Giáo án KHTN 7 CD BÀI 31: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Dựa vào hình vẽ vòng đời của một động vật, trình bày được các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của động vật đó.

Thực hành quan sát và mô tả được sự sinh trưởng, phát triển ở một số động vật.

Trình bày được một số ứng dụng sinh trưởng và phát triển ở động vật trong thực tiễn (ví dụ điều hòa sinh trưởng và phát triển ở sinh vật bằng sử dụng chất kích thích hoặc điều khiển yếu tố môi trường).

Vận dụng được những hiểu biết về sinh trưởng và phát triển ở thực vật giải thích một số hiện tượng thực tiễn (tiêu diệt muỗi ở giai đoạn ấu trùng, phòng trừ sâu bệnh, tăng năng suất chăn nuôi).

Về năng lực

a) Năng lực chung

Tự chủ và tự học: Chủ động, tự tìm hiểu vể sinh trưởng và phát triển ở động vật, ứng dụng thực tiễn hiểu biết về sinh trưởng và phát triển ở động vật.

Giao tiếp và hợp tác:

Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV trong khi thảo luận về sinh trưởng và phát triển ở động vật, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo.

– Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết vấn đề kịp thời với các thành viên trong nhóm để thảo luận hiệu quả, giải quyết các vấn đề trong bài học và hoàn thành các nhiệm vụ học tập.

b) Năng lực khoa học tự nhiên

Nhận thức khoa học tự nhiên: 

+ Dựa vào hình vẽ vòng đời của một động vật, trình bày được các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của động vật đó.

+ Trình bày được một số ứng dụng sinh trưởng và phát triển ở thực vật trong thực tiễn (ví dụ điều hòa sinh trưởng và phát triển ở sinh vật bằng sử dụng chất kích thích hoặc điều khiển yếu tố môi trường).

Tìm hiểu tự nhiên: Thực hành quan sát và mô tả được sự sinh trưởng, phát triển ở một số thực vật.

Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng được những hiểu biết về sinh trưởng và phát triển ở thực vật giải thích một số hiện tượng thực tiễn.

Về phẩm chất

Chăm chỉ: Tham gia tích cực hoạt động học tập, hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.

Trung thực: Trung thực trong báo cáo kết quả các hoạt động học tập, đánh giá.

Trách nhiệm: Sử dụng hợp lí thời gian học tập; có trách nhiệm trong chăm sóc và bảo vệ động vật.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

Các hình ảnh theo sách giáo khoa.

Video tham khảo về vòng đời phát triển của một số động vật:

+ Ếch: https://tinyurl.com/mwfxwvjs

+Bướm và châu chấu: https://tinyurl.com/4p9ajrf5 

+ Cá hồi: https://tinyurl.com/ymp8acmj  

 Máy chiếu, bảng nhóm;

Phiếu quan sát khi thực hành

PHIẾU QUAN SÁT

Học và tên:……………………………………………….. Lớp………………..

Vẽ sơ đồ vòng đời phát triển của động vật quan sát được?

Quan sát sinh trưởng và phát triển của một số động vật và hoàn thành bảng sau (chọn 1 đại diện):

Giai đoạn sinh trưởng, phát triển Mô tả sự sinh trưởng và phát triển

 

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

Dạy học hợp tác.

Thực hành quan sát.

Kĩ thuật sử dụng phương tiện trực quan, khăn trải bàn.

B. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC

Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)

Mục tiêu: Tạo được hứng thú cho học sinh, dẫn dắt giới thiệu vấn đề, để học sinh biết được sự sinh trưởng và phát triển của động vật.

Nội dung: HS quan sát hình 31.1: Sinh trưởng và phát triển ở chó.

Trả lời câu hỏi: Cho biết dấu hiệu nhận biết sự sinh trưởng và phát triển ở chó?

Sản phẩm: Học sinh trả lời câu hỏi.

Dự kiến: 

Dấu hiệu sự sinh trưởng ở chó: tăng về chiều cao, kích thước và khối lượng cơ thể….

Dấu hiệu phát triển ở chó: Chó mang thai và sinh con, chó phát triển tuyến sữa…

Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Quan sát hình 31.1, trả lời câu hỏi:

Cho biết dấu hiệu nhận biết sự sinh trưởng và phát triển ở chó?

Học sinh quan sát hình và trả lời các câu hỏi của giáo viên đưa ra.
Giao nhiệm vụ: cá nhân học sinh phân tích hình ảnh trực quan, trả lời câu hỏi. Nhận nhiệm vụ
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: Quan sát, hỗ trợ HS khi cần thiết. Cá nhân học sinh quan sát hình, khai thác thông tin, thực hiện nhiệm vụ.
Chốt lại và đặt vấn đề vào bài

Hoạt động 2: Tìm hiểu các giai đoạn sinh trưởng và phát triển ở động vật (20 phút)

Mục tiêu: Dựa vào hình vẽ vòng đời của một động vật, trình bày được các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của động vật đó.

Nội dung: Cá nhân học sinh quan sát hình 31.1 và hình 31.2, nghiên cứu thông tin SGK, thực hiện nhiệm vụ sau:

Mô tả vòng đời của các sinh vật trong hình.

Nhận xét về hình thái cơ thể của con non giống hay khác so với cơ thể mẹ sau khi sinh ra hoặc nở ra từ trứng ở mỗi loài động vật đó.

Trình bày giai đoạn phôi và hậu phôi của các sinh vật trong hình.

Sản phẩm: Sản phẩm học sinh

Mô tả vòng đời của các sinh vật trong hình.

Mô tả vòng đời của một số sinh vật:

– Vòng đời của chó: Hợp tử phát triển thành phôi, các tế bào phôi phân hóa tạo thành các mô, cơ quan rồi tạo thành con non trong tử cung của con chó mẹ → Con non được sinh ra → Con non sinh trưởng, phát triển về thể chất (tăng cân nặng,…) → Con trưởng thành có khả năng sin sản → Con trưởng thành thụ thai và sinh ra con non.

– Vòng đời của gà: Hợp tử phát triển thành phôi, các tế bào phôi phân hóa tạo thành các mô, cơ quan rồi tạo thành con non trong trứng → Gà con chui ra khỏi trứng → Gà con sinh trưởng phát triển về thể chất → Gà trưởng thành có khả năng sinh sản → Gà mái thụ thai và đẻ trứng.

– Vòng đời của ếch: Hợp tử phát triển thành phôi, các tế bào phôi phân hóa tạo thành các mô, cơ quan rồi tạo thành con non trong trứng → Phát triển thành nòng nọc → Từ nòng nọc chưa chân thành nòng nọc có chân → Ếch con (có đuôi) → Ếch trưởng thành (mất đuôi) → Ếch cái thụ thai và đẻ trứng.

– Vòng đời của muỗi: Hợp tử phát triển thành phôi, các tế bào phôi phân hóa tạo thành các mô, cơ quan rồi tạo thành con non trong trứng → Ấu trùng sống trong nước → Phát triển thành hình thái mới là bọ gây sống trong nước → Phát triển thành con muỗi trưởng thành sống trên cạn → Muỗi cái đẻ trứng.

Nhận xét về hình thái cơ thể của con non giống hay khác so với cơ thể mẹ sau khi sinh ra hoặc nở ra từ trứng ở mỗi loài động vật đó.

Nhận xét về hình thái cơ thể của con non so với cơ thể mẹ:

– Ở chó và gà thì hình thái cơ thể của con non giống với con mẹ sau khi sinh ra.

– Ở ếch và muỗi thì hình thái cơ thể của con non khác hoàn toàn với con mẹ sau khi nở ra từ trứng.

Trình bày giai đoạn phôi và hậu phôi của các sinh vật trong hình.

Ở động vật sinh con (con chó):

+ Ở giai đoạn phôi, hợp tử phát triển thành phôi, các tế bào phôi phân hoá thành các mô và cơ quan. Giai đoạn phôi diễn ra trong cơ thể mẹ.

+ Ở giai đoạn hậu phôi, con non sinh ra, sinh trưởng và phát triển để tạo thành con trưởng thành. Con non thường có đặc điểm hình thành giống con trưởng thành.

– Ở động vật đẻ trứng (gà, ếch, muỗi,…):

+ Giai đoạn phôi diễn ra trong trứng đã thụ tinh.

+ Ở giai đoạn hậu phôi, con non sinh ra từ trứng có đặc điểm hình thái giống (như ở gà) hoặc khác (như ở ếch, muỗi) với con trưởng thành.

Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ:

Giáo viên chiếu hình 31.1 và 31.2, yêu cầu học sinh quan sát, thảo luận nhóm 4 học sinh, thực hiện nhiệm vụ:

Mô tả vòng đời của các sinh vật trong hình.

Nhận xét về hình thái cơ thể của con non giống hay khác so với cơ thể mẹ sau khi sinh ra hoặc nở ra từ trứng ở mỗi loài động vật đó.

Trình bày giai đoạn phôi và hậu phôi của các sinh vật trong hình.

Giáo viên chia nhóm quan sát như sau:

+ Nhóm 1,5: Sơ đồ vòng đời của chó.

+ Nhóm 2,6: Sơ đồ vòng đời của gà.

+ Nhóm 3,7: Sơ đồ vòng đời của ếch.

+ Nhóm 4,8: Sơ đồ vòng đời của muỗi.

Mỗi nhóm nghiên cứu sơ đồ vòng đời của một sinh vật và thực hiện 3 nhiệm vụ phía trên.

HS nhận nhiệm vụ.
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: GV quan sát, hỗ trợ học sinh khi cần thiết. Học sinh nghiên cứu SGK, thực hiện nhiệm vụ.
Báo cáo kết quả:

Gọi ngẫu nhiên đại diện một trong 2 nhóm cùng nội dung báo cáo kết quả trên tranh. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

GV kết luận về nội dung kiến thức mà học sinh đã đưa ra, nhấn mạnh về sự sinh trưởng và phát triển qua biến thái và không qua biến thái ở động vật.

Đại diện từng HS mô tả trên tranh vòng đời của sinh vật, nhận xét về hình thái con non và cơ thể mẹ, xác định giai đoạn phôi và hậu phôi. HS khác nhận xét.
Tổng kết

Sinh trưởng của cơ thể động vật là quá trình gia tăng khối lượng và kích thước của cơ thể do tăng số lượng và kích thước tế bào.

Ở động vật, sinh trưởng diễn ra ở các mô và cơ quan của cơ thể.

Quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật bao gồm hai giai đoạn chính: giai đoạn phôi và hậu phôi.

HS ghi nhớ kiến thức

Hoạt động 3: Thực hành quan sát các giai đoạn sinh trưởng và phát triển ở động vật (20 phút)

Mục tiêu: Tiến hành quan sát và mô tả được sự sinh trưởng, phát triển ở một số động vật.

Nội dung: GV tổ chức cho học sinh theo dõi băng hình về sự sinh trưởng và phát triển ở một số động vật, yêu cầu học sinh hoàn thành phiếu quan sát.

Sản phẩm: Phiếu quan sát.

Ví dụ: Quan sát vòng đời của ếch

PHIẾU QUAN SÁT

Học và tên:……………………………………………….. Lớp………………..

Vẽ sơ đồ vòng đời của ếch

Quan sát sinh trưởng và phát triển của một số động vật và hoàn thành bảng sau (chọn 1 đại diện):

Giai đoạn sinh trưởng, phát triển Mô tả sự sinh trưởng và phát triển
Giai đoạn phôi Hợp tử phát triển thành phôi, các tế bào phôi phân hóa tạo thành các mô, cơ quan rồi tạo thành con non trong trứng đã thụ tinh. 
Giai đoạn hậu phôi – Có sự khác nhau giữa hình thái của con non so với con trưởng thành: Nòng nọc nở ra từ trứng trải qua các giai đoạn phát triển khác nhau (nòng nọc có chân, ếch con có đuôi) rồi mới trở thành con trưởng thành.

d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ:

– Giáo viên hướng dẫn học sinh theo dõi băng hình, chọn 1 đại diện để hoàn thành phiếu quan sát.

– Giáo viên chiếu băng hình về sự sinh trưởng và phát triển của ếch, sâu bướm, châu chấu và cá hồi, mỗi động vật chiếu 2 lần.

HS nhận nhiệm vụ.
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ

Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh khi cần thiết.

Cá nhân học sinh quan sát băng hình, thực hiện phiếu quan sát.
Báo cáo kết quả:

Gọi đại diện 1 số HS vẽ nhanh sơ đồ vòng đời các sinh vật lên bảng. Các HS khác cho nhận xét, bổ sung.

 GV kết luận về nội dung kiến thức mà các nhóm đã đưa ra.

– Đại diện 1 số HS trình bày kết quả theo phiếu quan sát.

– Các nhóm cho nhận xét và bổ sung (nếu có).

Tổng kết

Ở động vật, có sự sinh trưởng và phát triển.

Động vật phát triển không qua biến thái: cá hồi.

Động vật phát triển qua biến thái hoàn toàn: bướm, ếch.

Động vật phát triển qua biến thái không hoàn toàn: châu chấu.

Ghi nhớ kiến thức

Hoạt động 4: Tìm hiểu một số ứng dụng sinh trưởng và phát triển trong thực tiễn (30 phút)

Mục tiêu: Trình bày được một số ứng dụng sinh trưởng và phát triển ở động vật trong thực tiễn (ví dụ điều hòa sinh trưởng và phát triển ở sinh vật bằng sử dụng chất kích thích hoặc điều khiển yếu tố môi trường).

Vận dụng được những hiểu biết về sinh trưởng và phát triển ở động vật giải thích một số hiện tượng thực tiễn (tiêu diệt muỗi ở giai đoạn ấu trùng, phòng trừ sâu bệnh, tăng năng suất chăn nuôi).

Nội dung: GV tổ chức cho học sinh nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận nhóm thực hiện nhiệm vụ sau:

Lấy ví dụ thực tế về ứng dụng hiểu biết về sinh trưởng và phát triển của động vật để tăng năng suất vật nuôi?

Rút ra nhận xét: Con người vận dụng hiểu biết về sinh trưởng và phát triển của động vật để tăng năng suất vật nuôi như thế nào?

Vận dụng

Vì sao cần giữ vệ sinh trong chăn nuôi và tiêm phòng cho gia súc gia cầm?

Nêu quan điểm của em về việc sử dụng chất kích thích nhằm tăng sinh trưởng và phát triển ở vật nuôi.

Luyện tập

Muốn tiêu diệt muỗi thì nên tiêu diệt ở giai đoạn nào là hiệu quả nhất? Vì sao?

Nêu một số ví dụ về điều khiển yếu tố môi trường nhằm đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển của vật nuôi?

Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh

Lấy ví dụ thực tế về ứng dụng hiểu biết về sinh trưởng và phát triển của động vật để tăng năng suất vật nuôi?

 Ví dụ:

+ Bổ sung thức ăn tăng trọng hợp lí cho vật nuôi để vật nuôi có được trọng lượng tối đa và rút ngắn thời gian sinh trưởng.

+ Thực hiện các biện pháp giữ ấm chuồng trại cho trâu bò vào mùa đông để đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển của trâu bò.

 + Điều hoà ánh sáng bằng cách bật bóng đèn điện cho gà để tăng năng suất gà đẻ trứng hoặc cho gà nghe nhạc để tăng năng suất gà đẻ trứng.

+ Dựa vào vòng đời của rầy nâu hại lúa, con người đã dự đoán được ngày rầy nâu đẻ trứng để đưa ra thời điểm phun thuốc phòng trừ rầy nâu hiệu quả và triệt để.

+…

Rút ra nhận xét: Con người vận dụng hiểu biết về sinh trưởng và phát triển của động vật để tăng năng suất vật nuôi như thế nào?

– Con người vận dụng hiểu biết về sinh trưởng, phát triển của động vật để tăng năng suất vật nuôi:

 + Điều hòa sinh trưởng và phát triển ở vật nuôi bằng cách sử dụng các loại vitamin, khoáng chất kích thích sự trao đổi chất, thúc đẩy sinh trưởng, phát triển của vật nuôi.

 + Điều khiển yếu tố môi trường (nhiệt độ, ánh sáng,…) để làm thay đổi tốc độ sinh trưởng và phát triển của vật nuôi.

 + Dựa vào hiểu biết về chu kì sinh trưởng và phát triển của các loài sâu để tìm ra biện pháp tiêu diệt sâu bọ gây hại cây trồng.

Vận dụng

Vì sao cần giữ vệ sinh trong chăn nuôi và tiêm phòng cho gia súc gia cầm?

Cần giữ vệ sinh trong chăn nuôi và tiêm phòng cho gia súc gia cầm vì: Giữ vệ sinh trong chăn nuôi và tiêm phòng cho gia súc gia cầm tạo điều kiện cho vật nuôi có một môi trường sống sạch sẽ, giúp vật nuôi tránh được các loại mầm bệnh gây hại. Từ đó, giúp vật nuôi sinh trưởng, phát triển tốt; có sức đề kháng tốt để phòng bệnh nhằm nâng cao năng suất chăn nuôi.

Nêu quan điểm của em về việc sử dụng chất kích thích nhằm tăng sinh trưởng và phát triển ở vật nuôi.

– HS nêu quan điểm của cá nhân.

– Định hướng: Việc sử dụng chất kích thích nhằm tăng sinh trưởng và phát triển ở vật nuôi là một ứng dụng hiểu biết về sinh trưởng phát triển của động vật để làm tăng năng suất. Tuy nhiên, khi sử dụng phải nắm vững quy trình và liều lượng sử dụng cũng như loại nào không được phép sử dụng để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Luyện tập

Muốn tiêu diệt muỗi thì nên tiêu diệt ở giai đoạn nào là hiệu quả nhất? Vì sao?

Muốn tiêu diệt muỗi thì nên tiêu diệt ở giai đoạn: bọ gậy. Vì đây là giai đoạn phát triển dễ tác động nhất. Vào giai đoạn này, chúng thường sống tập trung dưới nước (ao tù, chum vại,…), thời gian tồn tại lâu dài nên dễ thực hiện các biện pháp tiêu diệt.

Nêu một số ví dụ về điều khiển yếu tố môi trường nhằm đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển của vật nuôi?

Ví dụ về điều khiển yếu tố môi trường nhằm đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển của vật nuôi:

– Bổ sung vitamin D vào khẩu phần ăn để kích thích sự sinh trưởng và phát triển của vật nuôi.

– Điều hoà ánh sáng bằng cách bật bóng đèn điện cho gà để tăng năng suất gà đẻ trứng. 

– Cho bò nghe nhạc để thư giãn và tăng năng suất, chất lượng sữa…

– Che bạt ở chuồng gia súc giúp tránh rét cho trâu, bò,…giúp đảm bảo sự sinh trưởng trong những ngày giá rét…

d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ:

– Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm theo kĩ thuật khăn trải bàn, thực hiện nhiệm vụ:

Nhiêm vụ cá nhân: Lấy ví dụ thực tế về ứng dụng hiểu biết về sinh trưởng và phát triển của động vật để tăng năng suất vật nuôi?

+ Thời gian: 5 phút.

Nhiệm vụ chung: Con người vận dụng hiểu biết về sinh trưởng và phát triển của động vật để tăng năng suất vật nuôi như thế nào?

+ Thời gian: 4 phút.

HS nhận nhiệm vụ.
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ

Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh khi cần thiết.

Các nhóm thảo luận, thống nhất ý kiến trả lời câu hỏi.
Báo cáo kết quả:

Gọi đại diện nhóm đưa ra nhiều ý kiến nhất báo cáo.

Các nhóm khác đối chiếu với bài nhóm mình nhận xét, bổ sung.

Giáo viên nhấn mạnh thêm vai trò việc ứng dụng hiểu biết về sinh trưởng vả phát triển vào sản xuất giúp tăng năng suất vật nuôi, lưu ý học sinh vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

– Đại diện 1 số HS trình bày kết quả, các HS khác nhận xét, bổ sung.
Tổng kết

Một số ứng dụng hiểu biết về sinh trưởng và phát triển của động vật vào thực tiễn:

Điều hòa sinh trưởng và phát triển của vật nuôi bằng sử dụng các loại vitamin và muối khoáng, điều khiển các yếu tố môi trường…

Tiêu diệt sâu hại…

Học sinh ghi nhớ
Vận dụng

Vì sao cần giữ vệ sinh trong chăn nuôi và tiêm phòng cho gia súc gia cầm?

Nêu quan điểm của em về việc sử dụng chất kích thích nhằm tăng sinh trưởng và phát triển ở vật nuôi.

Học sinh vận dụng kiến thức trả lời câu hỏi theo kĩ thuật trình bày 1 phút.
Luyện tập

Muốn tiêu diệt muỗi thì nên tiêu diệt ở giai đoạn nào là hiệu quả nhất? Vì sao?

Nêu một số ví dụ về điều khiển yếu tố môi trường nhằm đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển của vật nuôi?

HS trả lời câu hỏi

Hoạt động 5: Luyện tập (15 phút)

Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu nội dụng toàn bộ bài học.

Nội dung: GV cho học sinh làm việc cá nhân và trả lời mốt số câu hỏi.

Câu 1: Mô tả trên tranh vòng đời của các sinh vật sau:

Bướm cải

Sán lá gan

Lợn

Câu 2:

Muốn tiêu diệt sâu bướm và phòng tránh sán lá gan chúng ta cần phải làm gì?

Trong chăn nuôi lợn, để tăng năng suất người ta thường sử dụng những biện pháp nào?

Sản phẩm: Sản phẩm đáp án câu trả lời.

Câu 1: Mô tả vòng đời trên tranh

Sâu bướm: 

Sán lá gan

Lợn

Lợn trưởng thành -> Lợn con -> Lợn trưởng thành

Câu 2: 

Muốn tiêu diệt sâu bướm có thể tiêu diệt bướm trưởng thành bằng biện pháp bẫy đèn, bắt sâu non và nhộng.

Để phòng tránh sán lá gan cần:

+ Ủ hoai phân trâu bò để trứng không phát triển thành ấu trùng.

+ Ăn chín, uống sôi đặc biệt là không ăn gỏi cá, các món ăn từ cá, cua, ốc, thịt, gan động vật chưa được nấu chín.

+ Đảm bảo môi trường sống sạch sẽ, khô ráo.

Trong chăn nuôi lợn, để tăng năng suất cần:

Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, tiêm phòng đầy đủ cho đàn lợn.

Mật độ đàn phù hợp để tránh bệnh tật.

Cung cấp chế độ ăn đầy đủ vitamin và khoáng chất, lượng tăng trọng phù hợp để rút ngắn thời gian sinh trưởng và phát triển của đàn lợn, quay vòng vốn nhanh,…

Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ:

  • Giáo viên đưa ra nhiệm vụ, yêu cầu cá nhân học sinh thực hiện:

Câu 1: Mô tả trên tranh vòng đời của các sinh vật sau:

  1. Bướm cải
  1. Sán lá gan
  1. Lợn

Câu 2:

  1. Muốn tiêu diệt sâu bướm và phòng tránh sán lá gan chúng ta cần phải làm gì?
  2. Trong chăn nuôi lợn, để tăng năng suất người ta thường sử dụng những biện pháp nào?
HS nhận nhiệm vụ.
HS thực hiện nhiệm vụ Học sinh mô tả trên tranh,  trả lời câu hỏi.
Báo cáo kết quả:

  • Mời đại diện một số HS trả lời;
  • GV kết luận về nội dung kiến thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *