Giáo án KHTN 6 KNTT Bài 37: Thực hành: Quan sát và nhận biết một số nhóm động vật ngoài thiên nhiên

  1. MỤC TIÊU

Sau bài học, HS sẽ:

– Nhận biết và nêu tên được các loài động vật qua sát được ngoài thiên nhiên.

– Biết cách viết thu hoạch về kết quả học tập ngoài thiên nhiên.

– Rèn luyện kĩ năng quan sát và sữ dụng các thiết bị, dụng cụ khi hực hành ngoài thiên nhiên.

– Nâng cao lòng yêu thiên nhiên và ý thức bảo vệ động vật.

  1. CHUẨN BỊ

Ống nhòm, kính lúp, máy ảnh

Vở, bút ghi chép

Tài liệu nhận diện nhanh các động vật ngoài thiên nhiên bằng hình ảnh

III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG

Hoạt động 6: Quan sát  một số động vật ngoài thiên nhiên

1.Mục tiêu hoạt động

8.KHTN2.4       11.TC 1.1           13 HT 1.4         15 TN.1

  1. Tổ chức hoạt động

Chuẩn bị:

Địa điểm: Vườn trường, khu dân cư, ven đồi, ven núi, công viên, sở thú,…

Dụng cụ: Ống nhòm, máy ảnh, giấy, bút.

Tài liệu: Tài liệu nhận dạng nhanh các loài động vật.

  • Phương pháp: dạy học trực quan, kết hợp kĩ thuật động não nói, kĩ thuật KWL

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1: Quan sát  một số động vật ngoài thiên nhiên

– Nêu yêu cầu:

+ Quan sát và chụp ảnh những loài động vật tại vườn trường (1 phút).

+ Thảo luận ghi các câu trả lời phiếu 1 (1 phút)

  1. Lập bảng báo cáo kết quả thực hành phân loại hình ảnh về động vật đã quan sát và chụp lại.
Nhóm động vật Đặc điểm Môi trường sống
Ruột khoang
Giun
Thân mém
Chân khớp
Lưỡng cư
Bò sát
Chim
Thú
  • Thực hiện nhiệm vụ học tập

  – HS hoạt động nhóm (6 hs), quan sát, tìm kiếm các loài động vật, hoàn thành nhiệm vụ học tập

– Thảo luận ghi câu trả lời vào phiếu 1

  • . Báo cáo kết quả và thảo luận:

Đại diện 1- 2 nhóm lên trình bày kết quả quan sát, các nhóm khác nhận xét.

Dự kiến sản phẩm học tập

Nhóm động vật Đặc điểm Môi trường sống
Ruột khoang Cơ thể đối xứng toả tròn. Phương thức sống dị dưỡng. Nước
Giun Cơ thể hình trụ, có thể có phân đốt. Sống tự do hoặc kí sinh. Nước, cạn, trên cơ thể sinh vật khác
Thân mém Đối xứng 2 bên, có vỏ xoắn hoặc hai mảnh vỏ bằng đá vôi. Nước, nơi ẩm
Chân khớp Đối xứng 2 bên, có bộ xương ngoài bằng chitin. Hô hấp bằng ống khí, mang. Đa dạng các loại môi trường
Hình cá, bên ngoài phủ vảy. Hô hấp bằng mang. Nước
Lưỡng cư Hình ếch nhái; da ẩm ướt; có 4 chân, 2 chân sau khoẻ. Hô hấp bằng phổi, da. Ẩm
Bò sát Da khô, phủ vảy; có 4 chân; có đuôi. Hô hấp bằng phổi. Cạn
Chim Da khô, phủ lông vũ; có 2 chân, chân trước biến đổi thành cánh để bay. Đa dạng các loại môi trường
Thú Da phủ lông mao, 4 chân khoẻ. Hô hấp bằng phổi. Đa dạng các loại môi trường
  1. Sản phẩm học tập:

– Kết quả phiếu học tập

  1. Phương án đánh giá:

GV đánh giá HS thông qua bảng kiểm sau:

PHIẾU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG  CỦA NHÓM

Tiêu chí đánh giá Không
Quan sát và nêu được tên của các loài động vật
Xác định được nơi sống của động vật
Hoàn thành phiếu học tập
Trình bày báo cáo trước lớp tự tin

 

Hoạt động 7: Báo cáo kết quả thực hành

GV hướng dẫn để HS thiết kế báo cáo thực hành dưới dạng PowerPoint hoặc áp phích. Báo cáo kết quả gồm:

– Giới thiệu bộ sưu tập ảnh về động vật ngoài thiên nhiên; học sinh hoạt thành các bài tập sau

  1. Hoàn thành bảng thu hoạch theo mẫu sau:
STT Tên động vật quan sát được Môi trường sống Đặc điểm (hình dạng, màu sắc,…)
1 Tôm Dưới nước Chân phân đốt
2 ? ? ?
3 ? ? ?
4 ? ? ?
? ? ?

 

  1. Trả lời câu hỏi:
  2. Trong khu vực quan sát, nhóm động vật nào em gặp nhiều nhất? Nhóm nào gặp ít nhất? Nhận xét về hình dạng, kích thước, cơ quan di chuyền và cách di chuyền cùa các loài động vật quan sát được.
  3. Nêu tên các động vật có ích cho cây, có hại cho cây mà em quan sát được.
  4. Nhiều loài động vật có màu sắc trùng với màu của môi trường hoặc có hình dạng giống với vật nào đó trong môi trường (Hình 14.3). Hãy kề tên các động vật có những đặc điểm trên mà em đã quan sát được. Theo em, những đặc điểm này có lợi gì cho động vật?

Chia sẻ những hình ảnh về động vật em đã chụp được trong quá trình quan sát hoặc vẽ lại một loài em đã quan sát được.

GV giao nhiệm vụ cho HS chuẩn bị nội dung báo cáo.

Mở rộng: Thiết kế áp phích tuyên truyền thông điệp bảo vệ các loại động vật hoang dã và môi trường sống của chúng (chuẩn bị trước từ nhà hoặc tiết trước).

Thông tin đọc thêm: Một loài quý hiếm là một nhóm các sinh vật rất hiếm gặp, khan hiếm hoặc không thường xuyên gặp. Chỉ định này có thể được áp dụng cho một đơn vị phân loại thực vật hoặc động vật.

Động vật nguy cấp, quý, hiếm quỵ định tại Điều 244 của Bộ Luật Hình sự là các loài động vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB theo quy định của Chính phủ hoặc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tê’ các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES).

Các mức độ cần bảo vệ động vật ở Việt Nam hiện nay:  

 

Để bảo vệ động vật quý hiếm, cần đầy mạnh việc bảo vệ môi trường sống của chúng; cấm săn bắt, buôn bán trái phép; đẩy mạnh việc chăn nuôi và xây dựng các khu bảo tổn thiên nhiên.

Để tra cứu các nhóm động vật quý hiếm cần được bảo vệ, chúng ta thường sử dụng quyển “Sách Đỏ Việt Nam”.

Xem thêm các bài viết liên quan của Giáo án khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức trong bài viết này nhé:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *