Giáo án Powerpoint Hóa học 6 Kết nối tri thức

Giáo án powerpoint còn gọi là bài giảng điện tử, giáo án điện tử, giáo án trình chiếu.  Giáo án powerpoint Hóa học 6 Kết nối tri thức được Tài Liệu KHTN biên soạn dựa theo công văn mới nhất với nhiều phong cách khác nhau, hiện đại, tinh tế và đẹp mắt tạo sự thích thú cho học sinh.

MỘT SỐ TÀI LIỆU QUAN TÂM KHÁC

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án powerpoint Hóa học 6 Kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Hóa học 6 Kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Hóa học 6 Kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Hóa học 6 Kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Hóa học 6 Kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Hóa học 6 Kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Hóa học 6 Kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Hóa học 6 Kết nối tri thức

XEM VIDEO VỀ MẪU POWERPOINT GIÁO ÁN HÓA HỌC 6 SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

CHƯƠNG 3: HỖN HỢP – TÁCH CHẤT RA KHỎI HỖN HỢP

Bảng xác định thành phần năng lực KHTN; YCCĐ; loại nội dung kiến thức; định hướng PP, KTDH

Bài 16: Hỗn hợp các chất (2 tiết)

Bài 17: Tách chất ra khỏi hỗn hợp (2 tiết)

(Lớp 6, KHTN)

Thời lượng: 4 tiết

Thành phần năng lực KHTN Yêu cầu cần đạt Loại nội dung kiến thức Định hướng PP, KTDH Định hướng PP, CC KTĐG
Nhận thức khoa học tự nhiên KHTN1.1 – Nêu được khái niệm hỗn hợp, chất tinh khiết.  Khái niệm, thuyết và định luật hóa học cơ bản  PP: Trực quan, đàm thoại gợi mở 

KT: Khăn trải bàn

PP:Hỏi – đáp

CC: Câu hỏi

KHTN 1. 4– Thực hiện được thí nghiệm để biết dung môi, dung dịch; chất tan và không tan Khái niệm, thuyết và định luật hóa học cơ bản  PP: Bàn tay nặn bột, trực quan

KT: Động não – công não 

PP: quan sát, viết

CC: BT thực nghiệm, thang đo

KHTN 1. 3 – Phân biệt được hỗn hợp đồng nhất, hỗn hợp không đồng nhất.  Nguyên tố hóa học và chất PP: bàn tay nặn bột, trực quan

KT: Động não – công não 

PP: quan sát, viết

CC: BT thực nghiệm, thang đo

KHTN 1.7– Trình bày một số cách đơn giản để tách chất ra khỏi hỗn hợp và ứng dụng Nguyên tố hóa học và chất PP: trực quan

KT: các mảnh ghép

PP: viết

CC: câu hỏi, thang đo

KHTN 1.4 – Sử dụng một số dụng cụ và thiết bị cơ bản để tách các chất ra khỏi hỗn hợp dựa vào tính chất vật lý bằng cách lọc, cô can và chiết Nguyên tố hóa học và chất PP: bàn tay nặn bột, trực quan

KT: Động não – công não 

PP: quan sát, viết

CC: BT thực nghiệm, thang đo

KHTN 1. 1– Nêu được các yếu tố ảnh hưởng đến lượng chất rắn hoà tan trong nước. Nguyên tố hóa học và chất PP: trực quan; đàm thoại gợi mở  PP: viết

CC: câu hỏi, thang đo 

Tìm hiểu tự nhiên KHTN 2.1– Quan sát một số hiện tượng trong thực tiễn để phân biệt được dung dịch với huyền phù, nhũ tương. Nguyên tố hóa học và chất PP: bàn tay nặn bột, trực quan

KT: Động não – công não 

PP: viết

CC: BT thực tiễn, thang đo

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

CHƯƠNG 3: HỖN HỢP – TÁCH CHẤT RA KHỎI HỖN HỢP

Thời lượng: 4 tiết

  • MỤC TIÊU DẠY HỌC 
NĂNG LỰC, PHẨM CHẤT YÊU CẦU CẦN ĐẠT (STT) của YCCĐ và dạng mã hóa của YCCĐ
(STT) Dạng mã hóa
NĂNG LỰC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Nhận thức khoa học tự nhiên – Nêu được khái niệm hỗn hợp, chất tinh khiết.  (1) 1.KHTN1.1
– Thực hiện được thí nghiệm để biết dung môi, dung dịch; chất tan và chất không tan (2) 2.KHTN 1.4
– Phân biệt được hỗn hợp đồng nhất, hỗn hợp không đồng nhất.  (3) 3.KHTN 1.3
– Trình bày một số cách đơn giản để tách chất ra khỏi hỗn hợp và ứng dụng (4) 4.KHTN 1.7
–  Sử dụng một số dụng cụ và thiết bị cơ bản để tách các chất ra khỏi hỗn hợp dựa vào tính chất vật lý bằng cách lọc, cô can và chiết (5) 5.KHTN 1.4
– Nêu được các yếu tố ảnh hưởng đến lượng chất rắn hoà tan trong nước. (6) 6.KHTN 1. 1
Tìm hiểu tự nhiên – Quan sát một số hiện tượng trong thực tiễn để phân biệt được dung dịch với huyền phù, nhũ tương. (7) 7.KHTN 2.1
PHẨM CHẤT (6)
Trung thực Có ý thức báo cáo chính xác, khách quan kết quả thí nghiệm (8) 8.PC.TT.1
  • THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Hoạt động học Giáo viên Học sinh
HĐ1: Khởi động (10 phút) Ly, chanh cắt sẵn, đường, nước muỗng, nước đá 
HĐ2: Tìm hiểu  hỗn hợp và chất tinh khiết   (35 phút) Bài tập thực tiễn: phân biệthỗn hợp và chất tinh khiết  

Thang đo 1

Mẫu chai nước khoáng (có nhãn ghi thành phần) và ống nước cất
HĐ3: Tìm hiểu về dung dịch (45 phút) Muối , đường, nước, cốc thủy tinh, đũa thủy tinh
HĐ4: Tìm hiểu về huyền phù và nhũ tương  (15 phút) Bài tập thực nghiệm

Thang đo 2

Bài tập thực nghiệm

Rubric

Phiếu HT 1

1 lọ đường, 1 lọ bột sắn dây, 2 cốc thuỷ tinh 100 mL, 2 thìa, nước cất.

HĐ5: Sự hòa tan của chất (45 phút) Bảng tính tan trong nước một số chất khí và chất rắn

Thang đo 3

Phiếu HT 2

Xăng, đường, dầu ăn, nước, cốc thủy tinh, đũa thủy tinh

HĐ6: Tìm hiểu nguyên tắc tách chất (10 phút) Thang đo  1 Phiếu HT 73
HĐ7: Một số cách tách chất (25 phút) Rubric  Phiếu HT 8

– Muối, đất, nước, dầu ăn, cốc thủy tinh, giấy lọc, phễu chiết, giá thí nghiệm, đèn cồn

HĐ8: Luyện tập, mở rộng (10 phút) Thang đo 

Rubric

Phiếu HT 9
  • TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
  • TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
Hoạt động học Mục tiêu Nội dung dạy học trọng tâm PP, KTDH chủ đạo Phương án đánh giá
Phương pháp Công cụ
HĐ1: Khởi động 

(10 phút)

Tạo hứng thú  Pha ly nước chanh PP: trải nghiệm, hợp tác

KT: Động não  

Quan sát
HĐ2: Tìm hiểu  hỗn hợp và chất tinh khiết 

(35 phút)

1.KHTN1.1 – Khái niệm hỗn hợp, chất tinh khiết

– Dấu hiệu phân biệt chất tinh khiết và hỗn hợp 

PP: Trực quan 

KT: Khăn trải bàn

Hỏi đáp

Viết 

Câu hỏi 

Bài tập

HĐ3: Tìm hiểu về dung dịch (45 phút) 7.KHTN 2.1

8.PC.TT

3.KHTN 1.3

2.KHTN 1.4

– Thí nghiệm để biết dung môi, dung dịch là gì; phân biệt được dung môi và dung dịch. 

– Dấu hiệu phân biệt hỗn hợp đồng nhất và hỗn hợp không đồng nhất

PP: bàn tay nặn bột có sử dụng thí nghiệm 

KT: Động não – công não 

Quan sát, viết 

 

Thang đo

Bài tập thực tiễn

HĐ4: Tìm hiểu về huyền phù và nhũ tương  (15 phút) 7.KHTN 2.1 – Dấu hiệu phân biệt được dung dịch với huyền phù, nhũ tương. PP: bàn tay nặn bột có sử dụng thí nghiệm 

KT: Động não

Quan sát, viết  Câu hỏi 

Rubric

HĐ5: Sự hòa tan của chất (45 phút) 4.KHTN 1.7

6.KHTN 1.1

–  khả năng tan của một số chất trong nước

– Thí nghiệm sự hòa tan của một số chất rắn

– Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự hoà tan.

PP: trực quan Quan sát

Viết 

Thang đo 

Câu hỏi, thang đo

HĐ6: Tìm hiểu nguyên tắc tách chất (10 phút) 4.KHTN 1.7 Nguyên tắc tách chất PP: Đặt vấn đề, gợi mở

KT: Khăn trải bàn

Hỏi đáp

Viết 

Câu hỏi 

Bài tập

HĐ7: Một số cách tách chất (25 phút) 4.KHTN 1.7

5.KHTN 1.4

Một số cách tách chất  PP: trải nghiệm, hợp tác

KT: Động não 

Quan sát, 

Hỏi đáp

viết 

Thang đo

Bài tập thực tiễn

HĐ8: Luyện tập, mở rộng (10 phút)   – Bài tập vận dụng PP: Thảo luận nhóm Viết Bài tập thực tiễn
  • HOẠT ĐỘNG HỌC

HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (10 phút)

Từ các nguyên liệu đã cho: nước, chanh (cắt sẵn), đường, đá; dụng cụ: ly, muỗng

HS tiến hành pha ly nước chanh đá đường

🡪Làm thế nào để pha đúng cách?

HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu  hỗn hợp và chất tinh khiết  (35 phút)

  • Mục tiêu hoạt động

1.KHTN1.1

  • Tổ chức hoạt động
  • Chuẩn bị: GV chia lớp thành 4-6 nhóm;

Mẫu chai nước khoáng (có nhãn ghi thành phần) và ống nước cất

Bài tập thực tiễn: phân biệt chất tinh khiết và hỗn hợp

  • Chuyển giao nhiệm vụ học tập 

GV sử dụng PP trực quan, đàm thoại – gợi mở, KT khăn trải bàn, hình thức làm việc nhóm

  • GV yêu cầu HS quan sát mẫu chai nước khoáng và ống nước cất, nhận xét tính chất bề ngoài và thành phần.

Nước khoáng: gồm nước và các chất khoáng 🡪 hỗn hợp 

Nước cất: chỉ có nước 🡪 chất tinh khiết 

Hỗn hợp gồm nhiều chất trộn lẫn với nhau

Chất tinh khiết không có lẫn chất khác

GV dẫn dắt: khi pha trộn các chất với nhau theo các tỉ lệ khác nhau, ta sẽ thu được các hỗn hợp giống nhau không?

– GV gợi mở cho HS thấy vật thê’ quanh ta đều được tạo từ các chất. Chúng có thể gồm một hoặc nhiều chất.

GV gợi mở cho HS khi pha thêm nước hoặc thêm đường vào cốc nước đường thì vị của nó thay đổi thế nào. Từ đó đặt vấn đề: mỗi chất đểu có màu sắc, tính chất xác định. Vậy khi tạo nên hỗn hợp, màu sắc và tính chất của hỗn hợp có phụ thuộc vào màu sắc, tính chất riêng của các chất không?

GV cho ví dụ hộp sữa không đựng “chất sữa” mà chứa một hỗn hợp gồm nước, chất béo, protein, đường lactose, vitamin và khoáng chất.

GV dẫn dắt: khi pha trộn các chất với nhau theo các tỉ lệ khác nhau, ta sẽ thu được các hỗn hợp giống nhau không?

Vận dụng, HS trả lời câu hỏi: Khi thêm nước vào cốc nước cam, em thấy màu và vị của nước cam thay đổi như thế nào? Rút ra kết luận

GV có thể chia lớp thành các nhóm. Hoàn thành phiếu học tập sau:

Gv đưa ra bài tập thực tiễn: Cho các mẫu chất sau, em hãy cho biết đâu là hỗn hợp, đâu là chất tinh khiết?

a)Không khí b)Nước biển c) Kim loại thủy ngân(mercury)
d) Bột lưu huỳnh e) Sữa đậu nành f) Đường saccarose
  • Thực hiện nhiệm vụ học tập 
  • HS thực hiện bài tập trên giấy A1 theo cá nhân ở mỗi góc, sau đó tổng hợp ý kiến trên giấy A1 ở giữa 
  • Báo cáo kết quả và thảo luận: 

Mỗi nhóm cử 1 HS đại diện lên trình bày kết quả 

GV nhận xét kết quả thảo luận làm việc của các nhóm 

  • Sản phẩm học tập 

Pha thêm nước, màu vàng của nước cam nhạt đi, bớt ngọt so với nước cam ban đầu.

Kết luận: tính chất của hỗn hợp phụ thuộc vào thành phần các chất có mặt trong hỗn hợp.

Mẫu chất Hỗn hợp Chất tinh khiết
  1. Không khí
X
  1. Nước biển
X
  1. Kim loại thủy ngân (mercury)
X
  1. Bột lưu huỳnh
X
  1. Sữa đậu nành
X
  1. Đường saccarose
X
  • Phương án đánh giá 
  • Gv quan sát và đánh giá bằng thang đo
Thang đo 1
Tiêu chí: Phân biệt được chất tinh khiết và hỗn hợp  Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
Mức 1

Xác định đúng 1-3 đáp án

Mức 2 

Xác định đúng 4-5 đáp án

 
Mức 3 

Xác định đúng 6 đáp án (Phân biệt đúng 3 chất tinh khiết- 3 hỗn hợp)

HOẠT ĐỘNG 3:  Tìm hiểu về dung dịch (45 phút)

    1. Mục tiêu hoạt động: 2.KHTN 1.4; 3.KHTN 1.3; 7.KHTN 2.1; 8.PC.TT
  • Tổ chức hoạt động
  • Chuẩn bị: GV chia lớp thành 4-6 nhóm, mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng và thư kí

Mỗi nhóm HS có 1 bộ dung cụ và hóa chất và 1 phiếu học tập 

STT Dụng cụ – Hóa chất Số lượng 
1 Muối ăn
2 Đường
3 Nước
4 Cốc  4
5 Đũa thủy tinh 4
6 Muỗng  4
  • Chuyển giao nhiệm vụ học tập 

GV sử dụng PP Bàn tay nặn bột, kĩ thuật động não – công não, hình thức làm việc nhóm

  • GV đưa cho mỗi nhóm 1 bộ dụng cụ và hóa chất. Yêu cầu  HS làm thí nghiệm hòa tan đường  vào trong nước. Hoàn thành phiếu học tập 1.
Thí nghiệm : Hòa tan đường vào nước
PHIẾU HỌC TẬP 1
STT Thành phần hỗn hợp  Các chất trong hỗn hợp có tan vào nhau không? 
Chất 1 Chất 2 Không
Chất bị hòa tan Chất hòa tan chất khác 
1
2
3

– Khi cho thìa đường vào cốc nước và khuấy đều 🡪 đường dường như đã biến mất, tan hoàn toàn trong nước. 

Tương tự muối ăn chất hoà tan hoàn toàn vào nước thu được dung dịch nước muối.

– Các chất lỏng này trong suốt, có thể không màu hoặc có màu sắc khác nhau. 🡪 Chúng được gọi là dung dịch.

– Trong thí nghiệm này, đường không bị biến mất, nó chỉ chia nhỏ thành các hạt phân bố đồng đều vào trong nước. Trong quá trình này đường là chất tan, nước là dung môi, nước đường là dung dịch. 🡪 dung dịch là một hỗn hợp đồng nhất giữa dung môi và chất tan

GV có thể chia lớp thành các nhóm. Hoàn thành phiếu học tập sau:

Phiếu học tập 2

Nước muối, giấm ăn, nước giải khát có ga là các dung môi. Em hãy chỉ ra dung môi và chất tan trong các trường hợp đó.

Dung dịch Chất tan Dung môi
Nước muối Muối Nước
Giấm ăn Acid (acetic acid) Nước
Nước giải khát có ga Đường, khí carbon dioxide Nước
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 (BẢNG HỎI)
Câu hỏi Trả lời
1) Khi hòa tan đường vào nước, đường có bị biến đổi thành chất khác không?
2) Quan sát hình 16.1 và hãy chỉ ra nước nào là hỗn hợp đồng nhất? Không đồng nhất?
  • Thực hiện nhiệm vụ học tập 
  • HS hợp tác với nhau thực hiện nhiệm vụ học tập (làm thí nghiệm và hoàn thành PHT
  • GV đến quan sát các nhóm, ghi nhận lại các hỗn hợp, phát hiện các khó khăn và có biện pháp hỗ trợ.
  • Các nhóm làm bài tập thực tiễn để phân biệt được dung dịch với huyền phù, nhũ tương. 
  • Báo cáo kết quả và thảo luận: 

Mỗi nhóm cử 1 HS đại diện lên trình bày kết quả và 1 HS ghi vào bảng tổng hợp lớn 

Các nhóm nhận xét lẫn nhau 

  • GV nhận xét về thái độ và hiệu quả làm việc của các nhóm 
  • GV sử dụng đàm thoại để đưa ra khái niệm: 

Các chất hòa tan chất khác: nước 🡪 dung môi

Các chất bị hòa tan: muối ăn, đường 🡪 chất tan

– Dung môi là chất có thể hòa tan chất khác

– Chất tan là chất bị hòa tan trong dung môi

– Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan

  • Sản phẩm học tập 
  • Các mẫu hỗn hợp HS đã thực hiện. 
  • Kết quả của PHT 
STT Thành phần hỗn hợp  Các chất trong hỗn hợp có tan vào nhau không?
Chất 1 Chất 2 Không

(đánh dấu X)

Chất bị hòa tan Chất hòa tan chất khác 
1 Muối ăn Nước  Muối ăn Nước 
2 Đường  Nước  Đường  Nước 
4 Dầu ăn Nước  X
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Dung dịch Chất tan Dung môi
Nước muối Muối Nước
Giấm ăn Acid (acetic acid) Nước
Nước giải khát có ga Đường, khí carbon dioxide Nước
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 (BẢNG HỎI)
Câu hỏi Trả lời
1) Khi hòa tan đường vào nước, đường có bị biến đổi thành chất khác không? Khi hoà tan đường vào nước, đường không bị biến đổi thành chất khác, nó chỉ chia nhỏ thành các hạt mà mắt ta không nhìn thấy được, trộn lẫn vào trong nước. Nếm nước đường, ta thấy vị ngọt của đường. Để cốc nước đường lâu ngày, nước bay hơi đi, đường lắng một phần thành chất rắn ở đáy cốc.
2) Quan sát hình 16.1 và hãy chỉ ra nước nào là hỗn hợp đồng nhất? Không đồng nhất? Hỗn hợp đống nhất: nước đường; hỗn hợp không đồng nhất: nước cam.
  • Phương án đánh giá 

GV cho nhóm HS đánh giá đồng đẳng  hoạt động  3 bằng bảng Rubric sau:

RUBRIC
Tiêu chí Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
Báo cáo kết quả (phiếu HT)

– Mức 1: có báo cáo nhưng sai nhiều hơn 2 nội dung

– Mức 2: có báo cáo, sai 1  nội dung

– Mức 3: Xác định đúng tất cả chất tan và dung môi, tan vào nhau hay không

Kết quả làm bài tập thực tiễn 

– Mức 1: Làm đầy đủ nhưng còn thiếu sót

– Mức 2: Làm đầy đủ, đúng nhưng chưa giải thích được

– Mức 3: Làm đầy đủ, đúng, giải thích rõ ràng

Hoạt động 4: Tìm hiểu về huyền phù và nhũ thương (15 phút)

  1. Mục tiêu hoạt động

7.KHTN 2.1

  1. Tổ chức hoạt động
  • Chuẩn bị: GV chia lớp thành 4-6 nhóm;

Mẫu chai nước khoáng (có nhãn ghi thành phần) và ống nước cất

Bài tập thực tiễn: phân biệt chất tinh khiết và hỗn hợp

  • Chuyển giao nhiệm vụ học tập 

GV sử dụng PP trực quan, đàm thoại – gợi mở, KT khăn trải bàn, hình thức làm việc nhóm

– GV  cho HS thấy nước cũng tạo hỗn hợp không trong suốt với nhiều chất khác như sữa, nước bột sắn dây, nước ép hoa quả,…

Chúng có phải là dung dịch không?

Sữa Nước ép trái cây Nước bột sắn dây

HS: hợp trên không đồng nhất nên không phải là dung dịch, → hỗn hợp gồm các chất lỏng trộn lẫn không đồng nhất gọi là nhũ tương (sữa), hỗn hợp rắn – lỏng trộn lẫn không đổng nhất gọi là huyền phù (nước bột sắn dây).

GV chia lớp thành các nhóm. Hoàn thành phiếu học tập sau:

Hoạt động Phân biệt huyền phù với dung dịch:

Chuẩn bị: 2 cóc nước, đường và bột sắn dây

Tiến hành: cho 1 thìa đường và 1 thìa bột sắn dây lần lượt vào cốc 1 và cốc 2. để yên 2-3 phút. HS quan sát và rút ra kết luận, trả lời câu hỏi.

  1. Nước đường và nước bột sẵn dây có cùng trong suốt không? Cốc nào là dung dịch, cốc nào là huyền phù.
  2. Sau 20 phút, mỗi cốc có thay đổi nào không?
Thí nghiệm : Hòa tan đường vào nước Thí nghiệm: Hòa tan bột sắn dây vào nước
Kết luận: Huyền phù, nhũ tương là các hỗn hợp không đồng nhất, không phải dung dịch nhưng có thê’ tồn tại ở dạng trong suốt (hệ keo), gần giống như dung dịch.

Huyền phù, nhũ tương muốn tồn tại bền lâu cần phải có chất bảo vệ (chất nhũ hoá), nếu không dễ bị phá huỷ, huyền phù sẽ sa lắng lớp cặn rắn, nhũ tương sẽ tách lớp chất lỏng,…

Bài tập thực tiễn: 

    1. Khi hòa tan muối ăn vào nước, nếu muối tan không hết bị lắng xuống dáy thì có tạo thành huyền phù không?
    2. Em hãy kể tên một số nhũ tương và huyền phù xung quanh em
  • Cho hình ảnh một số hỗn hợp sau: 
Nước ép cà rốt Thuốc nhỏ mắt Hỗn hợp dầu và nước

Em hãy xác định đâu là dung dịch, huyền phù, nhũ tương? Giải thích.

3.Sản phẩm học tập 

  • Kết quả của TN
  1. Dung dịch nước đường trong suốt còn huyền phù bột sắn dây trắng đục.
  2. Cốc đường không thay đổi; cốc bột sắn dây thấy: bột sắn lắng xuống đáy cốc.
  • Kết quả của PHT 
  1. Không tạo thành huyền phù.
  2. Một số huyền phù và nhũ tương: Mực (mực tàu, thuốc nước, bột màu), sơn, sữa vôi, nước tương, nước mắm, nước phù sa hay nước thải trên các dòng sông đô thị,…

(Lưu ý: không yêu cầu HS phải phân biệt chính xác huyền phù với nhũ tương)

  • Phương án đánh giá 
  • Gv quan sát và đánh giá  bằng thang đo
Thang đo phẩm chất trung thực (2)
Tiêu chí: Phân biệt huyền phù và nhũ tương Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
Mức 1

HS kể tên, phân biệt được huyền phù và nhủ tương trong SGK

Mức 2 

HS kể thêm được huyền phù và nhủ tương ngoài SGK, tự phân biệt được huyền phù, nhủ tương theo sự gợi ý của GV

 
Mức 3 

HS kể thêm được huyền phù và nhủ tương ngoài SGK, tự phân biệt được huyền phù, nhủ tương.

HOẠT ĐỘNG 5: Sự hòa tan của chất (45 phút)

  1. Mục tiêu hoạt động

4.KHTN 1.7                 6.KHTN 1.1 

  • Tổ chức hoạt động
  • Chuẩn bị: 

Thông tin về độ tan trong nước của một số chất khí và chất rắn 

Phiếu học tập số 2

  • Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1: Khả năng tan của các chất

GV sử dụng PP trực quan, đàm thoại – gợi mở, hình thức học tập cá nhân 

  • GV đưa ra bảng thông tin về độ tan trong nước của một số chất như sau:
Bảng số gam chất tan trong 100 gam nước
Hợp chất  20 oC 30 oC 40 oC
Cacbon dioxide (khí) 0,1782 0 0
Oxygen (khí) 0,00091 0,00076 0,00065
Ammonia (khí) 702 565 428
Sulfur dioxide (khí) 9,4 0 0
Hydrogen chloride (khí) 70 65,5 61
Sodium chloride (muối ăn) 35,9 36,1 36,4
Copper (II) sulfate (rắn) 32 37,8 44,6
Calcium sulfate (rắn) 0,24 0 0
Saccarose (đường)  201,9 216,7 235,6

– HS quan sát bảng và trả lời câu hỏi vào phiếu học tập 2 theo hình thức hoạt động cá nhân

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 (BẢNG HỎI)
Câu hỏi Trả lời
1) Chất khí nào tan nhiều trong nước?
2) Chất khí nào ít tan trong nước?
3) Chất rắn nào tan nhiều trong nước?
4) Chất rắn nào tan ít trong nước?
5) Yếu tố nào ảnh hưởng đến lượng chất rắn tan trong nước?
  • Báo cáo kết quả : 

HS nộp phiếu học tập; GV cho các em tiến hành chấm điểm theo cặp đôi 

GV khẳng định lại nội dung kiến thức

– Một số chất khí có thể hòa tan ít hay nhiều trong nước tạo thành dung dịch

– Có chất rắn tan nhiều trong nước và có chất rắn không tan hoặc tan ít trong nước 

– Các yếu tố ảnh hưởng đến lượng chất rắn tan trong nước: loại chất và nhiệt độ

  • Chuyển giao nhiệm vụ học tập 2: Thí nghiệm về sự hòa tan của một số chất rắn
  • Chuẩn bị: GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng và thư kí

Mỗi nhóm HS có 1 bộ dung cụ và hóa chất và 1 phiếu học tập 

STT Dụng cụ – Hóa chất Số lượng 
1 Muối ăn
2 Bột mì
3 Đường
4 Dầu ăn
5 Nước
6 Xăng
7 Cốc  4
8 Đũa thủy tinh 4
9 Muỗng  4
10 Ống nhỏ giọt 4
11 Khay đựng hóa chất  1
12 Khăn lau 1
  • Chuyển giao nhiệm vụ học tập 

GV sử dụng PP Bàn tay nặn bột, kĩ thuật động não – công não, hình thức làm việc nhóm

  • GV đưa cho mỗi nhóm 1 bộ dụng cụ và hóa chất. Yêu cầu  HS làm bài tập thực nghiệm sau: Từ các dụng cụ và các hóa chất cho sẵn, hãy tạo ra 4 hỗn hợp khác nhau (gồm 2 chất có ít nhất 1 chất lỏng). Hoàn thành phiếu học tập 5.
PHIẾU HỌC TẬP 5
STT Thành phần hỗn hợp  Các chất trong hỗn hợp có tan vào nhau không? 
Chất 1 Chất 2 Không
1
2
3
….
  • Thực hiện nhiệm vụ học tập 
  • HS hợp tác với nhau thực hiện nhiệm vụ học tập (làm thí nghiệm và hoàn thành PHT
  • GV đến quan sát các nhóm, ghi nhận lại các hỗn hợp, phát hiện các khó khăn và có biện pháp hỗ trợ.
  • Báo cáo kết quả và thảo luận: 

Mỗi nhóm cử 1 HS đại diện lên trình bày kết quả và 1 HS ghi vào bảng tổng hợp lớn 

  • Chuyển giao nhiệm vụ học tập 2: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự hòa tan
  • Chuyển giao nhiệm vụ học tập 

GV: Đặt vấn đề với HS, với một chất tan cụ thể, nếu muốn tăng (hay giảm) khả năng hòa tan của nó, chúng ta có thể làm gì?

– GV lấy ví dụ: Nếu cho đường vào côc nước lạnh và cốc nước nóng → đường tan nhanh hơn trong cốc nước nóng 

→ Qua một số ví dụ (đun nước lá, pha trà, sắc thuốc, pha nước muối,…) nhận ra nhiệt độ thay đổi sẽ tác động tới sự hoà tan.

– GV kết luận : khi đun nóng, sự hòa tan của chất rắn tăng, sự hòa tan chất khí giảm.

Có thể đưa ra ảnh hưởng của việc khuấy, trộn, kích thước các hạt chất rắn,… tới sự hòa tan.

Bài tập vận dung: Để hòa tan nhiều muối ăn hơn,  ta pha muối với nước nóng hay nước lạnh, vì sao?

  • Sản phẩm học tập 

Hoạt động 1:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 (BẢNG HỎI)
Câu hỏi Trả lời
1) Chất khí nào tan nhiều trong nước? Ammonia; hydrogen chloride
2) Chất khí nào ít tan trong nước? Cacbon dioxide; oxygen; sulfur dioxide
3) Chất rắn nào tan nhiều trong nước? Saccarose; sodium chloride; copper (II) sulfate
4) Chất rắn nào tan ít trong nước? Calcium sulfate
5) Yếu tố nào ảnh hưởng đến lượng chất rắn tan trong nước? Nhiệt độ 

Loại chất (các chất khác nhau)

Hoạt động 2:

STT Thành phần hỗn hợp  Các chất trong hỗn hợp có tan vào nhau không?
Chất 1 Chất 2 Không
1 Muối ăn Nước  X
2 Bột mì  Nước  X
3 Đường  Nước  X
4 Dầu ăn Nước  X
5 Xăng Nước  X

Hoạt động 3:

TL: ta phải pha trong nước nóng vì khả năng tan của muối ăn trong nước tăng theo nhiệt độ.

  • Phương án đánh giá 

GV sử dụng thang đo để đánh giá kết quả thông qua kết quả bảng hỏi của HS

Thang đo năng lực thành phần nhận thức KHTN (3)
Tiêu chí:  Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
Mức 1

Trả lời đúng 1-2 câu hỏi

Mức 2 

Trả lời đúng 3-4 câu hỏi

 
Mức 3 

Trả lời đúng 5 câu hỏi 

HOẠT ĐỘNG 6: Tìm hiểu nguyên tắc tách chất (10 phút)

  1. Mục tiêu hoạt động

4.KHTN 1.7

  • Tổ chức hoạt động
  • Chuẩn bị: hình ảnh
  • Chuyển giao nhiệm vụ học tập

 GV trình chiếu clip  nghành làm muối truyền thống ở Việt Nam làm ví dụ đơn giản về sự tách muối ra khỏi khỏi hỗn hợp nước biển. Đặt câu hỏi, vì sao người ta thực hiện được việc tách chất như vậy?

Gợi ý HS nhận thấy sự khác biệt về tính chất các chất trong hỗn hợp, dựa vào đó để tách chất.

– Yêu cầu HS giải thích cách tách muối trong ví dụ đã nêu.

– Tương tự, GV cho HS quan sát hiện tượng bồi đắp phù sa qua hình 2.1 trong SGK và trả lời câu hỏi sau:.

  • Hằng năm khi mùa lũ về, trên các sông lại có sự bồi đắp thêm chất dinh dưỡng cho đất ở vùng đổng bằng nơi chúng chảy qua. Em hãy cho biết tại sao lại có hiện tượng này?

Kết luận: Hạt phù sa nặng hơn nước nên lắng xuống đáy sông, muối ăn không bị bay hơi nên khi cho nước biển bay hơi sẽ thu được chất rắn là muối ăn. Vậy có thể tách các chất trong hỗn hợp dựa trên sự khác nhau về tính chất của chúng. 

– Yêu cầu HS tìm thêm ví dụ về sự tách chất trong tự nhiên và cuộc sống.

– Luôn nhắc nhở HS tìm ra sự khác biệt về tính chất cần thiết.

Từ đó, GV liên hệ tính chất đó vào phương pháp tách chất.

Bài tập vận dụng

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 6 
Câu hỏi Trả lời
1) Trên thực tế thường gặp các chất hỗn hợp hay chất tinh khiết?
2) Vì sao chúng ta phải tách chất?
3) Nêu một số ví dụ về tách chất trong tự nhiên và trong đời sống mà em biết?
  • Thực hiện nhiệm vụ học tập 
  • HS hợp tác với nhau thực hiện nhiệm vụ học tập
  • GV nhận xét và tổng kết
  • Sản phẩm học tập 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 6 
Câu hỏi Trả lời
1) Trên thực tế thường gặp các chất hỗn hợp hay chất tinh khiết? Trên thực tế thường gặp các hỗn hợp, 

chất tinh khiết hoàn toàn cực hiếm. 

2) Vì sao chúng ta phải tách chất? Cần phải tách chất để sử dụng chất nguyên chất.
3) Nêu một số ví dụ về tách chất trong tự nhiên và trong đời sống mà em biết? Các quá trình tách chất: đánh phèn làm trong nước, đun nước riêu cua, lọc bụi, hút ẩm không khí,…
  • Hằng năm khi mùa lũ về, trên các sông lại có sự bồi đắp thêm chất dinh dưỡng cho đất ở vùng đổng bằng nơi chúng chảy qua.  Hiện tượng này là:.

Nước sông đem theo phù sa giàu dinh dưỡng là các hạt rắn lơ lửng trong nước. Khi chảy qua đồng bằng, các hạt phù sa rắn này bị giữ lại, bồi đắp thêm chất dinh dưỡng cho đồng bằng.

  • Phương án đánh giá 

HS đánh giá đồng đẳng

RUBRIC
Tiêu chí Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
– Mức 1: HS tự trả lời được câu hỏi.

– Mức 2: HS trả lời được câu hỏi dưới gợi ý của GV.

Báo cáo rõ ràng ,chính xác

– Mức 1: Không báo cáo được

– Mức 2: Báo cáo còn thiếu sót

– Mức 3: Báo cáo đầy đủ, rõ ràng, có giải thích

HOẠT ĐỘNG 7: Một số cách  tách chất (25 phút)

  1. Mục tiêu hoạt động

4.KHTN 1.7               5.KHTN 1. 4

  1. Tổ chức hoạt động
  • Chuẩn bị: 
  • GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng và thư kí

Mỗi nhóm HS có 1 bộ dung cụ và hóa chất và 1 phiếu học tập 

STT Dụng cụ – Hóa chất Số lượng 
1 Muối ăn
2 Cát
3 Nước
4 Dầu ăn
5 Nước
6 Đất 
7 Cát
8 Cốc thủy tinh 4
9 Phễu chiết 4
10 Chai nước 500ml 4
11 Giấy lọc 4
12 Đèn cồn 1
13 Giá thí nghiệm 2
  • Chuyển giao nhiệm vụ học tập 

GV sử dụng PP trực quan, trải nghiệm, hợp tác làm thí nghiệm, KT: Động não hình thức làm việc nhóm

– GV đưa cho mỗi nhóm 1 bộ dụng cụ và hóa chất. Yêu cầu  HS làm thí  nghiệm sau:

Thí nghiệm 1: Lắng nước đục Thí nghiệm 2: Lọc nước từ hỗn hợp nước và cát
Thí nghiệm 3: Đun nước muối bay hơi thu được muối Thí nghiệm 4:  Tách dầu ăn ra khỏi nước.

Hoàn thành phiếu học tập 7.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 7 
Câu hỏi Trả lời
1) Nước đục để sau 1 thời gian, quan sát thấy hiện tượng gì
2) Tại sao hạt bụi bị tách ra khỏi không khí, hạt phù sa bị tách ra khỏi nước sông?
3) Hay so sánh màu sắc của nước gạn và nước lọc?
4) Quá trình làm muối từ nước biển

sử dụng phương pháp nào?

5) Có ít muỗi lẫn cát. Em hãy đề xuất phương pháp tách muối ra khỏi nước.
6) Nước và dầu ăn chất nào nặng hơn
7) tại sao phải mở khóa từ từ, các chất lỏng thu được có bị lẫn vào nhau không?
8) Làm thế nào để thu được dầu mỏ khi khai thác thường thu được dầu mỏ và nước biển
  • Thực hiện nhiệm vụ học tập 
  • HS hợp tác với nhau thực hiện nhiệm vụ học tập (làm thí nghiệm và hoàn thành PHT
  • GV đến quan sát các nhóm, ghi nhận lại các hỗn hợp, phát hiện các khó khăn và có biện pháp hỗ trợ.
  • Báo cáo kết quả và thảo luận: 

Mỗi nhóm cử 1 HS đại diện lên trình bày kết quả và 1 HS ghi vào bảng tổng hợp lớn 

GV có thể yêu cầu HS nêu tóm tắt các nội dung đã học.

HS biết cách dùng khẩu trang khi không khí bị ô nhiễm bụi mịn và có thể làm sạch nước trong bể cá khi bể cá bị bẩn.

  • Sản phẩm học tập 
  • Kết quả thí nghiệm HS đã thực hiện. 
  • Kết quả của PHT 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 7 
Câu hỏi Trả lời
1) Nước đục để sau 1 thời gian, quan sát thấy hiện tượng gì 1) Nước ở lớp trên trong hơn, lớp dưới có lắng cặn.
2) Tại sao hạt bụi bị tách ra khỏi không khí, hạt phù sa bị tách ra khỏi nước sông? 2) Hạt bụi (hoặc phù sa) bị tách ra khỏi không khí (hoặc nước sông) vì có khối lượng lớn hơn.
3) Hay so sánh màu sắc của nước gạn và nước lọc? 3) Nước lọc trong hơn nước gạn.
4) Quá trình làm muối từ nước biển

sử dụng phương pháp nào?

  1. Quá trình làm muối từ nước biển

sử dụng phương pháp cô cạn

5) Có ít muỗi lẫn cát. Em hãy đề xuất phương pháp tách muối ra khỏi nước. 5) Để tách cát và muối ăn, chúng ta có 

thể làm theo 2 bước:

– Dựa vào tính tan, tách cát ra, thu được 

nước muối.

– Dựa và khả năng bay hơi, tách nước, 

thu được muối.

6) Nước và dầu ăn chất nào nặng hơn 6)  Nước chìm xuống dưới dầu ăn, 

nước nặng hơn.

7) tại sao phải mở khóa từ từ, các chất lỏng thu được có bị lẫn vào nhau không? 7) + Mở khóa từ từ để 2 lớp chất lỏng 

không bị xáo trộn khi chảy.

+ Các chất lỏng thu được có thể coi 

là nguyên chất.

8) Làm thế nào để thu được dầu mỏ khi khai thác thường thu được dầu mỏ và nước biển 8) Để tách dầu mỏ khỏi hỗn hợp dầu mỏ và nước biển người ta có thể dùng phương pháp chiết. Dầu mỏ ít tan trong nước và nhẹ hơn nước nên khi cho vào phễu chiết thu được nước biển (ở bình hứng), dầu mỏ ở phễu chiết.
  1. Phương án đánh giá 
  • Gv quan sát và đánh giá phẩm chất bằng thang đo
Thang đo phẩm chất trung thực (2)
Tiêu chí: Trung thực trong làm thí nghiệm và báo cáo kết quả  Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
Mức 1

Không tiến hành hết các thí nghiệm nhưng vẫn báo cáo đầy đủ

Mức 2 

Tiến hành thí nghiệm sai và báo cáo dúng

 
Mức 3 

Báo cáo đúng theo tiến trình và kết quả thí nghiệm

– GV cho nhóm HS đánh giá đồng đẳng  hoạt động   bằng bảng Rubric sau:

RUBRIC
Tiêu chí Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
Tìm hiểu về lắng, gạn, lọc

– Mức 1: HS làm được thí nghiệm theo hướng dẫn của GV và trả lời câu hỏi

– Mức 2: HS hiểu được nguyên tắc tách chất bằng phương pháp lắng, lọc và tự làm được thí nghiệm

Tìm hiểu về cô cạn

– Mức 1: HS hiểu được phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp bằng cô cạn dưới sự gợi ý của GV.

– Mức 2: HS nắm được phương pháp tách chất bằng lọc, cô cạn áp dụng vào việc tách cát ra khỏi muối hay tách muối ra khỏi nước biển.

Tìm hiểu về chiết

– Mức 1: HS trả lời được tách dầu mỏ ra khỏi hỗn hợp với nước biển bằng phương pháp chiết và tự làm thí nghiệm tách dầu ăn khỏi nước.– Mức 2: HS trả lời câu hỏi và làm thí nghiệm dưới sự gợi ý của GV

Báo cáo kết quả (phiếu HT)

– Mức 1: có báo cáo nhưng sai nhiều hơn 4 nội dung

– Mức 2: có báo cáo, sai 1- 3 nội dung

– Mức 3: Xác định đúng tất cả các nội dung

HOẠT ĐỘNG 8: Luyện tập (10 phút)

  1. Mục tiêu hoạt động

Luyện tập, củng cố bài

  • Tổ chức hoạt động
    • Chuẩn bị: Phiếu học tập
  • Chuyên giao nhiệm vụ học tập:

Câu 1. Dưới đây là các quá trình tách chất trong tự nhiên và trong đời sống, hãy điền dấu “  vào các ô trống của Bảng xác định phương pháp tách chất.

  1. a) Tách xăng có lẫn nước.
  2. b) Phù sa bối đắp cồn đất trên sông.
  3. c) Phơi thóc mới gặt.
  4. d) Nấu rượu.
  5. e) Gỉ sắt tạo thành trên giàn mưa của nhà máy lọc nước.
  6. f) Đun riêu cua rồi hớt lớp riêu phía trên ra bát bằng thìa (muôi).
Phương pháp tách chất
Lắng, gạn Lọc Cô cạn Chiết
a)
b)
c)
d)
e)
f)

Câu 2. Cho biết lượng muối ăn hòa tan trong khoảng 5 mL nước tối đa là 2 thìa. Khi cô cạn dung dịch trên thì lượng muối ăn thu được là

  1. 3 thìa. B. 1 thìa          .   C. 2 thìa. D. không xác định.

Câu 3. Ở nông thôn, để tách thóc lép ra khỏi thóc, người dân thường đổ thóc roi trước một cái quạt gió. Những hạt thóc lép sẽ bị gió thổi bay ra, đó là do thóc lép có

  1. khối lượng nhẹ hơn.
  2. kích thước hạt nhỏ hơn.
  3. tốc độ rơi nhỏ hơn.
  4. lớp vỏ trẩu dễ tróc hơn.

Câu 4. Việc làm nào sau đây là quá trình tách chất dựa theo sự khác nhau vể kích thước hạt?

  1. Giặt giẻ lau bảng bằng nước từ vòi nước.
  2. Dùng nam châm hút bột sắt từ hỗn hợp bột sắt và lưu huỳnh.
  3. Lọc nước bị vẩn đục bằng giấy lọc.
  4. Ngâm quả dâu với đường để lấy nước dâu.

Câu 5. Nước giếng khoan thường lẫn nhiều tạp chất. Để tách bỏ tạp chất, người dân cho nước giếng khoan vào bể lọc, đáy bể lót các lớp cát mịn, sỏi và than củi. Nước chảy qua các lớp này sẽ trong hơn. Nhận định nào sau đây là không đúng?

  1. Lớp cát mịn có tác dụng giữ các hạt đất, cát ở lại.
  2. Lớp sỏi làm cho nước có vị ngọt.
  3. Lớp than củi có tác dụng hút các chất hữu cơ, vi khuẩn.
  4. Sau một thời gian sử dụng, ta phải thau rửa các lớp đáy bể lọc.
  • Sản phẩm học tập 

Kết quả phiếu học tập

  • Phương án đánh giá 

GV sử dụng thang đo để đánh giá kết quả thông qua kết quả bảng hỏi của HS

Thang đo năng lực thành phần nhận thức KHTN (3)
Tiêu chí:  Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
Mức 1

Câu 1 điền đúng 1-2 dấu “” , có sai câu trắc nghiệm

Mức 2 

Câu 1 điền đúng 3-4 dấu “” , đúng 5 câu trắc nghiệm

 
Mức 3 

Câu 1, điền 5 dấu “” , đúng 5 câu trắc nghiệm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *