- Mục tiêu hoạt động:
- 2.5 Quan sát và vẽ được một số cơ thể đơn bào
- 2.5 Quan sát và mô tả được các cơ quan cấu tạo thực vật
- 2.5 Quan sát mô hình và mô tả được cấu tạo cơ thể người
- Phương pháp và kĩ thuật dạy học
– Thuyết trình nêu vấn đề kết hợp hỏi – đáp;
– Phương pháp thí nghiệm;
– Phương pháp trực quan;
– Dạy học hợp tác.
- Chuẩn bị
Thiết bị, dụng cụ và mẫu vật (SGK).
– Lưu ý: Mẫu vật GV có thể cung cấp cho HS hoặc yêu cầu HS chuẩn bị. Yêu cầu cho mẫu vật:
+ Mẫu nước ao (hồ); nên chuẩn bị từ 2 đến 3 mẫu ở các ao (hồ) khác nhau.
+ Tranh, ảnh màu vẽ cấu tạo các hệ cơ quan của người (hoặc mô hình nếu có).
+ 2 đến 3 đối tượng cây trống gần gũi, gồm cả cây có hoa và quả (Ví dụ: cây hành, cây ớt, cây hoa hồng,…).
- Tổ chức hoạt động:
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1: Làm tiêu bản và quan sát cơ thể đơn bào trong nước ao (hồ)
Giáo viên sử dụng phương pháp: dạy học trực quan (mẫu vật, mô hình), kĩ thuật: KWL
Chia lớp thành 4 nhóm.
Quan sát cơ thể đơn bào
Bước 1: GV chuẩn bị đầy đủ dụng cụ thực hành và hướng dẫn học sinh cách làm tiêu bản trong thí nghiệm quan sát cơ thể đơn bào cho học sinh quan sát hoặc sự dụng bộ tranh tiêu
Bước 2: Tạo bảng KWL trên bảng lớn và yêu cầu mỗi nhóm có 1 bảng KWL.
K | W | L |
Bước 3: Giáo viên yêu cầu học sinh điền những đều đã biết về cơ thể đơn bào vào cột K.
Bước 4: Giáo viên yêu cầu học sinh suy nghĩ và viết vào cột W những điều muốn tìm hiểu (Em muốn tìm hiểu thêm đều gì về cơ thể đơn bào).
Bước 5: Giáo viên yêu cầu học sinh làm thí nghiệm và tự trả lời câu hỏi vào cột L.
Bước 6: Giáo viên yêu cầu học sinh so sánh những đều đã ghi tại cột K và cột W để kiểm chứng tính chính xác của cột K, mức độ đáp ứng nhu cầu của những đều muốn biết (cột W ban đầu).
Dự kiến
Bảng KWL trong quan sát cơ thể đơn bào
K | W | L |
Sinh vật có cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào
Cơ thể đơn bào là cơ thể được cấu tạo từ 1 tế bào. Tế bào đó thực hiện được chức năng của cơ thể sống. Cơ thể đa bào là cơ thể được cấu tạo từ nhiều tế bào thực hiện các chức năng khác nhau của cơ thể. |
Trong môi trường tự nhiên (giọt nước ao, hồ) có những sinh vật nhỏ bé nào không thể quan sát được bằng mắt thường? Bằng cách nào quan sát được những sinh vật có kích thước nhỏ bé?
Cấu tạo cơ thể sinh vật đó như thế nào? |
– Trùng roi, trùng biến hình, trùng giày…..
– Để quan sát được chúng ta phải làm tiêu bản và xem dưới kính hiển vi. Cấu tạo cơ thể các sinh vật quan sát dưới kính hiển vi: Trùng roi cơ thể chỉ gồ 1 tế bào và tế bào đó thực hiện các chức năng của cơ thể sống, có khả năng di chuyển, di chuyển nhờ roi. |
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập 2: Quan sát mô hình hoặc tranh, ảnh cấu tạo một số hệ cơ quan của cơ thể người.
Giáo viên sử dụng phương pháp: dạy học trực quan (mô hình), kĩ thuật: công não – động não
Các nhóm tiếp tục chuyển sang hoạt động học tập mới ‘quan sát mô hình cấu tạo cơ thể người’
Bước 1: Nhóm trưởng điều phối quá trình ‘quan sát mô hình cấu tạo cơ thể người’
+ Đặt mô hình vào vị trí thích hợp.
+ Quan sát tổng thể các thành phần cấu tạo ngoài của cơ thể người.
+ Quan sát cấu tạo hệ cơ quan bằng cách tháo dần các bộ phận của mô hình.
+ Lắp mô hình về dạng ban đầu.
Bước 2: Mỗi thành viên trong nhóm quan sát và tháo lắp mô hình theo sự hướng dẫn của giáo viên.
Bước 3: Kết thúc quan sát, giáo viên nhận xét, đánh giá.
Bước 4: Các nhóm viết và nộp báo cáo ‘quan sát sinh vật’ theo mẫu.
Chuyển giao nhiệm vụ học tập 3: Quan sát cơ quan thực vật
Giáo viên sử dụng phương pháp: dạy học trực quan (mẫu vật), kĩ thuật: công não – động não
Các nhóm tiếp tục chuyển sang hoạt động học tập mới ‘quan sát cơ quan cây xanh’
Cây hành lá (hành ta) | Cây ớt |
Bước 1: Nhóm trưởng điều phối quá trình ‘quan sát cơ quan cây xanh’, thư kí ghi nhận các ý kiến của nhóm.
Bước 2: Mỗi thành viên quan sát cây xanh và đưa ra ý kiến của cá nhân về việc quan sát cơ quan cây xanh.
Bước 3: Kết thúc thảo luận, các nhóm chốt các ý kiến và thư kí trình bày.
Bước 4: Đánh giá.
Chuyển giao nhiệm vụ học tập 4: Báo cáo kết quả thực hành
HS hoàn thành phần thu hoạch như yêu cầu ở mục III SGK
GV tổng kết, nhận xét vế kết quả, tinh thần, thái độ làm việc của các nhóm và yêu cầu HS nộp lại bản thu hoạch.
BÁO CÁO: KẾT QUẢ QUAN SÁT SINH VẬT
Tiết: Thứ Ngày Tháng…. Năm …. Nhóm:…………Lớp:……….. 1. Kết quả quan sát cơ thể đơn bào a) Dựa vào kết quả quan sát tiêu bản sinh vật trong nước ao (hồ), em hãy hoàn thành bảng thu hoạch theo mẫu sau: |
||||||||||||||
|
||||||||||||||
b) Kể tên các cơ thể đơn bào có khả năng quang hợp mà em quan sát thấy. Dấu hiệu nhận biết chúng là gì?
2. Dựa vào kết quả quan sát mô hình hoặc tranh, ảnh một số hệ cơ quan trong cơ thể người, hoàn thành bàng theo mẫu sau:
|
||||||||||||||
3. Từ kết quả quan sát các cơ quan của một số cây, hoàn thành bảng theo mẫu sau:
|
Dự kiến
- Kết quả quan sát cơ thể đơn bào
Đây là câu hỏi kết quả quan sát thực tế của HS, do đó HS cần dựa vào kết quả quan sát của nhóm mình để trả lời, GV có thể hỗ trợ HS nêu tên các sinh vật quan sát được bằng kính hiển vi mà HS chưa biết tên.
- Quan sát tranh về các hệ cơ quan trong cơ thể người và hoàn thành bảng như gợi ý dưới đây. (B)
Đặc điểm
Hệ cơ quan |
Cơ quan cấu tạo | Vị trí trên cơ thể |
Hệ tiêu hoá | Miệng, ống tiêu hoá (thực quản, dạ dày, ruột, trực tràng, hậu môn) và tuyến tiêu hoá (gan, tuy, túi mật). | Kéo dài từ phần đầu qua khoang ngực và khoang bụng (phần thân). |
Hệ tuần hoàn | Tim, mạch máu, máu (hệ mạch). | Tim nằm ở khoang ngực, hệ mạch chạy khắp cơ thể. |
Hệ thần kinh | Não, tuỷ sống và các dây thẩn kinh. | Não nằm ở phần đầu, tuỷ sống chạy dọc bên trong xương sống, còn các dây thần kinh phân bố khắp cơ thể. |
- Quan sát các cơ quan của một số cây mẫu và hoàn thành bảng theo gợi ý dưới đây. (B)
Tên cây | Cơ quan quan sát được | Mô tả |
Cây hành lá
(hành ta) |
– Rễ | – Rễ dạng chùm, gồm nhiều rễ nhỏ màu trắng. |
– Thân | – Thân: ngắn, phần cứng nối giữa rễ và phần bẹ lá. | |
– Lá | – Lá: hình ống màu xanh với phán bẹ màu trắng xếp chóng lên nhau. | |
Cây ớt | – Rễ | – Rễ: dạng rễ cọc, có một rễ cái và nhiều rễ con. |
– Thân | -Thân: phân dưới cứng (hoá gỗ), phân nhánh nhiều. | |
– Lá | – Lá: đơn, mọc so le, thuôn dài, đầu nhọn. | |
– Hoa | – Hoa: màu trắng, mọc riêng lẻ ở kẽ lá. | |
– Quả | – Quả: thon, nhọn đầu, có thể có nhiêu màu như đỏ, vàng,… |
- Phương án đánh giá:
BẢNG KIỂM ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM
(DÀNH CHO HỌC SINH)
Các tiêu chí | Có | Không |
Hoạt động 1 | ||
Chuẩn bị mẫu vật: mẫu nước ao hồ, nước đọng lâu ngày, mẫu nuôi cấy | ||
Thực hiện được theo các bước hướng dẫn | ||
Có sự hợp tác giữa các thành viên trong nhóm | ||
Vẽ được hình cơ thể đơn bào đã quan sát | ||
Hoạt động 2 | ||
Chuẩn bị mẫu vật: cây cà rốt, cây hành tây, cây lạc, cây quất,… | ||
Thực hiện được theo các bước hướng dẫn | ||
Có sự hợp tác giữa các thành viên trong nhóm | ||
Nhận dạng được các bộ phận của cây xanh |
RUBRIC ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN THÍ NGHIỆM ( DÀNH CHO GIÁO VIÊN)
Tiêu chí | Mức độ biểu hiện | Điểm | ||
Mức 1
( 8 – 10 ) |
Mức 2
(5 – 7) |
Mức 3
(<5) |
||
Chuẩn bị mẫu vật | Chuẩn bị đầy đủ các nguyên vật liệu, dụng cụ thực hành thí nghiệm | Chuẩn bị được hầu hết các nguyên vật liệu, dụng cụ thực hành thí nghiệm | Không chuẩn bị hoặc có chuẩn bị nhưng còn thiếu nhiều nguyên vật liệu, dụng cụ thực hành thí nghiệm | |
Thực hiện được theo các bước hướng dẫn | Thực hiện chính xác và nhanh toàn bộ các bước trong quy trình thí nghiệm | Thực hiện đúng phần lớn các bước trong quy trình thí nghiệm | Không thực hiện được hoặc thực hiện không đúng nhiều bước trong quy trình thí nghiệm | |
Có sự hợp tác giữa các thành viên trong nhóm | Tất cả thành viên trong nhóm có sự trao đổi, thống nhất với nhau, giúp đỡ lẫn nhau khi thực hành. | Các thành viên trong nhóm chưa có sự thống nhất, chưa giúp đỡ lẫn nhau khi thực hành. | Các thành viên trong nhóm chưa có sự thống nhất, chưa giúp đỡ nhau thực hành, còn học sinh chỉ quan sát mà không thực hiện. | |
Làm được sản phẩm | – Làm được tiêu bản theo đúng các bước thí nghiệm, vẽ lại được cơ thể đang quan sát một cách chính xác
– Nhận dạng đủ các cơ quan, hệ cơ quan của cây xanh – Nhận dạng đủ các cơ quan, hệ cơ quan của cơ thể người |
– Làm được tiêu bản các bước thí nghiệm, chưa vẽ lại được cơ thể đang quan sát một cách chính xác
– Nhận dạng được 2/3 các cơ quan, hệ cơ quan của cây xanh – Nhận dạng 2/3 các cơ quan, hệ cơ quan của cơ thể người |
– Làm tiêu bản các bước thí nghiệm nhưng chưa quan sát được, chưa vẽ lại được cơ thể đang quan sát
– Nhận dạng 1/3 các cơ quan, hệ cơ quan của cây xanh – Nhận dạng 1/3 các cơ quan, hệ cơ quan của cơ thể người |
|
Tổng điểm |
ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 7 (1 tiết)
- Mục tiêu hoạt động:
-Nhận thức khoa học tự nhiên: Hệ thống hoá được kiến thức về cơ thể đơn bào và cơthể đa bào, thông qua đó chứng minh mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào;
- Phương pháp và kĩ thuật dạy học
– Phương pháp trò chơi;
– Kĩ thuật sơ đổ tư duy.
- Chuẩn bị
- Bảng KWL.
- Mẫu vật: mẫu vật tự nhiên, bộ ảnh thực vật, mô hình lắp ráp cơ thể người.
- Dụng cụ: Kính hiển vi, lam kính, lame, pipette, giấy thấm, bông, giấy bìa, kim chỉ, keo dán.
- Tổ chức hoạt động:
Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1: Hệ thống hoá kiến thức
Nhiệm vụ: GV định hướng cho HS hệ thống hoá được kiến thức về cơ thể đơn bào, đa bào và mối quan hệ từ tế bào đến cơ thể.
Tổ chức dạy học: GV hướng dẫn HS tham gia một số trò chơi do GV thiết kế có tính trò chơi Chiếc nón kì diệu về chủ đề Hiểu biết của em về cơ thể sinh vật.
Chuyển giao nhiệm vụ học tập 2: Hướng dẫn giải bài tập
– GV sử dụng phương pháp dạy học bài tập, định hướng cho HS giải quyết một số bài tập phát triển năng lực khoa học tự nhiên cho cả chủ đề.
– GV gợi ý, định hướng, tổ chức cho HS hoạt động nhóm hoặc động não cá nhân để làm bài tập vận dụng của chủ đề trong SGK, đồng thời phát triển phẩm chất, năng lực của HS.
Một số bài tập gợi ý:
Bài tập trắc nghiệm
- Sinh vật nào dưới đây là đơn bào?
- Người. Cây chuối. C. Cây hoa hướng dương. D. Tảo lục.
- Cáp tồ chức nào dưới đây có ờ mọi cơ thể sống?
- Tế bào. Cơ quan. C. Mô. D. Hệ cơ quan.
- Ở cơ thể đa bào, một nhóm các cơ ! quan phối hợp hoạt động cùng thực hiện một quá trình sống tạo nên cấp I tổ chức nào dưới đây?
- Mô. B. Hệ cơ quan. C. Tế bào. D. Cơ thể.
- Đối tượng nào dưới đây là cơ thể I sinh vật?
- Cái chổi. B. Miếng thịt. C. Con ruồi. D. Cây nến
- ở người: tim, gan và tai là ví dụ cho I cấp tổ chức nào của cơ thể?
- Tế bào. B. Mô. C. Cơ quan. D. Hệ cơ quan.
- Cấu tạo cơ thể cây cà chua gồm các: hệ cơ quan nào dưới đây?
- Hệ hô hấp và hệ tuần hoàn. B. Hệ rễ và hệ chồi.
- C. Hệ tiêu hoá và hệ bài tiêt. Hệ tuần hoàn và hệ vận động.
Bài tập tự luận
- Tổ chức cơ thể đơn bào và đa bào khác nhau ở điểm nào?
- Cho các từ/ cụm từ: hệ cơ quan, mô liên kết, cơ quan, mô, tế bào, mô thần kinh. Hãy chọn các từ/ cụm từ phù hợp để hoàn thiện đoạn thông tin sau:
Ở cơ thể đa bào, (1) … phối hợp với nhau tạo thành các mô, cơ quan, hệ cơ quan. (2) … là tập hợp các tế bào giống nhau cùng phối hợp thực hiện chức năng nhất định. Chẳng hạn, bộ não của bạn chủ yếu được tạo thành từ (3) …, gồm các tế bào thần kinh. Bộ não là một (4) … được hình thành từ các loại mô khác nhau và hoạt động cùng nhau như mô thần kinh, mô bì, (5) …. Bộ não là một phẩn của hệ thần kinh, điều khiển các hoạt động của cơ thể. Vì vậy, (6) … gồm nhiều cơ quan làm việc cùng nhau để thực hiện chức năng nhất định của cơ thể sống.
- Nêu mối quan hệ giữa các cấp độ tồ chức trong cơ thể đa bào.
- Mô tả thành phần chính cấu tạo cơ thể người. Hãy kể tên cơ quan thuộc hệ tuần hoàn của cơ thể người.
Dự kiến
- 1. Cơ thể đơn bào có cấu tạo cơ thể chỉ gồm một tế bào nhân sơ hoặc nhân thực, có thể thực hiện được các chức năng sống. Cơ thể đa bào có cấu tạo cơ thể gồm nhiều tế bào nhân thực, các tế bào phối hợp thực hiện các chức năng sống của cơ thể.
- 2. (1) tế bào, (2) mô, (3) mô thẩn kinh, (4) cơ quan, (5) mô liên kết, (6) hệ cơ quan.
- Tế bào → mô → cơ quan → hệ cơ quan → cơ thể.
- Các thành phần chính cấu tạo cơ thể người: đầu, mình, tứ chi (tay, chân);
– Các cơ quan thuộc hệ tuần hoàn: tim, mạch máu.
- Đánh giá kết quả hoạt động
– Câu hỏi trong phiếu học tập, thang đo.
Thang đo về hoạt động nhóm.
Nội dung quan sát | Hoàn toàn đồng ý | Đồng ý | Phân vân | Không đồng ý | Hoàn toàn không đồng ý |
Thảo luận sôi nổi | |||||
Các HS trong nhóm đều tham gia hoạt động | |||||
Kết quả sản phẩm tốt |
Xem thêm các bài viết liên quan của Giáo án khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức trong bài viết này nhé: