MỤC TIÊU
Về kiến thức
– Từ hình ảnh hoặc đồ thị xác định được biên độ và tần số sóng âm.
– Nêu được đơn vị của tần số là héc, kí hiệu Hz.
– Nêu được sự liên quan của độ to của âm với biên độ âm
– Sử dụng nhạc cụ (hoặc học liệu điện tử, dao động kí) chứng tỏ được độ cao của âm có liên hệ với tần số âm.
Về năng lực
a) Năng lực chung
– Tự chủ và tự học: Tích cực tham gia các hoạt động thí nghiệm. Chủ động thực hiện các nhiệm vụ học tập được giao.
– Giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm hiệu quả theo sự phân công của GV, đảm bảo mỗi HS đều có cơ hội tham gia thực hành và trình bày báo cáo.
– Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất được cách giải thích ngắn gọn, chính xác cho những tình huống được nêu trong bài.
b) Năng lực khoa học tự nhiên
– Nhận thức khoa học tự nhiên:
+ Từ hình ảnh hoặc đồ thị xác định được biên độ và tần số sóng âm.
+ Nêu được đơn vị của tần số là hertz (Hz).
– Tìm hiểu tự nhiên: Tiến hành thí nghiệm chứng tỏ được độ to của âm liên quan đến biên độ âm và độ cao của âm liên hệ với tần số âm.
– Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Giải thích được cách nghệ sĩ tạo ra âm to/ âm nhỏ, âm trầm/ âm bổng khi sử dụng nhạc cụ.
Về phẩm chất
– Tích cực tham gia các hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
– Cẩn thận và thực hiện an toàn trong quá trình làm thí nghiệm.
– Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
– Có niềm say mê âm nhạc và hứng thú tự chế những nhặc cụ đơn giản.
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
– Các hình ảnh, video theo SGK, máy chiếu.
– Dao động kí
– Các dụng cụ thí nghiệm tìm hiểu mối liên hệ giữa độ to của âm với biên độ âm.
– Phiếu học tập
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 | |||||||||
Câu 1: Tiến hành thí nghiệm 1 và hoàn thành các thông tin theo mẫu bảng 13.1.
Câu 2: Nêu nhận xét về mối liên hệ giữa độ to của âm phát ra với biên độ dao động của dây chun. Câu 3: Tiến hành thí nghiệm 2 và trả lời câu hỏi a) So sánh độ to của âm nghe được trong ba trường hợp gõ âm thoa. b) So sánh biên độ của dao động âm trên màn hình trong ba trường hợp gõ âm thoa. c) Nêu nhận xét về mối liên hệ giữa độ to của âm nghe được và biên độ dao động của sóng âm. |
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 |
Câu 1: Tiến hành thí nghiệm 3 và trả lời các câu hỏi:
a) Âm thanh phát ra bởi âm thoa nào nghe bổng hơn? b) Từ đồ thị dao động trên màn hình dao động kí, sóng âm của âm thoa nào phát ra có tần số lớn hơn? c) Có nhận xét gì về mối liên hệ giữa độ cao của âm với tần số âm? |
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
– Dạy học nêu và giải quyết vấn đề thông qua câu hỏi trong SGK.
– Dạy học theo nhóm, nhóm cặp đôi.
– Kĩ thuật sử dụng phương tiện trực quan, tiến hành thí nghiệm.
KHỞI ĐỘNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú, không khí cho HS tìm hiểu về cách tạo ra âm thanh.
b) Nội dung: GV chuẩn bị sẵn một cây thước.
GV đặt vấn đề: “Nếu kẹp một đầu thước thép vào mặt bàn, dùng tay gảy đầu còn lại thì thước có thể phát ra âm thanh. Khi khoảng cách giữa đầu tự do của thước với mép bàn khác nhau thì âm phát ra khác nhau. Vì sao?”
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
Giao nhiệm vụ:
GV chuẩn bị sẵn một cây thước GV đặt vấn đề: “Nếu kẹp một đầu thước thép vào mặt bàn, dùng tay gảy đầu còn lại thì thước có thể phát ra âm thanh. Khi khoảng cách giữa đầu tự do của thước với mép bàn khác nhau thì âm phát ra khác nhau. Vì sao?” |
HS nhận nhiệm vụ |
Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
Quan sát, hỗ trợ HS khi cần thiết |
Thực hiện nhiệm vụ |
Chốt lại vấn đề vào bài:
Để kiểm chứng câu trả lời của các em thì hôm nay chúng ta cùng đi tìm hiểu “Bài 13: Độ to và độ cao của âm” |
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2: Tìm hiểu biên độ dao động (40 phút)
a) Mục tiêu:
– GV hướng dẫn để HS xác định được biên độ của một vật dao động và biên bộ của tín hiệu sóng âm trên màn hình dao động kí.
b) Nội dung:
– GV sử dụng tranh ảnh hoặc dụng cụ thực tế giúp HS tiếp cận khái niệm biên độ dao động của một vật dao động. Sau đó sử dụng tranh ảnh hoặc dao động kí để nêu khái niệm của biên độ dao động âm thanh trên màn hình dao động kí.
– Với một cây thước và hình minh họa như Hình 13.1 trong SGK, GV giới thiệu khái niệm biên độ dao động. GV yêu cầu HS xác định biên độ dao động của dây chun khi gảy hoặc con lắc dây.
– GV giới thiệu về dao động kí và cách dùng dao động kí để “nhìn thấy” sóng âm. GV giải thích: Hình ảnh hiển thị trên màn hình dao động kí được gọi là đồ thị dao động âm. Dao động kí biến đổi tín hiệu dao động của sóng âm thành tín hiệu điện đó trên màn hình.
– Khi sử dụng dao động kí, GV điều chỉnh và thiết lập sẵn các chế độ hiển thị.
– GV bật dao động kí, kết nối micro để HS quan sát đồ thị dao động âm của một âm thoa. Từ đó, GV giải thích về biên độ trên màn hình là khoảng cách giữa đỉnh đồ thị là đường vẽ cắt ngang ở giữa đồ thị. GV giải thích thêm rằng chúng ta có thể điều chỉnh tỉ lệ hiển thị trên màn hình để quan sát biên độ dao động được rõ nhất. Biên độ của tín hiệu trên màn hình tỉ lệ với biên độ của sóng âm, hay gọi tắt là biên độ âm.
– Trường hợp nhà trường không có dao động kí, GV có thể sử dụng ứng dụng hiển thị đồ thị dao động âm trên điện thoại thông minh.
– Yêu cầu HS trả lời câu hỏi đặt ra.
c) Sản phẩm:
Câu hỏi: Hình dưới đây cho thấy đồ thị dao động âm trên màn hình dao động kí khi nguồn âm là một âm thoa được gõ nhẹ (a) và gõ mạnh (b). Sóng âm nào có biên độ dao động lớn hơn?
a) b)
Sóng âm khi âm thoa được gõ mạnh có biên độ dao động lớn hơn khi âm thoa được gõ nhẹ.
a) có biên độ dao động nhỏ hơn b)
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
– GV sử dụng tranh ảnh hoặc dụng cụ thực tế giúp HS tiếp cận khái niệm biên độ dao động của một vật dao động. Sau đó sử dụng tranh ảnh hoặc dao động kí để nêu khái niệm của biên độ dao động âm thanh trên màn hình dao động kí. – Với một cây thước và hình minh họa như Hình 13.1 trong SGK, GV giới thiệu khái niệm biên độ dao động. GV yêu cầu HS xác định biên độ dao động của dây chun khi gảy hoặc con lắc dây. – GV giới thiệu về dao động kí và cách dùng dao động kí để “nhìn thấy” sóng âm. – Khi sử dụng dao động kí, GV điều chỉnh và thiết lập sẵn các chế độ hiển thị. Trường hợp nhà trường không có dao động kí, GV có thể sử dụng ứng dụng hiển thị đồ thị dao động âm trên điện thoại thông minh. – Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Hình dưới đây cho thấy đồ thị dao động âm trên màn hình dao động kí khi nguồn âm là một âm thoa được gõ nhẹ (a) và gõ mạnh (b). Sóng âm nào có biên độ giao động lớn hơn? a) b) |
HS nhận nhiệm vụ GV đã giao. |
Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
– Đọc nội dung SGK và nghiên cứu. – Nghiên cứu dao động kí và trả lời câu hỏi. |
– Thực hiện nhiệm vụ học tập dưới sự hướng dẫn của GV. |
Báo cáo kết quả:
– Gọi bất kì HS trả lời câu hỏi – GV nhận xét câu trả lời – GV kết luận nội dung kiến thức cho HS. |
– HS được gọi tên trả lời câu hỏi.– Trong khi bạn trả lời, các bạn còn lại lắng nghe để nhận xét và bổ sung. |
Tổng kết:
Biên độ dao động là độ lệch lớn nhất của vật so với vị trí cân bằng của nó. |
Ghi chép kiến thức vào vở. |
Hoạt động 3: Tìm hiểu mối liên hệ giữa độ to của âm với biên độ âm (30 phút)
a) Mục tiêu:
– GV hướng dẫn HS thực hiện thí nghiệm 1 và 2, trực tiếp trải nghiệm, từ đó rút ra mối liên hệ giữa độ to của âm với biên độ âm.
b) Nội dung:
Sử dụng phương pháp dạy học “Mảnh ghép – Chuyên gia” để tiến hành làm các thí nghiệm và trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập số 1.
– Chia lớp thành 4 nhóm, phân công các nhóm chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm trước tiết học.
+ Nhóm 1 và 2: Thí nghiệm 1. Tạo ra âm to, âm nhỏ bằng dây chun.
+ Nhóm 3 và 4: Thí nghiệm 2. Quan sát đồ thị dao động âm của âm thoa bằng dao động kí.
c) Sản phẩm:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 | |||||||||
Câu 1: Tiến hành thí nghiệm 1 và hoàn thành các thông tin theo mẫu bảng 13.1.
Câu 2: Nêu nhận xét về mối liên hệ giữa độ to của âm phát ra với biên độ dao động của dây chun. Biên độ dao động của dây chun càng lớn thì âm phát ra càng to và ngược lại. Câu 3: Tiến hành thí nghiệm 2 và trả lời câu hỏi a) So sánh độ to của âm nghe được trong ba trường hợp gõ âm thoa. Trường hợp 1. Dùng búa cao su gõ nhẹ vào một nhánh âm thoa: âm phát ra nhỏ nhất. Trường hợp 2. Gõ mạnh vào âm thoa: âm phát ra to hơn. Trường hợp 3. Gõ mạnh hơn vào âm thoa: âm phát ra to nhất. b) So sánh biên độ của dao động âm trên màn hình trong ba trường hợp gõ âm thoa. Trường hợp 1 < trường hợp 2 < trường hợp 3 c) Nêu nhận xét về mối liên hệ giữa độ to của âm nghe được và biên độ dao động của sóng âm. Âm nghe được càng to khi biên độ âm càng lớn và ngược lại, âm nghe được càng nhỏ khi biên độ âm càng nhỏ. |
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
– Giáo viên sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm, chia lớp làm 4 nhóm, sử dụng kĩ thuật dạy học mảnh ghép để trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập số 1. Bố trí các thành viên tham gia thành hai vòng sau: Vòng 1: Nhóm chuyên gia + Nhóm 1 và 2: Thí nghiệm 1. Tạo ra âm to, âm nhỏ bằng dây chun. + Nhóm 3 và 4: Thí nghiệm 2. Quan sát đồ thị dao động âm của âm thoa bằng dao động kí. Khi thực hiện nhiệm vụ, nhóm đảm bảo mỗi thành viên đều thành “chuyên gia” của lĩnh vực đã tìm hiểu và trình bày lại kết quả của nhóm ở vòng 2. Vòng 2: Nhóm mảnh ghép • Hình thành 4 nhóm mảnh ghép mới, mỗi nhóm có một thành viên đến từ mỗi nhóm chuyên gia. • Kết quả nhiệm vụ của vòng 1 được nhóm mảnh ghép chia sẻ đầy đủ với nhau. • Các nhóm mảnh ghép thảo luận và thống nhất phương án giải quyết nhiệm vụ phức hợp. Ý nghĩa của chúng? Sau 7 phút, Giáo viên tổ chức: • Hình thành 4 nhóm mảnh ghép mới, mỗi nhóm có một thành viên đến từ mỗi nhóm ban đầu. • Kết quả nhiệm vụ của nhóm đầu được nhóm mảnh ghép chia sẻ đầy đủ với nhau. • Các nhóm mảnh ghép thảo luận và thống nhất phương án giải quyết nhiệm vụ phức hợp. |
HS nhận nhiệm vụ GV đã giao. |
Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
– Đọc nội dung SGK và nghiên cứu. – Thảo luận và hoàn thành bảng. |
– Thực hiện nhiệm vụ học tập dưới sự hướng dẫn của GV. |
Báo cáo kết quả:
– Đại diện nhóm trình bày câu trả lời trong PHT số 1. – GV nhận xét câu trả lời. – GV kết luận nội dung kiến thức cho HS. |
– Đại diện nhóm trả lời.
– Trong khi bạn trả lời, các nhóm còn lại lắng nghe để nhận xét và bổ sung. |
Tổng kết:
Dao động càng mạnh → Biên độ âm càng lớn → Âm nghe được càng to Dao động càng nhẹ → Biên độ âm càng nhỏ → Âm nghe được càng nhỏ |
Ghi chép kiến thức vào vở. |
Hoạt động 4: Tìm hiểu về tần số (15 phút)
a) Mục tiêu:
– GV hướng dẫn để HS hiểu được mức độ nhanh hay hậm của một vật dao động được xác định bởi số dao động trong một giây, còn gọi là tần số và nêu đơn vị của tần số là herzt (Hz).
b) Nội dung:
Sử dụng phương pháp dạy học trực quan kết hợp nhóm cặp đôi.
– GV dẫn dắt HS tìm hiểu khái niệm tần số và đơn vị herzt (Hz). GV dùng dao động kí hoặc tư liệu điện tử hướng dẫn HS phân biệt sóng âm có tần số cao với sóng âm có tần số thấp dựa vào đồ thị dao động của chúng.
– Gv đặt lại vấn đề cây thước dao động: Làm thế nào xác định mức nhanh hay chậm của một vật đang dao động? HS suy nghĩ tự do, đề xuất các ý kiến cá nhân cho câu hỏi này.
– GV tổng kết ý kiến của HS, rồi kết luận: Người ta dựa vào số dao động mà vật thực hiện trong một giây để biết một vật dao động nhanh hay chậm. Số dao động mà vật thực hiện trong một giây được gọi là tần số. Đơn vị của tần số là herzt, viết tắt là Hz. Cách xác định một dao động được hướng dẫn trên hình 13.5 trong SGK.
– GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm:
Câu hỏi: Dây đàn guitar phải thực hiện bao nhiêu dao động để phát ra nốt La (A4) có tần số 440Hz?
Dây đàn guitar phải thực hiện 440 dao động để phát ra nốt La (A4) có tần số.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Sử dụng phương pháp dạy học trực quan kết hợp nhóm cặp đôi. – GV dẫn dắt HS tìm hiểu khái niệm tần số và đơn vị herzt (Hz). GV dùng dao động kí hoặc tư liệu điện tử hướng dẫn HS phân biệt sóng âm có tần số cao với sóng âm có tần số thấp dựa vào đồ thị dao động của chúng. – Gv đặt lại vấn đề cây thước dao động: Làm thế nào xác định mức nhanh hay chậm của một vật đang dao động? HS suy nghĩ tự do, đề xuất các ý kiến cá nhân cho câu hỏi này. – GV tổng kết ý kiến của HS, rồi kết luận: Người ta dựa vào số dao động mà vật thực hiện trong một giây để biết một vật dao động nhanh hay chậm. Số dao động mà vật thực hiện trong một giây được gọi là tần số. Đơn vị của tần số là herzt, viết tắt là Hz. Cách xác định một dao động được hướng dẫn trên hình 13.5 trong SGK. – GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi. |
HS nhận nhiệm vụ GV đã giao. |
Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
– Đọc nội dung SGK và nghiên cứu để trả lời câu hỏi. |
– Thực hiện nhiệm vụ học tập dưới sự hướng dẫn của GV. |
Báo cáo kết quả:
– GV gọi HS trả lời câu hỏi. – Nhận xét câu trả lời. – GV kết luận nội dung kiến thức cho HS. |
– HS trả lời câu hỏi trong PHT
– Trong khi 1 bạn trả lời, các bạn còn lại lắng nghe để nhận xét và bổ sung. |
Kết luận:
Tần số là số dao động của vật thực hiện được trong một giây. Đơn vị tần số là héc (hertz), kí hiệu là Hz |
Ghi chép kiến thức vào vở. |
Hoạt động 5: Tìm hiểu mối liên hệ giữa độ cao và tần số âm (30 phút)
a) Mục tiêu:
– GV hướng dẫn HS thảo luận, rút ra mối liên hệ giữa độ cao và tần số âm.
– HS tiến hành hoạt động vận dụng để kiểm tra, củng cố mối liên hệ vừa rút ra được giữa độ cao của âm và tần số âm.
b) Nội dung:
– Giáo viên sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm, chia lớp làm 4 nhóm, sử dụng kĩ thuật dạy học khăn trải để cho các nhóm thực hiện thí nghiệm 3 và trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập số 2.
– GV nhắc lại vấn đề đã nêu ra ở đầu bài: Vì sao lại có âm thanh trầm bổng khác nhau? Làm thế nào tạo ra những âm thanh có mức trầm/bổng khác nhau?
c) Sản phẩm:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 |
Câu 1: Tiến hành thí nghiệm 3 và trả lời các câu hỏi:
a) Âm thanh phát ra bởi âm thoa nào nghe bổng hơn? Âm thanh phát ra bởi âm thoa nhỏ nghe bổng hơn. Âm thanh phát ra bởi âm thoa to nghe trầm hơn. b) Từ đồ thị dao động trên màn hình dao động kí, sóng âm của âm thoa nào phát ra có tần số lớn hơn? Đồ thị dao động của âm thoa nhỏ ở sát nhau hơn. Đồ thị dao động của âm thoa lớn dãn ra hơn so với đồ thị dao động âm của âm thoa nhỏ. Nghĩa là âm thoa nhỏ phát ra tần số lớn hơn so với tần số phát ra bởi âm thoa lớn. c) Có nhận xét gì về mối liên hệ giữa độ cao của âm với tần số âm? Độ cao của âm liên quan đến tần số âm. Tần số âm càng lớn thì âm nghe được càng bổng. Tần số âm càng nhỏ thì âm nghe được càng trầm. |
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
– Giáo viên sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm, chia lớp làm 4 nhóm, sử dụng kĩ thuật dạy học khăn trải để cho các nhóm thực hiện thí nghiệm 3 và trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập số 2. – GV nhắc lại vấn đề đã nêu ra ở đầu bài: Vì sao lại có âm thanh trầm bổng khác nhau? Làm thế nào tạo ra những âm thanh có mức trầm/bổng khác nhau? |
HS nhận nhiệm vụ GV đã giao. |
Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
– Thực hiện thí nghiệm như trong SGK – Thảo luận và hoàn thành PHT số 2 |
– Thực hiện nhiệm vụ học tập dưới sự hướng dẫn của GV. |
Báo cáo kết quả:
– GV gọi nhóm hoàn thành trả lời câu hỏi trong PHT số 2. – Nhận xét câu trả lời. – GV kết luận nội dung kiến thức cho HS. |
– Đại diện nhóm trả lời câu hỏi trong PHT số 2
– Trong khi bạn trả lời, các bạn còn lại lắng nghe để nhận xét và bổ sung. |
Tổng kết:
Dao động càng nhanh → Tần số âm càng lớn → Âm phát ra càng cao (càng bổng) Dao động càng chậm → Tần số âm càng nhỏ → Âm phát ra càng thấp (càng trầm) |
Ghi chép kiến thức vào vở. |
Mở rộng:
Tần số âm tai người nghe được từ 20Hz đến 20000 Hz Tần số âm > 20000 Hz → Siêu âm Tần số âm < 20 Hz → Hạ âm Các loài động vật giao tiếp với nhau bằng siêu âm: dơi, mèo, cá heo,… |
Hoạt động 6: Củng cố – Luyện tập (15 phút)
a) Mục tiêu:
– Củng cố lại kiến thức cho HS.
– Vận dụng kiến thức để giải bài tập.
b) Nội dung:
– GV ôn lại kiến thức đã học cho HS, yêu cầu HS nhắc lại những kiến thức trọng tâm của bài đã được ghi chép vào vở.
– GV cho HS hoạt động cá nhân, sử dụng bảng A, B, C, D để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm:
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
Giao nhiệm vụ:
– GV ôn lại kiến thức đã học cho HS, yêu cầu HS nhắc lại những kiến thức trọng tâm của bài đã được ghi chép vào vở. – GV cho HS hoạt động cá nhân, sử dụng bảng A, B, C, D để trả lời câu hỏi. Câu 1: Biên độ dao động của vật là: A. Tốc độ dao động của vật B. Vận tốc truyền dao động C. Độ lệch lớn nhất khi vật dao động D. Tần số dao động của vật Đáp án: C Câu 2: Khi biên độ dao động càng lớn thì: A. Âm phát ra càng to B. Âm phát ra càng nhỏ C. Âm càng bổng D. Âm càng trầm Đáp án: A Câu 3: Khi gõ trống, để có âm lớn phát ra ta phải: A. Gõ mạnh vào mặt trống B. Gõ chậm rãi và đều vào trống C. Chọn rùi trống chắc, khỏe D. Gõ nhanh và đều Đáp án: A Câu 4: Tần số là: A. Khoảng thời gian vật thực hiện được một dao động B. Số dao động trong một phút C. Khoảng thời gian vật thực hiện được 60 dao động D. Số dao động trong một giây Đáp án: D Câu 5: Dao động càng nhanh thì tần số dao động: A. Không thay đổi B. Càng lớn C. Càng nhỏ D. Không xác định được Đáp án: B Câu 6: Đơn vị của tần số là: A. Ki-lô-mét (km) B. Héc (Hz) C. Giờ (h) D. Mét trên giây (m/s) Đáp án: B Câu 7: Trong 20 giây, một lá thép thực hiện được 5000 dao động. Tần số dao động của lá thép có giá A. 20Hz B. 250Hz C. 5000Hz D. 10000Hz Đáp án: B Tần số là số dao động trong một giây ⇒ Số dao động lá thép thực hiện được trong một giây là: 500020 = 250 Hz Câu 8: Để thay đổi độ to của tiếng đàn, người nghệ sĩ chơi đàn guitar thường thực hiện các thao tác như thế nào? Giải thích? Gảy dây đàn càng mạnh, biên độ dao động càng lớn, tiếng đàn phát ra sẽ càng to. Gảy dây đàn càng nhẹ, biên độ dao động càng nhỏ, tiếng đàn phát ra sẽ càng nhỏ. Câu 9: Tần số vỗ cánh của ruồi đen khi bay vào khoảng 350 Hz, của muỗi vào khoảng 600 Hz. Âm thanh phát ra khi bay của ruồi đen hay của muỗi nghe bổng hơn? Vì sao? Âm thanh phát ra khi bay của muỗi nghe bổng hơn vì tần số vỗ cánh của muỗi lớn hơn của ruồi đen. Câu 10: Tại sao khi kiểm tra nhanh lốp xe máy hay ô tô đã căng hay chưa, người ta thường dùng vật cứng hay lấy tay búng vào bên cạnh của lốp xe? Khi kiểm tra lốp xe máy, ô tô đã bơm đủ căng chưa, người ta thường dùng vật cứng gõ vào lốp xe. Vì khi gõ vào lốp xem làm lốp xe dao động phát ra âm: Khi lốp xe căng sẽ phát ra tiếng “bong bong” do tần số dao động cao hơn, âm bổng hơn. Khi lốp xe non, sẽ phát ra tiếng “bịch bịch” do tần số dao động thấp hơn, âm trầm hơn. |
HS nhận nhiệm vụ GV đã giao. |
Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
– Đọc nội dung SGK và nghiên cứu. |
– Thực hiện nhiệm vụ học tập dưới sự hướng dẫn của GV. |
Báo cáo kết quả:
– Cho HS trả lời, giải thích về câu trả lời. – GV tổng kết về nội dung kiến thức. |
– HS trả lời câu hỏi trong bảng.
– Trong khi 1 bạn trả lời, các bạn còn lại lắng nghe để nhận xét và bổ sung. |
Xem thêm: