Giáo án KHTN 7 CTST Bài 11: Tốc độ và an toàn giao thông

MỤC TIÊU DẠY HỌC

Về kiến thức

– Mô tả được sơ lược cách đo tốc độ bằng thiết bị “bắn tốc độ” trong kiểm tra các phương tiện giao thông.

– Dựa vào tranh ảnh (hoặc học liệu điện tử) thảo luận để nêu được ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông.

Về năng lực

a) Năng lực chung

Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tham gia các hoạt động trong bài học.

Giao tiếp và hợp tác: Tham gia thảo luận, trình bày, diễn đạt các ý tưởng; làm việc nhóm hiệu quả.

Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Để xuất các ý tưởng, phương án để thảo luận, giải quyết các vấn đề nêu ra trong bài học.

b) Năng lực khoa học tự nhiên

Nhận thức khoa học tự nhiên: Biết được vai trò của tóc độ trong an toàn giao thòng.

Tìm hiểu tự nhiên: Biết được nguyên tắc hoạt động cơ bản của thiết bị “bắn tốc độ”trong giao thông.

Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng các kiến thức đã học để hiểu được việc điều tiết tóc độ trong khi tham gia giao thông để giảm thiểu các tai nạn hoặc sự có nguy hiểm.

Về phẩm chất

– Tham gia tích cực hoạt động trong lớp cũng như ở nhà.

– Có niềm say mê, hứng thú, thích tìm tòi, khám phá, đặt câu hỏi.

THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

– Tranh, video;

– Các hình ảnh theo sách giáo khoa;

– Máy chiếu, bảng nhóm;

– phiếu học tập

PHIẾU HỌC TẬP

CHỦ ĐỀ: TỐC ĐỘ VÀ AN TOÀN GIAO THÔNG

Câu 1. Theo dõi video :https://www.youtube.com/watch?v=oh-1GwUQT7k

cho biết những khả năng có thể xảy ra trong tình huống vừa xem và đưa ra nhận xét tốc độ có ảnh hưởng đến an toàn khi tham gia giao thông không?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 2. Từ các thông tin trong hình 11.2, em hãy nêu một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến an toàn giao thông

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 3. Từ các thông tin trong hình 11.2, em hãy nêu một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến an toàn giao thông

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 4. Quan sát hình trên và cho biết ảnh hưởng của tốc độ với người đi bộ xảy ra khi tai nạn.

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 5. Quan sát hình 11.4 và thực hiện các yêu cầu sau:

Giải thích ý nghĩa của các biển báo trong hình.

Khi gặp các biển báo này, người lái xe cần phải làm gì? Vì sao?

…………………………………………………………………………………………………………………………….…………………………………………………………………………

Câu 6. Hãy đưa ra một số biện pháp đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

 

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

Dạy học nêu và giải quyết vấn đề thông qua câu hỏi trong SGK.

Dạy học theo nhóm, cặp đôi.

Kĩ thuật động não.

CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC

Hoạt động 1:  Khởi động (5 phút)

a) Mục tiêu: Tạo được hứng thú cho học sinh, dẫn dắt giới thiệu vấn đề, để học sinh biết được ý nghĩa của tốc độ.

b) Nội dung: HS quan sát video bắn tốc độ của Cảnh Sát giao thông

? Vì sao người lái xe phải điều khiển xe trong giới hạn tốc độ cho phép và giữ khoảng

cách an toàn giữa hai xe?

c) Sản phẩm:

HS đưa ra các giải đáp theo ý kiến cá nhân như:

– Đảm bảo an toàn không xảy ra tai nạn giao thông

– Không bị đụng xe….

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
HS xem clip video bắn tốc độ của Cảnh Sát giao thông

https://www.youtube.com/watch?v=FGyeRacqBck

trả lời câu hỏi:

? Vì sao người lái xe phải điều khiển xe trong giới hạn tốc độ cho phép và giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe?

Học sinh quan sát hình và thước phim và trả lời các câu hỏi của giáo viên đưa ra.
Giao nhiệm vụ: HS thảo luận nhóm hoàn thành câu hỏi GV đưa ra. Nhận nhiệm vụ
HS thực hiện nhiệm vụ

Quan sát, hỗ trợ HS khi cần thiết.

Thực hiện nhiệm vụ
Giáo viên giới thiệu một số loại máy bắn tốc độ

Thiết bị “bắn tốc độ” là máy đo tốc độ từ xa Thiết bị bắn tốc độ lưu động

Chốt lại và đặt vấn đề vào bài

 

Hoạt động 2:  Tìm hiểu về thiết bị bắn tốc độ (10 phút)

Mục tiêu:  HS biết được nguyên tắc hoạt động cơ bản của thiết bị “bắn tốc độ”.

b) Nội dung: GV hướng dẫn HS tìm hiểu nguyên tắc đo tốc độ được mô tả trên Hình 11.1 và tổ chức thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi 1.

Câu 1:  Em hãy mô tả cách đo tốc độ bằng thiết bị bắn tốc độ

Câu 2:  Sử dụng thiết bị”bắn tóc độ”để kiểm tra tốc độ các phương tiện giao thông có những Ưu điểm gì?

c) Sản phẩm:

Ưu điểm của thiết bị “bắn tốc độ”:

Có thể đo tốc độ từ xa.

Cho kết quả tức thời.

Có thể đo tốc độ của nhiều xe trong thời gian ngắn.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ: 

Giáo viên hoạt động cá nhân, nghiên cứu mục 1 SGK/62 và trả lời câu hỏi

Câu 1:  Em hãy mô tả cách đo tốc độ bằng thiết bị bắn tốc độ

Câu 2:  Sử dụng thiết bị”bắn tóc độ”để kiểm tra tốc độ các phương tiện giao thông có những Ưu điểm gì?

HS nhận nhiệm vụ .
Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: 

– Học sinh quan sát hình 11.1 kết hợp đọc thông tin trong SGK, động não suy nghĩ để đề xuất đáp án phù hợp.

– Giải quyết vấn đề GV đưa ra.
Báo cáo kết quả:

 – GV gọi ngẫu nhiên nhóm học sinh trình bày đáp án. Các HS còn lại quan sát, nhận xét.

– GV kết luận nội dung kiến thức cho HS.

 
Tổng kết:

– Thiết bị bắn tốc độ dùng để kiểm tra tốc độ của các phương tiện giao thông đường bộ

Ghi nhớ kiến thức.

 

Hoạt động 3:  Tìm hiểu ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông (25 phút)

a) Mục tiêu:

– Nhận biết ảnh hưởng của tốc độ đến an toàn khi tham gia giao thông

– Nêu được ý nghĩa của các biển báo tốc độ trong giao thông

b) Nội dung: GV thông báo thông tin của WHO về mối quan hệ giữa tốc độ và số tai nạn giao thông. Theo một nghiên cứu từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO), nếu các phương tiện giao thông giảm tóc độ 5% thì số tai nạn giao thông nghiêm trọng có thể giảm đến 20%. 

– HS quan sát từ thực tế và hình ảnh 11.2 đến 11.4 trong SGK, học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi trong phiếu học tập.

 Luyện tập: 

1.Vì sao phải quy định tốc độ giới hạn khác nhau cho từng loại xe, trên từng làn đường?

Phân tích hình trong SGK để nêu rõ vì sao khi tốc độ lưu thông càng cao thì khoảng cách an toàn tối thiểu giữa hai xe càng phải xa hơn?

Vận dụng

Phân tích những tác hại có thể xảy ra khi các phương tiện giao thông không tuân theo những quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn

Nếu không tuân thủ giới hạn tốc độ thì hậu quả gì sẽ xảy ra?

Nếu không giữ đúng quy định về khoảng cách an toàn thì nguy cơ xảy ra va chạm giao thòng sẽ tăng lên hoặc giảm xuống?

Nếu không giảm tốc độ khi trời mưa thì có nguy hiểm nào đói với con người khi xảy ra va chạm giao thông?

c) Sản phẩm:

PHIẾU HỌC TẬP

CHỦ ĐỀ: TỐC ĐỘ VÀ AN TOÀN GIAO THÔNG

Câu 1. Theo dõi video :https://www.youtube.com/watch?v=oh-1GwUQT7k

cho biết những khả năng có thể xảy ra trong tình huống vừa xem và đưa ra nhận xét tốc độ có ảnh hưởng đến an toàn khi tham gia giao thông không?

– Những lỗi vi phạm nào chiếm tỷ lệ cao trong các vụ tai nạn giao thông

+ Đi không đúng làn đường, phần đường.

+ Chạy quá tốc độ.

+ Chuyển hướng không đúng quy định.

Câu 2. Từ các thông tin trong hình 11.2, em hãy nêu một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến an toàn giao thông

Chạy quá tổc độ: 9%.

Đi không đúng làn đường, phần đường: 26%.

Vượt xe sai quy định: 7%.

Chuyển hướng không đúng quy định: 9%.

Không nhường đường: 7%.

Sử dụng rượu bia và các chất kích thích: 4%.

Các lỗi vi phạm khác: 8%.

Câu 3. Quan sát hình trên và cho biết ảnh hưởng của tốc độ với người đi bộ xảy ra khi tai nạn.

Ảnh hưởng của tốc độ với người đi bộ khi xảy ra tai nạn: tốc độ di chuyển của phương tiện giao thông càng nhanh, tỉ lệ tử vong với người đi bộ càng lớn và ngược lại.

– Với tốc độ 30 km/h,tỉ lệ gây thương tật cho người đi bộ là 10%.

– Với tốc độ 50 km/h,tỉ lệ gây thương tật cho người đi bộ là 40%.

– Với tốc độ 60 km/h,tỉ lệ gây thương tật cho người đi bộ là 80%.

Câu 4. Quan sát hình 11.4 và thực hiện các yêu cầu sau:

Giải thích ý nghĩa của các biển báo trong hình.

Khi gặp các biển báo này, người lái xe cần phải làm gì? Vì sao?

Biển số 11.4a “Đường trơn”, biển báo nguy hiểm báo trước sắp tới đoạn đường trơn trượt nguy hiểm đặc biệt là khi thời tiết xấu, mưa phùn 
Biển số 11.4b “Gần trường”, báo trước là gần đến đoạn đường thường có trẻ em đi ngang qua hoặc tụ tập trên đường như ở vườn trẻ, trường học, câu lạc bộ

 

 Luyện tập: 

Vì sao phải quy định tốc độ giới hạn khác nhau chotừng loại xe, trên từng làn đường?

– Các loại xe nặng, cổng kềnh dễ gây tai nạn thì phải lưu thông với tốc độ thấp hơn so với các xe nhỏ, nhẹ.

     – Mỗi làn quy định tốc độ khác nhau để các xe có thể giữ khoảng cách an toàn giữa các xe.Thông thường, xe có tốc độ thấp hơn lưu thông ở làn đường phía bên phải.

Phân tích hình trong SGK để nêu rõ vì sao khi tốc độ lưu thòng càng cao thì khoảng cách an toàn tối thiểu giữa hai xe càng phải xa hơn?

Tốc độ lưu thông càng cao thì khoảng cách an toàn tối thiếu giữa hai xe càng phải xa hơn vì khi di chuyển với tốc độ cao, người điều khiển phương tiện giao thông sẽ khó để ứng biến, xử lí nhanh trong các trường hợp ngoài ý muốn: mặt đường trơn trượt gây mất lái, xe bị thủng lốp,…

=> Khoảng cách an toàn tối thiểu giữa hai xe càng phải xa hơn để hạn chế xảy ra va chạm, tai nạn giao thông ngoài ý muốn

Vận dụng

Nếu xảy ra va chạm với tổc độ cao thì thưong vong về con người và thiệt hại vật chất sẽ tăng lên.

Nếu không giữ khoảng cách an toàn, xe sau dễ va chạm vào xe trước nếu xe trước dừng đột ngột.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ: 

GV thông báo thông tin của WHO về mối quan hệ giữa tốc độ và số tai nạn giao thông. Theo một nghiên cứu từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO), nếu các phương tiện giao thông giảm tóc độ 5% thì số tai nạn giao thông nghiêm trọng có thể giảm đến 20%. 

GV sử dụng phương pháp dạy học hợp tác, kĩ thuật khăn trải bàn. Chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS quan sát từ thực tế và hình ảnh 11.2 đến 11.4 trong SGK, học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi trong phiếu học tập.

Câu 1. Theo dõi video :https://www.youtube.com/watch?v=oh-1GwUQT7k

cho biết những khả năng có thể xảy ra trong tình huống vừa xem và đưa ra nhận xét tốc độ có ảnh hưởng đến an toàn khi tham gia giao thông không?

Câu 2. Từ các thông tin trong hình 11.2, em hãy nêu một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến an toàn giao thông

Câu 3. Quan sát hình trên và cho biết ảnh hưởng của tốc độ với người đi bộ xảy ra khi tai nạn.

Câu 4. Quan sát hình 11.4 và thực hiện các yêu cầu sau:

Giải thích ý nghĩa của các biển báo trong hình.

Khi gặp các biển báo này, người lái xe cần phải làm gì? Vì sao?

HS nhận nhiệm vụ, nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi của GV:

  

Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: 

– Các nhóm thảo luận và hoàn thành nhiệm vụ được giao.

– Sau khi thảo luận xong, học sinh đưa ra câu trả lời.

– Hoàn thành phiếu học tập .

– HS hoạt động nhóm, quan sát hình và đọc thông tin trong SGK, hoàn thành nhiệm vụ học tập.

+ Mỗi thành viên độc lập suy nghĩ viết câu trả lời vào ô của mình.

 + Thảo luận thống nhất ý kiến ghi nội dung học tập vào phần trung tâm.

 – HS trình bày theo phân công 

  + Nhóm 1 : câu 1

+ Nhóm 2 : câu 2

  + Nhóm 3 : câu 3

+ Nhóm 4 : câu 4

   – HS các nhóm hỏi – đáp lẫn nhau , hoàn thành nhiệm vụ học tập.

Báo cáo kết quả:

– Học sinh trình bày kết quả.

– Các học sinh còn lại lắng nghe để nhận xét và bổ sung.

– GV kết luận nội dung kiến thức mà các nhóm đã trình bày.

– Trình bày phần thảo luận.

– Các học sinh còn lại nhận xét phần trình bày của bạn.

Tổng kết:

Người điểu khiển phương tiện giao thông phải tuân thủ Luật Giao thông đường bộ, điều khiển xe trong giới hạn tốc độ cho phép để giữ an toàn cho chính mình và những người khác.

Ghi nhớ kiến thức và ghi vào vở. 
Luyện tập: 

Vì sao phải quy định tốc độ giới hạn khác nhau cho từng loại xe, trên từng làn đường?

Phân tích hình trong SGK để nêu rõ vì sao khi tốc độ lưu thông càng cao thì khoảng cách an toàn tối thiểu giữa hai xe càng phải xa hơn?

HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi.
Vận dụng

Phân tích những tác hại có thể xảy ra khi các phương tiện giao thông không tuân theo những quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn

Nếu không tuân thủ giới hạn tốc độ thì hậu quả gì sẽ xảy ra?

Nếu không giữ đúng quy định về khoảng cách an toàn thì nguy cơ xảy ra va chạm giao thòng sẽ tăng lên hoặc giảm xuống?

Nếu không giảm tốc độ khi trời mưa thì có nguy hiểm nào đói với con người khi xảy ra va chạm giao thông?

Học sinh hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi
Mở rộng:

GV giới thiệu thêm có nhiều loại thiết bị để đo từ xa tốc độ của xe, nổi bật là thiết bị dùng hiệu ứng Doppler. Thiết bị phát tia (sóng radio hoặc tia laser) đến xe, rồi phản xạ đến máy phát. Thiết bị đo tần số sóng lúc phát và lúc nhận sẽ tính toán được tốc độ của xe

 

Hoạt động 4: Luyện tập (7 phút)

a) Mục tiêu: Hệ thống  và hiểu rõ hơn về kiến thức đã học.

b) Nội dung: GV cho học sinh hoàn thành bài tập 1,2/ SHK/tr 64

c) Sản phẩm: 

Cả ba điểu sau đây giúp cho việc giao thòng trên đường bộ được an toàn:

– Nếu tuân thủ đúng giới hạn tốc độ, các tài xế sẽ xử lí được các tình huống xảy ra phù hợp với điều kiện của từng đoạn đường. Ví dụ, ở đường trong thành phố, có nhiều phương tiện giao thòng, di chuyển với tóc độ giới hạn quy định là 40 km/h (xe máy) sẽ an toàn hơn tóc độ 60 km/h.

– Khi giữ đúng quy định về khoảng cách an toàn, tài xê’ có đủ thời gian và quãng đường để xử lí khi xe phía trước dừng lại đột ngột.

– Khi trời mưa, đường trơn trượt khiến xe dễ mất tay lái, di chuyên ở tốc độ thấp an toàn hơn. Ngoài ra, do đường trơn trượt nên xe phải mất một quãng đường dài hơn khi tài xế phanh xe để xe dừng. Do đó, tốc độ thấp hơn thì quãng đường này sẽ ngắn hơn

 

Vậy ô tô này đã vượt quá tóc độ cho phép được quy định.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ: 

– Giáo viên sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm, chia lớp làm nhóm 6 học sinh.Yêu cầu các nhóm thảo luận hoàn thành bài tập sau:

Những điều sau đây giupws giao thông trên đường bộ an toàn như thế nào?

–  Tuân thủ đúng giới hạn tốc độ

– Giữ đúng quy định về khoảng cách an toàn 

– Giảm tốc độ khi trời mưa.

Camera thiết bị bắn tốc độ ghi và tính thời gian một ô tô chạy qua giữa 2 vạch mốc 10m là 0,56s. nếu giới hạn tốc độ quy định trên làn đường làm 60km/h thì ô tô này có vượt qua tốc độ cho phép không?

HS nhận nhiệm vụ.
Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: 

– Các nhóm thảo luận và hoàn thành phiếu học tập số 3.

– GV theo dõi, quan sát, hướng dẫn các nhóm quan sát và  hoàn thành phiếu học tập.

– Sau khi thảo luận xong các nhóm đưa ra câu trả lời.

Thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập số 3.
Báo cáo kết quả:

– GV gọi nhóm học sinh lẻ lên bảng trình bày.

– Nhóm chẵn đối chiếu kết quả, các nhóm nhận xét câu trả lời.

– GV kết luận nội dung kiến thức cho HS.

– HS trả lời câu hỏi 

– Trong khi 1 bạn trả lời, các bạn còn lại lắng nghe để nhận xét và bổ sung.

Tổng kết: 

GV nhận xét, bổ sung câu trả lời của học sinh và nhấn mạnh lại kiến thức 

Ghi nhớ kiến thức.

 

Hoạt động 4: Vận dụng (3 phút)

a) Mục tiêu:  Phát triển năng lực tự học và năng lực tìm hiểu đời sống.

b) Nội dung: Vẽ tranh tuyên truyền về ảnh hưởng của tốc độ đến an toàn giao thông

c) Sản phẩm: Tranh tuyên truyền của học sinh.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

– Yêu cầu mỗi nhóm HS hãy Vẽ tranh tuyên truyền về ảnh hưởng của tốc độ đến an toàn giao thông

HS nhận nhiệm vụ GV đã giao.
Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: 

Các nhóm HS thực hiện theo nhóm làm ra sản phẩm.

– Thực hiện nhiệm vụ học tập 
Báo cáo kết quả:

Giao cho học sinh thực hiện ngoài giờ học trên lớp và nộp sản phẩm vào tiết sau.

Xem thêm:

Bài 12: Mô tả sóng âm

Bài 13: Độ to và độ cao của âm

Bài 14: Phản xạ âm

Bài 15: Ánh sáng và tia sáng

Bài 16: Sự phản xạ ánh sáng

Giáo án khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *