Hoạt động 7. Tìm hiểu lực tiếp xúc và không tiếp xúc (45 phút)
1 Mục tiêu hoạt động
21.KHTN.3.1 30.TC.1.1 31.GTHT.1 32.TT.1
2.Tổ chức hoạt động
PP: – Dạy học hợp tác;
– Dạy học giải quyết vấn đề thông qua câu hỏi SGK.
KT: Kĩ thuật động não, sơ đồ tư duy, kĩ thuật XYZ
* Chuẩn bị:
– GV chuẩn bị quả tạ, quả bóng, nam châm, quả nặng…
– Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm có nhóm trưởng và một thư ký.
– Hình ảnh, phiếu học tập.
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1: Tìm hiểu về lực tiếp xúc
– GV sử dụng kĩ thuật động não, kĩ thuật dạy học XYZ.
– Học sinh quan sát hình 38.1a, 38.1b gợi ý HS thảo luận nội dung 1 trong SGK.
- Khi nâng tạ và khi đá bóng (hình 38.1a và 38.1b), vật nào gây ra lực và vật nào chịu tác dụng của lực? Các vật này có tiếp xúc với nhau không?
– Cá nhân nêu ý kiến
Ở hình 38.1a: Khi nâng tạ, tay ta đã tác dụng lên quả tạ một lực; Quả tạ chịu tác dụng của lực.
Ở hình 38.1b: Khi cầu thủ đá bóng: Chân cầu thủ tác dụng lực lên quả bóng; Quả bóng chịu tác dụng của lực.
Cả hai trường hợp này vật tác dụng lực tiếp xúc với vật chịu tác dụng lực.
GV hướng dẫn HS rút ra nhận xét như SGK.
Lực tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực có sự tiếp xúc với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực.
Luyện tập
* Em hãy tìm các ví dụ về lực tiếp xúc trong đời sống.
– Vật nặng tác dụng lên lò xo làm lò xo dãn ra.
– Búa tác dụng lên đinh một lực làm đinh xuyên vào tường.
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập 2: Tìm hiểu về lực không tiếp xúc
– GV sử dụng dạy học hợp tác, hình thức làm việc nhóm:
– GV cho HS thảo luận nội dung 2, 3 trong SGK theo nhóm.
– Quan sát hình ảnh nam châm hút quả nặng, em hãy cho biết tại sao viên bi sắt lại bị kéo về phía nam châm? vật nào gây ra lực vật nào chịu tác dụng lực? hai vật có tiếp xúc nhau không?
– Rút ra kết luận về lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc. – Thảo luận nhóm tìm hiểu khái niệm về lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc |
– Cá nhân HS đưa ra dự đoán thư kí ghi lại sau đó thảo luận thống nhất đưa ra ý kiến chung của toàn nhóm.
Luyện tập
* Em hãy tìm các ví dụ về lực không tiếp xúc trong đời sống.
– Các hạt mưa rơi xuống do bị Trái Đất hút một lực.
– Khi đưa hai cực cùng tên của hai nam châm lại gần nhau, chúng đẩy với nhau một lực.
* Thực hiện nhiệm vụ học tập
– Quan sát tìm hiểu về ý nghĩa lực không tiếp xúc và lực tiếp xúc.
– Tìm hiểu thêm ví dụ trong đời sống thực tế.
– Học sinh thảo luận nhóm tìm hiểu khái niệm về lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc
– Cá nhân HS đưa ra dự đoán thư kí ghi lại sau đó thảo luận thống nhất đưa ra ý kiến chung của toàn nhóm.
– Học sinh thảo luận vào phiếu học tập:
Phiếu học tập số 7 | |
Câu hỏi | Trả lời |
Câu1: Quan sát hình 38.2, em hãy cho biết tại sao viên bi sắt lại bị kéo về phía nam châm? Trong hình 38.2 và 37.2, vật nào gây ra lực và vật nào chịu tác dụng lực? Các vật có tiếp xúc nhau không? | |
Câu 2: Theo em, có sự khác biệt nào về lực tác dụng minh họa ở hình 38.1a và 38.2. | |
Câu 3: Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống:
– Lực tiếp xúc là lực…………………….. – Lực không tiếp xúc là lực ……………………… |
* Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– Tổng hợp ý kiến cá nhân, nhận xét
– Rút ra kết luận:
Lực tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực có sự tiếp xúc với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực.
Lực không tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực không có sự tiếp xúc với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực
– Các nhóm tiến hành đánh giá lẫn nhau.
– Đại diện các nhóm báo cáo thông qua phiếu học tập.
Vận dụng
* Quan sát các hình ảnh sau, hình ảnh nào cho thấy xuất hiện lực tiếp xúc, lực không tiếp xúc
- Sản phẩm học tập
– 38.3a: Lực tiếp xúc. – 38.3b: Lực không tiếp xúc.
– 38.3c: Lực không tiếp xúc. – 38.3d: Lực tiếp xúc.
Phiếu học tập.
Phiếu học tập số 7 | |
Câu hỏi | Trả lời |
Câu1: Quan sát hình 38.2, em hãy cho biết tại sao viên bi sắt lại bị kéo về phía nam châm? Trong hình 38.2 và 37.2, vật nào gây ra lực và vật nào chịu tác dụng lực? Các vật có tiếp xúc nhau không? | Ở hình 38.2: Viên bi bị nam châm hút một lực; Nam châm là vật gây ra lực tác dụng; Viên bi sắt là vật chịu tác dụng lực.
Ở hình 37.2: Quả táo bị Trái Đất hút một lực; Trái Đất là vật gây ra lực tác dụng; Quả táo là vật chịu lực tác dụng. |
Câu 2: Theo em, có sự khác biệt nào về lực tác dụng minh họa ở hình 38.1a và 38.2. | Ở hình 38.1a: Vật gây ra lực tác dụng tiếp xúc với vật chịu lực tác dụng.
Ở hình 38.2: Vật gây ra lực tác dụng không tiếp xúc với vật chịu lực tác dụng. |
Câu 3: Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống:
– Lực tiếp xúc là lực………………… – Lực không tiếp xúc là lực ……………. |
Lực tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực có sự tiếp xúc với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực.
Lực không tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực không có sự tiếp xúc với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực |
- Phương án đánh giá:
Sử dụng bảng kiểm sau đây để đánh giá:
Câu hỏi đánh giá | Kết quả | |
Có | Không | |
1. HS có trình bày được thế nào là lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc? | ||
2. HS có phân biệt được lực tiếp xúc xảy ra khi nào và lực không tiếp xúc xảy ra khi nào? | ||
3. HS có lựa chọn được các sự vật hiện tượng xuất hiện lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc? | ||
4. Học sinh có tích cực chủ động thực hiện nhiệm vụ được giao không? | ||
5. HS có hỗ trợ bạn học trong hoạt động nhóm không? | ||
6. HS có trao đổi thảo luận thông tin với các bạn trong nhóm không? |
Xem thêm các bài viết liên quan của Giáo án khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo trong bài viết này nhé: