Giáo án KHTN 7 KNTT BÀI 11: THẢO LUẬN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA TỐC ĐỘ TRONG AN TOÀN GIAO THÔNG

MỤC TIÊU DẠY HỌC

Về kiến thức

– Bước đầu biết cách sưu tầm tài liệu để tham gia thảo luận về một nội dung thực tế có liên quan đến những kiến thức đã học.

– Thấy được ý nghĩa của tốc độ trong an toàn giao thông.

– Thấy được để đảm bảo an toàn thì người tham gia giao thông vừa phải có ý thức tôn trọng các quy định về an toàn giao thông vừa phải có hiểu biết về ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông.

Về năng lực

a) Năng lực chung

Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tham gia các hoạt động trong bài học.

Giao tiếp và hợp tác: Tham gia thảo luận, trình bày, diễn đạt các ý tưởng; làm việc nhóm hiệu quả.

Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Để xuất các ý tưởng, phương án để thảo luận, giải quyết các vấn đề nêu ra trong bài học.

b) Năng lực khoa học tự nhiên

Nhận thức khoa học tự nhiên: Biết được vai trò của tốc độ trong an toàn giao thông.

Tìm hiểu tự nhiên: Thấy được ý nghĩa của tốc độ trong an toàn giao thông.

Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng các kiến thức đã học để hiểu được việc điều tiết tốc độ trong khi tham gia giao thông để giảm thiểu các tai nạn hoặc sự có nguy hiểm.

Về phẩm chất

– Tham gia tích cực hoạt động trong lớp cũng như ở nhà.

– Có niềm say mê, hứng thú, thích tìm tòi, khám phá, đặt câu hỏi.

THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

– Tranh, video;

– Các hình ảnh theo sách giáo khoa;

– Máy chiếu, bảng nhóm;

– Phiếu học tập

PHIẾU HỌC TẬP Ở TRẠM 1
1) Quy định tốc độ giới hạn của các phương tiện giao thông

2)  Tại sao có quy định này?

3) Tại sao có sự khác nhau giữa các phương tiện

 

PHIẾU HỌC TẬP Ở TRẠM 2
1.  Các biển báo tốc độ, khoảng cách trên đường bộ

2. Sự khác biệt khi trời mưa và không mưa

 

PHIẾU HỌC TẬP Ở TRẠM 3
1. Quy định về khoảng cách an toàn giữa 2 xe khi tham gia giao thông trên đường bộ

2.  Chứng tỏ nếu tốc độ càng lớn thì càng không đủ thời gian để tránh va chạm.

 

PHIẾU HỌC TẬP Ở TRẠM 4
1. Các biển báo khoảng cách trên đường cao tốc dùng để làm gì?

2.  Quy tắc “3 giây” là gì?

3. Dùng quy tắc “3 giây” để ước tính khoảng cách an toàn khi xe chạy với tốc độ 68 km/h.

 

PHIẾU HỌC TẬP Ở TRẠM 5
1. Thống kê tình hình tai nạn giao thông của nước ta từ 2016 đến 2020

2.  Phân tích nguyên nhân gây ra các vụ tai nạn đó

3. Để đảm bảo an toàn giao thông cần quan tâm đến yếu tố nào?

 

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

Dạy học nêu và giải quyết vấn đề thông qua câu hỏi trong SGK.

Dạy học theo nhóm, cặp đôi.

Dạy học theo trạm

Kĩ thuật động não.

CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC

Hoạt động 1:  Khởi động (15 phút)

a) Mục tiêu: Định hướng, giúp HS tiếp cận vấn đề của bài học

b) Nội dung: HS quan sát video bắn tốc độ của Cảnh Sát giao thông

? Vì sao người lái xe phải điều khiển xe trong giới hạn tốc độ cho phép và giữ khoảng

cách an toàn giữa hai xe?

c) Sản phẩm:

HS đưa ra các giải đáp theo ý kiến cá nhân như:

– Đảm bảo an toàn không xảy ra tai nạn giao thông

– Không bị đụng xe….

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
HS xem clip video bắn tốc độ của Cảnh Sát giao thông

https://www.youtube.com/watch?v=FGyeRacqBck

trả lời câu hỏi:

? Vì sao người lái xe phải điều khiển xe trong giới hạn tốc độ cho phép và giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe?

Học sinh quan sát hình và thước phim và trả lời các câu hỏi của giáo viên đưa ra.
Giao nhiệm vụ: HS thảo luận nhóm hoàn thành câu hỏi GV đưa ra. Nhận nhiệm vụ
HS thực hiện nhiệm vụ

Quan sát, hỗ trợ HS khi cần thiết.

Thực hiện nhiệm vụ
Giáo viên giới thiệu một số loại máy bắn tốc độ

Thiết bị “bắn tốc độ” là máy đo tốc độ từ xa Thiết bị bắn tốc độ lưu động

Chốt lại và đặt vấn đề vào bài

 

Hoạt động 3:  Thảo luận về ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông (120 phút)

a) Mục tiêu:

– Nhận biết ảnh hưởng của tốc độ đến an toàn khi tham gia giao thông

– Nêu được ý nghĩa của các biển báo tốc độ trong giao thông

b) Nội dung:

Sử dụng phương pháp dạy học theo trạm để tìm hiểu về ảnh hưởng của tốc độ đến an toàn khi tham gia giao thông. Phân công nhiệm vụ cụ thể ở mỗi trạm. Sau khi thực hiện xong nhiệm vụ ở mỗi trạm sẽ luận phiên di chuyển đến các trạm tiếp theo thể thực hiện nhiệm vụ. Khi hoàn thành nhiệm vụ sớm có thể đến các trạm chờ. Cứ như thế cho đến khi thực hiện xong nhiệm vụ ở tất cả các trạm thì sẽ lên thuyết trình.

– Sơ đồ tổ chức dạy học theo trạm:

– GV chia lớp thành 4 nhóm và 5 trạm với nhiệm vụ cụ thể ở mỗi trạm:

+ Trạm 1: Quy định về tốc độ giới hạn

+ Trạm 2: Biển báo tốc độ

+ Trạm 3: Khoảng cách an toàn 

+ Trạm 4: Quy tắc “3 giây”

+ Trạm 5: Thống kê tình hình tai nạn giao thông của nước ta từ 2016 đến 2020

– GV hướng dẫn HS hoạt động theo mô hình trạm và tham gia thảo luận các vấn đề đã nêu ra trong từng trạm để hoàn thành các phiếu học tập ở mỗi trạm. 

c) Sản phẩm:

 

PHIẾU HỌC TẬP Ở TRẠM 1
1) Quy định tốc độ giới hạn của các phương tiện giao thông

2)  Tại sao có quy định này?

Phải quy định tốc độ giới hạn đối với các phương tiện giao thông khác nhau, trên những cung đường khác nhau nhằm đảm bảo an toàn cho người điều khiển phương tiện giao thông cũng như người tham gia giao thông.

3) Tại sao có sự khác nhau giữa các phương tiện

Có sự khác nhau giữa các tốc độ để đảm bảo an toàn cho người điều khiển phương tiện giao thông cũng như người tham gia giao thông.

 

PHIẾU HỌC TẬP Ở TRẠM 2
1.  Các biển báo tốc độ, khoảng cách trên đường bộ

                 

 

2. Sự khác biệt khi trời mưa và không mưa

Khi mưa, sức bám của bánh xe và mặt đường giảm, nếu trường hợp cần phanh gấp thì quãng đường phanh sẽ dài hơn so với điều kiện đường khô ráo. 

Khi xe chạy lúc trời mưa, trên mặt đường có màng nước dày do nước đọng trên mặt đường hoặc mưa to chưa thoát kịp, sẽ gây ra hiện tượng trượt nước.

=> Để đảm bảo an toàn thì tốc độ tối đa sẽ giảm xuống

 

PHIẾU HỌC TẬP Ở TRẠM 3
1. Quy định về khoảng cách an toàn giữa 2 xe khi tham gia giao thông trên đường bộ

2.  Chứng tỏ nếu tốc độ càng lớn thì càng không đủ thời gian để tránh va chạm.

Khi chúng ta chạy quá gần với xe phía trước, sẽ không có đủ thời gian để có thể đưa ra những phản ứng kịp thời với thay đổi từ xe phía trước khi xe phía trước phanh gấp, ta cũng sẽ phải phanh, nhưng nếu đi quá gần thì khoảng cách giữa xe của ta với xe phía trước không đủ để có quãng đường phanh an toàn và có thể dừng xe kịp thời. Do đó nguy cơ va chạm với xe phía trước là không thể tránh khỏi.

 

PHIẾU HỌC TẬP Ở TRẠM 4
1. Các biển báo khoảng cách trên đường cao tốc dùng để làm gì?

Các biển báo khoảng cách trên đường cao tốc dùng để quy định khoảng cách an toàn giữa hai xe khi tham gia giao thông trên đường bộ.

2.  Quy tắc “3 giây” là gì?

Khoảnh cách an toàn (m) = Tốc độ (m/s) x 3 (s)

3. Dùng quy tắc “3 giây” để ước tính khoảng cách an toàn khi xe chạy với tốc độ 68 km/h.

Ta có 68 km/h = 18,89 m/s

Khoảng cách an toàn = 18,89 x 3 = 56,67 m

 

PHIẾU HỌC TẬP Ở TRẠM 5
1. Thống kê tình hình tai nạn giao thông của nước ta từ 2016 đến 2020

2.  Phân tích nguyên nhân gây ra các vụ tai nạn đó

3. Để đảm bảo an toàn giao thông cần quan tâm đến yếu tố nào?

Có ý thức tôn trọng các quy định về an toàn giao thông

Có hiểu biết về ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông.

 

 

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ: 

Sử dụng phương pháp dạy học theo trạm để tìm hiểu về ảnh hưởng của tốc độ đến an toàn khi tham gia giao thông. Phân công nhiệm vụ cụ thể ở mỗi trạm. Sau khi thực hiện xong nhiệm vụ ở mỗi trạm sẽ luận phiên di chuyển đến các trạm tiếp theo thể thực hiện nhiệm vụ. Khi hoàn thành nhiệm vụ sớm có thể đến các trạm chờ. Cứ như thế cho đến khi thực hiện xong nhiệm vụ ở tất cả các trạm thì sẽ lên thuyết trình.

– GV chia lớp thành 4 nhóm và 5 trạm với nhiệm vụ cụ thể ở mỗi trạm:

+ Trạm 1: Quy định về tốc độ giới hạn

+ Trạm 2: Biển báo tốc độ

+ Trạm 3: Khoảng cách an toàn 

+ Trạm 4: Quy tắc “3 giây”

+ Trạm 5: Thống kê tình hình tai nạn giao thông của nước ta từ 2016 đến 2020

– GV hướng dẫn HS hoạt động theo mô hình trạm và tham gia thảo luận các vấn đề đã nêu ra trong từng trạm để hoàn thành các phiếu học tập ở mỗi trạm. 

HS nhận nhiệm vụ, nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi của GV:

  

Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: 

– Các nhóm thảo luận và hoàn thành nhiệm vụ được giao.

– Sau khi thảo luận xong, học sinh đưa ra câu trả lời.

– Hoàn thành phiếu học tập .

– HS hoạt động nhóm, quan sát hình và đọc thông tin trong SGK, hoàn thành nhiệm vụ học tập.

+ Mỗi thành viên độc lập suy nghĩ viết câu trả lời vào ô của mình.

 + Thảo luận thống nhất ý kiến ghi nội dung học tập vào phần trung tâm.

– HS các nhóm hỏi – đáp lẫn nhau , hoàn thành nhiệm vụ học tập.

Báo cáo kết quả:

– Học sinh trình bày kết quả.

– Các học sinh còn lại lắng nghe để nhận xét và bổ sung.

– GV kết luận nội dung kiến thức mà các nhóm đã trình bày.

– Trình bày phần thảo luận.

– Các học sinh còn lại nhận xét phần trình bày của bạn.

Tổng kết:

Người điểu khiển phương tiện giao thông phải tuân thủ Luật Giao thông đường bộ, điều khiển xe trong giới hạn tốc độ cho phép để giữ an toàn cho chính mình và những người khác.

Ghi nhớ kiến thức và ghi vào vở. 
Vận dụng

Phân tích những tác hại có thể xảy ra khi các phương tiện giao thông không tuân theo những quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn

Nếu không tuân thủ giới hạn tốc độ thì hậu quả gì sẽ xảy ra?

Nếu không giữ đúng quy định về khoảng cách an toàn thì nguy cơ xảy ra va chạm giao thòng sẽ tăng lên hoặc giảm xuống?

Nếu không giảm tốc độ khi trời mưa thì có nguy hiểm nào đói với con người khi xảy ra va chạm giao thông?

Học sinh hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi

 

Hoạt động 4: Vận dụng (45 phút)

a) Mục tiêu:  Phát triển năng lực tự học và năng lực tìm hiểu đời sống.

b) Nội dung: Vẽ tranh tuyên truyền về ảnh hưởng của tốc độ đến an toàn giao thông

c) Sản phẩm: Tranh tuyên truyền của học sinh.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

– Yêu cầu mỗi nhóm HS hãy Vẽ tranh tuyên truyền về ảnh hưởng của tốc độ đến an toàn giao thông

HS nhận nhiệm vụ GV đã giao.
Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: 

-Các nhóm HS thực hiện theo nhóm làm ra sản phẩm.

– Thực hiện nhiệm vụ học tập 
Báo cáo kết quả:

Giao cho học sinh thực hiện ngoài giờ học trên lớp và nộp sản phẩm vào tiết sau.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *