Giáo án KHTN 7 CD BÀI 29: KHÁI QUÁT VỀ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Phát biểu được khái niệm sinh trưởng và phát triển ở sinh vật. Nêu được mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển.

Nêu được các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật (nhiệt độ, ánh sáng, nước, chất dinh dưỡng).

Về năng lực

a) Năng lực chung

Tự chủ và tự học: Chủ động, tự tìm hiểu về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật, các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở sinh vật.

Giao tiếp và hợp tác:

Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV trong khi thảo luận về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo.

– Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết vấn đề kịp thời với các thành viên trong nhóm để thảo luận hiệu quả, giải quyết các vấn đề trong bài học và hoàn thành các nhiệm vụ học tập.

b) Năng lực khoa học tự nhiên

Nhận thức khoa học tự nhiên: 

+ Phát biểu được khái niệm sinh trưởng và phát triển ở sinh vật. Nêu được mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển.

+ Nêu được các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật (nhiệt độ, ánh sáng, nước, chất dinh dưỡng).

Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng hiểu biết và các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật vào thực tiễn chăm sóc sức khỏe và sản xuất.

Về phẩm chất

Chăm chỉ: Tham gia tích cực hoạt động học tập, hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.

Trung thực: Trung thực trong báo cáo kết quả các hoạt động học tập, đánh giá.

Trách nhiệm: Sử dụng hợp lí thời gian học tập; Có ý thức vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

Các hình ảnh theo sách giáo khoa và hình ảnh minh họa.

Máy chiếu, bảng nhóm;

 Phiếu học tập.

Phiếu học tập số 1

Câu 1: Nêu ảnh hưởng của chất dinh dưỡng đối với sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật? Giải thích.

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 2: Lấy một số ví dụ về biểu hiện của thực vật, động vật khi thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng?

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 3: Nêu ảnh hưởng của nước đối với sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật? Lấy ví dụ về ảnh hưởng của nước đến sinh trưởng và phát triển của một số sinh vật ở địa phương em?

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 4: Nêu ảnh hưởng của nhiệt độ đối với sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật? Quan sát hình dưới đây, cho biết ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh trưởng của mỗi sinh vật?

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 5: Nêu vai trò của ánh sáng đối với sự sinh trưởng và phát triển của thực vật và động vật? Cho ví dụ.

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

 

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

Dạy học hợp tác.

Trực quan kết hợp vấn đáp.

Kĩ thuật sử dụng phương tiện trực quan, mảnh ghép, động não.

B. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC

Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)

Mục tiêu: Tạo được hứng thú cho học sinh, dẫn dắt giới thiệu vấn đề, để học sinh biết được sự biến đổi của cơ thể sinh vật theo thời gian.

Nội dung: HS quan sát hình ảnh về sự biến đổi cây hoa hướng dương qua các giai đoạn, trả lời câu hỏi:

Mô tả sự biến đổi của cây hoa hướng dương qua các giai đoạn. Sự biến đổi đó là gì?

Sản phẩm: Học sinh nói lên suy nghĩ của bản thân.

Dự kiến:

Về kích thước: có sự lớn lên qua các giai đoạn.

Hình thái: hạt → hạt có mầm → cây mầm → cây con → cây con có chồi → cây trưởng thành có nụ hoa → cây trưởng thành ra hoa.

Các cơ quan: hạt → nảy mầm → mọc lá → rễ phát triển → có chồi → có nụ hoa → hoa.

Sự biến đổi đó là sự sinh trưởng và phát triển của cây.

Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Quan sát hình ảnh sau, trả lời một số câu hỏi:

Mô tả sự biến đổi của cây hoa hướng dương qua các giai đoạn. Sự biến đổi đó là gì?

Học sinh quan sát hình và trả lời các câu hỏi của giáo viên đưa ra.
Giao nhiệm vụ: cá nhân học sinh phân tích hình ảnh trực quan, trả lời câu hỏi. Nhận nhiệm vụ
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: Quan sát, hỗ trợ HS khi cần thiết. Cá nhân học sinh quan sát hình, khai thác thông tin, thực hiện nhiệm vụ.
Chốt lại và đặt vấn đề vào bài

Sinh trưởng và phát triển là những đặc trưng cơ bản của cơ thể sống. Vậy sinh trưởng là gì? Phát triển là gì? Giữa sinh trưởng và phát triển có mối quan hệ như thế nào? Có những nhân tố nào ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở sinh vật? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học mới.

Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm sinh trưởng, phát triển và mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển (40 phút)

Mục tiêu: Phát biểu được khái niệm sinh trưởng và phát triển ở sinh vật. Nêu được mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển.

Nội dung: GV chiếu một số hình ảnh về sự sinh trưởng và phát triển ở sinh vật, học sinh quan sát kết hợp nghiên cứu tích cực thông tin SGK, thực hiện các nhiệm vụ sau:

Câu 1: Sinh trưởng là gì? Cho một số ví dụ về sinh trưởng ở sinh vật?

Câu 2: Phát triển là gì? Cho một số ví dụ về phát triển ở sinh vật?

Câu 3: Quan sát hình và cho biết dấu hiệu của sự sinh trưởng và phát triển? Sinh trưởng và phát triển có mối quan hệ như thế nào?

 

Luyện tập

Lấy ví dụ chứng minh mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển ở động vật?

Cho biết các biểu hiện của sinh vật là sinh trưởng hay phát triển?

Biểu hiện Sinh trưởng Phát triển
Hạt nảy mầm ? ?
Cây cao lên ? ?
Gà trống bắt đầu biết gáy ? ?
Cây ra hoa ? ?
Diện tích phiến lá bắt đầu tăng lên ? ?
Lợn con tăng cân từ 2kg lên 4kg ? ?

Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.

Câu 1: Sinh trưởng là gì? Cho một số ví dụ về sinh trưởng ở sinh vật?

Sinh trưởng là sự tăng lên về kích thước và khối lượng cơ thể do tăng lên về số lượng và kích thước tế bào, từ đó làm cho cơ thể lớn lên.

Ví dụ: thân cây to ra về bề ngang, em bé tăng từ 5kg lên 10 kg…

Câu 2: Phát triển là gì? Cho một số ví dụ về phát triển ở sinh vật?

Phát triển là quá trình biến đổi tạo nên các tế bào, mô, cơ quan và hình thành chức năng mới ở các giai đoạn.

Ví dụ: Trứng nở ra sâu, sâu biến thành nhộng, nhộng nở ra bướm, cây ra hoa…

Câu 3: Quan sát hình và cho biết dấu hiệu của sự sinh trưởng và phát triển? Sinh trưởng và phát triển có mối quan hệ như thế nào?

Ở cây hướng dương:

+ Dấu hiệu sinh trưởng: Sự tăng lên về kích thước và khối lượng rễ, thân, lá.

+ Dấu hiệu phát triển: Hạt nảy mầm, ra rễ, ra lá, ra nụ hoa, tạo quả và hạt.

Ở con gà trống: 

+ Dấu hiệu sinh trưởng: Sự tăng lên về kích thước và khối lượng của cơ thể con gà.

+ Dấu hiệu phát triển: trứng biệt hóa thành các cơ quan của con gà con như có chân, cánh, mắt, mỏ…; gà mọc mào, thay lông, biết gáy..

Sinh trưởng và phát triển liên quan mật thiết với nhau, nối tiếp, xen kẽ nhau.

+  Sinh trưởng là cơ sở cho phát triển. 

+ Phát triển thúc đẩy sinh trưởng và làm xuất hiện hình thái mới.

Luyện tập

Lấy ví dụ chứng minh mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển ở động vật?

Ví dụ: trứng nở ra gà con, gà con sinh trưởng đến một giai đoạn nhất định thì thay lông và có chức năng sinh sản là đẻ trứng…

Cho biết các biểu hiện của sinh vật là sinh trưởng hay phát triển?

Biểu hiện Sinh trưởng Phát triển
Hạt nảy mầm +
Cây cao lên +
Gà trống bắt đầu biết gáy +
Cây ra hoa +
Diện tích phiến lá bắt đầu tăng lên +
Lợn con tăng cân từ 2kg lên 4kg +

 

d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ:

– GV chiếu câu hỏi và tổ chức dạy học hợp tác theo các giai đoạn như sau:

+ Giai đoạn 1: Cặp đôi thảo luận: Bàn chẵn thảo luận câu 1, bàn lẻ thảo luận câu 2 trong 3 phút.

+ Giai đoạn 2: Chia sẻ trong nhóm 4 học sinh (1 bàn chẵn, 1 bàn lẻ) thống nhất đáp án câu 1,2, viết vào bảng nhóm trong 7 phút.

Báo cáo nội dung câu 1,2.

+ Giai đoạn 3: Tiếp tục thảo luận nhóm 4 học sinh câu hỏi số 3.

– Thời gian thảo luận: 8 phút.

HS nhận nhiệm vụ.
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ

Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh khi cần thiết.

Phân tích hình ảnh, khai thác thông tin SGK, thực hiện nhiệm vụ.
Báo cáo kết quả:

Gọi 1 nhóm đại diện trình bày kết quả. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung bài làm của nhóm bạn.

 GV kết luận về nội dung kiến thức mà các nhóm đã đưa ra.

– Đại diện 1 nhóm trình bày kết quả.

– Các nhóm cho nhận xét và bổ sung nếu cần.

Tổng kết

Sinh trưởng là sự tăng lên về kích thước và khối lượng cơ thể do tăng lên về số lượng và kích thước tế bào, từ đó làm cho cơ thể lớn lên.

Phát triển là quá trình biến đổi tạo nên các tế bào, mô, cơ quan và hình thành chức năng mới ở các giai đoạn.

Sinh trưởng và phát triển liên quan mật thiết với nhau, nối tiếp, xen kẽ nhau.

+  Sinh trưởng là cơ sở cho phát triển. 

+ Phát triển thúc đẩy sinh trưởng và làm xuất hiện hình thái mới.

Ghi nhớ kiến thức

Luyện tập

Lấy ví dụ chứng minh mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển ở động vật?

Cho biết các biểu hiện của sinh vật là sinh trưởng hay phát triển?

Biểu hiện Sinh trưởng Phát triển
Hạt nảy mầm ? ?
Cây cao lên ? ?
Gà trống bắt đầu biết gáy ? ?
Cây ra hoa ? ?
Diện tích phiến lá bắt đầu tăng lên ? ?
Lợn con tăng cân từ 2kg lên 4kg ? ?
Học sinh vận dụng kiến thức đã học trả lời câu hỏi.

Hoạt động 3: Tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở sinh vật (30 phút)

Mục tiêu: Nêu được các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật (nhiệt độ, ánh sáng, nước, chất dinh dưỡng).

Nội dung: Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm thực hiện các nhiệm vụ sau:

Nhiệm vụ chung: Nêu ảnh hưởng của các nhân tố chủ yếu như nước, chất dinh dưỡng, nhiệt độ, ánh sáng đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật? Cho ví dụ.

Nhiệm vụ cụ thể:

Câu 1: Nêu ảnh hưởng của chất dinh dưỡng đối với sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật? Giải thích.

Câu 2: Lấy một số ví dụ về biểu hiện của thực vật, động vật khi thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng?

Câu 3: Nêu ảnh hưởng của nước đối với sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật? Lấy ví dụ về ảnh hưởng của nước đến sinh trưởng và phát triển của một số sinh vật ở địa phương em?

Câu 4: Nêu ảnh hưởng của nhiệt độ đối với sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật? Quan sát hình dưới đây, cho biết ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh trưởng của mỗi sinh vật?

Câu 5: Nêu vai trò của ánh sáng đối với sự sinh trưởng và phát triển của thực vật và động vật? Cho ví dụ.

Luyện tập

Nêu một số ví dụ minh họa về ảnh hưởng của nhiệt độ đối với động vật và thực vật?

Vì sao mùa đông cần cho gia súc ăn nhiều hơn, đặc biệt là gia súc còn non?

Lấy ví dụ về ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự thay đổi của tán lá cây ở một số loài mà em biết?

Sản phẩm: Phiếu học tập số 1

Phiếu học tập 1

Câu 1: Nêu ảnh hưởng của chất dinh dưỡng đối với sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật? Giải thích.

Chất dinh dưỡng có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật. 

Vì: Cơ thể thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và phát triển của sinh vật qua các giai đoạn.

Câu 2: Lấy một số ví dụ về biểu hiện của thực vật, động vật khi thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng?

Ví dụ: Cây lúa thiếu đạm sẽ sinh trưởng chậm, cây lúa thừa đạm sẽ sinh trưởng nhanh nhưng phát triển chậm, thân mềm yếu… 

Ở người: khi thiếu chất dinh dưỡng ở trẻ em dẫn đến tình trạng còi xương, suy dinh dưỡng. Khi thừa chất có thể dấn đến thừa cân, béo phì và nhiều bệnh nguy hiểm khác.

Câu 3: Nêu ảnh hưởng của nước đối với sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật? Lấy ví dụ về ảnh hưởng của nước đến sinh trưởng và phát triển của một số sinh vật ở địa phương em?

Nước cần cho các sinh vật sinh trưởng và phát triển. Thiếu nước các loài sinh vật sẽ phát triển chậm hoặc bị chết. Nước tác động khác nhau lên các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của thực vật như là nảy mầm, lớn lên, ra hoa…

Ví dụ:

Một số ao, hồ ở địa phương em đang cạn dần nước do các tháng mùa khô, dẫn đến việc các sinh vật thủy sinh bị chết hàng loạt.

Khi trồng rau cải, nếu gặp mưa nhiều cây rau sẽ bị thối, nhũn.

Câu 4: Nêu ảnh hưởng của nhiệt độ đối với sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật? Quan sát hình dưới đây, cho biết ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh trưởng của mỗi sinh vật?

Mỗi loài sinh vật sinh trưởng và phát triển tốt trong một điều kiện nhiệt độ thích hợp. Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp sẽ làm chậm quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật hoặc làm chết sinh vật. 

Ở ruồi giấm nhiệt độ ảnh hưởng đến chu kì sống. Ở nhiệt độ cao chu kì sống của ruồi giấm ngắn hơn.

Cá rô phi chỉ sống được trong giới hạn nhiệt độ 5,6oC đến 42oC, ngoài giới hạn này cá sẽ chết.

Câu 5: Nêu vai trò của ánh sáng đối với sự sinh trưởng và phát triển của thực vật và động vật? Cho ví dụ.

Ở thực vật ánh sáng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển.

VD: Hành, cà rốt, củ cải chỉ ra hoa khi có thời gian chiếu sáng dài.

+ Đậu tương, dưa chuột, bông chỉ ra hoa khi có thời gian chiếu sáng ngắn.

Ở động vật ánh sáng cũng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển.

Ví dụ: Vào mùa đông thời gian chiếu sáng ít. Các loài sâu ăn lá ngừng sinh sản.

Mùa hè, mùa xuân thời gian chiếu sáng dài là thời gian sinh sản nhiều của loài chim.

Luyện tập

Nêu một số ví dụ minh họa về ảnh hưởng của nhiệt độ đối với động vật và thực vật?

Ở nhiệt độ cao, cơ thể động vật sẽ đổ mồ hôi nhiều dẫn đến mất nước và cơ thể sẽ mệt mỏi hơn. Còn với thực vật thì cây cối dễ bị khô héo, phát triển kém hơn.

Đồ ăn, nước uống được đun sôi sẽ an toàn hơn vì nhiệt độ cao làm chết các vi khuẩn.

Thực phẩm để ở ngăn đá tủ lạnh sẽ giữ được lâu hơn khi để ở ngăn mát vì nhiệt độ thấp dưới 0 độ C sẽ kìm hãm sự phát triển của các vi khuẩn gây hại.

Hoa cúc, lay ơn, đào,… sẽ sinh trưởng mạnh và nở sớm trong điều kiện khí hậu nắng ấm.

Vì sao mùa đông cần cho gia súc ăn nhiều hơn, đặc biệt là gia súc còn non?

Vì gia súc là động vật hằng nhiệt, vào mùa đông, nhiệt độ xuống thấp, nhiệt độ cơ thể gia súc cao hơn nhiều so với nhiệt độ môi trường nên cơ thể gia súc bị mất nhiệt vào mùa lạnh. Để bù lại lượng nhiệt đã mất và duy trì thân nhiệt ổn định, cơ chế chống lạnh được tăng cường, quá trình chuyển hoá ở tế bào tăng lên, các chất bị ôxi hoá nhiều hơn vì vậy gia súc non cần được ăn nhiều hơn hình thường để bù lại các chất đã bị ôxi hoá. Giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển bình thường trong mùa đông.

Lấy ví dụ về ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự thay đổi của tán lá cây ở một số loài mà em biết?

Cây bàng, cây phượng,… thường rụng lá vào mùa thu – đông, đến mùa xuân – hè, tán cây lại rợp lá. 

Điều này là do vào mùa đông, thời tiết lạnh, ít mưa, cây phải rụng lá để giảm sự thoát hơi nước. Đến mùa xuân, nhiệt độ tăng, mưa nhiều khiến cây sinh trưởng, phát triển nhanh và ra nhiều lá mới.

Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ:

Giáo viên chia nhóm học sinh, phát phiếu học tập số 1.

Tổ chức thảo luận nhóm theo kĩ thuật mảnh ghép, thảo luận thống nhất ý kiến thực hiện nhiệm vụ theo hai giai đoạn sau:

+ Giai đoạn 1: nhóm chuyên gia

Nhóm 1: câu 1 và câu 2 trong phiếu học tập số 1.

Nhóm 2: câu 3 trong phiếu học tập số 1.

Nhóm 3: câu 4 trong phiếu học tập số 1.

Nhóm 4: câu 5 trong phiếu học tập số 1.

Yêu cầu: mỗi thành viên trong nhóm hiểu rõ, là chuyên gia về vấn đề tìm hiểu của nhóm, có thể truyền đạt chính xác nội dung thảo luận của nhóm mình.

+ Giai đoạn 2: Nhóm mảnh ghép

Hình thành nhóm mới: mỗi nhóm có 1 thành viên của tất cả các nhóm chuyên gia.

Các thành viên chia sẻ nội dung thảo luận ở giai đoạn 1, thảo luận thống nhất nội dung hoàn thành nhiệm vụ phức hợp.

(?) Nêu ảnh hưởng của các nhân tố chủ yếu như nước, chất dinh dưỡng, nhiệt độ, ánh sáng đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật? Cho ví dụ.

HS nhận nhiệm vụ.
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: GV quan sát, hỗ trợ các nhóm khi cần thiết. Phân công nhiệm vụ và nghiên cứu tài liệu, phân tích tranh hình thực hiện nhiệm vụ.
Báo cáo kết quả:

Gọi 1 nhóm đại diện trình bày kết quả. Các nhóm khác nhận xét bổ sung.

GV kết luận về nội dung kiến thức mà các nhóm đã đưa ra.

– Đại diện nhóm báo cáo.

– Nhóm khác nhận xét, bổ sung phần trình bày của nhóm bạn

Tổng kết:

Sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như đặc điểm loài, nhiệt độ, ánh sáng, nước, chất dinh dưỡng…

Các yếu tố này tác động tổng hợp lên sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.

HS ghi nhớ kiến thức
Luyện tập

Nêu một số ví dụ minh họa về ảnh hưởng của nhiệt độ đối với động vật và thực vật?

Vì sao mùa đông cần cho gia súc ăn nhiều hơn, đặc biệt là gia súc còn non?

Lấy ví dụ về ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự thay đổi của tán lá cây ở một số loài mà em biết?

HS trả lời câu hỏi
Em có biết

Sự rụng lá

(SGK trang 139)

Học sinh đọc thêm.

Hoạt động 4: Hoạt động vận dụng (10 phút)

Mục tiêu: Vận dụng kiến thức vào giả thích các vấn đề thực tế.

Nội dung: Vận dụng hiểu biết và các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật vào thực tiễn chăm sóc sức khỏe và sản xuất.

Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh

Dựa vào những biểu hiện sinh trưởng, phát triển nào ở người giúp em có thể biết được người đó thiếu hay thừa chất dinh dưỡng? Giải thích. Theo em, cần làm gì để duy trì dinh dưỡng cân bằng?

Dựa vào nhưng biểu hiện về thể trạng như chiều cao, cân nặng, khả năng nhận thức,…ở người có thể biết được người đó thiếu hay thừa chất dinh dưỡng.

Vì yếu tố dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng, phát triển của cơ thể. Nếu thiếu chất, cơ thể sẽ còi cọc, thấp bé, chậm phát triển, ngược lại, nếu thừa chất, cơ thể dễ bị béo phì.

Hãy kể một số biện pháp điều khiển các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của vật nuôi, cây trồng mà em biết?

– Bón phân, cắt cành để kích thích cây nở hoa.

– Tăng nguồn nhiệt bằng cách dùng đèn sợi đốt để giúp trứng gà nở nhanh hơn.

– Các vừng khí hậu lạnh, các loài rau, củ nhiệt đới được trồng trong nhà kính để đảm bảo nhiệt.

– Dùng đèn led để kích thích hoa nở.

Để tăng năng suất cho cây thanh long, người ta thường thắp đèn chiếu sáng cho cây vào ban đêm, em hãy cho biết cơ sở khoa học của việc làm này là gì?

– Vì thanh long là cây ngày dài (nở hoa trong điều kiện thời gian chiếu sáng dài) nên người ta chiếu đèn vào ban đêm để tăng thời gian chiếu sáng, giảm thời gian ban đêm giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt, sớm ra hoa hoặc ra hoa trái vụ.

d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ:

  • Yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân vận dụng kiến thức trả lời câu hỏi:
  1. Dựa vào những biểu hiện sinh trưởng, phát triển nào ở người giúp em có thể biết được người đó thiếu hay thừa chất dinh dưỡng? Giải thích. Theo em, cần làm gì để duy trì dinh dưỡng cân bằng?
  2. Hãy kể một số biện pháp điều khiển các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của vật nuôi, cây trồng mà em biết?

3. Để tăng năng suất cho cây thanh long, người ta thường thắp đèn chiếu sáng cho cây vào ban đêm, em hãy cho biết cơ sở khoa học của việc làm này là gì?

  • Giáo viên giáo dục ý thức bảo vệ sức khỏe bản thân.
HS nhận nhiệm vụ.
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ

  • Cá nhân học sinh vận dụng kiến thức đã học giải quyết các vấn đề giáo viên đặt ra.
Cá nhân học sinh độc lập thực hiện nhiệm vụ.
Báo cáo kết quả:

  • Gọi đại diện một số HS báo cáo kết quả.
  • Các học sinh khác nhận xét, bổ sung.
  • Giáo viên khuyến khích học sinh vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống.
– Đại diện 1 số HS trình bày kết quả, các HS khác nhận xét, bổ sung.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *