Giáo án KHTN 7 KNTT BÀI 4: SƠ LƯỢC BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

MỤC TIÊU

Về kiến thức

– Nêu được các nguyên tắc xây dựng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

– Mô tả được cấu tạo bảng tuần hoàn gồm ô, nhóm, chu kì.

– Sử dụng bảng tuần hoàn để chỉ ra các nhóm nguyên tố kim loại, nhóm nguyên tố phi kim, nhóm nguyên tố khí hiếm trong bảng tuần hoàn.

Về năng lực

a) Năng lực chung

– Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu được các nguyên tắc xây dựng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

– Giao tiếp và hợp tác:

+) Sử dụng ngôn ngữ khoa học để mô tả được cấu tạo bảng tuần hoàn gồm: ô, chu kì và nhóm. nguyên tố hóa học.

+) Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và thảo luận nhóm.

– Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

b) Năng lực khoa học tự nhiên

– Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được các nguyên tắc xây dựng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

– Tìm hiểu tự nhiên: 

+) Mô tả được cấu tạo bảng tuần hoàn gồm: ô, nhóm, chu kì.

+) Lịch sử tìm ra bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

– Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Sử dụng được bảng tuần hoàn để chỉ ra các nhóm nguyên tố/nguyên tố kim loại, các nhóm nguyên tố/nguyên tố phi kim, nhóm nguyên tố khí hiếm trong bảng tuần hoàn.

Về phẩm chất

– Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.

– Cẩn thân, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong chủ đề bài học.

– Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.

THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

– Các hình ảnh, video, máy chiếu.

– Các thẻ nguyên tố, phiếu đánh giá.

– 18 thẻ ghi thông tin của 18 nguyên tố đầu tiên theo mẫu trong Hình 4.1.

Bảng mẫu

 

– Mỗi nhóm chuẩn bị 2 mô hình sắp xếp electron ở vỏ nguyên tử của 2 trong 6 nguyên tố, H, He, Li, Be, C, N. Các nhóm đều chuẩn bị mô hình của nguyên tố Li, Na, F, Cl.

– Phiếu học tập 

PHIẾU HỌC TẬP Ở TRẠM 1
Các thông tin về nguyên tố ở ô số 8 trong bảng tuần hoàn được chỉ ra trong Hình 4.2.

1) Quan sát Hình 4.2, cho biết số proton, electron trong nguyên tử oxygen.

2)  Sử dụng bảng tuần hoàn và cho biết kí hiệu hóa học, tên nguyên tố, số hiệu nguyên tử, khối lượng nguyên tử và số electron trong nguyên tử của các nguyên tố ở ô số 6, 11.

 

PHIẾU HỌC TẬP Ở TRẠM 2
Chuẩn bị: 6 mô hình sắp xếp electron ở vỏ nguyên tử của sáu nguyên tố H, He, Li, Be, C, N theo mẫu được mô tả trong Hình 4.1

Quan sát các mô hình đã chuẩn bị, thảo luận và thực hiện các yêu cầu sau:

1. Hãy cho biết số lớp electron của nguyên tử các nguyên tố trên.

2. So sánh số lớp electron của nguyên tử các nguyên tố trên với số thứ tự chu kì của các nguyên tố đó.

Quan sát bảng tuần hoàn, thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:

3. Quan sát Hình 4.3 và cho biết tên, kí hiệu hóa học và điện tích hạt nhân của nguyên tử các nguyên tố xung quanh nguyên tố carbon.

4. Hãy cho biết số lớp electron của nguyên tử các nguyên tố thuộc chu kì 3. Giải thích?

 

PHIẾU HỌC TẬP Ở TRẠM 3
Chuẩn bị: 4 mô hình sắp xếp electron ở vỏ nguyên tử của Li, Na, F, Cl theo mẫu mô tả trong Hình 4.4.

Quan sát các mô hình đã chuẩn bị, thảo luận và trả lời câu hỏi:

1. Hãy cho biết nguyên tử các nguyên tố nào có cùng số electron ở lớp ngoài cùng.

2. Hãy so sánh số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố với số thứ tự nhóm của các nguyên tố đó.

Quan sát bảng tuần hoàn, thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:

3. Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử hai nguyên tố Al và S. Giải thích

4. Hãy kể tên nguyên tố thuộc chu kì nhỏ và cùng nhóm với nguyên tố beryllium.

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
1) Sử dụng bảng tuần hoàn, hãy xác định vị trí (số thứ tự, chu kì, nhóm) của các nguyên tố Al, Ca, Na.

2) Tính chất nào của nhôm, sắt, đồng đã được dùng trong các ứng dụng ở trong Hình 4.6?

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5
Sử dụng bảng tuần hoàn, hãy xác định vị trí (số thứ tự, chu kì, nhóm) của các nguyên tố có tên trong Hình 4.7
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 6
1. Sử dụng bảng tuần hoàn, hãy xác định vị trí (số thứ tự, chu kì, nhóm) của khí hiếm neon

2. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học gồm các nguyên tố:

A. Kim loại và phi kim

B. Phi kim và khí hiếm

C. Kim loại và khí hiếm

D. Kim loại, phi kim và khí hiếm

Hãy chọn đáp án đúng nhất.

3. Cho các nguyên tố sau:

a) Sử dụng bảng tuần hoàn, hãy cho biết trong các nguyên tố trên, nguyên tố nào là kim loại, nguyên tố nào là phi kim.

b) Nêu ứng dụng trong đời sống của một nguyên tố trong số các nguyên tố trên.

 

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

– Dạy học theo nhóm, theo trạm.

– Kĩ thuật sử dụng phương tiện trực quan, trò chơi học tập.

– Kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật phòng tranh.

– Dạy học nêu và giải quyết vấn đề thông qua câu hỏi SGK.

KHỞI ĐỘNG BÀI HỌC

Hoạt động 1: Quan sát video – Trả lời câu hỏi (10 phút)

a) Mục tiêu: Quan sát video giúp HS hiểu được sơ lược về lịch sử tìm ra được bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Qua đó biết được các thông tin từ bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa hoc.

b) Nội dung: 

Chia lớp thành các nhóm cặp đôi, cho HS quan sát video về lịch sử tìm ra bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. 

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Quan sát video về lịch sử tìm ra bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Chia lớp thành các nhóm cặp đôi, cho HS quan sát video, thảo luận và trả lời vấn đề đặt ra:

Ở các siêu thị, thư viện các em thấy hàng hóa cũng như các loại sách được đặt như thế nào?

HS quan sát video và trả lời câu hỏi của GV đưa ra.
Giao nhiệm vụ: HS thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi của GV đưa ra Nhận nhiệm vụ 
Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: 

Quan sát, hỗ trợ HS khi cần thiết

Thực hiện nhiệm vụ
Chốt lại vấn đề vào bài:

Việc phân loại và sắp xếp là cần thiết để tiết kiệm thời gian tìm tòi, nghiên cứu thông tin. Vậy có hơn 100 nguyên tố hóa học nhưng tạo ra hàng triệu chất với tính chất khác nhau. Như vậy thì các nguyên tố hóa học sắp xếp lộn xộn hay có một quy luật nào để sắp xếp, phân loại để có thể nghiên cứu tính chất một cách dễ dàng hơn không?

 Để tìm hiểu rõ hơn thì cô và các em cùng đi vào bài 4 “Sơ lược bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học”.

 

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Nguyên tắc xây dựng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (35 phút)

a) Mục tiêu: Quan sát Hình 4.1 trong SGK, GV hướng dẫn HS nhận xét số electron trong các lớp vỏ của mỗi nguyên tố khi đi từ trái sang phải. Qua đó, HS nêu được nguyên tắc xây dựng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa hoc.

b) Nội dung: 

Sử dụng phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề thông qua hoạt động nhóm.

– Chia lớp thành các nhóm cặp đôi, quan sát Hình 4.1 trong SGK (hoặc dùng máy chiếu), hướng dẫn HS quan sát một cách tổng quát đến chi tiết số electron ở các lớp vỏ, ở lớp vỏ ngoài cùng để giúp HS trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập số 1. 

c) Sản phẩm: 

Sự thay đổi số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố trong một hàng khi đi từ trái sang phải.

Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố tăng dần trong 1 hàng khi đi từ trái sang phải.

Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố trong cùng một cột.

Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố trong cùng 1 cột bằng nhau.

Luyện tập:

Dựa vào đặc điểm nào về cấu tạo nguyên tử để sắp xếp các nguyên tố vào hàng, vào cột trong bảng tuần hoàn?

Dựa vào số electron ở lớp ngoài cùng và số lớp electron của nguyên tố đó. Ví dụ:

   + Trong cùng một hàng, tính từ trái sang phải: Các nguyên tử có cùng số lớp electron, số electron ở lớp ngoài cùng tăng dần

   + Trong cùng một cột, tính từ trên xuống dưới: Các nguyên tử có cùng số electron ở lớp ngoài cùng, số lớp electron tăng dần.

Sử dụng bảng tuần hoàn, hãy cho biết các nguyên tố nào trong số các nguyên tố Li, Na, C, O có cùng số lớp electron trong nguyên tử.

Trong 4 nguyên tố: Li, Na, C, O có 3 nguyên tố trong cùng 1 hàng đó là: Li, C, O đều nằm ở hàng thứ 2

3 nguyên tố Li, C, O đều có 2 lớp electron.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ: 

Chuẩn bị: 18 thẻ ghi thông tin của 18 nguyên tố đầu tiên theo mẫu trong Hình 4.1.

– Bảng mẫu

Tiến hành: Gắn các thẻ vào bảng mẫu ở trên từ trái qua phải, từ trên xuống dưới, mỗi thẻ vào 1 ô theo chiều tăng dần số đơn vị điện tích hạt nhân của các nguyên tố.

– Thảo luận nhóm và nhận xét về các đặc điểm của bảng sau khi đã sắp xếp:

1. Sự thay đổi số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố trong một hàng khi đi từ trái sang phải

2. Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố trong cùng một cột.

– GV cho HS quan sát và sử dụng bảng tuần hoàn để trả lời câu hỏi luyện tập:

1. Dựa vào đặc điểm nào về cấu tạo nguyên tử để sắp xếp các nguyên tố vào hàng, vào cột trong bảng tuần hoàn?

2. Sử dụng bảng tuần hoàn, hãy cho biết các nguyên tố nào trong số các nguyên tố Li, Na, C, O có cùng số lớp electron trong nguyên tử.

HS nhận nhiệm vụ .
Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: 

– HS tiến hành hoạt động theo sự hướng dẫn của GV và trả lời các câu hỏi đặt ra.

Thảo luận, hoạt động, tư duy để gắn các thẻ vào bảng mẫu và trả lời câu hỏi.
Báo cáo kết quả:

– Cho HS trình bày bảng mẫu của nhóm và câu trả lời. 

– GV nhận xét, bổ sung và kết luận nội dung kiến thức.

– Trình bày bảng mẫu và  câu trả lời.

– Nhận xét phần trình bày của  nhóm bạn.

Tổng kết:

Ngày nay, bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học được xây dựng theo nguyên tắc sau:

– Các nguyên tố hoá học được xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.

– Các nguyên tố trong cùng một hàng có cùng số lớp electron trong nguyên tử.

– Các nguyên tố trong cùng cột có tính chất gần giống nhau.

Ghi chép kiến thức vào vở.
Mở rộng:

Cho HS xem video về cuộc đời của Mendeleev (1834-1970).

Xem video

 

Hoạt động 3: Cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (4 tiết)

a) Mục tiêu: 

– HS hiểu và mô tả được bảng tuần hoàn có cấu tạo gồm các ô nguyên tố, 8 nhóm A, 8 nhóm B và 7 chu kì.

– HS biết vận dụng các kiến thức đã biết ở các bài trước như tên nguyên tố, kí hiệu hóa học, mô hình sắp xếp electron ở lớp vỏ nguyên tử,… để đọc được các thông tin từ ô nguyên tố, hiểu được các nguyên tố có mô hình electron như thế nào thì được xếp vào cùng nhóm A, vào cùng chu kì. Chỉ ra được các nguyên tố ở chu kì 1, 2, 3, nhóm IA, VIIA.

b) Nội dung: 

Sử dụng phương pháp dạy học theo trạm để tìm hiểu về cấu tạo bảng tuần hoàn. Phân công nhiệm vụ cụ thể ở mỗi trạm. Sau khi thực hiện xong nhiệm vụ ở mỗi trạm sẽ luận phiên di chuyển đến các trạm tiếp theo thể thực hiện nhiệm vụ. Khi hoàn thành nhiệm vụ sớm có thể đến các trạm chờ. Cứ như thế cho đến khi thực hiện xong nhiệm vụ ở tất cả các trạm thì sẽ lên thuyết trình.

– Sơ đồ tổ chức dạy học theo trạm:

– GV chia lớp thành 4 nhóm và 3 trạm với nhiệm vụ cụ thể ở mỗi trạm:

+ Trạm 1: Tìm hiểu về ô nguyên tố.

+ Trạm 2: Tìm hiểu về mối quan hệ giữa số lớp electron của nguyên tử các nguyên tố với số thứ tự của chu kì.

+ Trạm 3: Tìm hiểu mối quan hệ giữa số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố với số thứ tự của nhóm.

– GV hướng dẫn HS chuẩn bị mô hình trước cho trạm 2 và trạm 3. Mỗi nhóm chuẩn bị 2 mô hình sắp xếp electron ở vỏ nguyên tử của 2 trong 6 nguyên tố, H, He, Li, Be, C, N. Các nhóm đều chuẩn bị mô hình của nguyên tố Li, Na, F, Cl.

+ Với mô hình HS có thể dùng dây thép để làm các lớp electron, cắt tròn miếng xốp làm electron hoặc vẽ mô hình trên bìa carton.

+ Các mô hình HS chuẩn bị có thể chưa chuẩn xác.

c) Sản phẩm: 

PHIẾU HỌC TẬP Ở TRẠM 1
Ví dụ: Các thông tin về nguyên tố ở ô số 8 trong bảng tuần hoàn được chỉ ra trong Hình 4.2.

1) Quan sát Hình 4.2, cho biết số proton, electron trong nguyên tử oxygen.

Ta có: số hiệu nguyên tử = số đơn vị điện tích hạt nhân (số proton) = số electron trong nguyên tử

Oxygen có số hiệu nguyên tử là  8

Oxygen có 8 proton và 8 electron

2)  Sử dụng bảng tuần hoàn và cho biết kí hiệu hóa học, tên nguyên tố, số hiệu nguyên tử, khối lượng nguyên tử và số electron trong nguyên tử của các nguyên tố ở ô số 6, 11.

Ô số 6:  

   + Kí hiệu hóa học: C

   + Tên nguyên tố: Carbon

   + Số hiệu nguyên tử: 6

   + Khối lượng nguyên tử: 12

   + Số electron trong nguyên tử = số hiệu nguyên tử: 6

Ô số 11:   

   + Kí hiệu hóa học: Na

   + Tên nguyên tố: Sodium

   + Số hiệu nguyên tử: 11

   + Khối lượng nguyên tử: 23

   + Số electron trong nguyên tử = số hiệu nguyên tử: 12

 

PHIẾU HỌC TẬP Ở TRẠM 2
Chuẩn bị: 6 mô hình sắp xếp electron ở vỏ nguyên tử của sáu nguyên tố H, He, Li, Be, C, N theo mẫu được mô tả trong Hình 4.1

Quan sát các mô hình đã chuẩn bị, thảo luận và thực hiện các yêu cầu sau:

1. Hãy cho biết số lớp electron của nguyên tử các nguyên tố trên.

Nguyên tố H, He có 1 đường tròn 1 lớp electron

Nguyên tố Li, Be, C, N có 2 đường tròn 2 lớp electron

2. So sánh số lớp electron của nguyên tử các nguyên tố trên với số thứ tự chu kì của các nguyên tố đó.

Nguyên tố H, He có 1 lớp electron, nằm ở chu kì 1

Nguyên tố Li, Be, C, N có 2 lớp electron, nằm ở chu kì 2

Số lớp electron của nguyên tử các nguyên tố = số thứ tự chu kì của các nguyên tố đó.

Quan sát bảng tuần hoàn, thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:

3. Quan sát Hình 4.3 và cho biết tên, kí hiệu hóa học và điện tích hạt nhân của nguyên tử các nguyên tố xung quanh nguyên tố carbon.

Tên nguyên tố Kí hiệu hóa học Điện tích hạt nhân
Boron B +5
Silicon Si +14
Nitrogen N +7

4. Hãy cho biết số lớp electron của nguyên tử các nguyên tố thuộc chu kì 3. Giải thích?

Số lớp electron của nguyên tử các nguyên tố thuộc chu kì 3 là 3 vì số lớp electron của nguyên tử các nguyên tố bằng số thứ tự chu kì của các nguyên tố đó.

 

PHIẾU HỌC TẬP Ở TRẠM 3
Chuẩn bị: 4 mô hình sắp xếp electron ở vỏ nguyên tử của Li, Na, F, Cl theo mẫu mô tả trong Hình 4.4.

Quan sát các mô hình đã chuẩn bị, thảo luận và trả lời câu hỏi:

1. Hãy cho biết nguyên tử các nguyên tố nào có cùng số electron ở lớp ngoài cùng.

Nguyên tử Li (Z = 3): Có 1 electron ở lớp ngoài cùng

Nguyên tử Na (Z = 11): Có 1 electron ở lớp ngoài cùng

Nguyên tử F (Z = 9): Có 7 electron ở lớp ngoài cùng

Nguyên tử Cl (Z = 17): Có 7 electron ở lớp ngoài cùng

Nguyên tử Li, Na có cùng số electron ở lớp ngoài cùng, nguyên tử F, Cl có cùng số electron ở lớp ngoài cùng

2. Hãy so sánh số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố với số thứ tự nhóm của các nguyên tố đó.

Nguyên tử Li, Na có 1 electron ở lớp ngoài cùng Nằm trong nhóm IA

Nguyên tử F, Cl có 7 electron ở lớp ngoài cùng Nằm ở nhóm VIIA

Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố = số thứ tự nhóm

Quan sát bảng tuần hoàn, thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:

3. Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử hai nguyên tố Al và S. Giải thích

Nguyên tử Al nằm ở nhóm IIIA nên có 3 electron lớp ngoài cùng.

Nguyên tử S nằm ở nhóm VIA nên có 6 electron lớp ngoài cùng.

4. Hãy kể tên nguyên tố thuộc chu kì nhỏ và cùng nhóm với nguyên tố beryllium.

Nguyên tố thuộc chu kì nhỏ và cùng nhóm với nguyên tố beryllium là magnesium.

 

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ: 

– GV hướng dẫn HS hoạt động theo trạm.

– GV chia lớp thành 4 nhóm và 3 trạm với nhiệm vụ cụ thể ở mỗi trạm:

+ Trạm 1: Tìm hiểu về ô nguyên tố.

+ Trạm 2: Tìm hiểu về mối quan hệ giữa số lớp electron của nguyên tử các nguyên tố với số thứ tự của chu kì.

+ Trạm 3: Tìm hiểu mối quan hệ giữa số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố với số thứ tự của nhóm.

– Phân công nhiệm vụ về nhà chuẩn bị các mô hình sắp xếp electron ở vỏ nguyên tử của 2 trong 6 nguyên tố, H, He, Li, Be, C, N. Các nhóm đều chuẩn bị mô hình của nguyên tố Li, Na, F, Cl.

– Thời gian tìm hiểu mỗi trạm là 45 phút. Sau 3 tiết, GV cho HS thuyết trình, mỗi nhóm có thời gian 10 phút để trình bày và GV sẽ chốt lại kiến thức.

HS nhận nhiệm vụ.
Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: 

– Quan sát HS hoạt động theo trạm, hướng dẫn HS và giúp đỡ khi cần thiết.

Suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
Báo cáo kết quả:

– Đại diện mỗi nhóm thuyết trình về kết quả tìm hiểu ở các trạm

– GV nhận xét, đánh giá quá trình hoạt động và kết luận nội dung kiến thức cho HS

– Thuyết trình kết quả tìm hiểu, hoạt động nhóm qua các trạm.

– Góp ý, phản biện, trao đổi và nhận xét phần thuyết trình của bạn.

Tổng kết:

Ô nguyên tố:

– Mỗi nguyên tố hoá học được xếp vào một ô của bảng tuần hoàn, gọi là ô nguyên tố.

– Ô nguyên tố cho biết: số hiệu nguyên tử, kí hiệu hoá học, tên nguyên tố và khối lượng nguyên tử của nguyên tố đó.

Số hiệu nguyên tử (Z) = Số đơn vị điện tích hạt nhân = Số p = Số e = Số thứ tự ô

Chu kì:

Chu kì gồm các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp e và được xếp thành một hàng theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân.

Số thứ tự chu kì = số lớp e

Nhóm:

Nhóm gồm các nguyên tố có tính chất hóa học tương tự nhau, được xếp thành cột theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân.

Nhóm A: STT nhóm = Số e lớp ngoài cùng

Ghi nhớ chép kiến thức.

 

e) Đánh giá

GV sử dụng bảng đánh giá để đánh giá quá trình hoạt động của nhóm.

Nội dung quan sát Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Phân vân Không đồng ý
Thảo luận sôi nổi
Các HS trong nhóm đều tham gia hoạt động
Kết quả bài làm tốt
Trình bày kết quả tốt

 

Hoạt động 4: Vị trí các nhóm nguyên tố kim loại, phi kim và khí hiếm trong bảng tuần hoàn (75 phút)

a) Mục tiêu: Quan sát Hình 4.6 và 4.7 trong SGK kết hợp với bảng tuần hoàn, GV hướng dẫn

HS mô tả được bảng tuần hoàn gồm 3 loại nhóm nguyên tố là kim loại, phi kim, khí hiếm trong đó kim loại chiếm đa số và vị trí của chúng trong bảng tuần hoàn.

– Nêu được một số ứng dụng của một số kim loại, phi kim, khí hiếm trong cuộc sống.

– Vận dụng kiến thức đã biết để biết được một nguyên tố là kim loại, phi kim hay khí hiếm nếu biết điện tích hạt nhân nguyên tử của nguyên tố đó.

b) Nội dung: 

Sử dụng phương pháp dạy học hợp tác kết hợp kĩ thuật khăn trải bàn và kĩ thuật phòng tranh.

– GV chia lớp thành 4 nhóm, cho HS xem video giới thiệu về các nhóm nguyên tố kim loại, phi kim và khí hiếm, yêu cầu HS tham khảo thêm kiến thức SGK và tóm tắt cả 3 nội dung vào giấy A3 theo sơ đồ tư duy với các thông tin: thể tồn tại, phần trăm nguyên tố, vị trí trong bảng tuần hoàn, một số ứng dụng của 3 nhóm nguyên tố và viết câu trả lời cho các câu hỏi ở mỗi phần vào phiếu học tập.

– Sử dụng kĩ thuật phòng tranh cho các nhóm trình bày và nhận xét chéo nhau. GV đánh quá quá trình hoạt động và kết quả của các nhóm.

c) Sản phẩm: 

– Sơ đồ tư duy tóm tắt nội dung của các nhóm.

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
1) Sử dụng bảng tuần hoàn, hãy xác định vị trí (số thứ tự, chu kì, nhóm) của các nguyên tố Al, Ca, Na.

STT Chu kì Nhóm
Al 13 3 IIIA
Ca 20 4 IIA
Na 11 3 IA

2) Tính chất nào của nhôm, sắt, đồng đã được dùng trong các ứng dụng ở trong Hình 4.6?

Nhôm dễ dát mỏng và dẫn nhiệt.

Đồng dẫn điện.

Sắt cứng và bền.

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5
Sử dụng bảng tuần hoàn, hãy xác định vị trí (số thứ tự, chu kì, nhóm) của các nguyên tố có tên trong Hình 4.7

STT Chu kì Nhóm
O 8 2 VIA
S 16 3 VIA
Cl 17 3 VIIA
Br 35 4 VIIA

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 6
1. Sử dụng bảng tuần hoàn, hãy xác định vị trí (số thứ tự, chu kì, nhóm) của khí hiếm neon

Neon có STT là 10, chu kì 2, nhóm VIIIA.

2. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học gồm các nguyên tố:

A. Kim loại và phi kim

B. Phi kim và khí hiếm

C. Kim loại và khí hiếm

D. Kim loại, phi kim và khí hiếm

Đáp án: D

Hãy chọn đáp án đúng nhất.

3. Cho các nguyên tố sau:

a) Sử dụng bảng tuần hoàn, hãy cho biết trong các nguyên tố trên, nguyên tố nào là kim loại, nguyên tố nào là phi kim

Nguyên tố Ba, Rb, Cu, Fe là kim loại;

Nguyên tố P, Si là phi kim.

b) Nêu ứng dụng trong đời sống của một nguyên tố trong số các nguyên tố trên.

Đồng được sử dụng làm dây dẫn điện, motơ động cơ điện, cuộn từ của nam châm, đúc tượng,…

 

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ: 

– Sử dụng phương pháp dạy học hợp tác kết hợp kĩ thuật khăn trải bàn. 

– GV chia lớp thành 4 nhóm, cho HS xem video giới thiệu về các nhóm nguyên tố kim loại, phi kim và khí hiếm.

– Yêu cầu HS tham khảo thêm kiến thức SGK và tóm tắt cả 3 nội dung vào giấy A3 theo sơ đồ tư duy với các thông tin: thể tồn tại, phần trăm nguyên tố, vị trí trong bảng tuần hoàn, một số ứng dụng của 3 nhóm nguyên tố.

– Hoàn thành các câu trả lời trong phiếu học tập.

– Sử dụng kĩ thuật phòng tranh cho các nhóm trình bày và nhận xét chéo nhau. GV đánh quá quá trình hoạt động và kết quả của các nhóm.

HS nhận nhiệm vụ.
Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: 

– Hướng dẫn HS hoạt động nhóm và vẽ sơ đồ tư duy.

– Quan sát, giúp đỡ HS khi cần thiết.

Suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
Báo cáo kết quả:

– Các nhóm trình bày sơ đồ tư duy và câu trả lời xung quanh lớp học. Thành viên các nhóm thay nhau thuyết trình.

– Các HS lắng nghe, quan sát các bạn thuyết trình và đánh giá dựa trên thang đo giáo viên đưa ra.

– Thuyết trình kết quả hoạt động nhóm.

-Đánh giá chéo lẫn nhau giữa các nhóm.

Tổng kết:

Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố kim loại tập trung ở các nhóm IA, IIA, IIIA và các nhóm B. Các nguyên tố phi kim tập trung ở các nhóm VA, VIA, VIIA, còn các nguyên tố khí hiếm ở nhóm VIIIA.

Ghi chép kiến thức.
Về nhà:

Vận dụng mối quan hệ giữa vị trí trong bảng tuần hoàn, tính chất của một số kim loại, phi kim hay khí hiếm thông dụng với một số ứng dụng của chúng trong thực tiễn.

Tìm hiểu và trả lời.

 

e) Đánh giá

GV sử dụng bảng đánh giá để đánh giá quá trình hoạt động của nhóm.

Nội dung quan sát Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Phân vân Không đồng ý
Thảo luận sôi nổi
Các HS trong nhóm đều tham gia hoạt động
Kết quả bài làm tốt
Trình bày kết quả tốt

 

HS sử dụng bảng đánh giá theo thanh đo từ 1 → 5 để đánh giá bài thuyết trình của các nhóm.

Nội dung quan sát Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
Nội dung kiến thức
Hình thức trình bày sơ đồ tư duy
Cách thuyết trình 
Trả lời câu hỏi

 

Hoạt động 11: Củng cố – Luyện tập (15 tiết)

a) Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức cho HS bằng cách vận dụng kiến thức để giải bài tập.

b) Nội dung: 

– GV cho HS làm việc cá nhân.

– Làm bài tập mà GV đưa ra.

c) Sản phẩm: Đáp án câu trả lời 

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ: 

– GV trình chiếu câu hỏi, HS sử dụng bảng A, B, C, D để trả lời câu hỏi.

Câu 1: Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố hoá học được sắp xếp theo:

A. thứ tự chữ cái trong từ điển.

B. thứ tự tăng dần điện tích hạt nhân.

C. thứ tự tăng dần số hạt electron lớp ngoài cùng.

D. thứ tự tăng dần số hạt neutron.

  • Đáp án: B

Câu 2: Những nguyên tố hoá học nào sau đây thuộc cùng một nhóm?

A. O, S, Se.

B. N, O, F.

C. Na, Mg, K.

D. Ne, Na, Mg.

  • Đáp án: A

Câu 3: Những nguyên tố hoá học nào sau đây thuộc cùng một chu kì?

A. Li, Si, Ne.

B. Mg, P, Ar.

C. K, Fe, Ag.

D. B, Al, In.

  • Đáp án: B

Câu 4: Nguyên tố A ở ô số 3 ,chu kỳ 2 ,nhóm I. Cấu tạo nguyên tử của nguyên tố  A là:

A. Điện tích hạt nhân 3+, có 2e lớp ngoài cùng, 1 lớp e.

B. Điện tích hạt nhân 2+, 3 e lớp ngoài cùng, 1 lớp e.

C. Điện tích hat nhân 1+,2 lớp e , 3 e lớp ngoài cùng.

D. Điện tích hạt nhân 3+, 2 lớp e , 1e lớp ngoài cùng.

  • Đáp án: D

Câu 5. Nguyên tử X có  8 proton, 2 lớp electron và có 6 e lớp ngoài cùng .Vậy vị trí của nguyên tố X trong bảng tuần hoàn là:

A. X ở ô số 6 .chu kỳ 2 ,nhóm VIII.

B. X ở ô số 8 , chu kỳ 6, nhóm II.

C. X ở ô số 8, chu kỳ 2,nhóm VI.

D. X ở ô số 2, chu kỳ 6, nhóm VIII. 

  • Đáp án: C

Câu 6. Nguyên tử Y lớp vỏ có 4 electron. Nguyên tố Y trong bảng tuần hoàn ở :

A. Ô số 4.

B. Chu kỳ 4.

C. Nhóm IV.

D. Chu kỳ 3.

  • Đáp án: A

Câu 7. Nguyên tố B ở nhóm V trong bảng tuần hoàn. Điều khẳng định nào sau đây đúng với cấu tạo nguyên tử B

A. Nguyên tử B có 5 lớp electron.

B. Nguyên tử B có 5 electron lớp ngoài cùng.

C. Nguyên tử B có điện tích hạt nhân là 5+.

D. Nguyên tử B có số proton bằng 5.

  • Đáp án: B

Câu 8. Các nguyên tố trong một chu kì thì có cùng

A. Số electron lớp ngoài cùng.

B. Khối lượng nguyên tử.

C. Điện tích hạt nhân.

D. Số lớp electron.

  • Đáp án: D

Câu 9. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, số chu kì nhỏ và chu kì lớn là

A. 3 và 4

B. 4 và 4

C. 3 và 3

D. 4 và 3

  • Đáp án: A

Câu 10. Số nguyên tố trong chu kì 3 và 5 là:

A. 8 và 8.

B. 18 và 18.

C. 8 và 18.

D. 18 và 8.

  • Đáp án: C
HS nhận nhiệm vụ.
Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: 

– Vận dụng kiến thức đã học trong bài để hoàn thành bài tập.

– Học sinh trả lời câu hỏi.
Báo cáo kết quả:

– Cho HS trả lời, giải thích về câu trả lời.

– GV tổng kết về nội dung kiến thức.

Lắng nghe câu trả lời của bạn và nhận xét của GV và rút kinh nghiệm để giải các bài tập khác.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *