Giáo án WORD Sinh học 10 Chân trời sáng tạo

Giáo án word Sinh học 10 Chân trời sáng tạo theo công văn mới. Giáo án được Tài Liệu KHTN biên soạn chi tiết và cẩn thận cùng nhiều bộ tài liệu dạng khác được liên tục cập nhật.

MỘT SỐ TÀI LIỆU QUAN TÂM KHÁC

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án Sinh học 6 Chân trời sáng tạo Word
Giáo án Sinh học 6 Chân trời sáng tạo Word
Giáo án Sinh học 6 Chân trời sáng tạo Word

XEM VIDEO VỀ MẪU WORD GIÁO ÁN SINH HỌC 10 SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

KHTN LỚP 6

CHỦ ĐỀ 8: ĐA DẠNG THẾ GIỚI SỐNG

BÀI 34: TÌM HIỂU SINH VẬT NGOÀI THIÊN NHIÊN

Thời lượng: 03 tiết

  • MỤC TIÊU DẠY HỌC
Phẩm chất, năng lực YÊU CẦU CẦN ĐẠT (STT) hoặc

dạng mã hoá của YCCĐ

Mã hoá
NĂNG LỰC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Nhận thức khoa học tự nhiên – Nhận biết được vai trò của sinh vật trong tự nhiên (ví dụ: cây bóng mát, điều hòa khí hậu, làm sạch môi trường, làm thức ăn cho động vật,…) 1 – KHTN.1.1
Tìm hiểu tự nhiên – Thực hiện được một số phương pháp tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên: quan sát bằng mắt thường, kính lúp, ống nhòm; ghi chép, đo đếm, nhận xét và rút ra kết luận.

– Quan sát và phân biệt được một số nhóm thực vật ngoài thiên nhiên.

– Sử dụng được khóa lưỡng phân để phân loại một số nhóm sinh vật.

– Làm và trình bày được báo cáo đơn giản về kết quả tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên.

2 – KHTN.2.4

3 – KHTN.2.4

4 – KHTN.2.5

5 – KHTN.2.5

Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học. – Chụp ảnh và làm được bộ sưu tập ảnh về các nhóm sinh vật (thực vật, động vật có xương sống, động vật không xương sống). 6 – KHTN.3.2
NĂNG LỰC CHUNG
Năng lực tự chủ và tự học. – Chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ được giao, hỗ trợ bạn học trong hoạt động nhóm 7 – TC1.1
Giao tiếp, hợp tác – Hợp tác, giao tiếp tốt với các thành viên trong nhóm 8 – HT 1.2
Giải quyết vấn đề và sáng tạo – Thiết kế được các bộ sưu tập ảnh đẹp, sáng tạo. 9 – ST 1.1
PHẨM CHẤT CHỦ YẾU
Trách nhiệm – Có ý thức hỗ trợ, hợp tác với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. 10 – TN1.1
Nhân ái Tôn trọng ý kiến các thành viên trong nhóm khi hợp tác 11 – NA1.2
Chăm chỉ Chủ động thực hiên các nhiệm vụ cần giao 12 – CC1.3
Trung thực Báo cáo đúng kết quả tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên của nhóm. 13 – TT.1.4
  • THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Hoạt động học Giáo viên Học sinh
Hoạt động 1: Quan sát, chụp ảnh một số sinh vật ngoài thiên nhiên (60 phút) – Dụng cụ: kính lúp, máy ảnh, sổ ghi chép, bút, thước dây… – Kính lúp, máy ảnh, sổ ghi chép, nhãn dán, bút chì, thước dây, tư trang đảm bảo an toàn cá nhân. 
Hoạt động 2: Làm bộ sưu tập ảnh các nhóm sinh vật ngoài thiên nhiên (45 phút) – Tài liệu nhận diện nhanh một số loài sinh vật. – Ảnh chụp các nhóm sinh vật.
Hoạt động 3: Tìm hiểu vai trò của sinh vật ngoài thiên nhiên (20 phút) – Ảnh chụp các nhóm sinh vật.
Hoạt động 4: Phân loại một số nhóm sinh vật theo khóa lưỡng phân 25 phút) – Ảnh chụp các nhóm sinh vật.
Hoạt động 5: Báo cáo kết quả tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên (2 0phút) – Phiếu học tập

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC  

  • TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động học

(thời gian)Mục tiêuNội dung
dạy học

trọng tâmPP/KTDH

chủ đạoPhương án đánh giáMã hóa

PPĐGCCĐGHoạt động 1: Quan sát, chụp ảnh một số sinh vật ngoài thiên nhiên (45 phút)2.KHTN.2.4

3.KHTN.2.4

6. KHTN.3.2

7. TC1.1

8.HT 1.2

9. ST 1.1

10. TN1.1

11.NA1.2

12.CC1.3Quan sát, chụp ảnh một số sinh vật ngoài thiên nhiên– PPDH: 

+ Dạy học trực quan (Sử dụng vật mẫu)

+ Dạy học hợp tác

– KTDH:

Chia nhóm– Phương pháp đánh giá qua sản phẩm học tập

– Phương pháp quan sát– Bảng kiểm

– Phiếu học tập Hoạt động 2: Làm bộ sưu tập ảnh các nhóm sinh vật ngoài thiên nhiên

(25 phút)3. KHTN.2.4

6.KHTN.3.2

7.TC1.1

8.HT 1.2

9.ST 1.1

10.TN1.1

11.NA1.2

12.CC1.3 Phân loại ảnh theo nhóm và làm bộ sưu tập ảnh thực vật, động vật không xương sống, động vật có xương sống– PP trực quan– PP Quan sát

– PP Đánh giá sản phẩm học tậpThang đo dạng mô tả 

– Tiêu chí đánh giá sản phẩm học tập (Rubric)Hoạt động 3: Tìm hiểu vai trò của sinh vật ngoài thiên nhiên (20 phút)1.KHTN.1.1

7.TC1.1

8. HT 1.2

9.ST 1.1

10 – TN1.1

11 – NA1.2

12 – CC1.3Lập sơ đồ vai trò của sinh vật ngoài thiên nhiên và đưa ảnh các sinh vật vào đúng vai trò– PPDH:

+ Dạy học trực quan (Sử dụng hình ảnh vật mẫu)

+ Dạy học hợp tác

– KTDH:

Sơ đồ tư duy– Phương pháp đánh giá qua sản phẩm học tập

– Phương pháp quan sát– Bảng kiểmHoạt động 4: Phân loại một số nhóm sinh vật theo khóa lưỡng phân

(25 phút)4 – KHTN.2.5

7 – TC1.1

8 – HT 1.2

9 – ST 1.1

10 – TN1.1

11 – NA1.2

12 – CC1.3Lập sơ đồ khóa lưỡng phân cho các nhóm thực vật, động vật không xương sống, có xương sống và đưa ảnh các sinh vật vào đúng nhóm.– PPDH:

+ Dạy học trực quan (Sử dụng hình ảnh vật mẫu)

+ Dạy học hợp tác

– KTDH:

Sơ đồ tư duy– Phương pháp đánh giá qua sản phẩm học tập

– Phương pháp quan sát– Bảng kiểm

– RubricHoạt động 5: Báo cáo kết quả tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên

(20 phút)5 – KHTN.2.5

7 – TC1.1

8 – HT 1.2

9 – ST 1.1

10 – TN1.1

11 – NA1.2

12 – CC1.3

13 – TT.1.4Viết và trình bày báo cáo.– PP trực quan– PP Quan sát

– PP Đánh giá sản phẩm học tậpBảng đánh giá chéo 

– Tiêu chí đánh giá sản phẩm học tập (Rubric)

  • CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC  

Hoạt động 1: Quan sát, chụp ảnh một số sinh vật ngoài thiên nhiên.

  • Mục tiêu hoạt động

2 – KHTN.2.4    3 – KHTN.2.4     6 – KHTN.3.2      7 – TC1.1        8 – HT 1.2

9 – ST 1.1          10 – TN1.1          11 – NA1.2           12 – CC1.3

  1. Tổ chức hoạt động
  • Chuẩn bị: Tranh ảnh về đa dạng sinh học, video về phim ngắn, ảnh về các hoạt động gây suy giảm đa dạng sinh học.
  • Sử dụng phương pháp dạy học trực quan, học tập qua trải nghiệm, kết hợp kĩ thuật động não

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1: Tìm hiểu một số hoạt động làm suy giảm đa dạng sinh học

  • Chuẩn bị

Địa điểm: Lựa chọn địa điểm phù hợp với điều kiện địa phương (nơi có độ đa dạng cao về sinh vật, đảm bảo an toàn).

  • Dụng cụ: kính lúp, ống nhòm, máy ảnh, sổ ghi chép, bút, thước dầy,… (có thể đưa thêm các dụng cụ phù hợp với địa điểm quan sát).
  • Tài liệu nhận diện nhanh một số loài sinh vật.
  • Chia nhóm thực hành (tuỳ vào địa điểm nghiên cứu).
  • Tư trang đảm bảo an toàn cho cá nhân.
  • Sổ ghi chép, bút chì, …
  • Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

– Giáo viên giao nhiệm vụ cho các nhóm chuẩn bị mỗi nhóm 2 kính lúp và 1 máy ảnh, sổ ghi chép, nhãn dán, bút, thước dây.

Yêu cầu: 

– Quan sát (bằng mắt thường) các sinh vật thường gặp ngoài thiên nhiên.

– Quan sát bằng kính lúp với các chi tiết sinh vật cỡ nhỏ (rêu, cơ quan bộ phận của cây, hình thái ngoài động vật).

– Sử dụng máy ảnh chụp ảnh sinh vật ngoài thiên nhiên.

– Hoàn thành phiếu học tập

Phiếu học tập số 1
1. Em hãy mô tả một số đặc điểm đặc trưng của địa điểm tìm hiểu thiên nhiên.
2. Xác định một số dụng cụ cẩn thiết để quan sát sinh vật ngoài thiên nhiên.
3. Trong buổi tham quan tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên, em sử dụng kính lúp khi nào?

– Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ, tiến hành giao nhiệm vụ trong nhóm, chuẩn bị dụng cụ mang theo.

  • Thực hiện nhiệm vụ học tập 

– Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ, tiến hành giao nhiệm vụ trong nhóm, chuẩn bị dụng cụ mang theo.

– Các nhóm thực hiện theo yêu cầu giáo viên. 

  • . Báo cáo kết quả và thảo luận: 

– Các nhóm thực hiện theo yêu cầu giáo viên. 

– HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

Phiếu học tập số 1
1. Em hãy mô tả một số đặc điểm đặc trưng của địa điểm tìm hiểu thiên nhiên. – Đồng ruộng: khí hậu, nằm cách khu dân cư bao nhiên mét/ kilomet, diện tích, thực vật thường gặp.

– Rừng trồng: khí hậu, nằm cách thành phố/ thị trấn/ thị xã bao nhiêu, diện tích, thực vật thường gặp.

– Vườn trường: khí hậu, diện tích, các loại cây chính trong vườn trường.

– Đồi núi: khí hậu, nằm cách thành phố/ khu dân cư, diện tích, loài thực vật ưu thế (nếu có).2. Xác định một số dụng cụ cẩn thiết để quan sát sinh vật ngoài thiên nhiên.Dụng cụ cần thiết:

– Kính lúp

– Máy ảnh

– Sổ ghi chép, bút, thước dây,…

– Dụng cụ thu mẫu thực vật: kéo, cặp ép, giấy báo,…3. Trong buổi tham quan tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên, em sử dụng kính lúp khi nào?Khi cần quan sát những con sâu, bọ rùa,… trên lá cây, hoặc khi cẩn quan sát các bộ phận nhỏ như bào tử của cây dương xỉ, cây rêu,…

  1. Phương án đánh giá 

BẢNG KIỂM ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ QUAN SÁT

Các tiêu chí Không
Thực hiện được theo các bước hướng dẫn
Có sự hợp tác giữa các thành viên trong nhóm
Quan sát được các sinh vật ngoài thiên nhiên
Chụp ảnh được các sinh vật ngoài thiên nhiên

Hoạt động 2: Làm bộ sưu tập ảnh các nhóm sinh vật ngoài thiên nhiên

  • Mục tiêu hoạt động
  1. KHTN.2.4                6.KHTN.3.2             7.TC1.1            8.HT 1.2          9.ST 1.1

10.TN1.1                    11.NA1.2                   12.CC1.3

  1. Tổ chức hoạt động

* Chuẩn bị:

– GV:  Tài liệu nhận diện nhanh một số loài sinh vật.

– HS: Ảnh chụp các nhóm sinh vật.

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để hoàn thành bộ SƯU tập ảnh. GV gợi ý lập bảng theo nhóm sinh vật sau đó ghép ảnh vào.

– GV: yêu cầu HS phân loại ảnh theo nhóm phân loại sinh vật (thực vật, động vật có xương, động vật không xương).

– Yêu cầu HS xác định tên các đại diện nhóm sinh vật.

– Yêu cầu HS thiết kế sản phẩm thành bộ sưu tập ảnh.

+ Theo vai trò trong thiên nhiên

+ Theo môi trường sống

+ Theo các nhóm phân loại

GV hướng dẫn HS thống kê sơ bộ và dự đoán tên các loài bắt gặp ở địa điểm nghiên cứu.

Gợi ý lập bảng: Dự đoán tên loài và tạm phân loại theo các nhóm. 

Bảng nhận dạng các nhóm thực vật

STT Rêu Dương xỉ Hạt trần Hạt kín
1
2
3

Bảng nhận dạng các nhóm động vật không xương sống

STT Ruột khoang Giun Thân mềm Chân khớp
1
2
3
….

Bảng nhận dạng các nhóm động vật có xương sống

STT Lưỡng cư Bò sát Chim Thú
1
2
3
  • . Thực hiện nhiệm vụ học tập 

– Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ, tiến hành giao nhiệm vụ trong nhóm, chuẩn bị dụng cụ mang theo.

– Các nhóm thực hiện theo yêu cầu giáo viên.

  • Báo cáo kết quả và thảo luận: 

– HS: tiến hành thảo luận trong nhóm để phân loại ảnh thuộc nhóm sinh vật nào. 

– HS: Thảo luận nhóm, xác định tên đại diện.

– Các nhóm làm thành album của nhóm mình theo sự phân loại.

– Dự kiến sản phẩm:   Kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS là cuốn album ảnh.

  1. Phương án đánh giá 

3.1. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM HỌC TẬP: BỘ SƯU TẬP ẢNH CÁC NHÓM SINH VẬT

Tiêu chí MỨC 1 MỨC 2 MỨC 3 Điểm
Số lượng ảnh chụp Có 5 mẫu ảnh Có 8 mẫu ảnh Có 10 (nhiều hơn 10) mẫu ảnh
Trình bày cách tiến hành phân loại Chưa đầy đủ, trình bày còn lủng củng chưa rõ ràng Nội dung tương đối đầy đủ, nêu được cách thức tiến hành phân loại Nội dung đầy đủ rõ ràng đảm bảo theo yêu cầu được giao.
Hình thức trình bày Hình thức không đẹp, người thuyết trình chưa nghiêm túc, không nắm bắt được cách tiến hành Hình thức đẹp, người thuyết trình nghiêm túc, đã nắm bắt được cách tiến hành Hình thức đẹp, người thuyết trình nghiêm túc, nắm bắt được cách tiến hành, giải đáp được thắc mắc của các thành viên khác trong lớp
Giải quyết vấn đề và sáng tạo Tạo ra được album sản phẩm  Album sản phẩm đẹp. Album sản phẩm đẹp, có chú thích rõ ràng.
Thái độ học tập Các thành viên trong nhóm không nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ Có ít thành viên chưa nghiêm túc. Các thành viên nghiêm túc, tất cả cùng tham gia tạo album
Tổng điểm
  • Tiêu chí tự đánh giá phẩm chất trách nhiệm trong học tập của hoạt động 2 

(dành cho các thành viên trong nhóm tự đánh giá chéo nhau)

Tiêu chí đánh giá MỨC 1

 (2 điểm)MỨC 2 (3 điểm)MỨC 3 (5 điểm)Mức độ hoàn thành nhiệm vụKhông hoàn thành nhiệm vụ được giao.Hoàn thành nhiệm vụ được giao nhưng chưa đầy đủ, còn sơ sài.Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giáo, có chất lượng.Tinh thần khi tham gia làm việc nhóm.Chưa tích cực tham gia, còn ỉ lại vào nhóm.Tích cực tham gia nhưng chưa có sự hỗ trợ các thành viên khác.Chủ động tích cực tìm kiếm tài liệu, nhiệt tình.Hỗ trợ, giao tiếp với các thành viên khác trong nhóm.Không giúp đỡ, chia sẻCó hỗ trợ giúp đỡ các thành viên khácTích cực giúp đỡ, mang lại hiệu quả caoTham gia thảo luận, phản biện ý kiếnKhông tham giaCó tham gia nhưng chưa tích cựcTích cực, nhiệt tình tham gia thảo luận, phản biện ý kiến.

Hoạt động 3: Tìm hiểu vai trò của sinh vật ngoài thiên nhiên (20 phút)

  • Mục tiêu hoạt động

1.KHTN.1.1          7.TC1.1            8.HT 1.2           9.ST 1.1                  10.TN1.1

11.NA1.2              12.CC1.3

  1. Tổ chức hoạt động

* Chuẩn bị:

– GV:  Tài liệu nhận diện nhanh một số loài sinh vật.

– HS: Ảnh chụp các nhóm sinh vật.

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV cho HS thảo luận và tìm hiểu thêm trên mạng internet về vai trò của sinh vật ngoài thiên nhiên để hoàn thành nhiệm vụ đề ra trong SGK.

Gợi ý: Xác định vai trò của sinh vật ngoài thiên nhiên bằng cách hoàn thành sơ đồ gợi ý như sau:

– Yêu cầu HS đưa ảnh các sinh vật vào đúng vai trò theo sơ đồ đã thiết kế.

  • Thực hiện nhiệm vụ học tập 

– Học sinh tiến hành thảo luận trong nhóm để lập sơ đồ vai trò của sinh vật.

– Các nhóm hoàn thành sơ đồ vai trò các sinh vật của nhóm mình.

  • Báo cáo kết quả và thảo luận: 

–  Kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS là sơ đồ về vai trò của sinh vật ngoài thiên nhiên.

  1. Phương án đánh giá 

BẢNG KIỂM ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SẮP XẾP

(DÀNH CHO HỌC SINH)

Các tiêu chí Không
Thực hiện được theo các bước hướng dẫn
Có sự hợp tác giữa các thành viên trong nhóm
Lập được sơ đồ vai trò các sinh vật ngoài thiên nhiên
Sắp xếp ảnh các sinh vật ngoài thiên nhiên vào đúng vai trò

Hoạt động 4: Phân loại một số nhóm sinh vật theo khóa lưỡng phân (25 phút)

  • Mục tiêu hoạt động

4 – KHTN.2.5        7 – TC1.1        8 – HT 1.2          9 – ST 1.1

10 – TN1.1            11 – NA1.2       12 – CC1.3

  1. Tổ chức hoạt động

* Chuẩn bị:

– GV cho HS làm việc nhóm để phân loại các nhóm sinh vật theo khoá lưỡng phân.

– Sử dụng khoá lưỡng phân để phân loại các nhóm sinh vật chụp ảnh được trong quá trình tham quan thiên nhiên. 

-GV: yêu cầu HS lập sơ đồ khóa lưỡng phân cho các nhóm thực vật, các nhóm động vật không xương sống, các nhóm động vật có xương sống.

– Yêu cầu HS đưa ảnh các nhóm sinh vật vào đúng tên nhóm theo sơ đồ khóa lưỡng phân đã lập.

  • Thực hiện nhiệm vụ học tập 

– HS: tiến hành thảo luận trong nhóm để lập sơ đồ khóa lưỡng phân.

– Các nhóm hoàn thành sơ đồ khóa lưỡng phân các sinh vật của nhóm mình.

  • Báo cáo kết quả và thảo luận: 

  – Kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS là sơ đồ về khóa lưỡng phân của sinh vật.

  1. Phương án đánh giá 

BẢNG KIỂM ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHÂN LOẠI

(DÀNH CHO HỌC SINH)

Các tiêu chí Không
Thực hiện được theo các bước hướng dẫn
Có sự hợp tác giữa các thành viên trong nhóm
Lập được sơ đồ khóa lưỡng phân cho các sinh vật.
Đưa ảnh các nhóm sinh vật vào đúng tên nhóm theo sơ đồ.

Rubric (PHIẾU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG 4 CỦA NHÓM)

         Tên nhóm đánh giá:………………….

Tên nhóm được đánh giá:……………..

Tiêu chí Mức 3 Mức 2 Mức 1 Điểm
Đánh giá mức độ hoàn thành của tùng nhóm: Xây dựng được sơ dồ khóa lưỡng phân hợp lý,                        Xây dựng được mô hình (2.5đ) Xây dựng được sơ đồ khóa lưỡng phân(3đ) Xây dựng được sơ đồ khóa lưỡng phân (4đ)
sắp xếp vị trí các sinh vật hợp lý trên mô hình,  5/10 sinh vật (2.5đ) 8/10 sinh vật (3đ) 10/10 sinh vật (4đ)
Giải thích được sự phù hợp với môi trường sống của từng loài sinh vật. Không (0đ) Có giải thích được (1.5đ) Giải thích đúng và hợp lý (2đ)

Hoạt động 5: Báo cáo kết quả tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên

  • Mục tiêu hoạt động

5 – KHTN.2.5           7 – TC1.1          8 – HT 1.2          9 – ST 1.1       10 – TN1.1

11 – NA1.2               12 – CC1.3       13 – TT.1.4

  1. Tổ chức hoạt động

Bài báo cáo của nhóm

  • Thực hiện nhiệm vụ học tập 

-GV: yêu cầu HS viết và báo cáo theo mẫu

Báo cáo: Kết quả tìm hiểu đa dạng sinh vật ngoài thiên nhiên

Thứ….ngày…tháng…năm…..

Nhóm…………….Lớp……………….

1. Giới thiệu Bộ sưu tập ảnh các nhóm sinh vật ngoài thiên nhiên.

2. Vẽ sơ đồ về vai trò của sinh vật ngoài thiên nhiên.

3. Xây dựng khóa lưỡng phân các nhóm sinh vật ngoài thiên nhiên.

  • Báo cáo kết quả và thảo luận: 

– HS: đại diện nhóm trình bày báo cáo của nhóm.

  1. Phương án đánh giá 

(dành cho các thành viên trong nhóm tự đánh giá chéo nhau)

Tiêu chí đánh giá MỨC 1 (2 điểm) MỨC 2 (3 điểm) MỨC 3 (5 điểm)
Mức độ hoàn thành nhiệm vụ Không hoàn thành nhiệm vụ được giao. Hoàn thành nhiệm vụ được giao nhưng chưa đầy đủ, còn sơ sài. Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giáo, có chất lượng.
Tinh thần khi tham gia làm việc nhóm. Chưa tích cực tham gia, còn ỉ lại vào nhóm. Tích cực tham gia nhưng chưa có sự hỗ trợ các thành viên khác. Chủ động tích cực tìm kiếm tài liệu, nhiệt tình.
Hỗ trợ, giao tiếp với các thành viên khác trong nhóm. Không giúp đỡ, chia sẻ Có hỗ trợ giúp đỡ các thành viên khác Tích cực giúp đỡ, mang lại hiệu quả cao
Tham gia thảo luận, phản biện ý kiến Không tham gia Có tham gia nhưng chưa tích cực Tích cực, nhiệt tình tham gia thảo luận, phản biện ý kiến.
  • Bảng đánh giá chéo của học sinh từng thành viên của nhóm
STT Họ và tên Mức đánh giá tiêu chí 1 Mức đánh giá tiêu chí 2 Mức đánh giá tiêu chí 3 Tổng điểm
1
2
3

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 8

  • Mục tiêu hoạt động

– Hệ thống hoá được kiến thức về đa dạng thế giới sống và vai trò của mỗi nhóm sinh vật trong thực tiễn;

– Trình bày được lợi ích và tác hại của các nhóm sinh vật trong tự nhiên và thực tiễn;

–  Biết ứng dụng những lợi ích của các nhóm sinh vật và hạn chế các tác hại do sinh vật gây ra đối với con người, tự nhiên.

  • Phương pháp, kĩ thuật dạy học
  • Thuyết trình nêu vấn đề kết hợp hỏi đáp;
  • Dạy học theo cặp đôi/ nhóm nhỏ;
  • Phương pháp trò chơi.
  1. Tổ chức hoạt động
  • Chuẩn bị: Phiếu học tập
  • Sử dụng phương pháp dạy học vấn đáp, kĩ thuật khăn trải bàn kết hợp thảo luận nhóm

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1: Hệ thống hoá kiến thức

Chia lớp thành 6 nhóm tương ứng với: Virus, giới Khởi sinh, giới Nguyên sinh, giới Nấm, giới Động vật, giới Thực vật.

Để ôn tập phần Đa dạng sinh học, GV tổ chức trò chơi hoặc thi trả lời nhanh các câu hỏi  về Đa dạng sinh học giữa các nhóm.

Hoạt động 2. Làm bài tập vận dụng

Nhiệm vụ: GV định hướng cho HS giải một số bài tập vận dụng.

Tổ chức dạy học: GV gợi ý, định hướng, tổ chức cho HS làm bài tập vận dụng để vận dụng kiến thức của chủ đề, đồng thời phát triển phẩm chất, năng lực của HS.

Một số bài tập gợi ý:

  1. Hãy cho biết sinh vật nào dưới đây không cùng nhóm với những sinh vật còn lại?
  2. Nấm túi.
  3. Nấm men.
  4. Nấm nhầy.
  5. Nấm đảm.
  6. Sử dụng kiến thức đã học, hoàn thành bảng theo mẫu sau:
Giới sinh vật Đại diện Đặc điểm cấu tạo Kiểu dinh dưỡng
Khởi sinh ? ? ?
Nguyên sinh ? ? ?
Nấm ? ? ?
Thực vật ? ? ?
Động vật ? ? ?
  1. Hoàn thành bảng theo mẫu sau bằng cách điền chức năng tương ứng với các thành phần cấu tạo của virus.
Thành phần cấu tạo của virus Chức năng
Vỏ protein ?
Phần lõi ?
Vỏ ngoài ?
  1. Vi sinh vật là những sinh vật đơn bào hoặc đa bào, nhân sơ hoặc nhân thực, có kích thước rất nhỏ, không quan sát được bằng mắt thường mà phải sử dụng kính hiển vi. Vi sinh vật có ở khắp mọi nơi trên Trái Đất, ngay ở điều kiện khắc nghiệt nhất như nhiệt độ cao trong miệng núi lửa, nhiệt độ thấp ở Nam Cực và áp suất lớn dưới đáy đại dương. Vi sinh vật có khoảng trên 100 nghìn loài, trong đó nhiều loài vi sinh vật có lợi nhưng cũng có nhiều loài gây bệnh cho người và sinh vật khác.
  2. a) Vi sinh vật bao gồm những nhóm nào sau đây?
  3. Vi khuẩn, nguyên sinh vật.
  4. Vi khuẩn, thực vật.
  5. Nguyên sinh vật, thực vật.
  6. Nấm, động vật.
  7. b) Nêu vai trò của vi sinh vật đối với con người.
  8. c) Vẽ sơ đổ thể hiện mối quan hệ dinh dưỡng giữa vi sinh vật với các sinh vật khác như thực vật, động vật.
  9. Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây truyền từ người sang người hoặc từ động vật sang người. Tác nhân gây bệnh thường là virus, vi khuẩn, nấm hoặc nguyên sinh vật. Các bệnh truyền nhiễm thường lây lan nhanh và có thể bùng phát thành dịch. Hãy khảo sát thực trạng bệnh truyền nhiễm ở địa phương em và lập bảng thống kê tên bệnh, tác nhân gây bệnh, biểu hiện và biện pháp phòng chống các bệnh đó.

Hướng dẫn giải

  1. Đáp án C.

2.

Giới sinh vật Đại diện Đặc điểm cấu tạo Kiểu dinh dưỡng
Khởi sinh Vi khuẩn E.coli, vi khuẩn lam Cơ thể có cấu tạo tế bào nhân sơ. Tự dưỡng hoặc dị dưỡng
Nguyên sinh Trùng roi, trùng đế giày, tảo lam Cơ thể có cấu tạo đơn bào, nhân thực. Dị dưỡng hoặc tự dưỡng
Nấm Nấm men, nấm mốc Cơ thể có cấu tạo tế bào nhân thực, đơn hoặc đa bào. Dị dưỡng
Thực vật Rêu, thông, chanh Cơ thể có cấu tạo tế bào nhân thực, đa bào. Tự dưỡng
Động vật Giun, ốc, cá, ếch, … Cơ thể có cấu tạo tế bào nhân thực, đa bào. Dị dưỡng

3.

Thành phần cấu tạo của virus Chức năng
Vỏ protein Bảo vệ phần lõi
Phần lõi Chứa vật chất di truyền
Vỏ ngoài Bảo vệ, giúp virus bám lên bề mặt tế bào chủ
  1. a) Đáp án A.
  2. b) Vai trò của vi sinh vật đối với con người:

– Vi sinh vật tham gia vào chu trình sinh địa hoá phân huỷ xác sinh vật làm sạch môi trường;

– Một số nhóm vi sinh vật được sử dụng trong quá trình sản xuất, lên men.

  1. c) Xác sinh vật (động vật, thực vật) Vi sinh vật phân huỷ Mùn bã giàu chất dinh dưỡng dinh dưỡng cho thực vật Làm thức ăn cho động vật.
  2. Gợi ý:
TT Tên bệnh Tác nhân gây bệnh Biêu hiện Biện pháp phòng chống
1 Bệnh sốt xuất huyết Virus Dengue Đau đầu, sốt, phát ban, chảy máu cam, nôn, … Diệt muỗi, diệt bọ gậy, ngăn ngừa muỗi đốt
2 Bệnh tiêu chảy Vi khuẩn đường ruột Buồn nôn, nôn, đau đầu, tiêu chảy Rửa tay đúng cách theo khuyến cáo. Ăn uống hợp vệ sinh. Vệ sinh môi trường sạch sẽ.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *