Giáo án KHTN 7 CTST Bài 15: Ánh sáng và tia sáng

MỤC TIÊU DẠY HỌC

Về kiến thức

–  Nêu thí nghiệm thu được năng lượng ánh sáng; từ đó, nêu được ánh sáng là một dạng của năng lượng.

– Thực hiện được thí nghiệm tọa ra mô hình tia sáng bằng một chùm sáng hẹp song song.

– Vẽ được hình biểu diễn vùng tối do nguồng sáng rộng và vùng tối do nguồn sáng hẹp.

Về năng lực

a) Năng lực chung

Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tham gia các hoạt động trong bài học.

Giao tiếp và hợp tác: Tham gia thảo luận, trình bày, diễn đạt các ý tưởng; Làm việc nhóm hiệu quả.

Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Để xuất các ý tưởng, phưong án để thảo luận, giải quyết các vấn đề nêu ra trong bài học

b) Năng lực khoa học tự nhiên

Nhận thức khoa học tự nhiên: Biết được ánh sáng là một dạng của năng lượng, sự hình thành bóng tói, bóng nửa tối.

Tìm hiểu tự nhiên:Thực hiện được các thí nghiệm thu được năng lượng ánh sáng, thí nghiệm tạo ra mò hình ánh sáng, vẽ được vùng tối và vùng nửa tối.

Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng các kiến thức đã học để biết được các ứng dụng của ánh sáng trong cuộc sống.

Về phẩm chất

Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.

Chủ động, tích cực tham gia các hoạt động học tập.

THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

– Tranh, video;

– Các hình ảnh theo sách giáo khoa;

– Máy chiếu, bảng nhóm;

– Phiếu học tập. 

Phiếu học tập 1

Câu 1:  Mô tả và giải thích hiện tượng xảy ra với đèn LED khi:

+ Chưa bật nguồn sáng: …………………………………….

       + Bật nguồn sáng: …………………………………………..

Câu 2: Trong thí nghiệm 1, nếu thay đèn LED bằng một mô tơ nhỏ (loại 3W hoặc 6W) gần cánh quạt thì có hiện tượng gì xảy ra?

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

Câu 3: Trong hình dưới đây, năng lượng ánh sáng mặt trời đã chuyển hoá thành dạng năng lượng nào?

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

 

Phiếu học tập 2

Câu 1. Mô tả vùng không gian phía sau vật cản trong Hình 15.5a ở SGK. Bóng tói của quả bóng trên màn chắn có hình dạng thế nào?

Câu 2. Cho tia sáng 1 như trên hình, hãy vẽ các tia sáng khác để giải thích sự tạo thành bóng của chiếc hộp trên mặt đất.

 

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

Dạy học nêu và giải quyết vấn đề thông qua thí nghiệm và câu hỏi trong SGK.

Dạy học theo nhóm.

Kĩ thuật sử dụng phương tiện trực quan.

Kĩ thuật động não.

CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC

Hoạt động 1:  Khởi động (5 phút)

a) Mục tiêu: Tạo được hứng thú cho học sinh, dẫn dắt giới thiệu vấn đề, để học sinh tìm hiểu nghiên cứu về ánh sáng

b) Nội dung: HS quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi. 

? Các em hãy quan sát các hình ảnh và cho biết vai trò của năng lượng ánh sáng trên Trái Đất 

c) Sản phẩm:

HS đưa ra các giải đáp theo ý kiến cá nhân như:

– Tính thời gian chạy ít nhất.

– Tính quãng đường chạy trong một khoảng thời gian nào đó.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Quan sát mẫu, hình ảnh có trên màn hình máy chiếu và trả lời câu hỏi:

? Các em hãy quan sát các hình ảnh và cho biết vai trò của năng lượng ánh sáng trên Trái Đất

Học sinh quan sát hình và thước phim và trả lời các câu hỏi của giáo viên đưa ra.
Giao nhiệm vụ: HS thảo luận nhóm hoàn thành câu hỏi GV đưa ra. Nhận nhiệm vụ
HS thực hiện nhiệm vụ

– HS hoạt động cá nhân quan sát các hình ảnh và trả lời câu hỏi của GV.

Quan sát, hỗ trợ HS khi cần thiết.

Thực hiện nhiệm vụ
Báo cáo kết quả:

GV gọi ngẫu nhiên học sinh trình bày đáp án, mỗi HS trình bày 1 nội dung. Những HS trình bày sau không trùng nội dung với HS trình bày trước. GV liệt kê đáp án của HS trên bảng.

Chốt lại và đặt vấn đề vào bài

Để trả lời câu hỏi trên đầy đủ và chính xác nhất chúng ta vào bài học hôm nay

 

Hoạt động 2:  Tìm hiểu năng lượng ánh sáng  (40 phút)

a) Mục tiêu: HS biết ánh sáng là một dạng của năng lượng.

b) Nội dung: GV cho HS làm thí nghiệm thu năng lượng ánh sáng trong SGK trả lời câu hỏi trong phiếu học tập số 1 và rút ra kết luận

c) Sản phẩm:

Phiếu học tập 1

Câu 1:  Mô tả và giải thích hiện tượng xảy ra với đèn LED khi:

+ Chưa bật nguồn sáng:  đèn LED không phát sáng

       + Bật nguồn sáng: đèn LED phát sáng

Câu 2: Trong thí nghiệm 1, nếu thay đèn LED bằng một mô tơ nhỏ (loại 3W hoặc 6W) gần cánh quạt thì có hiện tượng gì xảy ra?

Nếu thay đèn LED bằng một mô tơ nhỏ (loại 3W hoặc 6W) gắn cánh quạt thì:

          + Khi chưa bật nguồn sáng: cánh quạt đứng im.

          + Khi bật nguồn sáng: cánh quạt bắt đầu quay.

Câu 3: Trong hình dưới đây, năng lượng ánh sáng mặt trời đã chuyển hoá thành dạng năng lượng nào?

Trong hình, năng lượng ánh sáng mặt trời đã chuyển hoá thành nhiệt năng đốt cháy tờ giấy.

 

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ: 

Giáo viên chia học sinh thành 6 nhóm lớn, tổ chức thực hiện học tập

Yêu cầu hs nêu:

+ Mục đích thí nghiệm.

+ Dụng cụ thí nghiệm.

+ Các bước tiến hành thí nghiệm.

– GV phát cho mỗi nhóm HS: tấm pin mặt trời, đèn led, nguồn sáng, các dây nối. Yêu cầu học sinh bố trí thí nghiệm như hình 15.1 SGK.

– Sau khi lắp ráp mạch điện, HS sẽ dự đoán hiện tượng gì sẽ xảy ra nếu chiếu ánh sáng vào tấm pin mặt trời.

-Tiếp theo, HS đóng mạch và mở mạch. Mô tả và quan sát các hiện tượng xảy ra với đèn LED khi đóng và mở công tắc.

– Hoàn thành phiếu học tập nhóm số 1: 

– Học sinh có 10 phút hoạt động cá nhân tìm tòi kiến thức và phối hợp làm thí nghiệm, 5 phút thảo luận nhóm thống nhất ý kiến hoàn thành phiếu học tập số 1.

Rút ra kết luận

HS nhận nhiệm vụ .
Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: 

– Học sinh quang sát hình, động não suy nghĩ để đề xuất đáp án phù hợp.

– Thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập số 1.

– Giải quyết vấn đề GV đưa ra.– Thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập số 1.
Báo cáo kết quả:

– Chọn đại diện nhóm trình bày về cách tính trong phiếu học tập số 1. Các nhóm còn lại quan sát, nhận xét.

(GV lưu ý nên chọn nhóm làm đúng và các nhóm làm sai để sửa rút kinh nghiệm)

– GV kết luận nội dung kiến thức cho HS.

– Đại diện nhóm lên trình bày lần lượt 3 câu hỏi phần thảo luận của nhóm.– Các nhóm còn lại nhận xét phần trình bày của nhóm bạn.
Tổng kết:

– Ánh sáng là một dạng của năng lượng

– Năng lượng ánh sáng có thể thu được bằng nhiều cách khác nhau

Ghi nhớ kiến thức.

 

Hoạt động 3:  Tìm hiểu chùm sáng, tia sáng (15 phút)

a) Mục tiêu: Mô tả được các chùm sáng và tạo ra được tia sáng bằng chùm sáng hẹp song song

b) Nội dung:

– Quan sát hình 15.2  thảo luận nhóm đôi và mô tả được các chùm sáng.

– Thực hiện thí nghiệm 2 hình 15.3.

– Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi SGK.

c) Sản phẩm:

Mô tả các chùm sáng trong hình 15.2b và 15.2c

Chùm sáng mở rộng dần ra, càng xa hộp đèn thì chùm sáng càng lớn. Chùm sáng song song đều nhau.

Quan sát đường truyền của ánh sáng trong Hình 15.3 và mô tả chùm sáng trên mặt giấy.

Chùm sáng rất hẹp và song song

Từ đó, rút ra kết luận: Ta có thể dùng chùm sáng hẹp này để biểu diễn đường đi của ánh sáng. Đó là mô hình tia sáng: Người ta quy ước biểu diễn tia sáng bằng một đường thẳng có mũi tên chỉ hướng truyền của ánh sáng.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ: 

GV đặt vấn đề: Dùng đèn pin chiếu ánh sáng lên bảng, ta chỉ nhìn thây vệt sáng trên bảng, mà không thấy đường đi của ánh sáng. Vậy ánh sáng xuất phát từ đèn pin đến bảng đi như thế nào? Chúng ta cần một thí nghiệm để thấy rõ đường đi của ánh sáng.

GV giao nhiệm vụ cặp đôi cho HS: GV hướng dẫn học sinh quan sát hình 15.2  thảo luận cặp đôi và mô tả được các chùm sáng.

– GV hướng dẫn HS thực hiện thí nghiệm hình 15.3 SGK

Yêu cầu hs nêu:

+ Mục đích thí nghiệm.

+ Dụng cụ thí nghiệm.

+ Các bước tiến hành thí nghiệm

Từ thí nghiệm rút ra kết luận:

HS nhận nhiệm vụ, nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi của GV:

  

Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: 

– Các nhóm thảo luận và hoàn thành nhiệm vụ được giao.

– Sau khi thảo luận xong, học sinh đưa ra câu trả lời.

– HS hoạt động nhóm, hoàn thành nhiệm vụ học tập.

 – HS các nhóm hỏi – đáp lẫn nhau , hoàn thành nhiệm vụ học tập.

Báo cáo kết quả:

– Học sinh trình bày kết quả.

– Các học sinh còn lại lắng nghe để nhận xét và bổ sung.

– GV kết luận nội dung kiến thức mà các nhóm đã trình bày.

– Trình bày phần thảo luận.

– Các học sinh còn lại nhận xét phần trình bày của bạn.

Tổng kết:

Đường truyền ánh sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có hướng gọi là tia sáng

Một chùm sáng hẹp song song có thể xem là một tia sáng

Ghi nhớ kiến thức và ghi vào vở. 
Giáo viên giới thiệu học sinh cách biểu diễn chùm sáng thường gặp.

Trong thực tế, không thể nhìn thấy tia sáng chỉ nhìn thấy chùm sáng

Ba loại chùm sáng thường gặp

Chùm sáng song song Chùm sáng hội tụ Chùm sáng phân kì
HS đọc SGK biết thêm kiến thức.

 

Hoạt động 4: Tìm hiểu biểu diễn vùng tối tạo bởi nguồn sáng hẹp

a) Mục tiêu: HS biết vẽ hình, nhận biết được các vùng bị vật cản che khuất để tạo nên vùng tối

b) Nội dung:

– Dùng một đèn pin (loại bóng đèn nhỏ) để tạo ra một nguồn sáng hẹp. Trong khoảng giữa đèn pin và màn chắn đặt một quả bóng nhỏ làm vật cản sáng.

Vùng không gian phía sau quả bóng không nhận được ánh sáng trực tiếp từ nguồn sáng nên là vùng tối và trên màn chắn xuất hiện bóng tối của vật cản (Hình 15.5a)

– HS mô tả vùng không gian phía sau vật cản trong Hình 15.5a ở SGK. Bóng tói của quả bóng trên màn chắn có hình dạng thế nào?

– Học sinh thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập số 2

c) Sản phẩm: 

Phiếu học tập 2

Câu 1. Mô tả vùng không gian phía sau vật cản trong Hình 15.5a ở SGK. Bóng tói của quả bóng trên màn chắn có hình dạng thế nào?

Vùng không gian phía sau vật cản chia thành hai phần sáng và tối riêng biệt. Nếu vật có dạng hình cầu thì bóng có dạng hình tròn.

Câu 2. Cho tia sáng 1 như trên hình, hãy vẽ các tia sáng khác để giải thích sự tạo thành bóng của chiếc hộp trên mặt đất.

 

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ: 

– GV bố trí thí nghiệm như Hình 15.5a: dùng đèn pin chiếu ánh sáng qua một vật cản và hứng bóng trên màn phía sau. GV tổ chức HS thảo luận trả lời câu hỏi và làm bài tập luyện tập trong phiếu học tấp số 2

HS nhận nhiệm vụ.
Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: 

– HS thảo luận cặp đôi, thống nhất đáp án và ghi chép nội dung hoạt động ra phiếu học tập cá nhân.

– GV theo dõi, quan sát, hướng dẫn các nhóm quan sát và  hoàn thành phiếu học tập.

Thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập số 2.
Báo cáo kết quả:

– GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có).

GV kết luận về nội dung kiến thức mà các nhóm đã đưa ra.

– Trình bày phần thảo luận của nhóm.
Tổng kết: 

– GV nhận xét và chốt nội dung: Vùng không gian phía sau vật cản chia thành hai phần sáng và tối riêng biệt. Nếu vật có dạng hình cầu thì bóng có dạng hình tròn

Ghi nhớ kiến thức.

 

Hoạt động 5: Tìm hiểu biểu diễn vùng tối tạo bởi nguồn sáng rộng

Mục tiêu: HS biết vẽ hình, nhận biết được các vùng bị vật cản che khuất để tạo nên vùng nửa tối.

Nội dung: GV thay đổi bóng đèn pin nhỏ bằng một bóng đèn lớn. Tiến hành vẽ Hình 15.6b để HS hiểu rõ sự hình thành vùng tối tạo bởi nguồn sáng rộng. GV tổ chức HS thảo luận nhóm trả lời câu 6

Sản phẩm: 

Quan sát các vùng được kí hiệu (a), (b) và (c) trên Hình 15.6b trong SGK để chỉ ra đâu là vùng tối, đâu là vùng nửa tối

Quan sát vùng phía sau vật cản xuất hiện trên màn, chú ý đến vùng chuyển tiếp giữa sáng và tối (Hình 15.6a). Nhận ra sau vật cản có 3 vùng: vùng tối (b), vùng trung gian giữa sáng và tối (a), (c) và vùng sáng.

d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ:

GV thay đổi bóng đèn pin nhỏ bằng một bóng đèn lớn. Tiến hành vẽ Hình 15.6b để HS hiểu rõ sự hình thành vùng tối tạo bởi nguồn sáng rộng. GV tổ chức HS thảo luận nhóm trả lời 

câu 6: Quan sát các vùng được kí hiệu (a), (b) và (c) trên Hình 15.6b trong SGK để chỉ ra đâu là vùng tối, đâu là vùng nửa tối

HS nhận nhiệm vụ.
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ

– Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh khi cần thiết.

– Học sinh đọc tài liệu, thực hiện nhiệm vụ.

Thảo luận thống nhất ý kiến chung.

Báo cáo kết quả:

– Gọi ngẫu nhiên một số học sinh báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ, các học sinh khác nhận xét, bổ sung.

–  GV kết luận về nội dung kiến thức mà các nhóm đã đưa ra.

– Đại diện học sinh trình bày kết quả.

– Các HS khác cho nhận xét và bổ sung (nếu cần)

Tổng kết

Vùng tối  là vùng nằm phía sau vật cản sáng, hoàn toàn không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới 

Vùng nửa tối  là vùng nằm phía sau vật cản sáng, nhận được một phần ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.

Ghi nhớ kiến thức

 

Hoạt động 4: Luyện tập 

a) Mục tiêu: 

Củng cố, khắc sâu nội dung toàn bộ bài học.

b) Nội dung: 

– GV sử dụng phương pháp động não, GV cho học sinh làm việc cá nhân và trả lời mốt số câu hỏi trắc nghiệm.

– GV cho bài tập và HS động não suy nghĩ giải bài tập.

c) Sản phẩm:

 

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

Giáo viên tổ chức lớp học cho các hoạt động ôn tập bài tập như sau:

Bài tập trắc nghiệm: GV trình chiếu câu hỏi, học sinh sử dụng bảng A, B, C, D để trả lời

Câu 1: Hiện tượng nào sau đây không liên quan đến năng lượng ánh sáng:

A. Ánh sáng mặt trời phản chiếu trên mặt nước

B. Ánh sáng mặt trời làm cháy bỏng da

C. Bếp mặt trời nóng lên nhờ ánh sáng mặt trời

D. Ánh sáng mặt trời dùng để tạo điện năng

Câu 2: Phát biểu nào sau đây là sai

A. Mặt trời là nguồn năng lượng ánh sáng và nguồn năng lượng nhiệt chính trên Trái Đất

B. Năng lượng ánh sáng cần cho sự phát triển của thực vật

C. Ánh sáng không có năng lượng vì không có tác dụng lực

D. Năng lượng ánh sáng có thể chuyển thành nhiệt

Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đúng

A. Các tia sáng là đường cong

B. Các tia sáng luôn song song nhau

C. Các tia sáng cho ta biết ánh sáng truyền nhanh hay chậm

D. Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng đường thẳng có mũi tên chỉ hướng truyền của ánh sang gọi là tia sáng

Câu 4: Điền vào chỗ trống: Chùm sáng song song gồm các tia sáng………………trên đường truyền của chúng.

A. Giao nhau                         B. Không giao nhau

C. Loe rộng ra                       D. Bất kì

Câu 5: Hình vẽ nào sau đây biểu diễn chùm tia hội tụ:

A. Hình a       B. Hình b      C. Hình c          D. Hình d

Câu 6: Thế nào là vùng tối?

A. Là vùng hoàn toàn không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới

B. Là vùng chỉ nhận được một phần ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới

C. Là vùng nhận được hoàn toàn ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới

D. Là vùng nằm phía trước vật cản và nhận được ánh sáng

Câu 7: Chọn phát biểu sai. Vật cản sáng là vật?

A. Không cho ánh sáng truyền qua

B. Đặt trước mắt người quan sát

C. Cản đường truyền của ánh sáng

D. Hỗ trợ sự truyền ánh sáng

HS nhận nhiệm vụ GV đã giao.
Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:  – Thực hiện nhiệm vụ học tập dưới sự hướng dẫn của GV.
Báo cáo kết quả:

Cho cả lớp trả lời;

Mời đại diện giải thích;

GV kết luận về nội dung kiến thức.

– HS trả lời câu hỏi 

– Trong khi 1 bạn trả lời, các bạn còn lại lắng nghe để nhận xét và bổ sung.

 

  Hoạt động 5: Vận dụng 

Mục tiêu:  Phát triển năng lực tự học và năng lực tìm hiểu đời sống. 

Nội dung: 

– Nêu nhiệm vụ.

– HS phát hiện các vấn đề cần giải quyết.

c) Sản phẩm: 

a) Khi em thay đổi khoảng cách giữa bàn tay và tường:

         + Bóng của bàn tay sẽ nhỏ lại và rõ nét hơn nếu bàn tay em để gần tường.

         + Bóng của bàn tay sẽ to ra và mờ đi nếu bàn tay em cách xa tường.

b) Có thể tạo bóng trên tường vì một khoảng tường phía sau bị bàn tay che mất, hoàn toàn không nhận được ánh sáng từ đèn bàn, trong khi các vùng còn lại vẫn nhận được một phần ánh sáng.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

Giáo viên tổ chức  học sinh thảo luận nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi:

Đặt một đèn bàn chiếu sáng vào tường.

 a) Đưa bàn tay của em chắn chùm ánh sáng. Điều gì sẽ xảy ra khi em thay đổi khoảng cách giữa bàn tay và tường?

b) Thực hiện trò chơi tạo bóng trên tường theo những gợi ý trong hình bên và giải thích vì sao có thể tạo bóng trên tường như thế?

HS nhận nhiệm vụ GV đã giao.
Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:  – Thực hiện nhiệm vụ học tập dưới sự hướng dẫn của GV.
Báo cáo kết quả:

Cho cả lớp trả lời;

Mời đại diện giải thích;

GV kết luận về nội dung kiến thức.

– HS trả lời câu hỏi 

– Trong khi 1 bạn trả lời, các bạn còn lại lắng nghe để nhận xét và bổ sung.

Xem thêm:

Bài 16: Sự phản xạ ánh sáng

Bài 17: Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng

Bài 18: Nam châm

Bài 19: Từ trường

Bài 20: Từ trường trái đất – Sử dụng la bàn

Giáo án khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *