Giáo án Powerpoint Sinh học 10 Chân trời sáng tạo

Giáo án powerpoint Sinh học 10 Chân trời sáng tạo còn gọi là bài giảng điện tử, giáo án điện tử, giáo án trình chiếu. Giáo án Sinh học 10 Chân trời sáng tạo bản powerpoint được Tài Liệu KHTN biên soạn dựa theo công văn mới nhất với nhiều phong cách khác nhau, hiện đại, tinh tế và đẹp mắt tạo sự thích thú cho học sinh.

MỘT SỐ TÀI LIỆU QUAN TÂM KHÁC

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án Sinh học 10 Chân trời sáng tạo Powerpoint
Giáo án Sinh học 10 Chân trời sáng tạo Powerpoint
Giáo án Sinh học 10 Chân trời sáng tạo Powerpoint
Giáo án Sinh học 10 Chân trời sáng tạo Powerpoint

XEM VIDEO VỀ MẪU POWERPOINT GIÁO ÁN SINH HỌC 10 SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

BÀI 13: CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG TRONG TẾ BÀO

TÓM TẮT LÝ THUYẾT

  1. Năng lượng và các chuyển hóa năng lượng 
  2. Các dạng năng lượng

– Trong tế bào, năng lượng tồn tại ở nhiều dạng: hóa năng, điện năng, nhiệt năng và cơ năng. Trong đó, hóa năng là dạng năng lượng chu yếu được sử dụng cho các hoạt động sống của tế bào.

+ Hóa năng: là dạng năng lượng tồn tại trong các liên kết hóa học.

+ Điện năng: tạo ra khi có sự chênh lệch nồng độ ion trái dấu ở hai bên màng tế bào.

+ Nhiệt năng: là dạng năng lượng được sinh ra trong quá trình chuyển hóa chất.

+ Cơ năng: là dạng năng lượng được sinh ra trong quá trình co cơ, vận động của các cơ quan hay quá trình vận chuyển các chất.

  1. Sự chuyển hóa năng lượng

-Chuyển hóa năng lượng là sự biến đổi từ dạng năng lượng này sang dạng năng lượng khác. 

– Sự chuyển hóa vật chất luôn đi kèm với chuyển hóa năng lượng.

Ví dụ: 

+Năng lượng hóa học trong thực phẩm mà chúng ta ăn vào được biến thành năng lượng giúp chúng ta cử động những bắp thịt và làm những hoạt động khác. 

+Động cơ máy nổ biến năng lượng hóa học của nguyên liệu thành năng lượng động, năng lượng này đẩy xe đi. 

  1. ATP – “đồng tiền” năng lượng của tế bào
  2. Cấu tạo và chức năng của ATP

* Cấu tạo:

 – ATP gồm basenito adenin, đường ribose và 3 nhóm phosphat.

 – Là hợp chất cao năng, 2 nhóm phosphat cuối cùng dễ bị phá vỡ để giải phóng ra năng lượng.

– ATP truyền năng lượng cho các hợp chất khác trở thành ADP và lại được gắn thêm nhóm phosphat để trở thành ATP.

* Chức năng:

-ATP được sử dụng cho các hoạt động sống của tế bào.

– Tổng hợp nên các chất hoá học cần thiết cho tế bào.

– Vận chuyển chất qua màng.

– Sinh công cơ học.

2. Quá trình tổng hợp và phân giải ATP

– Quá trình tổng hợp và phân giải ATP gắn liền với sự tích lũy và giải phóng năng lượng.

III. Enzyme

  1. Khái niệm và cấu trúc của enzyme

Khái niệm: 

+Enzyme là chất xúc tác sinh học được tổng hợp trong các tế bào sống, xúc tác các phản ứng sinh hóa trong điều kiện bình thường của cơ thể sống.

+Enzyme chỉ làm tăng tốc độ phản ứngkhông bị biến đổi sau phản ứng.

-Cấu trúc: chia làm 2 loại:

+ Enzyme chỉ có thành phần là prôtêin (enzyme một thành phần) 

+ Enzyme có thành phần là prôtêin kết hợp với chất khác không phải là prôtêin (enzyme hai thành phần hoặc Cofactor). Cofactor có thể là ion kim loại, chất hữu cơ (trong trường hợp là chất hữ cơ sẽ gọi là coenzyme).

– Trong phân tử enzyme có vùng cấu trúc không gian đặc biệt liên kết với cơ chất được gọi là trung tâm hoạt động. Cấu hình không gian của trung tâm hoạt động của enzyme tương thích với cấu hình không gian của cơ chất, nhờ vậy cơ chất liên kết tạm thời với enzyme và bị biến đổi tạo thành sản phẩm.

– Tên enzyme = tên cơ chất + aza.

  1. Cơ chế tác động của enzyme

– Vùng trung tâm của enzyme có cấu trúc khớp với cơ chất theo mô hình “khớp cảm ứng”.

 – Liên kết enzyme cơ chất mang tính đặc thù. Mỗi enzyme thường chỉ xúc tác cho một phản ứng.

– Enzyme liên kết với cơ chất tại trung tâm hoạt động  phức hợp enzyme – cơ chất  enzyme tương tác với cơ chất  giải phóng enzyme và sản phẩm.

                Enzyme tương tác với cơ chất như chìa khóa với ổ khóa

Hình cơ chế tác động của enzyme

 

  1. Sự ảnh hưởng của các yếu tố đến hoạt tính của enzyme

– Hoạt tính của enzyme được xác định bằng lượng sản phẩm được tạo thành từ một lượng cơ chất trên một đơn vị thời gian.

– Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzyme bao gồm:

  1. Nhiệt độ

– Trong giới hạn nhiệt hoạt tính của enzyme tỷ lệ thuận với nhiệt độ.

  1. Độ pH

– Mỗi enzyme chỉ hoạt động trong 1 giới hạn pH xác định.

Bảng chứng minh các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính enzyme

  1. Nồng độ cơ chất

– Với một lượng enzyme xác định nếu tăng dần lượng cơ chất thì hoạt tính của enzyme tăng dần nhưng đến một lúc nào đó thì sự ra tăng về nồng độ cơ chất cũng không làm tăng hoạt tính của enzyme.

  1. Nồng độ enzyme

Với một lượng cơ chất xác định, khi nồng độ enzyme càng cao thì hoạt tính của enzyme càng tăng.

  1. Chất ức chế hoặc hoạt hoá enzyme

– Một số hoá chất có thể làm tăng hoặc giảm hoạt tính của enzyme.

  1. Vai trò của enzyme

– Enzyme giúp cho các phản ứng sinh hoá trong tế bào diễn ra nhanh hơn (không quyết định chiều phản ứng) tạo điều kiện cho các hoạt động sống của tế bào.

– Tế bào có thể tự điều chỉnh quá trình chuyển hoá vật chất để thích ứng với môi trường bằng cách điều chỉnh hoạt tính của các enzyme.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Dạng năng lượng chủ yếu tồn tại trong tế bào là
A. nhiệt năng và thế năng.
B. hóa năng và động năng.
C. nhiệt năng và hóa năng.
D. điện năng và động năng.

Câu 2. “Đồng tiền năng lượng của tế bào” là tên gọi ưu ái dành cho hợp chất

cao năng nào ?
A. NADPH. B. ATP.
C. ADPH D. FADH2.

Câu 3. Nói về ATP, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Là một hợp chất cao năng.
B. Là đồng tiền năng lượng của tế bào.
C. Là hợp chất chứa nhiều năng lượng nhất trong tế bào.
D. Được sinh ra trong quá trình chuyển hóa vật chất và sử dụng trong các hoạt
động sống của tế bào.

Câu 4. Adenozin triphosphat là tên đây đủ của hợp chất nào sau đây?
A. ARP. B. ANP.

  1. APP. D. ATP.

Câu 5. ATP là một hợp chất cao năng, năng lượng của ATP tích lũy chủ yếu
A. cả 3 nhóm phosphat.
B. hai liên kết phosphat gần phân tử đường.
C. hai liên kết giữa 2 nhóm phosphat ở ngoài cùng.
D. chỉ 1 liên kết phosphat ngoài cùng.

Câu 6. Dạng năng lượng nào là dạng năng lượng tiềm ẩn chủ yếu trong tế bào?
A. Điện năng. B. Quang năng.
C. Hóa năng. D. Cơ năng.

Câu 7. Tại tế bào, ATP chủ yếu được sinh ra trong
A. ti thể. B. tế bào chất.
C. lục lạp. D. riboxom.

Câu 8. ATP có chức năng cung cấp năng lượng cho các quá trình nào?
A. Sinh tổng hợp của tế bào.
B. Vận chuyển các chất.
C. Sinh công cơ học.
D. Tất cả các quá trình trên.

Câu 9. Hoạt động nào sau đây của tế bào KHÔNG tiêu tốn năng lượng ATP?
A. Vận chuyển chủ động.
B. Vận chuyển thụ động.
C. Tổng hợp các chất.
D. Sinh công cơ học.

Câu 10. Khi nói về chuyển hoá vật chất và năng lượng, nhận định nào dưới đây là không chính xác?
A. Chuyển hoá vật chất là tập hợp các phản ứng xảy ra bên ngoài tế bào.
B. Chuyển hóa vật chất gồm hai quá trình. đồng hóa và dị hóa.
C. Chuyển hoá vật chất giúp tế bào thực hiện các đặc tính của sự sống như sinh
trưởng, phát triển, cảm ứng, sinh sản.
D. Chuyển hoá vật chất luôn đi kèm chuyển hoá năng lượng.

Câu 11. Khi nói về chuyển hoá vật chất trong tế bào, phát biểu nào sau đây đúng?
A. trong quá trình chuyển hóa vật chất, các chất được di chuyển từ vị trí này sang
vị trí khác trong tế bào.
B. chuyến hóa vật chất là quá trình biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng
khác.
C. chuyển hóa vật chất là quá trình quang hợp và hô hấp xảy ra trong tế bào.
D. chuyển hóa vật chất là tập họp các phản ứng sinh hoá xảy ra bên trong tế bào.

Câu 12. Đồng hoá là
A. tập hợp tất cả các phản ứng sinh hoá xảy ra bên trong tế bào.
B. tập hợp một chuỗi các phản ứng kế tiếp nhau.
C. quá trình tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp từ các chất đơn giản.
D. quá trình phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản.

Câu 13. Vai trò của enzyme trong tế bào là gì?
A. Chất xúc tác. B. Chất nền.
C. Tích trữ năng lượng. D. Tham gia vào quang hợp.

Câu 14. Quá trình dị hoá gắn liền với hiện tượng
A. tích trữ năng lượng.

  1. giải phóng năng lượng.
  2. tổng hợp chất hữu cơ.
  3. chuyển động năng thành thế năng.

Câu 15. Vai trò của ATP đối với người tập thể hình (GYM) 

  1. A. ATP là nguồn năng lượng có thể cung cấp cho hoạt động sống cũng như quá trình tập luyện.
  2. ATP phân giải các chất hữu cơ cho hoạt động sống cũng như quá trình tập luyện.
  3. ATP hóa giải năng lượng cho hoạt động sống cũng như quá trình tập luyện.
  4. ATP giúp cung cấp nước cho hoạt động sống cũng như quá trình tập luyện.

Câu 16. Tại tế bào, ATP chủ yếu được sinh ra trong
A. ti thể. B. tế bào chất.
C. lục lạp. D. riboxom.

Câu 17. Các phản ứng quan trọng trong quá trình chuyển đổi năng lượng của
thế giới sống là
A. phản ứng thuỷ phân.
B. phản ứng trùng hợp
C. phản ứng thế.
D. phản ứng oxy hoá khử.

Câu 18. Khâu quan trọng trong quá trình chuyển đổi năng lượng của thế giới sống là các phản ứng
A. oxy hoá khử. B. thuỷ phân.
C. phân giải các chất. D. tổng hợp các chất.

Câu 19. Khi nói về chuyển hoá vật chất và năng lượng, nhận định nào dưới đây là chính xác ?
A. Chuyển hoá vật chất luôn đi kèm chuyển hoá năng lượng.
B. Ở người già, quá trình đồng hoá luôn diễn ra mạnh mẽ hơn quá trình dị hoá.
C. Đồng hoá là quá trình tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp và giải phóng năng
lượng.
D. Chuyển hoá vật chất là tập hợp các phản ứng xảy ra bên trong tế bào và dịch ngoại bào.

Câu 20. Giải phóng năng lượng còn được gọi là quá trình

  1. A. dị hóa thuỷ phân.
    C. phân giải các chất. D. tổng hợp các chất.

Câu 21. Dị hoá là
A. tập hợp tất cả các phản ứng sinh hoá xảy ra bên trong tế bào.
B. tập hợp một chuỗi các phản ứng kế tiếp nhau.
C. quá trình tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp từ các chất đơn giản.
D. quá trình phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản.

Câu 22. Nhiệt năng là gì? 

  1. Năng lượng củi khô chưa đốt.
    B. Năng lượng của hợp chất hữu cơ.
    C. Năng lượng bình ắc quy chưa sử dụng.
    D. Năng lượng được sử dụng để làm nóng trong lò vi sóng, nồi cơm điện.

Câu 23. Hoạt động nào sau đây của tế bào KHÔNG tiêu tốn năng lượng ATP?
A. Vận chuyển chủ động.
B. Vận chuyển thụ động.
C. Tổng hợp các chất.
D. Sinh công cơ học.

Câu 24. ATP được tạo ra từ đâu?

  1. Từ những hoạt động của các bào quan trong mỗi tế bào hay đúng hơn là các lục lạp.
  2. B. Từ những hoạt động của các bào quan trong mỗi tế bào hay đúng hơn là các ti thể.
  3. Từ những hoạt động của các bào quan trong mỗi tế bào hay đúng hơn là các màng sinh chất.
  4. Từ những hoạt động của các bào quan trong mỗi tế bào hay đúng hơn là các hồng cầu.

Câu 25. ADP được hình thành như thế nào?

  1. A. protein tích trữ năng lượng.
    ATP truyền năng lượng cho các hợp chất khác.
    C. cơ thể tổng hợp chất hữu cơ.
    D. chuyển động năng thành thế năng.

Câu 26. Liên kết P ~ P ở trong phân tử ATP rất dễ bị phá vỡ để giải phóng năng lượng, nguyên nhân là do đâu?
A. Phân tử ATP là chất giàu năng lượng.
B. Phân tử ATP có chứa 3 nhóm photphat.
C. Các nhóm phosphat đều tích điện âm nên đẩy nhau.
D. Đây là liên kết mạnh.

Câu 27. ATP truyền năng lượng cho các hợp chất khác thông qua chuyển nhóm phosphat cuối cùng cho các chất đó để trở thành
A. base nito adenin. B. ADP.

  1. đường ribose. D. hợp chất cao năng.

Câu 28. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzyme là
A. độ pH. B. nhiệt độ.
C. quang năng. D. cả A và B.

Câu 29. Tại sao nói ATP là đồng tiền năng lượng của tế bào?
A. Vận chuyển các chất quá màng sinh chất.
B. Tham gia hầu hết các hoạt động sống của tế bào
C. Tổng hợp nên các chất cần thiết cho tế bào.
D. Sinh công cơ học.

Câu 30. Trong mỗi phân tử ATP có bao nhiêu liên kết cao năng?
A. 2. B. 1.

  1. 3. D. 4.

Câu 31. Cho các phân tử:
(1) ATP. 

(2) ADP. 

(3) AMP. 

(4) N2O.
Những phân tử mang liên kết cao năng là
A. (1), (2). B. (1), (3).
C. (1), (2), (3). D. (1), (2), (3), (4).

Câu 32. Dựa vào trạng thái có sẵn sàng sinh công hay không, người ta phân chia năng lượng thành mấy loại?
A. 3 loại. B. 5 loại.
C. 4 loại. D. 2 loại.

Câu 33. Phát biểu đúng về ATP là

  1. Cung cấp năng lượng cho quá trình sinh công cơ học.
    B. Cung cấp năng lượng cho tế bào vận chuyển các chất qua hô hấp.
    C. Xúc tác cho quá trình tổng hợp tất cả các chất.
    D. Cung cấp năng lượng cho tế bào phân giải các chất.

Câu 34. Trong phân tử ATP, có 3 nhóm phosphat nên chúng
A. hoạt động yếu.
B. hút nhau mạnh dẫn đến dễ hình thành phân tử.
C. đều tích điện âm nên có xu hướng đẩy nhau, giải phóng năng lượng.
D. dễ liên kết với các phân tử khác.

Câu 35. Trong tế bào, ATP KHÔNG có vai trò nào sau đây?
A. Cung cấp năng lượng cho quá trình sinh công cơ học.
B. Cung cấp năng lượng cho tế bào vận chuyển các chất qua màng.
C. Xúc tác cho quá trình tổng hợp tất cả các chất.
D. Cung cấp năng lượng cho tế bào tổng hợp các chất.

Câu 36. Khi nói về enzyme, nhận định nào dưới đây là chính xác?

  1. A. Tốc độ phản ứng nhanh hay chậm phụ thuộc vào hoạt tính của enzyme mạnh hay yếu.
  2. Hoạt tính của enzyme được đo bằng hình dạng sản phẩm hình thành sau phản ứng. 
  3. Đồng hoá là quá trình tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp và giải phóng năng
    lượng.
  4. Chuyển hoá vật chất là tập hợp các phản ứng xảy ra bên trong tế bào và dịch
    ngoại bào.

Câu 37. Dựa vào trạng thái sẵn sàng sinh ra công hay không người ta chia năng lượng thành 2 dạng là

  1. cơ năng và quang năng.
  2. hóa năng và động năng.
  3. C. thế năng và động năng.
  4. hóa năng và nhiệt năng.

Câu 38. Khi cơ thể hoạt động nhiều, thiếu hụt năng lượng, ATP sẽ

  1. giải phóng năng lượng.
  2. biến mất.
  3. C. ngay lập tức được tổng hợp và cung cấp lại.
  4. chuyển thành dạng năng lượng khác.

Câu 39. Nghiên cứu một số hoạt động sau:

  1. Tổng hợp protein.
  2. Tế bào thận vận chuyển chủ động ure và glucose qua màng.
  3. Tim co bóp đẩy máu chảy vào động mạch.
  4. Vận động viên đang nâng quả tạ.
  5. Vận chuyển nước qua màng sinh chất.

Trong các hoạt động trên, có bao nhiêu hoạt động tiêu tốn nhiều năng lượng ATP?

  1. 2.      B. 3.       
  2. C.         D. 5.

Câu 40. Trong tế bào, năng lượng ATP được sử dụng vào các việc chính như:

(1) Phân hủy các chất hóa học cần thiết cho cơ thể.

(2) Tổng hợp nên các chất hóa học cần thiết cho tế bào.

(3) Vận chuyển các chất qua màng.

(4) Sinh công cơ học.

Những khẳng định đúng trong các khẳng định trên là

  1. (1), (2). B. (1), (3).
  2. (1), (2), (3). D. (2), (3), (4).

Câu 41. Phân tử ATP được cấu tạo bởi những thành phần nào sau đây?

(1) Bazo adenine.

(2) Đường ribose.

(3) Đường glucose.

(4) Ba phân tử H3PO4.

(5) Hai phân tử H3PO4.

(6) Một phân tử H3PO4.

  1. A. 1, 2, 4. 1, 3, 4.
  2. 1, 2, 3, 5. D. 1, 2, 4, 5.

Câu 42. Cây xanh có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ CO2 và H2O dưới tác dụng của năng lượng ánh sáng. Quá trình chuyển hóa năng lượng kèm theo quá trình này là

  1. chuyển hóa từ hóa năng sang quang năng.
  2. B. chuyển hóa từ quang năng sang hóa năng.
  3. chuyển hóa từ nhiệt năng sang quang năng.
  4. chuyển hóa từ hóa năng sang nhiệt năng.

Câu 43. Trong các quá trình biến đổi từ động năng sang thế năng và ngược lại, đều gì luôn xảy ra với cơ năng? 

  1. A. Luôn được bảo toàn.
  2. Luôn tăng thêm.
  3. Luôn bị hao hụt.
  4. Khi thì tăng, khi thì giảm.

Câu 44: ATP được coi là “đồng tiền năng lượng của tế bào” vì
(1) ATP là một hợp chất cao năng
(2) ATP dễ dàng truyền năng lượng cho các hợp chất khác thông qua việc
chuyển nhóm photphat cuối cùng cho các chất đó để tạo thành ADP
(3) ATP được sử dụng trong mọi hoạt động sống cần tiêu tốn năng lượng của
tế bào
(4) Mọi chất hữu cơ trải qua quá trình oxi hóa trong tế bào đều sinh ra ATP.
Những giải thích đúng trong các giải thích trên là
A. (1), (2), (3). B. (3), (4).
C. (2), (3), (4). D. (1), (2), (3), (4).

Câu 45. Thế năng là năng lượng tiềm ẩn, là đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công. Thế năng được tiềm ẩn dưới các dạng nào sau đây?

(1) Có ở các liên kết hóa học trong các hợp chất hữu cơ.

(2) Có ở các phản ứng trong tế bào.

(3) Có được do sự chênh lệch nồng độ H+ ở trong và ở ngoài màng.

(4) Có được do sự chênh lệch điện tích ở hai bên màng tế bào.

  1. 1, 2. B. 1, 3, 4.
  2. 1, 2, 3. D. 2, 3, 4.

Câu 46. ATP được cấu tạo từ 3 thành phần là

  1. bazo nito adenozin, đường ribozo, 2 nhóm photphat.
  2. bazo nito adenozin, đường deoxiribozo, 3 nhóm photphat.
  3. C. bazo nito adenin, đường ribozo, 3 nhóm photphat.
  4. bazo nito adenin, đường deoxiribozo, 1 nhóm photphat.

Câu 47. Hoạt động nào sau đây không cần năng lượng cung cấp từ ATP?

  1. sinh trưởng ở cây xanh.
  2. B. sự khuếch tán chất tan qua màng tế bào.
  3. sự co cơ ở động vật.
  4. sự vận chuyển chủ động các chất qua màng sinh chất.

Câu 48. Về ATP, phát biểu nào sau đây không đúng?

  1. là một hợp chất năng lượng cao.
  2. nó là đơn vị tiền tệ năng lượng của tế bào.
  3. C. là hợp chất chứa nhiều năng lượng nhất trong tế bào.
  4. sinh ra trong quá trình chuyển hoá vật chất và được sử dụng vào các hoạt động sống của tế bào.

Câu 49. Năng lượng là đại lượng đặc trưng cho

  1. A. khả năng sinh công. lực tác động lên vật.
  2. khối lượng của vật. D. công mà vật chịu tác động.

Câu 50. Tại sao nói ATP là một phân tử quan trọng trong trao đổi chất?
A. Nó có các liên kết phosphate cao năng dễ bị phá vỡ để giải phóng năng lượng.
B. Các liên kết phốtphát cao năng dễ hình thành nhưng không dễ phá huỷ.
C. Nó dễ dàng thu được từ môi trường ngoài cơ thể.
D. Nó vô cùng bền vững và mang nhiều năng lượng.

TỰ LUẬN

Bài 1: Năng lượng là gì? Có mấy dạng năng lượng? 

Bài 2: Phân tử ATP được cấụ tạo bởi những thành phần nào?

Bài 3: Quá trình chuyển hóa động năng thành thế năng diễn ra như thế nào?

Bài 4: Tại sao nói ATP là đồng tiền năng lượng của tế bào?

Bài 5. Tại sao con người khi hoạt động lại không bị nóng lên nhanh chóng và quá mức như chiếc xe

máy khi chạy?

Bài 6. Qua quang hợp tạo chất đường, cây xanh đã thực hiện quá trình gì? 

Bài 7. Trình bày vai trò của ATP đối với người tập thể hình.

Bài 8. Năng lượng được sinh vật lấy vào qua thức ăn có bị thất thoát không? Giải thích.

Bài 9. Tại sao cơ thể động vật có thể tiêu hoá được rơm, cỏ, củ,… có thành phần là tinh bột và cellulose, trong khi con người có thể tiêu hoá được tinh bột nhưng lại không thể tiêu hoá được cellulose?

Bài 10. Qua bài học, hãy rút ra nhận xét chuyển hóa vật chất và năng lượng có ý nghĩa gì đối với tế bào? 

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14
Chọn C B C D C C A D B A D C A B
Câu 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28
Chọn A A D A A A D D B B B C B D
Câu 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42
Chọn B A A D A C C A C C C D A B
Câu 43 44 45 46 47 48 49 50
Chọn A B B C B C A A

Câu 1. Dạng năng lượng chủ yếu tồn tại trong tế bào là nhiệt năng và hóa năng.
Đáp án C 

Câu 2. “Đồng tiền năng lượng của tế bào” là tên gọi ưu ái dành cho hợp chất

cao năng ATP.

Đáp án B 

Câu 3. Nói về ATP, phát biểu không đúng là hợp chất chứa nhiều năng lượng nhất trong tế bào.
Đáp án C 

Câu 4. Adenozin triphosphat là tên đây đủ của hợp chất ATP.
Đáp án D.

Câu 5. ATP là một hợp chất cao năng, năng lượng của ATP tích lũy chủ yếu ở hai liên kết giữa 2 nhóm phosphat ở ngoài cùng.

Đáp án C

Câu 6. Dạng năng lượng là dạng năng lượng tiềm ẩn chủ yếu trong tế bào là hóa năng.

Đáp án C 

Câu 7. Tại tế bào, ATP chủ yếu được sinh ra trong ti thể.

Đáp án A

Câu 8. ATP có chức năng cung cấp năng lượng cho các quá trình:

+Sinh tổng hợp của tế bào.
+Vận chuyển các chất.

+Sinh công cơ học.

Đáp án D.

Câu 9. Hoạt động vận chuyển thụ động của tế bào KHÔNG tiêu tốn năng lượng ATP.

Đáp án B 

Câu 10. Khi nói về chuyển hoá vật chất và năng lượng, nhận định không chính xác là chuyển hoá vật chất là tập hợp các phản ứng xảy ra bên ngoài tế bào.

Đáp án A

Câu 11. Khi nói về chuyển hoá vật chất trong tế bào, chuyển hóa vật chất là tập họp các phản ứng sinh hoá xảy ra bên trong tế bào.

Đáp án D

Câu 12. Đồng hoá là quá trình tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp từ các chất đơn giản.

Đáp án C 

Câu 13. Enzyme có vai trò là chất xúc tác trong tế bào.

Đáp án A

Câu 14. Quá trình dị hoá gắn liền với hiện tượng giải phóng năng lượng.

Đáp án B 

Câu 15. Vai trò của ATP đối với người tập thể hình (GYM) là nguồn năng lượng có thể cung cấp cho hoạt động sống cũng như quá trình tập luyện.

Đáp án A

Câu 16. Tại tế bào, ATP chủ yếu được sinh ra trong ti thể.

Đáp án A

Câu 17. Các phản ứng quan trọng trong quá trình chuyển đổi năng lượng của thế giới sống là phản ứng oxy hoá- khử.

Đáp án D.

Câu 18. Khâu quan trọng trong quá trình chuyển đổi năng lượng của thế giới sống là các phản ứng oxy hoá- khử.

Đáp án A

Câu 19. Khi nói về chuyển hoá vật chất và năng lượng, chuyển hoá vật chất luôn đi kèm chuyển hoá năng lượng.
Đáp án A

Câu 20. Giải phóng năng lượng còn được gọi là quá trình dị hóa.

Đáp án A

Câu 21. Dị hoá là quá trình phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản.

Đáp án D.

Câu 22. Nhiệt năng là năng lượng được sử dụng để làm nóng trong lò vi sống, nồi cơm điện,v.v…

Đáp án D.

Câu 23. Các hoạt động như vận chuyển chủ động, tổng hợp các chất và sinh công cơ học của tế bào sẽ

làm tiêu tốn năng lượng ATP.

Đáp án B

Câu 24. ATP được tạo ra từ những hoạt động của các bào quan trong mỗi tế bào hay đúng hơn là các ti thể.

Đáp án B

Câu 25. ADP được hình thành từ việc ATP truyền năng lượng cho các hợp chất khác.

Đáp án B

Câu 26. Liên kết P~P ở trong phân tử ATP là liên kết cao năng, nó rất dễ bị tách ra để giải phóng năng

lượng. Nguyên nhân là vì các nhóm phosphat đều tích điện âm nên đẩy nhau.

Đáp án C

Câu 27. ATP truyền năng lượng cho các hợp chất khác thông qua chuyển nhóm phosphat cuối cùng

cho các chất đó để trở thành ADP.

Đáp án B

Câu 28. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzyme là nhiệt độ, độ pH, nồng độ cơ chất, nồng độ enzyme.

Đáp án D.

Câu 29. ATP là đồng tiền năng lượng của tế bào là vì nó tham gia hầu hết các hoạt động sống của tế bào.

Đáp án B

Câu 30. Trong mỗi phân tử ATP có 2 liên kết cao năng.

Đáp án A

Câu 31. Những phân tử mang liên kết cao năng là ATP và ADP. 

Đáp án A

Câu 32. Dựa vào trạng thái có sẵn sàng sinh công hay không, người ta phân chia năng lượng thành 2

loại: động năng và thế năng.

Đáp án D.

Câu 33. ATP cung cấp năng lượng cho quá trình sinh công cơ học.

Đáp án A

Câu 34. Trong phân tử ATP, có 3 nhóm phosphat nên chúng đều tích điện âm nên có xu hướng đẩy nhau, giải phóng năng lượng.

Đáp án C

Câu 35. Trong tế bào, ATP có vai trò nào sau đây:

+Cung cấp năng lượng cho quá trình sinh công cơ học.

+ Cung cấp năng lượng cho tế bào vận chuyển các chất qua màng.

+ Cung cấp năng lượng cho tế bào tổng hợp các chất.

Đáp án C

Câu 36. Tốc độ phản ứng nhanh hay chậm phụ thuộc vào hoạt tính của enzyme mạnh hay yếu.

Đáp án A

Câu 37. Dựa vào trạng thái sẵn sàng sinh ra công hay không người ta chia năng lượng thành 2 dạng là thế năng và động năng.

Đáp án C

Câu 38. Khi cơ thể hoạt động nhiều, thiếu hụt năng lượng, ATP sẽ ngay lập tức được tổng hợp và cung cấp lại.

Đáp án C

Câu 39. Hoạt động tiêu tốn nhiều ATP

  1. Tổng hợp protein.
  2. Tế bào thận vận chuyển chủ động ure và glucose qua màng.
  3. Tim co bóp đẩy máu chảy vào động mạch.
  4. Vận động viên đang nâng quả tạ.

Đáp án C

Câu 40. Trong tế bào, năng lượng ATP được sử dụng vào các việc chính như:

+ Tổng hợp nên các chất hóa học cần thiết cho tế bào.

+ Vận chuyển các chất qua màng.

+ Sinh công cơ học.

Đáp án D.

Câu 41. Phân tử ATP được cấu tạo bởi những thành phần: Bazo adenine, Đường ribose và 3 phân tử H3PO4.

Đáp án A

Câu 42. Cây xanh có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ CO2 và H2O dưới tác dụng của năng lượng ánh sáng. Quá trình chuyển hóa năng lượng kèm theo quá trình này là chuyển hóa từ quang năng sang hóa năng.

Đáp án B

Câu 43. Trong các quá trình biến đổi từ động năng sang thế năng, cơ năng luôn được bảo toàn.

Đáp án A

Câu 44: ATP được coi là “đồng tiền năng lượng của tế bào” vì
+ ATP được sử dụng trong mọi hoạt động sống cần tiêu tốn năng lượng của
tế bào
+ Mọi chất hữu cơ trải qua quá trình oxi hóa trong tế bào đều sinh ra ATP.

Đáp án B

Câu 45. Thế năng là năng lượng tiềm ẩn, là đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công. Thế năng được tiềm ẩn dưới các dạng nào sau:

+ Có ở các liên kết hóa học trong các hợp chất hữu cơ.

+ Có được do sự chênh lệch nồng độ H+ ở trong và ở ngoài màng.

+ Có được do sự chênh lệch điện tích ở hai bên màng tế bào.

Đáp án B

Câu 46. ATP được cấu tạo từ 3 thành phần là bazo nito adenin, đường ribozo, 3 nhóm photphat.

Đáp án C

Câu 47. Hoạt động cần năng lượng cung cấp từ ATP:

+ Sinh trưởng ở cây xanh.

+ Sự co cơ ở động vật.

+ Sự vận chuyển chủ động các chất qua màng sinh chất.

Đáp án B

Câu 48. – Về ATP:

+ Là một hợp chất năng lượng cao.

+ Nó là đơn vị tiền tệ năng lượng của tế bào.

+ sinh ra trong quá trình chuyển hoá vật chất và được sử dụng vào các hoạt động sống của tế bào.

Đáp án C

Câu 49. Năng lượng là đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công.

Đáp án A

Câu 50. Nói ATP là một phân tử quan trọng trong trao đổi chất vì nó có các liên kết phosphate cao năng dễ bị phá vỡ để giải phóng năng lượng.

Đáp án A

TỰ LUẬN

 Bài 1: Năng lượng là đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công. Trong tế bào sống có những dạng năng lượng sau : hoá năng, điện năng, nhiệt năng, cơ năng. Trong đó, hóa năng là dạng năng lượng chu yếu được sử dụng cho các hoạt động sống của tế bào.

+ Hóa năng: là dạng năng lượng tồn tại trong các liên kết hóa học.

+ Điện năng: tạo ra khi có sự chênh lệch nồng độ ion trái dấu ở hai bên màng tế bào.

+ Nhiệt năng: là dạng năng lượng được sinh ra trong quá trình chuyển hóa chất.

+ Cơ năng: là dạng năng lượng được sinh ra trong quá trình co cơ, vận động của các cơ quan hay quá trình vận chuyển các chất.

Bài 2: Phân từ ATP được cấu tạo gồm 3 thành phần + 1 phân từ bazo nitơ Adenin.

+ 1 phân tử đường Ribose.

+ 3 nhỏm phosphat: 2 nhóm phosphat sau liên kết bằng 2 liên kết cao năng.

Bài 3: Sự chuyển hoá thế năng thành động năng là quá trình chuyển năng lượng ở trạng thái tiềm ẩn sang trạng thái hoạt động (hay giải phóng năng lượng). Phản ứng AMP + ATP → ADP + ADP không giải phóng năng lượng.

Bài 4:

– ATP được sử dụng cho mọi hoạt động sống của tế bào cân đến năng lượng.

– ATP là hợp chất cao năng, năng lượng trong ATP có thể dễ dàng giải phóng ngay khi tế bào cần sử dụng. 

→ ATP được sử dụng như một đơn vị tiền tệ năng lượng trong các hoạt động của tế bào.

Bài 5: Vì quá trình hô hấp tế bào tuy vẫn sinh ra nhiệt như động cơ xe máy nhưng thời gian xảy ra của quá trình chậm hơn quá trình cháy của động cơ nên không bị nóng lên nhanh chóng và quá mức như chiếc xe máy đang chạy.

Bài 6: Qua quang hợp tạo chất đường, cây xanh đã thực hiện quá trình chuyển hoá năng lượng từ quang năng sang hoá năng.

Bài 7:

+ATP là nguồn năng lượng có thể cung cấp cho hoạt động sống cũng như quá trình tập luyện.

+Đóng vai trò quan trọng trong những hoạt động trao đổi chất và hoạt động thần kinh.

+ATP nó không phải là một dạng năng lượng trực tiếp nhưng lại là một nguồn năng lượng dự trữ không thể thiếu trong mỗi tế bào.

+Mỗi khi tập luyện hay những hoạt động cơ thể khiến hao hụt năng lượng. Lúc này ATP sẽ ngay lập tức được tổng hợp và cung cấp lại để bù đắp.

Bài 8: Năng lượng được sinh vật lấy vào qua thức ăn có bị thất thoát. Do không phải 100% năng lượng từ thức ăn được chuyển hóa thành năng lượng tích lũy và sử dụng cho các hoạt động sống. Phần thất thoát do rất nhiều nguyên nhân khách quan.

Bài 9: Một số loại vật nuôi như trâu, bò, dê, cừu,… có thể tiêu hoá được rơm, cỏ, củ,… vì ở dạ dày cỏ trong dạ dày của chúng có nhiều vi sinh vật sống cộng sinh giúp việc tiêu hóa cellulose, còn con người không có các vi sinh vật này nên con người có thể tiêu hoá được tinh bột nhưng lại không thể tiêu hoá được cellulose.

Bài 10: Chuyển hóa năng lượng là quá trình biến đổi năng lượng sinh ra trong cơ thể thành các dạng năng lượng cần thiết khác cho sự sống và liên quan chặt chẽ với sự chuyển hóa vật chất. Trong quá trình biến đổi không sinh ra them và cũng không mất đi.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *