HOẠT ĐỘNG 5: Tìm hiểu về nhiệt độ và thang nhiệt độ
- Mục tiêu hoạt động
- KHTN.1.2 5.KHTN.1.2 6.KHTN.1.6 10.TC.1.1 11.GQ.1
- Tổ chức hoạt động
– Dạy học hợp tác;
– Dạy học nêu và giải quyết vấn đề thông qua câu hỏi trong SGK;
– Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật động não, kĩ thuật khăn trải bàn.
- Chuẩn bị:
– GV chia lớp thành 4 nhóm
– Phiếu học tập, Hình ảnh minh hoạ.
Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1: Tìm hiểu về nhiệt độ và nhiệt kế
– GV chia lớp thành các nhóm theo bàn ngồi, hướng dẫn HS thảo luận các nội dung 1,2,3 trong SGK.
– GV đăt vấn đề tình huống thực tế:
TH1: Mẹ bạn Vinh sờ lên trán bán Vinh thấy hơi nóng. Có lẻ bạn Vinh bị sốt. Bạn Hùng sờ chán em Vinh thấy bình thường. Vậy để biết chính xác em Vinh có bị sốt hay không ta fai làm gì?
TH2: HS trải nghiệm thực tế, nhúng bàn tay trái vào bình nước ấm, bàn tay phải vào bình nước lạnh, rồi cùng nhúng hai tay vào bình nước nguội.
→Từ đó HS sẽ thấy cảm nhận sự nóng, lạnh bằng cảm giác chỉ mang tính tương đối. – Giáo viên hướng dẫn học sinh tiến hành cảm nhận nhiệt độ của các cốc nước → Để biết chính xác nhiệt độ của vật thì cần sử dụng nhiệt kế. |
– Thông qua việc tìm hiểu thông tin từ SGK để HS nhận biết được đơn vị và thang nhiệt độ.
– GV tổ chức để HS:
+ Tìm hiểu thông tin trong SGK về đơn vị đo nhiệt độ, thang nhiệt độ.
+Trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 SGK của mục này.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ1 (Bảng hỏi) | |||||
Câu hỏi | Trả lời | ||||
1. Nêu một tình huống cho thấy sự cần thiết của việc ước lượng nhiệt độ trong đời sống. | |||||
2. Nhìn hơi nước bốc lên từ cốc nước, em có thể ước lượng nhiệt độ của nước trong cốc được không? Việc ước lượng này có ích lợi gì? | |||||
|
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập 2: Nhận biết dụng cụ đo nhiệt độ.
– GV tổ chức để HS:
+ Theo dõi thí nghiệm Hình 8.4 SGK về sự nở vì nhiệt của chất lỏng cho thấy chất lỏng nở ra khi nóng lên.
GV chốt lại cho HS biết được hiện tượng nở vì nhiệt của chất lỏng được dùng làm cơ sở để chế tạo các dụng cụ đo nhiệt độ.
+ Tìm hiểu các nhiệt kế trong Hình 8.5.
Phiếu học tập 6 |
Nhiệm vụ: Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống: |
– Dụng cụ được sử dụng để đo nhhiệt độ là ………………………………………………………………..
– Nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện tượng ………………………………………………………………….. – GHĐ và ĐCNN của nhiệt kế: + Nhiệt kế ………………………………………………………………………….. + Nhiệt kế ………………………………………………………………………….. + Nhiệt kế ………………………………………………………………………….. |
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập 3: Tìm hiểu cách sử dụng nhiệt kế.
– Làm thế nào để xác định chính xác một người đang sốt có nhiệt độ cao hơn người bình thường? Để làm được điều này ta cần có dụng cụ gì?
– HS xem clip: Dấu hiệu nhiễm virus Corona: Hokhan, sốt, tức ngực….Và cách phòng tránh (5K). Người bị nhiễm virus corona có khả năng sẽ bị sốt và cần được kiểm tra nhiệt độ cơ thể.
-HS xem clip Cách dùng nhiệt kế y tế để đo nhiệt độ cơ thể.
-HS dùng nhiệt kế đo nhiệt độ cơ thể của bạn, ghi kết quả vào bảng nhóm.
– Thông báo các tiêu chí đánh giá hoạt động 4 đến các nhóm.
+ Thực hành sử dụng hai loại nhiệt kế này để đo nhiệt độ cơ thể làm mẫu để các bạn và cô giáo chỉnh sửa.
– GV luôn nhắc nhở HS cần cẩn thận khi sử dụng nhiệt kế thuỷ ngân, cụ thể khi vẩy nhiệt kế tránh va chạm với các vật khác. Khi đọc kết quả tránh cầm vào bẩu nhiệt kế.
+ Thuỷ ngân là chất độc. Nếu có HS làm vỡ nhiệt kế thuỷ ngân, GV cần thực hiện ngay các thao tác đã trình bày trong phần “Thông tin bổ sung”.
- Thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS hợp tác với nhau thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV đến quan sát phát hiện các khó khăn và có biện pháp hỗ trợ.
- Báo cáo kết quả và thảo luận:
– Báo cáo cảm nhận sau khi thảo luận
Luyện tập:
Câu 1. Hây điển các từ nhiệt độ, nhiệt kế, thang nhiệt độ vào các chỗ trống cho phù hợp:
Để đo (1) , người ta dùng các loại nhiệt kế khác nhau như (2) thuỷ
ngân, (3) rượu, (4) điện tử. Ở Việt Nam, đơn vị đo nhiệt độ sử dụng
(5) Celsius.
Câu 2. Hãy ghép tên loại nhiệt kế (ở cột bên trái) tương ứng với công dụng của nhiệt kế đó (ở cột bên phải).
Loại nhiệt kế | Công dụng |
1. Nhiệt kế tế điện tử. | A. Dùng trong phòng thí nghiệm để đo nhiệt độ. |
2. Nhiệt kế rượu. | B. Dùng đo nhiệt độ mà không cẩn mức chính xác cao. |
3. Nhiệt kế thủy ngân. | C. Được sử dụng trong bệnh viện, hiệu thuốc hoặc tại nhà để đo nhiệt độ cơ thể. |
- Dự kiến sản phẩm học tập HS
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5 (Bảng hỏi) | |
Câu hỏi | Trả lời |
1. Nêu một tình huống cho thấy sự cần thiết của việc ước lượng nhiệt độ trong đời sống. | |
2. Nhìn hơi nước bốc lên từ cốc nước, em có thể ước lượng nhiệt độ của nước trong cốc được không? Việc ước lượng này có ích lợi gì? | |
|
a) 5°C; b) 327°C; c) 36,5°C; d) 0°c. |
Luyện tập:
Câu 1. (1) nhiệt độ; (2) nhiệt kế; (3) nhiệt kế; (4) nhiệt kế; (5) thang nhiệt độ.
Câu 2. 1 – C; 2 – B; 3 – A.
- Sản phẩm học tập :
– Bảng kết quả đo nhiệt độ.
– Kết quả phiếu học tập và thực hành của học sinh
- Phương án đánh giá
Gv quan sát , Thang đo về hoạt động nhóm.
RUBRIC | |||||
Tiêu chí | Nhóm 1 | Nhóm 2 | Nhóm 3 | Nhóm 4 | |
KHTN.1.1 | Mức 1:
-Phát biểu được: Nhiệt độ là số đo độ “nóng”, “lạnh” của vật -Nhận biết được tác dụng của Nhiệt Kế nhưng sai trước 5 phút Mức 2: -Phát biểu được: Nhiệt độ là số đo độ “nóng”, “lạnh” của vật -Nhận biết được tác dụng của Nhiệt kế nhưng sai trong 5 phút Mức 3: -Phát biểu được: Nhiệt độ là số đo độ “nóng”, “lạnh” của vật -Nhận biết được tác dụng của Nhiệt kế nhưng chậm hơn 1 đến 2 phút. |
||||
Kết quả phiếu học tập
– Mức 1: Nêu được tên của dụng cụ đo nhiệt độ. – Mức 2: Học sinh nêu được tên của dụng cụ đo nhiệt độ. Mô tả sơ lược cấu tạo của nhiệt kế. – Mức 3: Học sinh nêu được tên của dụng cụ đo nhiệt độ. Mô tả sơ lược cấu tạo của nhiệt kế. Xác định được GHĐ và ĐCNN của một số nhiệt kế. |
|||||
Kết quả Thao tác thực hành
– Mức 1: Thao tác thực hành còn sai sót – Mức 2: Thao tác thực hành đúng dưới sự hướng dẫn của giáo viên – Mức 3: Thao tác thực hành đúng, vận dụng thực hiện tốt |
Xem thêm các bài viết liên quan của Giáo án khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức trong bài viết này nhé: