Giáo án KHTN 7 KNTT BÀI 37: ỨNG DỤNG SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT VÀO THỰC TIỄN

MỤC TIÊU

Về kiến thức

– Nêu được các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật (nhân tố nhiệt độ, ánh sáng, nước, dinh dưỡng).

– Trình bày được một số ứng dụng sinh trưởng và phát triển của sinh vật trong thực tiễn (ví dụ điều hòa sinh trưởng và phát triển ở sinh vật bằng cách sử dụng chất kích thích hoặc điều khiển yếu tố môi trường).

– Vận dụng được những hiểu biết về sinh trưởng và phát triển của sinh vật giải thích một số hiện tượng thực tiễn (tiêu diệt muỗi ở giai đoạn ấu trừng, phòng trừ sâu bệnh, chăn nuôi).

Về năng lực

a) Năng lực chung

– Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ của bản thân và nhóm khi tìm hiểu về các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật.

– Giao tiếp và hợp tác: Tương tác tích cực với các thành viên trong nhóm để tìm hiểu về một số ứng dụng sinh trưởng và phát triển của sinh vật trong thực tiễn.

– Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng học được về sinh trưởng và phát triển của sinh vật để giải thích một số hiện tượng thực tiễn (tiêu diệt muỗi ở giai đoạn ấu trừng, phòng trừ sâu bệnh, chăn nuôi).

b) Năng lực khoa học tự nhiên

– Nhận thức khoa học tự nhiên: 

+) Nêu được các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật (nhân tố nhiệt độ, ánh sáng, nước, dinh dưỡng).

+) Trình bày được một số ứng dụng sinh trưởng và phát triển của sinh vật trong thực tiễn (ví dụ điều hòa sinh trưởng và phát triển ở sinh vật bằng cách sử dụng chất kích thích hoặc điều khiển yếu tố môi trường).

– Tìm hiểu tự nhiên: Quan sát, phân tích, nhận ra sự sinh trưởng và phát triển của các sinh vật xung quanh chịu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường.

– Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Nhận ra và giải thích được sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật trong tự nhiên. Vận dụng được những hiểu biết về sinh trưởng và phát triển của sinh vật để giải thích một số hiện tượng thực tiễn (tiêu diệt muỗi ở giai đoạn ấu trừng, phòng trừ sâu bệnh, chăn nuôi).

Về phẩm chất

– Thông qua hiểu biết về sinh trưởng và phát triển của sinh vật, thêm yêu thiên nhiên, yêu môn học.

– Trung thực trong báo cáo các hoạt động cá nhân và nhóm.

– Có ý thức hoàn thành tốt các nội dung thảo luận trong môn học.

THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

– Các hình ảnh theo sách giáo khoa, video.

– Máy chiếu, bảng nhóm.

– Phiếu học tập 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Câu 1: Quan sát hình 37.1, hãy cho biết:

– Nhận xét mức độ sinh trưởng và phát triển của cá rô phi ở các mức nhiệt độ khác nhau, từ đó cho biết nhiệt độ có ảnh hưởng như thế nào tới sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.

– Giới hạn nhiệt độ của cá rô phi ở Việt Nam

– Nhiệt độ thuận lợi nhất cho sự sinh trưởng và phát triển của cá rô phi là bao nhiêu?

– Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp so với nhiệt độ cực thuận có ảnh hưởng như thế nào tới mức độ sinh trưởng của sinh vật?

Hình 37.1. Đồ thị mô tả ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự sinh trưởng và phát triển của cá rô phi ở Việt Nam

Câu 2: Từ Bảng sau, nêu ảnh hưởng của nhiệt độ đến tỉ lệ sống, số lá, độ dài, bề rộng lá của cây lan hồ điệp.

Bảng 35.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh trưởng của lan hồ điệp

Công thức thí nghiệm Sau 6 tháng
Tỉ lệ sống (%) Số lá cây (lá/cây) Dài lá (cm) Rộng lá (cm)
CT1: 18 – 24℃ 85,3 3,1 8,6 3,5
CT2: 25 – 31℃ 96,4 3,5 10,2 4,5
CT3: 32 – 35℃ 73,1 2,5 8,2 2,8

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Câu 1. Nhiều loài động vật có tập tính phơi nắng, tập tính này có tác dụng gì đối với sự sinh trưởng và phát triển của chúng?

Câu 2. Giải thích vì sao nên cho trẻ nhỏ tắm nắng vào sáng sớm hoặc chiều muộn?

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Câu 1. Quan sát Hình từ 37.2, hãy cho biết những hậu quả xảy ra đối với thực vật, động vật và con người khi thiếu nước.

– Nước có ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng và phát triển ở sinh vật như thế nào? Vì sao nước có thể ảnh hưởng tới các quá trình này?

   

Hình 37.2a. Cây bị héo vì thiếu nước

Hình 37.2b. Hạt đậu không nảy mầm do thiếu nước, hạt đậu nảy mầm do được cung cấp đủ nước

Hình 37.2c. Biểu hiện của người bị thiếu nước

Câu 2. Em hãy lấy ví dụ về vai trò của nước đối với thực vật.

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
Câu 1. Chất dinh dưỡng có ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển của sinh vật như thế nào? Cho ví dụ.

Câu 2. Giải thích vì sao chế độ dinh dưỡng lại có thể tác động tới sự sinh trưởng và phát triển?

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5
Ứng dụng sinh trưởng và phát triển trong trồng trọt

Câu 1. Quan sát hình 37.3, trả lời các câu hỏi sau:

Nêu các biện pháp điều khiển sinh trưởng, phát triển ở thực vật trong hình và tác dụng của từng biện pháp. Kể thêm các biện pháp khác mà em biết

a.Chiếu sáng nhân tạo trong nhà kính b. Ủ rơm chống rét cho cây trồng
c. Bón phân cho cây trồng d. Tưới nước cho cây trồng

Câu 2. Người trồng rừng đã điều khiển quá trình sinh trưởng của cây lấy gỗ bằng cách để mật độ dày khi cây còn non và khi cây đã đến chiều cao mong muốn thì tỉa bớt. Giải thích ý nghĩa của việc làm này.

Câu 3. Đọc thông tin trong mục 1b, lựa chọn loại hormone phù hợp các các đối tượng trong bẳng bằng cách đánh dấu X vào ô tương ứng và nêu lợi ích của việc sử dụng loại hormone đó rồi hoàn thành bảng theo mẫu sau:

Đối tượng thực vật Hormone kích thích Hormone ức chế Lợi ích
Cây lấy sợi, lấy gỗ ? ? ?
Cây quất cảnh ? ? ?
Hành, tỏi, khoai tây ? ? ?

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 6

Ứng dụng sinh trưởng và phát triển trong chăn nuôi

Câu 1. Những hiểu biết về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật đã được con người ứng dụng như thế nào trong chăn nuôi? Cho ví dụ.

Câu 2. Khi sử dụng các chất kích thích sinh trưởng trong chăn nuôi, chúng ta cần chú ý điều gì? Vì sao?

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 7
Quan sát hình 37.5, thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Nhận xét về hình thái của muỗi và bướm ở các giai đoạn khác nhau trong vòng đời.

Câu 2. Theo em, diệt muỗi ở giai đoạn nào cho hiệu quả nhất? Vì sao? Hãy đề xuất các biện pháp diệt muỗi và ngăn chặn sự phát triển của muỗi.

Câu 3.  Hãy đề xuất các biện pháp diệt bướm để bảo vệ mùa màng.

 

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

– Thuyết trình nêu vấn đề kết hợp hỏi – đáp.

– Dạy học theo nhóm, nhóm cặp đôi, nhóm nhỏ.

– Phương pháp trực quan, trò chơi.

– Kĩ thuật think – pair – share, “Mảnh ghép – chuyên gia”

CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 

Hoạt động 1: Khởi động 

a) Mục tiêu: Tạo được hứng thú cho học sinh, dẫn dắt giới thiệu vấn đề, để học sinh biết được các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật. Từ đó, khám phá, tìm tòi và chủ động trong việc quan sát các sinh vật trong cuộc sống hằng ngày và vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

b) Nội dung: GV cho HS quan sát hình ảnh và trả lời các câu hỏi đặt ra. Qua đó, dẫn dắt HS vào bài học.

Quan sát hình ảnh, theo các em đặc điểm chung của những bức ảnh trên là gì?

Vì sao khi trồng cây trong nhà người ta thường đặt chậu cây ở gần cửa sổ?

Theo các em lúa mì được trồng nhiều ở đâu?

 

Theo các em bắp cải và súp lơ thường ra hoa vào mùa nào?

Đặc điểm chung của 3 giống cây này là gì?

 

Hình ảnh sau nói lên điều gì?

Hình ảnh sau nói lên điều gì?

Qua các minh hoa trên, theo các em có những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật?

c) Sản phẩm dự kiến: 

Quan sát hình ảnh, theo các em đặc điểm chung của những bức ảnh trên là gì?

Các chậu cây đều đặt cạnh cửa sổ

Vì sao khi trồng cây trong nhà người ta thường đặt chậu cây ở gần cửa sổ?

Vì có nhiều ánh sáng

Theo các em lúa mì được trồng nhiều ở đâu?

Bắc Phi, Trung Đông, Bắc Trung Quốc,… những vùng có khí hậu lạnh.

Theo các em bắp cải và súp lơ thường ra hoa vào mùa nào?

Mùa đông.

Đặc điểm chung của 3 giống cây này là gì?

Đều ra hoa ở nhiệt độ thấp

Hình ảnh sau nói lên điều gì?

Cây trồng sẽ sinh trưởng và phát triển tốt nếu được chăm sóc, tưới nước và dinh dưỡng đầy đủ

Qua các minh hoa trên, theo các em có những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật?

Nhiệt độ

Ánh sáng

Nước

Dinh dưỡng

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Quan sát hình ảnh sau, trả lời một số câu hỏi:

Quan sát hình ảnh, theo các em đặc điểm chung của những bức ảnh trên là gì?

2. Vì sao khi trồng cây trong nhà người ta thường đặt chậu cây ở gần cửa sổ?

3. Theo các em lúa mì được trồng nhiều ở đâu?

4. Theo các em bắp cải và súp lơ thường ra hoa vào mùa nào?

5. Đặc điểm chung của 3 giống cây này là gì?

   

6. Hình ảnh sau nói lên điều gì?

7. Qua các minh hoa trên, theo các em có những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật?

HS quan sát hình và trả lời các câu hỏi của giáo viên đưa ra.
Giao nhiệm vụ: 

HS hoạt động cá nhân, phân tích hình ảnh và trả lời câu hỏi

Nhận nhiệm vụ
Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: 

Quan sát, hỗ trợ HS khi cần thiết

Thực hiện nhiệm vụ
Chốt lại vấn đề vào bài:

Để biết được các yếu tố trên ảnh hưởng ra sao? Ứng dụng của chúng vào thực tiễn như thế nào? Chúng ta hãy cùng nhau vào bài để có được câu trả lời nhé!

Hoạt động 2: Tìm hiểu ảnh hưởng của nhiệt độ 

a) Mục tiêu: 

HS nhận biết được ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật.

b) Nội dung:

– GV chia lớp thành các nhóm, sử dụng kết hợp phương pháp trực quan và kĩ thuật phán đoán cho HS đoán nhiệt độ thích hợp của cá rô phi và một số loài sinh vật khác ở Việt Nam. 

– GV tổ chức cho HS thảo luận để trả lời các câu hỏi trong SGK và phiếu học tập số 1.

Câu 1:  Quan sát hình 37.1, hãy cho biết:

– Nhận xét mức độ sinh trưởng và phát triển của cá rô phi ở các mức nhiệt độ khác nhau, từ đó cho biết nhiệt độ có ảnh hưởng như thế nào tới sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.

– Giới hạn nhiệt độ của cá rô phi ở Việt Nam

– Nhiệt độ thuận lợi nhất cho sự sinh trưởng và phát triển của cá rô phi là bao nhiêu?

– Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp so với nhiệt độ cực thuận có ảnh hưởng như thế nào tới mức độ sinh trưởng của sinh vật?

 

Hình 37.1. Đồ thị mô tả ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự sinh trưởng và phát triển của cá rô phi ở Việt Nam

Câu 2: Cho bảng sau, nêu ảnh hưởng của nhiệt độ đến tỉ lệ sống, số lá, độ dài, bề rộng lá của cây lan hồ điệp.

Bảng 1. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh trưởng của lan hồ điệp

Công thức thí nghiệm Sau 6 tháng
Tỉ lệ sống (%) Số lá cây (lá/cây) Dài lá (cm) Rộng lá (cm)
CT1: 18 – 24℃ 85,3 3,1 8,6 3,5
CT2: 25 – 31℃ 96,4 3,5 10,2 4,5
CT3: 32 – 35℃ 73,1 2,5 8,2 2,8

 

c) Sản phẩm: 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Câu 1: Quan sát hình 37.1, hãy cho biết:

– Nhận xét mức độ sinh trưởng và phát triển của cá rô phi ở các mức nhiệt độ khác nhau, từ đó cho biết nhiệt độ có ảnh hưởng như thế nào tới sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.

– Giới hạn nhiệt độ của cá rô phi ở Việt Nam

– Nhiệt độ thuận lợi nhất cho sự sinh trưởng và phát triển của cá rô phi là bao nhiêu?

– Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp so với nhiệt độ cực thuận có ảnh hưởng như thế nào tới mức độ sinh trưởng của sinh vật?

– Mức độ sinh trưởng và phát triển của cá rô phi không giống nhau ở các mức nhiệt độ khác nhau

Từ đó ta thấy nhiệt độ có ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật

Giới hạn nhiệt độ của cá rô phi ở Việt Nam là: 5,6℃ và 42℃.

Nhiệt độ thuận lợi nhất cho sự sinh trưởng và phát triển của cá rô phi là: 30℃.

Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp so với nhiệt độ cực thuận sẽ làm chậm sự sinh trưởng của sinh vật hoặc làm sinh vật chết

Câu 2: Nêu ảnh hưởng của nhiệt độ đến tỉ lệ sống, số lá, độ dài, bề rộng lá của cây lan hồ điệp.

Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tỉ lệ sống, số lá, độ dài, bề rộng của tán cây lan hồ điệp:

Trong khoảng từ 25oC đến 31oC, tỉ lệ sống, số lá, độ dài, bề rộng của tán cây lan hồ điệp có sự sinh trưởng mạnh mẽ nhất.

Trong khoảng từ 18oC đến 24oC, tỉ lệ sống, số lá, độ dài, bề rộng của tán cây lan hồ điệp sinh trưởng tương đối ổn định.

Trong khoảng từ 32oC đến 35oC, tỉ lệ sống, số lá, độ dài, bề rộng của tán cây lan hồ điệp sinh trưởng kém nhất trong ba khoảng nhiệt độ.

 

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ: 

– GV chia lớp thành các nhóm, sử dụng kết hợp phương pháp trực quan và kĩ thuật công não cho HS đoán nhiệt độ thích hợp của cá rô phi và một số loài sinh vật khác ở Việt Nam. 

– GV tổ chức cho HS thảo luận để trả lời các câu hỏi trong SGK và phiếu học tập số 1.

Nhận nhiệm vụ
Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: 

– Các nhóm thảo luận kết quả và hoàn thành vào phiếu học tập số 1.

– Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh khi cần thiết.

Phân tích hình ảnh, khai thác thông tin SGK, thảo luận nhóm thống nhất ý kiến, hoàn thành phiếu học tập.
Báo cáo kết quả:

– Gọi 1 nhóm đại diện trình bày kết quả. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

– GV kết luận về nội dung kiến thức mà các nhóm đã đưa ra.

– Các nhóm treo đáp án.

– Đại diện 1 nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác đối chiếu với đáp án nhóm mình và đưa ra nhận xét.

Tổng kết:

Mỗi loài sinh vật thích hợp với một điều kiện nhiệt độ nhất định gọi là giới hạn sinh thái, nếu nằm ngoài giới hạn sinh thái đó thì quá trình sinh trưởng của chúng sẽ bị ảnh hưởng.

Ghi chép kiến thức vào vở.

 

Hoạt động 3: Tìm hiểu ảnh hưởng của ánh sáng 

a) Mục tiêu: 

HS nhận biết được ảnh hưởng của ánh sáng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật.

b) Nội dung:

GV sử dụng kết hợp phương pháp hỏi – đáp và kĩ thuật công não để tổ chức cho HS tìm hiểu về ảnh hưởng của ánh sáng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật.

– GV hướng dẫn HS hoạt động nhóm, thảo luận để trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập số 2.

c) Sản phẩm: 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Câu 1. Nhiều loài động vật có tập tính phơi nắng, tập tính này có tác dụng gì đối với sự sinh trưởng và phát triển của chúng?

Vì ánh sáng mặt trời giúp cơ thể chúng tổng hợp vitamin D – đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thụ calcium để hình thành xương, từ đó tác động đến sự sinh trưởng của cơ thể. Bên cạnh đó ánh sáng giúp động vật hấp thu thêm nhiệt từ môi trường và giảm mất nhiệt trong những ngày trời rét.

Câu 2. Giải thích vì sao nên cho trẻ nhỏ tắm nắng vào sáng sớm hoặc chiều muộn?

Tắm nắng cho trẻ nhỏ vào sáng sớm hoặc hiều muộn, khi ánh sáng yếu giúp đẩy mạnh quá trình hình thành xương của trẻ. Tia tử ngoại ở ánh nắng mặt trời làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D.

Vitamin D có vai trò trong chuyên hoá canxi để hình thành xương, qua đó ảnh hưởng lên quá trình sinh trưởng và phát triển của trẻ.

Không nên tắm cho trẻ khi ánh sáng mạnh vì nhiều tia cực tím sẽ có hại cho sự phát triển của của trẻ.

 

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ: 

– Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm theo kĩ thuật động não để hoàn thành phiếu học tập số 2.

+ Các nhóm phân công nhiệm vụ, khuyến khích mỗi thành viên đưa ra nhiều ý kiến nhất có thể.

+ Cả nhóm thảo luận, lựa chọn phương án hợp lí hoàn thành nhiệm vụ.

– Thời gian thảo luận: 5 phút.

Nhận nhiệm vụ
Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: 

– Các nhóm thảo luận kết quả và hoàn thành vào phiếu học tập số 2.

– Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh khi cần thiết.

Phân tích hình ảnh, khai thác thông tin SGK, thảo luận nhóm thống nhất ý kiến, hoàn thành phiếu học tập.
Báo cáo kết quả:

– Cho các nhóm treo phiếu đáp án, nhóm trưởng đứng cạnh phiếu.

– Gọi 1 nhóm đại diện trình bày kết quả. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

– GV kết luận về nội dung kiến thức mà các nhóm đã đưa ra.

– Các nhóm treo đáp án.

– Đại diện 1 nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác đối chiếu với đáp án nhóm mình và đưa ra nhận xét.

Tổng kết:

Ánh sáng ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và thời gian ra hoa của thực vật.

 

Hoạt động 4: Tìm hiểu ảnh hưởng của nước

a) Mục tiêu: HS nhận biết được ảnh hưởng của nước đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật.

b) Nội dung: GV sử dụng kết hợp phương pháp thảo luận nhóm nhỏ với kĩ thuật think – pair – share để tổ chức cho HS tìm hiểu ảnh hưởng của nước đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật. Thông qua đó, HS thảo luận, hoạt động nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 3.

Câu 1. Quan sát Hình từ 37.2, hãy cho biết những hậu quả xảy ra đối với thực vật, động vật và con người khi thiếu nước.

– Nước có ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng và phát triển ở sinh vật như thế nào? Vì sao nước có thể ảnh hưởng tới các quá trình này?

    

Hình 37.2a. Cây bị héo vì thiếu nước

Hình 37.2b. Hạt đậu không nảy mầm do thiếu nước, hạt đậu nảy mầm do được cung cấp đủ nước

Hình 37.2c. Biểu hiện của người bị thiếu nước

Câu 2. Em hãy lấy ví dụ về vai trò của nước đối với thực vật.

c) Sản phẩm: 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Câu 1. Quan sát Hình từ 37.2, hãy cho biết những hậu quả xảy ra đối với thực vật, động vật và con người khi thiếu nước.

– Nước có ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng và phát triển ở sinh vật như thế nào? Vì sao nước có thể ảnh hưởng tới các quá trình này?

Đối với thực vật: bị khô héo, chết, cây không lớn hay nảy mầm được.

Đối với động vật, nhất là động vật biển: khô da, ngạt khí, hoạt động trao đổi chất trong cơ thể bị đình trệ, trực tiếp dẫn đến cái chết do cơ thể không điều tiết được với sự thay đổi đột ngột của môi trường.

Đối với con người:

Làm cơ thể bị nóng lên và quá tải.

Dẫn đến các tình trạng khô da, chuột rút, chóng mặt, rối loạn nhịp tim hoặc nặng hơn có thể dẫn đến tụt huyết áp, ngất xỉu và suy nhược. 

Khiến cơ thể mệt mỏi, buồn ngủ, đau đầu, chóng mặt, táo bón, thay đổi tâm trạng, dễ cáu gắt, lo lắng, đau khớp,… ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất làm việc, học tập và khả năng vận động.

Nước có vai trò quan trọng tới quá trình sinh trưởng và phát triển ở sinh vật.

Vì nước tham gia vào quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng nên ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật.

Câu 2. Em hãy lấy ví dụ về vai trò của nước đối với thực vật.

Ví dụ về vai trò của nước đối với thực vật: cung cấp nguyên liệu và tăng hiệu quả cho quá trình quang hợp, dẫn truyền các sản phẩm được tổng hợp trong quá trình quang hợp từ lá đến các bộ phận khác.

 

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ: 

GV chia lớp thành các nhóm nhỏ kết hợp sử dụng kĩ thuật think – pair – share để cho HS tìm hiểu về ứng dụng của tập tính ở động vật, qua đó trả lời các câu thảo luận trong phiếu học tập.

HS nhận nhiệm vụ
Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: 

– Các nhóm thảo luận kết quả và hoàn thành vào phiếu học tập số 3.

– Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh khi cần thiết.

Phân tích hình ảnh, khai thác thông tin SGK, thảo luận nhóm thống nhất ý kiến, hoàn thành phiếu học tập.
Báo cáo kết quả:

– Các học sinh được gọi tham gia báo cáo. Các học sinh khác lắng nghe, ghi chép lại và cho nhận xét.

– GV kết luận về nội dung kiến thức mà các nhóm đã đưa ra.

– Đại diện HS được gọi báo cáo, các học sinh khác lắng nghe, ghi chép, nhận xét.
Tổng kết:

– Nước có vai trò quan trọng tới quá trình sinh trưởng và phát triển ở sinh vật.

Ở thực vật, nước là nguyên liệu cho quá trình quang hợp tạo ra các chất hữu cơ giúp cây lớn lên.

Ở động vật, nước là nguyên liệu và môi trường cho quá trình tổng hợp các chất xây dựng cơ thể

Nếu thiếu nước, quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật sẽ bị chậm hoặc ngừng lại, thậm chí là chết

Ghi chép kiến thức 

 

Hoạt động 5: Tìm hiểu ảnh hưởng của dinh dưỡng

a) Mục tiêu: 

HS nhận biết được ảnh hưởng của dinh dưỡng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật.

b) Nội dung:

GV sử dụng kết hợp phương pháp thảo luận nhóm nhỏ với kĩ thuật sử dụng tình huống để tổ chức cho HS tìm hiểu ảnh hưởng của dinh dưỡng đến sinh trưởng và phát triển sinh vật. Từ đó, HS thoạt luận và hoạt động nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 4.

Câu 1. Chất dinh dưỡng có ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển của sinh vật như thế nào? Cho ví dụ.

Câu 2. Giải thích vì sao chế độ dinh dưỡng lại có thể tác động tới sự sinh trưởng và phát triển?

c) Sản phẩm: 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
Câu 1. Chất dinh dưỡng có ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển của sinh vật như thế nào? Cho ví dụ.

– Dinh dưỡng là nhân tố quan trọng tác động đến quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật

– Nếu thiếu các chất dinh dưỡng, đặc biệt là protein, động vật sẽ chậm lớn, gầy yếu, sức đề kháng kém.

– Ở thực vật, nếu thiếu các nguyên tố khoáng, đặc biệt là nitrogen, quá trình sinh trưởng sẽ bị ức chế, thậm chí có thể bị chết.

– Nếu thừa chất dinh dưỡng, quá trình sinh trưởng và phát triển ở thực vật, động vật và người cũng bị ảnh hưởng.

Ví dụ sự khác nhau về hình thái giữa cây thiếu dinh dưỡng, cây thừa dinh dưỡng và cây đủ dinh dưỡng.

Sự khác nhau về hình thái giữa:

Cây thiếu dinh dưỡng: phát triển chậm, thấp, lá vàng úa.

Cây thừa dinh dưỡng: phát triển mạnh, cao vượt mức bình thường, lá xanh nhưng dễ rụng.

Cây đủ dinh dưỡng: phát triển bình thường, cao vừa phải, lá xanh tốt.

Câu 2. Giải thích vì sao chế độ dinh dưỡng lại có thể tác động tới sự sinh trưởng và phát triển?

Do các chất dinh dưỡng có trong thức ăn là nguyên liệu cho quá trình tổng hợp các chất trong cơ thể từ đó làm tăng số lượng và kích thước tế bào, hình thành các cơ quan và hệ cơ quan. 

Các chất dinh dưỡng còn là nguồn cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của động vật thông qua hô hấp tế bào. Vì vậy chế độ dinh dưỡng lại có thể tác động tới sự sinh trưởng và phát triển

 

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ: 

GV sử dụng kết hợp phương pháp thảo luận nhóm nhỏ với kĩ thuật sử dụng công não động não để tổ chức cho HS tìm hiểu ảnh hưởng của dinh dưỡng đến sinh trưởng và phát triển sinh vật. Từ đó, HS thảo luận và hoạt động nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 4.

HS nhận nhiệm vụ
Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: 

– Các nhóm thảo luận kết quả và hoàn thành vào phiếu học tập số 4.

– Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh khi cần thiết.

Phân tích hình ảnh, khai thác thông tin SGK, thảo luận nhóm thống nhất ý kiến, hoàn thành phiếu học tập.
Báo cáo kết quả:

– Các học sinh được gọi tham gia báo cáo. Các học sinh khác lắng nghe, ghi chép lại và cho nhận xét.

– GV kết luận về nội dung kiến thức mà các nhóm đã đưa ra.

– Đại diện HS được gọi báo cáo, các học sinh khác lắng nghe, ghi chép, nhận xét.
Tổng kết:

Cũng giống như nước, dinh dưỡng (thức ăn) là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của sinh vật.

Thiếu dinh dưỡng hay thừa dinh dưỡng đều ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật. 

Hiểu được ảnh hưởng của dinh dưỡng đến sự sinh trưởng và phát triển, chúng ta thiết lập được chế độ ăn uống hợp lí, từ đó nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Ghi chép kiến thức 

 

Hoạt động 6 : Tìm hiểu ứng dụng sinh trưởng và phát triển trong chăn nuôi, trồng trọt

a) Mục tiêu: 

HS nhận biết được ứng dụng sinh trưởng và phát triển trong chăn nuôi, trồng trọt.

b) Nội dung: GV sử dụng phương pháp hỏi – đáp kết hợp kĩ thuật khăn trải bàn cho HS thảo luận các câu hỏi trong phiếu học tập số 5, 6.

Câu 1. Quan sát hình 37.3, trả lời các câu hỏi sau:

Nêu các biện pháp điều khiển sinh trưởng, phát triển ở thực vật trong hình và tác dụng của từng biện pháp. Kể thêm các biện pháp khác mà em biết

Chiếu sáng nhân tạo trong nhà kính b. Ủ rơm chống rét cho cây trồng
c. Bón phân cho cây trồng d. Tưới nước cho cây trồng

 

Câu 2. Người trồng rừng đã điều khiển quá trình sinh trưởng của cây lấy gỗ bằng cách để mật độ dày khi cây còn non và khi cây đã đến chiều cao mong muốn thì tỉa bớt. Giải thích ý nghĩa của việc làm này.

Câu 3. Đọc thông tin trong mục 1b, lựa chọn loại hormone phù hợp các các đối tượng trong bẳng bằng cách đánh dấu X vào ô tương ứng và nêu lợi ích của việc sử dụng loại hormone đó rồi hoàn thành bảng theo mẫu sau:

Đối tượng thực vật Hormone kích thích Hormone ức chế Lợi ích
Cây lấy sợi, lấy gỗ ? ? ?
Cây quất cảnh ? ? ?
Hành, tỏi, khoai tây ? ? ?

 

Ứng dụng sinh trưởng và phát triển trong chăn nuôi

Câu 1. Những hiểu biết về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật đã được con người ứng dụng như thế nào trong chăn nuôi? Cho ví dụ.

Câu 2. Khi sử dụng các chất kích thích sinh trưởng trong chăn nuôi, chúng ta cần chú ý điều gì? Vì sao?

c) Sản phẩm: 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5
Ứng dụng sinh trưởng và phát triển trong trồng trọt

Câu 1. Quan sát hình 37.3, trả lời các câu hỏi sau:

Nêu các biện pháp điều khiển sinh trưởng, phát triển ở thực vật trong hình và tác dụng của từng biện pháp. Kể thêm các biện pháp khác mà em biết

Biện pháp: Chiếu sáng nhân tạo trong nhà kính.

Tác dụng: Sẽ giúp cây tích nước, quang hợp và sinh trưởng tốt hơn kể cả trong điều kiện thiếu sáng, hạn chế tình trạng cháy cây, sâu bệnh và các loại nấm gây hại.

Biện pháp: Ủ rơm chống rét cho cây trồng.

Tác dụng: Để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do rét đậm, rét hại gây ra

Biện pháp: Bón phân cho cây trồng

Tác dụng: để cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây

Biện pháp: Tưới nước cho cây trồng.

Tác dụng: để sinh trưởng và phát triển, do vậy phải tưới nước đầy đủ và kịp thời

Một số biện pháp khác: làm cỏ, vun xới sau khi hạt đã mọc để diệt cỏ dại, làm tươi xốp đất, cây dễ hấp thụ dinh dưỡng hơn

Câu 2. Người trồng rừng đã điều khiển quá trình sinh trưởng của cây lấy gỗ bằng cách để mật độ dày khi cây còn non và khi cây đã đến chiều cao mong muốn thì tỉa bớt. Giải thích ý nghĩa của việc làm này.

– Khi cây gỗ còn non để mật độ dày nhằm thúc cây gỗ non mọc vống nhanh nhờ điều kiện ánh sáng yếu dưới tán rừng. 

– Khi cây trưởng thành thì tỉa bớt để lại tăng lượng ánh sáng lọt xuống làm chậm sinh trưởng chiều cao nhưng lại tăng sinh trưởng theo đường kính

Câu 3. Đọc thông tin trong mục 1b, lựa chọn loại hormone phù hợp các các đối tượng trong bẳng bằng cách đánh dấu X vào ô tương ứng và nêu lợi ích của việc sử dụng loại hormone đó rồi hoàn thành bảng theo mẫu sau:

Đối tượng thực vật Hormone kích thích Hormone ức chế Lợi ích
Cây lấy sợi, lấy gỗ X Kích thích tăng chiều cao cây trồng
Cây quất cảnh X Kìm hãm sự phát triển của thân và lá duy trì hình dáng của cây quất cảnh
Hành, tỏi, khoai tây X Kìm hãm sự nảy mầm củ để bảo quản

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 6

Ứng dụng sinh trưởng và phát triển trong chăn nuôi

Câu 1. Những hiểu biết về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật đã được con người ứng dụng như thế nào trong chăn nuôi? Cho ví dụ.

Để vật nuôi sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao cần:

+ Cho vật nuôi ăn uống đầy đủ

+ Chăm sóc tốt

+ Vệ sinh chuồng trại thường xuyên

+ Chống nóng, chống rét cho vật nuôi

Ví dụ:   Khi làm chuồng cho vật nuôi, nên làm theo hướng đông nam để đảm bảo mùa hè mát, mùa đông ấm giúp vật nuôi sinh trưởng và phát triển thuận lợi.

Trộn chất kích thích tăng trượng trộn lẫn thức ăn vật nuôi tuân theo các nguyên tắc về liều lượng và thời điểm

Câu 2. Khi sử dụng các chất kích thích sinh trưởng trong chăn nuôi, chúng ta cần chú ý điều gì? Vì sao?

Khi sử dụng các chất kích thích sinh trưởng trong chăn nuôi chúng ta cần chú ý tuân theo các nguyên tắc nhất định về: liều lượng, thời điểm, đối tượng. 

Vì sử dụng quá nhiều chất kích thích cho động vật sẽ kiến mức độ tồn dư trong cơ thể vật nuôi nhiều sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe con người

 

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ: 

– Giáo viên sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm, chia lớp làm 4 nhóm, sử dụng kĩ thuật dạy học mảnh ghép để trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập số 7.

Bố trí các thành viên tham gia thành hai vòng sau:

Vòng 1: Nhóm chuyên gia

Nhóm 1: Tìm hiểu và trả lời câu 1  phiếu học tập số 5

Nhóm 2: Tìm hiểu và trả lời câu 2 phiếu học tập số 5

Nhóm 3: Tìm hiểu và trả lời câu 3 phiếu học tập số 5

Nhóm 4: Tìm hiểu và trả lời câu 1 phiếu học tập số 6

Nhóm 5: Tìm hiểu và trả lời câu 2 phiếu học tập số 6

Khi thực hiện nhiệm vụ, nhóm đảm bảo mỗi thành viên đều thành “chuyên gia” của lĩnh vực đã tìm hiểu và trình bày lại kết quả của nhóm ở vòng 2.

Vòng 2: Nhóm mảnh ghép 

• Hình thành 5 nhóm mảnh ghép mới, mỗi nhóm có một thành viên đến từ mỗi nhóm chuyên gia. 

• Kết quả nhiệm vụ của vòng 1 được nhóm mảnh ghép chia sẻ đầy đủ với nhau. 

• Các nhóm mảnh ghép thảo luận và thống nhất phương án giải quyết nhiệm vụ phức hợp. Ý nghĩa của chúng?

Sau 7 phút, Giáo viên tổ chức:

• Hình thành 5 nhóm mảnh ghép mới, mỗi nhóm có một thành viên đến từ mỗi nhóm ban đầu. 

• Kết quả nhiệm vụ của nhóm đầu được nhóm mảnh ghép chia sẻ đầy đủ với nhau. 

• Các nhóm mảnh ghép thảo luận và thống nhất phương án giải quyết nhiệm vụ phức hợp.

HS nhận nhiệm vụ
Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: 

– Các nhóm thảo luận kết quả và hoàn thành vào phiếu học tập số 5,6.

– Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh khi cần thiết.

Phân công nhiệm vụ và nghiên cứu tài liệu, phân tích tranh hình thực hiện nhiệm vụ.
Báo cáo kết quả:

– Gọi 1 nhóm đại diện trình bày kết quả. Các nhóm khác nhận xét bổ sung.

– GV kết luận về nội dung kiến thức mà các nhóm đã đưa ra.

– Đại diện nhóm báo cáo.

– Nhóm khác nhận xét, bổ sung phần trình bày của nhóm bạn.

Tổng kết:

– Con người đã chủ động điều khiển các yếu tố bên ngoài cho phù hợp thông qua các biện pháp như chiếu sáng nhân tạo, trồng cây trong nhà kính, bón phân, tưới nước hợp lí, thu hoạch đúng thời điểm,… để thúc đẩy sinh trưởng và phát triển, nhằm tăng năng suất cây trồng.

– Dựa vào các chất kích thích và ức chế sinh trưởng cây tiết ra, con người đã tổng hợp được các chất kích thích và ức chế sinh trưởng nhân tạo, sử dụng chúng trong trồng trọt với nhiều mục đích khác nhau. Các chất kích thích nhân tạo được sử dụng để kích thích cây ra rễ, ra hoa, thúc hạt và củ nảy mầm, kích thích tăng chiều cao cây, phát triển lá , tạo quả.

Ghi chép kiến thức 

 

Hoạt động 7: Ứng dụng sinh trưởng và phát triển ở sinh vậttrong phòng trừ sinh vật gây hại

a) Mục tiêu: HS nhận biết được ứng dụng sinh trưởng và phát triển trong phòng trừ côn trùng, sâu hại.

b) Nội dung: GV chia lớp thành các nhóm, sử dụng kĩ thuật chuyên gia, yêu cầu HS hoạt động, thỏa luận và trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập số 7.

Quan sát hình 37.5, thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Nhận xét về hình thái của muỗi và bướm ở các giai đoạn khác nhau trong vòng đời.

Câu 2. Theo em, diệt muỗi ở giai đoạn nào cho hiệu quả nhất? Vì sao? Hãy đề xuất các biện pháp diệt muỗi và ngăn chặn sự phát triển của muỗi.

Câu 3.  Hãy đề xuất các biện pháp diệt bướm để bảo vệ mùa màng.

c) Sản phẩm: 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 7
Quan sát hình 37.5, thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Nhận xét về hình thái của muỗi và bướm ở các giai đoạn khác nhau trong vòng đời.

Muỗi Bướm
Các giai đoạn khác nhau trong vòng đời của muỗi và bướm, có sự khác nhau về kích thước và hình dạng

Câu 2. Theo em, diệt muỗi ở giai đoạn nào cho hiệu quả nhất? Vì sao? Hãy đề xuất các biện pháp diệt muỗi và ngăn chặn sự phát triển của muỗi.

Theo em, diệt muỗi ở giai đoạn khi chúng đẻ trứng và thành ấu trùng vì đây là các giai đoạn dễ tác động nhất.

+ Giữ môi trường sạch sẽ, khô giáo

+ không sử dụng các dụng cụ chứa nước đọng để muỗi không có môi trường phát triển

+ Sử dụng các thiết bị bắt muỗi hiện đại và phun thuốc diệt muỗi

Câu 3.  Hãy đề xuất các biện pháp diệt bướm để bảo vệ mùa màng.

Biện pháp: dùng thiên địch

Biện pháp: dùng đèn đốt, bẫy bướm trên diện rộng

 

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ: 

GV sử dụng phương pháp hỏi – đáp kết hợp với kĩ thuật khăn trải bàn để tìm hiểu về ứng dụng sinh trưởng và phát triển trong chăn nuôi, trồng trọt.

– Chia lớp thành 4, cho HS nghiên cứu kiến thức trong SGK, quan sát các hình ảnh và trả lời câu hỏi.

– GV hướng dẫn HS hoạt động nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 7. (5 phút)

HS nhận nhiệm vụ
Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: 

– Các nhóm thảo luận và hoàn thành phiếu học tập số 7

– GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần thiết.

Phân tích hình ảnh, khai thác thông tin SGK, thảo luận nhóm thống nhất ý kiến, hoàn thành phiếu học tập.
Báo cáo kết quả:

– Cho các nhóm trình bày kết quả thảo luận.

– Trong khi 1 nhóm trình bày thì 3 nhóm còn lại lắng nghe để nhận xét và bổ sung.

– GV kết luận về nội dung kiến thức mà các nhóm đã đưa ra.

– Đại diện nhóm được gọi báo cáo, các nhóm khác lắng nghe, ghi chép, nhận xét.
Tổng kết:

– Trong thực tiễn, người ta vận dụng sinh trưởng và phát triển để điều khiển vật nuôi, cây trồng nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và sức khỏe con người. 

– Ngoài ra, hiểu biết về vòng đời một số động vật gây hại giúp chúng ta có biện pháp diệt và phòng trừ hợp lí.

Ghi chép kiến thức 

 

Hoạt động 8: Củng cố – Luyện tập 

a) Mục tiêu: GV giúp HS củng cố lại kiến thức của bài, vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi

b) Nội dung:

– GV cho HS hoạt động cá nhân để vận dụng các kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d, Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ: 

– GV trình chiếu câu hỏi, HS sử dụng bảng A, B, C, D để trả lời câu hỏi.

Câu 1: Khoảng thuận lợi của cá rô phi là:

A. Từ 5 – 420C.

B. Từ 23 – 370C.

C. Từ 20 – 420C.

D. Dưới 00C.

  • Đáp án: B

Câu 2: Biểu hiện nào sau đây không phải còi xương do thiếu ánh sáng?

A. Chân cong.

B. Cột sống thắt lưng thẳng.

C. Trán dô.

D. Nổi rõ các xương sườn.

  • Đáp án: B

Câu 3: Biểu hiện nào sau đây không phải do thiếu nước của cơ thể?

A. Mệt mỏi.

B. Sốt.

C. Cảm cúm.

D. Môi khô nứt nẻ.

  • Đáp án: C

Câu 4: Giai đoạn nào của bướm có khả năng phá hoại mùa màng nhiều nhất?

A. Sâu bướm.

B. Bướm trưởng thành.

C. Trứng.

D. Kén.

  • Đáp án: A

Câu 5. Chúng ta nên diệt muỗi ở giai đoạn nào?

A. Nhộng.

B. Muỗi trưởng thành.

C. Ấu trùng.

D. Tất cả giai đoạn.

  • Đáp án: D
HS nhận nhiệm vụ .
Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: 

– Vận dụng kiến thức đã học trong bài để hoàn thành bài tập.

– Học sinh trả lời câu hỏi.
Báo cáo kết quả:

– Cho HS trả lời, giải thích về câu trả lời.

– GV tổng kết về nội dung kiến thức.

Lắng nghe câu trả lời của bạn và nhận xét của GV và rút kinh nghiệm để giải các bài tập khác.
Bài tập về nhà:

Tằm là loại côn trùng máu lạnh, thích nghi với điều kiện ánh sáng yếu, nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào môi trường. Khoảng nhiệt độ cực thuận cho sinh trưởng và phát triển của tằm là 24 – 26℃, khoảng giới hạn nhiệt là 15 – 35℃.

1. Hãy vẽ đồ thị thể hiện sự phụ thuộc sinh trưởng của tằm vào nhiệt độ?

2. Cho biết giới hạn trên, giới hạn dưới về nhiệt độ của tằm.

3. Khi nuôi tằm, người ta thường để tằm trong chỗ tối và kín gió. Em hãy giải thích lí do vì sao?

HS về nhà tìm hiểu và trả lời.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *