Giáo án KHTN 7 KNTT BÀI 14: PHẢN XẠ ÂM, CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN

MỤC TIÊU

Về kiến thức

– Lấy được ví dụ về vật phản xạ âm tốt, vật phản xạ âm kém.

– Giải thích được một số hiện tượng đơn giản thường gặp trong thực tế về sóng âm; đề xuất được phương án đơn giản để hạn chế tiếng ồn ảnh hưởng đến sức khỏe

Về năng lực

a) Năng lực chung

– Tự chủ và tự học: Tích cực tham gia các hoạt động thí nghiệm trpng bài học và thực hiện các nhiệm vụ học tập được giao.

– Giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm hiệu quả theo sự phân công của GV, đảm bảo mỗi HS đều có cơ hội tham gia thực hành và trình bày báo cáo.

– Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất được cách giải thích ngắn gọn, chính xác cho những tình huống được nêu trong bài.

b) Năng lực khoa học tự nhiên

– Nhận thức khoa học tự nhiên: Hiểu được sóng âm khi gặp vật cản để phản xạ ít nhiều. Có vật phản xạ âm tốt, có vật phản xạ âm kém.

– Tìm hiểu tự nhiên: Phân biệt được vật phản xạ âm tốt, vật phản xạ âm kém.

– Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Giải thích được một số hiện tượng đơn giản trong thực tế về sóng âm như sự hình thành tiếng vang, cách khử tiếng vang hoặc sử dụng tiếng vang để đo khoảng cách. Đề xuất được phương án đơn giản để hạn chế ô nhiễm tiếng ồn.

Về phẩm chất

– Tích cực tham gia các hoạt động nhóm.

– Cẩn thận và thực hiện an toàn trong quá trình làm thí nghiệm.

– Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.

– Có ý thức, trách nhiệm trong vấn đề chống ô nhiễm tiếng ồn.

THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

– Các hình ảnh, video theo SGK, máy chiếu.

– Dụng cụ thí nghiệm như hình 14.1: quyển sách, tấm xốp, ống nhựa,…

– Phiếu học tập

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Câu 1. Tìm ví dụ về phản xạ âm

Câu 2. Tại sao khi nói to trong phòng lớn thì nghe được tiếng vang, nhưng nói to như thế trong phòng nhỏ lại không nghe được tiếng vang?

Câu 3. Người ta thường sử dụng sự phản xạ của sóng âm có tần số rất lớn (hơn 20 000 Hz) để xác định độ sau của biển. Hãy sử dụng Hình 14.2 để giải thích ứng dụng này.

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Câu 1: Từ thí nghiệm trên, hãy cho biết vật phản xạ âm tốt, vật phản xạ âm kém có những đặc điểm gì?

Câu 2: Hãy chỉ ra những vật phản xạ âm tốt và những vật phản xạ âm kém trong hình sau.

Câu 3: Tại sao tường của nhà hát, phòng hòa nhạc, rạp chiếu phim thường được làm sần sùi hoặc treo, phủ rèm nhung, dạ, len …..?

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Câu 1: Âm thanh nào dưới đây là tiếng ồn?

a) Tiếng xe cứu thương.

b) Tiếng học sinh phát biểu trong lớp.

c) Tiếng sấm.

d) Tiếng máy khoan bê tông kéo dài liên tục gần khu dân cư.

e) Tiếng ồn từ khu chợ gần lớp học.

g) Tiếng hát karaoke vào đêm khuya.

Câu 2: Tìm thêm các ví dụ trong thực tế về ô nhiễm tiếng ồn.

Câu 3: Hãy cho biết mục đích của các biện pháp dưới đây 

                       

Câu 4. Giả sử ngôi nhà gia đình em đang sinh sống ở ngay gàn một khu chợ hoặc bến xe, em hãy chỉ ra những tiếng ồn gây ảnh hưởng đến sức khỏe và đề xuất biện pháp để giảm những ảnh hưởng này.

 

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

– Dạy học nêu và giải quyết vấn đề thông qua câu hỏi trong SGK.

– Dạy học theo nhóm, nhóm cặp đôi.

– Dạy học theo góc.

– Kĩ thuật khăn trải bàn.

– Kĩ thuật sử dụng phương tiện trực quan, tiến hành thí nghiệm.

KHỞI ĐỘNG BÀI HỌC

Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)

a) Mục tiêu: Hướng HS vào nội dung bài học, gợi lên sự hứng thú, tìm tòi kiến thức và ứng dụng kiến thức giải thích các hiện tượng trong cuộc sống.

b) Nội dung: GV chuẩn bị hình ảnh hoặc video về kiến trúc bên trong nhà hát, rạp chiếu phim, hội trường.

GV đặt vấn đề: “Tại sao nhà hát, phòng hòa nhạc, rạp chiếu phim thường được làm sần sùi hoặc treo, phủ rèm nhung, len, dạ,..?”

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Giao nhiệm vụ: 

GV chuẩn bị hình ảnh hoặc video về kiến trúc bên trong nhà hát, rạp chiếu phim, hội trường.

GV đặt vấn đề: “Tại sao nhà hát, phòng hòa nhạc, rạp chiếu phim thường được làm sần sùi hoặc treo, phủ rèm nhung, len, dạ,..?”

HS nhận nhiệm vụ
Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: 

Quan sát, hỗ trợ HS khi cần thiết

Thực hiện nhiệm vụ
Chốt lại vấn đề vào bài:

Để kiểm chứng câu trả lời của các em thì hôm nay chúng ta cùng đi tìm hiểu “Bài 14: Phản xạ âm, chống ô nhiễm tiếng ồn”

 

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 2: Tìm hiểu phản xạ âm (40 phút)

a) Mục tiêu: 

HS nhận biết được có âm dội lại khi âm truyền đi gặp vật cản.

b) Nội dung: 

GV chia lớp thành các nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm chuẩn bị dụng cụ, tìm hiểu các bước và tiến hành thí nghiệm phản xạ âm.

– Các nhóm thực hiện thí nghiệm, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập số 1.

c) Sản phẩm:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Câu 1. Tìm ví dụ về phản xạ âm

Tiếng vang trong các hang động, tiếng vang trong các hẻm núi,…

Câu 2. Tại sao khi nói to trong phòng lớn thì nghe được tiếng vang, nhưng nói to như thế trong phòng nhỏ lại không nghe được tiếng vang?

Vì khi nói trong phòng nhỏ thì âm phát ra gặp các bức tường, trần nhà bị phản xạ lại đến tai gần như cùng một lúc nên ta không nghe được tiếng vang.

Câu 3. Người ta thường sử dụng sự phản xạ của sóng âm có tần số rất lớn (hơn 20 000 Hz) để xác định độ sau của biển. Hãy sử dụng Hình 14.2 để giải thích ứng dụng này.

Biết tốc độ truyền âm trong nước và đo thời gian từ khi âm truyền đi đến khi âm phản xạ trở lại người ta tính được gần đúng độ sâu của biển.

 

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

GV chia lớp thành các nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm chuẩn bị dụng cụ, tìm hiểu các bước và tiến hành thí nghiệm phản xạ âm.

– Các nhóm thực hiện thí nghiệm, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập số 1.

HS nhận nhiệm vụ GV đã giao.
Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: 

– Đọc nội dung SGK và nghiên cứu.

– Thảo luận và hoạt động nhóm theo đúng yêu cầu của GV, hoàn thành PHT số 1.

– Thực hiện nhiệm vụ học tập dưới sự hướng dẫn của GV.

– Thảo luận nhóm hiệu quả để trả lời các câu hỏi trong PHT số 1.

Báo cáo kết quả:

– Cho các nhóm trình bày kết quả thảo luận theo thứ tự, nhóm nào nhanh nhất sẽ trình bày trước.

– GV nhận xét về quá trình hoạt động nhóm, kết quả hoạt động nhóm. Từ đó đánh giá các nhóm vào phiếu đánh giá. 

– GV kết luận nội dung kiến thức cho HS.

– Đại diện 1 bạn trình bày phần thảo luận của nhóm mình.

– Trong khi 1 nhóm trình bày, các nhóm còn lại lắng nghe để nhận xét và bổ sung.

Tổng kết:

– Sóng âm dội lại khi gặp vật cản được gọi là âm phản xạ.

– Tiếng vang hình thành khi âm phản xạ nghe được chậm hơn âm truyền trực tiếp đến tai ít nhất là  115 s.

Ghi chép kiến thức vào vở.

 

Hoạt động 3: Tìm hiểu vật phản xạ âm tốt, vật phản xạ âm kém (45 phút)

a) Mục tiêu: 

Thông qua thí nghiệm cho âm phát ra tới phản xạ trên các vật liệu khác nhau, so sánh âm phản xạ để đưa kết luận về vật phản xạ âm tốt, vật phản xạ âm kém.

b) Nội dung: 

– Giáo viên sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm, chia lớp làm 4 nhóm, sử dụng kĩ thuật dạy học khăn trải bàn để cho các nhóm thảo luận và trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập số 2.

– GV yêu cầu HS tìm hiểu mục II SGK. 

– GV phát bộ thí nghiệm Hình 14.3 cho từng nhóm HS. Yêu cầu HS thảo luận nhóm nhận biết dụng cụ thí nghiệm tương ứng từ mô hình SGK sang bộ thí nghiệm thực.

– GV hướng dẫn HS lắp ráp thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm, nêu kết luận về kiến thuw`cs cần xây dựng theo từng bước như SGK hướng dẫn.

c) Sản phẩm: 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Câu 1: Từ thí nghiệm trên, hãy cho biết vật phản xạ âm tốt, vật phản xạ âm kém có những đặc điểm gì?

Phản xạ âm tốt: Vật cứng, bề mặt nhẵn

Phản xạ âm kém: Vật mềm, xốp, bề mặt gồ ghề

Câu 2: Hãy chỉ ra những vật phản xạ âm tốt và những vật phản xạ âm kém trong hình sau.

Phản xạ âm tốt: Ghế đệm mút, mặt gương, tường gạch, tấm kim loại

Phản xạ âm kém: Tấm xốp, mặt đá hoa, tấm bia, mặt nước

Câu 3: Tại sao tường của nhà hát, phòng hòa nhạc, rạp chiếu phim thường được làm sần sùi hoặc treo, phủ rèm nhung, dạ, len …..?

Âm thanh phát ra từ phòng này rất lớn nên cần ngăn chặn chúng lọt ra bên ngoài làm phiền người khác.

Những vật liệu trên có tác dụng cách âm, hạn chế tối đa tiếng vang, giúp phòng thu âm yên tĩnh, tránh tạp âm, tiếng ồn làm ảnh hưởng đến kết quả bản thu.

 

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

– Giáo viên sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm, chia lớp làm 4 nhóm, sử dụng kĩ thuật dạy học khăn trải bàn để cho các nhóm thảo luận và trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập số 2.

– GV yêu cầu HS tìm hiểu mục II SGK. 

– GV phát bộ thí nghiệm Hình 14.3 cho từng nhóm HS. Yêu cầu HS thảo luận nhóm nhận biết dụng cụ thí nghiệm tương ứng từ mô hình SGK sang bộ thí nghiệm thực.

– GV hướng dẫn HS lắp ráp thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm, nêu kết luận về kiến thuw`cs cần xây dựng theo từng bước như SGK hướng dẫn.

HS nhận nhiệm vụ GV đã giao.
Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: 

– Thực hiện thí nghiệm như trong SGK

– Thảo luận và hoàn thành PHT số 2

– Thực hiện nhiệm vụ học tập dưới sự hướng dẫn của GV.
Báo cáo kết quả:

– GV gọi nhóm hoàn thành trả lời câu hỏi trong PHT số 2.

– Nhận xét câu trả lời.

– GV kết luận nội dung kiến thức cho HS.

– Đại diện nhóm trả lời câu hỏi trong PHT số 2

– Trong khi bạn trả lời, các bạn còn lại lắng nghe để nhận xét và bổ sung.

Tổng kết:

– Các vật cứng bề mặt nhẵn, phản xạ âm tốt

– Các vật mềm, xốp, bề mặt gồ ghề, phản xạ âm kém

Ghi chép kiến thức vào vở.

 

Hoạt động 4: Tìm hiểu biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn (30 phút)

a) Mục tiêu: Qua việc nhận biết tiếng ồn và những ảnh hưởng của nó đối với sức khỏe của con người trong thực tiễn, HS có thể hiểu được thế nào là ô nhiễm tiếng ồn và đề xuất cách chống ô nhiễm tiếng ồn.

b) Nội dung: 

– GV yêu cầu HS thảo luận để nêu vai trò của âm thanh đối với đời sống con người và các động vật khác. Sau khi tìm hiểu vai trò của âm thanh, GV định hướng để HS nhận thấy không phải âm thanh nào cũng có ảnh hưởng tốt với con người.

– GV sử dụng phương pháp dạy học theo góc kết hợp hoạt động nhóm cho HS thảo luận và chỉ ra được những nguồn tiếng ồn gây hại, phân tích được những tác hại của tiếng ồn đối với con người.

+ Góc 1: Câu 1 và 2

+ Góc 2: Câu 3

+ Góc 3: Câu 4

– Thảo luận, hoàn thành phiếu học tập số 3.

c) Sản phẩm:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Câu 1: Âm thanh nào dưới đây là tiếng ồn?

a) Tiếng xe cứu thương.

b) Tiếng học sinh phát biểu trong lớp.

c) Tiếng sấm.

d) Tiếng máy khoan bê tông kéo dài liên tục gần khu dân cư.

e) Tiếng ồn từ khu chợ gần lớp học.

g) Tiếng hát karaoke vào đêm khuya.

Tiếng ồn là: d, e, g

Câu 2: Tìm thêm các ví dụ trong thực tế về ô nhiễm tiếng ồn.

Tiếng ồn từ chợ

Tiếng ồn, còi xe từ xe cộ

Tác hại của tiếng ồn: 

Là nguyên nhân gây giảm thính lực của con người.

Tăng nguy cơ mắc bệnh mất ngủ, suy nhược thần kinh, khiến các bệnh về tim mạch, huyết áp,… thêm trầm trọng.

Làm giảm khả năng tập trung, giảm độ minh mẫn và khả năng làm việc, từ đó chất lượng cuộc sống bị giảm sút.

Câu 3: Hãy cho biết mục đích của các biện pháp dưới đây 

                       

Tác động vào nguồn âm

Đi nhẹ – nói khẽ.

Tích cực sử dụng các phương tiện công cộng

Đặt biển báo cấm sử dụng còi gần trường học, bệnh viện, nhà dưỡng lão,…

Làm phát tán âm trên đường truyền của nó

Trồng nhiều cây xanh.

Xây tường, hàng rào

Xây tường, hàng rào xung quanh nhà ở, văn phòng,…

Ngăn chặn đường truyền âm bằng cách sử dụng vật liệu cách âm

Sử dụng cửa kính hai lớp.

Làm trần thạch cao.

Sử dụng đồ nội thất bằng gỗ trong gia đình.

Thiết kế tường bằng các vật liệu cách âm: gạch cách âm, xốp,…

Câu 4. Giả sử ngôi nhà gia đình em đang sinh sống ở ngay gàn một khu chợ hoặc bến xe, em hãy chỉ ra những tiếng ồn gây ảnh hưởng đến sức khỏe và đề xuất biện pháp để giảm những ảnh hưởng này.

Tiếng ồn gây ảnh hưởng đến sức khỏe là:

Tiếng ồn từ chợ

Tiếng ồn, còi xe từ xe cộ

Những biện pháp để làm giảm những ảnh hưởng này:

Cải thiện cách âm của tường vách

Đóng kín cửa nhà

Trồng nhiều cây xanh.

Xây tường, hàng rào xung quanh nhà ở,…

Sử dụng cửa kính hai lớp.

Làm trần thạch cao.

Sử dụng đồ nội thất bằng gỗ trong gia đình.

 

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

– GV sử dụng phương pháp dạy học theo góc kết hợp hoạt động nhóm cho HS thảo luận và chỉ ra được những nguồn tiếng ồn gây hại, phân tích được những tác hại của tiếng ồn đối với con người.

+ Góc 1: Câu 1 và 2

+ Góc 2: Câu 3

+ Góc 3: Câu 4

– Thảo luận, hoàn thành phiếu học tập số 3.

HS nhận nhiệm vụ GV đã giao.
Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: 

– Đọc nội dung SGK và nghiên cứu.

– Thảo luận và hoàn thành PHT số 3

– Thực hiện nhiệm vụ học tập dưới sự hướng dẫn của GV.
Báo cáo kết quả:

– GV gọi HS hoàn thành PHT số 3

– Nhận xét câu trả lời.

– GV kết luận nội dung kiến thức cho HS.

– HS trả lời câu hỏi trong PHT

– Trong khi 1 bạn trả lời, các bạn còn lại lắng nghe để nhận xét và bổ sung.

Kết luận:

– Ô nhiễm tiếng ồn xảy ra khi tiếng ồn to và kéo dài.

– Ô nhiễm tiếng ồn gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và hoạt động của con người.

– Các biện pháp chống ô  nhiễm tiếng ồn là:

+ Tác động vào nguồn âm

+ Phân tán âm trên đường truyền

+ Ngăn chặn sự truyền âm

Ghi chép kiến thức vào vở.
Mở rộng:

Dơi có thể phát ra một loại sóng âm có tần số rất cao từ 50 000 Hz đến 70 000Hz (siêu âm). Khi sóng âm này phát ra gặp vật cản (con muỗi, cành cây, vách hang,…) thì phản xạ trở lại. Dựa vào phản xạ mà dơi nhận ra vật cản.

 

Hoạt động 5: Củng cố – Luyện tập (15 phút)

a) Mục tiêu: 

Củng cố lại kiến thức cho HS.

– Vận dụng kiến thức để giải bài tập.

b) Nội dung: 

– GV ôn lại kiến thức đã học cho HS, yêu cầu HS nhắc lại những kiến thức trọng tâm  của bài đã được ghi chép vào vở.

– GV cho HS hoạt động cá nhân, sử dụng bảng A, B, C, D để trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: 

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Giao nhiệm vụ: 

– GV ôn lại kiến thức đã học cho HS, yêu cầu HS nhắc lại những kiến thức trọng tâm  của bài đã được ghi chép vào vở.

– GV cho HS hoạt động cá nhân, sử dụng bảng A, B, C, D để trả lời câu hỏi.

Câu 1: Ta có thể nghe thấy tiếng vang khi:

A. Âm phản xạ đến tai ta trước âm phát ra.

B. Âm trực tiếp đến sau âm phản xạ thời gian ngắn nhất 1/15 giây.

C. Âm phát ra và âm phản xạ đến tay ta cùng một lúc.

D. Âm phản xạ đến sau âm trực tiếp thời gian ngắn nhất 1/15 giây.

  • Đáp án: D

Câu 2: Khi nào thì tai có thể nghe được âm to nhất?

A. Âm phát ra đến tai cùng lúc với âm phản xạ.

B. Âm phát ra đến tai trước âm phản xạ.

C. Âm phát ra đến tai, âm phản xạ đi nơi khác không đến tai.

D. Cả ba trường hợp trên

  • Đáp án: A

Câu 3: Trong những vật sau đây: Miếng xốp, ghế nệm mút, mặt gương, tấm kim loại, áo len, cao su xốp, mặt đá hoa, tường gạch. Vật phản xạ âm tốt là:

A. Miếng xốp, ghế nệm mút, mặt gương.

B. Tấm kim loại, áo len, cao su.

C. Mặt gương, tấm kim loại, mặt đá hoa, tường gạch.

D. Miếng xốp, ghế nệm mút, cao su xốp.

  • Đáp án: C

Câu 4: Người ta thường dùng sự phản xạ của siêu âm để xác định độ sâu của biển. Giả sử tàu phát ra siêu âm và thu được âm phản xạ của nó từ đáy biển sau 1 giây. Tính gần đúng độ sâu của đáy biển, biết vận tốc truyền siêu âm trong nước là 1500 m/s.

A. 1500 m

B. 750 m

C. 500 m

D. 1000 m

  • Đáp án: B

Thời gian đi và về của âm là như nhau nên âm truyền từ tàu tới đáy biển trong 0,5 giây

    Độ sâu của đáy biển là: 1500.0,5 = 750 (m)

Câu 5: Ô nhiễm tiếng ồn xảy ra khi:

A. Tiếng ồn nhỏ và ngắn

B. Tiếng ồn nhỏ và dài

C. Tiếng ồn to và ngắn

D. Tiếng ồn to và kéo dài

  • Đáp án: D

Câu 6: Trường hợp nào sau đây không gây ô nhiễm tiếng ồn?

A. Tiếng một vật rơi từ trên cao xuống

B. Tiếng phát ra từ máy cưa công nghiệp

C. Tiếng phát ra từ phòng Karaoke lúc nửa đêm

D. Tiếng trao đổi mua bán ở chợ

  • Đáp án: A

Câu 7: Chọn phát biểu sai.

Cách để chống ô nhiễm tiếng ồn là:

A. Giảm độ to của tiếng ồn

B. Ngăn chặn đường truyền âm

C. Phân tán âm bằng cách cho âm phản xạ

D. Giảm tần số âm

  • Đáp án: B

Câu 8: Nếu vỗ tay hoặc nói to trong một căn phòng lớn và trống trải thì chúng ta nghe được tiếng vang. Tuy nhiên, cũng chính căn phòng đó, khi đã trang bị nhiều đồ đạc, nếu vỗ tay hoặc nói to thì chúng ta không còn nghe được tiếng vang nữa.

Trước khi sắp xếp đồ đạc, tiếng vỗ tay hoặc tiếng nói sẽ bị các bức tường phản xạ lại và truyền đến tai chúng ta, cùng với âm thanh phát ra ban đầu tạo thành tiếng vang.

 Khi căn phòng được trang bị nhiều đồ đạc, các đồ đạc này sẽ hấp thụ hoặc không phản xạ lại âm thanh. Vì thể, chúng ta chỉ có thể nghe thấy âm thanh mình phát ra mà không nghe thấy tiếng vang. 

Câu 9: Cho các vật sau: sàn gỗ, thảm cỏ, hàng cây, tường bê tông, rèm nhung,  bảng mica, tấm thép. Vật nào phản xạ âm tốt, vật nào phản xạ âm kém?

Vật liệu phản xạ âm tốt: sàn gỗ, tường bê tông, bảng mica, tấm thép.

 Vật liệu phản xạ âm kém: thảm cỏ, hàng cây, rèm nhung. 

Câu 10: Giả sử nhà em ở ven quốc lộ và trong một thị trấn đông đúc. Hãy đề xuất một số biện pháp phòng chống tiếng ồn có thể thực hiện được cho nhà em.

Xây dụng tường cao, hàng rào xung quanh nhà.

Trồng nhiều cây xanh trong và xung quanh nhà, trồng thảm cỏ trước sân nhà.

 Sử dụng cửa kính hai lớp, đồ nội thất bằng gỗ,… để hạn chế tiếng ồn.

Làm biển “Vui lòng giữ trật tự” đặt trước cửa để nhắc nhở mọi người không làm ồn quanh khu vực nhà mình. 

HS nhận nhiệm vụ GV đã giao.
Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: 

– Đọc nội dung SGK và nghiên cứu.

– Thực hiện nhiệm vụ học tập dưới sự hướng dẫn của GV.
Báo cáo kết quả:

– Cho HS trả lời, giải thích về câu trả lời.

– GV tổng kết về nội dung kiến thức.

– HS trả lời câu hỏi trong bảng.

– Trong khi 1 bạn trả lời, các bạn còn lại lắng nghe để nhận xét và bổ sung.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *