Giáo án WORD Vật lý 6 Chân trời sáng tạo

Giáo án word Vật lý 6 Chân trời sáng tạo theo công văn mới. Giáo án được Tài Liệu KHTN biên soạn chi tiết và cẩn thận cùng nhiều bộ tài liệu dạng khác được liên tục cập nhật.

MỘT SỐ TÀI LIỆU QUAN TÂM KHÁC

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án Vật lý 6 Chân trời sáng tạo word
Giáo án Vật lý 6 Chân trời sáng tạo word
Giáo án Vật lý 6 Chân trời sáng tạo word
Giáo án Vật lý 6 Chân trời sáng tạo word
Giáo án Vật lý 6 Chân trời sáng tạo word
Giáo án Vật lý 6 Chân trời sáng tạo word

XEM VIDEO VỀ MẪU WORD GIÁO ÁN VẬT LÝ 6 SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

KHTN LỚP 6

TÊN CHỦ ĐỀ: TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI

NỘI DUNG: CHUYỂN ĐỘNG NHÌN THẤY CỦA MẶT TRỜI VÀ MẶT TRĂNG – HỆ MẶT TRỜI VÀ NGÂN HÀ

 (Thời lượng: 10 tiết)

  1. MỤC TIÊU DẠY HỌC
Phẩm chất, năng lực YÊU CẦU CẦN ĐẠT (STT) của YCCĐ và dạng mã hóa của YCCĐ
(STT) Dạng

Mã hoá

1. Năng lực KHTN
Nhận thức khoa học tự nhiên Nêu được chuyển động nhìn thấy hằng ngày của Mặt Trời (1) 1.KHTN.1.1
Nhận biết được các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng (2) 2.KHTN.1.1
Nêu được Mặt Trời và các sao là các thiên thể phát sáng, các hành tinh và sao chổi phản xạ ánh sáng mặt trời; Chỉ ra được hệ Mặt Trời là một phần nhỏ của Ngân Hà (3) 3.KHTN.1.1
Giải thích được các hình dạng của mặt trăng. (4) 4.KHTN.1.6
Tìm hiểu tự nhiên Giải thích được chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời và hiện tượng từ Trái Đất thấy được Mặt Trời mọc và lặn hằng ngày (5) 5.KHTN.2.1
Hiểu được Mặt Trăng phản xạ ánh sáng mặt trời và khái niệm hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng (6) 6.KHTN.2.1
Tìm hiểu được cấu trúc hệ Mặt Trời, một số đặc trưng của các hành tinh trong hệ Mặt Trời và cấu trúc Ngân Hà 7) 7.KHTN.2.2
Thực hiện được các yêu cầu khi thực hành với mô hình Trái Đất và Mặt Trời. (8) 8.KHTN.3.1
Giải thích được các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng và thiết kế được mô hình thực tế để giải thích được một số hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng trong Tuần Trăng. (9) 9.KHTN.3.1
Giải thích và phân biệt được ánh sáng từ các ngôi sao và các hành tinh chiếu tới Trái Đất. (10) 10.KHTN.3.2
2. Năng lực chung
Tự chủ tự học Chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ được giao và hỗ trợ bạn học trong hoạt động nhóm. (11) 11.TC.1.1
Giao tiếp và hợp tác Biết sử dụng các thuật ngữ chuyên môn để trình bày, báo cáo kết quả. (12) 12.GTHT.1.1
Giải quyết vấn đề Xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới; biết phân tích, tóm tắt những thông tin liên quan từ nhiều nguồn khác nhau. (13) 13.GQ.1.1
Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề; đề xuất được giải pháp giải quyết vấn đề. (14) 14.GQ.1.1
3. Phẩm chất chủ yếu
Trung thực Có ý thức báo cáo các kết quả đã thu thập chính xác, khách quan (15) 15.TT.1.1
Trách nhiệm Tự giác hoàn thành công việc thu thập các dữ liệu bản thân được phân công, phối hợp với thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. (16) 16.TN 1.1
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Hoạt động học Giáo viên Học sinh
Hoạt động 1. Đặt vấn đề – Tìm hiểu chuyển động nhìn thấy của mặt trời (45 phút) – Hình ảnh bầu trời về đêm và các ngôi sao

– Clip về Hệ Mặt trời và vũ trụ

– Clip về chuyển động của mặt trời và mặt trăng quanh Trái Đất

– Quả địa cầu, bóng đèn

Phiếu học tập
Hoạt động 2. Thực hành quan sát tìm hiểu sự chuyển động tự quay xung quanh trục của Trái Đất và quanh Mặt trời

Hệ quả ngày và đêm (45 phút)

Mô hình H43.2, H43.3 Quan sát

Phiếu học tập…

Phiếu học tập

Hoạt động 3. Tìm hiểu ánh sáng và hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng (45 phút) – Video clip

– Tranh

Thước kẻ, bút…

Phiếu học tập

Hoạt động 4. Giải thích các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng (45phút) Hình ảnh, video clip Bút bi có lò xo, miếng mút xốp, phiếu học tập
Hoạt động 5. Trải nghiêm quan sát các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng  (45 phút) Hệ thống câu hỏi, hình ảnh Phiếu học tập

Bảng kiểm

Hoạt động 6. Tìm hiểu  cấu trúc của hệ Mặt Trời (90 phút) Video hướng dẫn 

Tranh

Phiếu học tập

Bảng kiểm

Hoạt động 7. Tìm hiểu ánh sáng của các thiên thể,  hệ mặt trời trong ngân hà (90 phút) Hệ thống câu hỏi

Tranh 

Phiếu học tập
Hoạt động 8. Ôn tập chương 11  (45 phút) Sơ đồ tư duy Phiếu học tập

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 

Hoạt động học Mục tiêu Nội dung dạy học trọng tâm PP, KTDH chủ đạo Phương án đánh giá
Phương pháp Công cụ
Hoạt động 1. (45phút) 1.KHTN.1.1 

11.TC.1.1

12.GTHT.1.1

Nêu được chuyển động nhìn thấy hằng ngày của Mặt Trời

– Trình bày được những kiến thức liên quan đến hệ mặt trời

PP trực quan, đàm thoại – gợi mở Quan sát
Hoạt động 2: (45 phút) 5.KHTN.2.1

11.TC.1.1

12.GTHT.1.1

– Giải thích được chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời và hiện tượng từ Trái Đất thấy được Mặt Trời mọc và lặn hằng ngày PP: Gợi mở. Nêu và giải quyết vấn đề

KT: Khăn trải bàn, hình thức làm việc nhóm

Hỏi đáp

Viết 

Thang đo

Bài tập thực tiễn

Rubric

Hoạt động 3:  (90 phút) 2.KHTN.1.1

4.KHTN.1.6

6.KHTN.2.1

10.KHTN.3.2

– Nhận biết được các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng

– Hiểu được Mặt Trăng phản xạ ánh sáng mặt trời và khái niệm hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng

– Giải thích được các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng

PP: dạy học dựa trên dự án, kĩ thuật các mảnh ghép, hình thức làm việc nhóm Quan sát, viết 

 

Thang đo

Bài tập thực tiễn

Rubric

Hoạt động 4:  (45 phút) 8.KHTN.3.1

9.KHTN.3.1

11.TC.1.1

16.TN 1.1

– Giải thích các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng

 – Cách nhận biết về trăng khuyết và trăng tròn.

PPDH Dạy học giải quyết vấn đề

KT: Động não.

Quan sát, 

Hỏi đáp

Viết 

Thang đo 1,

Bảng kiểm 1

Hoạt động 5:  (15 phút) 4.KHTN 1.2

10.KH2.1.2

15.KH3.1

– Thiết kế được mô hình thực tế để giải thích được một số hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng trong Tuần Trăng. PPDH Dạy học giải quyết vấn đề

KT mảnh ghép.

Quan sát, 

Hỏi đáp

Viết 

Thang đo

Bài tập thực tiễn

Hoạt động 6:  (15 phút) 7.KHTN 1.2

21.PC.TT.1

21.PC.TT.1

– Tìm hiểu được cấu trúc hệ Mặt Trời PPDH: trực quan

KTDH: Mảnh ghép, hình thức làm việc nhóm

Hỏi đáp

Viết 

Câu hỏi, thang đo

Bài tập thực tiễn

Hoạt động 7:  (90 phút) 3.KHTN.1.1

21.PC.TT.1

15.KH3.1

-Tìm hiểu một số đặc trưng của các hành tinh trong hệ Mặt Trời và cấu trúc Ngân Hà

-Tìm hiểu các đặc trưng của 8 hành tinh

PPDH:

+ Dạy học giải quyết vấn đề.

KTDH: động não, bản đồ tư duy 

Quan sát, 

Hỏi đáp

Viết 

Câu hỏi, Rubric 
Hoạt động 8.   (45 phút) 12.GTHT.1.1

13.GQ.1.1

6.TN 1.1

Bài tập trắc nghiệm củng cố

Bài tập thực tiễn

PPDH: Sơ đồ tư duy.Thảo luận nhóm Hỏi đáp

Viết 

Phiếu học tập

Câu hỏi, thang đo

Hoạt động 1. Đặt vấn đề – Tìm hiểu chuyển động nhìn thấy của mặt trời (45 phút)

1.Mục tiêu hoạt động

1.KHTN.1.1   11.TC.1.1 12.GTHT.1.1

2.Tổ chức hoạt động: 

– Dạy học theo nhóm;

– Dạy học nêu và giải quyết vấn đề thông qua câu hỏi trong SGK;

Đặt vấn đề

– GV nêu vấn đề để HS phát biểu ý kiến, tranh luận. 

– Có đúng là Mặt Trời chuyển động từ Đông sang Tây?

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1: Tìm hiểu chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời

– GV tổ chức hoạt động nhóm cặp đôi cho HS thảo luận các nội dung trong SGK.

– GV chiếu clip giới thiệu về hệ mặt trời, vũ trụ

– Học sinh xem hình ảnh bầu trời và các ngôi sao, clip về mặt trời và vũ trụ.

https://www.youtube.com/watch?v=p1uH2FZxmyk 

https://www.youtube.com/watch?v=qm94yFdCNog 

Hình 43.1
Hình 43.2. Mô phỏng chuyển động tự quay quanh trục của trái đất

– Học sinh hoàn thành phiếu học tập 1:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 (BẢNG HỎI)
Câu hỏi Trả lời
Câu 1: Em hãy mô tả sự”chuyển động”của Mặt Trời hằng ngày trên bầu trời?
Câu 2: Quan sát hình 43.2, em hãy cho biết Trái Đất tự quay quanh trục của nó theo chiểu nào và mỗi thời điểm, ánh sáng mặt trời chiếu tới Trái Đất sẽ làm bao nhiêu phần diện tích mặt đất được chiếu sáng?
Câu 3: Người ở tại vị trí B (hình 43.2a) khi ánh sáng mặt trời vừa chiếu tới sẽ quan sát thấy hiện tượng gì? Sau đó, người tại vị trí B sẽ tiếp tục thấy Mặt Trời “chuyển động” như thế nào? Vì sao?

* Thực hiện nhiệm vụ học tập 

HS thực hiện bài tập trên Phiếu học tập, sau đó tổng hợp ý kiến 

* Báo cáo kết quả và thảo luận:

– HS hoàn thành phiếu học tập, trả lời câu hỏi, các học sinh khác nhận xét, bổ sung.

– GV nhận xét kết quả thảo luận làm việc của các nhóm 

– Sản phẩm dự kiến

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 (BẢNG HỎI)
Câu hỏi Trả lời
Câu 1: Em hãy mô tả sự”chuyển động”của Mặt Trời hằng ngày trên bầu trời? Hằng ngày, chúng ta thấy Mặt Trời mọc ở hướng đông. Nó chuyển động trên bầu trời về hướng tây rồi lặn.
Câu 2: Quan sát hình 43.2, em hãy cho biết Trái Đất tự quay quanh trục của nó theo chiểu nào và mỗi thời điểm, ánh sáng mặt trời chiếu tới Trái Đất sẽ làm bao nhiêu phần diện tích mặt đất được chiếu sáng? Trái Đất tự quay quanh trục của nó theo chiều từ tây sang đông và mỗi thời điểm, ánh sáng mặt trời chiếu tới Trái Đất sẽ làm khoảng 50% diện tích mặt đất được chiếu sáng.
Câu 3: Người ở tại vị trí B (hình 43.2a) khi ánh sáng mặt trời vừa chiếu tới sẽ quan sát thấy hiện tượng gì? Sau đó, người tại vị trí B sẽ tiếp tục thấy Mặt Trời “chuyển động” như thế nào? Vì sao? Người ở tại vị trí B trong hình 43.2a khi ánh sáng mặt trời vừa chiếu tới sẽ quan sát thấy hiện tượng Mặt Trời mọc. Sau đó, người ở tại vị trí B sẽ tiếp tục thấy Mặt Trời “chuyển động”dần về hướng tây vì Trái Đất tự quay quanh trục của nó theo chiều từ tây sang đông.

Thông qua các nội dung thảo luận, GV hướng dẫn HS rút ra kết luận theo gợi ý SGK.

Luyện tập

Người ở tại vị trí C (hình 43.2b) khi ánh sáng mặt trời vừa khuất sẽ quan sát thấy hiện tượng gì? Vì sao?

Người ở tại vị trí C (hình 43.2b) khi ánh sáng mặt trời vừa khuất sẽ quan sát thấy hiện tượng Mặt Trời lặn vì tiếp đó ở vị trí này sẽ không được Mặt Trời chiếu sáng cho tới ngày hôm sau.

  1. Sản phẩm học tập 

– Sản phẩm phiếu học tập, câu trả lời của học sinh

4.Phương án đánh giá 

Gv quan sát và đánh giá bằng thang đo

Nội dung quan sát Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Phân vân Không đồng ý
Thảo luận sôi nổi
Các Hs trong nhóm đều tham gia hoạt động
Kết quả bài làm tốt
Trình bày kết quả tốt

Hoạt động 2. Thực hành quan sát tìm hiểu sự chuyển động tự quay xung quanh trục của Trái Đất và quanh Mặt trời. Hệ quả ngày và đêm (45 phút)

1.Mục tiêu hoạt động

5.KHTN.2.1 11.TC.1.1 12.GTHT.1.1

2.Tổ chức hoạt động: 

PP: Gợi mở. Nêu và giải quyết vấn đề

KT: Khăn trải bàn, hình thức làm việc nhóm

* Chuẩn bị: quả địa cầu, bóng đèn, phiếu học tập

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Thực hành quan sát mặt trời mọc và lặn

 GV tổ chức hoạt động nhóm cho HS thảo luận, thực hiện các nội dung trong SGK. Hoàn thành phiếu học tập số 2

HS thực hành thí nghiệm

Đặt quả địa cầu trên bàn;

Đặt bóng đèn điện trước quả địa cầu;

Cấp điện cho đèn sáng đồng thời tắt hết các bóng điện khác trong phòng.

– Giữ quả địa cầu tại một vị trí bất kì. Em hãy xác định các vị trí trên quả địa cầu mà ánh sáng sẽ chiếu tới và các vị trí trên quả địa cầu mà ánh sáng sẽ khuất ngay khi quay tiếp quả địa cầu.

– Em hãy quay quả địa cầu để tại vị trí của Việt Nam trên quả địa cầu sẽ có ánh sáng chiếu tới ngay khi ta quay tiếp quả địa cầu.

Để tại vị trí của Việt Nam trên quả địa cầu sẽ có ánh sáng chiếu tới ngay khi ta quay tiếp quả địa cầu, ta phải quay quả địa cầu tới vị trí sao cho ánh sáng vừa mới chiếu tới vị trí của Việt Nam.

– Từ nội dung thảo luận 4 và 5, em hãy liên hệ tới hiện tượng ngày và đêm trên Trái Đất, Mặt Trời mọc và Mặt Trời lặn khi quan sát từ Trái Đất.

Hiện tượng Mặt Trời mọc và lặn trên Trái Đất dẫn đến có sự luân phiên ngày và đêm.

* Thực hiện nhiệm vụ học tập 

HS thực hiện nhiệm học tập 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Câu hỏi Trả lời
Câu 1: Giải thích hiện tượng ngày, đêm trên Trái Đất và nguyên nhân dẫn đến sự luân phiên ngày và đêm?
Câu 2: Khi Mặt Trời lặn nghĩa là ở bất kì đâu trên Trái Đất đều không thề nhìn thấy Mặt Trời. Kết luận này đúng hay sai? Tại sao?
Câu 3: Theo em, hằng ngày người sinh sống ở Hà Nội hay ở Điện Biên sẽ quan sát thấy Mặt Trời mọc trước? Tại sao?
Câu 4: Khoảng thời gian mỗi ngày đêm trên Trái Đất là bao lâu? Em hãy cho biết khoảng thời gian đó thể hiện điều gì?

* Báo cáo kết quả và thảo luận:

– HS hoàn thành phiếu học tập, trả lời câu hỏi, các học sinh khác nhận xét, bổ sung.

– GV nhận xét kết quả thảo luận làm việc của các nhóm 

– Sản phẩm dự kiến

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Câu hỏi Trả lời
Câu 1: Giải thích hiện tượng ngày, đêm trên Trái Đất và nguyên nhân dẫn đến sự luân phiên ngày và đêm? – Hiện tượng ngày, đêm luân phiên diễn ra trên Trái Đất là doTrái Đất được chiếu sáng bởi Mặt Trời và chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất.

– Mỗi thời điểm, ánh sáng mặt trời chiếu sáng khoảng 50% diện tích bề mặt của Trái Đất. Phần được chiếu sáng sẽ là ban ngày, phần không được chiếu sáng sẽ là ban đêm. Vì Trái Đất tự quay quanh trục của nó nên vị trí phần sáng và tối trên bề mặtTrái Đất sẽ thay đổi dần.

Câu 2: Khi Mặt Trời lặn nghĩa là ở bất kì đâu trên Trái Đất đều không thề nhìn thấy Mặt Trời. Kết luận này đúng hay sai? Tại sao? Khi Mặt Trời lặn nghĩa là ở bất kì đâu trên Trái Đất đều không thể nhìn thấy Mặt Trời. Kết luận là sai vì mỗi thời điểm, ánh sáng từ Mặt Trời chiếu tới Trái Đất sẽ làm khoảng 50% diện tích bề mặt Trái Đất được chiếu sáng.
Câu 3: Theo em, hằng ngày người sinh sống ở Hà Nội hay ở Điện Biên sẽ quan sát thấy Mặt Trời mọc trước? Tại sao? Hằng ngày, người sinh sống ở Hà Nội sẽ quan sát thấy Mặt Trời mọc trước.Vì Hà Nội ở phía đông so với Điện Biên và Trái Đất chuyển động tự quay quanh trục của nó theo chiều từ tây sang đông.
Câu 4: Khoảng thời gian mỗi ngày đêm trên Trái Đất là bao lâu? Em hãy cho biết khoảng thời gian đó thể hiện điều gì? Thời gian mỗi ngày đêm trên Trái Đất là 24h. Khoảng thời gian đó chính là thời gian Trái Đất tự quay quanh trục của nó được một vòng.
  1. Sản phẩm học tập 

– Sản phẩm phiếu học tập, câu trả lời của học sinh

Phương án đánh giá 

Phương pháp đánh giá  Rubric 2: 

TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
Tiêu chí 1

Kết quả thảo luận, học tập

MỨC 1-Chưa tổng hợp, lựa chọn được ý kiến của các thành viên trong nhóm. Chưa viết thành một báo cáo hoàn chỉnh.  
MỨC 2 Tổng hợp, lựa chọn được ý kiến của các thành viên trong nhóm. Viết thành một báo cáo nhưng chưa logic, cách trình bày chưa phù hợp.
MỨC 3- Tổng hợp, lựa chọn được ý kiến của các thành viên trong nhóm hợp lí, chính xác. Cấu trúc báo cáo logic, cách trình bày phù hợp.
Tiêu chí 2

Quá trình tham gia hoạt động của HS

MỨC 1- Ngồi quan sát các bạn làm.
MỨC 2- Có tham gia nhưng chưa tích cực.
MỨC 3 – Nhiệt tình, sôi nổi, tích cực.
Dựa vào các bước đo của HS MỨC 1- Thao tác chưa chính xác, còn sai sót nhiều.
MỨC 2-Thao tác chưa chính xác một phần.
MỨC 3 – Thao tác hoàn toàn chính xác.

Hoạt động 3. Tìm hiểu ánh sáng và hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng (45 phút)

1.Mục tiêu hoạt động

2.KHTN.1.1 4.KHTN.1.6 6.KHTN.2.1 10.KHTN.3.2

2.Tổ chức hoạt động: 

– Dạy học theo nhóm;

– Dạy học nêu và giải quyết vấn đề thông qua câu hỏi trong SGK

KTDH: Động não, KWL

* Chuẩn bị: clip về mặt trăng, phiếu học tập, quả bóng, đèn pin

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1: Tìm hiểu ánh sáng của Mặt Trăng

GV tổ chức hoạt động nhóm cặp đôi cho HS thảo luận các nội dung trong SGK.

▲Hình 44.1. Mặt Trăng trên bầu trời đêm              ▲ Hình 44.2. Ảnh chụp Mặt Trăng
▲ Hình 54.3. Quan sát Mặt Trăng từ Trái Đất

* Thực hiện nhiệm vụ học tập 

HS thực hiện nhiệm học tập 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Câu hỏi Trả lời
Câu 1: Quan sát hình 44.1 và cho biết Mặt Trăng có phải tự phát ra ánh sáng hay không? Vì sao?
Câu 2: Quan sát hình 44.2, em hãy cho biết tại sao chúng ta có thể nhìn thấy được

– GV củng cố bằng clip: https://www.youtube.com/watch?v=PvmggnvQg5c 

* Báo cáo kết quả và thảo luận:

– HS hoàn thành phiếu học tập, trả lời câu hỏi, các học sinh khác nhận xét, bổ sung.

– GV nhận xét kết quả thảo luận làm việc của các nhóm 

– Sản phẩm dự kiến

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Câu hỏi Trả lời
Câu 1: Quan sát hình 44.1 và cho biết Mặt Trăng có phải tự phát ra ánh sáng hay không? Vì sao? Mặt Trăng có cả phần tối và phần sáng, do đó Mặt Trăng không tự phát ra ánh sáng.
Câu 2: Quan sát hình 44.2, em hãy cho biết tại sao chúng ta có thể nhìn thấy được Mặt Trăng. Chúng ta có thể nhìn thấy được Mặt Trăng vì Mặt Trời chiếu sáng Mặt Trăng và Mặt Trăng lại phản xạ ánh sáng mặt trời và chiếu tới mắt chúng ta.

Thông qua các nội dung thảo luận, GV hướng dẫn HS rút ra kết luận theo gợi ý SGK.

Mặt Trăng không có khả năng tự phát sáng, ánh sáng mà ta nhìn thấy được là do Mặt Trăng phản xạ ánh sáng Mặt Trời.

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập 2: Tìm hiểu hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng

Học sinh thực hiện nhiệm vụ cá nhân trên phiếu học tập KWL để kiểm tra kiến thức nền của học sinh về đặc điểm sự chuyển động của Mặt Trăng, các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng và ứng dụng của việc xác định các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng trong cuộc sống.

– HS theo dõi đoạn phim về hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng.

– GV: Đặc điểm sự chuyển động của Mặt Trăng?

– Thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi

H1. Một HS nói “Ban ngày chúng ta thấy Mặt Trời, còn ban đêm chúng ta thấy Mặt Trăng”. Bạn ấy nói đúng không? Vì sao?

H2. Có mấy tuần giữa ngày trăng tròn này và ngày trăng tròn tiếp theo?

H3. Tại sao chúng ta nhìn thấy Mặt trăng lúc tròn, lúc khuyết, lúc thấy trăng, lúc không?

 Mặt Trăng được xếp vào nhóm sao, hành tinh hay vệ tinh? Mặt Trăng có tự phát sáng không? Tại sao ta có thể nhìn thấy Mặt Trăng? Các hình dạng của Mặt Trăng mà em đã nhìn thấy vào ban đêm? Vì sao chúng ta nhìn thấy Mặt Trăng có hình dạng khác nhau? Ứng dụng của việc xác định các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng trong cuộc sống?

– HS thảo luận nhóm, thống nhất đáp án và ghi chép nội dung hoạt động ra bảng phụ.

– GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có).

– GV trình chiếu hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng trong tuần trăng, nhận xét và chốt nội dung 

– GV phát phiếu học tập KWL và yêu cầu học sinh thực hiện cá nhân theo yêu cầu viết trên phiếu.

K (Know)

Điều em đã biết

W (Want)

Điều em muốn biết

L (Learn)

Điều em học được

– GV gọi ngẫu nhiên học sinh trình bày đáp án, mỗi HS trình bày 1 nội dung trong phiếu, những HS trình bày sau không trùng nội dung với HS trình bày trước. GV liệt kê đáp án của HS trên bảng.

GV tổ chức hoạt động nhóm cho HS thảo luận các nội dung trong SGK. Hoàn thành phiếu học tập sau:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Câu hỏi Trả lời
Câu 1: Em hãy nêu các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng mà em biết?
Câu 2: Tại sao hình ảnh Mặt Trăng chúng ta nhìn thấy trong các đêm khác nhau không giống nhau?
Câu 3:  Phân biệt được các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng.
Câu 4: Trong hình 44.4, em hãy chỉ ra phần bề mặt của Mặt Trăng được Mặt Trời chiếu sáng và phần bề mặt của Mặt Trăng mà ở Trái Đất có thể nhìn thấy.

GV yêu cầu HS đọc phần đọc thêm kết hợp với các nội dung thảo luận, GV hướng dẫn HS rút ra kết luận theo gợi ý SGK về pha của Mặt Trăng và nguyên nhân tạo thành pha Mặt Trăng.

* Thực hiện nhiệm vụ học tập 

HS thực thảo luận thực hiện nhiệm học tập, hoàn thành phiếu học tập số 3 

HS thảo luận cặp đôi, thống nhất đáp án và ghi chép nội dung ra phiếu học tập

GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có).

GV nhận xét và chốt nội dung về các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng.

Trình bày trên giấy A0  cách vẽ các hình dạng  thường nhìn thấy của Mặt Trăng

* Báo cáo kết quả và thảo luận:

– HS hoàn thành phiếu học tập, hoàn thành bài tập các học sinh khác nhận xét, bổ sung.

– GV nhận xét kết quả thảo luận làm việc của các nhóm 

– Sản phẩm dự kiến

 Mặt Trăng có dạng hình cầu.

ặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất.

ặt Trăng là vật thể không tự phát sáng, ta nhìn thấy Mặt Trăng là do nó được Mặt Trời chiếu sáng.

Ta chỉ nhìn được một nửa Mặt Trăng vì Mặt Trăng có dạng hình cầu nên lúc nào cũng chỉ có một nửa Mặt Trăng được Mặt Trời chiếu sáng.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Câu hỏi Trả lời
Câu 1: Em hãy nêu các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng mà em biết? Các hình dạng thường nhìn thấy của Mặt Trăng gồm Trăng lưỡi liềm, Trăng bán nguyệt, Trăng khuyết, Trăng tròn.
Câu 2: Tại sao hình ảnh Mặt Trăng chúng ta nhìn thấy trong các đêm khác nhau không giống nhau? Hình ảnh Mặt Trăng chúng ta nhìn thấy trong các đêm khác nhau không giống nhau do vị trí của Mặt Trăng trong quỹ đạo quay xung quanh Trái Đất mỗi ngày đều khác nhau.
Câu 3:  Phân biệt được các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng. + Không Trăng (Trăng non): khi nửa tối của Mặt Trăng hướng hoàn toàn về Trái Đất, ta không nhìn thấy Trăng.

+ Trăng tròn: khi nửa sáng của Mặt Trăng hoàn toàn hướng về Trái Đất, ta nhìn thấy toàn bộ một nửa hình dạng của Mặt Trăng.

+ Trăng khuyết.

+ Bán nguyệt.

Câu 4: Trong hình 44.4, em hãy chỉ ra phần bề mặt của Mặt Trăng được Mặt Trời chiếu sáng và phần bề mặt của Mặt Trăng mà ở Trái Đất có thể nhìn thấy. Phần bề mặt Mặt Trăng được chiếu sáng là Mặt Trăng hướng về Mặt Trời (phần sáng trong hình 44.4). Phần bề mặt của Mặt Trăng mà ở Trái Đất có thể quan sát thấy là phần được Mặt Trời chiếu sáng hướng về Trái Đất

GV yêu cầu HS đọc phần đọc thêm kết hợp với các nội dung thảo luận, GV hướng dẫn HS rút ra kết luận theo gợi ý SGK về pha của Mặt Trăng và nguyên nhân tạo thành pha Mặt Trăng.

Hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng là phần bề mặt của Mặt Trăng được nhìn thấy khi quan sát từ Trái Đất.

Mỗi thời điểm, phần bề mặt Mặt Trăng hướng về Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng có diện tích khác nhau nên ta thấy hình dạng Mặt Trăng là khác nhau.

  1. Sản phẩm học tập 

– Sản phẩm phiếu học tập, câu trả lời của học sinh

  1. Phương án đánh giá 

* Bảng kiểm 1: 

STT Tiêu chí Đạt Không đạt
1 Lựa chọn được nhiệt kế để thực hiện nhiệm vụ.
2 Giải thích được lý do lựa chọn 
3 Chỉ ra được thao tác sai
4 Khắc phục được thao tác sai
5 Thực hiện đầy đủ các bước 
6 Trả lời đúng các câu hỏi

Phương pháp đánh giá qua quan sát

TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
Tiêu chí 1

Kết quả thảo luận, học tập

MỨC 1: Trình bày chưa được rõ ràng, đầy dủ, chính xác nhiệm vụ nhưng còn lúng túng và dồng thời biết lắng nghe, chia sẻ với các bạn  
MỨC 2: Trình bày rõ ràng, đầy dủ, chính xác nhiệm vụ nhưng còn lúng túng và dồng thời biết lắng nghe, chia sẻ với các bạn
MỨC 3: Trình bày rõ ràng, đầy dủ, chính xác nhiệm vụ và dồng thời biết lắng nghe, chia sẻ với các bạn
Tiêu chí 2

Giao tiếp và hợp tác

MỨC 1:  Lắng nghe
MỨC 2:  Có lắng nghe, phản hồi
MỨC 3: Lắng nghe ý kiến các thành viên khác, phản hồi và tiếp thu ý kiến hiệu quả

Hoạt động 4. Giải thích các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng (45phút)

1.Mục tiêu hoạt động

8.KHTN.3.1 9.KHTN.3.1 11.TC.1.1 16.TN 1.1

2.Tổ chức hoạt động: 

PPDH Dạy học giải quyết vấn đề – Dạy học theo nhóm

KT: Động não.;

* Chuẩn bị: clip về mặt trăng, phiếu học tập, tranh

 – GV tổ chức hoạt động nhóm cặp đôi cho HS thảo luận các nội dung trong SGK.

 Với mỗi vị trí của Mặt Trăng trong hình 44.5, người trên Trái Đất quan sát thấy Mặt Trăng có hình dạng như thế nào? Chỉ ra sự tưong ứng giữa mỗi vị trí với các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng trong hình 44.3.

* Thực hiện nhiệm vụ học tập 

HS thực thảo luận thực hiện nhiệm học tập.

 Các nhóm đưa ra ý kiến nhận xét

Tổng hợp ý kiến 

* Báo cáo kết quả và thảo luận:

– HS hoàn thành phiếu học tập, hoàn thành bài tập các học sinh khác nhận xét, bổ sung.

– GV nhận xét kết quả thảo luận làm việc của các nhóm 

Luyện tập

* Chỉ ra sự giống nhau và khác nhau giữaTrăng bán nguyệt đầu tháng và Trăng bán nguyệt cuối tháng.

– Trăng bán nguyệt đầu tháng và Trăng bán nguyệt cuối tháng: Dạng nhìn thấy đều có hình bán nguyệt do ta chỉ quan sát thấy một nửa phần diện tích Mặt Trăng được chiếu sáng. Tuy nhiên, hình ảnh chi tiết hơn thấy được là khác nhau vì hai trường hợp này ta quan sát thấy hai khu vực khác nhau của bề mặt Mặt Trăng.

  1. Sản phẩm học tập 
Người trên Trái Đất quan sát thấy Mặt Trăng Hình dạng Hình dạng nhìn thấy tương ứng
Vị trí 1 và 5 Trăng bán nguyệt
Vị trí 2 và 4 Trăng lưỡi liềm
Vị trí 6 và 8 Trăng khuyết
Vị trí 7 Trăng tròn
Vị trí 3 Không Trăng. Không Trăng.
Vị trí 2 Trăng lưỡi liềm đầu tháng
Vị trí 1 Trăng bán nguyệt đẩu tháng
Vị trí 8 Trăng khuyết đẩu tháng
Vị trí 7 Trăng tròn
Vị trí 6 Trăng khuyết cuối tháng
Vị trí 5 Trăng bán nguyệt cuối tháng
Vị trí 4 Trăng lưỡi liềm cuối tháng
  1. Phương án đánh giá 

Gv quan sát và đánh giá bằng thang đo

Nội dung quan sát Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Phân vân Không đồng ý
Thảo luận sôi nổi
Các Hs trong nhóm đều tham gia hoạt động
Kết quả bài làm tốt
Trình bày kết quả tốt

Hoạt động 5. Trải nghiêm quan sát các hình dạng nhìn thây của Mặt Trăng  (45 phút)

1.Mục tiêu hoạt động

4.KHTN 1.2 10.KH2.1.2 15.KH3.1

2.Tổ chức hoạt động: 

PPDH Dạy học trực quan 

KT: Động não.

* Chuẩn bị: Dụng cụ: Hộp giấy hình trụ (mặt trong tô đen để giảm sự phản xạ ánh sáng); quả bóng (bóng tennis hoặc bóng nhựa); băng dính đen; kéo.

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

GV tổ chức hoạt động nhóm cho HS thảo luận để chế tạo mô hình theo hình 44.6, sau khi chế tạo được mô hình thì cho HS lần lượt thực hiện việc quan sát và thảo luận xem hình ảnh quan sát được tương ứng với pha nào của Mặt Trăng.

GV cho HS thảo luận nhóm và thiết kế mô hình để quan sát được các hình dạng nhìn thấy khác của Mặt Trăng.

* Thực hiện nhiệm vụ học tập 

HS thảo luận nhóm thống nhất thực hiện phương án làm mô hình

– Tiến hành thực hiện phương án đã lựa chọn từ những vật dụng nhóm đã chuẩn bị.

* Báo cáo kết quả và thảo luận:

– GV gọi ngẫu nhiên hai HS đại diện cho hai nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung ý kiến (nếu có).

– GV nhận xét, đánh giá; mở rộng thêm hiểu biết của HS thông qua đoạn phim giới thiệu về nhà du hành vũ trụ Neil Amstrong – người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng.

– GV yêu cầu HS thực hiện cá nhân phần “Em học được trong giờ học” trên phiếu học tập KWL và trả lời bài tập trong SGK.

  1. Sản phẩm học tập 

Mô hình hoặc tranh vẽ thể hiện hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng trong tuần trăng

  1. Phương án đánh giá 

Bảng kiểm đánh giá kĩ năng giải thích 

STT Tiêu chí Đạt Không đạt
1 Lựa chọn được nhiệt kế để thực hiện nhiệm vụ.
2 Giải thích được lý do lựa chọn 
3 Chỉ ra được thao tác sai
4 Khắc phục được thao tác sai
5 Thực hiện đầy đủ các bước 
6 Trả lời được câu hỏi GV đặt ra
  1. HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP
  2. Đáp án C.
  3. Đáp án B.
  4. Chu kì của Tuần Trăng là 29,5 ngày. Khoảng thời gian đó chính là khoảng thời gian để Mặt Trăng quay trở lại vị trí của nó giữa Mặt Trời và Trái Đất.
  5. Hình vẽ giải thích hình dạng nhìn thấy Trăng bán nguyệt cuối tháng.
  6. 5. Em hãy tìm hiểu về hiện tượng nhật thực và hiện tượng nguyệt thực. Hãy vẽ hình để giải thích các hiện tượng đó.

– Nhật thực là hiện tượng xảy ra khi Mặt Trăng đi qua giữa Trái Đất và Mặt Trời trên cùng một đường thẳng và quan sát từTrái Đất, lúc đó Mặt Trăng che khuất hoàn toàn hay một phần Mặt Trời.

– Nguyệt thực là hiện tượng xảy ra khi Mặt Trăng đi vào hình chóp bóng của Trái Đất, đối diện với Mặt Trời. Điều này chỉ có thể xảy ra khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng thẳng hàng hoặc xấp xỉ thẳng hàng, với Trái Đất nằm ở giữa.

Hoạt động 6. Tìm hiểu  cấu trúc của hệ Mặt Trời (90 phút)

1.Mục tiêu hoạt động

7.KHTN 1.2 21.PC.TT.1 21.PC.TT.1

2.Tổ chức hoạt động: 

PPDH Dạy học nêu và giải quyết vấn đề

KT: Động não, thảo luận nhóm.

* Chuẩn bị: video giới thiệu hệ ngân hà và hệ mặt trời

– GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng và 1 thư kí.

– Phiếu học tập số 4, bảng kiểm.

– HS chuẩn bị các vật liệu, dụng cụ để thiết kế mô hình hệ Mặt trời (các quả cầu với nhiều kích thước khác nhau, giấy Roky A0, màu vẽ, kéo, keo dán….)

*Khởi động: GV chiếu video clip giới thiệu dải ngân hà và hệ mặt trời

https://www.youtube.com/watch?v=doq_UgkYaK4 

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1: Tìm hiểu hệ Mặt Trời

– GV đặt các câu hỏi:

+ Cấu tạo sơ lược của hệ Mặt Trời gồm những gì?

+ Tại sao ta có thể nhìn thấy Mặt Trời, Mặt Trăng và các hành tinh, sao chổi?

– GV phát phiếu học tập KWL và yêu cầu học sinh thực hiện cá nhân theo yêu cầu viết trên phiếu.

– GV gọi ngẫu nhiên học sinh trình bày đáp án, mỗi HS trình bày 1 nội dung trong phiếu, những HS trình bày sau không trùng nội dung với HS trình bày trước. GV liệt kê đáp án của HS trên bảng.

– GV tổ chức hoạt động nhóm cặp đôi cho HS thảo luận các nội dung trong SGK. Hoàn thành phiếu học tập số 4,5.

GV nêu thêm: Ngoài các hành tinh, trong hệ Mặt Trời còn có các tiểu hành tinh, sao chổi và các khối bụi thiên thạch. Sau đó GV yêu cẩu HS rút ra kết luận về cấu trúc của hệ Mặt Trời.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
Câu hỏi Trả lời
Câu 1:Hãy kể tên các hành tinh, vệ tinh xuất hiện trong hình 45.1.
Câu 2: Tính từ Mặt Trời ra thì Trái Đất là hành tinh thứ bao nhiêu trong hệ Mặt Trời?
Câu 3:  Các hành tinh có chuyển động quanh Mặt Trời không? So sánh chiều chuyển động quanh Mặt Trời của các hành tinh

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập 2: Tìm hiểu các đặc trưng của 8 hành tinh

– GV giới thiệu bảng 45.1. 

– GV tổ chức hoạt động nhóm cặp đôi cho HS thảo luận các nội dung trong SGK.

– Thông qua các nội dung thảo luận, GV hướng dẫn HS rút ra kết luận theo gợi ý SGK

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5
Xác định cấu trúc của hệ mặt trời
1. Hệ Mặt trời có bao nhiêu hành tinh
2. Hành tinh nào gần Mặt trời nhất
3. Hành tinh nào xa mặt trời nhất
4. Tính từ Mặt trời thì Trái Đất là hành tinh thứ bao nhiêu?
5. Hành tinh nào gần Trái đất nhất, Nó cách Trái Đất bao nhiêu kilômét?
6. Các hành tinh có chuyển động quanh Mặt trời không?
7.So sánh chiều chuyển động của Mặt trời quanh các hành tinh.
8. Trong hệ Mặt trời, khoảng cách từ các hành tinh tới Mặt trời có bằng nhau không? 
9. Chu kì chuyển động quanh Mặt trời của các hành tinh có như nhau không?
10. Chu kì chuyển động của các hành tinh phụ thuộc vào khỏang cách tới Mặt trời như thế nào?

* Thực hiện nhiệm vụ học tập 

– Học sinh thực hiện nhiệm vụ cá nhân trên phiếu học tập

– GV quan sát, hỗ trợ

* Báo cáo kết quả và thảo luận:

– GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung

– GV nhận xét và chốt nội dung về sơ lược cấu tạo hệ Mặt Trời; lý do ta quan sát được Mặt Trời, Mặt Trăng, các hành tinh, tiểu hành tinh, sao chổi; khái niệm chu kì quay, đặc điểm chu kì quay của các hành tinh khác nhau trong hệ Mặt Trời và  ghi chép lại nội dung chính, đáp án câu hỏi trong SGK.

Hệ mặt trời (hay thái dương hệ) là một hệ hành tinh có Mặt Trời ở trung tâm và các thiên thể nằm trong phạm vi lực hấp dẫn của mặt trời.

Trong hệ Mặt trời, ngoài mặt trời còn có 2 nhóm:

– Nhóm một gồm 8 hành tinh và các vệ tinh của chúng

– Nhóm hai gồm các tiểu hành tinh, Sao chổi và các khối bụi thiên thạch.

– Các hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời trong cùng một mặt phẳng và cùng chiều

  1. Sản phẩm học tập 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Câu hỏi Trả lời
Câu 1:Hãy kể tên các hành tinh, vệ tinh xuất hiện trong hình 45.1. Trong hình 45.1 có 8 hành tinh gổm:Thuỷ tinh – Mercury, Kim tinh – Venus, Trái Đất – Earth, Hoả tinh – Mars, Mộc tinh – Jupiter, Thổ tinh – Saturn, Thiên Vương tinh – Uranus, Hải Vương tinh – Neptưne và một vệ tinh là Mặt Trăng.
Câu 2: Tính từ Mặt Trời ra thì Trái Đất là hành tinh thứ bao nhiêu trong hệ Mặt Trời? Tính từ Mặt Trời ra thì Trái Đất là hành tinh thứ 3.
Câu 3:  Các hành tinh có chuyển động quanh Mặt Trời không? So sánh chiều chuyển động quanh Mặt Trời của các hành tinh Các hành tinh có chuyển động quanh Mặt Trời. Chúng chuyển động quanh Mặt Trời với cùng một chiều như nhau.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5
Xác định cấu trúc của hệ mặt trời
1. Hệ Mặt trời có bao nhiêu hành tinh 8 hành tinh
2. Hành tinh nào gần Mặt trời nhất Thuỷ tinh gần Mặt Trời nhất
3. Hành tinh nào xa mặt trời nhất Hải Vương tinh xa Mặt Trời nhất.
4. Tính từ Mặt trời thì Trái Đất là hành tinh thứ bao nhiêu? Tính từ Mặt Trời ra thì Trái Đất là hành tinh thứ 3
5. Hành tinh nào gần Trái đất nhất, Nó cách Trái Đất bao nhiêu kilômét? – Kim tinh. Cách Trái Đất khoảng 0,28 Au – 42 triệu km.
6. Các hành tinh có chuyển động quanh Mặt trời không? Các hành tinh có chuyển động quanh Mặt Trời.
7.So sánh chiều chuyển động của Mặt trời quanh các hành tinh. Các hành tinhchuyển động quanh Mặt Trời với cùng một chiều như nhau.
8. Trong hệ Mặt trời, khoảng cách từ các hành tinh tới Mặt trời có bằng nhau không?  Trong hệ Mặt Trời, khoảng cách từ các hành tinh tới Mặt Trời không bằng nhau.
9. Chu kì chuyển động quanh Mặt trời của các hành tinh có như nhau không? Chu kì chuyển động quanh Mặt Trời của các hành tinh không như nhau
10. Chu kì chuyển động của các hành tinh phụ thuộc vào khỏang cách tới Mặt trời như thế nào? Hành tinh càng xa Mặt Trời thì chu kì quay quanh Mặt Trời càng lớn.
  1. Phương án đánh giá 

* Bảng kiểm

Câu hỏi đánh giá Kết quả
Không
1. HS có biết hệ Mặt trời gồm bao nhiêu hành tinh không?
2. HS có kể tên được các hành tinh trong hệ Mặt trời  không?
3. HS có biết các hành tình khác nhau có khỏang cách với Mặt trời khác nhau không?
4. HS có biết các hành tình khác nhau có chu kì khác nhau không?
5. HS có xác định được hành tinh gần, xa Mặt trời, Trái đất nhất không?
6. HS có xác định được vị trí của Mặt trời, Trái đất trong hệ Mặt trời không?
7. Học sinh có tích cực chủ động thực hiện nhiệm vụ được giao không? 
8. HS có hỗ trợ bạn học trong hoạt động nhóm không?
9. HS có đánh giá khách quan sản phẩm của các nhóm không?
10. HS chuẩn bị đầy đủ các yêu cầu của GV giao nhiệm vụ về nhà không?

Hoạt động 7. Tìm hiểu ánh sáng của các thiên thể,  hệ mặt trời trong ngân hà (90 phút)

1.Mục tiêu hoạt động

21.PC.TT.1 15.KH3.1

2.Tổ chức hoạt động: 

PPDH Dạy học nêu và giải quyết vấn đề

KT: Động não, thảo luận nhóm.

* Chuẩn bị: tranh ảnh, phiếu học tập

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1: Tìm hiểu ánh sáng của các thiên thể

GV tổ chức hoạt động nhóm cặp đôi cho HS thảo luận các nội dung trong SGK.

– GV cho học sinh quan sát hình 45.2, cho biết mặt trời và các sao có tự phát sáng ra không?

Cho HS quan sát hình 45.3 chụp sao mộc tinh và thổ tinh và cho biết các hành tinh có tự phát ra ánh sáng không? Vì sao? 

Sao mộc tinh Sao Thổ tinh

– GV giới thiệu về sao chổi

– Học sinh thảo luận hoàn thành phiếu học tập

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 6
Câu hỏi Trả lời
Câu 1:Quan sát hình 45.2, cho biết mặt trời và các sao có tự phát sáng ra không?
Câu 2: quan sát hình 45.3 chụp sao mộc tinh và thổ tinh và cho biết các hành tinh có tự phát ra ánh sáng không? Vì sao? 
Câu 3:  Vào ban đêm, chúng ta có thể nhìn thấy ánh sáng từ các hành tinh như Kim tinh, Hoả tinh,… Ánh sáng đó có được là do đâu?

Thông qua các nội dung thảo luận và các thông tin từ bài đọc, GV hướng dẫn HS rút ra kết luận theo gợi ý SGK.

Mặt Trời và các ngôi sao là thiên thể có thể tự phát ra ánh sáng.

Các hành tinh và sao chổi không tự phát sáng. Chúng ta nhìn thấy ánh sáng từ các hành tinh và sao chổi do chúng phản xạ ánh sáng mặt trờ.

* Thực hiện nhiệm vụ học tập 

Đọc tài liệu

– HS hợp tác với nhau thực hiện nhiệm vụ học tập GV đến quan sát các nhóm, ghi nhận lại các hỗn hợp, phát hiện các khó khăn và có biện pháp hỗ trợ.

– Phân tích, nội dung và trả lời câu hỏi, hoàn thành phiếu học tập số 6.

* Báo cáo kết quả và thảo luận:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 6
Câu hỏi Trả lời
Câu 1:Quan sát hình 45.2, cho biết mặt trời và các sao có tự phát sáng ra không? Mặt trời và các ngôi sao thực chất là một khối khí có nhiệt độ bề mặt rất cao. Vì thế, Mặt trời và các sao tự phát ra ánh sáng
Câu 2: quan sát hình 45.3 chụp sao mộc tinh và thổ tinh và cho biết các hành tinh có tự phát ra ánh sáng không? Vì sao?  Các hành tinh có cả phần tối và phần sáng, do đó chúng không tự phát ra ánh sáng. Ánh sáng từ các hành tinh mà ta nhìn thấy có được là do Mặt Trời chiếu sáng các hành tinh và chúng lại phản xạ ánh sáng mặt trời chiếu tới Trái Đất.
Câu 3:  Vào ban đêm, chúng ta có thể nhìn thấy ánh sáng từ các hành tinh như Kim tinh, Hoả tinh,… Ánh sáng đó có được là do đâu? Vào ban đêm, chúng ta có thể nhìn thấy ánh sáng từ các hành tinh như Kim tinh, Hoả tinh, … Ánh sáng đó có được là do chúng phản xạ ánh sáng từ Mặt Trời và chiếu tới Trái Đất.

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập 2: Tìm hiểu Ngân Hà và vị trí hệ Mặt Trời trong Ngân Hà

Nhiệm vụ:

– GV giới thiệu tranh hình 45.5 và 45.6. Yêu cầu HS thực hiện thảo luận 7 trong SGK, sau đó đọc bài đọc thêm về khái niệm Thiên Hà, Ngân Hà.

– GV giới thiệu tranh hình 45.7, từ đó chỉ ra được hệ Mặt Trời là một phần nhỏ của Ngân Hà.

Hình 45.7: M ô phỏng phác họa Ngân Hà và vị trí Mặt trời trong hệ Ngân Hà

GV tổ chức hoạt động nhóm cặp đôi cho HS thảo luận các nội dung trong SGK.

– GV: Khi quan sát bầu trời đêm, vào những đêm không trăng, chúng ta thường nhìn thấy những gì?

Các ngôi sao và một vệt trắng mờ nằm vắt ngang trên bầu trời.

Thông qua các nội dung thảo luận và các thông tin từ bài đọc, GV hướng dẫn HS rút ra kết luận theo gợi ý SGK.

Hệ Mặt trời chỉ là một phần nhỏ của Ngân Hà, năm ở rìa Ngân Hà và cách tâm một khoảng cỡ 2/3 bán kính của nó

Vận dụng

* Em hãy cho biết các thiên thể số 4, 6, 8 trong hình bên là những hành tinh nào trong hệ Mặt Trời.

– Thiên thể số 4 là Trái Đất, số 6 là Mộc tinh, số 8 là Thiên Vưong tinh

  1. Sản phẩm học tập

– Các phiếu học tập thu được.

  1. Phương án đánh giá

Phương pháp đánh giá

TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
Tiêu chí 1

Kết quả thảo luận, học tập

MỨC 1:Nêu được Mặt trời và các ngôi sao là thiên thể có thể tự phát ra ánh sáng, các hành tinh và sao chổi phản xạ ánh sáng của mặt  trời   
MỨC 2: Nêu được nguyên nhân Mặt trời và các ngôi sao là thiên thể có thể tự phát ra ánh sáng, các hành tinh và sao chổi phản xạ ánh sáng của mặt  trời 
MỨC 3:  Phân tích được cụ thể nguyên nhân Mặt trời và các ngôi sao là thiên thể có thể tự phát ra ánh sáng, các hành tinh và sao chổi phản xạ ánh sáng của mặt  trời  
Tiêu chí 2

Mức độ tích cực hoạt động

MỨC 1: Học sinh không tham gia thực hiện nhiệm vụ được 
MỨC 2: Học sinh chưa tích cực chủ động thực hiện nhiệm vụ được giao
MỨC 3: Học sinh tích cực chủ động thực hiện nhiệm vụ được giao
Tiêu chí 3

Thuyết trình cho nội dung thảo luận của nhóm.

MỨC 1:Thuyết trình chưa đủ ý (phân biệt được thiên thể tự phát sáng, phản xạ ánh sáng)
MỨC 2:Thuyết trình đủ ý (giải thích được thiên thể tự phát sáng, phản xạ ánh sáng) còn dài dòng
MỨC 3: Thuyết trình đủ ý ( giải thích rõ ràng được thiên thể tự phát sáng, phản xạ ánh sáng)
  1. HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP
  2. Đáp án A.
  3. Hải Vương tinh, cách Trái Đất khoảng 29,06 Au.
  4. Không. Mặt Trăng là một vệ tinh tự nhiên của Trái Đất.
  5. Hành tinh có nhiệt độ cao nhất là Kim tinh với nhiệt độ bề mặt lên tới 460°C Thiên Vương tinh là hành tinh có nhiệt độ trung bình bề mặt thấp nhất -224°C.

 5.

Thiên thể Tự phát sáng Không tự phát sáng Thuộc hệ Mặt trời Không thuộc hệ Mặt trời
Sao Mộc X X
Sao Bắc cực X X
Sao Hỏa X X
Sao Chổi X X

Hoạt động 8. Ôn tập chương 11  (45 phút)

  1. Mục tiêu:

12.GTHT.1.1 13.GQ.1.1 6.TN 1.1

  1. Tổ chức hoạt động

PP: – Thuyết trình nêu vấn để kết hợp hỏi đáp;

– Dạy học theo nhóm cặp đôi/ nhóm nhỏ;

– Kĩ thuật : Sơ đồ tư duy,khăn trải bàn

* Chuẩn bị:

– Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm có nhóm trưởng và một thư ký.

– Sơ đồ tư duy (khuyết)

-Phiếu học tập 

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập: hệ thống kiến thức

* Thực hiện nhiệm vụ học tập

–  GV yêu cầu HS hoạt động nhóm lớn trong 10 phút, xây dựng sơ đồ tư duy cho chủ đề 11 trên cơ sở gợi ý các kiến thức chính của chủ đề.

– HS trả lời các câu hỏi trong SGK trang 197,198.

Hoạt động 2: Hướng dẫn giải bài tập

* Thực hiện nhiệm vụ học tập 

GV sử dụng phương pháp dạy học bài tập định hướng cho HS giải một số bài tập phát triển năng lực khoa học tự nhiên cho cả chủ đề.

GV hướng dẫn HS tìm hiểu và thực hiện một số bài tập để ôn tập chủ đề.

–  GV yêu cầu HS suy nghĩ cá nhân trả lời 10 câu hỏi trong 8 phút. 

* Báo cáo kết quả và thảo luận:

+ Sau 8 phút hoạt động cá nhân. Giáo viên gọi một HS bất kì giải thích về đáp án của mình. Các HS còn lại nêu ý kiến khác nếu có. Từ đó thống nhất đáp án đúng của 10 câu hỏi bài cũ  trước lớp.

+ Sau hoạt động nhóm, GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả hoạt động của nhóm mình. Các đại diện các nhóm còn lại cho ý kiến. Cả lớp thống nhất chọn sơ đồ tư duy đúng, đủ, logic, hiệu quả. 

GV: nhận xét về kết quả hoạt động của các nhóm và chuẩn hóa kiến thức thuộc chủ đề.

Một số dạng bài tập:

Câu 1. Hàng ngày, Mặt Trời mọc lên ở phía nào?

  1. Phía Bắc B. Phía Nam C. Phía Đông D. Phía Tây.

Câu 2. Hàng ngày, ta thấy Mặt Trời xuất hiện và chuyển động qua bầu trời. Vì sao ?

  1. Mặt Trời quay xung quanh Trái Đất một lần mỗi ngày.
  2. Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời một lần mỗi ngày.
  3. Trái Đất tự quay quanh mình một lần mỗi ngày.
  4. Mặt Trời tự quay quanh mình một lần mỗi ngày.

Câu 3. Vật nào sau đây là nguồn sáng ?

  1. Mặt Trời B. Trái Đất C. Mặt Trăng D. Sao chổi

Câu 4. Mặt Trăng là vệ tinh của thiên thể nào ?

  1. Mặt Trời B. Trái Đất. C. Hỏa tinh D. Thiên Vương tinh.

Câu 5. Hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng thay đổi theo ngày, vì sao ?

  1. Vì kích thước của Mặt Trăng thay đổi theo ngày.
  2. Vì kích thước vùng của Mặt Trăng được Mặt Trời chiếu sáng thay đổi mỗi ngày.
  3. Vì Trái Đất thấy Mặt Trăng ở những góc nhìn khác nhau vào các ngày khác nhau.
  4. Vì Trái Đất liên tục quay xung quanh Mặt Trời.

Câu 6. Tính từ Mặt Trời ra, thứ tự đúng của tám hành tinh từ gần đến xa Mặt Trời nhất trong hệ Mặt Trời là

Thủy tinh, Kim tinh, Hỏa tinh, Trái Đất, Thổ tinh, Mộc tinh, Hải Vương tinh, Thiên Vương tinh.

Thủy tinh, Trái Đất, Hỏa tinh, Kinh tinh, Thổ tinh, Mộc tinh, Thiên Vương tinh, Hải Vương tinh.

Hỏa tinh, Thiên Vương tinh, Trái Đất, Mộc tinh, Thổ tinh, Hải Vương tinh, Kim tinh, Thủy tinh.

Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên Vương tinh, Hải Vương tinh.

Câu 7. Ngân Hà là

  1. Thiên hà trong đó có chứa hệ Mặt Trời. B. một tập hợp nhiều Thiên hà trong vũ trụ.
  2. tên gọi khác của hệ Mặt Trời. D. dải sáng trong vũ trụ.

Câu 8. Sắp xếp những mục sau theo thứ tự kích thước từ nhỏ nhất đến lớn nhất: Mặt Trời, Hệ Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng, Vũ trụ, Ngân Hà.

  1. Vũ trụ, Ngân Hà, Hệ Mặt Trời, Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng.
  2. Vũ trụ, Hệ Mặt Trời, Ngân Hà, Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng.
  3. Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời, Hệ Mặt Trời, Ngân Hà, Vũ trụ.
  4. Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất, Ngân Hà, Hệ Mặt Trời, Vũ trụ.

Câu 9. Hệ Mặt Trời gồm

  1. các Thiên Hà, dải Ngân Hà, hành tinh, vệ tinh, các đám bụi khí.
  2. Mặt Trời, các thiên thể chuyển động xung quanh Mặt Trời và các đám bụi, khí.
  3. dải Ngân Hà, các hành tinh và các đám bụi, khí.
  4. rất nhiều các ngôi sao, các hành tinh, các vệ tinh và các đám bụi, khí.

Câu 10. Trong hệ Mặt Trời, theo thứ tự xa dần Mặt Trời,Trái Đất là hành tinh ở vị trí

  1. thứ nhất.              B. thứ ba.           C. thứ tư.          D. cuối cùng.

Câu 11. Vào ban đêm, khi quan sát các ngôi sao, ta thấy chúng “chuyển động”trên bầu trời từ đông sang tây. Em hãy giải thích hiện tượng đó.

Câu 12. Tạo một hộp carton hình hộp chữ nhật kích thước 40 cm x 40 cm x 50 cm. Treo một bóng đèn điện công suất 5 w và một quả bóng đường kính cỡ 10 cm cách đều các thành hộp.Tạo một khe hở nhỏ để nhìn vào trong hộp.

– Khi đèn tắt em có nhìn thấy quả bóng không?

– Bật đèn lên, em có nhìn thấy quả bóng không?

– Nếu có nhìn thấy quả bóng, em thấy một phần hay toàn bộ quả bóng. Mô tả những gì em nhìn thấy và hãy giải thích?

Câu 13. Khoảng thời gian mỗi ngày đêm, mỗi tháng âm lịch, mỗi năm dương lịch trên Trái Đất là bao lâu? Em hãy cho biết những khoảng thời gian đó thể hiện điều gì?

Câu 14. Nhật thực là gì ? Xảy ra khi nào ?

Câu 15. Nguyệt thực là gì ? Xảy ra khi nào ?

* Báo cáo kết quả và thảo luận: 

– HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– Dự kiến sản phẩm học tập

  1. C 2. C 3. A 4.B 5. C
  2. D 7.A 8.C 9.B 10.B

Câu 11. Vào ban đêm, khi quan sát các ngôi sao, ta thấy chúng “chuỵển động” trên bầu trời từ đông sang tây. Nguyên nhân là do Trái Đất tự quay quanh trục của nó theo chiều từ tây sang đông.

Câu 12. Khi đèn tắt, em không nhìn thấy quả bóng.

Bật đèn lên, em nhìn thấy một phần quả bóng. Đó là phần quả bóng được chiếu sáng bởi bóng đèn hướng về mắt ta. Tuỳ theo góc độ nhìn khác nhau mà phần quả bóng mà ta nhìn thấy là khác nhau.

Câu 13.

– Mỗi ngày đêm dài 24h. Đây là thời gian để Trái Đất tự quay quanh trục của mình hết 1 vòng.

– Mỗi tháng âm lịch dài khoảng 29,5 ngày. Đây là thời gian trung bình để Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất hết một vòng.

– Mỗi năm dương lịch dài 365,25 ngày. Đây là thời gian để Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời hết một vòng.

Câu 14. Nhật thực là hiện tượng Mặt Trăng ngăn không cho ánh sáng từ Mặt Trời truyền đến Trái Đất, làm cho trên Trái Đất dù đang là ban ngày cũng không nhìn thấy một phần hoặc toàn bộ Mặt Trời.

Xảy ra khi Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất nằm trên 1 đường thẳng và Mặt Trăng nằm ở giữa, là vật cản.

Câu 15.Nguyệt thực là hiện tượng Trái Đất ngăn không cho ánh sáng từ Mặt Trời truyền đến Mặt Trăng.

Xảy ra khi Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất nằm trên 1 đường thẳng và Trái Đất nằm ở giữa, là vật cản.

  1. Sản phẩm học tập

– Bảng SĐTD

– Hoàn thành bài tập sgk

  1. Phương án đánh giá: 
RUBRIC
Tiêu chí Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
Mức độ tham gia hoạt động nhóm

– Mức 1: Tham dự nhưng không tập trung

– Mức 2: Có tham gia, làm bài tập theo đúng các tiêu chí mà giáo viên yêu cầu.

– Mức 3: Nhiệt tình, sôi nổi, tích cực,  làm nhanh trật tự theo đúng các tiêu chí mà giáo viên yêu cầu.

Kết quả phiếu học tập

– Mức 1: Học sinh hoàn thành phiếu học tập nhưng chưa biết đúng hay sai

– Mức 2: Học sinh hoàn thành đúng phiếu học tập .Giải thích đúng 

– Mức 3: Biết giải thích vào các hiện tượng đời sống thông qua các quá trình biến đổi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *