Giáo án KHTN 7 CTST Bài 17: Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng

MỤC TIÊU DẠY HỌC

Về kiến thức

– Nêu được tính chất của vật qua gương phẳng và dựng được ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng

– Vẽ được hình biểu diễn và nêu được khái niệm ảnh của vật tạo bởi gương phẳng

– Vận dụng được định luật phản xạ ánh sáng trong một số trường hợp đơn giản

Về năng lực

a) Năng lực chung

Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tham gia các hoạt động trong bài học.

– Giao tiếp và hợp tác: Tham gia thảo luận, trình bày, diễn đạt các ý tưởng; Làm việc nhóm hiệu quả.

– Giải quyết vấn để và sáng tạo: Để xuất các ý tưởng, phương án để thảo luận, giải quyết các vấn đề nêu ra trong bài học.

b) Năng lực khoa học tự nhiên

Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được tính chất của gương phẳng; Dựng được ảnh của một vật qua gương phẳng.

Tim hiểu tựnhiên:Thực hiện được các thí nghiệm tạo ảnh của vật.

Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng được định luật phản xạ ánh sáng trong một só trường hợp đơn giản.

Về phẩm chất

Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.

Chủ động, tích cực tham gia các hoạt động học tập.

Cẩn thận, chính xác khi thực hiện các phép toán.

THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

– Gương phẳng, tấm bìa làm màn chiếu, nến, bật lửa, thước nhựa, tấm kính trong suốt

– Máy chiếu, bảng nhóm;

– Phiếu học tập. 

Phiếu học tập ảnh của vật tạo bởi gương phẳng

Câu 1:  Từ thí nghiệm 1, em hãy cho biết ảnh của nến tạo bởi gương phẳng có hứng được trên màn chắn không. Điều đó cho thấy ảnh của vật tạo bởi gương phẳng có tính chất gì

Câu 2: Trong thí nghiệm 2, vì sao cần thay gương phẳng bằng tấm kính trong suốt.

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

Câu 3: Sau khi thắp sáng nến 1, nhìn vào gương, em có thấy dường như nến 2 cũng “sáng lên”? Giải thích.

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

Câu 4: Từ thí nghiệm 2, hãy nêu nhận xét về:

Khoảng cách từ ảnh đến gương phẳng so với khoảng cách từ vật đến gương.

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

b) Độ lớn của ảnh tạo bới gương phẳng so với độ lớn của vật.

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

 

Phiếu học tập 2

Câu 1: Ảnh ảo là:

Ảnh không thể nhìn thấy được

Ảnh tưởng tượng không tồn tại thực tế

Ảnh không thể hứng được trên màn nhưng có thể nhìn thấy được

Ảnh luôn ngược chiều với ảnh thật

Câu 2: Ảnh của một vật qua gương phẳng là:

Ảnh ảo, ngược chiều với vật

Ảnh ảo, cùng chiều với vật

Ảnh thật, ngược chiều với vật

Ảnh thật, cùng chiều với vật

Câu 3: Đặc điểm nào sau đây không đúng với gương phẳng?

Gương phẳng là mặt phẳng phản xạ ánh sáng tốt

Vật đặt trước gương cho ảnh ảo có độ lớn bằng vật

Khoàng cách từ vật tới gương bằng khoảng cách từ ảnh tới gương

Vật đặt trước gương phẳng luôn cho ảnh ngược chiều với vật

Câu 4: Chọn phát biểu đúng

Ảnh của vật qua gương phẳng là ảnh ảo, vì vậy ta không nhìn thấy được ảnh này

Ảnh của vật qua gương phẳng là ảnh ảo, vì vậy ta không thể dùng máy ảnh để chụp ảnh này

Ảnh của vật qua gương phẳng là ảnh ảo, ta không thể nhìn thấy hoặc dùng máy ảnh để chụp ảnh này

Ảnh của vật qua gương phẳng là ảnh thật, vì vậy ta nhìn thấy được ảnh này

Câu 5: Điểm sáng S đặt trước gương phẳng, cách gương phẳng một đoạn 5cm và cho ảnh S’. Khoảng cách SS’ lúc này là:

 5 cm                  B. 10 cm                        C. 15 cm                      D. 20 cm

Câu 6: Một người cao 1,6m đứng trước gương phẳng, cho ảnh cách gương 1,5m. Hỏi người đó cách gương bao nhiêu?

 3 cm

3,2 cm

1,5 cm

1,6 cm

Câu 7:  Cho một điểm sáng S đặt trước gương phẳng, cách gương 4cm. Hãy dựng ảnh S’ của S tạo bởi gương theo 2 cách:

a) Áp dụng tính chất ảnh của vật tạo bởi gương phẳng.

b) Áp dụng định luật phản xạ ánh sáng.

Câu 8: Hình dưới biểu diễn một học sinh đứng trước gương, cách gương 2m. Có một bức tường ở phía sau cách học sinh 1m. Ảnh của bức tường tạo bởi gương phẳng cách nơi học sinh đứng bao nhiêu mét?

 

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

Dạy học nêu và giải quyết vấn đề thông qua thí nghiệm và khai thác thông tin

Dạy học theo nhóm và nhóm cặp đôi.

Kĩ thuật động não.

CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC

Hoạt động 1:  Khởi động (5 phút)

Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học. Ôn lại kiến thức cũ, dẫn dắt giới thiệu vấn đề

b) Nội dung: HS trả lời câu hỏi. 

 – Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng?

 – Vẽ tia tới và tia phản xạ xác định góc tới và góc phản xạ?

                    S                                                                                 R

            300 250

                                     I I

– Vì sao xe cứu thương có các dòng chữ viết ngược như hình bên? 

c) Sản phẩm:

HS đưa ra các câu trả lời

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ: HS thảo luận nhóm hoàn thành câu hỏi GV đưa ra.

HS trả lời câu hỏi. 

 – Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng?

 – Vẽ tia tới và tia phản xạ xác định góc tới và góc phản xạ?

Nhận nhiệm vụ
HS thực hiện nhiệm vụ

Quan sát, hỗ trợ HS khi cần thiết.

Thực hiện nhiệm vụ
Chốt lại và đặt vấn đề vào bài

– Em hãy giải thích: Vì sao xe cứu thương có các dòng chữ viết ngược như hình bên? 

Để trả lời cho câu hỏi trên, chúng ta hãy tìm hiểu nội dung bài ngày hôm nay, để hiểu nhé!

 

Hoạt động 2:  Tìm hiểu tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng  (40 phút)

a) Mục tiêu: Phân biệt được vật và ảnh của vật qua gương phẳng là ảnh ảo, đói xứng với vật qua gương.

 

b) Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hiện thí nghiệm theo từng nhóm.

GV: Yêu cầu học sinh làm thí nghiệm như hình 17.1, 17.2 (SGK) và quan sát trong gương.

Thí nghiệm 1: Tìm hiểu tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng

Thí nghiệm 2: Khảo sát vị trí, độ lớn ảnh của vật tạo bởi gương phẳng

Hoàn thành phiếu học tập. Rút ra kết luận cách phân biệt được vật và ảnh của vật qua gương phẳng 

c) Sản phẩm:

Phiếu học tập ảnh của vật tạo bởi gương phẳng

Câu 1:  Từ thí nghiệm 1, em hãy cho biết ảnh của nến tạo bởi gương phẳng có hứng được trên màn chắn không. Điều đó cho thấy ảnh của vật tạo bởi gương phẳng có tính chất gì

 – Ảnh của nến tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn.

=> Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng là ảnh ảo

Câu 2: Trong thí nghiệm 2, vì sao cần thay gương phẳng bằng tấm kính trong suốt.

– Ta thay gương phẳng bằng kính vì kính trong phản xạ một phần ánh sáng giúp ta quan sát được ảnh, đồng thời cho ánh sáng đi qua nên ta thấy được nến đặt sau gương, điều này giúp ta dễ dàng quan sát và đo khoảng cách

Câu 3: Sau khi thắp sáng nến 1, nhìn vào gương, em có thấy dường như nến 2 cũng “sáng lên”? Giải thích.

– Vì độ lớn của nến 2 bằng với ảnh của nến 1 và nến 2 trùng với ảnh nến 1 nên khi thắp sáng nến 1, ảnh của nó xuất hiện đúng vị trí phần trên của nến 2 khiến nó dường như cũng sáng lên.

Câu 4: Từ thí nghiệm 2, hãy nêu nhận xét về:

Khoảng cách từ ảnh đến gương phẳng so với khoảng cách từ vật đến gương.

Khoảng cách từ ảnh đến gương phẳng bằng khoảng cách từ vật đến gương.

b) Độ lớn của ảnh tạo bởi gương phẳng so với độ lớn của vật.

Độ lớn của ảnh tạo bới gương phẳng bằng độ lớn của vật.

 

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ: 

– Chia nhóm HS ( 6 HS/1 nhóm).

– Yêu cầu học sinh kiểm tra các dụng cụ thực hành theo mẫu chiếu trên màn hình.

– Giới thiệu dụng cụ thực hành, phát phiếu học tập số 1, tổ chức thực hiện học tập

– Học sinh có 15 phút thực hiện thí nghiệm, quan sát hiện tượng. 

Thí nghiệm 1: Tìm hiểu tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng

Thí nghiệm 2: Khảo sát vị trí, độ lớn ảnh của vật tạo bởi gương phẳng

7 phút thảo luận nhóm thống nhất ý kiến hoàn thành phiếu đáp án chung.

Câu 1:  Từ thí nghiệm 1, em hãy cho biết ảnh của nến tạo bởi gương phẳng có hứng được trên màn chắn không. Điều đó cho thấy ảnh của vật tạo bởi gương phẳng có tính chất gì

Câu 2: Trong thí nghiệm 2, vì sao cần thay gương phẳng bằng tấm kính trong suốt.

Câu 3: Sau khi thắp sáng nến 1, nhìn vào gương, em có thấy dường như nến 2 cũng “sáng lên”? Giải thích.

Câu 4: Từ thí nghiệm 2, hãy nêu nhận xét về:

Khoảng cách từ ảnh đến gương phẳng so với khoảng cách từ vật đến gương.

b) Độ lớn của ảnh tạo bới gương phẳng so với độ lớn của vật.

HS nhận nhiệm vụ .
Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: 

GV hướng dẫn các bước thực hiện, sau đó cho HS tự thực hiện theo các bước hướng dẫn trong SGK

– Hướng dẫn HS cách quan sát quá trình thí nghiệm;

– Hướng dẫn HS cách ghi chép kết quả thí nghiệm;

– GV hướng dẫn HS thảo luận câu hỏi trong phiếu học tập.

– Giáo viên: quan sát, hỗ trợ học sinh khi cần thiết, nhắc nhở an toàn phòng thực hành.

– Thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập số 1.

– Giải quyết vấn đề GV đưa ra.– Thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập số 1.
Báo cáo kết quả:

– Chọn đại diện nhóm trình bày đáp án trong phiếu học tập số 1. Các nhóm còn lại quan sát, nhận xét.

(GV lưu ý nên chọn nhóm làm đúng và các nhóm làm sai để sửa rút kinh nghiệm)

– GV kết luận nội dung kiến thức cho HS.

– Đại diện nhóm lên trình bày – Các nhóm còn lại nhận xét phần trình bày của nhóm bạn.
Tổng kết:

– Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng là Ảnh ảo, không hứng được trên màn chắn, cùng chiều với vật

– Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng có độ lớn bằng vật. 

– Khoảng cách từ ảnh đến gương bằng khoảng cách từ vật đến gương

Ghi nhớ kiến thức.

 

Hoạt động 3:  Dựng ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng (35 phút)

Mục tiêu: HS biết được cách vẽ ảnh của một điểm qua gương phẳng bằng định luật phản xạ ánh sáng và vẽ được sự tạo ảnh của một vật qua gương phẳng.

Nội dung: GV hướng dẫn HS rằng một vật có rất nhiều điểm, mỗi điểm trên vật sẽ tạo ảnh qua gương phẳng, do đó, ta có thể xác định ảnh của các điểm trên vật. Mắt quan sát được nhiều ảnh của các điểm trên vật nên sẽ cho ta thấy được toàn bộ ảnh của vật. Tuy nhiên trong thực tế chỉ cần một số điểm, ta đã có thể xác định ảnh của vật

– Giáo viên hướng dẫn học sinh từng bước dựng ảnh của một điểm sáng S và dụng ảnh của một vật sáng

 Luyện tập: Một miếng bìa hình tam giác vuông đặt trước một gương phẳng như hình dưới. Hãy dựng ảnh của miếng bìa tạo bởi gương phẳng (G)

Vận dụng: 1. Hãy đoán xem dòng chữ đã viết trên tờ giấy ở hình bên là gì? Giải thích?

Giải thích câu hỏi ở phần mở đầu của bài học này: Vì sao ở xe cứu thương và xe cứu hoả thường có các dòng chữ viết ngược như hình bên?

c) Sản phẩm:

 Luyện tập

Vận dụng: 1.

Ở xe cứu thương và xe cứu hoả thường có các dòng chữ viết ngược để những phương tiện đi trước, thông qua gương chiếu hậu, có thể nhìn thấy đúng chiều của nó và nhường đường cho các loại xe ưu tiên này đi qua.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ: 

GV sử dụng phương pháp dạy học hợp tác, kĩ thuật động não.

– GV hướng dẫn học sinh cách dựng ảnh của một vật qua gương phẳng:

* Giai đoạn 1: GV hướng dẫn từng bước dựng ảnh của một điểm sáng S

– GV hướng dẫn tới đâu, học sinh hoạt động cá nhân vẽ vô vở học

Cách 1: Áp dụng đính luật phản xạ ánh sáng

Bước 1: Từ S vẽ 2 tia sáng tới SI và SK đến gặp gương tại I và K 

Bước 2: Vẽ pháp tuyến IN và KN′. Vẽ 2 tia phản xạ tương ứng IR và KR′ sao cho góc phản xạ bằng góc tới

Bước 3: Kéo dài IR và KR′ cắt nhau tại S′ → S′ là ảnh ảo của S

– GV hướng dẫn cách 2

Cách 2: Áp dụng tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng

Bước 1: Từ S vẽ đường vuông góc với gương cắt gương tại H

Bước 2: Xác định điểm S′ trên đường vuông góc đã vẽ sao cho SH = S′H 

→ S′ là ảnh ảo của S

* Giai đoạn 2: GV hướng dẫn từng bước dựng ảnh của một vật sáng tạo bởi gương phẳng

Ảnh của 1 vật sáng là tập hợp ảnh của tất cả các điểm trên vật

Ảnh của 1 vật tạo bởi gương phẳng được vẽ đối xứng với vật qua gương phẳng

Bước 1:  Xác định các điểm đặc trưng của vật sáng

Bước 2: Vẽ ảnh của các điểm đó qua gương phẳng

Bước 3: Nối ảnh của các điểm lại ta được ảnh của vật

Tương tự, học sinh làm bài tập luyện tập

HS nhận nhiệm vụ, nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi của GV:

  

Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: 

– HS nghe hướng dẫn và hoàn thành nhiệm vụ được giao.

– HS vẽ bài vô vở
Báo cáo kết quả:

– Học sinh trình bày kết quả.

– Các học sinh còn lại lắng nghe để nhận xét và bổ sung.

– GV kết luận nội dung kiến thức mà các nhóm đã trình bày.

– Trình bày kết quả.

– Các học sinh còn lại nhận xét phần trình bày của bạn.

Tổng kết:

Các tia sáng từ điểm sáng S tới gương phẳng cho tia phản xạ có đường kéo dài đi qua ảnh ảo S′

Ảnh của 1 vật sáng là tập hợp ảnh của tất cả các điểm trên vật

Ta nhìn thấy ảnh ảo S′ của điểm sáng S khi các tia sáng phản xạ lọt vào mắt có đường kéo dài đi qua điểm S′ 

Ghi nhớ kiến thức và ghi vào vở. 
Vận dụng

Hãy đoán xem dòng chữ đã viết trên tờ giấy ở hình bên là gì? Giải thích?

Giải thích câu hỏi ở phần mở đầu của bài học này: Vì sao ở xe cứu thương và xe cứu hoả thường có các dòng chữ viết ngược như hình bên?

HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi.
Học sinh đọc và tìm hiểu thêm

 

Hoạt động 4: Luyện tập – vận dụng

a) Mục tiêu: 

–  Hệ thống hóa kiến thức và làm một số bài tập. HS có kỹ năng vẽ ảnh của 1 vật tạo bởi gương phẳng.

– Vận dụng công thức để giải bài tập.

b) Nội dung: Giáo viên tổ chức hướng dẫn học sinh thực hiện phiếu bài tập thông qua các phương pháp kĩ thuật dạy học sau:

Bài tập trắc nghiệm: Trò chơi “Rung chuông vàng”– thực hiện ở tiết ôn tập 1.

Phần tự luận: sử dụng hỏi đáp, thảo luận cặp đôi, thuyết trình thực hiện trong tiết ôn tập thứ 2.

c) Sản phẩm:

Câu trả lời của học sinh.

Câu 1 2 3 4 5 6
Đ/A C B D C A C

Câu 7:

a) Áp dụng tính chất ảnh của vật tạo bởi gương phẳng. b) Áp dụng định luật phản xạ ánh sáng.

Câu 8:

Ảnh của bức tường tạo bởi gương phẳng cách gương 3m

Bạn học sinh cách gương 2m

→ Ảnh của bức tường tạo bởi gương phẳng cách học sinh 5 m

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

Giáo viên tổ chức lớp học cho các hoạt động ôn tập bài tập như sau:

Bài tập trắc nghiệm: Trò chơi “Rung chuông vàng”:

Luật chơi: Có 7 câu trắc nghiệm, mỗi câu hỏi sẽ có 15 giây suy nghĩ, sau thời gian suy nghĩ, học sinh cả lớp giơ thẻ đáp án A.B,C,D để trả lời. Bạn nào giợ muộn sẽ phạm quy. Các bạn trả lời sai và phạm quy sẽ nộp lại bộ thẻ trả lời và dừng tính điểm từ câu đó. Bạn nào trả lời được nhiều câu nhất sẽ chiến thắng. 

Phần tự luận: Giáo viên tổ chức thảo luận nhóm đôi hoàn thành bài tập. Quay số bất kì các nhóm báo cáo.

Câu 1: Ảnh ảo là:

Ảnh không thể nhìn thấy được

Ảnh tưởng tượng không tồn tại thực tế

Ảnh không thể hứng được trên màn nhưng có thể nhìn thấy được

Ảnh luôn ngược chiều với ảnh thật

Câu 2: Ảnh của một vật qua gương phẳng là:

Ảnh ảo, ngược chiều với vật

Ảnh ảo, cùng chiều với vật

Ảnh thật, ngược chiều với vật

Ảnh thật, cùng chiều với vật

Câu 3: Đặc điểm nào sau đây không đúng với gương phẳng?

Gương phẳng là mặt phẳng phản xạ ánh sáng tốt

Vật đặt trước gương cho ảnh ảo có độ lớn bằng vật

Khoàng cách từ vật tới gương bằng khoảng cách từ ảnh tới gương

Vật đặt trước gương phẳng luôn cho ảnh ngược chiều với vật

Câu 4: Chọn phát biểu đúng

Ảnh của vật qua gương phẳng là ảnh ảo, vì vậy ta không nhìn thấy được ảnh này

Ảnh của vật qua gương phẳng là ảnh ảo, vì vậy ta không thể dùng máy ảnh để chụp ảnh này

Ảnh của vật qua gương phẳng là ảnh ảo, ta không thể nhìn thấy hoặc dùng máy ảnh để chụp ảnh này

Ảnh của vật qua gương phẳng là ảnh thật, vì vậy ta nhìn thấy được ảnh này

Câu 5: Điểm sáng S đặt trước gương phẳng, cách gương phẳng một đoạn 5cm và cho ảnh S’. Khoảng cách SS’ lúc này là:

A. 5 cm

10 cm

15 cm

20 cm

Câu 6: Một người cao 1,6m đứng trước gương phẳng, cho ảnh cách gương 1,5m. Hỏi người đó cách gương bao nhiêu?

3 cm

3,2 cm

1,5 cm

1,6 cm

Câu 7:  Cho một điểm sáng S đặt trước gương phẳng, cách gương 4cm. Hãy dựng ảnh S’ của S tạo bởi gương theo 2 cách:

a) Áp dụng tính chất ảnh của vật tạo bởi gương phẳng.

b) Áp dụng định luật phản xạ ánh sáng.

Câu 8: Hình dưới biểu diễn một học sinh đứng trước gương, cách gương 2m. Có một bức tường ở phía sau cách học sinh 1m. Ảnh của bức tường tạo bởi gương phẳng cách nơi học sinh đứng bao nhiêu mét?

HS nhận nhiệm vụ GV đã giao.
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: GV quan sát, hỗ trợ các nhóm khi cần thiết. Học sinh nhận nhiệm vụ, vận dụng kiến thức đã học tích cực thực hiện nhiệm vụ.
Báo cáo kết quả:

  Bài tập trắc nghiệm: Cả lớp tham gia trả lời câu hỏi.

Phần tự luận: Quay số bất kì chọn nhóm báo cáo. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Phần thực hành vận dụng: chọn đại diện 1 số học sinh thuyết trình trước lớp.

Giáo viên chuẩn hóa các nội dung báo cáo của học sinh.

– Đại diện cá nhân/nhóm báo cáo.

 – HS/Nhóm khác nhận xét phần trình bày của nhóm bạn.

Mở rộng:

*) Tích hợp môi trường:

– Các mặt hồ, dòng sông trong xanh cũng là một gương phẳng, ngoài tác dụng đối với nông nghiệp, sản xuất còn có vai trò quan trọng trong việc điều hoà khí hậu, tạo ra môi trường trong lành.

– Gương phẳng còn được dùng trong trang trí nội thất giúp ta có cảm giác phòng rộng hơn.

– Các biển báo giao thông, các vạch phân chia làn đường thường dùng sơn phản quang để người tham gia giao thông đẽ dàng nhìn thấy về ban đêm.

Xem thêm:

Bài 18: Nam châm

Bài 19: Từ trường

Bài 20: Từ trường trái đất – Sử dụng la bàn

Bài 21: Nam châm điện

Bài 22: Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật

Giáo án khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *