Giáo án WORD Hóa học 6 Cánh Diều

Giáo án Word Hóa học 6 Cánh diều theo công văn mới. Giáo án được Tài Liệu KHTN biên soạn chi tiết và cẩn thận cùng nhiều bộ tài liệu dạng khác được liên tục cập nhật.

MỘT SỐ TÀI LIỆU QUAN TÂM KHÁC

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án Hóa học 6 Cánh Diều Word
Giáo án Hóa học 6 Cánh Diều Word
Giáo án Hóa học 6 Cánh Diều Word
Giáo án Hóa học 6 Cánh Diều Word
Giáo án Hóa học 6 Cánh Diều Word

XEM VIDEO VỀ MẪU WORD GIÁO ÁN HÓA HỌC 6 SÁCH CÁNH DIỀU

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

CHỦ ĐỀ 3: OXYGEN VÀ KHÔNG KHÍ

Thời lượng: 3 tiết

  • MỤC TIÊU DẠY HỌC 
NĂNG LỰC, PHẨM CHẤT YÊU CẦU CẦN ĐẠT (STT) của YCCĐ và dạng mã hóa của YCCĐ
(STT) Dạng mã hóa
NĂNG LỰC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Nhận thức khoa học tự nhiên Nêu được một số tính chất của oxygen (trạng thái, màu sắc, tính tan…)  (1) 1.[KHTN.1.1]
Nêu được tầm quan trọng của oxygen đối với sự sống, sự cháy và quá trình đốt cháy nhiên liệu (2) 2.[KHTN.1.2]
Nêu được thành phần của không khí (oxygen, nitrongen, khí hiếm, hơi nước…) (3) 3.[KHTN.1.1]
Trình bày được vai trò của không khí đối với thế giới tự nhiên (4) 4.[KHTN.1.2]
Trình bày được sự ô nhiễm không khí: các chất gây ô nhiễm, nguồn gây ô nhiễm, biểu hiện của không khí gây ô nhiễm. (5) 5.[KHTN.1.3]
Tìm hiểu tự nhiên Tiến hành được thí nghiệm đơn giản để xác định thành phần phần trăm thể tích của oxygen trong không khí (6) 6.[KHTN.2.4]
Vận dụng kiến thức,
kĩ năng đã học
Nêu được một số biện pháp bảo vệ môi trường không khí  (7) 7.[KHTN.3.1]
PHẨM CHẤT
Tự chủ, tự học Chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ được giao và hỗ trợ bạn học trong hoạt động nhóm. (8) 8.[TC.1.1.]
Trung thực Báo cáo đúng kết quả thí nghiệm xác định thành phần phần trăm thể tích oxygen trong không khí (9) 9.[TT.1.]
PHẨM CHẤT CHỦ YẾU
Trung thực Báo cáo đúng tình hình ô nhiễm thực tiễn tại thành phố mà mình đang sinh sống (10) 10.[TT.1]
  • THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Hoạt động học Giáo viên Học sinh
Hoạt động 1: Tính chất vật lý của oxi – Máy tính, máy chiếu, mạng internet. Bình đựng khí oxi Tìm hiểu về khí oxygen
Hoạt động 2: Tầm quan trọng của oxi – Máy tính, máy chiếu, mạng internet.
Hoạt động 3: Thành phần của không khí. – Dụng cụ: đèn cồn, ống hình trụ, muôi sắt, nút cao su.

-Hóa chất: P đỏ, nước.

Hoạt động 4: Vai trò của không khí đối với tự nhiên. – Máy tính, máy chiếu, mạng internet. Tranh ảnh, tư liệu
Hoạt động 5: Ô nhiễm không khí và biện pháp bảo vệ không khí  Phiểu học tập Giấy nháp, bút dạ
Hoạt động 6: Vận dụng Câu hỏi
  • TIẾN TRÌNH DẠY HỌC


  • TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
Hoạt động học Mục tiêu Nội dung dạy học trọng tâm PP, KTDH chủ đạo Phương án đánh giá
Phương pháp Công cụ
Hoạt động 1: Tính chất vật lý của oxi 

(15 phút)

1.KHTN.1.1 – Tính chất vật lý của oxi PP: Trực quan, đàm thoại – gợi mở

KT: Khăn trải bàn – Động não – Công não

Tranh ảnh Câu trả lời của học sinh 

Thang dạng đồ thị và thang số

Hoạt động 2: Tầm quan trọng của oxi

(30 phút)

3.KHTN1.1.

1.KHTN1.1.

2.KHTN1.2

-Thành phần Oxygen và một số khí trong không khí.

-Một số tính chất của oxygen đối với sự sống và sự cháy

– Vai trò của oxygen đối với sự sống, sự cháy

PP: Trực quan, đàm thoại – gợi mở 

KT: Khăn trải bàn – Động não – Công não hình thức làm việc nhóm

Hỏi đáp

Viết 

Câu hỏi 

Bài tập

Rubric

Hoạt động 3: Thành phần của không khí   (30 phút) 6.KHTN.2.4

9.TT1.

– Phần trăm thể tích thể tích oxygen được xác định thí nghiệm đơn giản 

– Bài tập vận dụng

PP: Nêu và giải quyết vấn đề, sử dụng thí nghiệm.

KT: Động não – công não 

Quan sát, viết 

 

Câu hỏi 

Rubric

Hoạt động 4: Vai trò của không khí đối với tự nhiên. (15 phút) 4.KHTN.1.2

8.TC.1.1.

Vai trò của không khí đối với tự nhiên. PP: Hợp tác

KT: Khăn trải bàn – 

Câu hỏi 

Rubric

Hoạt động 5: Ô nhiễm không khí và biện pháp bảo vệ không khí (25 phút) 4.KHTN1.2.

5.KHTN1.3

7.KHTN3.1

-Vai trò của không khí đối với tự nhiên.

-Ô nhiễm không khí và một số biện pháp bảo vệ môi trường không khí

PP: Dạy học dự án.

– Dạy học khám phá

– Kĩ thuật; mảnh ghép

Dạy học 

Viết 

Thang đo 

Câu hỏi, thang đo

Rubric

Hoạt động 6. Vận dụng

(20 phút)

8.TC.1.1. Bài tập củng cố Viết Bài tập thực tiễn

Rubric

  • HOẠT ĐỘNG HỌC

HOẠT ĐỘNG 1: Tính chất vật lý của oxi (15 phút)

  • Mục tiêu hoạt động

1.KHTN.1.1

  1. Tổ chức hoạt động

PP: Trực quan,  KT: Khăn trải bàn – Động não – Công não 

  • Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1: Tính chất vật lý của oxi

GV sử dụng PP trực quan, công não – động não hình thức làm việc nhóm

+ GV cho HS quan sát lọ đựng khí oxi và thông tin, thí nghiệm trên internet 

Hoàn thành phiếu học tập (KTDH: khăn trải bàn)
Phiếu học tập số 2
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 (BẢNG HỎI)
Câu hỏi Trả lời
Câu 1: Cho biết trạng thái, màu sắc, mùi của khí oxi?
Câu 2:   Khả năng tan trong nước?
Câu 3: Nhiệt độ hóa lỏng?
  • Thực hiện nhiệm vụ học tập 

– Các nhóm hoàn thành phiếu.

– Đại diện các nhóm báo cáo kết quả, nhóm khác bổ sung.

–  GV đến quan sát phát hiện các khó khăn và có biện pháp hỗ trợ.

  • Báo cáo kết quả và thảo luận: 

– Các nhóm nhận xét và đánh giá của kết quả nhóm khác.

– GV nhận xét kết quả của các nhóm.

– Đối với HS giỏi, GV có thể bổ sung kiến thức về tính chất hoá học của oxygen: cho tàn đóm vào lọ chứa đầy khí oxygen, tàn đóm bùng lên (thí nghiệm chứng minh sự có mặt của khí oxygen và vai trò của oxygen với sự cháy)

  1. Sản phẩm học tập 
  • Kết quả của PHT 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 (BẢNG HỎI)
Câu hỏi Trả lời
+ Cho biết trạng thái, màu sắc, mùi của khí oxi?

+  Khả năng tan trong nước?

+  Nhiệt độ hóa lỏng?

+ Chất khí không màu, không mùi, nặng hơn không khí.

+ Ít tan trong nước.

+ Hóa lỏng ở -183οC, oxi lỏng có màu xanh nhạt.

Kết luận 2: Khí oxygen là:

+ Chất khí không màu, không mùi, nặng hơn không khí.

+ Ít tan trong nước.

+ Hóa lỏng ở -183οC, oxi lỏng có màu xanh nhạt.

  1. Phương án đánh giá 

– Câu hỏi trong phiếu học tập, thang đo.

Thang đo về hoạt động nhóm.

Nội dung quan sát Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Phân vân Không đồng ý Hoàn toàn không đồng ý
Thảo luận sôi nổi
Các HS trong nhóm đều tham gia hoạt động
Kết quả sản phẩm tốt

Hoạt động 2: Tầm quan trọng của oxi (30 phút)

  • Mục tiêu hoạt động

1.KHTN.1.1                    3.KHTN1.1.                   2.KHTN1.2

  1. Tổ chức hoạt động

PP: Trực quan, đàm thoại – gợi mở         KT: Khăn trải bàn – Động não – Công não

Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV đặt vấn đề: Người thợ lặn đeo bình có chứa khí gì khi lặn xuống biển? Con người và động vật cần những gì để sống?

GV cho HS quan sát  các hình sau  và trả lời các câu hỏi sau

– Giao nhiệm vụ cho học sinh sưu tầm các hình ảnh trong thực tế để thấy oxygen có ở khắp nơi: trong đất, trong nước, trong không khí, minh chứng về vai trò của không khí với sự sống (động vật, thực vật, con người, đốt cháy…)

Yêu cầu HS hoạt động nhóm đưa hình ảnh sưu tầm của mình về sự đốt nhiên liệu, sự cháy, sự hô hấp và trả lời câu hỏi: Trình bày  sự hiểu biết của em về vai trò của khí oxi?

– Đại diện của từng nhóm đưa hình ảnh minh họa sưu tầm được: 

  • Thực hiện nhiệm vụ học tập 

–  HS hợp tác với nhau thực hiện nhiệm vụ học tập

–  GV đến quan sát phát hiện các khó khăn và có biện pháp hỗ trợ.

  • Báo cáo kết quả và thảo luận: 

– Các nhóm nhận xét và đánh giá của kết quả nhóm khác.

– GV nhận xét kết quả của các nhóm.

Hình ảnh vai trò của khí oxi
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 (BẢNG HỎI)
Câu hỏi Trả lời
  1. Người thợ lặn đeo bình có chứa khí gì khi lặn xuống biển?
  1. Em hãy tìm hiểu và cho biết những bệnh nhân nào phải sử dụng bình khí oxygen để thở. 
  1. Tại sao trong nước thực vật và động vật như cá, tôm… sống được trong nước? Hỉện tượng thực tế nào chứng tỏ oxygen ít tan trong nước?
  1. Hiện tượng nào chứng tỏ oxygen có trong đất?
  • Thực hiện nhiệm vụ học tập 

–  HS hợp tác với nhau thực hiện nhiệm vụ học tập

–  GV đến quan sát phát hiện các khó khăn và có biện pháp hỗ trợ.

  • Báo cáo kết quả và thảo luận: 

– Các nhóm nhận xét và đánh giá của kết quả nhóm khác.

– GV nhận xét kết quả của các nhóm.

– GV và HS đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập .

– GV đánh giá sự chuẩn bị của nhóm Học sinh.

– GV cho học sinh đọc phần tìm hiểu thêm cách dấp tắt các đám cháy theo hướng dẫn sgk.

  •  Dự kiến sản phẩm của học sinh
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 (BẢNG HỎI)
Câu hỏi Trả lời
  1. Người thợ lặn đeo bình có chứa khí gì khi lặn xuống biển?
Khí oxi

Để cung cấp oxygen cho thợ lặn hô hấp trong môi trường thiếu không khí

  1. Em hãy tìm hiểu và cho biết những bệnh nhân nào phải sử dụng bình khí oxygen để thở. 
Khí oxygen trong bình khí sẽ có tác dụng hỗ trợ cho những bệnh nhân mắc các triệu chứng như suy hô hấp, ngạt thở, bệnh tim, chứng rối loạn thở. Ngoài ra, trong y tế, các bác sĩ sẽ cho bệnh nhân thở oxygen khi ngộ độc carbon monoxide, đặc biệt khi cần gây mê bệnh nhân để thực hiện phẫu thuật.
  1. Tại sao trong nước thực vật và động vật như cá, tôm… sống được trong nước? Hỉện tượng thực tế nào chứng tỏ oxygen ít tan trong nước?
Khí oxygen có tan trong nước nên các sinh vật trong nước mới sống được.

– Sục khí oxi vô bể cá…

  1. Hiện tượng nào chứng tỏ oxygen có trong đất?
nhiều loài giun, để hô hấp được trong đất xốp.
  1. Sản phẩm học tập 

– Kết quả phiếu học tập

– Câu trả lời của HS.

Oxygen là thành phần quan trọng nhất đối với hoạt động hô hấp của con người, động vật và thực vật. Oxygen có ở mọi nơi: trong không khí, trong nước và trong đất. Nhờ có oxygen mà sự sống của các sinh vật trên Trái Đất mới có thể được duy trì.

– Tranh ảnh, video clip sưu tầm.

  • Phương án đánh giá 

– Câu hỏi trong phiếu học tập, thang đo.

Thang đo về hoạt động nhóm.

Nội dung quan sát Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Phân vân Không đồng ý Hoàn toàn không đồng ý
Thảo luận sôi nổi
Các HS trong nhóm đều tham gia hoạt động
Kết quả sản phẩm tốt

Hoạt động 3: Thành phần của không khí   (30 phút)

  • Mục tiêu hoạt động

6.KHTN.2.4           9.TT1.

  1. Tổ chức hoạt động

PP: bàn tay nặn bột có sử dụng thí nghiệm, KT: Động não – công não 

b . Chuyển giao nhiệm vụ 1: Thí nghiệm xác định thành phần phần trăm về thể tích của oxygen trong không khí

  • Chuẩn bị: 

+  GV chia lớp thành 2 nhóm

 + HS: nhóm 1: Chứng minh không khí có nước

            Nhóm 2: Xác định thành phần thể tích oxygen trong không khí

STT Dụng cụ – Hóa chất Số lượng
1 Nước 
2 Chậu dung dịch nước vôi trong 1
3 Cây nến gắn vào đế nhựa 1
4 Cốc thủy tinh có vạch chia độ 1
  • Chuyển giao nhiệm vụ học tập 

GV sử dụng PP Bàn tay nặn bột có sử dụng thí nghiệm, kĩ thuật động não – công não, hình thức làm việc nhóm.

– Chuẩn bị thí nghiệm như hình 7.2a.

– Đánh dấu mực chất lỏng trong cốc thủy tinh.

– Đốt cháy nến (hình 7.2b).

– Khi nến tắt, đánh dấu lại mực chất lỏng trong cốc thủy tinh (hình 7.2c).

Hình 7.2. Thí nghiệm xác định thành phần phần trăm về thể tích của oxygen trong không k

Quan sát quá trình nến cháy cho đến khi nết tắt và nhận xét sự thay đổi mực chất lỏng trong cốc thủy tinh. Ước lượng thành phần phần trăm thể tích của oxygen trong không khí và hoàn thành phiếu học tập theo nhóm.

Lưu ý: Dung dịch kiềm loãng có vai trò hòa tan khí carbon dioxide sinh ra khi nến cháy.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Câu hỏi Câu trả lời
Câu 1: Nếu úp ống thủy tinh vào ngọn nến có tiếp tục cháy không? Giải thích?
Câu 2: Mực nước trong cốc thủy tinh thay đổi như thế nào?
Câu 3: Trong thí nghiệm trên cây nến  cháy là do trong không khí có chất gì? 
Câu 4: Sau khi ngọn nến tắt mực nước trong ống thay đổi như thế nào? Giải thích?
Câu 5: Từ kết quả thí nghiệm, xác định phần trăm thể tích của oxigen trong không khí. So sánh với kết quả đồ thị 7.3
Câu 6:Ngoài khí oxi trong không khí còn có khí nào khác? Chiếm khoảng bao nhiêu phần thể tích không khí?
  • Thực hiện nhiệm vụ học tập 

– HS hợp tác với nhau thực hiện nhiệm vụ học tập (làm thí nghiệm và hoàn thành PHT

– GV đến quan sát các nhóm, ghi nhận lại các hỗn hợp, phát hiện các khó khăn và có biện pháp hỗ trợ.

  • Báo cáo kết quả và thảo luận: 

Mỗi nhóm cử 1 HS đại diện lên trình bày kết quả và 1 HS ghi vào bảng tổng hợp lớn 

Dự kiến kết quả thảo luận của HS

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Câu hỏi Câu trả lời
Câu 1: Nếu úp ống thủy tinh vào ngọn nến có tiếp tục cháy không? Giải thích? Sau khi úp ống thuỷ tinh vào, ngọn nến tiếp tục cháy, sau đó ngọn nến tắt do oxygen trong ống thuỷ tinh đã bị đốt cháy hết.
Câu 2: Mực nước trong cốc thủy tinh thay đổi như thế nào? Lượng nước trong cốc thủy tinh dâng lên.
Câu 3: Trong thí nghiệm trên cây nến  cháy là do trong không khí có chất gì?  Khí oxygen.
Câu 4: Sau khi ngọn nến tắt mực nước trong ống thay đổi như thế nào? Giải thích? Mực nước trong ống dâng lên. Ngọn nến cháy tiêu thụ hết oxygen trong ống làm áp suất trong ống giảm so với bên ngoài, nước dâng lên để cân bằng áp suất.
Câu 5: Từ kết quả thí nghiệm, xác định phần trăm thể tích của oxigen trong không khí. So sánh với kết quả đồ thị 7.3 – Oxygen chiếm khoảng 1/5 thể tích cốc thuỷ tinh (thể tích không khí). Kết quả này gần đúng với kết quả trong biểu đồ 7.3. 
Câu 6:Ngoài khí oxi trong không khí còn có khí nào khác? Chiếm khoảng bao nhiêu phần thể tích không khí? Câu 5: Khí ni tơ, hơi nước, bụi, khói, khí hiếm (chiếm khoảng 4/5).

a . Chuyển giao nhiệm vụ 2: Thành phần của không khí

GV biểu diễn thí nghiệm hoặc cho HS xem video thí nghiệm xác định thành phần không khí để rút ra kết luận. HS thảo luận nội dung trong bài đọc hiểu.

GV cho HS quan sát biểu đồ, từ đó nêu tên những chất có trong không khí.

Hình 7.3. Thành phần phần trăm thể tích không khí

– GV đặt câu hỏi: Hiện tượng nào trong thực tiễn chứng tỏ không khí có chứa hơi nước?

  • Thực hiện nhiệm vụ học tập 

– HS quan sát hình 7.3 làm việc các nhân

– GV cho HS trả lời, học sinh khác nhận xét

  • Báo cáo kết quả và thảo luận: 

– HS đại diện trả lời

 GV nên nêu rõ đây là thành phần phần trăm thể tích của không khí ở điều kiện bình thường. Càng lên cao, không khí càng loãng và hàm lượng mỗi khí cũng thay đổi. Nếu không khí bị ô nhiễm thì trong thành phần không khí sẽ thay đổi và trong không khí có thể chứa thêm nhiều khí độc khác (ví dụ khí carbon monoxide, nitrogen oxide,…).

Qua hoạt động 1 và 2, GV hướng dẫn HS rút ra kết luận .

Kết luận 4:

Không khí là hỗn hợp khí có thành phần xác định với tỉ lệ gần đúng về thể tích: 21% oxygen, 78% nitrogen, còn lại là carbon dioxide, hơi nước và một số chất khí khác.

  1. Sản phẩm học tập 
  • Kết quả của thí nghiệm và kết luận
  1. Phương án đánh giá 

– Câu hỏi trong phiếu học tập, thang đo.

Thang đo về hoạt động nhóm.

Thang đo 
Tiêu chí:  Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
Mức 1

HS hiểu rõ các bước tiến hành hai thí nghiệm, tự rút ra kết luận.

Mức 2 

HS hiểu được các bước tiến hành hai thí nghiệm dưới sự hướng dẫn của GV, tự rút ra kết luận

 
Mức 2 

HS quan sát thí nghiệm và rút ra kết luận dưới sự hướng dẫn của GV

Kết luận 1: Thành phần của không khí gồm:khí oxygen (chiếm khoảng  1/5); khí nitơ  và các khí khác như cacbon đioxxit, khí hiếm, hơi nước… (chiếm khoảng 4/5).

Hoạt động 4: Vai trò của không khí đối với tự nhiên. (15 phút)

  • Mục tiêu hoạt động

6.KHTN.2.4           9.TT1.

  1. Tổ chức hoạt động

PP: bàn tay nặn bột có sử dụng thí nghiệm, KT: Động não – công não 

  • Chuyển giao nhiệm vụ 

GV cho HS thảo luận về những vai trò của không khí. GV  hướng dẫn HS tự tìm tài liệu trước ở nhà, làm bài thuyết trình về vai trò của từng chất khí trong không khí.

GV có thể cho HS tìm hiểu về vai trò của từng loại khí có trong thành phần không khí: oxygen, nitrogen, carbon dioxide, hơi nước.

  1. Oxygen cần cho sự hô hấp
  1. Carbon dioxide cần cho sự quang hợp
  1. Nitơ cung cấp một phần dưỡng chất cho sinh vật
d) Hơi nước gop phẩn ỏn đĩnh nhiệt độ cửa Trải Đất vả lả nguồn gốc sinh ra mây, mưa

GV có thể giải thích thêm cho HS: Hơi nước chiếm lượng nhỏ trong không khí nhưng là nguồn gốc hình thành các hiện tượng tự nhiên như mây, mưa, giúp điều hòa khí hậu.

  • Báo cáo kết quả và thảo luận: 

Mỗi nhóm cử 1 HS đại diện lên trình bày kết quả 

GV nhận xét kết quả thảo luận làm việc của các nhóm và chót bài.

GV giới thiệu cho học sinh chu trình của oxy trong tự nhiên

  1. Sản phẩm học tập 

Câu 1: mỗi khí nitrogen, carbon dioxide, hơi nước đều có vai trò rất quan trọng và không thể thiếu đối với sự sống trên Trái Đất.

Câu 2:Vai trò của không khí đối với sự sống:

– Không khí giúp điều hòa khí hậu; bảo vệ Trái Đất: khi các thiên thạch rơi từ vũ trụ do cọ xát với không khí, các thiên thạch bốc cháy hoặc bay hơi gần hết.

– Nitrogen trong không khí khi trời mưa dông có sấm sét chuyển hóa thành chất có chứa nitrogen cần thiết cho cây trồng (dạng phân bón tự nhiên).

– Oxygen cần cho sự hô hấp, sự cháy.

– Carbon dioxide là nguyên liệu cho quá trình quang hợp của cây.

– Hơi nước: hình thành các hiện tượng tự nhiên (như mây, mưa…)

Kết luận 5: Không khí có vai trò quan trong đối với sự sống
  • Phương án đánh giá 
Thang đo 
Tiêu chí:  Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
Mức 1 – HS trình bày đầy đủ vai trò của không khí.
Mức 2 – HS trả lời được câu hỏi với sự gợi ý của GV.  

Hoạt động 5: Ô nhiễm không khí và biện pháp bảo vệ không khí (25 phút)

  1. Mục tiêu hoạt động

4.KHTN1.2                        5.KHTN1.3                             7.KHTN3.1

  • Tổ chức hoạt động
  • Chuẩn bị: 

– Máy tính, máy chiếu, mạng internet.

Tranh ảnh, tư liệu

Phiếu học tập số 4

  • Chuyển giao nhiệm vụ học tập 

GV sử dụng PP Dạy học dự án. Kĩ thuật: mảnh ghép

a . Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1: Tìm hiểu ô nhiễm không khí.

Ô nhiễm không khí là vấn đề có tính thời sự

GV có thể chuẩn bị một video ngắn (khoảng 2-3 phút) nói về tình trạng không khí bị ô nhiễm ở các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và một số vùng nông thôn và một số hình ảnh ô nhiễm không khí 

– HS thảo luận nhóm các nội dung sau:

 Nguyên nhân gây ô nhiễm bầu không khí: Quan sát hình 7.6, cho biết nguồn gây ô nhiễm không khí nào là do tự nhiên và nguồn nào là do con người gây ra. 

Nhóm 1: Nguyên nhân từ tự nhiên 

Nhóm 2: Nguyên nhân từ con người 

 Tác hại của ô nhiễm không khí.

Nhóm 3: Tác hại của ô nhiễm không khí đến sức khỏe con người 

Nhóm 4: Tác hại của của mưa acid

HS tự đọc sách và tìm hiểu những cách làm để giảm ô nhiễm không khí. Thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 
Câu hỏi Trả lời
1) Em đã bao giờ ở trong khu vực không khí bị ô nhiễm chưa?
2)  Không khí ở trong khu vực bị ô nhiễm có đặc điểm gì? 
3) Em hãy tìm hiểu và cho biết những tác hại do không khí bị ô nhiễm gây ra.
  1. Em hãy liệt kê các nguồn gây ô nhiễm không khí.
  1. Em hãy tìm hiểu và cho biết những chất nào gây ô nhiễm không khí.
  1. Quan sát các hình sau, em hãy điền thông tin theo mẫu ở bảng.
Hình1. Cháy rừng Hình 2. Núi lửa Hình 3. rác thải
Hình 4. Khói từ oto Hình 5. Đốt rác, lá cây Hình 6. Khói từ nhà máy
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5  
Nguồn gây ô nhiễm không khí Con người hay tự nhiên gây ra ô nhiễm Chất chủ yếu gây ô nhiễm không khí
Cháy rừng
Núi lửa
Rác thải, Đốt rác
Khói từ phương tiện giao thông chạy xăng, dầu
Khói từ nhà máy
  • Thực hiện nhiệm vụ học tập 

– HS hợp tác với nhau thực hiện nhiệm vụ học tập 

– GV đến quan sát các nhóm

  • Báo cáo kết quả và thảo luận: 

Mỗi nhóm cử HS đại diện lên trình bày kết quả 

Nhóm khác nhận xét, bổ sung

Kết quả dự kiến của HS như sau:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5 
Câu hỏi Trả lời
1) Em đã bao giờ ở trong khu vực không khí bị ô nhiễm chưa? – Có
2)  Không khí ở trong khu vực bị ô nhiễm có đặc điểm gì?  – Có mùi khó chịu;

– Bụi mờ, tầm nhìn bị giảm;

– Cay mắt, khó thở, gây ho;

– Da bị kích ứng;

3) Em hãy tìm hiểu và cho biết những tác hại do không khí bị ô nhiễm gây ra. – Ảnh hưởng đến an toàn giao thông, tầm nhìn bị cản trở;

– Gây biến đổi khí hậu;

– Gây bệnh cho con người, động vật và thực vật;

– Làm hỏng cảnh quan tự nhiên hoặc các công trình xây dựng.

  1. Em hãy liệt kê các nguồn gây ô nhiễm không khí.
– Đun nấu hằng ngày, đốt rác,…

– Tham gia giao thông bằng các phương tiện chạy xăng dầu: ô tô, xe máy,…

– Hoạt động sản xuất công nghiệp;

– Chăn nuôi;

– Xây dựng.

  1. Em hãy tìm hiểu và cho biết những chất nào gây ô nhiễm không khí.
– Tro bay, khói bụi, khí thải như carbon monoxide (CO), carbon dioxide (CO2) (khí gây hiệu ứng nhà kính), sulfur dioxide (SO2) và các nitrogen oxide (NOX) (các khí gây ra mưa acid, sương mù quang hoá, suy giảm tầng ozone),..
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 6 
Nguồn gây ô nhiễm không khí Con người hay tự nhiên gây ra ô nhiễm Chất chủ yếu gây ô nhiễm không khí
Cháy rừng Con người/Tự nhiên Tro, khói, bụi,…
Núi lửa Tự nhiên Khí, khói, bụi,…
Rác thải, Đốt rác Con người Tro, khói, bụi. Khí CO, CO2
Khói từ phương tiện giao thông chạy xăng, dầu Con người Khí CO, CO2
Khói từ nhà máy Con người Khí CO, CO2, SO2

b . Chuyển giao nhiệm vụ học tập 2: Biện pháp bảo vệ môi trường không khí.

  • Chuẩn bị: GV chia lớp thành 4 nhóm; HS chuẩn bị nội dung thuyết trình ở nhà
  • Chuyển giao nhiệm vụ học tập 

GV nhấn mạnh việc bảo vệ bầu không khí trong lành là nhiệm vụ chung của mỗi cá nhân và mỗi cộng đồng. 

Những việc làm để bảo vệ bầu không khí là việc mỗi HS đều có thể làm. 

GV sử dụng phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề thông qua hoạt động nhóm, hướng dẫn HS tìm hiểu một số biện pháp bảo vệ môi trường không khí.

* Trong những biện pháp bảo vệ môi trường không  khí ở hình 7.7 địa phương em đã thực hiện những biện pháp nào? Cho ví dụ minh họa.

Hình 7.7. Một số biện pháp chính bảo vệ môi trường không khí

Có thể giảm thiểu tình trạng ô nhiễm không khí được không? Em có thể làm gì để góp phần làm giảm ô nhiễm không khí?

  • Thực hiện nhiệm vụ học tập 

– HS  thực hiện cá nhânk

– GV gọi học sinh trả lời, học sinh khác nhận xét, bổ sung

  • Báo cáo kết quả và thảo luận: 

Mỗi nhóm cử HS đại diện lên trình bày kết quả 

Nhóm khác nhận xét, bổ sung

.Oxygen là khí không màu, không mùi, không vị và ít tan trong nước.

.Oxygen duy trì sự sống và sự cháy.

.Thành phần của không khí bao gồm: oxygen, nitơ, carbon dioxide, hơi nước, khí hiếm,…

Trong đó, oxygen chiếm khoảng 1/5 thể tích không khí.

.Không khí có vai trò quan trọng đối với tự nhiên.

.Ô nhiễm không khí ảnh hưởng xấu tới môi trường tự nhiên và đời sống sinh vật.

.Cần thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường không khí.

  • Sản phẩm học tập 

– Kết quả phiếu học tập

  • Phương án đánh giá 
Thang đo 
Tiêu chí:  Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
Mức 1 – HS nêu được sự ô nhiễm không khí, trình bày được các biện pháp làm giảm ô nhiễm không khí.
Mức 2 – HS nêu được sự ô nhiễm không khí và các biện pháp làm giảm ô nhiễm không khí dưới sự hướng dẫn của GV.  

Hoạt động 6. Vận dụng (20 phút)

  •  Mục tiêu hoạt động

– Hệ thống kiến thức – luyện tập

  • Tổ chức hoạt động
  • Chuẩn bị: 

– Gv giao nhiệm vụ cho các nhóm từ tiết học trước : chuẩn bị bài tập, phiếu học tập

– GV chia lớp thành 4  nhóm, mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng và thư kí

Mỗi nhóm HS có 1 bộ tờ giấy A0 và bài thuyết trình và  phiếu học tập 

  • Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Câu 1 . Trong các câu sau, từ (cụm từ) in nghiêng nào chỉ vật thể hoặc chỉ chất? Chỉ ra vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật sổng và vật không sống.

  1. Trong không khí oxygen chiếm khoảng 1/5 về thể tích.
  2. Hạt thóc, củ khoaiquả chuối đều có chứa tinh bột.
  3.  Khi ăn một quả cam, cơ thể chúng ta được bổ sung nước, chất xơ, vitamin Cđường glucose.

Câu 2. Một bạn học sinh đang nghiên cứu tính chất của một mẫu chất. Mẫu chất đó có thể tích xác định nhưng không có hình dạng xác định. Theo em, mẫu chất đó đang ở thể nào?

Câu 3. Người ta bơm khí vào săm, lốp (vỏ) xe ô tô, xe máy, xe đạp để giảm xóc khi di chuyển, chống mòn lốp, chống hỏng vành và giảm ma sát. Nếu thay chất khí bằng chất lỏng hoặc chất rắn có được không? Vì sao?

Câu4. Những câu nào sau đây mô tả tính chất vật lí, tinh chất hoá học?

  1. Nước sôi ở 100 °C.
  2. Xăng cháy trong động cơ xe máy.
  3. Lưu huỳnh là chất rắn, có màu vàng.
  4. Con dao sắt bị gỉ sau một thời gian tiếp xúc với oxygen và hơi nước trong không khí.
  5. Ở nhiệt độ phòng, nitơ là chất khí không màu, không mùi, không vị.

Câu 5. Em hãy đề xuất một thí nghiệm đơn giản để phân biệt bình chứa khí oxygen với bình chứa khí nitơ.

Câu 6. Giải thích vì sao em không được dùng nước để dập đám cháy gây ra

  1. a) do xăng, dầu.
  2. b) do điện.

Câu 7. Hoả hoạn (cháy) thường gây tác hại nghiêm trọng tới tính mạng và tài sản của con người. Theo em, phải có những biện pháp nào để phòng cháy trong gia đình?

Câu 8. Nêu một số hoạt động của con người gây ô nhiễm không khí.

  1. Sản phẩm học tập 
  2. Phương án đánh giá 
RUBRIC
Tiêu chí Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
Mức độ tham gia hoạt động nhóm

– Mức 1: Tham dự nhưng không tập trung

– Mức 2: Có tham gia, làm bài tập theo đúng các tiêu chí mà giáo viên yêu cầu.

– Mức 3: Nhiệt tình, sôi nổi, tích cực,  làm nhanh trật tự theo đúng các tiêu chí mà giáo viên yêu cầu.

Kết quả phiếu học tập

– Mức 1: Học sinh hoàn thành phiếu học tập nhưng chưa biết đúng hay sai

– Mức 2: Học sinh hoàn thành đúng phiếu học tập

– Mức 3: Học sinh hoàn thành đúng phiếu học tập .Giải thích đúng 

Báo cáo rõ ràng ,chính xác

– Mức 1: Lắng nghe

– Mức 2: Có lắng nghe, phản hồi

– Mức 3:Lắng nghe ý kiến các thành viên khác, phản hồi và tiếp thu ý kiến hiệu quả

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *