhất 2. Đun nóng đường trong chén sứ số 1 đến khi muối nổ lách tách,  đường trong chén sứ số 2 đến khi đường chuyển màu đen thì ngừng. Quan sát hiện tượng và nhận xét

GV yêu cầu HS quan sát và làm thí nghiệm để tìm hiểu một số tính chất của đường và muối ăn.

GV hướng dẫn HS cách sử dụng đèn cồn an toàn và hiệu quả, nhất là cách tắt đèn cồn.

GV lưu ý: HS có thể mô tả ở bát muối ăn có hiện tượng nổ lách tách. GV giải thích là do nước trong muối ăn bay hơi, ta thu được muối khô hơn ban đẩu.

Phiếu học tập số 3

Nhóm 1

chất Nước  Nước đá  Đường  Dầu ăn Than đá Đồng  nhôm
Thể 
Màu sắc
Cứng / mềm
dẫn điện

Nhóm 2 

Thời gian  Nhiệt độ Thể của nước quan sát hiện tượng trên mặt nước và trong lòng chất lỏng 
? ? ? ……………………………………………….

………………….
…………………………….

Nhóm 3 

Khuấy đều trong nước  Muối ăn Đường Dầu ăn
Hiện tượng
Nhận xét

Nhóm 4 

Chén sứ 1: Muối ăn Chén sứ 2: Đường
Hiện tượng
Nhận xét
  • Thực hiện nhiệm vụ học tập 

HS hợp tác với nhau thực hiện nhiệm vụ học tập (làm thí nghiệm và hoàn thành PHT)

GV đến quan sát các nhóm, ghi nhận  , phát hiện các khó khăn và có biện pháp hỗ trợ.

  • Báo cáo kết quả và thảo luận: 

Mỗi nhóm cử 1 HS đại diện lên trình bày kết quả . Kết quả dự kiến của HS như sau:

  • Sản phẩm học tập 

Nhóm 1

chất Nước  Nước đá  Đường  Dầu ăn Than đá Đồng  nhôm
Thể  Lỏng Rắn Rắn Lỏng Rắn Rắn Rắn
Màu sắc Không màu Trắng Trắng Vàng nhạt đen Đỏ Trắng
Cứng / mềm Cứng Mềm Mềm
dẫn điện Không 

Nhóm 2 

Thời gian  Nhiệt độ Thể của nước Quan sát hiện tượng trên mặt nước và trong lòng chất lỏng
1 phút 0 Rắn  Không có gì 
3 phút 5 Rắn  Trên mặt nước  đá có ít khói bay lên
5phút 6 Rắn  Trên mặt nước đá có tan ít nước 
7 phút 7 Rắn  Trên mặt nước đá có tan ít nước 
10 phút 15 Rắn  Nước đá tan nhiều thành nước (lỏng)
Khuấy đều trong nước  Muối ăn Đường Dầu ăn
Hiện tượng Không thấy muối  Không thấy đường  Dầu ăn nổi lên trên nước
Nhận xét  Muối  tan trong nước Đường tan trong nước Dầu ăn không tan trong nước

Nhóm 4

Muối ăn Đường
Hiện tượng Trắng Màu trắng chuyển thành nâu đen, ngửi thấy mùi khét
Nhận xét Muối ăn không bị biến đổi khi đun nóng Có sự biến đổi về chất

Sau khi các nhóm trình bày , GV bổ sung thêm tính dẻo của kim loại  ( nhóm 1) , chỉnh sửa màu nước đá không màu ( nhóm 2), đá tan ra (nhóm 3)

-Nhóm 4 : Trong khi tiến hành TN quá trình nào đã xảy ra ? trong thực tế em đã gặp quá trình này chưa? Có tạo thành chất mới không ?  

-Nhóm 3 : hãy chỉ ra quá trình nào thể hiện tính chất vật lý , tính chất hóa học của đường .

GV nhận xét về thái độ và hiệu quả làm việc của các nhóm

– tìm hiểu về tính chất của nhóm 1,2,3 : tính chất vật lý của chất 

– Tìm hiểu tính chất của nhóm 4 : tính chất hóa học của chất 

=> Hãy nêu 1 số tính chất vật lý và tính chất hóa học mà em biết . 

🡪 các nhóm thảo luận 

=> làm cách nào để biết được các tính chất đó .

🡪  các nhóm thảo luận 

GV sử dụng đàm thoại để đưa ra khái niệm

GV có thể yêu cầu HS nêu tóm tắt các nội dung đã học.

GV hướng dẫn HS tự làm nước hàng. Nêu những vấn đề HS cần lưu ý: đun vừa phải để nhiệt độ tăng từ từ, phải canh chừng thường xuyên không để đường bị cháy đen.

  • Phương án đánh giá 

Phương pháp đánh giá qua quan sát và qua hồ sơ học tập qua công cụ là phiếu học tập và mức độ hoàn thành thí nghiệm được giao

Mức đánh giá  Tiêu chí đánh giá 
Mức1  Các nhóm thực hiện các TN đạt yêu cầu , nêu chính xác yêu cầu của phiếu học tập , trả lời đúng  các câu hỏi cuả GV
Mức2 Nhóm thực hiện các TN đạt yêu cầu , nêu lên được các yêu cầu của phiếu ht , trả lời câu hỏi của GV chưa đầy đủ .
Mức3 Các nhóm thực hiện các TN đạt yêu cầu , nêu yêu cầu của phiếu học tập chưa chính xác , khhong trả lời được  các câu hỏi cuả GV. 

Thang đo 1:  Đánh hoạt động nhóm

Nội dung quan sát Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Phân vân Không đồng ý
Thảo luận sôi nổi
Các Hs trong nhóm đều tham gia hoạt động
Kết quả bài làm tốt
Trình bày kết quả tốt

HOẠT ĐỘNG 3:  Các thể cơ bản của chất (20 phút)

GV cho học sinh coi video clip hoặc hình ảnh sự chuyển thể của nước vẫn xảy ra quanh ta như: mùa đông ở các nước ôn đới hoặc ở vùng núi nước ta, nước bị đóng băng và khi trời ấm lên, chúng lại tan ra; nước lỏng trên bề mặt Trái Đất bay hơi, ngưng tụ thành mây và khi mây tập trung đủ lớn, đủ nặng rơi xuống thành mưa.

Từ đó kết luận các thể của nước có tính chất đặc trưng. Giữa các thể của nước có sự chuyển thể ở những điều kiện nhất định.

1 Mục tiêu hoạt động

3.KHTN 1.2

6.KHTN 2.2

2.Tổ chức hoạt động 

PP:  Trực quan, đàm thoại gợi mở, nghiên cứu

KT: Khăn trải bàn, động não- công não

  • Chuẩn bị: GV chia lớp thành 6 nhóm, gỗ, xi lanh, nước pha màu
  1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1: Tìm hiểu một số thể của chất 

(PP: trực quan, KT: Công não – động não)

GV yêu cầu HS quan sát các vật thể và chất xung quanh ta, nhận ra chất tồn tại ở các thể khác nhau. 

 GV hướng dẫn cho HS nhận biết về chất ở các thể khác nhau. 

GV yêu cầu HS nêu các quá trình biến đổi thể quan sát được 

GV sử dụng phương pháp graph  trong dạy học, chiếu sơ đồ sau lên màn hình và yêu cầu HS điền các quá trình chuyển hoá tương ứng giữa trạng thái của các chất theo các gợi ý cho sẵn. Sơ đồ này giúp HS ghi nhớ và phân biệt được các quá trình biến đổi thể của chất.  

GV hướng dẫn, gợi mở cho HS quan sát, đưa ra các hiện tượng xung quanh

Từ đó, HS lấy được ví dụ về các chất ở thể rắn, lỏng, khí xung quanh ta.

PHIẾU HỌC TẬP 4  (BẢNG HỎI)
Câu hỏi Trả lời
Câu 1: HS lấy ví dụ về các chất ở thể rắn, lỏng, khí xung quanh ta
Câu 2: Em có thể dùng chất ở thể lỏng để tạo nên vật có hình dạng cổ định khômg?
  • Thực hiện nhiệm vụ học tập

Học sinh thảo luận trên cơ sở thực hiện thao tác ghi nhận ý kiến cá nhân vào bảng chung của nhóm. 

  • Báo cáo kết quả và thảo luận: 

Đại diện mỗi nhóm sẽ trình bày nội dung đã thảo luận, các nhóm khác nhận xét, bổ sung và giáo viên là người chốt lại nội dung 

  1. Sản phẩm học tập 
PHIẾU HỌC TẬP 4  (BẢNG HỎI)
Câu hỏi Trả lời
Câu 1: HS lấy ví dụ về các chất ở thể rắn, lỏng, khí xung quanh ta Chất ở thể rắn: gỗ, than, nến,…

Chất ở thể lỏng: xăng, dầu ăn, tinh dầu,…

Chất ở thể khí: carbon dioxide, hơi nước,…

Câu 2: Em có thể dùng chất ở thể lỏng để tạo nên vật có hình dạng cổ định khômg? Không thể dùng chất ở thể lỏng để tạo nên vật có hình dạng cổ định.
  1. Phương án đánh giá 
Thang đo 1
Tiêu chí: kết quả phiếu học tập Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
Mức 1

Chỉ trả lời đúng câu 1 hỏi

Mức 2 

Trả lời đúng câu 2 hỏi

 
  • Chuyển giao nhiệm vụ học tập 2: Thực hành tìm hiểu một số tính chất của chất ở thể rắn, lỏng và khí

HS làm thí nghiệm, quan sát mẫu vật và kết hợp với các trải nghiệm đã có, rút ra

nhận xét về tính chất của các chất ở thể rắn, lỏng và khí.

GV cho HS làm các thí nghiệm thử tính chất của chất, từ đó rút ra nhận xét:

GV có thể cho HS quan sát những vật thể đã chuẩn bị sẵn. Sau đó lần lượt nêu tính chất của chất ở thể rắn, lỏng, khí được liệt kê trong bảng và lấy thêm ví dụ minh hoạ ứng dụng của những tính chất này trong thực tế.

Bài tập vận dung

PHIẾU HỌC TẬP 5
Thể của Chất Hình dạng có x
ác định không?
Có thể nén ko?
Rắn (viên sỏi. cục rubik, trái táo)
Lỏng (chai nước đầy)
Khí (bong bóng đã được thổi)

GV thực hiện thí nghiệm đơn giản tại lớp và yêu cấu HS kết luận về tính chất của thể.

GV mở lọ nước hoa, hỏi HS ở các vị trí khác nhau trong lớp có ngửi thấy mùi nước hoa không, yêu cầu HS nhận xét về khả năng lan toả của thể khí?

Học sinh thảo luận hoàn thành phiếu học tập số 6

PHIẾU HỌC TẬP 6  (BẢNG HỎI)
Câu hỏi Trả lời
Câu 1: Khi mở lọ nước hoa, một lát sau ngửi được mùi nước hoa. Điều này thể hiện tính chất gì của chất khí?
Câu 2: Nước từ nhà máy nước được dẫn đến các hộ dân qua các đường ống. Điều này thể hiện tính chất gì của chất lỏng?
Câu 3: Ta có thể đi được trên mặt nước đóng băng đủ dày. Điều này thể hiện tính chất gì của chất rắn?

Ví dụ: thể rắn có hình dạng cố định, cứng, không nén được. Do đó, vật liệu dùng xây nhà, làm cầu đường đều ở thể rắn. Thể lỏng, thể khí không có hình dạng cố định, cẩn phải chứa, đựng trong bình, lọ.

GV có thê’ đặt câu hỏi, ví dụ: để vận chuyển dầu thô (thể lỏng) từ biển vào đất liền, ta có thể dùng những cách nào ? 

  • Thực hiện nhiệm vụ học tập

Học sinh thảo luận trên cơ sở thực hiện thao tác ghi nhận ý kiến cá nhân vào bảng chung của nhóm. 

GV có thể cho HS quan sát các cốc có hình dạng khác nhau và rút ra nhận xét vế hình dạng của thể rắn, lỏng và khí.

  • Báo cáo kết quả và thảo luận: 

Đại diện mỗi nhóm sẽ trình bày nội dung đã thảo luận, các nhóm khác nhận xét, bổ sung và giáo viên là người chốt lại nội dung 

  1. Sản phẩm học tập 

Khi dùng tay ấn:

Thể rắn không bị nén.

Thể lỏng hầu như không bị nén.

Thể khí bị nén dễ dàng.

HĐ: – Về hình dạng: thể rắn có hình dạng cố định; thể lỏng có hình dạng của một phần vật chứa, thể khí chiếm đầy thể tích vật chứa.

Về khả năng chịu nén: chất rắn và chất lỏng không bị nén, chất khí có thể nén được dễ dàng.

PHIẾU HỌC TẬP 5
Thể của Chất Hình dạng có
ác định không?
Có thể nén ko?
Rắn (viên sỏi. cục rubik, trái táo) Hình dạng xác định Khó bị nén
Lỏng (chai nước đầy) Hình dạng theo vật chứa Nén hơi khó khăn
Khí (bong bóng đã được thổi) Hình dạng không xác định Dễ bị nén
PHIẾU HỌC TẬP 6  (BẢNG HỎI)
Câu hỏi Trả lời
Câu 1: Khi mở lọ nước hoa, một lát sau ngửi được mùi nước hoa. Điều này thể hiện tính chất gì của chất khí? Khi mở lọ nước hoa, một lát sau có thê’ ngửi thấy mùi nước hoa. Điều này thê’ hiện khả năng lan toả trong không gian theo mọi hướng của chất ở thê’ khí.
Câu 2: Nước từ nhà máy nước được dẫn đến các hộ dân qua các đường ống. Điều này thể hiện tính chất gì của chất lỏng? Nước từ nhà máy nước được dẫn đến các hộ dân qua các đường ống thê’ hiện tính chất chảy và lan truyền được của chất ở thể lỏng.
Câu 3: Ta có thể đi được trên mặt nước đóng băng đủ dày. Điều này thể hiện tính chất gì của chất rắn? Ta có thể đi được trên mặt nước đóng băng đủ dày vì nước đóng băng ở thể rắn. Khi đó nước giữ hình dạng cố định, không bị nén và không bị chảy đi, nên có thê’ đứng, bước đi trên đó.

Để vận chuyển dầu thô (thể lỏng) từ biển vào đất liền, ta có thể dùng những cách: đóng thùng và vận chuyển bằng tàu thuỷ, bơm qua đường ống dẫn dầu (đây là cách làm trong thực tế). Từ đó nêu kết luận ta đã ứng dụng tính chảy lan của thể lỏng.

  1. Phương án đánh giá 

Thang đo 1:  Đánh hoạt động nhóm

Nội dung quan sát Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Phân vân Không đồng ý
Thảo luận sôi nổi
Các Hs trong nhóm đều tham gia hoạt động
Kết quả bài làm tốt
Trình bày kết quả tốt
Thang đo 
Tiêu chí: kết quả phiếu học tập Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
Mức 1

S đọc Bảng 10.2, SGK và hiểu được tính chất của chất ở các thể dưới sự hướng dẫn của GV

Mức 2 

HS đọc Bảng 10.2, SGK và hiểu tính chất của ba thể. Nêu tính chất của chất ở các thể thông qua ví dụ GV đưa ra.

 
Mức 3 

HS đọc Bảng 10.2, SGK và hiểu tính chất của ba thể. Trả lời được 3 câu hỏi. Lấy được một vài ví dụ về tính chất của thể và ứng dụng của nó.

HOẠT ĐỘNG 5:  Thí nghiệm về sự chuyển thể (20 phút)

  • Mục tiêu hoạt động
  1. KHTN 2.4                                 
  1.   NLC.TC1                                  
  2. PC.TT.1
  • Tổ chức hoạt động

PP: + Dạy học trực quan: sử dụng  thí nghiệm.

KT: Khăn trải bàn

Chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV giao nhiệm vụ cho 6 nhóm, mỗi nhóm từ 6-7 học sinh sẽ phân chia công việc để thực hiện thí nghiệm 10.8

STT Dụng cụ – Hóa chất Số lượng 
1 Nước  cất
2 Cốc thủy tinh chịu nhiệt 1
3 Nhiệt kế 1
4 Đèn cồn 1
5 Giá thí nghiệm 1
6 Lưới tản nhiệt 1
  • Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV cho HS tự làm thí nghiệm kết hợp với quan sát các hiện tượng trong thực tế, rút ra kết luận về nhiệt độ của nước khi xảy ra sự sôi.

GV đặt câu hỏi: nhiệt độ ảnh hưởng thế nào đến quá trình chuyển thể từ thể lỏng sang thể hơi?

GV hướng dẫn HS tiến hành thí nghiệm theo các nhóm nhỏ.

– Lắp dụng cụ như Hình 10.8 trong SGK. Có thể đậy cốc nước lại cho nước nhanh sôi hơn. Bật đèn cồn đun nóng cốc nước.

– Hướng dẫn HS ghi lại nhiệt độ trong quá trình nước sôi.

Bảng sau đây ghi lại kết quả thí nghiệm với 100 ml nước, nhiệt độ ở phòng thí nghiệm khoảng 33 – 34 °C, khi đun để hở miệng cốc, thời gian ghi kết quả thí nghiệm từ lúc bắt đầu thực hiện đến phút thứ 5.

Bảng 10.2. Kết quả thí nghiệm theo dõi nhiệt độ của nước trong quá trình nước sôi.

Thời gian Nhiệt độ (°C) Hiện tượng (*)
Ban đẩu 65
1 phút 75
2 phút 88
3 phút 94
4 phút 100
5 phút 100

(*) HS có thề ghi “không thấy hiện tượng gì” hoặc “nước bay hơi”, “cốc nước cạn dần”,…

GV yêu cầu HS nhận xét để rút ra kết luận: nước sôi ở khoảng 100 °C (nước cất sôi ở 100°C), nhiệt độ không thay đổi trong quá trình nước sôi.

Phân biệt khi nước reo và nước sôi. Khi nước được đun nóng, các bọt khí tan trong nước (oxygen, carbon dioxide, nitrogen,…) thoát ra, gây hiện tượng nước reo. Đến nhiệt độ sôi, các bóng khí chứa hơi nước xuất hiện trong nước lỏng, thoát ra mạnh.

GV lưu ý đun khoảng 100 150 ml nước thì thí nghiệm sẽ nhanh hơn.

GV nên chuẩn bị sẵn nước cất nóng trong phích nước. Khi làm thí nghiệm, bắt đầu từ nhiệt độ 60 70 °C thì thí nghiệm sẽ nhanh hơn.

Nếu đun trên bếp điện (tốc độ tăng nhiệt nhanh hơn), có thể yêu cầu HS ghi lại sự thay đổi nhiệt độ và thể sau mỗi khoảng thời gian 0,5 phút (30 giây).

GV có thể yêu cầu HS nêu tóm tắt các nội dung đã học.

HS giải thích được lí do chất làm bình chứa phải ở thể rắn vì chất ở thể rắn có hình dạng cố định. HS trình bày được sự nóng chảy, hoá hơi, ngưng tụ, đông đặc trong vòng tuần hoàn của nước trên Trái Đất.

  1. Sản phẩm học tập
Thời gian Nhiệt độ (°C) Hiện tượng (*)
Ban đẩu 65 Không thấy hiện tượng gì/nước bay hơi
1 phút 75 Không thấy hiện tượng gì/nước bay hơi
2 phút 88 Không thấy hiện tượng gì/nước bay hơi
3 phút 94 Không thấy hiện tượng gì/nước bay hơi
4 phút 100 Nước sôi
5 phút 100 Nước sôi
  1. Phương án dự kiến đánh giá 

Phương pháp đánh giá qua hồ sơ học tập – công cụ dánh giá là kết quả học tập của học sinh thể hiện trên phiếu học tập

TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ 

–  Kết quả thí nghiệm

Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
MỨC 1:  – HS tự ghi được nhiệt độ của nước trong quá trình nước sôi. Rút ra được kết luận “nhiệt độ của nước không đổi trong quá trình sôi”.
MỨC 2: – HS tự ghi được nhiệt độ của nước trong quá trình nước sôi.
MỨC 3: –  HS trả lời được câu hỏi theo gợi ý của GV.

HOẠT ĐỘNG 4:  Quá trình diễn ra sự chuyển thể (25 phút)

1 Mục tiêu hoạt động

5.KHTN1. 2

  1. NLC.TC1

2.Tổ chức hoạt động 

PP:  Trực quan, đàm thoại gợi mở

KT: Khăn trải bàn, động não- công não

  • Chuẩn bị: GV chia lớp thành 6 nhóm, gỗ, xi lanh, nước pha màu

Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1: Tìm hiểu sự chuyển đổi giữa thể rắn và thể lỏng

  • GV cho học sinh quan sát sơ đồ chuyển đổi trạng thái của nước và trả lời vào bảng sau

– GV hướng dẫn, gợi mở, HS tự tiến hành thí nghiệm. HS quan sát, nhận xét về nhiệt độ trong quá trình chất nóng chảy, đi đến kết luận rằng nhiệt độ của chất không đổi trong quá trình nóng chảy.

GV dẫn dắt: ta biết rằng khi làm nóng một chất rắn đến nhiệt độ nhất định thì nó sẽ nóng chảy, vậy trong quá trình nóng chảy, nhiệt độ của chất rắn có thay đổi không?

GV hướng dẫn HS tiến hành thí nghiệm (chia lớp thành các nhóm nhỏ).

Sau thí nghiệm, cả nhóm sẽ cùng thảo luận để hoàn tất bảng công việc

– Lắp dụng cụ như Hình 10.5 trong SGK.

– Hướng dẫn HS ghi lại nhiệt độ trong quá trình nước đá nóng chảy.

Bảng 10.5. Kết quả theo dõi nhiệt độ của nước đá trong quá trình nóng chảy (nhiệt độ phòng thí nghiệm là 25 °C)

Thời gian (phút) Nhiệt độ (°C) Thể
Ban đầu
9
10

GV  gợi mở cho HS quan sát, đưa ra các hiện tượng xung quanh liên quan đến sự nóng chảy và đông đặc, rút ra kết luận sự nóng chảy và đông đặc xảy ra do sự thay đổi nhiệt độ.

Thác nước vào mùa hè Thác nước vào mùa đông

GV yêu cầu HS nhắc lại các tính chất của thể rắn và thể lỏng, từ đó yêu cầu HS mô tả sự chuyển thể từ thể rắn sang thể lỏng và từ thể lỏng sang thể rắn khi nhiệt độ thay đổi.

GV cũng có thể mở rộng kiến thức, giải thích sự chuyển thể rắn sang lỏng và ngược lại trên cơ sở cấu trúc hạt của chất ở các thể khác nhau.

GV đưa ra tình huống học tập: 

+ Trái Đất ấm lên thì băng tan ra

+ Nếu Trái Đất lạnh đi thì điều gì sẽ xảy ra?

  • Thực hiện nhiệm vụ học tâp

– Học sinh hoàn thành câu trả lời theo cá nhân, giáo viên cho học sinh hoàn thành bảng trả lời gọi một số học sinh trình bày câu trả lời, các học sinh khác nhận xét, góp ý cho câu trả lời của bạn.

  • Sản phẩm dự kiến

Các HS các nhóm  nhận xét lẫn nhau

Thời gian (phút) Nhiệt độ (°C) Thể
Ban đầu 0 Rắn
0 Rắn + lỏng
9 5 Lỏng
10 8 Lỏng

Chuyển giao nhiệm vụ học tập 2: Sự hóa hơi và ngưng tụ

– Quan sát sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên, thảo luận nhóm  và  mô tả các thay đổi về trạng thái của nước trong tự nhiên.

 Qua đó, em rút ra kết luận gì về trạng thái của các chất trong tự nhiên?

Thực hiện nhiệm vụ học tập

Học sinh thảo luận trên cơ sở thực hiện thao tác ghi nhận ý kiến cá nhân vào bảng chung của nhóm. Đại diện mỗi nhóm sẽ trình bày nội dung đã thảo luận, các nhóm khác nhận xét, bổ sung và giáo viên là người chốt lại nội dung 

  • Sản phẩm dự kiến của học sinh 

Nước trong tự nhiên như ao hồ, sông suối dưới ảnh hưởng của nhiệt dộ môi trường sẽ hóa thành hơi nước (lỏng thành hơi). Hơi nước bốc lên gặp lạnh ngưng tụ thành mây, các đám mây gom lại nặng rơi xuống đất thành mưa (hơi thành lỏng). 

Các nhóm nhận xét lẫn nhau ( sản phẩm hỗn hợp và bảng kết quả)

  • GV nhận xét về thái độ và hiệu quả làm việc của các nhóm 
  • GV sử dụng đàm thoại để đưa ra kết luận: 

      CH: 1. Điểm giống và khác nhau giữa sự bay hơi và sự ngưng tụ

Giáo viên đua ra các khái niệm.

Chuyển giao nhiệm vụ học tập 3: Khái niệm về sự nóng cháy, sự đông đặc, sự hóa hơi, sự ngưng tụ. (15 phút)

Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Giáo viên chia 4 nhóm và phân công nhiệm vụ  tìm hiểu và trình bày Trả lời câu hỏi 

  • Cho biết quá trình nào là ngược nhau
  • Các quá trình này là biến đổi vật lí hay hóa học
  • Thực hiện nhiệm vụ học tập
Nhóm 1

Sự nóng chảy là gì? Cho ví dụ minh họa

Nhóm 3

Sự hóa hơi là gì? Cho ví dụ minh họa

Nhóm 2

Sự đông đặc là gì? Cho ví dụ minh họa

Nhóm 4

Sự ngưng tụ là gì? Cho ví dụ minh họa

Các nhóm tiến hành thảo luận theo nhiệm vụ được phân công. Đại diện nhóm trình bày khái niệm và đưa ra ví dụ minh họa – nhóm chuyên gia. 

Sau khi các nhóm trình bày xong, giáo viên cho học sinh thảo luận, đánhh giá về các ví dụ đã đề xuất.

  •  Sản phẩm dự kiến
Nhóm 1

– Sự nóng chảy là quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng của chất

VD- Cây kem lấy ra khỏi tủ lạnh bị tan chảy

Nhóm 3

– Sự bay hơi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể hơi của chất

– Sự sôi là quá trình bay hơi xảy ra trong lòng và cả trên mặt thoáng của chất lỏng.

VD: Hiện tượng nước bốc hơi

Nhóm 2

Sự đông đặc là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể rắn của chất

VD- sự hình thành băng tuyết vào mùa đông

Nhóm 4

– Sự ngưng tụ là quá trình chuyển từ thể khí sang thể lỏng của chất

VD- sương đọng trên lá cây

Sự nóng chảy là quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng của chất 

Sự đông đặc là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể rắn của chất

Sự bay hơi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể hơi của chất

Sự sôi là quá trình bay hơi xảy ra trong lòng và cả trên mặt thoáng của chất lỏng. 

Sự sôi là trường hợp dặc biệt của sự bay hơi.

Sự ngưng tụ là quá trình chuyển từ thể khí sang thể lỏng của chất

  1. Sản phẩm học tập

Hoạt động 1

Thời gian (phút) Nhiệt độ (°C) Thể
Ban đầu 0 Rắn
0 Rắn + lỏng
9 5 Lỏng
10 8 Lỏng

Đáp án câu hỏi SGK

CH: 1. Thuỷ ngân (mercury) là chất lỏng ỏ’ nhiệt độ thường.

  1. Cục nước đá tan ra vì nhiệt độ phòng (25 °C) cao hơn nhiệt độ nóng chảy của nước (0 °C).
  1. Vào mùa đông, nước trong thác nước bị đóng băng. Nước chuyển từ thể lỏng sang thể rắn. Khi sang mùa hè, băng lại tan ra. Nước đã chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.

Trái Đất ấm lên thì băng tan ra, nước biển dâng lên, nhiều vùng đất sẽ bị chìm trong nước biển; mùa đông, dầu dừa đông đặc lại.

Nếu Trái Đất lạnh đi thì dẫn đến hiện tượng nước đóng băng, làm sinh vật trong nước không sống được. Từ đó  nhận thấy khi có sự thay đổi nhiệt độ thì xảy ra sự chuyển thể của nước cũng như nhiều chất khác.

Hoạt động 2

Nước trong tự nhiên như ao hồ, sông suối dưới ảnh hưởng của nhiệt dộ môi trường sẽ hóa thành hơi nước (lỏng thành hơi). Hơi nước bốc lên gặp lạnh ngưng tụ thành mây, các đám mây gom lại nặng rơi xuống đất thành mưa (hơi thành lỏng). 

 Điểm giống và khác nhau giữa sự bay hơi và sự ngưng tụ:

– Điểm giống: xảy ra ở mọi nhiệt độ.

– Điểm khác: ở sự bay hơi, xảy ra sự chuyển thể từ thể lỏng sang thể hơi; ở sự ngưng tụ xảy ra quá trình ngược lại.

  1. Phương án dự kiến đánh giá 

Hoạt động 1: Phương pháp đánh giá qua hồ sơ học tập – công cụ dánh giá là kết quả học tập của học sinh thể hiện trên phiếu học tập

TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ 

–  Xác định quá trình diễn ra sự chuyển thể : nóng chảy, đông đặc; bay hơi, ngưng tụ; sôi.

Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
MỨC 1:  Vận dụng

– HS tự làm thí nghiệm, theo dõi được nhiệt độ nước đá khi xảy ra sự nóng chảy. Tự rút ra kết luận nhiệt độ không thay đổi khi nước đá nóng chảy.

MỨC 2: Hiểu

– HS tự làm thí nghiệm, theo dõi được nhiệt độ nước đá khi xảy ra sự nóng chảy. Rút ra kết luận nhiệt độ không thay đổi khi nước đá nóng chảy theo gợi ý của GV

MỨC 3: Biết

–  HS theo dõi được thí nghiệm và rút ra nhận xét theo hướng dẫn của GV

Hoạt động 2: Phương pháp đánh giá qua quan sát

                       Công cụ đánh giá là hồ sơ học tập – nội dung thuyết trình

TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ- Giao tiếp và hợp tác Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
MỨC 1

– Trình bày rõ ràng, đầy dủ, chính xác nhiệm vụ và dồng thời biết lắng nghe, chia sẻ với các bạn

MỨC 2

– Trình bày rõ ràng, đầy dủ, chính xác nhiệm vụ nhưng còn lúng túng và dồng thời biết lắng nghe, chia sẻ với các bạn

MỨC 3

– Trình bày chưa được rõ ràng, đầy dủ, chính xác nhiệm vụ nhưng còn lúng túng và dồng thời biết lắng nghe, chia sẻ với các bạn

HOẠT ĐỘNG 6:  Luyện tập – mở rộng (45 phút)

  • Mục tiêu hoạt động

– Hệ thống kiến thức – luyện tập

  • Tổ chức hoạt động
  • Chuẩn bị: 

– Gv giao nhiệm vụ cho các nhóm từ tiết học trước : chuẩn bị bài tập, phiếu học tập

  1. Hệ thống lý thuyết: GV hướng dẫn HS thiết kế sơ đồ tư duy để tổng kết những kiến thức cơ bản của chủ đề.

– Nêu được sự đa dạng chất

– Tính chất của chất

– Trình bày và đưa được mốt số ví dụ về một số đặc điểm coư bản của ba thể chất

Nắm được các khái niệm cơ bản

Sự nóng chảy là quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng của chất 

Sự đông đặc là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể rắn của chất

Sự bay hơi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể hơi của chất

Sự sôi là quá trình bay hơi xảy ra trong lòng và cả trên mặt thoáng của chất lỏng. 

Sự sôi là trường hợp dặc biệt của sự bay hơi.

– Trình bày được sự chuyển thể

Sự ngưng tụ là quá trình chuyển từ thể khí sang thể lỏng của chất

  • Bài tập

Câu 1: Hãy chỉ ra đâu là vật thể, đâu là chất trong các câu sau:

  1. Cơ thể người có 63 – 68% về khối lượng là nước.
  2. Thủy tinh là vật liệu chế tạo ra nhiều vật gia dụng khác nhau như lọ hoa, cốc, bát, nồi…
  3. Than chì là vật liệu chính làm ruột bút chì
  4. Paracetamol là thành phần chính của thuốc điều trị cảm cúm
STT Vật thể Chất
1
2
3
4

Câu 2. Chỉ ra đâu là tính chất vật lí, đâu là tính chất hoá học của chất. Đánh dấu s vào ô đúng trong bảng sau.

Tính chất vật lí Tính chất hoá học
a) Đường tan vào nước
b) Muối ăn khô hơn khi đun nóng
c) Nến cháy thành khí carbon dioxide và hơi nước
d) Bơ chảy lỏng khi để ở nhiệt độ phòng
e) Cơm nếp lên men thành rượu
g) Nước hoá hơi

Câu 3. Điển từ thích hợp vào chỗ trống trong đoạn văn sau:

Trên Trái Đất, nước tồn tại ở các thể …(1)…

Nước ở sông, hồ, đại dương, ở thể ….(2)… Ở thể này, nước có khả năng …(3)… nên có thể chảy từ sông vào biển.

Ở thể… (4)…, nước không có hình dạng cố định.

Khi nước ở thể … (5) …, nó … (6)…. và …(7)… Do đó khi bị đóng băng, nước sông sẽ không thể chảy ra biển. Ta có thể đi trên mặt nước sông đóng băng.

Câu 4: Trường nào sau đây thể hiện tính chất hóa học, tính chất vật lý?

Cho 1 viên sủi vitamin vào trong cốc nước Cho 1 thìa đường vào cốc nước khuấy đều

Câu 5: Khi làm muối từ nước biển, người dân làm muối (diêm dân) dẫn nước biển vào các ruộng muối. Nước biển bay hơi, người ta thu được muối. Theo em, thời tiết như thế nào thì thuận lợi cho nghề làm muối? Giải thích.b. Tính chất vật lý

  • Thực hiện nhiệm vụ học tập 

HS hợp tác với nhau thực hiện nhiệm vụ học tập (hoàn thành PHT)

GV đến quan sát các nhóm, ghi nhận lại các hỗn hợp, phát hiện các khó khăn và có biện pháp hỗ trợ.

  • Báo cáo kết quả và thảo luận: 

Mỗi nhóm cử 1 HS đại diện lên trình bày kết quả và 1 HS ghi vào bảng tổng hợp lớn 

  • Kết quả dự kiến của HS như sau:

Câu 1: 

STT Vật thể Chất
1 Cơ thể người  nước.
2 Lọ hoa, cốc, bát, nồi Thủy tinh
3 Ruột bút chì Than chì 
4 Thuốc điều trị cảm cúm Paracetamol

Câu 2.

Tính chất vật lí Tính chất hoá học
a) Đường tan vào nước
b) Muối ăn khô hơn khi đun nóng
c) Nến cháy thành khí carbon dioxide và hơi nước
d) Bơ chảy lỏng khi để ở nhiệt độ phòng
e) Cơm nếp lên men thành rượu
g) Nước hoá hơi

Câu 3. Trên Trái Đất, nước tồn tại ở các thể rắn, lỏng và khí.

Nước ở sông, hồ, đại dương, ở thể lỏng. Ở thể này, nước có khả năng chảy tràn trên bề mặt nên có thể chảy từ sông vào biển.

Ở thể khí, nước không có hình dạng cố định.

Khi nước ở  thể rắn,có hình dạng cố địnhkhông chảy lan. Do đó khi bị đóng băng, nước sông sẽ không thể chảy ra biển. Ta có thể đi trên mặt nước sông đóng băng.

Câu 4

  1. Tính chất hóa học                                               
  2.  b. Tính chất vật lý

Câu 5: 

Khi làm muối từ nước biển, người dân làm muối (diêm dân) dẫn nước biển vào các ruộng muối. Nước biển bay hơi, người ta thu được muối. Khi thời tiết nắng nóng và có gió thì thuận lợi cho nghề làm muối vì tốc độ bay hơi phụ thuộc vào nhiệt độ và gió.

  1. Sản phẩm học tập
  • Kết quả của PHT 
  • Phương án đánh giá 

Phương pháp đáng giá HS:  Đánh giá đồng đẳng

RUBRIC
Tiêu chí Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
Mức độ tham gia hoạt động nhóm

– Mức 1: Tham dự nhưng không tập trung

– Mức 2: Có tham gia, làm bài tập theo đúng các tiêu chí mà giáo viên yêu cầu.

– Mức 3: Nhiệt tình, sôi nổi, tích cực,  làm nhanh trật tự theo đúng các tiêu chí mà giáo viên yêu cầu.

Kết quả phiếu học tập

– Mức 1: Học sinh hoàn thành phiếu học tập nhưng chưa biết đúng hay sai

– Mức 2: Học sinh hoàn thành đúng phiếu học tập .Giải thích đúng 

– Mức 3: Biết giải thích vào các hiện tượng đời sống thông qua các quá trình biến đổi

Tiếp thu, trao đổi ý kiến

– Mức 1: Chỉ nghe ý kiến

– Mức 2: Có ý kiến

– Mức 3: Có nhiều ý kiến và ý tưởng

Báo cáo rõ ràng ,chính xác

– Mức 1: Lắng nghe

– Mức 2: Có lắng nghe, phản hồi

– Mức 3:Lắng nghe ý kiến các thành viên khác, phản hồi và tiếp thu ý kiến hiệu quả

Kết quả làm bài tập điền vào chỗ trống

– Mức 1: Câu 1 điền đúng được 2-3 chỗ trống, câu 2 chỉ kể được một số quá trình chuyển thể và câu 3 điền đúng 1-2 chỗ trống.

– Mức 2: Câu 1 điền đúng được 4-5 chỗ trống và câu 2 trả lời đúng hoàn toàn, câu 3 điền đúng 2 chỗ trống.

– Mức 3: 3 câu đúng hoàn toàn.

Kết quả làm bài tập

– Mức 2: Câu 1. HS phân loại đúng 1-2 ý

Câu 2. Tích đúng 3-4 tính chất (lựa chọn đúng 3-4 tính chất).

– Mức 2: Câu 1. HS phân loại đúng 3 ý

Câu 2. Đánh dấu   đúng 5-6 tính chất (lựa chọn đúng 5 – 6 tính chất).

– Mức 3: Câu 1. HS phân loại đúng hoàn toàn

Câu 2. Đánh dấu   đúng 5 – 6 tính chất (lựa chọn đúng 5 – 6 tính chất).

BÀI 11. OXYGEN KHÔNG KHÍ

HOẠT ĐỘNG 7:  Oxi trên trái đất (15 phút)

– Năm 1674, nhà hoá học người Anh John Mayow đã chỉ ra rằng chỉ một phần không khí là dễ cháy, phần còn lại của không khí không cháy. Từ đó suy ra rằng không khí không phải một chất mà gồm nhiều thành phần khác nhau.

  • Mục tiêu hoạt động

3.KHTN1.1                  1.KHTN1.1                                 2.KHTN1.2

  1. Tổ chức hoạt động

PP : Trực quan, KT: Động não – Công não 

a . Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1: Khởi động

GV gợi mở cho HS về vai trò của oxygen – không khí với sự sống và sự cháy quanh ta, đặt vấn đề: tại sao con người phải sử dụng bình dưỡng khí khi lặn dưới nước, khi lên núi cao hoặc khi du hành vũ trụ?

GV yêu cẩu HS thảo luận câu hỏi tình huống. 

GV gợi ý để HS thấy trên các hành tinh khác không có oxygen hay nếu có thì hàm lượng oxygen không thích hợp để cho sự sống tồn tại. Từ đó, HS bắt đầu hiểu được vai trò quan trọng của oxygen đối với sự sống.

b . Chuyển giao nhiệm vụ học tập 2: Tìm hiểu oxygen trên trái đất

 GV cho HS quan sát  các hình sau  trong SGK và trả lời các câu hỏi sau

– Giao nhiệm vụ cho học sinh sưu tầm các hình ảnh trong thực tế để thấy oxygen có ở khắp nơi: trong đất, trong nước, trong không khí. Chứng minh chứng về vai trò của không khí với sự sống (động vật, thực vật, con người)

Chim có thể bay cao trên trời vì trên độ cao đó vẫn có oxygen; cá sống được trong nước vì trong nước có một lượng oxygen hoà tan dù rất nhỏ; kiến hoặc giun sống được trong lòng đất tơi xốp vì trong đất có chứa oxygen. 

  • Thực hiện nhiệm vụ học tập 

GV có thể yêu cầu HS lấy các ví dụ tương tự (trên đỉnh núi cao cây vẫn sống được vì trên độ cao đó vẫn có oxygen, rong rêu sống được trong nước vì nước có hoà tan oxygen,…) Yêu cầu HS hoạt động nhóm đưa hình ảnh sưu tầm của mình 

CH: Các dẫn chứng cho thấy oxygen có trong không khí, trong nước, trong đất

Từ đó kết luận: oxygen có ở khắp nơi trên Trái Đất.

  1. Sản phẩm học tập 
Hình 1: Oxi có trong không khí Hình 2: Oxi có trong nước Hình 3: Oxi có trong đất
Kết luận 1: Động thực vật cần có oxygen để hô hấp. Các loại động vật, thực vật và con người hô hấp bình thường nhờ có oxygen; cá và nhiều loài rong rêu hô hấp bình thường trong nước; nhiều loài giun, để hô hấp được trong đất xốp.
  1. Phương án đánh giá 
Thang đo năng lực thành phần nhận thức KHTN (3)
Tiêu chí:  Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
Mức 1

HS lấy được 3 dẫn chứng cho thấy oxygen có mặt trong đất, nước và không khí.

Mức 2 

HS lấy được 2 dẫn chứng cho thấy oxygen có mật trong đất, nước và không khí.

 

HOẠT ĐỘNG 7:  Tính chất vật lý và vai trò của oxi (30 phút)

  • Mục tiêu hoạt động

6.KHTN2.4                  9.TT1.                               

  1. Tổ chức hoạt động

PP: Trực quan,  KT: Khăn trải bàn – Động não – Công não

a . Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1: Tìm hiểu tính chất vật lí của oxygen

  • Chuẩn bị: GV chia lớp thành 4-6 nhóm;  chuẩn bị máy tính, máy chiếu, mạng internet.

Chuẩn bị lọ đựng khí oxi

  • Chuyển giao nhiệm vụ học tập 

+ GV cho HS quan sát lọ đựng khí oxi và thông tin, thí nghiệm trên internet

+ Hoàn thành phiếu học tập (KTDH: khăn trải bàn)

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 (BẢNG HỎI)
Câu hỏi Trả lời
Câu 1: Cho biết trạng thái, màu sắc, mùi của khí oxi?
Câu 2:   Khả năng tan trong nước?
Câu 3: Nhiệt độ hóa lỏng?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 (BẢNG HỎI)
Câu hỏi Trả lời
Câu 1: Ở nhiệt độ phòng, oxygen tồn tại ở thể nào? 
Câu 2:   Nhiệt độ lạnh nhất trên Trái Đất từng ghi lại được là -89°C. Khi đó oxygen ở thể khí, lỏng hay rắn?
Câu 3: Cá và nhiều sinh vật sống được trong nước có phải là bằng chứng khí oxygen có tan trong nước không?

– Các nhóm hoàn thành phiếu HT

– Đại diện các nhóm báo cáo kết quả, nhóm khác bổ sung.

– Đối với HS giỏi, GV có thể bổ sung kiến thức về tính chất hoá học của oxygen: cho tàn đóm vào lọ chứa đầy khí oxygen, tàn đóm bùng lên (thí nghiệm chứng minh sự có mặt của khí oxygen và vai trò của oxygen với sự cháy)

Kết luận 2: Khí oxygen là:

+ Chất khí không màu, không mùi, nặng hơn không khí.

+ Ít tan trong nước.

+ Hóa lỏng ở -183οC, oxi lỏng có màu xanh nhạt.

b . Chuyển giao nhiệm vụ học tập 2: Tìm hiểu tầm quan trọng của oxygen

  • Chuẩn bị: 

+  GV chia lớp thành 4-6 nhóm; chuẩn bị máy tính, máy chiếu, mạng internet.

 + HS chuẩn bị giấy A3, màu, các dụng cụ cần thiết

  • Chuyển giao nhiệm vụ học tập 

– GV sử dụng PP, KT công não-động não; chia nhóm.

– GV gợi mở, hướng dẫn HS phát biểu về tầm quan trọng của oxygen đối với sự sống, sự cháy và quá trình đốt cháy nhiên liệu. GV cho HS làm việc nhóm, báo cáo nội dụng chuẩn bị ở nhà và trình bày trên lớp.

Khí oxygen đối với sự sống.
Khí oxygen đối với sự cháy Khí oxygen đối với quá trình đốt cháy nhiên liệu

GV cho HS thảo luận về vai trò của oxygen.

GV nên nêu bật tầm quan trọng của sự cháy. Ngoài ra cũng có thể gợi ý để HS thảo luận vế tác hại của nó, liên hệ với những thảm hoạ như hoả hoạn, cháy rừng, nổ,…

HS có thể kể rất nhiều ứng dụng khác nhau. GV sẽ chốt lại ở các vai trò quan trọng nhất: oxygen cần cho hô hấp của động vật, thực vật (sự sống) và cần cho sự cháy (để thắp sáng hoặc lấy nhiệt sưởi ấm, nấu ăn,…).

Kết luận 3:

Vai trò quan trọng của khí oxygen: 

+ Duy trì sự sống: cung cấp oxi cho hoạt động hô hấp của con người, động vật, thực vật.

+Duy trì sự cháy: cung cấp oxi cho quá trình đốt cháy nhiên liệu.

  1. Sản phẩm học tập 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 (BẢNG HỎI)
Câu hỏi Trả lời
+ Cho biết trạng thái, màu sắc, mùi của khí oxi?

+  Khả năng tan trong nước?

+  Nhiệt độ hóa lỏng?

+ Chất khí không màu, không mùi, nặng hơn không khí.

+ Ít tan trong nước.

+ Hóa lỏng ở -183οC, oxi lỏng có màu xanh nhạt.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 (BẢNG HỎI)
Câu hỏi Trả lời
Câu 1: Ở nhiệt độ phòng, oxygen tồn tại ở thể nào?  Ở nhiệt độ phòng, oxygen tồn tại ở thể khí.
Câu 2:   Nhiệt độ lạnh nhất trên Trái Đất từng ghi lại được là -89°C. Khi đó oxygen ở thể khí, lỏng hay rắn? Nhiệt độ lạnh nhất trên Trái Đất từng ghi lại được là -89°C. Khi đó oxygen ở thể khí, vì nhiệt độ sôi của oxygen là -183°C.
Câu 3: Cá và nhiều sinh vật sống được trong nước có phải là bằng chứng khí oxygen có tan trong nước không? Khí oxygen có tan trong nước nên các sinh vật trong nước mới sống được.
  1. Phương án đánh giá 

– Câu hỏi trong phiếu học tập, thang đo.

Thang đo về hoạt động nhóm.

Nội dung quan sát Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Phân vân Không đồng ý Hoàn toàn không đồng ý
Thảo luận sôi nổi
Các HS trong nhóm đều tham gia hoạt động
Kết quả sản phẩm tốt

HOẠT ĐỘNG 9:  Tìm hiểu thành phần phần trăm không  khí. (25 phút)

  1. Mục tiêu hoạt động: 

4.KHTN1.2                                               5.KHTN1.3

  • Tổ chức hoạt động

PP: bàn tay nặn bột có sử dụng thí nghiệm, KT: Động não – công não 

a . Chuyển giao nhiệm vụ 1: Thành phần của không khí

GV biểu diễn thí nghiệm hoặc cho HS xem video thí nghiệm xác định thành phần không khí để rút ra kết luận. HS thảo luận nội dung trong bài đọc hiểu.

GV cho HS quan sát biểu đồ, từ đó nêu tên những chất có trong không khí.

 GV nên nêu rõ đây là thành phần phần trăm thể tích của không khí ở điều kiện bình thường. Càng lên cao, không khí càng loãng và hàm lượng mỗi khí cũng thay đổi. Nếu không khí bị ô nhiễm thì trong thành phần không khí sẽ thay đổi và trong không khí có thể chứa thêm nhiều khí độc khác (ví dụ khí carbon monoxide, nitrogen oxide,…).

b . Chuyển giao nhiệm vụ 2: Tìm hiểu một số thành phần của không khí

  • Chuẩn bị: 

+  GV chia lớp thành 2 nhóm

 + HS: nhóm 1: Chứng minh không khí có nước

            Nhóm 2: Xác định thành phần thể tích oxygen trong không khí

STT Dụng cụ – Hóa chất Số lượng
1 Nước 
2 Nước đá
3 Ống nghiệm có nút đậy 2
4 Chậu dung dịch nước vôi trong 1
6 Cây nến gắn vào đế nhựa 1
7 Cốc thủy tinh có vạch chia độ 1
  • Chuyển giao nhiệm vụ học tập 

GV sử dụng PP Bàn tay nặn bột có sử dụng thí nghiệm, kĩ thuật động não – công não, hình thức làm việc nhóm.

  • Hướng dẫn HS tiến hành thí nghiệm theo hình 3,.4 và 3.5. Từ các dụng cụ và các hóa chất cho sẵn, và trả lời các câu hỏi trong SGK
  • Thực hiện nhiệm vụ học tập 

– HS hợp tác với nhau thực hiện nhiệm vụ học tập (làm thí nghiệm và hoàn thành PHT

– GV đến quan sát các nhóm, ghi nhận lại các hỗn hợp, phát hiện các khó khăn và có biện pháp hỗ trợ.

  • Báo cáo kết quả và thảo luận: 

Mỗi nhóm cử 1 HS đại diện lên trình bày kết quả và 1 HS ghi vào bảng tổng hợp lớn 

Qua hoạt động 1 và 2, GV hướng dẫn HS rút ra kết luận .

Kết luận 4:

Không khí là hỗn hợp khí có thành phần xác định với tỉ lệ gần đúng về thể tích: 21% oxygen, 78% nitrogen, còn lại là carbon dioxide, hơi nước và một số chất khí khác.

  • Sản phẩm học tập 
  • Kết quả của thí nghiệm và kết luận
  1. Phương án đánh giá 

– Câu hỏi trong phiếu học tập, thang đo.

Thang đo về hoạt động nhóm.

Thang đo 
Tiêu chí:  Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
Mức 1

HS hiểu rõ các bước tiến hành hai thí nghiệm, tự rút ra kết luận.

Mức 2 

HS hiểu được các bước tiến hành hai thí nghiệm dưới sự hướng dẫn của GV, tự rút ra kết luận

 
Mức 2 

HS quan sát thí nghiệm và rút ra kết luận dưới sự hướng dẫn của GV

HOẠT ĐỘNG 10:  Tìm hiểu vai trò không  khí. (25 phút)

1 Mục tiêu hoạt động

8.TC.1.1.

  1. Tổ chức hoạt động

PP: trực quan, dạy học khám phá. Kĩ thuật; sơ đồ tư duy

  • Chuẩn bị: GV chia lớp thành 4-6 nhóm;  chuẩn bị  bài thuyết trình, máy tính, máy chiếu.
  • Chuyển giao nhiệm vụ 

GV cho HS thảo luận về những vai trò của không khí. GV cũng có thể hướng dẫn HS tự tìm tài liệu trước ở nhà, làm bài thuyết trình về vai trò của từng chất khí trong không khí.

GV có thể cho HS tìm hiểu về vai trò của từng loại khí có trong thành phần không khí: oxygen, nitrogen, carbon dioxide, hơi nước. 

GV có thể giải thích thêm cho HS: Hơi nước chiếm lượng nhỏ trong không khí nhưng là nguồn gốc hình thành các hiện tượng tự nhiên như mây, mưa, giúp điều hòa khí hậu.

  • Thực hiện nhiệm vụ học tập 

GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Câu 1: Điều gì sẽ xảy ra nếu không khí chỉ có oxygen? HS rút ra kết luận: 

Câu 2:Vai trò của không khí đối với sự sống?

Duy trì sự sống
  • Báo cáo kết quả và thảo luận: 

Mỗi nhóm cử 1 HS đại diện lên trình bày kết quả 

GV nhận xét kết quả thảo luận làm việc của các nhóm và chót bài.

  1. Sản phẩm học tập 

Câu 1: mỗi khí nitrogen, carbon dioxide, hơi nước đều có vai trò rất quan trọng và không thể thiếu đối với sự sống trên Trái Đất.

Câu 2:Vai trò của không khí đối với sự sống:

– Không khí giúp điều hòa khí hậu; bảo vệ Trái Đất: khi các thiên thạch rơi từ vũ trụ do cọ xát với không khí, các thiên thạch bốc cháy hoặc bay hơi gần hết.

– Nitrogen trong không khí khi trời mưa dông có sấm sét chuyển hóa thành chất có chứa nitrogen cần thiết cho cây trồng (dạng phân bón tự nhiên).

– Oxygen cần cho sự hô hấp, sự cháy.

– Carbon dioxide là nguyên liệu cho quá trình quang hợp của cây.

– Hơi nước: hình thành các hiện tượng tự nhiên (như mây, mưa…)

Kết luận 5: Không khí có vai trò quan trong đối với sự sống
  1. Phương án đánh giá 
Thang đo 
Tiêu chí:  Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
Mức 1 – HS trình bày đầy đủ vai trò của không khí.
Mức 2 – HS trả lời được câu hỏi với sự gợi ý của GV.  

HOẠT ĐỘNG 11:  Ô nhiễm không khí và biện pháp bảo vệ không  khí. (25 phút)

  1. Mục tiêu hoạt động

3.KHTN1.1                        1.KHTN1.                              2.KHTN1.2

  • Tổ chức hoạt động
  • Chuẩn bị: 

– Máy tính, máy chiếu, mạng internet.

Tranh ảnh, tư liệu

Phiếu học tập số 4

  • Chuyển giao nhiệm vụ học tập 

GV sử dụng PP Dạy học dự án. Kĩ thuật: các mảnh ghép

a . Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1: Tìm hiểu ô nhiễm không khí.

  • Chuẩn bị: GV chia lớp thành 4-6 nhóm; HS chuẩn bị nội dung thuyết trình ở nhà

Chuẩn bị lọ đựng khí oxi

  • Chuyển giao nhiệm vụ học tập 

Ô nhiễm môi trường là vấn đề có tính thời sự

  • GV có thể chuẩn bị một video ngắn (khoảng 2-3 phút) nói về tình trạng không khí bị ô nhiễm ở các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và một số vùng nông thôn và một số hình ảnh ô nhiễm không khí có thể xảy ra ở thành phố và nông thôn  như sau:
Hình 1. Ô nhiễm không khí ở thành phố Hình 2. Ô nhiễm không khí ở nông thôn

– HS thảo luận nhóm các nội dung sau:

Nhóm 1,2:  Nguyên nhân gây ô nhiễm bầu không khí.

+ Nguyên nhân từ tự nhiên (núi lửa phun, cháy rừng…), 

+ Nguyên nhân từ con người (đốt rừng, khí thải từ các nhà máy, các phương tiện giao thông…).

Nhóm 3,4: Tác hại của ô nhiễm không khí.

+Tác hại của ô nhiễm không khí đến sức khỏe con người 

+Tác hại của của mưa acid

HS tự đọc sách và tìm hiểu những cách làm để giảm ô nhiễm không khí. Thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 (BẢNG HỎI)
Câu hỏi Trả lời
1) Em đã bao giờ ở trong khu vực không khí bị ô nhiễm chưa?
2)  Không khí ở trong khu vực bị ô nhiễm có đặc điểm gì? 
3) Em hãy tìm hiểu và cho biết những tác hại do không khí bị ô nhiễm gây ra.
  1. Em hãy liệt kê các nguồn gây ô nhiễm không khí.
  1. Em hãy tìm hiểu và cho biết những chất nào gây ô nhiễm không khí.
  1. Quan sát các hình sau, em hãy điền thông tin theo mẫu ở bảng.
Hình1. Cháy rừng Hình 2. Núi lửa Hình 3. rác thải
Hình 4. Khói từ oto Hình 5. Đốt rác, lá cây Hình 6. Khói từ nhà máy
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5  (BẢNG HỎI)
Nguồn gây ô nhiễm không khí Con người hay tự nhiên gây ra ô nhiễm Chất chủ yếu gây ô nhiễm không khí
Cháy rừng
Núi lửa
Rác thải, Đốt rác
Khói từ phương tiện giao thông chạy xăng, dầu
Khói từ nhà máy

b . Chuyển giao nhiệm vụ học tập 2: Biện pháp bảo vệ môi trường không khí.

  • Chuẩn bị: GV chia lớp thành 4 nhóm; HS chuẩn bị nội dung thuyết trình ở nhà
  • Chuyển giao nhiệm vụ học tập 

GV nhấn mạnh việc bảo vệ bầu không khí trong lành là nhiệm vụ chung của mỗi cá nhân và mỗi cộng đồng. 

Những việc làm để bảo vệ bầu không khí là việc mỗi HS đều có thể làm. 

GV sử dụng phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề thông qua hoạt động nhóm, hướng dẫn HS tìm hiểu một số biện pháp bảo vệ môi trường không khí.

  1. Có thể giảm thiểu tình trạng ô nhiễm không khí được không? Để làm được điều đó chúng ta cần phải làm gì?

* Em hãy nêu một số nguồn gây ô nhiễm không khí và đề xuất biện pháp khắc phục.

Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 6
Nguồn gây ô nhiễm không khí Biện pháp khắc phục
Xả rác bừa bã
Đốt rừng/ cháy rừng
Khí thải từ phương tiện giao thôn chạy xăng dầu.
Khí thải từ nhà máy/ hoạt động sản xuất

Vận dụng

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 7 (BẢNG HỎI)
Câu hỏi Trả lời
1) Khi đang ở trong khu vực không khí bị ô nhiễm, em cần làm gì để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình?
2)  Các việc em có thể làm để góp phần giảm ô nhiễm không khí? 
  • Sản phẩm học tập 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 (BẢNG HỎI)
Câu hỏi Trả lời
1) Em đã bao giờ ở trong khu vực không khí bị ô nhiễm chưa? – Có
2)  Không khí ở trong khu vực bị ô nhiễm có đặc điểm gì?  – Có mùi khó chịu;

– Bụi mờ, tầm nhìn bị giảm;

– Cay mắt, khó thở, gây ho;

– Da bị kích ứng;

3) Em hãy tìm hiểu và cho biết những tác hại do không khí bị ô nhiễm gây ra. – Ảnh hưởng đến an toàn giao thông, tầm nhìn bị cản trở;

– Gây biến đổi khí hậu;

– Gây bệnh cho con người, động vật và thực vật;

– Làm hỏng cảnh quan tự nhiên hoặc các công trình xây dựng.

  1. Em hãy liệt kê các nguồn gây ô nhiễm không khí.
– Đun nấu hằng ngày, đốt rác,…

– Tham gia giao thông bằng các phương tiện chạy xăng dầu: ô tô, xe máy,…

– Hoạt động sản xuất công nghiệp;

– Chăn nuôi;

– Xây dựng.

  1. Em hãy tìm hiểu và cho biết những chất nào gây ô nhiễm không khí.
– Tro bay, khói bụi, khí thải như carbon monoxide (CO), carbon dioxide (CO2) (khí gây hiệu ứng nhà kính), sulfur dioxide (SO2) và các nitrogen oxide (NOX) (các khí gây ra mưa acid, sương mù quang hoá, suy giảm tầng ozone),..
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5  (BẢNG HỎI)
Nguồn gây ô nhiễm không khí Con người hay tự nhiên gây ra ô nhiễm Chất chủ yếu gây ô nhiễm không khí
Cháy rừng Con người/Tự nhiên Tro, khói, bụi,…
Núi lửa Tự nhiên Khí, khói, bụi,…
Rác thải, Đốt rác Con người Tro, khói, bụi. Khí CO, CO2
Khói từ phương tiện giao thông chạy xăng, dầu Con người Khí CO, CO2
Khói từ nhà máy Con người Khí CO, CO2, SO2
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 6
Nguồn gây ô nhiễm không khí Biện pháp khắc phục
Xả rác bừa bã Không xả rác bừa bãi, phân loại tái chế rác thải…
Đốt rừng/ cháy rừng Bảo vệ rừng, trồng cây xanh
Khí thải từ phương tiện giao thôn chạy xăng dầu. Đi phương tiện cộng, sử dụng xăng sinh học…
Khí thải từ nhà máy/ hoạt động sản xuất Xử lý khí thải trước khi ra môi trường
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 7 (BẢNG HỎI)
Câu hỏi Trả lời
1) Khi đang ở trong khu vực không khí bị ô nhiễm, em cần làm gì để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình?
2)  Các việc em có thể làm để góp phần giảm ô nhiễm không khí?  Trồng và bảo vệ cây xanh, không xả rác bừa bãi, sử dụng phương tiện công cộng, tiết kiệm điện…
  • Phương án đánh giá 
Thang đo 
Tiêu chí:  Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
Mức 1 – HS nêu được sự ô nhiễm không khí, trình bày được các biện pháp làm giảm ô nhiễm không khí.
Mức 2 – HS nêu được sự ô nhiễm không khí và các biện pháp làm giảm ô nhiễm không khí dưới sự hướng dẫn của GV.  

HOẠT ĐỘNG 12:  Vai trò của khí oxi (45 phút)

  1. Mục tiêu hoạt động

6.KHTN1.1                        9.TT1.                             

  1. Tổ chức hoạt động
  • Chuẩn bị: 

+  GV chia lớp thành 4-6 nhóm; chuẩn bị máy tính, máy chiếu, mạng internet.

 + HS chuẩn bị giấy A3, màu, các dụng cụ cần thiết

  • Chuyển giao nhiệm vụ học tập 

GV sử dụng PP Dạy học Trực quan, dự án. Kĩ thuật: các mảnh ghép

a . Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1: Vai trò của oxygen với sự sống

Nhiệm vụ: HS hiểu được tầm quan trọng của khí oxygen với sự sống.

+ GV cho HS quan sát  các hình sau  trong SGK và trả lời các câu hỏi sau

  • Con người có thể ngừng hô hấp được không?
  • Em hãy tìm hiểu và cho biết những bệnh nhân nào phải sử dụng bình khí oxygen để thở. 
  • Bình khí nén là bình tích trữ không khí được nén ở một áp suất nhất định. Tại sao thợ lặn cần sử dụng bình khí nén?

b . Chuyển giao nhiệm vụ học tập 2: : Tìm hiểu vai trò của oxygen đối với sự cháy và quá trình đốt cháy nhiên liệu

Nhiệm vụ: GV sử dụng phương pháp dạy học thí nghiệm, hướng dẫn HS hiểu được oxygen là chất khí duy trì sự cháy.

Tổ chức dạy học: 

  • Chuẩn bị: GV chia lớp thành 4-6 nhóm, mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng và thư kí

Mỗi nhóm HS có 1 bộ dung cụ và hóa chất và 1 phiếu học tập 

STT Dụng cụ – Hóa chất Số lượng
1 bình tam giác chứa khí oxygen 1
2 Que đóm 1
3 đèn cồn 1
  1. Sản phẩm học tập 

– Trả lời câu hỏi

1 Con người có thể ngừng hoạt động hô hấp không? Vì sao?

Không, vì cơ thể người cần có oxygen để duy trì mọi hoạt động của tế bào.

  1. Em hãy tìm hiểu và cho biết những bệnh nhân nào phải sử dụng bình khí oxygen để thở. 

Khí oxygen trong bình khí sẽ có tác dụng hỗ trợ cho những bệnh nhân mắc các triệu chứng như suy hô hấp, ngạt thở, bệnh tim, chứng rối loạn thở. Ngoài ra, trong y tế, các bác sĩ sẽ cho bệnh nhân thở oxygen khi ngộ độc carbon monoxide, đặc biệt khi cần gây mê bệnh nhân để thực hiện phẫu thuật. 

  1. Bình khí nén là bình tích trữ không khí được nén ở một áp suất nhất định. Tại sao thợ lặn cần sử dụng bình khí nén? 

Để cung cấp oxygen cho thợ lặn hô hấp trong môi trường thiếu không khí

Từ việc thảo luận các nội dung trên, GV gợi ý HS rút ra kết luận “oxygen duy trì sự sống và sự cháy”. GV cần gợi ý thêm cho HS tìm hiểu khái niệm “sự cháy” theo chú ý trong SGK.

Luyện tập

Câu 1: Viết “Đ” vào câu đúng, “S” vào câu sai trong bảng sau:

Đúng Sai
  1. Oxygen tan được trong nước.
  1. Oxygen sinh ra trong quá trình cây hô hấp
  1. Oxygen tiêu thụ trong quá trình động vật hô hấp
  1. Nến, than, xăng, dầu cháy trong oxygen
  1. Đám cháy lớn sẽ tắt nếu không có oxygen 
  1. Oxygen là chất khí không màu
  1. Ở nhiệt độ phòng, oxygen tồn tại ở thể khí

Câu 2. Khi nuôi cá cảnh, tại sao phải thường xuyên sục không khí vào bể cá?

4Phương án đánh giá 

GV sử dụng thang đo để đánh giá kết quả thông qua kết quả bảng hỏi của HS

HOẠT ĐỘNG 13:  Ôn tập chương 2 (45 phút)

  •  Mục tiêu hoạt động

– Hệ thống kiến thức – luyện tập

  • Tổ chức hoạt động
  • Chuẩn bị: 

– Gv giao nhiệm vụ cho các nhóm từ tiết học trước : chuẩn bị bài tập, phiếu học tập

Câu 1: Hãy chỉ ra đâu là vật thể, đâu là chất trong các câu ca dao, tục ngữ sau:

  1. a) Chì khoe chì nặng hơn đồng

Sao chì chẳng đúc nên cồng nên chiêng.

  1. b) Nước chảy đá mòn.
  2. c) Lửa thử vàng, gian nan thử sức.
STT Vật thể Chất
1
2
3

Câu 2: Cho các từ sau: vật lý, sự sống, không có, rắn, lỏng, khí, tự nhiên/thiên nhiên, tính chất, thể/trạng thái, vật thể nhân tạo. Hãy chọn từ/cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau:

  1.  Các chất có thể tồn tại ở ba (1)…..cơ bản khác nhau, đó là (2)……
  2. Mỗi chất có một số (3)…..khác nhau khi tồn tại 
  3. Mọi vật thể đều do (4)….tạo nên. Vật thể có sẵn trong (5)…. được gọi là vật thể tự nhiên. Vật thể do con người tạo ra dược gọi là (6)…..
  4. Vật hữu sinh là vật có các dấu hiệu của (7)……mà vật vật vô sinh (8)….
  5.  Chất có các tính chất (9)…..như hình dạng, kích thước, màu sắc, khối lượng riêng, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, tính cúng, độ dẻo.
  6.  Muốn xác định tính chất của chất (10)….ta phải sử dụng các phép đo.

Câu 3. Hãy liệt kê các tính chất vật lí và tính chất hoá học của sắt có trong đoạn văn sau:

 “Sắt là chất rắn, màu xám, có ánh kim, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt. Ở Thủ đô Delhi (Ấn Độ) có một cột sắt với thành phần gần như chỉ chứa chất sắt, sau hàng nghìn năm, dù trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt vẫn không hề bị gỉ sét. Trong khi đó, để đồ vật có chứa sắt như đinh, búa, dao,… ngoài không khí ẩm một thời gian sẽ thấy xuất hiện lớp gỉ sắt màu nâu, xốp, không có ánh kim”.

Câu 4. Dầu thô ở thể lỏng được khai thác từ các mỏ dầu ngoài biển khơi. Theo em có thể vận chuyển dầu lỏng vào đất liền bằng những cách nào?

Câu 5. Điển từ thích hợp vào chỗ trống trong đoạn văn sau:

Trên Trái Đất, nước tồn tại ở các thể …(1)…

Nước ở sông, hồ, đại dương, ở thể ….(2)… Ở thể này, nước có khả năng …(3)… nên có thể chảy từ sông vào biển.

Ở thể… (4)…, nước không có hình dạng cố định.

Khi nước ở thể … (5) …, nó … (6)…. và …(7)… Do đó khi bị đóng băng, nước sông sẽ không thể chảy ra biển. Ta có thể đi trên mặt nước sông đóng băng.

Câu 6. Kể tên những quá trình chuyển thể xảy ra ở nhiệt độ xác định mà em đã học.

Câu 7. Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong các đoạn văn sau.

– Nhiệt độ nóng chảy của thiếc là 232 °C. Khi làm nguội thiếc lỏng đến …(1)…, thiếc sẽ đông đặc. Ở nhiệt độ phòng, thiếc ở thể …(2)…

– Nhiệt độ sôi của helium là -268 °C. ở nhiệt độ phòng, helium ở thể …(3)…

Câu 8: Hoàn thành bảng sau về vai trò của các khí có trong không khí.

Khí  Vai trò
Oxygen
Nitrogen 
Carbon dioxide

Câu 9: Kể tên những nguồn gây ô nhiễm không khí mà em biết.

  1. Sản phẩm học tập 

Câu 1: 

STT Vật thể Chất
1 Cồng, chiên Chì, đồng
2 Đá  Nước 
3 vàng,

Câu 2:

  1. Thể/trạng thái
  1. rắn, lỏng, khí,
(3) tính chất (4) chất
  1.   tự nhiên/thiên nhiên
  1. vật thể nhân tạo
  1. sự sống
  1. không có
  1. Vật lý
  1. Vật lý

Câu 3:

tính chất vật lí của sắt tính chất hoá học của sắt
Chất rắn, màu xám, có ánh kim, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt

Câu 4: Đóng thùng và vận chuyển bằng tàu thuỷ, bơm qua đường ống dẫn dầu (đây là cách làm trong thực tế)

Câu 5. Trên Trái Đất, nước tồn tại ở các thể rắn, lỏng và khí.

Nước ở sông, hồ, đại dương, ở thể lỏng. Ở thể này, nước có khả năng chảy tràn trên bề mặt nên có thể chảy từ sông vào biển.

Ở thể khí, nước không có hình dạng cố định.

Khi nước ở  thể rắn,có hình dạng cố địnhkhông chảy lan. Do đó khi bị đóng băng, nước sông sẽ không thể chảy ra biển. Ta có thể đi trên mặt nước sông đóng băng.

Câu 6. Nóng chảy, đông đặc, sôi.

Câu 7. (1) 232 °C (2) rắn

Câu 8:

Khí  Vai trò
Oxygen Cần cho sự hô hấp, sự cháy.
Nitrogen  Nguồn cung cấp đạm tự nhiên cho cây trồng.
Carbon dioxide Cần cho sự quang hợp, giữ ấm Trái Đất.

Câu 9: HS tùy chọn kể những nguồn gây ô nhiễm. Ví dụ: bụi, khí thải từ các phương tiện giao thông, nhà máy, rác thải,…

  • Phương án đánh giá 
Thang đo 
Tiêu chí:  Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
Mức 1 – 

HS trả lời đúng hoàn toàn.

HS kể được đầy đủ vai trò của 3 chất.

HS kể được 4 – 5 nguồn gây ô nhiễm.

Mức 2

HS trả lời đúng 5 – 6 đáp án đúng.

HS kể được vai trò 3 chất.

HS kể được 2 – 3 nguồn gây ô nhiễm.

 
RUBRIC
Tiêu chí Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
Mức độ tham gia hoạt động nhóm

– Mức 1: Tham dự nhưng không tập trung

– Mức 2: Có tham gia, làm bài tập theo đúng các tiêu chí mà giáo viên yêu cầu.

– Mức 3: Nhiệt tình, sôi nổi, tích cực,  làm nhanh trật tự theo đúng các tiêu chí mà giáo viên yêu cầu.

Kết quả phiếu học tập

– Mức 1: Học sinh hoàn thành phiếu học tập nhưng chưa biết đúng hay sai

– Mức 2: Học sinh hoàn thành đúng phiếu học tập .Giải thích đúng 

– Mức 3: Biết giải thích vào các hiện tượng đời sống thông qua các quá trình biến đổi

Báo cáo rõ ràng ,chính xác

– Mức 1: Lắng nghe

– Mức 2: Có lắng nghe, phản hồi

– Mức 3:Lắng nghe ý kiến các thành viên khác, phản hồi và tiếp thu ý kiến hiệu quả

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *