Giáo án WORD Vật lý 6 Kết nối tri thức

Giáo án Word Vật lý 6 Kết nối tri thức theo công văn mới. Giáo án được Tài liệu KHTN biên soạn chi tiết và cẩn thận cùng nhiều bộ tài liệu dạng khác được liên tục cập nhật.

MỘT SỐ TÀI LIỆU QUAN TÂM KHÁC

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án Vật lý 6 Kết nối tri thức Word
Giáo án Vật lý 6 Kết nối tri thức Word
Giáo án Vật lý 6 Kết nối tri thức Word

XEM VIDEO VỀ MẪU WORD GIÁO ÁN VẬT LÝ 6 SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

CHỦ ĐỀ 1: CÁC PHÉP ĐO

(KHTN LỚP 6)

Thời lượng: 10 tiết

  1. MỤC TIÊU DẠY HỌC
Phẩm chất,

năng lực

YÊU CẦU CẦN ĐẠT MÃ HÓA

YCCĐ

STT Dạng 

mã hóa

NĂNG LỰC KHOA HỌC TỰ NHIÊN 
Nhận thức KHTN – Lấy được ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai một số hiện tượng.  (1) KHTN.1.1
– Nêu được cách đo, đơn vị đo và dụng cụ thường dùng để đo khối lượng, chiều dài, thời gian.  (2) KHTN.1.1
– Dùng thước, cân, đồng hồ để chỉ ra một số thao tác sai khi đo và nêu được cách khắc phục một số thao tác sai đó (3) KHTN.1.7
– Phát biểu được: Nhiệt độ là số đo độ “nóng”, “lạnh” của vật.  (4) KHTN.1.2
– Nêu được cách xác định nhiệt độ trong thang nhiệt độ Celsius.  (5) KHTN.1.2
– Nêu được sự nở vì nhiệt của chất lỏng được dùng làm cơ sở để đo nhiệt độ.  (6) KHTN.1.6
– Hiểu được tầm quan trọng của việc ước lượng trước khi đo; ước lượng được khối lượng, chiều dài, thời gian, nhiệt độ trong một số trường hợp đơn giản. (7) KHTN.1. 2
Tìm hiểu tự nhiên – Đo được chiều dài, khối lượng, thời gian bằng thước, cân, đồng hồ (thực hiện đúng thao tác, không yêu cầu tìm sai số).  (8) KHTN.2.4
– Đo được nhiệt độ bằng nhiệt kế (thực hiện đúng thao tác, không yêu cầu tìm sai số).  (9) KHTN.2.4
NĂNG LỰC CHUNG
Tự chủ Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập (10) TC.1.1
Giải quyết

vấn đề 

Biết xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới; biết phân tích, tóm tắt những thông tin liên quan từ nhiều nguồn khác nhau. (11) GQ.1
Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề; đề xuất được giải pháp giải quyết vấn đề. (12) GQ.4
PHẨM CHẤT CHỦ YẾU
Trung thực Có ý thức báo cáo các kết quả đã thu thập chính xác, khách quan để chứng minh hoặc phủ nhận giả thuyết đã đặt ra. (13) TT.1
Trách nhiệm Tự giác hoàn thành công việc thu thập các dữ liệu bản thân được phân công, phối hợp với thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. (14) TN.3.1
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Hoạt động học Giáo viên Học sinh
Hoạt động1: Đặt vấn đề – Tham khảo sách …

– Bình chứa sẵn nước nóng, lạnh

  • Bàn học sinh
  • 1 quả cân được che khối lượng
  • 1 đồng hồ bấm giây
  • 2 cốc đựng nước nóng, lạnh
Hoạt động 2: Đo chiều dài – Bộ thước đo chiều dài, thước Lazer
  • Bộ thước đo chiều dài
  • Phiếu học tập 1, giấy A0
Hoạt động 3: Đo khối lượng  – Cân đồng hồ, cân bỏ túi, cân điện tử,…
  • Cân đồng hồ
  • Một số vật cần cân
  • Phiếu học tập 2
Hoạt động 4: Đo thời gian  –  Đồng hồ bấm giây

– Điện thoại

  • Đồng hồ bấm giây
  • Điện thoại
  • Đồng hồ đeo tay
  • Phiếu học tập 3
Hoạt động 5: Đo nhiệt độ – Các loại nhiệt kế (Nhiệt kế điện tử, nhiệt kế màu,…)

–  Các loại nhiệt kế (Nhiệt kế điện tử, nhiệt kế màu,…)

– clip: Dấu hiệu nhiễm virus 

Corona: Hokhan, sốt, tức 

ngực….Và cách phòng tránh 

(5K). Người bị nhiễm virus 

corona có khả năng sẽ bị sốt và cần được kiểm tra nhiệt độ cơ thể.

  • Nhiệt kế  y tế
  • Nhiệt kế phòng thí nghiệm
  • Nhiệt kế treo tường
  • Giá đỡ
  • Cốc chịu nhiệt
  • Phiếu học tập 4
Hoạt động 7: Ôn tập chương 1 Hệ thống sơ đồ tư duy

Bình thủy đựng nước nóng 

– Cốc nước Cốc chịu nhiệt 

– Bình giữ nhiệt nước đá. 

– Nhiệt kế 

– Phiếu học tập

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động học Mục tiêu Nội dung dạy học trọng tâm PP, KTDH chủ đạo Phương án đánh giá
Phương pháp Công cụ
Hoạt động 1: Đặt vấn đề

(25 phút)

1.KHTN.1.1

7.KHTN.1.2 

Giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai về chiều dài, khối lượng, thời gian và nhiệt độ.

Cảm nhận và ước lượng chiều dài của vật

– PPDH trực quan

-KTDH: Khăn trải bàn  

Quan sát

Hỏi đáp

– Câu trả lời của HS

– Mức độ tham gia hoạt động của HS

Hoạt động 2: Đo chiều dài 2.KHTN.1.1

3.KHTN.1.7

8.KHTN.2.4

10.TC.1.1

11.GQ.1

13.TT.1

– Cách đo, đơn vị đo và dụng cụ thường dùng để đo chiều dài.

– Một số thao tác sai khi đo và nêu được cách khắc phục một số thao tác sai đó.

– Tầm quan trọng của việc ước lượng trước khi đo chiều dài.

– Thực hành: Đo được chiều dài bằng thước .

-PPDH trực quan

-KTDH: Khăn trải bàn, các mảnh ghép

Hỏi đáp

Quan sát

Viết

Thí nghiệm 

Câu hỏi 

Bài tập

Thang đo- 

Rubric

Hoạt động 3: Đo khối lượng  2.KHTN.1.1

3.KHTN.1.7

8.KHTN.2.4

10.TC.1.1

11.GQ.1

13.TT.1

– Cách đo, đơn vị đo và dụng cụ thường dùng để đo khối lượng.

– Một số thao tác sai khi đo và nêu được cách khắc phục một số thao tác sai đó.

– Tầm quan trọng của việc ước lượng trước khi đo khối lượng.

– Thực hành: Đo được khối lượng bằng cân (thực hiện đúng thao tác, không yêu cầu tìm sai số).

-PPDH trực quan

-KTDH: KWL

Quan sát, viết 

Viết

Thí nghiệm 

 

-Phiếu học tập

Thang đo

Rubric

Hoạt động 4: Đo thời gian   2.KHTN.1.1

3.KHTN.1.7

8.KHTN.2.4

10.TC.1.1

11.GQ.1

13.TT.1

– Cách đo, đơn vị đo và dụng cụ thường dùng để đo thời gian.

– Một số thao tác sai khi đo và nêu được cách khắc phục một số thao tác sai đó.

– Tầm quan trọng của việc ước lượng trước khi đo thời gian.

Thực hành: Đo được thời gian bằng đồng hồ.

-PPDH trực quan

-KTDH: KWL

Quan sát

Viết 

Câu hỏi, thang đo

Rubric

Hoạt động 5: Đo nhiệt độ 4.KHTN.1.2

5.KHTN.1.2

6.KHTN.1.6

10.TC.1.1

11.GQ.1

– Cách đo, đơn vị đo và dụng cụ thường dùng để đo nhiệt độ.

– Cấu tạo và hoạt động của nhiệt kế dùng chất lỏng, sự nở vì nhiệt của chất lỏng được dùng làm cơ sở để đo nhiệt độ.

– Những thông tin cơ bản về cảm biến hồng ngoại (nhiệt kế hồng ngoại đo trán), nhiệt kế điện tử.

-PPDH trực quan

-KTDH: KWL

Hỏi đáp

Quan sát

Viết

Thí nghiệm 

– Bài tập thực tiễn

-Phiếu học tập

Hoạt động 7: Ôn tập chương 1
  1. KHTN.2.47.KHTN.2.2

10.TC.1.1, 11.GTHT.1.4,12.TT.1

– Hệ thống hoá được kiến thức về các phép đo. – Dạy học theo  nhóm nhỏ;

– Kĩ thuật sơ đồ tư duy.

-Phiếu học tập 

Thang đo

  1. HOẠT ĐỘNG HỌC

HOẠT ĐỘNG 1:   Đặt vấn đề- Cảm nhận và ước lượng chiều dài của vật (15 phút)

1.Mục tiêu hoạt động: 

KHTN.1.1                      KHTN.1.2

2.Tổ chức hoạt động:

PP : Dạy học nêu và giải quyết vấn đề thông qua câu hỏi trong SGK.  

KT: động não

  • Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Cảm nhận và ước lượng chiều dài của vật

GV cho HS quan sát hình 4.1 (dùng ảnh phóng to hoặc trình chiếu slide) và hướng dẫn HS thảo luận nội dung 1 và 2 trong SGK

c)
  1. Cảm nhận của em về chiều dài đoạn thẳng AB so với chiều dài đoạn thẳng CD trong hình 4.1 như thế nào?
  2. Hãy ước lượng chiều dài hai đoạn thẳng đó. Muốn biết kết quả ước lượng có chính xác không ta phải làm như thế nào? 

Từ đó, dẫn đến kết luận muốn biết kết quả ước lượng đó có chính xác hay không, ta cần phải thực hiện phép đo chiều dài của các đoạn thẳng.

Bài tập vận dụng: 

  1. Hình tròn màu dổ của hình a và b có bằng nhau không?

– GV lưu ý: Không nên phủ định hoàn toàn việc cảm nhận bằng giác quan của HS vì sẽ có nhiều ước lượng đúng. Tuy nhiên, cần hướng các em nhận thức được rằng để có một kết quả chính xác và tin cậy thì bắt buộc phải thực hiện phép đo.

  • Thực hiện nhiệm vụ học tập 
  • HS thực hiện bài tập trên Phiếu học tập, sau đó tổng hợp ý kiến 
  • Báo cáo kết quả và thảo luận: Mỗi nhóm cử 1 HS đại diện lên trình bày kết quả 

GV nhận xét kết quả thảo luận làm việc của các nhóm 

  • Sản phẩm dự kiến
  1. HS phát biểu cảm nhận của bản thân về chiều dài của các đoạn thẳng: có thể là đoạn CD dài hơn đoạn AB. 
  2. HS nêu ước lượng của bản thân về chiều dài của các đoạn thẳng. Có thể các HS khác nhau sẽ có các kết quả ước lượng khác nhau.
  • Sản phẩm học tập : Kết quả đáp án trả lời của học sinh
  • Phương án đánh giá 

Phương pháp đánh giá qua quan sát

TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ- Giao tiếp và hợp tác Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
MỨC 1- Trình bày rõ ràng, đầy dủ, chính xác nhiệm vụ và dồng thời biết lắng nghe, chia sẻ với các bạn
MỨC 2- Trình bày rõ ràng, đầy dủ, chính xác nhiệm vụ nhưng còn lúng túng và dồng thời biết lắng nghe, chia sẻ với các bạn
MỨC 3- Trình bày chưa được rõ ràng, đầy dủ, chính xác nhiệm vụ nhưng còn lúng túng và dồng thời biết lắng nghe, chia sẻ với các bạn

Hoạt động 2: Đo chiều dài (75 phút)

  • Mục tiêu hoạt động

KHTN.1.1; KHTN.1.7; KHTN.2.4; TC.1.1; GQ.1; TT.1

  • Tổ chức hoạt động

– Sử dụng PPDH trực quan; KTDH Khăn trải bàn, các mảnh ghép, phòng tranh

  • Chuẩn bị: 

 – GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng và 1 thư kí.

– Phiếu học tập,  bộ thước đo chiều dài.

  • Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

GV hướng dẫn HS nhắc lại được đơn vị chiều dài trong hệ thống đo lường chính thức cuả nước ta hiện nay là metre, kí hiệu là m

  • HS tìm hiểu đơn vị đo và dụng cụ thường dùng để đo chiều dài.
  • HS đề xuất cách đo chiều dài bằng bộ thước đo chiều dài.
  • Thực hành đo chiều dài bằng thước.
  • Thực hiện nhiệm vụ học tập và báo cáo kết quả
  • Các nhóm phân công vai trò, nhiệm vụ của các thành viên trong nhóm cho việc thực hiện nhiệm vụ học tập.
  • Các nhóm bắt đầu thực hiện nhiệm vụ:
  • Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1: Tìm hiểu về đơn vi đo chiều dài (10 phút)

🏵 Dùng bộ thước đo chiều dài được cung cấp hoặc thước đo chiều dài kết hợp với hiểu biết của bản thân, liệt kê các đơn vị đo chiều dài đã biết theo cá nhân và tập hợp thành danh sách các đơn vị đo chiều dài của nhóm.

🏵 Sau khi HS hoàn thành sản phẩm của nhóm, treo lên tường

🏵 HS cả lớp lựa chọn đơn vị đo chiều dài chính thức của Việt Nam.

Đơn vị chiều dài trong hệ thống đo lường chính thức cuả nước ta hiện nay là metre, kí hiệu là m. Các ước số và bội số thập phân của đơn vị metre ta thường gặp là kilometre (km), decimetre (dm), centimetre (cm) và milimetre (mm),…

* Vận dụng

  1. Trong thực tế, để đo các độ dài sau đây, người ta thường sử dụng đơn vị nào?
  1. Độ cao cửa sổ trong giờ học
  2. Độ sau của một hồ bơi
  3. Chu vi của quả cam
  4. Độ dày của cuốn sách
  5. Khoảng giữa Hà Nội và Huế.

– GV giới thiệu thêm một số đơn vị ở phần “Em có biết?”.

  • Chuyển giao nhiệm vụ học tập 2: Tìm hiểu về dụng cụ đo  chiều dài (35 phút)

– GV chia lớp thành các nhóm theo bàn ngồi, HS thảo luận nhóm với nhau rồi đại diện nhóm trả lời câu hỏi 3

  1. Kể tên những loại thước đo chiều dài mà em biết. Tại sao người ta lại sản xuất ra nhiều loại thước khác nhau như vậy?
  1. Yêu cầu HS xác định giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của một số loại thước nêu trên.

– Yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong SGK.

Luyện tập

– Nhận dụng cụ đo dành riêng cho nhóm từ GV, xác định được GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đo chiều dài đặc trưng của mỗi nhóm và giới hạn đo của các thước hình 4.2.

– GV chia lớp thành các nhóm theo bàn ngồi, hướng dẫn các nhóm HS thực hành quan sát các hình 4.4, 4.5 và 4.6 và thảo luận nội dung 5, 6 và 7 trong SGK. 

PHIẾU HỌC TẬP 1
Câu hỏi Trả lời
5. Quan sát hình 4.4 và cho biết cách đặt thước để đo chiều dài bút chì như thế nào là đúng?
6. Quan sát hình 4.5 và cho biết cách đặt mắt để đọc chiều dài bút chì như thế nào là đúng.
7. Quan sát hình 4.6 và cho biết kết quả đo chiều dài bút chì tương ứng ởcác hình là bao nhiêu xentimét?

– Phát cho các nhóm cùng một loại thước đo chiều dài và ba đối tượng chiều dài khác nhau để đo. Sau khi đo, các nhóm ghi kết quả lên phiếu học tập.

– Thông qua phiếu học tập, các nhóm chỉ ra một số thao tác sai khi đo, nêu được cách khắc phục một số thao tác sai đó và kết luận về các bước đo chiều dài.

Rút ra kết luận:

Để đo chiều dài một vật, người ta có thể dùng thước. Trên một số loại thước thông thường có ghi GHĐ và ĐCNN.

– GHĐ của thước là chiều dài lớn nhất ghi trên thước

– ĐCNN của thước là chiều dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước

  • Chuyển giao nhiệm vụ học tập 4: Cách đo chiều dài. (35 phút)

– GV hướng dẫn để HS thực hành phép đo chiều dài của bàn học và của quyến sách Khoa học tự nhiên 6.

  1. Tại sao phải ước lượng chiều dài trước khi đo?

Chọn thước đo phù hợp với kích thước và hình dạng của vật cần đo.

– Dùng thước có GHĐ và ĐCNN thích hợp để chỉ đo một lần, tránh bị sai số lớn.

– Chọn dụng cụ đo có ĐCNN bằng đon vị phù hợp.

Bước 1: GV nêu vấn đề cần nghiên cứu

– GV: Cho HS quan sát các vật mẫu (có thể là các đồ dùng trong lớp) 

Vd: quyển SGK KHTN, cạnh bàn học, chiều dài bảng lớp

– GV yêu cầu HS dự đoán: 

  1. Các bước đo chiều dài của vật.
  2. Chiều dài của các vật mẫu kể trên là bao nhiêu.

– GV: Gợi ý cho HS đề xuất dự đoán bằng cách ngắm chừng.

Vật mẫu SGK BÀN HỌC Tập ghi Bút bi …….
Chiều dài  20 cm 60 cm 15 cm 7cm ………
  1. Tại sao phải ước lượng chiều dài trước khi đo?

 Bước 2: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chia lớp thành 6 nhóm: 

      + Nhóm 1,2: kiểm tra chiều dài quyển sách giáo khoa và cây bút chì

      + Nhóm 3,4: kiểm tra chiều dài Bàn học và bút bi

      + Nhóm 5,6: kiểm tra chiều dài bút chì, tập viết bài

– Các nhóm phân công vai trò, nhiệm vụ của các thành viên trong nhóm cho việc thực hiện nhiệm vụ học tập.

Bước 3: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

 – GV: Cho mỗi nhóm lựa thước đo chiều dài (thước kẻ, thước kéo và thước dây…)

 – HS tiến hành thí nghiệm kiểm chứng lại các nội dung đã dự đoán ở bảng trên theo sự phân công của GV 

 – Nhóm trưởng phân công  HS đo 3 lần và ghi lại kết quả trên khăn trải bàn, sau đó nhóm trưởng tổng kết, tính toán và ghi két quả cuối cùng vào PHT.

Bước 4: HS báo cáo kết quả và thảo luận

– HS: Sau khi đo, các nhóm ghi kết quả lên phiếu học tập. Thông qua phiếu học tập, các nhóm chỉ ra một số thao tác sai khi đo, nêu được cách khắc phục một số thao tác sai đó và kết luận về các bước đo chiều dài.

– GV: Nhận xét các nhóm báo cáo

– Hãy đo chiều dài của bàn học và chiều dài của quyển sách Khoa học tự nhiên 6 của em…. Sau đó hoàn thành theo mẫu bảng 4.2.

Vật cần đo Chiều dài ước lượng (cm) Chọn dụng cụ đo chiều dài Kết quả đo (cm)
Tên dụng cụ đo GHĐ ĐCNN Lần 1:

l1

Lần 2:

l2

Lần 3:

l3

l=l1+l2+l33
Chiều dài bàn học của em
Chiều dài quyển sách của em

GV lưu ý HS kết quả đo 3 lần có thể không giống nhau do sai số phép đo, nên trong thực nghiệm người ta thường lấy kết quả trung bình cộng của 3 lần đo.

Giáo viên cho học sinh đo và mời nhóm đo sai nhiều nhất và đo đúng nhất so với kết quả đo của giáo viên, rút ra những lưu ý

Bước 5: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– GV chốt lại kiến thức:

Các bước đo chiều dài: 

Bước 1: Ước lượng chiều dài của vật cần đo để chọn thước đo có GHD và ĐCNN phù hợp.

Bước 2: Đặt thước đo đúng đúng cách: song song với đoạn cần đo chiều dài. Một đầu của  vật trùng với vạch số 0 của thước.

Bước 3: Đặt mắt vuông góc với thước, đọc giá trị chiều dài của vật cần đo theo giá trị của vạch chia gần nhất với đầu kia của vật.

Bước 4: Ghi kết quả. Nếu đo nhiều lần thì kết quả đo chiều dài lấy là trung bình cộng của tất cả các lần đo.

GV cung cấp thêm kiến thức (nếu có)

– GV nhận xét nhóm HS phát biểu, nhận xét quá trình đo và cho điểm các nhóm theo Rubric

  • Chuyển giao nhiệm vụ học tập 5: Cách đo chiều dài vào đo thể tích. (10 phút) 

– Giúp HS vận dụng được cách đo chiều dài vào đo thể tích: chất lỏng trong bình chia độ, ca đong; vật rắn không thấm nước bỏ lọt bình chia độ; vật rắn không thẩm nước không bỏ lọt bình chia độ.

– GV yêu cấu HS nhắc lại:

+ Một số đơn vị đo thể tích đã học ở tiểu học;

+ Cách đọc và ghi đúng khi đo chiều dài.

– GV yêu cầu HS quan sát Hình 5.4a, b và mô tả lại cách đo thể tích vật rắn không thấm nước bỏ lọt bình chia độ và vật rắn không thấm nước không bỏ lọt bình chia độ.

  • Sản phẩm học tập : 

Kết quả đáp án trả lời của học sinh

 Hoạt động 2: vận dụng

  • Đơn vị milimét (mm): d).
  • Đơn vị xentimét (cm): c).
  • Đơn vị mét (m): a), b).
  • Đơn vị kilômét (km): e).

Chuyển giao hoạt động 3:

PHIẾU HỌC TẬP 1
Câu hỏi Trả lời
5. Quan sát hình 4.4 và cho biết cách đặt thước để đo chiều dài bút chì như thế nào là đúng? Hình c) là đúng.
6. Quan sát hình 4.5 và cho biết cách đặt mắt để đọc chiều dài bút chì như thế nào là đúng. Hình c) là đúng.
7. Quan sát hình 4.6 và cho biết kết quả đo chiều dài bút chì tương ứng ởcác hình là bao nhiêu xentimét? Hình a): 6,8 cm.

Hình b): 7,0 cm.

Phiếu học tập

PHIẾU HỌC TẬP:  ĐO CHIỀU DÀI

1/ Đơn vị đo chiều dài chính thức của nước ta là:

2/ Dụng cụ đo chiều dài thường dùng:

3/ Các bước đo chiều dài:

Bước 1: Ước lượng ………………… cần đo.

Bước 2: Chọn thước có ………………… và ………………… thích hợp.

Bước 3: Đặt thước ………………… chiều dài cần đo sao cho một đầu của vật ngang bằng vạch 0 của thước.

Em hãy khoanh tròn trường hợp vẽ vị trí đặt thước đúng để đo chiều dài.
Bước 4: Đặt mắt nhìn theo hướng ………………… với cạnh thước ở đầu kia của vật.
Em hãy khoanh tròn trường hợp vẽ vị trí đặt mắt đúng để đọckết quả đo.
Bước 5: Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia ………………… với đầu kia của vật.
Em hãy ghi kết quả đo tương ứng.

  1. l1 = …………………
  2. l2 = …………………
  3. l1 = …………………

Thực hành:

  1. Phương án đánh giá 
RUBRIC
Tiêu chí Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
Mức độ tham gia hoạt động nhóm

– Mức 1: Tham dự nhưng không tập trung

– Mức 2: Có tham gia, làm bài tập theo đúng các tiêu chí mà giáo viên yêu cầu.

– Mức 3: Nhiệt tình, sôi nổi, tích cực,  làm nhanh trật tự theo đúng các tiêu chí mà giáo viên yêu cầu.

Kết quả phiếu học tập

– Mức 1: Học sinh hoàn thành phiếu học tập nhưng chưa biết đúng hay sai

– Mức 2: Học sinh hoàn thành đúng phiếu học tập .Giải thích đúng 

– Mức 3: Biết giải thích vào các hiện tượng đời sống thông qua các quá trình biến đổi

Tiếp thu, trao đổi ý kiến

– Mức 1: Chỉ nghe ý kiến

– Mức 2: Có ý kiến

– Mức 3: Có nhiều ý kiến và ý tưởng

Báo cáo rõ ràng ,chính xác

– Mức 1: Lắng nghe

– Mức 2: Có lắng nghe, phản hồi

– Mức 3: Lắng nghe ý kiến các thành viên khác, phản hồi và tiếp thu ý kiến hiệu quả

Kết quả  Thao tác thực hành 

– Mức 1: Thao tác thực hành còn sai sót

– Mức 2: Thao tác thực hành đúng dưới sự hướng dẫn của giáo viên

– Mức 3: Thao tác thực hành đúng, vận dụng thực hiện tốt

Bài 6. ĐO KHỐI LƯỢNG

Hoạt động 3: Đo khối lượng (90 phút)

  • Mục tiêu hoạt động

– KHTN.1.1      KHTN.1.7       KHTN.2.4       TC.1.1      GQ.1      TT.1

  • Tổ chức hoạt động

– Sử dụng PPDH trực quan; KTDH Khăn trải bàn, các mảnh ghép, phòng tranh.

  • Chuẩn bị: 

 – GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng và 1 thư kí.

– Phiếu học tập, giấy A0, bộ thước đo chiều dài.

– Cốc thủy tinh, nước, sữa, các loại cân khác nhau

  • Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
  • HS tìm hiểu đơn vị đo và dụng cụ thường dùng để đo khối lượng.
  • HS đề xuất cách đo khối lượng bằng cân.
  • Thực hành đo khối lượng bằng cân.

Thực hiện nhiệm vụ học tập và báo cáo kết quả

  • Nhận giấy A0 cho các nhóm.
  • Các nhóm phân công vai trò, nhiệm vụ của các thành viên trong nhóm cho việc thực hiện nhiệm vụ học tập.
  • Các nhóm bắt đầu thực hiện nhiệm vụ:
  • Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1:  Tìm hiểu về đơn vị đo khối lượng

– Khởi động: 

Mời 1 học sinh, đổ vào 2 cốc giống nhấu 50ml nước và sữa → Làm thế nào để xác đình đúng khối lượng của 2 cốc.

– HS tự kiểm tra bằng thí nghiệm.

GV có thể sử dụng kĩ thuật sơ đồ tư duy để học sinh trả lời câu hỏi số 1.

Dùng cân được cung cấp, kết hợp với hiểu biết của bản thân, liệt kê các đơn vị đo khối lượng đã biết và tập hợp thành danh sách các đơn vị đo khối lượng của nhóm. 

Sau khi HS hoàn thành sản phẩm của nhóm, treo lên tường.

 HS cả lớp lựa chọn đơn vị đo khối lượng chính thức của Việt Nam.

→ Các đơn vị đo khối lượng phổ biến: g, kg, yến, tạ, tấn,…

  • Chuyển giao nhiệm vụ học tập 2: Tìm hiểu về dụng cụ đo khối lượng

GV sử dụng kĩ thuật sơ đồ tư duy, kĩ thuật động não.

– GV chia lớp thành các nhóm theo bàn ngồi, HS thảo luận nhóm với nhau

– GV yêu cẩu HS quan sát các loại cân thông qua hình 6.1 SGK để nhận biết  các dụng cụ đo khối lượng thường dùng và trong phòng thực hành. Cho biết GHĐ và GHĐNN

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Câu hỏi Trả lời
  1. Hãy mô tả một tình huống cho thấy sự cần thiết của việc ước lượng khối lượng trong các hoạt động hằng ngày của em
  1. Hãy mô tả một tình huống cho thấy sự cần thiết của ước lượng khối lượng trong đời sống
  • Chuyển giao nhiệm vụ học tập 3: Cách đo khối lượng
– GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm thực hiện các hoạt động sau:

Ước lượng khối lượng của vật và lựa chọn cân phù hợp

– Tìm hiểu các bộ phận, GHĐ và ĐCNN của cân đồng hồ.

– Các thao tác khi đo khối lượng

– Đọc SGK để tìm hiểu cách cân bằng cần đồng hồ.

– Cân vật bằng cân đồng hồ.

  1. Nêu các bước đo khối lượng bằng cân

– Để HS tự làm thí nghiệm, sau khi đo, các nhóm ghi kết quả lên phiếu học tập. Thông qua phiếu học tập, các nhóm chỉ ra một số thao tác sai khi đo, nêu được cách khắc phục một số thao tác sai đó và kết luận về các bước đo khối lượng.

– GV lưu ý về các bước đo cho kết quả đo chính xác và tránh việc làm hỏng dụng cụ đo.

🏵 Thực hành đo khối lượng bằng cân với vật mẫu là các dụng cụ học tập, đồ dùng dạy học trong lớp: hộp bút, bình nước, …..

  1. Thực hiện lần lượt đo khối lượng của chai nước và quả bóng bàn. Hoàn thành vào vở theo mẫu bảng 5.2.

Bảng 5.2. Kết quả đo khôi lượng

Vật cần đo Khối lượng ước lương

(g)

Chọn dụng cụ đo khối lượng Kết quả đo (g)
Tên dụng cụ đo GHĐ ĐCNN Lấn 1:

m1

Lần 2: m2 Lần 3:

m3

Viên bi sắt
Cặp sách

GV lưu ý HS kết quả đo 3 lần có thể không giống nhau do sai số phép đo, nên trong thực nghiệm người ta thường lấy kết quả trung bình cộng của 3 lần đo.

  • Sản phẩm học tập : 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Câu hỏi Trả lời
  1. Ngoài những loại cân được liệt kê ở các hình 6.1, hãy nêu thêm một số loại cân mà em biết và nêu ưu thế của từng loại cân đó.
Có nhiều loại cân khác nhau: Cân Robecvan, cân đòn, cân đồng hồ, cân y tế, cân điện tử, cân tiểu li, Cân lò xo, cân phân tích…

Ưu thế của các loại cân:

Cân Robecvan thường được dùng trong phòng thí nghiệm; Cân đổng hồ thường dùng trong đời sống, tuỳ thuộc vào giới hạn đo của cân để có thể được sử dụng trong mua bán; Cân y tế dùng trong đo khối lượng của cơ thể; Cân tiểu li dùng để cân khối lượng của các vật rất nhỏ, thường được dùng trong các tiệm mua bán vàng.

  1. Hãy mô tả một tình huống cho thấy sự cần thiết của ước lượng khối lượng trong đời sống
Việc ước lượng khối lượng giúp ta lựa chọn được dụng cụ đo khối lượng có GHĐ và ĐCNN phù hợp. Ví dụ, khi xác định khối lượng của quả cam, ta sẽ dùng cân đồng hồ hoặc cân điện tử.
  1. Nêu các bước đo khối lượng bằng cân
– Mô tả cách đo:

+ Ước lượng khối lượng của hộp đựng bút.

+ Lựa chọn cân phù hợp.

+ Hiệu chỉnh cân trước khi đo.

+ Đặt hộp đựng bút lên cân.

+ Đọc và ghi kết quả mỗi lẩn đo vào mẫu.

Bài tập vận dụng:

Câu 1. Em hây ghép tên các loại cân (ở cột bên trái) tương ứng với công dụng của các loại cân đó (ở cột bên phải).

Loại cân Công dụng
1. Cân Roberval A. Cân các vật có khối lượng nhỏ, từ vài chục gam đến vài kilogam.
2. Cân đồng hồ  B. Cân các vật có khối lượng từ vài trăm gam đến vài chục kilogam.
3. Cân điện tử (dùng trong phòng thực hành)  C. Cân các vật có khối lượng nhỏ, từ vài miligam đến vài trăm gam với độ chính xác cao.

Câu 2. Một HS dùng cân Roberval để đo khối lượng của quyển vở và thu được kết quả 63 g. Theo em, quả cân có khối lượng nhỏ nhất trong hộp quả cân của cân này là bao nhiêu?

  1. 2g. B. lg. C. 5g. D.0.lg.
  • Phương án đánh giá 
RUBRIC
Tiêu chí Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
Mức độ tham gia hoạt động nhóm

– Mức 1: Tham dự nhưng không tập trung

– Mức 2: Có tham gia, làm bài tập theo đúng các tiêu chí mà giáo viên yêu cầu.

– Mức 3: Nhiệt tình, sôi nổi, tích cực,  làm nhanh trật tự theo đúng các tiêu chí mà giáo viên yêu cầu.

Kết quả phiếu học tập

– Mức 1: Học sinh hoàn thành phiếu học tập nhưng chưa biết đúng hay sai

– Mức 2: Học sinh hoàn thành đúng phiếu học tập .Giải thích đúng 

– Mức 3: Biết giải thích vào các hiện tượng đời sống thông qua các quá trình biến đổi

BÀI 7. ĐO THỜI GIAN.

Hoạt động 4: Đo thời gian (90 phút)

  • Mục tiêu hoạt động

2.KHTN.1.1; 3.KHTN.1.7; 8.KHTN.2.4; 10.TC.1.1; 11.GQ.1; 13.TT.1

  • Tổ chức hoạt động

– Dạy học theo hợp tác;

– Dạy học nêu và giải quyết vấn để thông qua câu hỏi trong SGK;

– Kĩ thuật động não, kĩ thuật XYZ, kĩ thuật khăn trải bàn.

  • Chuẩn bị: 

 – GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng và 1 thư kí.

– Phiếu học tập, thước đo chiều dài.

  • Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
  • HS tìm hiểu đơn vị đo và dụng cụ thường dùng để đo thời gian.
  • Sử dụng đồng hồ đúng cách
  • Thực hành đo thời gian bằng đồng hồ.

Thực hiện nhiệm vụ học tập và báo cáo kết quả

  • Các nhóm phân công vai trò, nhiệm vụ của các thành viên trong nhóm cho việc thực hiện nhiệm vụ học tập.
  • Các nhóm bắt đầu thực hiện nhiệm vụ:
  • Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1:  Tìm hiểu về đơn vị và dụng cụ đo thời gian

Nhiệm vụ: GV hướng dẫn để HS nhớ lại được đơn vị thời gian trong hệ thống đo lường chính thức của nước ta hiện nay là giây (second), kí hiệu là s

– GV đặt câu hỏi: Khi quan sát các vận động viên về đích hoặc khi hai viên phấn rơi, em có xác định được chính xác vận động viên nào về đích trước? Viên phấn nào chậm đất trước không?

GV có thể sử dụng phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề thông qua thảo luận câu hỏi 1, 2 trong SGK.

1. Hãy kể tên một số đơn vị đo thời gian mà em biết.

2. Ngoài những loại đồng hồ được liệt kê trong hình 7.1, hãy kể thêm một số loại đồng hồ mà em biết và nêu ưu thế của từng loại.

3. Hãy mô tả một tình huống cho thấy sự cần thiết của việc ước lượng thời gian trong đời sống.

– Sau khi HS hoàn thành sản phẩm của nhóm, nhóm khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung

  • Chuyển giao nhiệm vụ học tập 4:  Đo thời gian bằng đồng hồ bấm giây.

Thông qua việc thực hành sử dụng đồng hồ bấm giây đo thời gian của một hoạt động cụ thể, giúp HS biết cách đo thời gian bằng đồng hồ bấm giây.

GV chia lớp thành các nhóm cặp đôi, hướng dẫn các nhóm HS thực hành phép đo bằng cách:

+ Trả lời các câu hỏi 1, 2

+ Thực hành đo thời gian bằng đồng hồ bấm giây

– Thực hiện đo  thời giandùng đồng hồ bấm giây đo thời gian bài hát “Đội ca” của Đội Thiếu niên Tiền phong. Hoàn thành theo mẫu bảng 7.1. 

Bảng 7.1. Kết quả đo thời gian

Đối tượng cần đo Thời gian ước lương

(s)

Chọn dụng cụ đo thời gian Kết quả đo (s)
Tên dụng cụ đo GHĐ ĐCNN Lần 1:

t1

Lần 2:

t2

Lần 3:

t3

Bạn 1
Bạn 2

GV lưu ý HS kết quả đo 3 lần có thể không giống nhau do sai số phép đo, nên trong thực nghiệm người ta thường lấy kết quả trung bình cộng của 3 lần đo.

Luyện tập

  1. Nguyên nhân nào sau đây gây ra sai số khi đo thời gian của một hoạt động?
  1. Không hiệu chỉnh đồng hó. C.Đặt mắt nhìn lệch.
  2. Đọc kết quả chậm. D.Cả 3 nguyên nhân trên.
  • Để thực hiện đo thời gian khi đi từ cổng trường vào lớp học, em dùng loại đồng hổ nào? Giải thích sự lựa chọn của em.

GV hướng dẫn HS rút ra kết luận theo SGK.

Kết thúc bài học, GV hướng dẫn HS vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học qua nội dung 

    • Trong Hệ đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta, đơn vị cơ bản đo thời gian là giây, kí hiệu là s.
  • Đồng hồ là dụng cụ đo thời gian.
  1. Sản phẩm học tập : 

Nhiệm vụ 1:

  1. Hãy kể tên một số đơn vị đo thời gian mà em biết.

Đơn vị đo thời gian thường dùng là giây (kí hiệu s).

Ngoài ra còn dùng đơn vị phút, giờ, ngày, tuần,…

  1. Ngoài những loại đồng hồ được liệt kê trong hình 7.1, hãy kể thêm một số loại đồng hồ mà em biết và nêu ưu thế của từng loại.

Đồng hồ bấm giây điện tử, đồng hồ cát,…

Đồng hồ bấm giây điện tử thường sử dụng trong đo các khoảng thời gian ngắn (như các nội dung thi điền kinh,…).

Đồng hồ cát thường sử dụng trong khoảng thời gian ngắn. Ngoài ra đồng hồ cát còn biểu trưng cho quy luật thời gian đang dần trôi, thời gian một khi đã đi qua thì không bao giờ lấy lại được. Do đó đừng để thời gian trôi một cách vô ích.

  • Phương án đánh giá 
RUBRIC
Tiêu chí Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
Mức độ tham gia hoạt động nhóm

– Mức 1: Tham dự nhưng không tập trung

– Mức 2: Có tham gia, làm bài tập theo đúng các tiêu chí mà giáo viên yêu cầu.

– Mức 3: Nhiệt tình, sôi nổi, tích cực,  làm nhanh trật tự theo đúng các tiêu chí mà giáo viên yêu cầu.

Kết quả phiếu học tập

– Mức 1: Học sinh hoàn thành phiếu học tập nhưng chưa biết đúng hay sai

– Mức 2: Học sinh hoàn thành đúng phiếu học tập .Giải thích đúng 

– Mức 3: Biết giải thích vào các hiện tượng đời sống thông qua các quá trình biến đổi

Kết quả  Thao tác thực hành 

– Mức 1: Thao tác thực hành còn sai sót

– Mức 2: Thao tác thực hành đúng dưới sự hướng dẫn của giáo viên

– Mức 3: Thao tác thực hành đúng, vận dụng thực hiện tốt

Luyện tập

Câu 1. Đánh dấu X vào đúng cột và sửa chữa những câu sai.

STT Nội dung Đúng Sai
1 Biến đổi đơn vị sau đây đúng hay sai: 1 giờ 20 phút = 3800s
2 Muốn đo thời gian bằng đống hổ bấm giây, cần thực hiện các bước:

– Bước 1: Bấm RESET để kim vẽ số 0.

– Bước 2: Bấm START để bắt đẩu tính thời gian.

– Bước 3: Bấm STOP để kim dừng và đọc kết quả đo.

3 Khi đo thời gian của một buổi học, ta chỉ nên sử dụng đổng hổ bấm giây thay vì dùng dõng hổ treo tường trong lớp học, để có kết quả chính xác.

Câu 2. Hãy ghép tên các loại đổng hồ (ở cột bên trái) tương ứng với công dụng của các loại đóng hồ đó (ở cột bên phải).

Loại đồng hồ Công dụng
1. Đồng hồ treo tường. a. Dùng để đo thời gian thi đấu thể thao, trong thí nghiệm.
2. Đồng hồ cát. b. Dùng đo thời gian một sự kiện không cần mức chính xác cao.
3. Đồng hồ bấm giây. c. Dùng đề đo thời gian hằng ngày.
  1. Đánh giá.

Câu 1. 1-S ; 2-Đ; 3-S; 4-S. 

Câu 2. 1 – c; 2 – b; 3 – a.

BÀI 8 . ĐO NHIỆT ĐỘ

HOẠT ĐỘNG 5: Tìm hiểu về nhiệt độ và thang nhiệt độ 

  • Mục tiêu hoạt động
  1. KHTN.1.2          5.KHTN.1.2           6.KHTN.1.6           10.TC.1.1           11.GQ.1
  • Tổ chức hoạt động

– Dạy học hợp tác;

– Dạy học nêu và giải quyết vấn đề thông qua câu hỏi trong SGK;

– Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật động não, kĩ thuật khăn trải bàn.

  • Chuẩn bị: 

 – GV chia lớp thành 4 nhóm

– Phiếu học tập, Hình ảnh minh hoạ.

Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1: Tìm hiểu về nhiệt độ và nhiệt kế

– GV chia lớp thành các nhóm theo bàn ngồi, hướng dẫn HS thảo luận các nội dung 1,2,3 trong SGK.

– GV đăt vấn đề tình huống thực tế:

TH1: Mẹ bạn Vinh sờ lên trán bán Vinh thấy hơi nóng. Có lẻ bạn Vinh bị sốt. Bạn Hùng sờ chán em Vinh thấy bình thường. Vậy để biết chính xác em Vinh có bị sốt hay không ta fai làm gì?

TH2: HS trải nghiệm thực tế, nhúng bàn tay trái vào bình nước ấm, bàn tay phải vào bình nước lạnh, rồi cùng nhúng hai tay vào bình nước nguội. 

Từ đó HS sẽ thấy cảm nhận sự nóng, lạnh bằng cảm giác chỉ mang tính tương đối. 

– Giáo viên hướng dẫn học sinh tiến hành cảm nhận nhiệt độ của các cốc nước Để biết chính xác nhiệt độ của vật thì cần sử dụng nhiệt kế.

– Thông qua việc tìm hiểu thông tin từ SGK để HS nhận biết được đơn vị và  thang nhiệt độ.

– GV tổ chức để HS:

+ Tìm hiểu thông tin trong SGK về đơn vị đo nhiệt độ, thang nhiệt độ.

+Trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 SGK của mục này.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ1 (Bảng hỏi)
Câu hỏi Trả lời
1.  Nêu một tình huống cho thấy sự cần thiết của việc ước lượng nhiệt độ trong đời sống.
2. Nhìn hơi nước bốc lên từ cốc nước, em có thể ước lượng nhiệt độ của nước trong cốc được không? Việc ước lượng này có ích lợi gì?
  1. Trong các nhiệt độ sau: 0 °C, 5 °C, 36,5 °C, 323 °C, hãy chọn nhiệt độ thích hợp cho mỗi hiện tượng, quá trình trong Hình 8.2.

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập 2: Nhận biết dụng cụ đo nhiệt độ.

– GV tổ chức để HS:

+ Theo dõi thí nghiệm Hình 8.4 SGK về sự nở vì nhiệt của chất lỏng cho thấy chất lỏng nở ra khi nóng lên.

GV chốt lại cho HS biết được hiện tượng nở vì nhiệt của chất lỏng được dùng làm cơ sở để chế tạo các dụng cụ đo nhiệt độ.

+ Tìm hiểu các nhiệt kế trong Hình 8.5. 

Phiếu học tập 6
Nhiệm vụ: Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống:
– Dụng cụ được sử dụng để đo nhhiệt độ là ………………………………………………………………..

– Nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện tượng …………………………………………………………………..

– GHĐ và ĐCNN của nhiệt kế:

+ Nhiệt kế …………………………………………………………………………..

+ Nhiệt kế …………………………………………………………………………..

+ Nhiệt kế …………………………………………………………………………..

*Chuyển giao nhiệm vụ học tập 3: Tìm hiểu cách sử dụng nhiệt kế.

Làm thế nào để xác định chính xác một người đang sốt có nhiệt độ cao hơn người bình thường? Để làm được điều này ta cần có dụng cụ gì? 

– HS xem clip: Dấu hiệu nhiễm virus Corona: Hokhan, sốt, tức ngực….Và cách phòng tránh (5K). Người bị nhiễm virus corona có khả năng sẽ bị sốt và cần được kiểm tra nhiệt độ cơ thể. 

-HS xem clip Cách dùng nhiệt kế y tế để đo nhiệt độ cơ thể. 

-HS dùng nhiệt kế đo nhiệt độ cơ thể của bạn, ghi kết quả vào bảng nhóm. 

– Thông báo các tiêu chí đánh giá hoạt động 4 đến các nhóm.

+ Thực hành sử dụng hai loại nhiệt kế này để đo nhiệt độ cơ thể làm mẫu để các bạn và cô giáo chỉnh sửa.

– GV luôn nhắc nhở HS cần cẩn thận khi sử dụng nhiệt kế thuỷ ngân, cụ thể khi vẩy nhiệt kế tránh va chạm với các vật khác. Khi đọc kết quả tránh cầm vào bẩu nhiệt kế.

+ Thuỷ ngân là chất độc. Nếu có HS làm vỡ nhiệt kế thuỷ ngân, GV cần thực hiện ngay các thao tác đã trình bày trong phần “Thông tin bổ sung”.

  • Thực hiện nhiệm vụ học tập 

– HS hợp tác với nhau thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV đến quan sát phát hiện các khó khăn và có biện pháp hỗ trợ.

  • Báo cáo kết quả và thảo luận: 

– Báo cáo cảm nhận sau khi thảo luận

Luyện tập:

Câu 1. Hây điển các từ nhiệt độ, nhiệt kế, thang nhiệt độ vào các chỗ trống cho phù hợp:

Để đo (1) , người ta dùng các loại nhiệt kế khác nhau như (2) thuỷ

ngân, (3) rượu, (4) điện tử. Ở Việt Nam, đơn vị đo nhiệt độ sử dụng

(5) Celsius.

Câu 2. Hãy ghép tên loại nhiệt kế (ở cột bên trái) tương ứng với công dụng của nhiệt kế đó (ở cột bên phải).

Loại nhiệt kế Công dụng
1. Nhiệt kế tế điện tử. A. Dùng trong phòng thí nghiệm để đo nhiệt độ.
2. Nhiệt kế rượu. B. Dùng đo nhiệt độ mà không cẩn mức chính xác cao.
3. Nhiệt kế thủy ngân. C. Được sử dụng trong bệnh viện, hiệu thuốc hoặc tại nhà để đo nhiệt độ cơ thể.
  • Dự kiến sản phẩm học tập HS
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5 (Bảng hỏi)
Câu hỏi Trả lời
1.  Nêu một tình huống cho thấy sự cần thiết của việc ước lượng nhiệt độ trong đời sống.
2. Nhìn hơi nước bốc lên từ cốc nước, em có thể ước lượng nhiệt độ của nước trong cốc được không? Việc ước lượng này có ích lợi gì?
  • Trong các nhiệt độ sau: 0 °C, 5 °C, 36,5 °C, 323 °C, hãy chọn nhiệt độ thích hợp cho mỗi hiện tượng, quá trình trong Hình 8.2.
a) 5°C; b) 327°C; c) 36,5°C;     d) 0°c.

Luyện tập:

Câu 1. (1) nhiệt độ; (2) nhiệt kế; (3) nhiệt kế; (4) nhiệt kế; (5) thang nhiệt độ. 

Câu 2. 1 – C; 2 – B; 3 – A. 

  1. Sản phẩm học tập : 

– Bảng kết quả đo nhiệt độ.

–  Kết quả phiếu học tập và thực hành của học sinh

  1. Phương án đánh giá 

 Gv quan sát , Thang đo về hoạt động nhóm.

RUBRIC
Tiêu chí Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
KHTN.1.1 Mức 1: 

-Phát biểu được: Nhiệt độ là số đo độ “nóng”, “lạnh” của vật 

-Nhận biết được tác dụng của Nhiệt Kế nhưng sai trước 5 phút  

Mức 2: 

-Phát biểu được: Nhiệt độ là số đo độ “nóng”, “lạnh” của vật 

-Nhận biết được tác dụng của Nhiệt kế nhưng sai trong 5 phút 

Mức 3: 

-Phát biểu được: Nhiệt độ là số đo độ “nóng”, “lạnh” của vật 

-Nhận biết được tác dụng của  Nhiệt kế nhưng chậm hơn 1 đến 2 phút. 

Kết quả phiếu học tập

– Mức 1: Nêu được tên của dụng cụ đo nhiệt độ.

– Mức 2: Học sinh nêu được tên của dụng cụ đo nhiệt độ. Mô tả sơ lược cấu tạo của nhiệt kế.

– Mức 3: Học sinh nêu được tên của dụng cụ đo nhiệt độ. Mô tả sơ lược cấu tạo của nhiệt kế. Xác định được GHĐ và ĐCNN của một số nhiệt kế. 

Kết quả  Thao tác thực hành 

– Mức 1: Thao tác thực hành còn sai sót

– Mức 2: Thao tác thực hành đúng dưới sự hướng dẫn của giáo viên

– Mức 3: Thao tác thực hành đúng, vận dụng thực hiện tốt

bn

HOẠT ĐỘNG 7: Ôn tập chương 1 (45 phút)

  1. Mục tiêu: 6.KHTN.2.4, 7.KHTN.2.2, 10.TC.1.1, 11.GTHT.1.4, 12.TT.1.
  2. Tổ chức hoạt động 

* Chuẩn bị:

– Gv giao nhiệm vụ cho các nhóm từ tiết học trước : chuẩn bị bài tập, phiếu học tập

GV hướng dẫn HS thiết kế sơ đồ tư duy để tổng kết những kiến thức cơ bản của chủ đề.

Một số dạng bài tập ngoài SGK

Câu 1. Đơn vị đo độ dài trong hệ thống đo lường chính thức ở nước ta là 

  1. đềximét (dm).     B. mét (m).   C. centimét (cm). D.milimét (mm).

Câu 2. Giới hạn đo của một thước là

  1. chiều dài lớn nhất ghi trên thước.
  2. chiều dài nhỏ nhất ghi trên thước.
  3. chiều dài giữa hai vạch liên tiếp trên thước.
  4. chiều dài giữa hai vạch chia nhỏ nhất trên thước.

Câu 3. Độ chia nhỏ nhất của thước là

  1. giá trị cuối cùng ghi trên thước. B. giá trị nhỏ nhất ghi trên thước.
  2. chiều dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước. D. Cả 3 đáp án trên đều sai.

Câu 4. Đơn vị đo thời gian trong hệ thống đo lường chính thức ở nước ta là

  1. tuẩn. B. ngày. c. giây. D. giờ.

Câu 5. Nguyên nhân nào sau đây gây ra sai số khi đo thời gian của một hoạt động?

  1. Không hiệu chỉnh đồng hó.           C. Đặt mắt nhìn lệch.
  2. Đọc kết quả chậm. D. Cả 3 nguyên nhân trên.

Câu 6. Nguyên tắc nào dưới đây được sử dụng để chế tạo nhiệt kế thường dùng?

  1. Dãn nở vì nhiệt của chất lỏng. 
  2. Dãn nở vì nhiệt của chất khí.
  3. Thay đổi màu sắc của một vật theo nhiệt độ. 
  4. Hiện tượng nóng chảy của các chất.

Câu 7. Đơn vị đo khối lượng trong hệ thống đo lường chính thức ở nước ta là

  1. tấn. B. miligam. C. kilôgam. D. gam.

Câu 8. Trên vỏ một hộp bánh có ghi 500 g, con số này có ý nghĩa gì?

  1. Khối lượng bánh trong hộp.
  2. Khối lượng cả bánh trong hộp và vỏ hộp.
  3. Sức nặng của hộp bánh.
  4. Thể tích của hộp bánh.

Câu 9. Cân một túi hoa quả, kết quả là 14 533 g. Độ chia nhỏ nhất của cân đã dùng là 

  1. 1 g. B. 5 g. C. 10 g. D. 100 g.

Câu 10. Một hộp quả cân có các quả cân loại 2 g, 5 g, 10 g, 50 g, 200 g, 200 mg, 500 g, 500 mg.Để cân một vật có khối lượng 257,5 g thì có thể sử dụng các quả cân nào?

  1. 200 g, 200 mg, 50 g, 5 g, 50 g. B. 2 g, 5 g, 50 g, 200 g, 500 mg.
  2. 2 g, 5 g, 10 g, 200 g, 500 g. D. 2 g, 5 g, 10 g, 200 mg, 500 mg

Câu 11. An nói rằng: “Khi mượn nhiệt kế ỵ tế của người khác cẩn phải nhúng nước sôi để sát trùng rồi hãy dùng.”. Nói như thế có đúng không?

Câu 12. Lựa chọn thước đo phù hợp với việc đo chiều dài của các vật sau:

            Các loại thước đo

Vật cần đo

Thước thẳng có GHĐ 1 m và ĐCNN 1 cm Thước kẻ có GHĐ 30 cm và ĐCNN 1 mm Thước dài có GHĐ 3 m và ĐCNN 1 cm
Chiều dài bàn học ở lớp
Đường kính của miệng cốc
Chiều dài của lớp học

Câu 13. Bảng ghi tên nhiệt kế và thang đo của chúng:

Loại nhiệt kế Thang nhiệt độ
Nhiệt kế Y tế Từ 35oC đến 42oC
Nhiệt kế  Rượu Từ -30oC đến 60oC
Nhiệt kế Thuỷ ngân Từ -10oC đến 110oC

Lựa chọn loại nhiệt kế nào để đo nhiệt độ của:

  1. Cơ thể người: ………………………………………………………………
  2. Nước sôi: ……………………………………………………………………
  3. Không khí trong phòng: ……………………………………………………

* Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ học tập:

– Yêu cầu các nhóm thảo luận và trả lời các câu hỏi 

* HS thực hiện nhiệm vụ học tập:

– Hoàn thành nhiệm vụ học tập

* Báo cáo kết quả và thảo luận: 

* Dự kiến sản phẩm học tập HS

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
B A C C D A C A A B

Câu 11. Không đúng, nhiệt kế ỵ tế thường chỉ đo được nhiệt độ tối đa 42 °C, nếu nhúng vào nước sôi 100 °C nhiệt kế sẽ bị hư.

Câu 12. Lựa chọn thước đo phù hợp với việc đo chiều dài của các vật sau:

            Các loại thước đo

Vật cần đo

Thước thẳng có GHĐ 1 m và ĐCNN 1 cm Thước kẻ có GHĐ 30 cm và ĐCNN 1 mm Thước dài có GHĐ 3 m và ĐCNN 1 cm
Chiều dài bàn học ở lớp x x
Đường kính của miệng cốc x
Chiều dài của lớp học x

Câu 13.

    1. Cơ thể người: Nhiệt kế Y tế
    2. Nước sôi: Nhiệt kế Thuỷ ngân
  • Không khí trong phòng: Nhiệt kế  Rượu
  1. Sản phẩm học tập
  • Kết quả bài tập của học sinh
  1. Phương án đánh giá 
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
Tiêu chí 1:

Kết quả phiếu học tập

MỨC 1: Học sinh hoàn thành phiếu học tập nhưng chưa biết đúng hay sai
MỨC 2: Học sinh hoàn thành đúng phiếu học tập .Giải thích đúng 
MỨC 3: Biết giải thích vào các hiện tượng đời sống thông qua các quá trình biến đổi
Tiêu chí 2

Giao tiếp và hợp tác

MỨC 1: Lắng nghe
MỨC 2: Có lắng nghe, phản hồi
MỨC 3: Lắng nghe ý kiến các thành viên khác, phản hồi và tiếp thu ý kiến hiệu quả

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *