Giáo án Hóa học 6 kết nối tri thức do Tài Liệu KHTN soạn theo công văn 5512 – công văn soạn giáo án mới nhất của bộ giáo dục. Giáo án được biên soạn đầy đủ tất cả các bài, các tiết. Giáo án gồm file word, file powerpoint dễ dàng tùy ý chỉnh sửa theo phong cách giảng dạy của thầy cô và có thể xem trước bất kì bài soạn nào. Mời quý thầy cô tham khảo demo bên dưới.
Mục lục Giáo án Hóa học 6 – Kết nối tri thức
Chương 2: Chất quanh ta
- Bài 9: Sự đa dạng của chất
- Bài 10: Các thể của chất và sự chuyển thể
- Bài 11: Oxygen. Không khí
Chương 3: Một số vật liệu, nguyên liệu, nhiên liệu,, lương thực – thực phẩm thông dụng
- Bài 12: Một số vật liệu
- Bài 13: Một số nguyên liệu
- Bài 14: Một số nhiên liệu
- Bài 15: Một số lương thực, thực phẩm
Chương 4: Hỗn hợp. Tách chất ra khỏi hỗn hợp
- Bài 16: Hỗn hợp các chất
- Bài 17: Tách chất khỏi hỗn hợp
GIÁO ÁN HÓA HỌC 6 KẾT NỐI TRI THỨC
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
CHƯƠNG 3. Một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực – thực phẩm thông dụng
Thời lượng:7 tiết
- MỤC TIÊU DẠY HỌC
NĂNG LỰC, PHẨM CHẤT | YÊU CẦU CẦN ĐẠT | (STT) của YCCĐ và dạng mã hóa của YCCĐ | |
(STT) | Dạng mã hóa | ||
NĂNG LỰC CHUNG | |||
Tự chủ và tự học | Chủ động, tích cực tìm hiểu về tính chất và ứng dụng của của một số vật liệu trong cuộc sống;
Chủ động, tự tìm hiểu về tính chất và ứng dụng của một số nhiên liệu và an ninh năng lượng thông qua SGK và các nguồn học liệu khác |
(1) |
|
Giao tiếp và hợp tác | Hoạt động nhóm một cách hiệu quả, đảm bảo các thành viên trong nhóm đểu được tham gia và trình bày báo cáo
Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV trong khi thảo luận về nhiên liệu và an ninh năng lượng, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo |
(2) |
|
Giải quyết vấn đề và sáng tạo | Thảo luận hiệu quả, giải quyết các vấn đề kịp thời với các thành viên trong nhóm để hoàn thành các phương án tìm hiểu tính chất và ứng dụng của vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu | (3) |
|
NĂNG LỰC KHOA HỌC TỰ NHIÊN | |||
Nhận thức khoa học tự nhiên | – Xác định được tính chất cơ bản của một số vật liệu thông dụng trong cuộc sống thông qua các thí nghiệm thực tiễn. | (4) | (4).KHTN1.2 |
Nhận biết được các nguyên liệu tự nhiên, nguyên liệu nhân tạo | (5) | (5).KHTN 1.2 | |
– Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số nhiên liệu thường dùng trong đời sống hằng ngày | (6) | (6).KHTN 1.2 | |
– Nhận biết một số tính chất thông thường của một số nguyên liệu tự nhiên (đá vôi, quặng,…), các khoáng chất chính có trong đá vôi, quặng (độ cứng, màu sắc, độ bóng,…) và ứng dụng của một số nguyên liệu trong đời sống và sản xuất | (7) | (6) .KHTN 1.2 | |
– Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số nhiên liệu trong cuộc sống và sản xuất, sơ lược về an ninh năng lượng. | (8) | (7).KHTN 1.2 | |
– Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số lương thực – thực phẩm thường dùng trong đời sống hằng ngày (Ngũ cốc và thức ăn) | (9) | (8).KHTN 1.2 | |
Tìm hiểu tự nhiên | – Biết cách lựa chọn, phân loại, sử dụng một số vật liệu thông dụng trong cuộc sống một cách phù hợp (kim loại, nhựa, thủy tinh, gỗ, xi măng, thép,…). | (10) | (10).KH2.1.2 |
Trình bày được mối liên hệ giữa việc khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản với lợi ích kinh tế của đất nước. Những điều cần lưu ý trong việc khai thác nguyên liệu tự nhiên,… | (11) | (11).KH2.1.2 | |
Qua quan sát và tìm hiểu rút ra được mối liên hệ giữa tính chất vật lí của nguyên liệu cụ thể với việc sử dụng chúng an toàn, hiệu quả trong thực tiễn và đảm bảo được yêu cầu vì sự phát triển bền vững | (12) | (12).KH2.1.2 | |
– Đề xuất được phương án tìm hiểu về một số tính chất của nhiên liệu và nêu được cách sử dụng chúng an toàn hiệu quả. trong thực tiễn và đảm bảo được yêu cầu vì sự phát triển bền vững. | (13) | (13).KH2.1.2 | |
Đề xuất được phương án tìm hiểu về một số tính chất của một số lương thực – thực phẩm nhất định. | (14) | (14).KH2.1.2 | |
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học | – Biết cách lựa chọn, phân loại, sử dụng một số vật liệu thông dụng trong cuộc sống một cách phù hợp (kim loại, nhựa, thủy tinh, gỗ, xi măng, thép,…) | (15) | (15).KH3.1 |
Tìm hiểu việc khai thác các loại quặng, đá vôi,… nguồn cung cấp (trữ lượng, chất lượng, thời gian hình thành,…) để nhận thức việc phải sử dụng nguồn tài nguyên hợp lí, tránh lãng phí và gây ô nhiễm môi trường. | (16) | (16).KH3.1 | |
Biết cách sử dụng một số nguyên liệu an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững. | (17) | (17).KH3.2 | |
– Biết được sự biến đổi của lương thực, thực phẩm và biết được cách bảo quản lương thực, thực phẩm. | (18) | (18).KH3.2 | |
PHẨM CHẤT | |||
Tự học và Tự chủ | Chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ được giao; tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm; tự quyết định cách thức thực hiện nhiêm vụ được giao | (19) | (19). NLC.TC1 |
Trung thực | Cẩn thận, khách quan và trung thực trong thực hành
Tuyên truyền viên tích cực cho việc sử dụng vật liệu tiết kiệm, thân thiện môi trường; – Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân; – Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên |
(20) | (20).PC.TT.1 |
Chăm chỉ | -Tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân | (21) | (21).CC2.1 |
Trách nhiệm | Có ý thức sử dụng nguyên liệu tiết kiệm, an toàn, hiệu quả và đảm bảo sự phát triển bền vững | (22) | (22).TN2.2 |
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Hoạt động học | Giáo viên | Học sinh |
Hoạt động 1: Tìm hiểu một số vật liệu thông dụng (15 phút) | Thang đo
Bài tập thực tiễn |
Phiếu Học tập |
Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất và ứng dụng của một số vật liệu (30 phút) | Bài tập thực nghiệm
Thang đo Bài tập thực tiễn Rubric |
Phiếu Học tập
Dụng cụ: thí nghiệm 1: Đinh sắt, Miếng gốm, Miếng nhựa, Miếng cao su. Thí nghiệm 2: Đinh sắt, Dây đổng, Mẩu gỗ, Miếng nhựa, Mẫu sứ,đèn cồn |
Hoạt động 3: Tìm hiểu về thu gom rác thải và tái sử dụng đồ dùng gia đình. Sử dụng vật liệu an toàn, hiệu quả bảo đảm sự phát triển bền vững.
(45phút) |
Bài tập thực nghiệm
Thang đo 2 Rubric |
Phiếu Học tập
Áp phích (poster) hoặc làm slide trình chiếu. |
Hoạt động 4: Tìm hiểu một số nguyên liệu thông dụng (15 phút) | Bài tập
Thang đo |
Phiếu HT |
Hoạt động 5: Tìm hiểu về đá vôi và quặng (35 phút) | Bài tập thực nghiệm
Thang đo 2 Rubric |
– Các mẫu đá và các sản phẩm được làm từ đá vôi, đồ trang sức.
– Tìm hiểu tính chất của đá vôi: ống hút nhỏ giọt hoặc pipet, hydrochloric acid, 1 viên đá vôi, 1 chiếc đĩa, 1 chiếc đinh sắt. Phiếu HT |
Hoạt động 6: Tìm hiểu việc sử dụng các nguyên liệu bảo đảm sự phát triển bền vững (20 phút) | Phiếu HT | |
Hoạt động 7: Luyện tập – mở rộng (25 phút) | Thang đo 1 | Phiếu HT |
Hoạt động 8: Tìm hiểu một số loại nhiên liệu (15 phút) | Hình ảnh, trò chơi
Bảng hỏi Thang đo |
Phiếu HT |
Hoạt động 9: Tìm hiểu về nguồn nguyên liệu, tính chất và cách sử dụng nhiên liệu (15 phút) | Bài tập thực nghiệm
Thang đo, Rubric |
Phiếu HT |
Hoạt động 10: Tìm hiểu an ninh nguyên liệu (15phút) | Dự án học tập “Nghiên cứu về các loại nhiên liệu” | |
Hoạt động 11: Tìm hiểu một số loại lương thực phổ biến (20 phút) | Bài tập thực nghiệm
Thang đo |
– Tư liệu, hình ảnh giới thiệu về món ăn và các loại lương thực thực phẩm.
– Gạo, 2 chiếc hộp, nước. rau, thịt, cá, 1 cốc sữa. |
Hoạt động 12: Tìm hiểu về vai trò của lương thực, thực phẩm thông dụng (25 phút) | Bài tập thực nghiệm
Thang đo |
|
Hoạt động 13: Tìm hiểu các nhóm chất dinh dưỡng trong lương thực, thực phẩm, sức khỏe và chế độ dinh dưỡng
(30 phút) |
Phiếu HT | |
Hoạt động 14: luyện tập (15 phút) | Bài tập thực nghiệm
Thang đo |
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động học | Mục tiêu | Nội dung dạy học trọng tâm | PP, KTDH chủ đạo | Phương án đánh giá | |
Phương pháp | Công cụ | ||||
Hoạt động 1: (15 phút) |
|
– Nêu được một số vật liệu thông dụng | PP trực quan, đàm thoại – gợi mở
– KT khăn trải bàn, làm việc nhóm |
Quan sát | |
Hoạt động 2: (30 phút) |
10.KH2.1.2 22.CC2.1 20.PC.TT.1 |
-Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số vật liệu thông dụng.
Tìm hiểu về . Sử dụng vật liệu an toàn, hiệu quả bảo đảm sự phát triển bền vững. |
PP: Trực quan. Nêu và giải quyết vấn đề, sử dụng thí nghiệm.
KT: Khăn trải bàn, hình thức làm việc nhóm |
Hỏi đáp
Viết |
Thang đo
Bài tập thực tiễn Rubric |
Hoạt động 3: (45 phút) | 15.KH3.1
20.PC.TT.1 21.CC2.1 |
-Biết cách thu gom rác thải và tái sử dụng đồ dùng gia đình an toàn, hiệu quả
– cách sử dụng vật liệu an toàn, hiệu quả theo mô hình 3R- vật liệu mới |
PP: dự án, kĩ thuật các mảnh ghép, hình thức làm việc nhóm | Quan sát, viết
|
Thang đo
Bài tập thực tiễn Rubric |
Hoạt động 4: (15 phút) | 4.KHTN 1.2
19. NLC.TC1 22.CC2.1 |
– Tìm hiểu một số nguyên liệu thông dụng | – PPDH:
+ Dạy học trực quan + Dạy học nêu và giải quyết vấn đề – KTDH: khăn trải bàn, động não |
Quan sát,
Hỏi đáp Viết |
Câu hỏi, thang đo
Bài tập thực tiễn trò chơi |
Hoạt động 5: (35 phút) | 20.PC.TT.1 | Tìm hiểu về tính chất, ứng dụng của đá vôi và quặng | PPDH:
+ Dạy học giải quyết vấn đề. KT: Khăn trải bàn, hình thức làm việc nhóm |
Quan sát,
Hỏi đáp Viết |
Thang đo
Bài tập thực tiễn |
Hoạt động 6: (20phút) | 20.PC.TT.1 | +Tìm hiểu khai thác nguyên liệu khoáng sản
+ Cách sử dụng nguyên liệu |
PP: + Dạy học giải quyết vấn đề.
KTDH: động não, bảng grap tư duy |
Quan sát,
Hỏi đáp Viết |
Câu hỏi, thang đo |
Hoạt động 7: (15 phút) | 20.PC.TT.1 | Luyện tập | PPDH:
+ Dạy học giải quyết vấn đề theo nhóm. KTDH: động não, bản đồ tư duy |
Quan sát,
Hỏi đáp Viết |
Thang đo
Bài tập thực tiễn Rubric |
Hoạt động 8: (15 phút) | 19. NLC.TC1 | – Tìm hiểu một số nhiên liệu thông dụng | PP trực quan, đàm thoại – gợi mở, KT kĩ thuật phòng tranh | Quan sát,
Hỏi đáp Viết |
Câu hỏi, thang đo |
Hoạt động 9: (15 phút) | 4.KHTN 1.2
11.KH2.1.2 16.KH3.1 |
– Tìm hiểu về nguồn nguyên liệu
– Tìm hiểu một số tính chất của nhiên liệu – Cách sử dụng nhiên liệu |
PPDH Dạy học giải quyết vấn đề
KT mảnh ghép. |
Quan sát,
Hỏi đáp Viết |
Thang đo
Bài tập thực tiễn |
Hoạt động 10: (15phút) | 20.PC.TT.1
16.KH3.1 |
– Tìm hiểu an ninh nguyên liệu | PPDH:
+ Dạy học giải quyết vấn đề. KTDH: động não, bản đồ tư duy |
Quan sát,
Hỏi đáp Viết |
Câu hỏi, thang đo |
Hoạt động 11: (20 phút) | 20.PC.TT.1
8.KHTN 1.2 |
Tìm hiểu một số loại lương thực phổ biến | PPDH:
+ Dạy học trực quan + Dạy học đàm thoại gợi mở – KTDH: Khăn trải bàn, động não |
Hỏi đáp
Viết |
Câu hỏi, thang đo |
Hoạt động 12: (25 phút) | (18).KH3.2 | Tìm hiểu về vai trò của lương thực, thực phẩm thông dụng | PPDH:
+ Dạy học trực quan, đàm thoại – KTDH: Khăn trải bàn |
||
Hoạt động 13: (30 phút)
|
14.KH2.1.2
20.PC.TT.1 |
Tìm hiểu các nhóm chất dinh dưỡng trong lương thực, thực phẩm | + PPDH đàm thoại gợi mở
+ Dạy học giải quyết vấn để. + Dạy học trực quan |
Hỏi đáp
Viết |
Thang đo
Bài tập thực tiễn Rubric |
Hoạt động 14: (15 phút) | 18.KH3.2 | + Một số loại thực phẩm thường sử dụng hằng ngày
+ An toàn thực phẩm + Tìm hiểu sức khỏe và chế độ dinh dưỡng |
– PPDH:
+ Dạy học trực quan + Dạy học hợp tác. – KTDH: động não |
Quan sát,
Hỏi đáp Viết |
Câu hỏi, thang đo |
- HOẠT ĐỘNG HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: Một số vật liệu thông dụng (15 phút)
GV chiếu video về sử dụng các vật liệu thông dụng trong cuộc sống
GV có thể bắt đầu bài học bằng cách dẫn dắt HS trình bày những hiểu biết về các vật liệu truyền thống trong lịch sử, từ các thời kì đồ đá, đồ đồng, đồ sắt, cho đến thời đại ngày nay.
- Mục tiêu hoạt động
3.KHTN1.2
- Tổ chức hoạt động
Khởi động
Chuẩn bị: GV chia lớp thành 4 nhóm; GV cho HS làm nghiên cứu theo nhóm trước ở nhà, tham khảo tư liệu trên các phương tiện thông tin.
Mỗi nhóm nhận một nhiệm vụ nghiên cứu về một loại vật liệu mà loài người đã từng sử dụng trong lịch sử, hoặc về vật liệu mới được phát triển và có nhiều ứng dụng quan trọng trong đời sống.
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập : Tìm hiểu một số vật liệu thông dụng
GV sử dụng PP trực quan, đàm thoại – gợi mở, KT khăn trải bàn, hình thức làm việc nhóm
GV có thể sử dụng các trò chơi để HS nhận thức về các đồ vật xung quanh, tìm hiểu xem chúng được làm từ vật liệu gì.
GV tổ chức HS đọc tên vật liệu đã dùng để chế tạo vật dụng quen thuộc (gỗ, kim loại, nhựa, thủy tinh, gốm sứ, cao su,…).
GV giới thiệu các loại vật liệu mới (vật liệu nhân tạo), đáp ứng nhu cầu cuộc sống để thay thế cho các vật liệu tự nhiên ngày càng cạn kiệt.
! GV lưu ý HS phân biệt khái niệm về vật liệu tự nhiên hay nhân tạo với nguyên liệu.
GV yêu cầu HS quan sát thực tế và hình 1 trong SGK, HS sẽ liệt kê được các vật liệu và đồ vật được làm từ vật liệu đó.
Hình 1 |
|
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 (BẢNG HỎI) | |
Câu hỏi | Trả lời |
|
|
|
|
|
- Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS thực hiện bài tập trên phiếu theo cá nhân, sau đó tổng hợp ý kiến.
Báo cáo kết quả và thảo luận:
HS đại diện lên trình bày kết quả
GV nhận xét kết quả thảo luận làm việc của các nhóm
- Sản phẩm học tập
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 (BẢNG HỎI) | |||||||||||||||
Câu hỏi | Trả lời | ||||||||||||||
1) Kể tên một số loại vật liệu trong cuộc sống mà em biết. |
|
||||||||||||||
2) Liệt kê các loại đổ vật hoặc công trình xây dựng được làm từ những loại vật liệu trong hình 11.1. | – Bát, đĩa có thể làm từ sứ, thủy tinh, nhựa, inox, đồng; nồi nấu ăn có thể làm từ inox, nhôm, đất,… | ||||||||||||||
3) Em hãy nêu một số ví dụ về việc sử dụng một vật liệu làm ra được nhiều vật dụng khác nhau | kim loại được dùng làm dây điện, xoong chảo nấu ăn, khung cửa,… Nhựa được dùng làm xô, chậu, bình đựng nước, bát đĩa, đồ |
- Phương án đánh giá
Thang đo 1 | ||||
Tiêu chí: Tìm hiểu một số vật liệu thông dụng. | Nhóm 1 | Nhóm 2 | Nhóm 3 | Nhóm 4 |
Mức 1
HS nhận biết và nêu được ví dụ về các vật liệu đã được sử dụng để làm ra các vật dụng |
||||
Mức 2
HS nhận biết và nêu được ví dụ về vật liệu đã được sử dụng để làm ra các vật dụng dưới sự gợi ý của GV |
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu tính chất và ứng dụng của một số vật liệu (30 phút)
- Mục tiêu hoạt động
3.KHTN1.2 10. KH2.1.2 22. CC2.1 20. PC.TT.1
- Tổ chức hoạt động
- Chuẩn bị: GV chia lớp thành 4-6 nhóm;
– Bộ dụng cụ hình 1.3: thí nghiệm 1: Đinh sắt, miếng gốm,miếng nhựa,miếng cao su.
Thí nghiệm 2: Đinh sắt, dây đổng, mẩu gỗ, miếng nhựa, mẫu sứ,đèn cồn
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV sử dụng PP trực quan, nêu và giải quyết vấn đề, sử dụng thí nghiệm, KT khăn trải bàn, hình thức làm việc nhóm
HS xây dựng phương án và thực hiện thí nghiệm để rút ra những tính chất của vật liệu (tính dẫn nhiệt, dẫn điện) và biết cách chọn vật liệu phù hợp với mục đích sử dụng của đồ vật.
GV tổ chức lớp học thành các nhóm HS để thực hiện thí nghiệm, phát phiếu học tập (ghi kết quả quan sát của thí nghiệm và rút ra nhận xét) cho các nhóm.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 | ||
Vật liệu | Tính chất | Ứng dụng |
Kim loại | ||
Cao su | ||
Thủy tinh | ||
Sứ |
GV yêu cầu HS tìm hiểu mối quan hệ về tính chất và ứng dụng của một số vật liệu và trả lời câu hỏi
! Luôn nhắc nhở HS cẩn thận, tránh bị bỏng, bị điện giật hay đổ vỡ khi tiếp xúc với nước nóng, nguồn điện và một số đồ thủy tinh dễ vỡ.
? HĐ: 1. Tìm hiểu khả năng dẫn điện của vật liệu.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 | ||
Vật liệu | Bóng đèn sáng hay không sáng? | Vật liệu dẫn điện hay không dẫn điện? |
Kim loại | ||
Nhựa | ||
Gỗ | ||
Cao su | ||
Thủy tinh | ||
Gốm |
- Tìm hiểu khả năng dẫn nhiệt của vật liệu
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 | |||
Vật liệu | Chiếc thìa nóng hơn/lạnh hơn/không nhận thấy sự thay đổi | Vật liệu dẫn nhiệt tốt hay không? | |
Khi nhúng vào nước nóng | Khi nhúng vào nước đá | ||
Kim loại | |||
Sứ | |||
Nhựa | |||
Gỗ |
- Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thực hiện bài tập trên phiếu theo cá nhân, sau đó tổng hợp ý kiến.
Bài tập vận dụng:
- Để làm chiếc ấm điện đun nước, người ta sử dụng các vật liệu gì? Giải thích?
- Quan sát các đồ vật dưới đây:
Hoàn thành ghi nhận xét vào mẫu bảng sau:
Đồ vật | Vật liệu | Tính chất | Công dụng |
Chiếc ấm | Gốm sứ | Cứng, không thấm nước, dẫn nhiệt kém,… | Pha trà |
- Em hãy cho biết cách sử dụng một số đồ dùng gia đình sao cho an toàn (tránh bị bỏng, tránh bị điện giật…?
Báo cáo kết quả và thảo luận:
Mỗi nhóm cử 1 HS đại diện lên trình bày kết quả
GV nhận xét kết quả thảo luận làm việc của các nhóm
- Sản phẩm học tập
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 | ||
Vật liệu | Tính chất | Ứng dụng |
Kim loại | Dẫn điện, dẫn nhiệt tốt,… | Dây dẫn điện, dụng cụ nấu nướng,… |
Cao su | Đàn hồi, không thấm nước, không dẫn điện, không dẫn nhiệt,… | Quả bóng, lốp xe,… |
Thủy tinh | Cứng chắc, trong suốt, cho ánh sáng xuyên qua,… | Cửa kính, bình hoa,… |
Sứ | Dẫn nhiệt kém và không dẫn điện, cứng và bền,… | Bát đĩa, vật dụng cách điện,… |
HĐ: 1. Tìm hiểu khả năng dẫn điện của vật liệu.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 | ||
Vật liệu | Bóng đèn sáng hay không sáng? | Vật liệu dẫn điện hay không dẫn điện? |
Kim loại | Sáng | Dẫn điện |
Nhựa | Không sáng | Không dẫn điện |
Gỗ | Không sáng | Không dẫn điện |
Cao su | Không sáng | Không dẫn điện |
Thủy tinh | Không sáng | Không dẫn điện |
Gốm | Không sáng | Không dẫn điện |
- Tìm hiểu khả năng dẫn nhiệt của vật liệu
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 | |||
Vật liệu | Chiếc thìa nóng hơn/lạnh hơn/không nhận thấy sự thay đổi | Vật liệu dẫn nhiệt tốt hay không? | |
Khi nhúng vào nước nóng | Khi nhúng vào nước đá | ||
Kim loại | Nóng hơn | Lạnh hơn | Dẫn nhiệt tốt |
Sứ | Không thay đổi | Không thay đổi | Không dẫn nhiệt tốt |
Nhựa | Không thay đổi | Không thay đổi | Không dẫn nhiệt tốt |
Gỗ | Không thay đổi | Không thay đổi | Không dẫn nhiệt tốt |
Bài tập vận dụng:
- Chiếc ấm điện đun nước được làm từ các vật liệu: nhựa, kim loại. Thân ấm làm bằng inox (bền, chắc, chịu nhiệt). Nắp ấm và tay cầm làm bằng nhựa (cách nhiệt, cách điện). Thanh cấp nhiệt, giúp làm nóng và sôi nước, làm bằng thép (dẫn điện, dẫn nhiệt). Dây điện có lõi bằng đồng (dẫn điện), vỏ bọc bằng nhựa (cách nhiệt, cách điện).
2.
Đồ vật | Vật liệu | Tính chất | Công dụng |
Chiếc ấm | Gốm sứ | Cứng, không thấm nước, dẫn nhiệt kém,… | Pha trà |
Đồ chơi | Nhựa | Tương đối bền, nhẹ, dễ làm sạch, an toàn với trẻ nhỏ,… | Đồ chơi |
Bình, lọ thí nghiệm | Thủy tinh | Cứng chắc, trong suốt,… | Đựng hóa chất, đong hóa chất |
Găng tay | Cao su | Đàn hồi, bền, dễ làm sạch,… | Bảo vệ tay khi lao động |
Bàn | Gỗ | Cứng chắc, bền,… | Để các đồ vật |
Nồi | Kim loại | Cứng chắc, bền, dẫn nhiệt tốt,… | Nấu ăn |
- Để tránh bị bỏng thì cần dùng găng tay, vải lót tay khi cầm nắm đồ vật,… Để tránh bị điện giật thì cần tránh tiếp xúc với nguồn điện, sử dụng đồ vật cách điện,…
- Phương án đánh giá
Thang đo 1: Đánh hoạt động nhóm
Nội dung quan sát | Hoàn toàn đồng ý | Đồng ý | Phân vân | Không đồng ý |
Thảo luận sôi nổi | ||||
Các Hs trong nhóm đều tham gia hoạt động | ||||
Kết quả bài làm tốt | ||||
Trình bày kết quả tốt |
Thang đo 1 | ||||
Tiêu chí: Tìm hiểu tính chất và ứng dụng của một số vật liệu | Nhóm 1 | Nhóm 2 | Nhóm 3 | Nhóm 4 |
Mức 1 – HS tự làm được thí nghiệm và rút ra được khả năng dẫn điện, dẫn nhiệt của một số vật liệu, tự trả lời câu hỏi phần đọc hiểu và hoạt động | ||||
Mức 2 – HS làm được thí nghiệm và trả lời được câu hỏi dưới sự gợi ý của GV | ||||
Mức 3 – HS quan sát GV biểu diễn thí nghiệm và trả lời câu hỏi theo gợi ý của GV. |
HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu về thu gom rác thải và tái sử dụng đồ dùng gia đình. Sử dụng vật liệu an toàn, hiệu quả bảo đảm sự phát triển bền vững (45 phút)
- Mục tiêu hoạt động:
15.KH3.1
20.PC.TT.1
21.CC2.1
- Tổ chức hoạt động
Chuẩn bị:
– Gv giao nhiệm vụ cho các nhóm từ tiết học trước
– GV chia lớp thành 5 nhóm, mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng và thư kí
Mỗi nhóm HS có 1 bộ tờ giấy A0 và bài thuyết trình và phiếu học tập
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập
PP: dự án, kĩ thuật các mảnh ghép, hình thức làm việc nhóm
GV khai thác những hiểu biết sơ bộ của HS về thoạt động tái sử dụng để tìm hiểu về quản lí chất thải trong cộng đồng. Sử dụng vật liệu tiết kiệm bằng cách tái chế hoặc sử dụng lại và không sử dụng các vật liệu gây hại cho môi trường.
HS trình bày những điều đã biết K, những điều muốn biết W và cuối chủ đề sẽ ghi lại những điều đã học được vào cột L.
Cho HS xem video hoặc hình ảnh về những nguy hại của rác thải nếu không được xử lí hoặc xử lí không đúng cách.
Thảo luận với HS thực hành tái sử dụng các đồ dùng bỏ đi ở trong gia đình mình.
Yêu cầu HS liệt kê những lợi ích chính của việc tái sử dụng và một số thách thức.
Ghi lại ý tưởng thu gom rác thải của các HS, cho phép HS chia sẻ ý tưởng hay, phù hợp với mỗi gia đình và liệt kê thành một bảng để cả lớp thảo luận.
GV hướng dẫn HS nội dung hoạt động trong nhóm, thiết kế tiến trình làm việc cho nhóm theo định hướng nhiệm vụ.
- Tại sao việc tái sử dụng lại có lợi cho cộng đồng về kinh tế?
- Tại sao tái sử dụng là tốt cho môi trường?
- Điều gì sẽ xảy ra nếu rác thải không được xử lí?
- Tìm hiểu cách sử dụng vật liệu an toàn, hiệu quả theo mô hình 3R
- Giới thiệu một số vật liệu mới được sử dụng trong xây dựng đảm bảo phát triển bền vững. Ưu điểm của một số vật liệu mới so với vật liệu truyền thống trong xây dựng.
Nhiệm vụ | Nội dung đạt được | Sản phẩm
dự kiến |
Nhóm 1: Tại sao việc tái sử dụng lại có lợi cho cộng đồng về kinh tế? | Bài thuyết trình Powerpoint về các vấn đề: | Báo cáo nghiên cứu
Thuyết trình bằng Powerpoint |
Nhóm 2: Tại sao tái sử dụng là tốt cho môi trường? | Thuyết trình bằng Powerpoint | |
Nhóm 3: Điều gì sẽ xảy ra nếu rác thải không được xử lí? | Bài thuyết trình Powerpoint | |
Nhóm 4: Tìm hiểu cách sử dụng vật liệu an toàn, hiệu quả theo mô hình 3R
. |
– Reduce: Giảm thiểu tối đa sử dụng vật liệu nhằm tiết kiệm tiền bạc, tránh lãng phí vật liệu, giảm rác thải vật liệu cho môi trường; – Reuse: Tái sử dụng các vật liệu đang còn khả năng sử dụng được; – Recycle: Tái chế các vật liệu thành các sản phẩm hữu ích trong cuộc sống. + Tuyên truyền về việc sử dụng vật liệu an toàn, hiệu quả, HS thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường… |
Poster / Tranh tuyên truyền |
Nhóm 5: Giới thiệu một số vật liệu mới được sử dụng trong xây dựng đảm bảo phát triển bền vững. Ưu điểm của một số vật liệu mới so với vật liệu truyền thống trong xây dựng. | Kính xây dựng, gạch không nung, gỗ công nghiệp, panen đúc sẵn,…
– Tiết kiệm chi phí, năng lượng; – Thân thiện môi trường; – An toàn cháy nổ; – Đảm bảo kiến trúc, thẩm mĩ; – Tăng nhanh tốc độ xây dựng. |
- Thực hiện nhiệm vụ học tập
Thực hiện dự án
Bảng Tiến trình thực hiện
Nội dung | Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
– Thu thập thông tin.
– Tìm hiểu thực trạng |
Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ các nhóm | Thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch. |
– Thảo luận nhóm để xử lí thông tin và lập dàn ý báo cáo.
– Hoàn thành báo cáo của nhóm. |
Theo dõi, giúp đỡ các nhóm (xử lí thông tin, cách trình bày sản phẩm của các nhóm) | – Từng nhóm phân tích kết quả thu thập được và trao đổi về cách trình bày sản phẩm.
– Xây dựng báo cáo sản phẩm của nhóm. |
Viết báo cáo và trình bày báo cáo
Thiết kế một poster tuyên truyển việc sử dụng vật liệu tái chế tạo những sản phẩm có ứng dụng trong cuộc sống hằng ngày.
HS tự thực hiện.
Ví dụ:
Qua sơ đồ trên, các nhóm HS có thể tìm hiểu cách tái chế rác thải thành các sản phẩm hữu ích. Ví dụ: vỏ lon nhôm, chai thuỷ tinh, vỏ chai nhựa có thể dùng làm bình hoa mini; thức ăn thừa, lá cây, xác động vật làm phân vi sinh;…
Chốt lại nội dụng kiến thức trọng tâm
– Các vật liệu khác nhau có các tính chất khác nhau.
– Ứng dụng của mỗi loại vật liệu dựa vào tính chất của chúng – Sử dụng vật liệu tiết kiệm và không sử dụng các vật liệu gây hại cho môi trường. |
– GV hướng dẫn HS phân loại chất thải sinh hoạt theo sơ đồ sau:
Bài tập vận dụng
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5 | |
1. Một số cách xử lí đồ dùng bỏ đi trong gia đình | |
Đồ dùng bỏ đi trong gia đình | Cách xử lí |
a) Chai nhựa, chai thủy tinh, túi nylon | Làm sạch và dùng lại nhiều lần |
b) Quần, áo cũ | Đem tặng cho các bạn HS vùng khó khăn, cắt may lại thành quần áo mới, vật dụng mới (khăn trải bàn, vỏ gối, tạp dề,…), làm đồ chơi như búp bê vải. |
c) Đồ điện cũ, hỏng | Liên lạc nhà sản xuất xem họ có thể nhận đồ cũ và tái chế không (máy sấy tóc, tủ lạnh, máy giặt,…). Mang đến các trung tâm thu gom đồ điện, điện tử để xử lí. |
d) Pin điện hỏng | Tuyệt đối không vứt vào thùng rác vì pin điện chứa nhiều chất độc hại, chúng sẽ ngấm vào đất làm ô nhiễm đất và nguồn nước. Cần mang đến các trung tâm thu gom pin để xử lí. |
f) Giấy vụn | Làm giấy gói, đóng góp kế hoạch nhỏ cho nhà trường, bán cho hàng đồng nát để tái chế. |
- Phương án đánh giá
Thang đo 1 | ||||
Tiêu chí: | Nhóm 1 | Nhóm 2 | Nhóm 3 | Nhóm 4 |
Mức 1 – Đưa ra được cách xử lí đồ dùng bỏ đi trong gia đình, dùng rác thải làm phân bón cho cây. | ||||
Mức 2 – Chỉ đưa ra được cách làm sạch và tái dùng lại đồ bỏ đi trong gia đình, biết phân loại rác thải dùng làm phân bón cho cây. |
Hoạt động 4: Tìm hiểu một số nguyên liệu thông dụng (15 phút)
- Mục tiêu hoạt động
4.KHTN 1.2
- NLC.TC1
22.CC2.1
2.Tổ chức hoạt động:
Chuẩn bị GV chia lớp thành 4 nhóm học tập
PP : Dạy học trực quan, đàm thoại gợi mở, nêu và giải quyết vấn đề
KT: khăn trải bàn, động não- công não, thảo luận nhóm
GV có thể tổ chức trò chơi Lật mảnh ghép giới thiệu bài
Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1: Khởi động
– Các loại nguyên liệu (đá vôi, quặng,…) được chúng ta sử dụng để sản xuất ra nhiều loại sản phẩm phục vụ cho đời sống và sản xuất. Hãy kể một số ví dụ về việc chế biến nguyên liệu thành sản phẩm mới mà em biết.
Đá vôi | quặng bauxite | Nước |
cát | tre. | Thủy tinh |
Đá | Đất sét | Dầu mỏ |
– GV phát phiếu học tập, yêu cầu HS ghi ra một danh sách các vật thể khác nhau được làm từ nguyên liệu nhân tạo.
Tìm một số đồ vật trong phòng và yêu cầu HS gắn nhãn đâu là nguyên liệu làm từ tự nhiên, đâu là nguyên liệu nhân tạo.
– GV tổ chức hoạt động, thu hút HS bằng các hình ảnh để HS hiểu về địa chất,… cũng như chế biến các mỏ đá, quặng thành các sản phẩm thường dùng.
Chuyển giao nhiệm vụ học tập 2: Tìm hiểu nguyên liệu xung quanh ta
HS quan sát đồ vật xung quanh và tìm hiểu về nguyên liệu đã được sử dụng để sản xuất ra chúng. GV cho HS thảo luận và phân biệt đâu là nguyên liệu tự nhiên, đâu là nguyên liệu nhân tạo.
GV giới thiệu một số đồ vật như đồ trang sức, đồ gốm sứ, phấn viết, đồ dùng bằng kim loại, bút chì,… giới thiệu chúng có điểm chung là đều được sản xuất từ các nguyên liệu đất, đá và quặng. Yêu cầu HS quan sát và dự đoán chúng được sản xuất từ nguyên liệu gì.
Yêu cầu HS tìm hiểu và cho biết quặng bauxite là nguyên liệu để sản xuất ra sản phẩm gì.
– CH: Quặng bauxite dùng làm nguyên liệu để sản xuất nhôm.
PHIẾU HỌC TẬP | ||
Hãy kể một số ví dụ về việc chế biến nguyên liệu thành sản phẩm mới mà em biết. | ||
Nguyên liệu tự nhiên | Nguyên liệu nhân tạo | Sản phẩm |
Đất sét | ||
Quặng bauxite | ||
Thủy tinh | ||
Dầu mỏ | ||
Tre | ||
Đá vôi | ||
Nước | ||
Cát |
Thực hiện nhiệm vụ học tâp
Học sinh hoàn thành câu trả lời theo cá nhân, giáo viên cho học sinh hoàn thành phiếu trả lời
Gọi một số học sinh trình bày câu trả lời, các học sinh khác nhận xét, góp ý cho câu trả lời của bạn.
- Sản phẩm học tập : Kết quả phiếu học tập
- Phương án đánh giá
Thang đo 1 | ||||
Tiêu chí: | Nhóm 1 | Nhóm 2 | Nhóm 3 | Nhóm 4 |
Mức 1 – HS tự trả lời được cả 2 câu hỏi | ||||
Mức 2 – HS trả lời được câu hỏi dưới sự gợi ý của GV. |
HOẠT ĐỘNG 5: Tìm hiểu về đá vôi và quặng (35 phút)
1.Mục tiêu hoạt động
21.PC.TT.1
2.Tổ chức hoạt động:
PPDH: Dạy học giải quyết vấn đề. KT: Khăn trải bàn, hình thức làm việc nhóm
- Chuẩn bị: tranh, video clip giới thiệu hang động nổi tiếng của Việt Nam
– Các mẫu đá và các sản phẩm được làm từ đá vôi, đồ trang sức.
– Tìm hiểu tính chất của đá vôi: ống hút nhỏ giọt hoặc pipet, hydrochloric acid, 1 viên đá vôi, 1 chiếc đĩa, 1 chiếc đinh sắt.
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1: Tìm hiểu về đá vôi
– GV trình chiếu video clip giới thiệu hang động nổi tiếng của Việt Nam
Hình 2.4 Hang Sửng Sốt” – Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh |
– GV đặt vấn đề: Ở nước ta có nhiều vùng núi đá vôi với những hang động nổi tiếng, đá vôi có thành phần, tính chất và ứng dụng như thế nào?
– Yêu cầu HS tìm hiểu ở Việt Nam có những vùng nào có nhiều núi đá và núi đá vôi.
Giáo viên cho HS quan sát mẫu đá vôi và yêu cầu HS nêu thành phần, màu sắc của đá vôi.
▲ Hình 2.5. Khai thác đá vôi |
HS tìm hiểu tác hại của việc khai thác đá vôi đối với môi trường.
Hoạt động Tìm hiểu tính chất của đá vôi:
Thí nghiệm 1 | Thí nghiệm 2 | ||||||||||
|
|
||||||||||
– Yêu cầu HS quan sát và giải thích hiện tượng, hoàn thành phiếu học tập
– GV lưu ý cẩn thận khi làm thí nghiệm với acid.
|
– GV giới thiệu phần en có biết: sơ đồ lò nung vôi liên tục và quy trình sản xuất xi măng.
Thực hiện nhiệm vụ học tâp
Học sinh hoàn thành câu trả lời theo cá nhân, giáo viên cho học sinh hoàn thành phiếu trả lời
Gọi một số học sinh trình bày câu trả lời, các học sinh khác nhận xét, góp ý cho câu trả lời của bạn.
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập 2: Tìm hiểu về Quặng
GV chia HS thành 4 nhóm, hướng dẫn các nhóm thảo luận tìm hiểu về các loại quặng và ứng dụng của chúng qua hình ảnh, bảng hoặc hiện vật là quặng sắt, nhôm, đá quý,… và sơ đồ sản xuất ra kim loại, phi kim thông qua các quá trình tuyển quặng và tinh luyện.
– Yêu cầu HS tìm hiểu các mỏ quặng ở Việt Nam và cho biết quặng này chứa khoáng chất gì, ứng dụng gì.
Quặng nhôm | Quặng đồng | Quặng sắt |
HS trình bày hiểu biết về việc khai thác, sử dụng, chế biến thành sản phẩm và những điểm chú ý về tác động môi trường khi khai thác và chế biến quặng đã biết..
▲ Hình Khai thác quặng bôxit
HS trình bày hiểu biết của mình về khoáng chất có trong quặng, cách chế biến để thu lấy tinh quặng và tinh chất cần thiết (tham khảo một số loại quặng và ứng dụng trong mục “Em có biết?”)
PHIẾU HỌC TẬP (BẢNG HỎI) | |
Câu hỏi | Trả lời |
1) Em hãy kể tên một số quặng có trữ lượng lớn ở Việt Nam hoặc ở địa phương em? | |
2) Em hãy cho biết tác động môi trường trong các vùng có khai thác quặng mà em biết. | |
3) Em hãy kể tên một số quặng và ứng dụng |
- Thực hiện nhiệm vụ học tâp
– Học sinh hoàn thành câu trả lời theo nhóm, giáo viên cho học sinh hoàn thành bảng trả lời gọi một số học sinh trình bày câu trả lời, các học sinh khác nhận xét, góp ý cho câu trả lời của bạn.
Các nhóm nhận xét lẫn nhau ( sản phẩm hỗn hợp và bảng kết quả)
-
- GV nhận xét về thái độ và hiệu quả làm việc của các nhóm
- GV sử dụng đàm thoại để đưa ra kết luận:
- Sản phẩm học tập
– Hiện tượng thí nghiệm:
TN 1: Đá vôi dễ dàng bị trầy xước khi vạch bởi đinh sắt.
TN 2: Khi nhỏ acid vào đá vôi, có nhiều bọt khí thoát ra.
Nguyên liệu
Đặc điểm |
Đá vôi |
Trạng thái | Rắn |
Tính chất cơ bản | Dễ để lại vết trầy xước khi cọ sát, bị sủi bọt khi nhỏ acid vào. |
Ứng dụng | Sản xuất vôi sống (làm nguyên liệu xây dựng, làm phân bón ruộng, làm đường, chế biến thành chất độn trong sản xuất cao su,…) |
Tác hại của khai thác đá vôi đối với môi trường | Phá hủy nhiều núi đá vôi, gây ảnh hưởng cảnh quan và gây sụt lún, việc nung vôi xả khí thải làm ô nhiễm không khí. |
PHIẾU HỌC TẬP (BẢNG HỎI) | |
Câu hỏi | Trả lời |
1) Em hãy kể tên một số quặng có trữ lượng lớn ở Việt Nam hoặc ở địa phương em? | Quặng sắt ở Thái Nguyên, Hà Tĩnh; bauxite ở Tây Nguyên; than ở Quảng Ninh;… |
2) Em hãy cho biết tác động môi trường trong các vùng có khai thác quặng mà em biết. | Gây ô nhiễm môi trường tự nhiên, ảnh hưởng cảnh quan và gây sụt lún, làm ô nhiễm không khí. |
3) Em hãy kể tên một số quặng và ứng dụng | Quặng sắt dùng để chế tạo gang (chứa hơn 95% sắt) và thép
Quặng nhôm (bauxite) dùng để sản xuất nhôm, một vật liệu quan trọng trong chế tạo máy bay, ô Quặng đồng: Sản xuất đồng, một kim loại dẫn điện tốt, được sử dụng làm dây dẫn điện…. |
- Phương án dự kiến đánh giá
Gv quan sát , Thang đo về hoạt động nhóm.
Nội dung quan sát | Hoàn toàn đồng ý | Đồng ý | Phân vân | Không đồng ý | Hoàn toàn không đồng ý |
Thảo luận sôi nổi | |||||
Các HS trong nhóm đều tham gia hoạt động | |||||
Kết quả sản phẩm tốt |
Công cụ đánh giá là hồ sơ học tập – nội dung thuyết trình
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ- Tìm hiểu về đá vôi | Nhóm 1 | Nhóm 2 | Nhóm 3 | Nhóm 4 |
MỨC 1
– Biết thành phần chính của đá vôi, trình bày được ứng dụng và tác hại của việc khai thác đá vôi đến môi trường, nêu được một số tính chất của đá vôi. |
||||
MỨC 2
– Nêu được thành phần, tính chất, ứng dụng của đá vôi và ảnh hưởng của việc khai thác đá vôi đối với môi trường theo gợi ý của giáo viên. |
||||
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ- Tìm hiểu về Quặng | ||||
MỨC 1
– Hiểu rõ các nguồn quặng ở Việt Nam; biết các biện pháp khai thác quặng hợp lí. |
||||
MỨC 2
– Nêu được một số tên quặng có trữ lượng lớn ở Việt Nam; khoáng chất có trong quặng và ứng dụng của chúng; nêu được một số tác động của việc khai thác quặng tới môi trường theo gợi ý của GV |
HOẠT ĐỘNG 6: Sử dụng nguyên liệu an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững (20 phút)
1.Mục tiêu hoạt động
21.PC.TT.1
2.Tổ chức hoạt động:
PP: Trực quan, đàm thoại gợi mở, dạy học giải quyết vấn đề.
KT: Khăn trải bàn, động não- công não
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1: Tìm hiểu khai thác nguyên liệu khoáng sản
– GV cho HS thảo luận nội dung 4, 5 qua việc quan sát các hình 16.2 và 16.3.
▲ Hình 1. Khai thác đá vôi | ▲ Hình 2. Khai thác than đá |
– HS các nhóm lần lượt trả lời theo yêu cầu.
– Chọn 1 HS ghi nhận các câu trả lời trên bảng.
– GV trao đổi và chốt kiến thức.
CÂU HỎI
Câu hỏi 1. Quan sát hình 1 và 2, em hãy cho biết việc khai thác các nguyên liệu khoáng sản tự phát có đảm bảo an toàn không? Giải thích.
Câu hỏi 2. Sử dụng nguyên liệu như thế nào để đảm bảo an toàn, hiệu quả?
Luyện tập
Câu hỏi 3. Tại sao phải sử dụng nguyên liệu an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững?
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập 2: Tìm hiểu sử dụng nguyên liệu
– GV chia HS thành từng nhóm, sau đó yêu cầu các nhóm thảo luận nội dung 6 trong SGK. GV hướng dẫn HS phân tích sơ đồ chuỗi cung ứng nguyên liệu khép kín (hình 16.4) trong SGK.
Câu hỏi 4. Em hãy nêu một số biện pháp sử dụng nguyên liệu an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững.
▲ Hình 16.4. Sơ đồ chuỗi cung ứng nguyên liệu khép kín
– HS các nhóm lần lượt trả lời theo yêu cầu.
– Chọn 1 HS ghi nhận các câu trả lời trên bảng.
– GV trao đổi và chốt kiến thức.
GV hướng dẫn HS tìm hiểu một số nguyên liệu thường gặp (gỗ, đá vôi, bông,…) và có thể yêu cầu HS phân tích việc sử dụng các nguyên liệu đó theo mô hình 3R.
Luyện tập
Câu hỏi 5. Em hãy kể tên một số đồ vật trong gia đình và cho biết chúng được tạo ra từ nguyên liệu nào.
Vận dụng
Câu hỏi 6. Em có thể làm được những sản phẩm nào khi sử dụng chất thải sinh hoạt làm nguyên liệu?
Qua sơ đồ trên, các nhóm HS có thể tìm hiểu cách tái chế rác thải thành các sản phẩm hữu ích. Ví dụ: vỏ lon nhôm, chai thuỷ tinh, vỏ chai nhựa có thể dùng làm bình hoa mini; thức ăn thừa, lá cây, xác động vật làm phân vi sinh;…
HOẠT ĐỘNG 7: Luyện tập -mở rộng (25 phút)
- Mục tiêu hoạt động
– Hệ thống kiến thức – luyện tập
- Tổ chức hoạt động
- Chuẩn bị:
– Gv : chuẩn bị bài tập, phiếu học tập
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV cho HS thực hiện theo cá nhân, sau đó yêu cầu các HS nhận xét, bổ sung
Câu 1. Khi khai thác quặng sắt, ý nào sau đây là không đúng?
- Khai thác tiết kiệm vì nguồn quặng có hạn.
- Tránh làm ô nhiễm môi trường.
- Nên sử dụng các phương pháp khai thác thủ công.
- Chế biến quặng thành sản phẩm có giá trị để nâng cao hiệu quả kinh tế.
Câu 2. Nguyên liệu nào sau đây được sử dụng trong lò nung vôi?
- Đá vôi. B. Cát. C. Gạch. D. Đất sét.
Câu 3. Sau khi lấy quặng ra khỏi mỏ cần thực hiện quá trình nào để thu được kim loại từ quặng?
- Bay hơi. B. Lắng gạn. C. Nấu chảy. D. Chế biến.
Câu 4. Hãy kể tên một số nguyên liệu tự nhiên thường dùng ở Việt Nam.
Câu 5. Từ hình ảnh gợi ý trong Hình 13, em hãy cho biết ứng dụng của đá vôi trong thực tiễn đời sống.
Hình 13
Câu 6. Người ta thường chế biến đá vôi thành vôi tôi để làm vật liệu trong xây dựng. Em hãy kể tên một số nơi khai thác đá vôi để nung vôi ở nước ta.
Câu 7. Em hãy cho biết nguyên liệu chính để chế biến thành:
- Đường ăn. b) Gạch. c) Xăng
Câu 8. Hãy tìm hiểu trên bản đồ khoáng sản và kể tên một số quặng quan trọng ở Việt Nam.
- Sản phẩm học tập : Kết quả học tập của học sinh
- Phương án đánh giá
RUBRIC | ||||
Tiêu chí | Nhóm 1 | Nhóm 2 | Nhóm 3 | Nhóm 4 |
Mức độ tham gia hoạt động nhóm
– Mức 1: Tham dự nhưng không tập trung – Mức 2: Có tham gia, làm bài tập theo đúng các tiêu chí mà giáo viên yêu cầu. – Mức 3: Nhiệt tình, sôi nổi, tích cực, làm nhanh trật tự theo đúng các tiêu chí mà giáo viên yêu cầu. |
||||
Kết quả phiếu học tập
– Mức 1: Học sinh hoàn thành phiếu học tập nhưng chưa biết đúng hay sai – Mức 2: Học sinh hoàn thành đúng phiếu học tập . – Mức 3: Học sinh hoàn thành đúng phiếu học tập .Giải thích đúng |
||||
Báo cáo rõ ràng ,chính xác
– Mức 1: Lắng nghe – Mức 2: Có lắng nghe, phản hồi – Mức 3:Lắng nghe ý kiến các thành viên khác, phản hồi và tiếp thu ý kiến hiệu quả |
HOẠT ĐỘNG 8: Tìm hiểu một số loại nhiên liệu (15 phút)
Khởi động
Các nhà khoa học dự báo đến năm 2100 loài người sẽ cạn kiệt các nguồn nhiên liệu thông thường như than đá, dầu mỏ, khí thiên nhiên. Em hình dung khi đó loài người sẽ sống thế nào?
Đặt vấn đề: Để đảm bảo an ninh năng lượng khi dân số tăng cao chúng ta cần phải làm gì?
– Yêu cầu HS tìm hiểu về các nhiên liệu sử dụng hằng ngày và cho biết: các nhiên liệu này luôn có sẵn cho con người sử dụng hay sẽ cạn kiệt theo thời gian? Các nhiên liệu có tính chất như thế nào?
- Mục tiêu hoạt động
- NLC.TC1
- Tổ chức hoạt động
- Chuẩn bị:
Trò chơi
Phiếu học tập
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV sử dụng PP trực quan, đàm thoại – gợi mở, KT kĩ thuật phòng tranh
– HS đã biết gas dùng để đun nấu, xăng để chạy ô tô, xe máy, …Gas, xăng,… đều là nhiên liệu. Vậy nhiên liệu là gì? Chúng có tính chất gì?
– GV tổ chức cho HS học tập theo nhóm liệt kê các nhiên liệu cần cho các hoạt động trong cuộc sống.
Yêu cầu HS nêu điểm chung của các nhiên liệu đó và rút ra nhiên liệu là gì.
HS quan sát các nhiên liệu dùng trong đời sống hằng ngày và cho biết chúng tồn tại ở thể nào, nặng hay nhẹ hơn nước và tan trong nước không.
PHIẾU HỌC TẬP 1 (BẢNG HỎI) | |
Câu hỏi | Trả lời |
1) Em hãy liệt kê các nhiên liệu cần cho các hoạt động trong cuộc sống.? | |
2) Hãy nêu điểm chung của các nhiên liệu ? | |
3) Em hãy cho biết nhiên liệu dùng trong đời sống hằng ngày, chúng tồn tại ở thể nào, nặng hay nhẹ hơn nước và tan trong nước không? |
Phiếu học tập số 2: Em hãy cho biết ứng dụng của các nhiên liệu: dầu hoả, gỗ, xăng, than đá, khí thiên nhiên.
PHIẾU HỌC TẬP 2 | |
Nhiên liệu | Ứng dụng |
Dầu hỏa | |
Gỗ (gỗ vụn, mùn cưa, cành cây khô,…) | |
Xăng | |
Than đá | |
Khí thiên nhiên |
- Sản phẩm học tập
– Kết quả của trả lời của học sinh
PHIẾU HỌC TẬP 1 (BẢNG HỎI) | |
Câu hỏi | Trả lời |
1) Em hãy liệt kê các nhiên liệu cần cho các hoạt động trong cuộc sống.? | Than, ga, xăng, dầu hỏa… |
2) Hãy nêu điểm chung của các nhiên liệu ? | Nhiên liệu là những chất cháy được và toả nhiều nhiệt. |
3) Em hãy cho biết nhiên liệu dùng trong đời sống hằng ngày, chúng tồn tại ở thể nào, nặng hay nhẹ hơn nước và tan trong nước không? | Nhiên liệu tồn tại ở các thể: rắn (than đá), lỏng (xăng, dầu), khí (khí đốt để đun nấu).
Hầu hết các loại nhiên liệu nhẹ hơn nước (trừ than đá) và không tan trong nước (trừ cồn). |
PHIẾU HỌC TẬP 2 | |
Nhiên liệu | Ứng dụng |
Dầu hỏa | Đèn dầu, bếp dầu, động cơ xe, máy phát điện,… |
Gỗ (gỗ vụn, mùn cưa, cành cây khô,…) | Làm củi đun nấu, sưởi ấm,… |
Xăng | Chạy xe ô tô, máy phát điện,… |
Than đá | Lò cao nung vôi, sản xuất xi măng, luyện gang, thép,… |
Khí thiên nhiên | Gas để nấu ăn, chạy máy phát điện, lò nung gạch, gốm, lò cao sản xuất xi măng, luyện kim loại,… |
- Phương án đánh giá
- Gv quan sát và đánh giá phẩm chất bằng thang đo
Thang đo 1: Đánh hoạt động nhóm
Nội dung quan sát | Hoàn toàn đồng ý | Đồng ý | Phân vân | Không đồng ý |
Thảo luận sôi nổi | ||||
Các Hs trong nhóm đều tham gia hoạt động | ||||
Kết quả bài làm tốt | ||||
Trình bày kết quả tốt |
HOẠT ĐỘNG 9: Tìm hiểu về nguồn nguyên liệu, tính chất và cách sử dụng nhiên liệu (15 phút)
- Mục tiêu hoạt động
4.KHTN 1.2
11.KH2.1.2
16.KH3.1
- Tổ chức hoạt động
- Chuẩn bị:
Phiếu học tập
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập
– HS tìm hiểu các nguồn nhiên liệu sẵn có và được sử dụng phổ biến ở khu vực sinh sống và đưa ra đánh giá mức độ phổ biến (dễ kiếm, mức độ sử dụng,…).
– GV giới thiệu các nguồn nhiên liệu (than đá, dầu mỏ và khí thiên nhiên) ở nước ta, yêu cầu HS trả lời tại sao cần sử dụng chúng tiết kiệm, hợp lí và an toàn?
PHIẾU HỌC TẬP 3 (BẢNG HỎI) | |
Câu hỏi | Trả lời |
1) Hãy kể tên các nhiên liệu sẵn có và được sử dụng phổ biến ở khu vực sinh sống và đưa ra đánh giá mức độ phổ biến | |
2) Cách dùng các nhiên liệu an toàn và tiết kiệm | |
3) Những tác động đến môi trường khi sử dụng nhiên liệu hóa thạch ? | |
4) Tại sao phải sử dụng nhiên liệu tiết kiệm, hợp lí và an toàn? |
Hoạt động thảo luận nhóm: Tìm kiếm tính chất của nhiên liệu:
GV có thể hướng dẫn HS quan sát việc sử dụng nhiên liệu trong đời sống hằng ngày và thảo luận nhóm từ đó rút ra tính chất của nhiên liệu, cách dập tắt đám cháy mỏ dầu (dập tắt bếp than củi).
PHIẾU HỌC TẬP 4
Nhiên liệu
Đặc điểm |
Củi | Than | Xăng | Gas |
Trạng thái | ||||
Khả năng cháy | ||||
Ứng dụng |
– GV lưu ý về độ an toàn khi sử dụng và cách phòng cháy ở khu dân cư.
- Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hợp tác với nhau thực hiện nhiệm vụ học tập
- Báo cáo kết quả và thảo luận:
– Mỗi nhóm cử 1 HS đại diện lên trình bày kết quả và 1 HS ghi vào bảng tổng hợp lớn
- Sản phẩm học tập
- Kết quả của PHT
PHIẾU HỌC TẬP (BẢNG HỎI) | |
Câu hỏi | Trả lời |
1) Hãy kể tên các nhiên liệu sẵn có và được sử dụng phổ biến ở khu vực sinh sống và đưa ra đánh giá mức độ phổ biến | Than đá, dầu mỏ và khí thiên nhiên |
2) Cách dùng các nhiên liệu ga an toàn và tiết kiệm | Gas rất dễ bắt lửa nên cần kiểm tra sự rò rỉ của khí gas qua mùi đặc trưng của khí gas.
Khi phát hiện ra mùi khí gas cần mở các cửa để thông thoáng cho khí gas thoát ra rồi dò tìm điểm rò rỉ khí gas. |
3) Những tác động đến môi trường khi sử dụng nhiên liệu hóa thạch ? | Khi dùng nhiên liệu hóa thạch dễ gây ra ô nhiễm không khí do đốt cháy không hoàn toàn nhiên liệu và khí carbon dioxide sẽ gây ra hiệu ứng nhà kính làm trái đất nóng lên. |
3) Tại sao phải sử dụng nhiên liệu tiết kiệm, hợp lí và an toàn? | – Tránh cháy nổ gây nguy hiểm đến con người và tài sản;
– Tránh lãng phí, không gây ô nhiễm môi trường; – Làm cho nhiên liệu cháy hoàn toàn và tận dụng lượng nhiệt do quá trình cháy tạo ra. |
PHIẾU HỌC TẬP 4
Nhiên liệu
Đặc điểm |
Củi | Than | Xăng | Gas |
Trạng thái | Rắn | Rắn | Lỏng | Khí |
Khả năng cháy | Củi khô dễ cháy, nhiều khói, tương đối an toán | Cháy, tạo khói gây ô nhiễm môi trường do phát thải khí carbon, dioxide | Dễ cháy khi tiếp xúc với không khí, có tính kích nổ, dễ gây nguy hiểm | Rất dễ cháy, ngọn lửa không có khói |
Ứng dụng | Nhiên liệu đun nấu rẻ tiên, thông dụng, tận dụng các loại gỗ phế phẩm | Nhiên liệu quá trình sản xuất điện, đốt cháy trong lò nung | Nhiên liệu chạy động cơ xe máy, máy phát điện, ô tô, máy bay. | Nhiên liệu đun nấu, lò gas, bếp gas, đèn khí, bật lửa gas… |
- Phương án đánh giá
- Gv quan sát và đánh giá bằng thang đo
Thang đo 1 | ||||
Tiêu chí: Nêu một số tính chất và ứng dụng của nhiên liệu | Nhóm 1 | Nhóm 2 | Nhóm 3 | Nhóm 4 |
Mức 1
Nêu một số tính chất và ứng dụng của nhiên liệu nhưng còn sơ sài, còn sai sót |
||||
Mức 2
Nêu một số tính chất và ứng dụng của nhiên liệu nhưng còn chưa đầy đủ |
||||
Mức 3
Nêu một số tính chất và ứng dụng của nhiên liệu nhưng còn đầy đủ, chính xác, trình bày rõ ràng. |
HOẠT ĐỘNG 10: An ninh năng lượng (15 phút)
- Mục tiêu hoạt động
20.PC.TT.1 16.KH3.1
- Tổ chức hoạt động
PP: Dạy học giải quyết vấn đề.
KT: Động não- công não
- Chuẩn bị:
– GV chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng và thư kí
– Mỗi nhóm HS có 1 bộ tờ giấy A0 và bài thuyết trình và phiếu học tập
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập
– Ngày nay, năng lượng có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống con người. Do đó chúng ta cần phải có chương trình đảm bảo đủ năng lượng cho mọi hoạt động. Các nguồn năng lượng không tái tạo (nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ và khí thiên nhiên) ngày càng cạn kiệt, cần hạn chế sử dụng.
GV chia lớp thành 3 nhóm, tổ chức hoạt động nhóm thảo luận
– Thảo luận về câu hỏi:
- Tại sao nói nhiên liệu hoá thạch thuộc loại nhiên liệu không tái tạo? Kể tên một số loại năng lượng tái tạo?
- Nhiên liệu hoá thạch khi đốt cháy tạo ra sản phẩm gì? Tác hại với môi trường như thế nào?
- Để nguồn tài nguyên nhiên liệu không bị cạn kiệt và bảo vệ môi trường, em đã quan tâm đến nguồn năng lượng thay thế nào? Nêu ưu điểm của các loại nhiên liệu này.
GV chốt nội dung: Các nguồn năng lượng tái tạo (năng lượng từ thủy điện, địa nhiệt, năng lượng mặt trời, năng lượng sinh học,…) cần tăng cường sử dụng và thay thế cho nguồn năng lượng không tái tạo.
– Mặc dù năng lượng thủy điện không tạo ra khí độc hại. Tuy nhiên tác động môi trường do thủy triều là hết sức đáng kể. Sự thay đổi mực nước trong đầm khi thủy triều có thể gây hại cho đời sống thực vật và động vật. Độ mặn (hàm lượng muối trong nước) bên trong đầm nước khi thủy triều hạ thấp, làm thay đổi các sinh vật ở đó. Chúng có thể bị chết, dẫn đến nguồn thức ăn hạn chế, chim có thể tìm những nơi khác để di cư,…
Với các con đập thủy điện trên sông, cá bị chặn lại không thể di chuyển khi turbin hoạt động, môi trường sinh thái của lưu vực chứa nước sẽ thay đổi là những tác động mạnh tới môi trường cần được tính đến,…
– CH: Một số loại năng lượng có thể dùng để thay thế năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch: Năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng thủy triều, năng lượng thủy điện,…
- Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hợp tác với nhau thực hiện nhiệm vụ học tập
- Báo cáo kết quả và thảo luận:
– Mỗi nhóm cử 1 HS đại diện lên trình bày kết quả và 1 HS ghi vào bảng tổng hợp lớn
- Sản phẩm học tập
Câu hỏi | Trả lời |
|
– Vì nó tạo ra trong thời gian vô cùng lâu, hàng trăm triệu năm, không bổ sung được.
– Các nguồn năng lượng tái tạo (năng lượng từ thủy điện, địa nhiệt, năng lượng mặt trời, năng lượng sinh học,…) |
|
Tất cả những nhiên liệu hoá thạch đều chứa carbon như than đá, dầu và khí thiên nhiên. Khi được đốt cháy, các nguyên tử carbon kết hợp với oxygen để tạo ra carbon dioxide – khí gây hiệu ứng nhà kính, nguyên nhân làm cho nhiệt độ bầu khí quyển Trái Đất ngày càng tăng lên. Nếu nhiên liệu cháy không hết có thể tạo ra khí carbon monoxide làm ô nhiễm không khí. |
|
Một số nhiên liệu thân thiện môi trường
Nhiên liệu | Xăng E5 | Biogas |
Thành phần | 95% thể tích xăng khoáng, 5% cồn sinh hoc ethanol | 60-70% khi methane. |
Ưu điểm | – Giảm thiểu đáng kể các loại khí thải độc hại so với xăng thông thường.
– Giảm thiểu phát thải khí carbon dioxide gây hiệu ứng nhà kính |
Biogas tiết kiệm chi phí chi tiêu cho gia đình, giảm thiểu rác |
- Phương án đánh giá
- Gv quan sát và đánh giá bằng thang đo
Nội dung quan sát | Hoàn toàn đồng ý | Đồng ý | Phân vân | Không đồng ý |
Thảo luận sôi nổi | ||||
Các Hs trong nhóm đều tham gia hoạt động | ||||
Kết quả bài làm tốt | ||||
Trình bày kết quả tốt |
HOẠT ĐỘNG 11: Tìm hiểu số loại lương thực, thực phẩm phổ biến(20 phút)
Chúng ta sử dụng lương thực, thực phẩm hằng ngày để ăn uống, lấy năng lượng nhiên liệu), dưỡng chất (nguyên liệu) cho cơ thể phát triển và hoạt động. Em có thể lựa chọn thức ăn cho mình và gia đình như thế nào để đủ chất dinh dưỡng, giúp cơ thể khoẻ mạnh?
- Mục tiêu hoạt động
20.PC.TT.1 8.KHTN 1.2
- Tổ chức hoạt động
PP: + trực quan, đàm thoại gợi mở
KT: Khăn trải bàn, động não- công não
- Chuẩn bị:
– Tư liệu, hình ảnh giới thiệu về món ăn và các loại lương thực thực phẩm.
– Hoạt động Tìm hiểu sự biến đổi của lương thực: Gạo, 2 chiếc hộp, nước.
– Hoạt động Tìm hiểu sự biến đổi của thực phẩm: rau, thịt, cá, 1 cốc sữa.
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập : Tìm hiểu một số loại lương thực
– Yêu cầu HS kể lại việc cùng với bố mẹ chuẩn bị bữa ăn cho gia đình như thế nào.
– GV cung cấp cho HS một số tạp chí, sách báo quảng cáo về lương thực thực phẩm.
Yêu cầu HS thảo luận nhóm, lựa chọn những loại thực phẩm phổ biến ở Việt Nam và lương thực mà gia đình em sử dụng nhiều nhất từ các bài báo, quảng cáo đó. Yêu cầu HS cắt hình các loại lương thực, thực phẩm ra và dán chúng lên mảnh giấy. Sau đó, các nhóm lên trình bày trước lớp về lựa chọn của mình và giải thích lí do.
– Lựa chọn ví dụ về những loại thực phẩm quen thuộc với đa số HS, tránh những thực phẩm nước ngoài không gần gũi với người Việt Nam. Có thể lựa chon những món ăn đặc trưng của vùng miền quê hương.
GV tổ chức cho HS hoạt động cặp đôi, hướng dẫn HS quan sát hình 4.1
HOÀN THÀNH PHIẾU HỌC TẬP 5– QUAN SÁT HÌNH VẼ VÀ HOÀN THÀNH PHIẾU HỌC TẬP (BẢNG HỎI) | |
Câu hỏi | Trả lời |
1) Hãy cho một số loại lương thực phổ biến ở Việt Nam? | |
2) Hãy cho biết loại lương thực nào ở hình 4.1 mà gia đình em sử dụng nhiều nhất? Tại sao? |
- Thực hiện nhiệm vụ học tập
Học sinh thảo luận trên cơ sở thực hiện thao tác ghi nhận ý kiến cá nhân vào bảng chung của nhóm.
Đại diện mỗi nhóm sẽ trình bày nội dung đã thảo luận, các nhóm khác nhận xét, bổ sung và giáo viên là người chốt lại nội dung
- Sản phẩm học tập
PHIẾU HỌC TẬP 6 (BẢNG HỎI) | |
Câu hỏi | Trả lời |
1) Hãy cho tên một số loại lương thực phổ biến ở Việt Nam? | Một số loại lương thực phổ biến ở Việt Nam: gạo, ngô, khoai lang, sắn. |
2) Hãy cho biết loại lương thực nào mà gia đình em sử dụng nhiều nhất? Tại sao? | Lương thực mà gia đình em sử dụng nhiều nhất là gạo vì đây là loại lương thực có hàm lượng tinh bột và cung cấp năng lượng nhiều nhất. |
- Phương án dự kiến đánh giá
- Gv quan sát và đánh giá phẩm chất bằng thang đo
Thang đo 1: Đánh hoạt động nhóm
Nội dung quan sát | Hoàn toàn đồng ý | Đồng ý | Phân vân | Không đồng ý |
Thảo luận sôi nổi | ||||
Các Hs trong nhóm đều tham gia hoạt động | ||||
Kết quả bài làm tốt | ||||
Trình bày kết quả tốt |
HOẠT ĐỘNG 12: Tìm hiểu về vai trò của lương thực, thực phẩm thông dụng (25 phút)
- Mục tiêu hoạt động
21.PC.TT.1
- Tổ chức hoạt động
PP: Dạy học giải quyết vấn để, trực quan
KT: Khăn trải bàn, động não- công não
-
- Chuẩn bị: GV chia lớp thành 4-6 nhóm
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV giúp cho HS hiểu việc ăn đầy đủ các loại lương thực, thực phẩm khác nhau và các loại lương thực, thực phẩm an toàn sẽ giúp chúng ta phát triển khoẻ mạnh, có đủ năng lượng học tập và vui chơi.
– GV đặt ra các câu hỏi cùng thảo luận với HS:
PHIẾU HỌC TẬP 7 (BẢNG HỎI) | |
Câu hỏi | Trả lời |
1) Những loại lương thực, thực phẩm hằng ngày của gia đình em là gì? Lương thực, thực phẩm nào có thể ăn sống? phải nấu chín? | |
|
|
2) Tại sao trên bao bì và vỏ hộp các loại thực phẩm thường ghi hạn sử dụng? | |
3) Nêu một số dấu hiệu nhận biết thực phẩm bị hỏng. | |
4) Tại sao phải giữ vệ sinh an toàn thực phẩm? | |
5) Hãy nêu các nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm. | |
|
|
|
– GV lưu ý: Chỉ nên hướng HS nhận ra các loại thực phẩm và cách sử dụng để có sức khỏe tốt, tránh yêu cầu các em phải yêu cầu gia đình đáp ứng đủ khi không có điều kiện, gây ra nhận thức tiêu cực.
- Thực hiện nhiệm vụ học tập
Học sinh thảo luận, ghi nhận ý kiến cá nhân vào bảng chung của nhóm. Đại diện mỗi nhóm sẽ trình bày nội dung đã thảo luận
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
Giáo viên là người chốt lại nội dung
- Sản phẩm học tập
PHIẾU HỌC TẬP (BẢNG HỎI) | |
Câu hỏi | Trả lời |
1) Những loại lương thực, thực phẩm hằng ngày của gia đình em là gì? Lương thực, thực phẩm nào có thể ăn sống? phải nấu chín? | Lương thực, thực phẩm có thể ăn sổng: rau xanh, củ quả tươi, sữa,… Lương thực, thực phẩm phải nấu chín: cá, thịt,… |
|
Lương thực, thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật: gạo, ngô, khoai lang, mía, các loại quả, đậu, đồ, dấu thực vật, bơ, lạc, vừng, rau xanh.
Lương thực, thực phẩm có nguồn gốc từ động vật: mật ong, cá, thịt, trứng, mỡ lợn, sữa. |
2) Tại sao trên bao bì và vỏ hộp các loại thực phẩm thường ghi hạn sử dụng? | Hướng dẫn về thời gian của thực phẩm cho người tiêu dùng; thời gian sản phẩm có thể giữ được chất lượng và an toàn trước khi bắt đầu hư hỏng và có thể trở nên không an toàn. |
3) Nêu một số dấu hiệu nhận biết thực phẩm bị hỏng. | Thay đổi màu sắc; Thực phẩm nổi bong bóng; Có đốm trắng, đen hoặc xanh lá; Thức ăn bốc mùi: .. |
4) Tại sao phải giữ vệ sinh an toàn thực phẩm? | Vì giữ vệ sinh thực phẩm sẽ không thể xảy ra và bị hiện tượng nhiễm trùng, nhiễm độc, tránh gây ngộ độc thức ăn cho bản thân người sử dụng |
5) Hãy nêu các nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm. | Ăn phải thức ăn ôi thiu, bị nhiễm trùng, nhiễm độc… |
6) Tại sao cần phải bảo quản lương thực, thực phẩm đúng cách? | Vì chúng dễ bị hư hỏng sinh ra những chất độc, có hại cho sức khoẻ. |
7) Em hãy cho biết cách bảo quản, chế biến và sử dụng một số loại thực phẩm an toàn, hiệu quả. | Nguyên nhân chính của việc ngộ độc thực phẩm là do ăn, uống thực phẩm đã bị nhiễm khuẩn hoặc bị ô nhiễm hóa học (kim loại nặng, độc tố vi nấm…). … |
- Phương án dự kiến đánh giá
- Gv quan sát và đánh giá phẩm chất bằng thang đo
Thang đo 1: Đánh hoạt động nhóm
Nội dung quan sát | Hoàn toàn đồng ý | Đồng ý | Phân vân | Không đồng ý |
Thảo luận sôi nổi | ||||
Các Hs trong nhóm đều tham gia hoạt động | ||||
Kết quả bài làm tốt | ||||
Trình bày kết quả tốt |
HOẠT ĐỘNG 13: Tìm hiểu các nhóm chất dinh dưỡng trong lương thực, thực phẩm; sức khỏe và chế độ dinh dưỡng (30 phút)
- Mục tiêu hoạt động
20.KH3.2
- Tổ chức hoạt động
PP: + Dạy học hợp tác, trực quan, đàm thoại gợi mở
KT: Khăn trải bàn, động não- công não
Chuẩn bị:
– Gv giao nhiệm vụ cho các nhóm từ tiết học trước
– GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng và thư kí
Mỗi nhóm HS có 1 bộ tờ giấy A0 và bài thuyết trình và phiếu học tập
Sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm, GV giúp HS tìm hiểu một số loại thực phẩm phổ biến.
Chuyển giao nhiệm vụ học tập : Tìm hiểu các nhóm chất dinh dưỡng trong lương thực, thực phẩm
– Đưa ra một bức tranh về các loại lương thực, thực phẩm. Yêu cầu HS phân loại theo nhóm chất. Cho HS tìm hiểu vể vai trò của từng nhóm chất trong việc cung cấp chất dinh dưỡng cho con người.
– Lấy bức tranh ghi chú tên mỗi lương thực hoặc thực phẩm và đặt chúng lên bảng, rồi sắp xếp chúng theo nhóm. Hoặc cung cấp tên của các nhóm lương thực, thực phẩm và yêu cầu HS chọn lương thực, thực phẩm vào nhóm đó và cho biết nhóm nào là tốt cho sức khoẻ.
Hoạt động Tìm hiểu sự biến đổi của lương thực (HĐ1) vả thực phẩm (HĐ2):
GV chia nhóm HS làm thí nghiệm ở nhà rồi viết báo cáo, trả lời câu hỏi trong hoạt động.
– Nhắc HS chú ý đến các thực phẩm của nhiếu địa phương khác nhau ở Việt Nam và một số thực phẩm nước ngoài thường xuất hiện gần đây ở nước ta.
HĐ 1: Tìm hiểu sự biến đổi của lương thực
- Carbohydrate: nguồn năng lượng chính
PHIẾU HỌC TẬP 8 | |
Câu hỏi | Trả lời |
1) Hãy kể tên các lương thực có trong Hình 15.1 và một số thức ăn được chế biến từ cácloại lương thực đó. | |
2) Nhóm carbohydrate có vai trò gì đối với cơ thể? | |
3) Hãy tìm hiểu và cho biết những mặt tốt và mặt xấu của lipid đối với sức khoẻ con người. |
Tìm hiểu sự biến đổi của lương thực
PHIẾU HỌC TẬP 9 | |
Câu hỏi | Trả lời |
1) Cho một thìa gạo vào hai hộp nhựa nhỏ, thêm nước vào một hộp cho ướt hết. Để yên ngoài không khí khoảng 5-10 giờ. So sánh độ cứng của hạt gạo ở hai hộp nhựa bằng cách ép chúng bằng một vật cứng. | |
2) Em đã từng thấy cơm bị thiu chưa? Em hãy chỉ ra các dấu hiệu (mùi, màu sắc,… cho thấy cơm đã bị thiu. | |
3) Em hãy đề xuất cách bảo quản lương thực khô (gạo, ngô, khoai, sắn) và lương thực đã được nấu chín (cơm, cháo). | |
PHIẾU HỌC TẬP 10 | |
Câu hỏi | Trả lời |
1) Quan sát Hình 15.1 và cho biết thực phẩm nào cung cấp protein, thực phẩm nào cũng cấp lipid. | |
2) Hãy tìm hiểu và cho biết những mặt tốt và mặt xấu của lipid đối với sức khoẻ con người. | |
3) Trong Hình 15.1 có những thực phẩm nào cung cấp nhiều chất khoáng? những thực phẩm nào cung cấp nhiều vitamin? | |
4) Hãy tìm hiểu và cho biết những thực phẩm bổ sung nhiều calcium cho cơ thể | |
5) Vitamin nào tốt cho mắt? Nguồn vitamin này có trong thực phẩm nào? | |
6 )Vitamin nào tốt cho sự phát triển của xương? Nguồn vitamin đó có ở đâu? |
- Các chất dinh dưỡng khác
- Thực hiện nhiệm vụ học tập
Học sinh thảo luận, ghi nhận ý kiến cá nhân vào bảng chung của nhóm. Đại diện mỗi nhóm sẽ trình bày nội dung đã thảo luận. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Giáo viên là người chốt lại nội dung
- Sản phẩm học tập
PHIẾU HỌC TẬP 8 | |
Câu hỏi | Trả lời |
1) Hãy kể tên các lương thực có trong Hình 15.1 và một số thức ăn được chế biến từ các loại lương thực đó. | – Lúa gạo: cơm, bún, phở, bánh đúc, bánh tẻ, bánh nếp (làm từ bột gạo nếp),…
– Ngô: bánh bột ngô, bỏng ngô, xôi ngô,… – Khoai lang: khoai lang luộc, nướng, bánh khoai lang rán,… |
2) Nhóm carbohydrate có vai trò gì đối với cơ thể? | Nhóm carbohydrate có vai trò là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể. |
HIẾU HỌC TẬP 9 | |
Câu hỏi | Trả lời |
1) . So sánh độ cứng của hạt gạo ở hai hộp nhựa bằng cách ép chúng bằng một vật cứng. | Hạt gạo trong hộp nhựa có thêm nước mếm hơn, dễ bị nghiền vụn. |
2) Em đã từng thấy cơm bị thiu chưa? Em hãy chỉ ra các dấu hiệu (mùi, màu sắc,… cho thấy cơm đã bị thiu. | Bát cơm có mùi ôi thiu, mềm nát hơn, có đốm trắng, đen hoặc xanh lá. |
3) Em hãy đề xuất cách bảo quản lương thực khô (gạo, ngô, khoai, sắn) và lương thực đã được nấu chín (cơm, cháo). | Gạo, ngô: đóng bao, bảo quản trong kho hoặc cho vào chum, vại, thùng phuy,… để nơi khô ráo.
Sắn: làm sạch, gọt vỏ, thái lát, phơi khô rồi đóng bao để nơi khô ráo. Khoai: hong khô, phủ cát,… để nơi khô ráo. – Bảo quản lương thực đã nấu chín (cơm, cháo): Cơm: không để lẫn thức ăn khác, để nơi thoáng mát hoặc để tủ lạnh. Cháo: cho vào hộp rồi để tủ lạnh. |
PHIẾU HỌC TẬP 10 | ||
Câu hỏi | Trả lời | |
1) Quan sát Hình 15.1 và cho biết thực phẩm nào cung cấp protein, thực phẩm nào cũng cấp lipid. | Các thực phẩm cung cấp protein có nguồn gốc từ thực vật: các loại đậu, đỗ,…
Các thực phẩm cung cấp protein có nguồn gốc từ động vật: thịt, cá, trứng,… Các thực phẩm cung cấp lipid: bơ, dầu thực vật, thịt, lạc, vừng, sữa,… |
|
2) Hãy tìm hiểu và cho biết những mặt tốt và mặt xấu của lipid đối với sức khoẻ con người. | Mặt tốt của chất béo đối với cơ thê’ người: giữ ấm cho cơ thể, năng lượng dự trữ,…
Mặt xấu của chất béo đối với cơ thể người: khi bị dư thừa, chất béo làm rối loạn trao đổi chất, sinh ra bệnh tật. Chất khoáng và vitamin |
|
1) Trong Hình 15.1 có những thực phẩm nào cung cấp nhiều chất khoáng? những thực phẩm nào cung cấp nhiều vitamin? | ||
2) Hãy tìm hiểu và cho biết những thực phẩm bổ sung nhiều calcium cho cơ thể | Nguồn thực phẩm bổ sung nhiều calcium cho cơ thể: thuỷ sản, hải sản (cá, tôm, cua,…), sữa, trứng,… | |
3) Vitamin nào tốt cho mắt? Nguồn vitamin này có trong thực phẩm nào? | Vitamin tốt cho mắt là vitamin A. | |
4 )Vitamin nào tốt cho sự phát triển của xương? Nguồn vitamin đó có ở đâu? | Vitamin tốt cho sự phát triển của xương là vitamin D. |
- Phương án dự kiến đánh giá
Thang đo 1 | ||||
Tiêu chí: | Nhóm 1 | Nhóm 2 | Nhóm 3 | Nhóm 4 |
Mức 1 – HS trả lời được tất cả các câu hỏi vể các nhóm chất dinh dưỡng trong lương thực, thực phẩm. Tìm hiểu được sự biến đổi của lương thực, thực phẩm và biết cách bảo quản chúng | ||||
Mức 2 – HS gọi tên được các thực phẩm trong các nhóm lương thực, thực phẩm. Tìm hiểu được sự biến đổi của lương thực, thực phẩm và biết cách bảo quản |
HOẠT ĐỘNG 14: Luyện tập (15 phút)
- Mục tiêu hoạt động
– Hệ thống kiến thức – luyện tập
- Tổ chức hoạt động
- Chuẩn bị:
– Gv : chuẩn bị bài tập, phiếu học tập
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV cho HS thực hiện theo cá nhân, sau đó yêu cầu các HS nhận xét, bổ sung
Câu 1. Lứa tuổi từ 11 -15 là lứa tuổi có sự phát triển nhanh chóng về chiều cao. Chất quan trọng nhất cho sự phát triển của xương là
- carbohydrate. B. protein. C. calcium. D. chất béo.
Câu 2. Em hãy kể tên một số thức ăn để cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Câu 3. Em hãy ghi lại thực đơn ngày hôm qua của em và xếp các thức ăn đó theo nhóm chất (carbohydrate, protein, chất béo, chất khoáng, vitamin).
Câu 4. Điền từ in nghiêng dưới đây vào chỗ trống cho phù hợp:
Chất dinh dưỡng, chuyển hoá, thức án, năng lượng
Mọi cơ thể sống đều cần chất dinh dưỡng. Thực vật sử dụng ánh sáng mặt trời, nước và khí carbon dioxide để cung cấp cho chúng năng lượng. Động vật phải lấy ..(1).. thông qua ăn thức ăn. Hẩu hết ..(2).. của chúng là thực vật hoặc động vật khác. Sau khi ăn, thức ăn được tiêu hoá, xảy ra các quá trình ..(3).. để biến thức ăn thành các chất cơ thể cẩn.
- Thực hiện nhiệm vụ học tập
Học sinh làm cá nhân,trình bày nội dung. Các bạn khác nhận xét, bổ sung.
Giáo viên là người chốt lại nội dung
- Sản phẩm học tập
– Kết quả học tập
Câu 2. Các thức ăn giàu carbohydrate là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể: cơm, mì tôm, bún, miến, phở, bánh mì,…
Câu 3.
Buổi
Nhóm chất |
Sáng | Trưa | Tôi |
Carbohydrate | Bánh mì | Cơm | Cơm |
Protein | Trứng | Thịt kho | Cá rán |
Chất béo | Sữa | Thịt mỡ | Dầu thực vật (để xào rau) |
Vitamin và chất khoáng | Rau thơm | Rau xanh, hoa quả | Rau xanh, hoa quả |
Câu 4.
(1): chất dinh dưỡng; (2): thức ăn; (3): chuyển hoá.
- Phương án dự kiến đánh giá
Thang đo 1 | ||||
Tiêu chí: | Nhóm 1 | Nhóm 2 | Nhóm 3 | Nhóm 4 |
Mức 1 – Trả lời đúng cả bốn câu hỏi. | ||||
Mức 2 – Trả lời đúng cả ba câu hỏi. | ||||
Mức 3 – Trả lời đúng cả 1,2 câu hỏi. |