Giáo án KHTN 6 CTST Bài 39: Biến dạng của lò xo – Phép đo lực

Hoạt động 8. Tìm hiểu về biến dạng của lò xo (45 phút)

1 Mục tiêu hoạt động

13.KHTN.2.4       25.KHTN.3.1    30. TC 1.1    31.GTHT1.1     33.TT.1 30.TC.1.1 31.GTHT.1 32.TT.1

2.Tổ chức hoạt động 

PP:- Dạy học trực quan 

– Sử dụng thí nghiệm 

Kỹ thuật: động não, khăn trải bàn

* Chuẩn bị: 

– GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng và 1 thư kí.

–  Mỗi nhóm : 1 giá đỡ, 3 quả nặng loại 50 g, lò xo, thước đo chiều dài
– Phiếu học tập số

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập 

Sử dụng phương pháp: Dạy học trực quan, sử dụng thí nghiệm trong dạy học KHTN.

Phát dụng cụ cho các nhóm HS. GV tổ chức cho HS thí nghiệm theo gợi ý nội dung 1 trong SGK, trả lời câu hỏi 2 và luyện tập.

– Thực hành theo nhóm, đo chiều dài của lò xo tương ứng khi treo 1 quả nặng, 2 quả nặng, 3 quả nặng vào lò xo và cho biết nhận xét về sự thay đổi chiều dài của lò xo trong quá trình làm thí nghiệm.

  1. Tiến hành thí nghiệm như mô tả bên và cho biết nhận xét về sự thay đổi chiều dài của lò xo trong quá trình làm thí nghiệm.

2. Hãy tính độ dãn của lò xo khi treo 1, 2, 3 quả nặng rồi ghi kết quả vào các ô thích hợp theo mẫu bảng 39.1. Em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa độ dãn của lò xo với khối lượng vật treo?

– Thực hành theo nhóm, đo chiều dài của lò xo tương ứng khi treo 1 quả nặng, 2 quả nặng, 3 quả nặng vào lò xo.

* Thực hiện nhiệm vụ học tập:

– Tiến hành làm việc nhóm, đo được độ dài  của lò xo khi treo 1 quả nặng , 2 quả nặng, 3 quả nặng vào lò xo

– Tính độ dãn của lò xo : l1 – lo

– Thảo luận nhận xét về mối quan hệ giữa độ dãn của lò xo và khối lượng của vật treo

Luyện tập

* Một lò xo có chiều dài tự nhiên 12 cm được treo thẳng đứng, đầu dưới của lò xo gắn một quả nặng có khối lượng 50 g. Khi quả nặng cân bằng thì lò xo có chiều dài 15 cm. Cho rằng độ dãn của lò xo tỉ lệ thuận với khối lượng vật treo. Khi treo quả nặng có khối lượng 100 g vào lò xo thì chiều dài lò xo là bao nhiêu?

  1. Sản phẩm học tập:

Bảng báo cáo kết quả thực hành:

Bảng 39.1. Bảng kết quả

Số quả nặng 50 g móc vào lò xo Tổng khối lượng các quả nặng (g) Chiều dài của lò xo (cm) Độ biến dạng của lò xo (cm)
0 0 l0 = … 0
1 l1 = … l1 – l0 = …
2 l2 = … l2 – l0 = …
3 l3 = … l3 – l0 = …

Luyện tập

– Độ dãn của lò xo khi treo quả nặng có khối lượng 50 g là: 15 – 12 = 3 cm.

– Do độ dãn của lò xo tỉ lệ thuận với khối lượng vật treo, mà khối lượng quả nặng sau nặng gấp đôi khối lượng quả nặng đầu nên độ dãn lò xo lúc sau cũng gấp đôi độ dãn lò xo lúc đầu.

– Vậy, độ dãn của lò xo khi treo quả nặng có khối lượng 100 g là: 2.3 = 6 cm.

– Suy ra, chiều dài lò xo khi treo quả nặng có khối lượng 100 g là: 12 + 6 = 18 cm.

  1. Phương án đánh giá: 

Sử dụng bảng kiểm sau đây để đánh giá: 

Câu hỏi đánh giá Kết quả
Không
1. HS có biết lắp ráp thí nghiệm không?
2. HS có biết đo chiều dài của lò xo bằng thước  không?
3. HS có đọc được chính xác chiều dài của lò xo  hay không?
4. HS có nhận xét  được độ dãn của lò xo treo theo phương thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng của vật treo.  
5.Hs có tính được độ dãn của lò xo không?
6. HS có trao đổi thảo luận thông tin với các bạn trong nhóm không?
7. HS có thực hiện các thí nghiệm đề ra cũng cả nhóm không?
8. HS có hớp tác với các bạn từ thí nghiệm rút ra kết luận không?
9. Học sinh có tích cực chủ động thực hiện nhiệm vụ được giao không? 
10. HS có hỗ trợ bạn học trong hoạt động nhóm không?
11. HS có báo cáo đúng kết quả thí nghiệm đo lực không?

Phương pháp đánh giá qua quan sát

TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ- Giao tiếp và hợp tác Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
MỨC 1- Trình bày rõ ràng, đầy dủ, chính xác nhiệm vụ và dồng thời biết lắng nghe, chia sẻ với các bạn
MỨC 2- Trình bày rõ ràng, đầy dủ, chính xác nhiệm vụ nhưng còn lúng túng và dồng thời biết lắng nghe, chia sẻ với các bạn
MỨC 3- Trình bày chưa được rõ ràng, đầy dủ, chính xác nhiệm vụ nhưng còn lúng túng và dồng thời biết lắng nghe, chia sẻ với các bạn

 

Hoạt động 9. Thực hành đo lực bằng lực kế (90 phút)

 

1 Mục tiêu hoạt động

5.KHTN.1.1   9.KHTN.1.1   16.KHTN.2.4       26.KHTN.3.1    30. TC 1.1    31.GTHT1.1 30.TC.1.1 31.GTHT.1 32.TT.1

2.Tổ chức hoạt động 

PP:- Dạy học trực quan 

– Sử dụng thí nghiệm 

Kỹ thuật: động não, khăn trải bàn

* Chuẩn bị: 

– GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng và 1 thư kí.

–  Mỗi nhóm :  Lực kế lò xo GHĐ 5N, khối gỗ.

– Phiếu học tập số

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1: Tìm hiểu về lực kế

– GV thông báo lực kế là dụng cụ để đo lực.

– GV yêu cầu hs quan sát lực kế lò xo phóng to trên hình, và yêu cầu hs nêu cấu tạo của một lực kế lò xo đơn giản.

– GV gợi ý HS thảo luận nội dung 3 trong SGK theo nhóm, sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn.

– GV yêu cầu học sinh quan sát clip cách dùng lực kế lò xo để đo lực, và hãy cho biết các thao tác đúng khi thực hiện các phép đo lực ?

– Khi đo lực bằng lực kế, cần lưu ý điều gì

* Thực hiện nhiệm vụ học tập:

– HS quan sát lực kế lò xo phóng to trên hình, nêu cấu tạo của một lực kế lò xo đơn giản.

– HS quan sát clip cách dùng lực kế lò xo để đo lực, và cho biết các bước cần thực hiện  khi dùng lực kế lò xo để đo lực.

* Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

Để đo lực người ta dùng lực kế. Có nhiều loại lực kế, loại lực kế thường sử dụng là lực kế lò xo có đơn vị đo là niuton, kí hiệu là N.

Một lực kế lò xo đơn giản gồm các phần:

  • Vỏ lực kế có gắn một bảng chia độ.
  • Một lò xo có một đầu gắn vào vỏ lực kế, đầu kia gắn một cái móc và một kim chỉ thị. Kim chỉ thị di chuyển được trên mặt bảng chia độ.

Khi đo lực bằng lực kế, cần lưu ý:

  • Ước lượng giá trị lực cần đo để lựa chọn lực kế phù hợp.
  • Hiệu chỉnh lực kế.
  • Cho lực cần đo tác dụng vào đầu có gắn móc của lò xo lực kế.
  • Cầm vỏ của lực kế sao cho lò xo của lực kế nằm dọc theo phương của lực cần đo.

Đọc và ghi kết quả đo, kết quả đo là số chỉ gần nhất với kim chỉ thị.

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập 2: Đo lực bằng lực kế

* Chuẩn bị: Lực kế lò xo có GHĐ 5 N; khối gỗ.

– Sử dụng phương pháp: Dạy học trực quan, sử dụng thí nghiệm trong dạy học KHTN.

– Tổ chức HS hoạt động nhóm để thực hiện nội dung 4 (tùy theo dụng cụ dạy học có thể chia nhóm từ 3 – 5 HS/nhóm).

– Thực hành theo nhóm, tiến hành đo lực kéo khối gỗ chuyển động và ghi kết quả lúc khối gỗ chuyển động ổn định thì lực kéo khối gỗ là bao nhiêu ?

– GV lưu ý cho hs : cần kéo nhẹ nhàng sao cho đều tay, khối gỗ chuyển động ổn định.

– Tìm ra nguyên nhân của sự khác nhau của 3 lần đo, dù cả ba lần đều đo lực kéo trên mặt bàn của cùng một khối gỗ.

*Thực hiện nhiệm vụ học tập:

– HS làm việc nhóm, tiến hành đo lực kéo khối gỗ chuyển động trên mặt bàn nằm ngang, ghi kết quả đo được vào bảng 39.2

– Tiến hành làm việc nhóm, nhận xét về kết quả của nhóm mình và nhóm bạn.

– Đưa ra nguyên nhân của sự khác nhau về kết quả của 3 lần đo.

Vận dụng

* Hãy sử dụng lực kế để đo lực nâng hộp bút của em lên khỏi mặt bàn.

– HS thực hiện phép đo lực như đã học.

Luyện tập – củng cố

Câu 1. Treo vật vào đầu một lực kế lò xo. Khi vật cân bằng số chỉ của lực kế là 2 N. Điều này có nghĩa

  1. khối lượng của vật bằng 2 g. B. trọng lượng của vật bằng 2 N.
  2. khối lượng của vật bằng 1 g. D. trọng lượng của vật bằng 1 N.

Câu 2. Nếu treo vật có khối lượng 1 kg vào một cái “cân lò xo” thì lò xo của cân có chiều dài 10 cm. Nếu treo vật có khối lượng 0,5 kg thì lò xo có chiều dài 9 cm. Hỏi nếu treo vật có khối lượng 200 g thì lò xo sẽ có chiều dài bao nhiêu?

Câu 3. Một lò xo treo thẳng đứng có chiều dài tự nhiên 20 cm. Khi treo các vật có khối lượng m khác nhau vào lò xo thì chiều dài của lò xo là l được ghi lại trong bảng dưới đây. Hãy ghi chiều dài của lò xo vào các ô có khối lượng m tương ứng theo mẫu bảng dưới đây:

m (g) 20 40 50 60
l (cm) 22 ? 25 ?

Câu 4. Một lò xo có chiều dài tự nhiên 10 cm được treo thẳng đứng, đầu dưới của lò xo treo một quả cân có khối lượng 50 g. Khi quả cân nằm cân bằng thì lò xo có chiều dài 12 cm. Hỏi khi treo 2 quả cân như trên vào lò xo thì chiều dài của lò xo là bao nhiêu? Cho biết độ dãn của lò xo tỉ lệ thuận với khối lượng vật treo.

  1. Sản phẩm học tập:

Bảng báo cáo kết quả thực hành:

Lần đo Lực kéo (N)
1 …………. (N)
2 …………. (N)
3 …………. (N)
  1. Đáp án B.
  2. Khối lượng của vật lúc đầu lớn hơn khối lượng của vật sau là: 1 – 0,5 = 0,5 kg.

Độ dãn lò xo lúc đầu hơn độ dãn lò xo lúc sau là: 10 – 9 = 1 cm.

Nhận xét: Treo một vật có khối lượng 0,5 kg vào thì lò xo sẽ dãn ra 1 cm.

Mà treo vật có khối lượng 0,5 kg vào thì lò xo có chiều dài 9 cm, suy ra, chiều dài tự nhiên của lò xo là 9 – 1 = 8 cm.

Do độ dãn của lò xo tỉ lệ thuận với khối lượng vật treo vào nên khi treo vật có khối lượng 200 g (0,2 kg), thì độ dãn của lò xo lúc này là = 0,4 cm.

Tức, chiều dài lò xo khi treo vật có khối lượng 200 g là 8 + 0,4 = 8,4 cm.

  1. Ghi chiều dài của lò xo vào các ô tương ứng trong bảng:
m (g) 20 40 50 60
l (cm) 22 24 25 2
  1. Độ dãn của lò xo khi treo vật có khối lượng 50 g là: 12 – 10 = 2 cm.

Do độ dãn của lò xo tỉ lệ thuận với khối lượng vật treo nên khi treo 2 quả cân như trên vào thì độ dãn lò xo sẽ tăng gấp đôi, tức 2.2 = 4 cm.

Vậy, chiều dài của lò xo khi treo 2 quả cân vào là 10 + 4 = 14 cm.

  1. Phương án đánh giá: 

Sử dụng bảng kiểm sau đây để đánh giá: 

Câu hỏi đánh giá Kết quả
Không
1. HS có nhận biết được cấu tạo của lực kế không ?
2. HS có biết và nêu được các bước đo lực bằng lực kế không ?
3. HS có biết lắp ráp thí nghiệm không?
4. Trường hợp đo lực kéo vật, hs có kéo đều tay không ?
5. HS có chứng minh được độ dãn của lò xo treo thẳng và giá trị lực kế đứng tỉ lệ với khối lượng của vật treo.  
6. HS có đọc được chính xác kết quả đo lực bằng lực kế không ?
7. HS có trao đổi thảo luận thông tin với các bạn trong nhóm không?
8. HS có thực hiện các thí nghiệm đề ra cùng cả nhóm không?
9. HS có hớp tác với các bạn từ thí nghiệm rút ra kết luận không?
10. Học sinh có tích cực chủ động thực hiện nhiệm vụ được giao không? 
11. HS có hỗ trợ bạn học trong hoạt động nhóm không?
12. HS có báo cáo đúng kết quả thí nghiệm đo lực không?

Xem thêm các bài viết liên quan của Giáo án khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo trong bài viết này nhé:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *