Giáo án KHTN 7 CTST Bài 8: Tốc độ chuyển động

MỤC TIÊU DẠY HỌC

Về kiến thức

– Nêu được ý nghĩa vật lí của tốc độ, xác định được tốc độ qua quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian tương ứng.

Khoa học tự nhiên 7 chân trời sáng tạo

– Liệt kê được một số đơn vị đó tốc độ thường dùng.

Về năng lực

a) Năng lực chung

– Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập. Các hoạt động trong bài học này đặc biệt nhân mạnh đến khả năng tư duy độc lập của HS.

Giao tiếp và hợp tác: Tích cực tham gia thảo luận nhóm (cặp đôi).

Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Để xuất được cách xác định tốc độ qua quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian tương ứng, tính được tốc độ trong những tình huống nhất định.

b) Năng lực khoa học tự nhiên

Nhận thức khoa học tự nhiên: Hiểu được ý nghĩa vật lí của tỏc độ và liệt kê được một só đơn vị tốc độ thường dùng.

Tim hiểu tự nhiên: Phân tích, so sánh các kiểu chuyển động và thiết lập được công thức tính tốc độ trong chuyến động.

Vận dụng kiên thức, kĩ năng đã học:Tính được tốc độ chuyển động trong những tình huống nhất định.

Về phẩm chất

Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.

Chủ động, tích cực tham gia các hoạt động học tập.

Cẩn thận, chính xác khi thực hiện các phép toán.

THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

– Tranh, video;

– Các hình ảnh theo sách giáo khoa;

– Máy chiếu, bảng nhóm;

– Phiếu học tập. 

Phiếu học tập 1

Câu 1:  So sánh thời gian hoàn thành cuộc thi của từng học sinh, ghi kết quả xếp hạng của từng học sinh vào bảng 8.1.

Học sinh Thời gian chạy (s) Thứ tự xếp hạng Quãng đường chạy trong 1s (m) 
A 10
B 9,5
C 11
D 11,5

Câu 2: Hãy tính quãng đường mỗi học sinh chạy được trong 1 giây và ghi kết quả vào bảng 8.1.

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

 

Phiếu học tập 2

Câu 3: Để tính tốc độ, ta cần xác định các đại lượng nào? Công thức tính tốc độ? 

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

Câu 4: Trình bày cách tính tốc độ của người đi xe đạp trong Hình 8.1.

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

 

Phiếu học tập 3

Câu 5. Đổi tốc độ các phượng tiện giao thông trong bảng 8.2 ra đơn vị sang m/s

Phương tiện tham gia giao thông Tốc độ (km/h) Tốc độ (m/s)
Xe đạp 10,8  
Ca nô 36  
Tàu hỏa 60
Ô tô 72
Máy bay 720

Câu 6: Vì sao ngoài đơn vị m/s, trong thực tế người ta còn dùng các đơn vị tốc độ khác? Nêu ví dụ minh hoạ.

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

 

Phiếu học tập 4

Câu 1: Những điều dưới đây cho biết điều gì? Trong đó, chuyển động nào nhanh nhất, chậm nhất?

a) Tốc độ của ôtô là 36 km/h.

b) Tốc độ của xe đạp là 10,8 km/h

c) Tốc độ của tàu hỏa là 10 m/s

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Câu 2: Nữ vận động viên Việt Nam –  Lê Tú Chinh đoạt huy chương vàng Seagames 2019 chạy 100 m hết 11,54 s. Tính tốc độ của vận động viên này.

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Câu 3: Bạn B đi xe đạp từ nhà đến trường với tốc độ là 12 km/h hết 20 phút. Tính quãng đường từ nhà B đến trường?

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

Câu 4: Bạn A đi bộ từ nhà đến một siêu thị cách nhà 2,4 km với tốc độ 4,8 km. Tính thời gian đi và thời điểm đến siêu thị của bạn đó. Biết bạn A khởi hành lúc 8h30 phút.

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

Câu 5: Một người đi bộ với tốc độ 4 km/h. Tìm khoảng cách từ nhà đến nơi làm việc biết thời gian cần để người đó đi từ nhà đến nơi làm việc là 30 phút.

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

 

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

Dạy học nêu và giải quyết vấn đề thông qua câu hỏi trong SGK.

Dạy học theo nhóm cặp đôi.

Kĩ thuật sử dụng phương tiện trực quan.

Kĩ thuật dạy học tìm tòi có hướng dẫn.

Kĩ thuật động não.

CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC

Hoạt động 1:  Khởi động (5 phút)

a) Mục tiêu: Tạo được hứng thú cho học sinh, dẫn dắt giới thiệu vấn đề, để học sinh biết được ý nghĩa của tốc độ.

b) Nội dung: HS quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi. 

? Có những cách nào để xác định được học sinh chạy nhanh nhất, chậm nhất trong một cuộc thi chạy?

c) Sản phẩm:

HS đưa ra các giải đáp theo ý kiến cá nhân như:

– Tính thời gian chạy ít nhất.

– Tính quãng đường chạy trong một khoảng thời gian nào đó.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Quan sát mẫu, hình ảnh có trên màn hình máy chiếu và trả lời câu hỏi:

Có những cách nào để xác định được học sinh chạy nhanh nhất, chậm nhất trong một cuộc thi chạy?

Học sinh quan sát hình và thước phim và trả lời các câu hỏi của giáo viên đưa ra.
Giao nhiệm vụ: HS thảo luận nhóm hoàn thành câu hỏi GV đưa ra. Nhận nhiệm vụ
HS thực hiện nhiệm vụ

Quan sát, hỗ trợ HS khi cần thiết.

Thực hiện nhiệm vụ
Chốt lại và đặt vấn đề vào bài

 

Hoạt động 2:  Tìm hiểu về ý nghĩa về tốc độ  (40 phút)

a) Mục tiêu: Muốn xác định độ nhanh hay chậm của chuyển động, chúng ta phải so sánh quãng đường vật đi được trong 1 giây, từ đó rút ra ý nghĩa vật lí của tốc độ.

b) Nội dung: GV dẫn dắt HS hướng tới nhận xét rằng muốn so sánh mức độ nhanh hay chậm của các chuyển động, chúng ta phải so sánh quãng đường tương ứng với thời gian.

So sánh thời gian chạy trên cùng quãng đường 60 m của mỗi HS, HS nào có khoảng thời gian ngắn nhất là HS đó chuyển động nhanh nhất.

So sánh quãng đường chạy được trong cùng khoảng thời gian 1 s của mỗi HS, HS nào có quãng đường lớn nhất là HS đó chuyển động nhanh nhất.

Hoàn thành phiếu học tập số 1. Rút ra kết luận ý nghĩa của tốc độ

Luyện tập: Hoàn thành các câu sau

a) Trên cùng một quãng đường, nếu thời gian chuyển động…………….. hơn thì chuyển động đó nhanh hơn.

b) Trong cùng một khoảng thời gian, nếu quãng đường chuyển động……………hơn thì chuyển động đó nhanh hơn.

c) Chuyển động nào có quãng đường thi được trong mỗi giây………………. hơn thì chuyển động đó nhanh hơn

c) Sản phẩm:

Phiếu học tập 1

Câu 1: a. So sánh thời gian hoàn thành cuộc thi của từng học sinh, ghi kết quả xếp hạng của từng học sinh vào bảng 8.1.

Học sinh Thời gian chạy (s) Thứ tự xếp hạng
A 10 2
B 9,5 1
C 11 3
D 11,5 4

Câu 2: Hãy tính quãng đường mỗi học sinh chạy được trong 1 giây và ghi kết quả vào bảng 8.1.

Học sinh Thời gian chạy (s) Thứ tự xếp hạng Quãng đường chạy trong 1s (m) 
A 10 2 6,0
B 9,5 1 6,3
C 11 3 5,5
D 11,5 4 5,2

 

Luyện tập:  (1) nhỏ; (2) lớn; (3) lớn.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ: 

Giáo viên chia học sinh thành 6 nhóm lớn, phát phiếu học tập số 1, tổ chức thực hiện học tập

– Học sinh có 5 phút hoạt động cá nhân tìm tòi kiến thức, 5 phút thảo luận nhóm thống nhất ý kiến hoàn thành phiếu đáp án chung.

Câu 1:  So sánh thời gian hoàn thành cuộc thi của từng học sinh, ghi kết quả xếp hạng của từng học sinh vào bảng 8.1.

Học sinh Thời gian chạy (s) Thứ tự xếp hạng Quãng đường chạy trong 1s (m) 
A 10
B 9,5
C 11
D 11,5

Câu 2: Hãy tính quãng đường mỗi học sinh chạy được trong 1 giây và ghi kết quả vào bảng 8.1.

* Kết thúc hoạt động 1, GV yêu cầu HS thực hiện luyện tập.

Hoàn thành các câu sau

 a) Trên cùng một quãng đường, nếu thời gian chuyển động…………….. hơn thì chuyển động đó nhanh hơn.

b) Trong cùng một khoảng thời gian, nếu quãng đường chuyển động……………hơn thì chuyển động đó nhanh hơn.

c) Chuyển động nào có quãng đường thi được trong mỗi giây………………. hơn thì chuyển động đó nhanh hơn

HS nhận nhiệm vụ .
Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: 

– Học sinh quang sát hình, động não suy nghĩ để đề xuất đáp án phù hợp.

– Thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập số 1.

– Giải quyết vấn đề GV đưa ra.– Thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập số 1.
Báo cáo kết quả:

– Chọn 3 nhóm trình bày về cách tính trong phiếu học tập số 1. Các nhóm còn lại quan sát, nhận xét.

(GV lưu ý nên chọn nhóm làm đúng và các nhóm làm sai để sửa rút kinh nghiệm)

– GV kết luận nội dung kiến thức cho HS.

– Đại diện 3 nhóm lên trình bày lần lượt 3 câu hỏi phần thảo luận của nhóm.– Các nhóm còn lại nhận xét phần trình bày của nhóm bạn.
Tổng kết:

– Tốc độ là đại lượng đặc trưng cho mức độ nhanh hay chậm của chuyển động. Được xác định bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.

– Tốc độ kí hiệu là v. 

Ghi nhớ kiến thức.
Bài tập về nhà:

Bài 1 SGK/54  và bài tập trong sách bài tập

Về nhà làm bài tập.

 

Hoạt động 3:  Tìm hiểu công thức tính tốc độ (25 phút)

a) Mục tiêu: Tìm hiểu được công thức tính vận tốc và đơn vị đo vận tốc.

b) Nội dung: GV hướng đến việc xây dựng công thức tính tốc độ.

Để tính tốc độ, ta cần:

Xác định quãng đường vật đi được.

Xác định thời gian vật đi hết quãng đường đó.

Hoàn thành phiếu học tập số 2

 Luyện tập: Một ca nô chuyển động trên sông với tốc độ không đổi 30km/h. Tính thời gian để ca nô đi được quãng đường 15km.

c) Sản phẩm:

Phiếu học tập 2

Câu 3: Để tính tốc độ, ta cần xác định các đại lượng nào? Công thức tính tốc độ? 

Để tính tốc độ, ta cần:

Xác định quãng đường vật đi được.

Xác định thời gian vật đi hết quãng đường đó.

Công thức tính tốc độ

Câu 4: Trình bày cách tính tốc độ của người đi xe đạp trong Hình 8.1.

s = 30 m, t = 10 s

Tốc độ của người đi xe đạp là:

Luyện tập

Một ca nô chuyển động trên sông với tốc độ không đổi 30km/h. Tính thời gian để ca nô đi được quãng đường 15km.

Thời gian ca nô đi hết 15 km:

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ: 

GV sử dụng phương pháp dạy học hợp tác, kĩ thuật khăn trải bàn.

Chia lớp thành nhóm các cặp đôi, yêu cầu các nhóm, học sinh thảo luận và trả lời các nội dung trong sách giáo khoa:

Câu 3: Để tính tốc độ, ta cần xác định các đại lượng nào? Công thức tính tốc độ?

Câu 4: Trình bày cách tính tốc độ của người đi xe đạp trong Hình 8.1.

Thảo luận, trả lời câu hỏi để hoàn thành phiếu học tập số 2.

– GV hướng dẫn HS: Tìm mối liên hệ giữa 3 đại lượng v, s, t trong công thức tính tốc độ

GV  giới thiệu cách nhớ các công thức liên quan đến tốc độ qua các hình sau:

HS nhận nhiệm vụ, nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi của GV:

  

Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: 

– Các nhóm thảo luận và hoàn thành nhiệm vụ được giao.

– Sau khi thảo luận xong, học sinh đưa ra câu trả lời.

– Hoàn thành phiếu học tập số 2.

– HS hoạt động nhóm, hoàn thành nhiệm vụ học tập.

+ Mỗi thành viên độc lập suy nghĩ viết câu trả lời vào ô của mình.

 + Thảo luận thống nhất ý kiến ghi nội dung học tập vào phần trung tâm.

 – HS các nhóm hỏi – đáp lẫn nhau , hoàn thành nhiệm vụ học tập.

Báo cáo kết quả:

– Học sinh trình bày kết quả.

– Các học sinh còn lại lắng nghe để nhận xét và bổ sung.

– GV kết luận nội dung kiến thức mà các nhóm đã trình bày.

– Trình bày phần thảo luận.

– Các học sinh còn lại nhận xét phần trình bày của bạn.

Tổng kết:

– Tốc độ chuyển động của một vật được xác định bằng chiều dài quãng đường vật đi được trong một đơn vị thời gian.

– Công thức tính tốc độ:

,

Ghi nhớ kiến thức và ghi vào vở. 
Luyện tập

Một ca nô chuyển động trên sông với tốc độ không đổi 30km/h. Tính thời gian để ca nô đi được quãng đường 15km.

HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi.

 

Hoạt động 4: Tìm hiểu đơn vị tính vận tốc

a) Mục tiêu: Giới thiệu để HS biết được một só đơn vị tốc độ.

b) Nội dung: GV giới thiệu đơn vị tốc độ chính thức ở nước ta là m/s và km/h. Ngoài ra, GV có thể nêu một số tình huống trong cuộc sóng thường sử dụng hai đơn vị trên như:

– m/s: đơn vị tốc độ của các vận động viên trong cuộc thi chạy, thi bơi.

– km/h: đơn vị tốc độ được sử dụng trên các biển báo tốc độ trên đường.

– GV nhắc lại học sinh cách đổi đơn vị km, m, cm, giờ, phút, giây. Hướng dẫn HS cách biến đổi đơn vị để có kết quả như SGK. Hoàn thành phiếu học tập số 3

Luyện tập

Một đoàn tàu trong thời gian 1,5 giờ đi được quãng đường dài 81 km. Tính tốc độ của tàu ra km/h, m/s.

Một bạn nhà cách trường 5 km, xuất phát từ nhà lúc 6 h 45 min đến trường lúc 7 h 15 min. Tính tốc độ của tàu ra km/h, m/s.

c) Sản phẩm: 

Phiếu học tập 3

Câu 5. Đổi tốc độ các phượng tiện giao thông trong bảng 8.2 ra đơn vị sang m/s

Phương tiện tham gia giao thông Tốc độ (km/h) Tốc độ (m/s)
Xe đạp 10,8 3
Ca nô 36 10 
Tàu hỏa 60 16,7
Ô tô 72 20
Máy bay 720 200

Câu 6: Vì sao ngoài đơn vị m/s, trong thực tế người ta còn dùng các đơn vị tốc độ khác? Nêu ví dụ minh hoạ.

Ngoài m/s, người ta dùng các đơn vị khác để thuận tiện mô tả chuyển động của các vật nhanh hay chậm khác nhau để thuận tiện cho việc ước lượng, đánh giá và tính toán tóc độ của vật. Ví dụ, trong cuộc thi chạy hoặc bơi, dùng đơn vị m/s; xác định tốc độ các phương tiện giao thông dùng km/h, tốc độ của tên lửa km/s hoặc km/h.

Luyện tập

Tốc độ của tàu tính ra km/h là:

 

Tốc độ của tàu tính ra m/s là:
   

Tóm tắt:

s = 5 km

t = 7h15 – 6h45 = 0,5 h

v = ?

Tốc độ đi xe đạp của bạn đó là:
                         

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ: 

– GV giới thiệu cách đổi đơn vị từ km/h sang m/s.

– Giáo viên sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm, chia lớp làm 4 nhóm.Yêu cầu các nhóm thảo luận để giải quyết các vấn đề trong phiếu học tập số 3.

Câu 5. Đổi tốc độ các phượng tiện giao thông trong bảng 8.2 ra đơn vị sang m/s

Phương tiện tham gia giao thông Tốc độ (km/h) Tốc độ (m/s)
Xe đạp 10,8 3
Ca nô 36 10 
Tàu hỏa 60 16,7
Ô tô 72 20
Máy bay 720 200

Câu 6: Vì sao ngoài đơn vị m/s, trong thực tế người ta còn dùng các đơn vị tốc độ khác? Nêu ví dụ minh hoạ.

Học sinh hoạt động cá nhân hoàn thành bài tập luyện tập

HS nhận nhiệm vụ.
Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: 

– Các nhóm thảo luận và hoàn thành phiếu học tập số 3.

– GV theo dõi, quan sát, hướng dẫn các nhóm quan sát và  hoàn thành phiếu học tập.

– Sau khi thảo luận xong các nhóm đưa ra câu trả lời.

Thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập số 3.
Báo cáo kết quả:

Cho các nhóm treo kết quả của nhóm mình lên;

Mời nhóm trưởng đứng vào phần kết quả của nhóm mình;

Gọi mỗi nhóm đại diện trình bày kết quả của mỗi câu. Các nhóm khác bổ sung.

GV kết luận về nội dung kiến thức mà các nhóm đã đưa ra.

– Trình bày phần thảo luận của nhóm.

– Các nhóm còn lại nhận xét phần trình bày của nhóm bạn.

Tổng kết: 

Trong Hệ đo lường chính thức của nước ta, đơn vị đo tốc độ  là mét trên giây (m/s) và kilômét trên giờ (km/h)

Ngoài ra, còn có một số đơn vị khác như: m/min, cm/s, mm/s …………

1 km = 1000 m 

1 h = 3600 s

1 km/h = 1000/3600 = 1/3,6 m/s

1 m = 0,01 km

1 s = 1/3600 s

1 m/s = 0,01/(1/3600)  = 3,6 km/h

Ghi nhớ kiến thức.
Luyện tập

Một đoàn tàu trong thời gian 1,5 giờ đi được quãng đường dài 81 km. Tính tốc độ của tàu ra km/h, m/s.

Một bạn nhà cách trường 5 km, xuất phát từ nhà lúc 6h45 phút đến trường lúc 7h15 phút. Tính tốc độ của tàu ra km/h, m/s.

HS trả lời câu hỏi.
Mở rộng:

Để biết tốc độ của các phương tiện đang di chuyển (ô tô, xe máy, máy bay,…), người ta dùng một dụng cụ gọi là tốc kế (hay đồng hồ báo tốc độ) gắn trực tiếp trên phương tiện.

Ở Việt Nam, trên mặt tốc kế có ghi đơn vị tốc độ là km/h, ở một số nước khác là MPH (dặm trên giờ).

HS trả lời câu hỏi.

 

Hoạt động 4: Luyện tập – vận dụng

a) Mục tiêu: 

HS áp dụng đúng công thức, đổi đúng đơn vị để giải bài tập, đồng thời hiểu ý nghĩa vật lý của nó.

– Vận dụng công thức để giải bài tập.

b) Nội dung: 

– GV sử dụng phương pháp động não, cho HS hoạt động cá nhân để có thể vận dụng công thức tốc độ đã học vào trong bài tập.

– GV đưa ra ví dụ và hướng dẫn HS áp dụng công thức vào bài tập.

– GV cho bài tập và HS động não suy nghĩ giải bài tập.

c) Sản phẩm:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
Câu 1: Những điều dưới đây cho biết điều gì? Trong đó, chuyển động nào nhanh nhất, chậm nhất?

a) Tốc độ của ôtô là 36 km/h.

b) Tốc độ của xe đạp là 10,8 km/h

c) Tốc độ của tàu hỏa là 10 m/s

Trả lời

a) Tốc độ của ôtô là 36 km/h – một giờ, ô tô đi được 36km.

b) Tốc độ của xe đạp là 10,8 km/h – một giờ, người đi xe đạp đi được l0.8km.

c) Tốc độ của tàu hỏa là 10 m/s – một giây, xe lửa đi được l0m.

a) v = 36 km/h =360003600 = 10 m/s

b) v = 10,8 km/h =108003600 = 3 m/s

c) v = 10 m/s

Vậy chuyến động của xe lửa và ôtô là nhanh nhất, người đi xe đạp là chậm nhất.

Câu 2: Nữ vận động viên Việt Nam –  Lê Tú Chinh đoạt huy chương vàng Seagames 2019 chạy 100 m hết 11,54 s. Tính tốc độ của vận động viên này.

Tóm tắt:

s = 100 m

t = 11,54 s

v = ?

Giải:
Tốc độ của vận động viên là:            v = st = 10011,54 = 8,67 m/s

Câu 3: Bạn B đi xe đạp từ nhà đến trường với tốc độ là 12 km/h hết 20 phút. Tính quãng đường từ nhà B đến trường?

Tóm tắt:

v = 12 km/h

t = 20 phút

s = ?

Giải:
Đổi: 20 phút = 13 hQuãng đường từ nhà B đến trường là:            s = v.t=  12 . 13 = 4 km

Câu 4: Bạn A đi bộ từ nhà đến một siêu thị cách nhà 2,4 km với tốc độ 4,8 km. Tính thời gian đi và thời điểm đến siêu thị của bạn đó. Biết bạn A khởi hành lúc 8h30 phút.

Tóm tắt:

s = 2,4 km

v = 4,8 km/h

t = ?

Bài giải

Thời gian bạn A đi từ nhà đến siêu thị là:

t = sv = 2,44,8 = 0,5 h = 30 phút

Thời điểm bạn A đến siêu thị là:

8h30 phút + 30 phút = 9 h

 

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

– GV chia lớp làm 8 nhóm, học sinh thảo luận để có thể vận dụng công thức tốc độ đã học vào trong bài tập.

Câu 1: Những điều dưới đây cho biết điều gì? Trong đó, chuyển động nào nhanh nhất, chậm nhất?

a) Tốc độ của ôtô là 36 km/h.

b) Tốc độ của xe đạp là 10,8 km/h

c) Tốc độ của tàu hỏa là 10 m/s

Câu 2: Nữ vận động viên Việt Nam –  Lê Tú Chinh đoạt huy chương vàng Seagames 2019 chạy 100 m hết 11,54 s. Tính tốc độ của vận động viên này .

Câu 3: Bạn B đi xe đạp từ nhà đến trường với tốc độ là 12 km/h hết 20 phút. Tính quãng đường từ nhà B đến trường?

Câu 4: Bạn A đi bộ từ nhà đến một siêu thị cách nhà 2,4 km với tốc độ 4,8 km. Tính thời gian đi và thời điểm đến siêu thị của bạn đó. Biết bạn A khởi hành lúc 8 h 30 min.

HS nhận nhiệm vụ GV đã giao.
Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: 

– Đọc nội dung SGK và nghiên cứu.

– Thảo luận và hoàn thành nội dung

+ Nhóm 1, 2: Câu 1

+ Nhóm 3,4: Câu 2

+ Nhóm 5,6: Câu 1

+ Nhóm 7,8 : Câu 1

– Thực hiện nhiệm vụ học tập dưới sự hướng dẫn của GV.
Báo cáo kết quả:

– GV gọi nhóm học sinh lẻ lên bảng trình bày.

– Nhóm chẵn đối chiếu kết quả, các nhóm nhận xét câu trả lời.

– GV kết luận nội dung kiến thức cho HS.

– HS trả lời câu hỏi 

– Trong khi 1 bạn trả lời, các bạn còn lại lắng nghe để nhận xét và bổ sung.

Mở rộng:

– Trong hàng hải người ta thường dùng “nút” làm đơn vị đo tốc độ:

1 nút = 1 hải lý/h = 1,852 km/h = 0,514 m/s hay 1m/s = nút.

– Trong vũ trụ, người ta dùng đơn vị là năm ánh sáng:

Năm ánh sáng = 9,4608.1I2 km ≈ 1I6m.

Tốc độ ánh sáng: 300.000 km/s.

Bài tập về nhà

Câu 1. Nội dung 100m vòi hơi Chân vịt đơn nam, Nguyễn Thành Lộc giành Huy chương Vàng và phá kỷ lục SEA Games với thành tích 35 giây. Tính vận tốc vơi của vận động viên này.

Câu 2: Một người đi bộ với tốc độ 4 km/h. Tìm khoảng cách từ nhà đến nơi làm việc biết thời gian cần để người đó đi từ nhà đến nơi làm việc là 30 phút.

Xem thêm:

Bài 9: Đồ thị quảng đường – Thời gian

Bài 10: Đo tốc độ

Bài 11: Tốc độ và an toàn giao thông

Bài 12: Mô tả sóng âm

Bài 13: Độ to và độ cao của âm

Giáo án khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *