Giáo án KHTN 6 KNTT Bài 34: Thực vật

  1. MỤC TIÊU

Sau bài học, HS sẽ:

– Nhận biết được thế giới thực vật đa dạng, phong phú vế loài, kích thước và môi trường sống.

– Phân biệt được hai nhóm: thực vật có mạch và thực vật không có mạch. Nêu được các đại diện thuộc các nhóm/ngành phân loại.

– Trình bày được vai trò quan trọng của thực vật với tự nhiên, con người và động vật.

  1. CHUẨN BỊ

– Ứng dụng được những lợi ích của thực vật vào đời sống.

– Tranh, ảnh các loài thực vật có kích thước khác nhau.

– Tranh, ảnh hoặc mẫu vật các loài đại diện của mỗi ngành thực vật.

– Dụng cụ chiếu tranh, ảnh lên màn ảnh (nếu có).

– Phiếu học tập theo mẫu.

Đặc điểm

Ngành

Kích thước Nơi sống Cơ quan sinh sản Vị trí hạt Đại diện
Rêu
Dương xỉ
Hạt trần
Hạt kín

 

 

HOẠT ĐỘNG 1: Đa dạng thực vật  (20phút)

  1. Mục tiêu hoạt động

1.KHTN.1.3, 6.HT.2.3, 7.TC.2.4, 9.CC.1.2

  1. Tổ chức hoạt động

Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1: Khởi động

  • GV chia 4 tổ thành 4 nhóm lớn.
  • GV đánh giá kết quả làm việc của từng nhóm, nhóm nào kể tên nhiều các loại cây nhất có thể thưởng điểm + hoặc 1 món quà.
  • Khởi động: Gv giới thiệu cho HS biết thông tin: trên thế giới, có khoảng 350.000 loài Thực vật ước tính đang tồn tại. Vào thời điểm năm 2004, khoảng 287.655 loài đã được nhận dạng, trong đó 258.650 loài là thực vật có hoa và 15.000 loài rêu.

GV chiếu hình và đưa ra câu hỏi khởi động bài học, yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:: Quan sát hình trên và kể tên những loài thực vật trong hình mà em biết. Em có nhận xét gì về môi trường sống của chúng.

– Quan sát và kể tên các loài thực vật trong hình, kề thêm các loài thực vật mà em biết (không có trong hình). GV có thể tổ chức cho HS làm việc theo nhóm và thực hiện như một trò chơi thi kể tên các loài thực vật.

– Nhận xét hình dạng, kích thước và môi trường sống của thực vật.

  • Chuyển giao nhiệm vụ học tập 2:

Hướng dẫn HS tìm hiểu về sự đa dạng của thực vật thông qua số liệu, hình ảnh trong SGK.

– Nếu GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm và thực hiện trò chơi kể tên các loài thực vật ở hoạt động khởi động, có thể dựa vào kết quả trò chơi kết hợp với Bảng “Số lượng các loài thực vật ở Việt Nam” và yêu cầu HS nhận xét về số lượng loài của mỗi ngành.

– HS dựa vào Hình 34.1 để nhận xét về kích thước cơ thể các loài trong hình và kích thước các loài thực vật nói chung.

– Chiếu thêm tranh, ảnh các loài thực vật có kích thước khác nhau (rất nhỏ bé, trung bình và rất lớn).

– Gợi ý HS dựa vào Hình 34.2 để liệt kê các môi trường sống của thực vật và đối chiếu với câu trả lời ở phần khởi động.

– Yêu cầu HS trả lời câu hỏi ở mục I trong SGK.

Kích thước và môi trường sống của thực vật rất đa dạng. Thực vật có thể sống ở trên cạn, dưới nước (nước mặn, nước ngọt).

Khi đưa ra ví dụ, GV nên đưa ra các loài gần gũi với HS, tuỳ thuộc vào từng vùng, miền khác nhau. Bên cạnh đó cũng cung cấp thêm các loài mà HS chưa biết đến đề HS thấy được sự đa dạng của thực vật.

  • Báo cáo kết quả và thảo luận:
  • Một số loại cây trong tự nhiên: cây bang, cây mít, cây nhãn, …
  1. Sản phẩm học tập

– Nội dung các câu trả lời và phần trình bày của HS

  1. Phương án đánh giá:
  • GV đánh giá HS thông qua quán sát thái độ tích cực của HS thông qua việc tham gia hoạt động với nhóm, khả năng hiểu biết của HS về thực vật (kể tên nhiều loài), khả năng quan sát của HS trong thực tế, …

HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu các nhóm thực vật  (70 phút)

  1. Mục tiêu hoạt động

1.KHTN.1.3, 3KHTN.2.3, 5TC.1.1, 6.HT.2.3, 7.TC.2.4, 9.CC.1.2

  1. Tổ chức hoạt động
  • Chuẩn bị: GV chia lớp thành 8 nhóm; phiếu học tập.
  • GV chia lớp thành 8 nhóm nhỏ (4HS/nhóm), đánh STT từ 1 -> 4, mỗi STT nhận 1 phiếu học tập tương ứng với 1 màu khác nhau (1 – trắng, 2 – hồng, 3 – đỏ, 4 – xanh dương).

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập :

– GV giới thiệu sơ đổ phân nhóm thực vật, yêu cẩu HS đọc SGK đê’ trả lời câu hỏi: “Dựa vào đâu đê’ phân chia thực vật thành hai nhóm: thực vật có mạch và thực vật không có mạch? Trình bày điểm khác biệt giữa hai nhóm đó”.

 

– Có thể tổ chức cho HS làm việc nhóm, mỗi nhóm khoảng 4 HS, tìm hiểu vê’ các nhóm, ngành thực vật theo các nội dung dưới đây rồi hoàn thành kết quả thảo luận ở phiếu học tập theo mẫu (mẫu phiếu học tập ở mục chuẩn bị).

Các đặc điểm tìm hiểu về các nhóm/ ngành Thực vật:

+ Kích thước.

+ Nơi sống.

+ Cơ quan sinh sản.

+ Vị trí hạt (nếu có).

+ Đại diện.

– Sau khi hoàn thành thảo luận nhóm, đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận, GV

tổng hợp lại kết quả và nhận xét, chốt kiến thức.

– Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong mục II.

– GV cần giải thích, làm rõ các khái niệm “không có mạch”, “có mạch”, “hạt kín”, “hạt trần”.

– Khi lấy ví dụ về thực vật hạt kín cần nhấn mạnh để HS thấy rõ thực vật hạt kín rất

phong phú, đa dạng về loài, môi trường sống và có cấu tạo hoàn thiện nên thích nghi và

phát triển mạnh. Vì vậy, số lượng loài chiếm số lượng lớn nhất trong thế giới thực vật.

– GV cần có nhận xét và đánh giá sau mỗi hoạt động của HS.

GV gợi ý kết quả phiếu học tập vừa làm chính là câu trả lời câu 1 của hoạt động ỏ’ nội dung II “Các nhóm thực vật”. GV cho HS quan sát tranh, ảnh của các loài nhắc đến ở câu 2 trong hoạt động, HS dựa vào những kiến thức đã học đề phân loại các loài vào ngành phù hợp và giải thích lí do vì sao lại sắp xếp như vậy.

  • Thực hiện nhiệm vụ học tập
  • GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 1 với sự phân chia nội dung tìm hiểu như sau:
  • Nhóm 1 và 5: Tìm hiểu về Thực vật không có mạch (Rêu)
  • Nhóm 2 và 6: Tìm hiểu về Thực vật có mạch (Dương xỉ)
  • Nhóm 3 và 7: Tìm hiểu về Thực vật Hạt trần
  • Nhóm 4 và 8: Tìm hiểu về Thực vật Hạt kín
  • Sau thời gian 10 phút, GV yêu cầu HS tách nhau ra và hợp lại thành 4 nhóm mới với sự sắp xếp như sau:
  • Nhóm 1: tất cả các bạn của 8 nhóm ban đầu mang STT 1 – phiếu học tập màu trắng.
  • Nhóm 2: tất cả các bạn của 8 nhóm ban đầu mang STT 2 – phiếu học tập màu hồng.
  • Nhóm 3: tất cả các bạn của 8 nhóm ban đầu mang STT 3 – phiếu học tập màu đỏ.
  • Nhóm 4: tất cả các bạn của 8 nhóm ban đầu mang STT 4 – phiếu học tập màu xanh dương.
  • Tất cả 8 nhóm mới này đề thảo luận trong vòng 15 phút để hoàn thành phiếu học tập số 2.
  • . Báo cáo kết quả và thảo luận:
  • Sau 15 phút, đại điện từ 2 – 3 nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận, các nhóm không lên báo cáo sẽ có ý kiến phản biện, nhận xét.
  • GV chốt lại kiến thức, yêu cầu HS điều chỉnh bằng màu mực khác những nội dung mà mình chưa chính xác.
  • GV đưa hình ảnh 1 số đại diện của 4 nhóm thực vật, yêu cầu HS nhận diện, xếp vào từng nhóm.

– Dự kiến sản phẩm của học sinh:

  • HS hoàn thành cả 2 phiếu học tập, nội dung tổng hợp của cả 2 phiếu như sau:
Các nhóm thực vật Môi trường sống Đặc điểm về cơ quan sinh dưỡng

 (rễ, thân, lá)

Đặc điểm về cơ quan sinh sản

(hoa, quả, hạt)

Thực vật không có mạch (Rêu)  

– Những nơi ẩm ướt (chân tường, gốc cây, …)

 

–     Chưa có rễ chính thức.

–     Thân nhỏ, chưa có mạch dẫn.

– Lá nhỏ.

–     Không có hoa, quả, hạt.

–     Cơ quan sinh sản là túi bào tử (nằm trên ngọn) chứa các hạt bào tử.

Thực vật có mạch, không có hạt (Dương xỉ) – Sống nơi đất ẩm, chân tường, dưới tán rừng. –            Rễ, thân, lá chính thức, có mạch dẫn vận chuyển các chất

–     Lá còn non thường cuộn lại ở đầu.

–     Không có hoa, quả, hạt.

–     Cơ quan sinh sản là túi bào tử (nằm mặt dưới là giá) chứa các hạt bào tử.

Thực vật có mạch, có hạt (Hạt kín) Sống trên cạn. –     Rễ cọc.

–     Thân gỗ.

–     Lá hình kim.

–     Có mạch dẫn.

–     Chưa có hoa, quả.

–     Hạt nằm lộ trên noãn.

–     Cơ quan sinh sản là nón.

Thực vật có mạch, có hạt, có hoa (Hạt kín) Sống ở môi trường nước, môi trường cạn. –     Rễ, thân, lá biến đổi đa dạng.

–     Hệ mạch dẫn hoàn thiện.

–     Có hoa, quả, hạt.

–     Hạt được bảo vệ trong quả.

  1. Ở những nơi khô hạn, có nắng thì rêu không sống được vì rêu có cấu tạo đơn giản, không có mạch dẫn để hút nước nên không thể sống nơi khô hạn hay có ánh sáng chiếu vào. (H)

2*. Rêu thường mọc ở những nơi ẩm ướt, do đó để tránh hiện tượng mọc rêu ở chân tường hay bậc thềm thì cần giữ cho các khu vực đó luôn khô ráo, tránh ẩm ướt. (H)

  1. Lá non của dương xỉ cuộn tròn ở đầu. (B)
  2. 4. Một số loài thuộc ngành Hạt kín: hoa li, ổi, chanh, cà chua,…

Luyện tập

  1. Đặc điểm để phân biệt nhóm Rêu với nhóm Dương xỉ?

Rêu: chưa có mạch dẫn

Dương xỉ: đã có mạch dẫn để vận chuyển các chất trong cây.

  1. Đặc điểm nào giúp em phân biệt cây Hạt trần và cây Hạt kín?

Cây hạt trần: chưa có hoa, quả; hạt nằm lộ trên lá noãn.

Cây hạt kín: có hoa, quả; hạt được bảo vệ trong quả.

4.. Sắp xếp các loài thực vật: rêu tường, lúa, đậu tương, bèo ong, hoa hồng, vạn tuế, bưởi, thông, cau vào các ngành thực vật phù hợp theo mẫu bảng sau. Giải thích tại sao em lại sắp xếp như vậy.

Ngành Rêu Dương xỉ Hạt trần Hạt kín
Loài ? ? ? ?

Thông qua các nội dung thảo luận và phần luyện tập trên, GV hướng dẫn để HS rút ra kết luận về đặc điểm của thực vật, xác định các tiêu chí phân biệt 4 nhóm thực vật.

  1. Sản phẩm học tập:

– Kết quả phiếu học tập

– Đáp án câu hỏi

  1. Phương án đánh giá:

GV đánh giá HS thông qua bảng kiểm sau:

 

STT CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ KHÔNG
1 Tích cực tham gia hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ
2 Có ý kiến phản hồi với các thành viên trong nhóm thảo luận
3 Hoàn thành đầy đủ các nhiệm vụ được giao (phiếu học tập 1 và 2)
4 Báo cáo kết quả rõ ràng, đầy đủ
5 Có ý kiến phản hồi khi nhóm khác báo cáo

 

Hoạt động 3: Tìm hiểu vai trò của thực vật đối với môi trường  (45 phút)

  1. Mục tiêu hoạt động

2.KHTN.1.2       5.TC.1.1     6.HT.2.3      7.TC.2.4      9.CC.1.2

  1. Tổ chức hoạt động

* Chuẩn bị: GV chia lớp thành 8 nhóm; phiếu học tập.

* Phương pháp: Dạy học nêu vấn đề, trực quan, kĩ thuật khăn trải bàn

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập :

– GV đưa ra các ví dụ về nơi trống nhiều cây xanh như: công viên, vườn quốc gia,… và hỏi HS cảm thấy không khí ở những nơi đó như thế nào và giải thích câu trả lời.

– GV sẽ chốt lại câu trả lời, bổ sung các thông tin vê’ vai trò của thực vật với môi trường.

GV hướng dẫn HS nhận biết vai trò của thực vật với vấn đề bảo vệ môi trường như: cân bằng hàm lượng khí carbon dioxide và oxygen trong không khí; giữ đất, giữ nước, hạn chế xói mòn, sạt lở.

– GV giới thiệu tranh hình SGK, chiếu đoạn video mô tả sự cân bằng carbon dioxide và oxygen trong không khí (có sự trao đổi khí mô phỏng cân bằng carbon dioxide và oxygen trong không khí), về những vụ sạt lở đất ở những nơi không có rừng,…GV sử dụng kĩ thuật KWL yêu cầu HS đưa ra những hiểu biết về nguồn tạo ra khí oxygen và nguồn hấp thụ khí carbon dioxide trong không khí, nơi đồi núi có rừng và không có rừng; hậu quả sau cơn mưa lũ ở những nơi diện tích rừng bị thu hẹp….

– HS trả lời các câu hỏi thảo luận trong phiếu học tập

PHIẾU HỌC TẬP HOẠT ĐỘNG 4 (Bảng hỏi)
1. Quan sát hình sau, hãy cho biết hàm lượng khí carbon dioxide và oxygen trong không khí được cân bằng như thế nào ? Từ đó, hãy nêu vai trò của thực vật trong điều hòa khí hậu.
2. Đọc thông tin  và quan sát SGK, cho biết việc trồng cây trong nhà có tác dụng gì? Kể thêm một số cây nên trồng trong nhà mà em biết.

3. Quan sát Hình 11.9, so sánh lượng chảy cùa dòng nước mưa ở nơi có rừng (Hình 34.9a) với đồi trọc (Hình 34.9b) và giải thích tại sao lại có sự khác nhau đó? Lượng chảy của dòng nước mưa có ảnh hưởng như thế nào đến độ màu mỡ và khả năng giữ nước của đất? Từ đó cho biết rừng hay đất trên đồi, núi trọc dễ bị xói mòn, sạt lở, hạn hán hơn?

 

4. Quan sát Hình 11.10 và nêu một số thiên tai ở nước ta. Theo em, nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng thiên tai ngày càng gia tăng? Hãy đề xuất các biện pháp nhằm hạn chế tình trạng trên.

 

 

– GV chiếu hình ảnh các loài cây có tác dụng làm sạch không khí thường gặp và giới thiệu thông tin về khả năng loại bỏ khí độc của một số loài thực vật.

– Sau khi học xong, GV đưa ra các câu hỏi liên hệ thực tế để HS vận dụng những kiến thức đã học vào đời sống như: HS để xuất các biện pháp giúp môi trường xung quanh nơi ở trong lành hơn, bảo vệ cây xanh, trồng cây,… Biết lựa chọn những loại cây trồng trong nhà để làm sạch không khí. Lưu ý với HS những cây có tác dụng làm sạch không khí nhưng có độc như: cầy kim tiền, cây trúc đào, cây lưỡi hổ,…

– Yêu cầu HS hoàn thành hoạt động trong SGK.

Ngoài ra, thực vật còn góp phần bảo vệ đất và nguồn nước, giúp hạn chế và giảm nhẹ mức độ nguy hiểm của thiên tai như: sạt lở đất, lũ quét,…

  • Thực hiện nhiệm vụ học tập

Luyện tập

* Việc trồng nhiều cây xanh có lợi ích gì đối với vấn đề bảo vệ môi trường?

Trồng nhiều cây xanh giúp cung cấp một lượng lớn oxy cho chúng ta thở.

Cây xanh có thể làm chậm sự bốc hơi nước, tăng độ ẩm không khí. Rễ cây có khả năng giữ đất, giữ nước tốt. Vì thế thi đến mùa mưa bão, cây có thể giúp giữ nước và cản trở dòng nước chảy trên bề mặt, hạn chế tốc độ của gió thổi, từ đó hạn chế tình trạng bão, lũ lụt, xói mòn đất do nước chảy mạnh.

Trồng nhiều cây xanh ở các khu dân cư giúp cho không khí trong lành hơn, làm bóng mát ngăn chặn ánh nắng mặt trời, hạn chế tác hại của các bức xạ mặt trời lên con người.

  • Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS thảo luận nhóm, các  thành viên được phân công tìm hiểu về vai trò của thực vật trong tự nhiên và trả lời câu hỏi trong phiếu học tập.

  • Báo cáo kết quả và thảo luận:
  • HS báo cáo kết quả thảo luận, các nhóm khác phản hồi ý kiến.
  • GV nhận xét, đánh giá học sinh
  • Dự kiến sản phẩm của học sinh:
PHIẾU HỌC TẬP HOẠT ĐỘNG 4 (Bảng hỏi)
1. Quan sát hình sau, hãy cho biết hàm lượng khí carbon dioxide và oxygen trong không khí được cân bằng như thế nào ? Từ đó, hãy nêu vai trò của thực vật trong điều hòa khí hậu. – Thực vật quan hợp sẽ lấy khí carbon dioxide để tổng hợp chất hữu cơ đồng thời giải phóng khi oxygen vào không khí.

– Con người và động vật sử dụng khí oxygen cho hô hấp đồng thời giải phóng khí carbon dioxide vào trong khí quyển.

– Quá trình lặp đi lặp lại tuần hoàn sẽ làm cân bằng hàm lượng khí oxygen và carbon dioxide trong không khí.

– Trên thực tế hàm lượng khí carbon dioxide và oxygen trong không khí không cân bằng do cây xanh bị chặt phá nhiếu, ô nhiễm môi trường không khí, hàm lượng khí thải carbon dioxide tăng cao trong khi lượng thực vật không đủ để làm cân bằng lượng khí này.

2. Đọc thông tin và quan sát SGK, cho biết việc trồng cây trong nhà có tác dụng gì? Kể thêm một số cây nên trồng trong nhà mà em biết. Trồng cây trong nhà giúp không khí trong lành hơn do cây xanh hấp thụ khí carbon dioxide và một số loại khí độc khác. Một số loại cầy được trồng trong nhà như: tre cảnh, thiết mộc lan,…
3. Quan sát Hình 11.9, so sánh lượng chảy cùa dòng nước mưa ở nơi có rừng (Hình 34.9a) với đồi trọc (Hình 34.9b) và giải thích tại sao lại có sự khác nhau đó? Lượng chảy của dòng nước mưa có ảnh hưởng như thế nào đến độ màu mỡ và khả năng giữ nước của đất? Từ đó cho biết rừng hay đất trên đồi, núi trọc dễ bị xói mòn, sạt lở, hạn hán hơn?

 

 Lượng chảy của nước mưa trên mặt đất ở nơi đổi trọc (Hình 34.9b) lớn hơn so với nơi có rừng (Hình 34.9a) vì cây trong rừng là vật cản làm giảm lượng chảy của nước mưa. Lượng chảy lớn có thể làm mất đi chất dinh dưỡng của lớp đất bề mặt, lầu ngày gây sạt lở đất, xói mòn.
4. Quan sát Hình 11.10 và nêu một số thiên tai ở nước ta. Theo em, nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng thiên tai ngày càng gia tăng? Hãy đề xuất các biện pháp nhằm hạn chế tình trạng trên.

 

Một số thiên tai ở nước ta: xói mòn, hạn hán, sạt lở đất, lũ lụt,… Nguyên nhân làm gia tăng các thiên tai ở nước ta những năm gần đây do diện tích rừng bị thu hẹp, các cây gỗ lớn trong rừng bị giảm do cháy rừng và các hoạt động chặt phá rừng, đốt rừng,… Các biện pháp giúp hạn chế tình trạng trên: trổng nhiều cây xanh, bảo vệ rừng.

 

  1. Sản phẩm học tập:

– Kết quả phiếu học tập

  1. Phương án đánh giá hoạt động 3,4.
              Mức độ                               Mức độ

Tiêu chí

Mức độ 1

(0.5 đ)

Mức độ 2

(1.0 đ)

Mức độ 3

(2.0 đ)

Điểm
Tiêu chí 1. Các học sinh trong nhóm đều tham gia hoạt động Dưới 50% HS trong nhóm tham gia hoạt động Từ 50% – 90% HS trong nhóm tham gia hoạt động 100% HS trong nhóm tham gia hoạt động
Tiêu chí 2. Thảo luận sôi nổi Ít thảo luận, trao đổi với nhau. Thảo luận sôi nổi nhưng ít tranh luận. Thảo luận và tranh luận sôi nổi với nhau.
Tiêu chí 3. Báo cáo kết quả thảo luận Báo cáo chưa rõ ràng, còn lộn xộn. Báo cáo rõ ràng nhưng còn lúng túng Báo cáo rõ ràng và mạch lạc, tự tin
Tiêu chí 4. Nội dung kết quả thảo luận Báo cáo được 75% trở xuống nội dung yêu cầu thảo luận Báo cáo từ 75% – 90% nội dung yêu cầu thảo luận. Báo cáo trên 90% nội dung yêu cầu thảo luận.
Tiêu chí 5. Phản biện ý kiến của bạn. Chỉ có 1 – 2 ý kiến phản biện. Có từ 3 – 4 ý kiến phản biện Có từ 5 ý kiến phản biện trở lên.

 

Hoạt động 5: Tìm hiểu vai trò của thực vật đối với động vật và con người (45 phút)

  1. Mục tiêu hoạt động

10.KHTN.3.4    15.GT-HT.4    16.TT.1

  1. Tổ chức hoạt động

* Chuẩn bị: GV chia lớp thành 4 nhóm; phiếu học tập.

* Phương pháp: Dạy học nêu vấn đề, trực quan, kĩ thuật  công não

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập :

– GV nêu câu hỏi “Con người và động vật sẽ bị ảnh hưởng như thế nào nếu không có thực vật?” để HS suy nghĩ, liên hệ tìm ra vai trò của thực vật đối với con người, động vật.

– GV tổ chức cho HS thực hiện hoạt động trong SGK để tìm hiểu vai trò của thực vật với con người.

PHIẾU HỌC TẬP (Bảng hỏi)
1. Em nêu vai trò của thực vật đối với động vật? Em hãy kề tên một số loài động vật ăn thực vật và loại thức ăn cùa chúng.
2. Quan sát Hình SGK và hoàn thành bảng theo mẫu sau. Có thề viết thêm các cây mà em biết.

Vai trò của thực vật đối với con người Tên cây
Cung cấp lương thực, thực phẩm ?
Ăn quả ?
Làm cảnh ?
Lấy gỗ ?
Làm thuốc ?
Công dụng khác ?

 

Yêu cầu HS đọc thông tin về một số loài thực vật có thể gây độc cho con người, kể thêm một số loài tương tự; đưa ra các lưu ý khi tiếp xúc với các loài đó.

            Luyện tập

* Nêu vai trò của một số loài thực vật ở địa phương em theo mẫu

 

  • Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS thảo luận nhóm, các  thành viên được phân công trả lời câu hỏi trong phiếu học tập.

  • Báo cáo kết quả và thảo luận:
  • HS báo cáo kết quả thảo luận, các nhóm khác phản hồi ý kiến.
  • GV nhận xét, đánh giá học sinh
  • Dự kiến sản phẩm của học sinh:
  1. Đối với đời sống con người, thực vật:

– Cung cấp lương thực, thực phẩm và cây ăn quả: bầu, su hào, sắn,…

– Cung cấp dược liệu (làm thuốc): tía tô, cơm nguội,…

– Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp: cà phê, ca cao,…

– Cung cấp gỗ: lim, táu, sến,…

– Cung cấp cây cảnh: tùng, vạn tuế, đa, si,…

Luyện tập

Tên cây Giá trị sử dụng
Làm lương thực Làm thực phẩm Làm thuốc Lấy quả Lấy gỗ Làm cảnh
Cây ngô + + +
Cây xoài +
Cây đu đủ + + +
Cây chè + +
Cây cau + +
Cây dừa + + +
Cây mít + + +
Cây diếp cá + +
Cây thông + + +

 

Ngoài những lợi ích trên, một số thực vật có hại đối với con người. GV hướng dẫn HS đọc thêm trong SGK về một số loài thực vật có chứa độc tố hoặc chất kích thích gây nghiện.

Thông qua các nội dung thảo luận và phần luyện tập trên, GV hướng dẫn để HS rút ra kết luận về sự cần thiết của việc trồng cây xanh và bảo vệ cây xanh. Từ đó, kết luận về vài trò của thực vật trong tự nhiên, vấn đề bảo về môi trường và đời sống con người.

            Vận dụng

* Tại sao nói “Rừng là lá phổi xanh” của Trái Đất?

Rừng là nơi sống của một số lượng lớn các loài thực vật, là nơi điều hòa khí hậu, điều hòa không khí, trao đổi khí cho mọi hoạt động sống và sản xuất của con người.

  1. Sản phẩm học tập:

– Kết quả phiếu học tập

  1. Phương án đánh giá hoạt động

 

         Mức độ

Tiêu chí

Mức độ 1

(Tối đa 0.5 đ)

Mức độ 2

(Tối đa 1.0 đ)

Mức độ 3

(Tối đa 2.0 đ)

Điểm
Tiêu chí 1. Sản phẩm học tập Sản phẩm sơ sài, bố trí lộn xộn, màu sắc đơn điệu Bố trí hài hòa các nội dung cần nói đến nhưng chưa nổi bật. Bố trí hài hòa, cân đối các nội dung, màu sắc đẹp, nổi bật.
Tiêu chí 2. Thuyết minh Thuyết minh còn lúng túng, chưa tự tin. Thuyết minh rõ ràng, tự tin Thuyết minh rõ ràng, mạch lạc, trôi chảy và tự tin
Tiêu chí 3. Nội dung truyền tải Nội dung truyền tải chưa rõ ràng, còn lộn xộn Nội dung truyền tải rõ ràng nhưng chưa nổ bật trọng tâm và phong phú. Nội dung truyền tải rõ ràng, làm nổi bật nội dung cần truyền tải và phong phú nội dung.
Tiêu chí 4. Phản biện ý kiến của bạn Phản biện còn lúng túng, chưa trôi chảy Phản biện rõ ràng, đầy đủ ý kiến của các bạn. Phản biện mạch lạc, chặt chẽ, đầy đủ ý kiến của bạn.
Tiêu chí 5. Sự hợp tác của các thành viên trong nhóm Từ 75% trở xuống các thành viên trong nhóm tham gia thực hiện sản phẩm Từ 75% – 90% thành viên trong nhóm tham gia thực hiện sản phẩm 100% thành viên tích cực tham gia thực hiện sản phẩm

Xem thêm các bài viết liên quan của Giáo án khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức trong bài viết này nhé:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *