Giáo án KHTN 7 CD BÀI 16: TỪ TRƯỜNG TRÁI ĐẤT

MỤC TIÊU DẠY HỌC

Về kiến thức

– Dựa vào ảnh (hoặc hình vẽ, đoạn phim khoa học) khẳng định được Trái Đất có từ trường.

– Nêu được cực Bắc địa từ và cực Bắc địa lí không trùng nhau.

– Sử dụng la bàn để tìm được hướng địa lí.

Về năng lực

a) Năng lực chung

– Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu những vấn đề liên quan đến từ trường Trái Đất.

Giao tiếp và hợp tác: Tham gia thảo luận, trình bày, diễn đạt các ý tưởng, nội dung theo ngôn ngữ vật lý.

– Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Để xuất các ý tưởng, phương án để thảo luận, giải quyết các vấn đề nêu ra trong bài học.

b) Năng lực khoa học tự nhiên

Nhận thức khoa học tự nhiên: Biết được sự tồn tại của từ trường Trái Đất, Trái Đất có các cực từ.

–  Tìm hiểu tự nhiên: Phân biệt cực từ, cực địa lý.

– Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Biết cách sử dụng la bàn để tìm phương hướng.

Về phẩm chất

Tham gia tích cực hoạt động trong lớp cũng như ở nhà.

Cẩn thận, trung thực, thực hiện an toàn quy trình làm thí nghiệm.

Có niềm say mê, hứng thú, thích tìm tòi, khám phá, đặt câu hỏi.

THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

– Kim nam châm, thanh nam châm đặt trên giá đỡ, tấm nhựa trong, mạt sắt, thanh nam châm, bút chì, la bàn, hình ảnh SGK

– Máy chiếu, bảng nhóm;

– Phiếu học tập. 

 

Phiếu học tập số 1

Câu 1: Vì sao thanh nam châm khi treo tự do luôn chỉ hướng Bắc – Nam?

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Câu 2. Trên Hình 20.3, độ mạnh của từ trường giảm dần theo thứ tự màu sắc như sau: đỏ, vàng, lục, lam, lơ. Việt Nam nằm trong vùng có từ trường mạnh hay yếu?

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

 

 

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

Dạy học nêu và giải quyết vấn đề 

Dạy học theo nhóm và nhóm cặp đôi.

Kĩ thuật động não.

CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC

Hoạt động 1:  Khởi động (5 phút)

Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học, dẫn dắt giới thiệu vấn đề về từ trường Trái Đất.

b) Nội dung:

– GV làm thí nghiệm treo một nam châm tự do và đặt vấn đề: “Vì sao nam châm khi treo tự do luôn chỉ hướng bắc – nam.”

c) Sản phẩm:

HS đưa ra các câu trả lời dự kiến.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ: 

– GV làm thí nghiệm treo một nam châm tự do và đặt vấn đề: “Vì sao nam châm khi treo tự do luôn chỉ hướng bắc – nam.”

Nhận nhiệm vụ
HS thực hiện nhiệm vụ

Các nhóm thực hiện, thảo luận, báo cáo kết quả..

– Giáo viên theo dõi, hỗ trợ

Thực hiện nhiệm vụ
Chốt lại và đặt vấn đề vào bài

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 

Hoạt động 2.1:  Mô tả từ trường Trái Đất

a) Mục tiêu:

– GV hướng dẫn để HS biết xung quanh Trái Đất tồn tại từ trường.

– HS nhận diện hình dạng của nam chân Trái Đất và HS nhận biết rằng các cực địa lí và các cực địa từ không trùng nhau.

b) Nội dung:

GV tổ chức cho HS sử dụng các kĩ năng: quan sát tranh ảnh, thu thập dữ liệu từ tranh ảnh hay từ một đoạn phim. Lịch sử của Vật lí học chứng minh có những phát minh, phát hiện, quy luật,… thường bắt đầu từ những giả thuyết, sau đó các nhà khoa học tiến hành các thực nghiệm để kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết. Đây là một phương pháp nghiên cứu và học tập vật lí.

– GV nêu một giả thuyết đã được nhà khoa học William Gilbert đặt ra về vấn đề từ trường của Trái Đất. Nhiệm vụ của HS sẽ tìm các hiện tượng vật lý khẳng định cho giả thuyết trên.

GV đưa ra các hình ảnh về đường sức từ của Trái Đất mà các nhà khoa học vẽ được.

– Thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập số 1.

c) Sản phẩm:

 

Phiếu học tập số 1

Câu 1: Vì sao thanh nam châm khi treo tự do luôn chỉ hướng Bắc – Nam?

Thanh nam châm khi treo tự do luôn chỉ hướng Bắc – Nam vì:

+ Bản thân Trái Đất là một “thanh nam châm khổng lồ”.

+ Thanh nam châm khi treo tự do sẽ chịu ảnh hưởng của từ trường Trái Đất và lệch về phía hai cực.

Câu 2:  Đường sức từ của Trái Đất có những điểm nào giống với đường sức từ của một nam châm thẳng?

Đều là những đường cong khép kín nối từ cực này sáng cực kia.

Hướng của đường sức từ tuân theo quy ước: vào ở cực Nam và ra ở cực Bắc.

Câu 3: Hãy chỉ rõ các cực địa từ và cực địa lí trên Hình 20.4. Nhận xét chúng có trùng nhau không?

Cực Bắc địa từ và cực Nam địa từ nằm trên trục từ của Trái Đất.

Cực Bắc địa lí và cực Nam địa lí nằm trên trục quay của Trái Đất.

Các cực này đều không trùng nhau.

 

d) Tổ chức thực hiện:

 

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ: 

GV tổ chức cho HS sử dụng các kĩ năng: quan sát tranh ảnh, thu thập dữ liệu từ tranh ảnh hay từ một đoạn phim. Lịch sử của Vật lí học chứng minh có những phát minh, phát hiện, quy luật,… thường bắt đầu từ những giả thuyết, sau đó các nhà khoa học tiến hành các thực nghiệm để kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết. Đây là một phương pháp nghiên cứu và học tập vật lí.

– GV nêu một giả thuyết đã được nhà khoa học William Gilbert đặt ra về vấn đề từ trường của Trái Đất. Nhiệm vụ của HS sẽ tìm các hiện tượng vật lý khẳng định cho giả thuyết trên.

GV đưa ra các hình ảnh về đường sức từ của Trái Đất mà các nhà khoa học vẽ được.

– Thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập số 1.

Câu 1: Vì sao thanh nam châm khi treo tự do luôn chỉ hướng Bắc – Nam?

Câu 2:  Đường sức từ của Trái Đất có những điểm nào giống với đường sức từ của một nam châm thẳng?

Câu 3: Hãy chỉ rõ các cực địa từ và cực địa lí trên Hình 20.4. Nhận xét chúng có trùng nhau không?

HS nhận nhiệm vụ, nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi của GV:

  

Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: 

– HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận.

– GV quan sát, hướng dẫn HS

– HS thực hiện 
Báo cáo kết quả:

– Học sinh trình bày kết quả.

– Các học sinh còn lại lắng nghe để nhận xét và bổ sung.

– GV kết luận nội dung kiến thức mà các nhóm đã trình bày.

– Trình bày kết quả.

– Các học sinh còn lại nhận xét phần trình bày của bạn.

Tổng kết:

Trong hệ Mặt Trời, Trái Đất là một trong những hành tinh có từ trường.

– Cực Bắc địa từ và cực Bắc địa lí không trùng nhau.

Ghi nhớ kiến thức và ghi vào vở. 

 

Hoạt động 2.2:  Tìm hiểu cấu tạo của la bàn 

Mục tiêu: 

Hướng dẫn để HS biết cấu tạo, các chức năng của từng bộ phận và hiểu được các thông tin ghi trên la bàn. Kĩ năng: biết cách sử dụng dụng cụ, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

Nội dung: 

GV nên sử dụng một la bàn có cấu tạo đơn giản để HS có thể đọc được các hướng trên la bàn và tổ chức để HS tìm hiểu cấu tạo của la bàn.

– GV hướng dẫn HS đọc các kí hiệu trên la bàn như SGK và cho biết cấu tạo của la bàn.

c) Sản phẩm:

Cấu tạo của la bàn gồm:

Kim nam châm có thể quay tự do trên trục cố định

Vỏ hộp có mặt kính bảo vệ

Mặt số có thể quay độc lập với kim nam châm

Trên mặt la bàn có các vạch chia độ tử 0o đến 360o kèm theo các kí hiệu.

Tổ chức thực hiện 

 

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giáo viên giao nhiệ vụ 

GV nên sử dụng một la bàn có cấu tạo đơn giản để HS có thể đọc được các hướng trên la bàn và tổ chức để HS tìm hiểu cấu tạo của la bàn.

– GV hướng dẫn HS đọc các kí hiệu trên la bàn như SGK và cho biết cấu tạo của la bàn.

Nhận nhiệm vụ
HS thực hiện nhiệm vụ

GV đặt vấn đề gợi mở HS tham gia

+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận.

+ GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần

+ HS tham gia nội dung. 

+ HS thảo luận và trả lời câu hỏi. 

* Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời.

+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.

+ GV đánh giá, nhận xét. Chốt kiến thức

HS báo các kết quả  và các HS khác góp ý bổ sung.
Tổng kết: 

Cấu tạo của la bàn gồm:

Kim nam châm có thể quay tự do trên trục cố định

Vỏ hộp có mặt kính bảo vệ

Mặt số có thể quay độc lập với kim nam châm

Trên mặt la bàn có các vạch chia độ tử 0o đến 360o kèm theo các kí hiệu. 

HS ghi nhớ kiến thức

 

Hoạt động 2.3: Sử dụng la bàn xác định hướng địa lí

Mục tiêu: GV hướng dẫn để HS biết được cách sử dụng la bàn để tìm hướng địa lí của một vật hoặc đối tượng nào đó.

Nội dung: 

– Chọn một đối tượng cần xác định hướng (tòa nhà, cổng trường,..)

– Đặt la bàn nằm yên trên mặt phẳng của đối tượng và hướng bắc – nam địa lí.

– Xác định góc hợp bới hướng của đối tượng và hướng bắc – nam địa lí.

– HS thảo luận theo nhóm cặp đôi và trả lời câu hỏi

1) Vì sao khi sử dụng la bàn, ta phải để la bàn xa các nam châm hoặc vật có từ tính?

Vận dụng

* Từ hình ảnh của các đường sức từ (Hình 19.5 trong SGK), hãy nêu một phương pháp xác định chiều của đường sức từ nếu biết tên các cực của nam châm.

Sản phẩm học tập:

1) Vì sao khi sử dụng la bàn, ta phải để la bàn xa các nam châm hoặc vật có từ tính?

Khi sử dụng la bàn, ta phải để la bàn xa các nam châm hoặc vật có từ tính để tránh từ trường của chúng ảnh hưởng trực tiếp đến việc xác định hướng của la bàn, gây ra sai sót.

 

Luyện tập

Kim la bàn có chỉ đúng hướng Bắc địa lí không? Vì sao?

Kim la bàn chỉ theo hướng của đường sức từ tại địa phương ấy nên không chỉ theo đúng hướng bắc địa lí.

Vận dụng

Em hãy xác định hướng của cổng nhà em

Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ: 

– Chia nhóm HS ( 6 HS/1 nhóm).

– Yêu cầu học sinh kiểm tra các dụng cụ thực hành theo mẫu chiếu trên màn hình.

– Chọn một đối tượng cần xác định hướng (tòa nhà, cổng trường,..)

– Đặt la bàn nằm yên trên mặt phẳng của đối tượng và hướng bắc – nam địa lí.

– Xác định góc hợp bới hướng của đối tượng và hướng bắc – nam địa lí.

– HS thảo luận theo nhóm cặp đôi và trả lời câu hỏi:

1) Vì sao khi sử dụng la bàn, ta phải để la bàn xa các nam châm hoặc vật có từ tính?

HS nhận nhiệm vụ .
Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: 

GV hướng dẫn các bước thực hiện, sau đó cho HS tự thực hiện theo các bước hướng dẫn trong SGK

– Hướng dẫn HS cách ghi chép kết quả thí nghiệm;

– GV hướng dẫn HS thảo luận câu hỏi trong phiếu học tập.

– Giáo viên: quan sát, hỗ trợ học sinh khi cần thiết, nhắc nhở an toàn phòng thực hành.

GV cho HS rút ra kết luận

– Giải quyết vấn đề GV đưa ra.

– Thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi

Báo cáo kết quả:

– Chọn đại diện nhóm trình bày đáp án trong phiếu học tập số 2. Các nhóm còn lại quan sát, nhận xét.

(GV lưu ý nên chọn nhóm làm đúng và các nhóm làm sai để sửa rút kinh nghiệm)

– GV kết luận nội dung kiến thức cho HS.

– Đại diện nhóm lên trình bày 

– Các nhóm còn lại nhận xét phần trình bày của nhóm bạn.

Tổng kết:

Sử dụng la bàn để xác định hướng địa lí của đối tượng.

Ghi nhớ kiến thức.
Luyện tập

Kim la bàn có chỉ đúng hướng Bắc địa lí không? Vì sao?

HS tìm hiểu và trả lời
Vận dụng

Em hãy xác định hướng của cổng nhà em

HS về nhà xác định

Hoạt động 3: Luyện tập – Vận dụng

a) Mục tiêu: 

–  Hệ thống hóa kiến thức và làm một số bài tập. 

b) Nội dung: Giáo viên tổ chức hướng dẫn học sinh thực hiện phiếu bài tập thông qua các phương pháp kĩ thuật dạy học sau:

Bài tập trắc nghiệm: Trò chơi “Rung chuông vàng”– thực hiện ở tiết ôn tập 1.

c) Sản phẩm:

Câu trả lời của học sinh.

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đ/A B C C A D B A B

 

d) Tổ chức thực hiện:

 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

Giáo viên tổ chức lớp học cho các hoạt động ôn tập bài tập như sau:

  • Bài tập trắc nghiệm: Trò chơi “Rung chuông vàng”:

Luật chơi: Có 8 câu trắc nghiệm, mỗi câu hỏi sẽ có 15 giây suy nghĩ, sau thời gian suy nghĩ, học sinh cả lớp giơ thẻ đáp án A.B,C,D để trả lời. Bạn nào giợ muộn sẽ phạm quy. Các bạn trả lời sai và phạm quy sẽ nộp lại bộ thẻ trả lời và dừng tính điểm từ câu đó. Bạn nào trả lời được nhiều câu nhất sẽ chiến thắng. 

Bài tập trắc nghiệm: 

Câu 1: Vì sao có thể nói Trái Đất là một thanh nam châm khổng lồ?

A. Vì Trái Đất hút tất cả các vật về phía nó.

B. Vì mỗi cực của thanh nam châm tự do luôn hướng về một cực của Trái Đất

C. Vì Trái Đất hút các vật bằng sắt thép mạnh hơn các vật làm bằng vật liệu khác.

D. Vì trên bề mặt Trái Đất có nhiều mỏ đá nam châm.

Câu 2: Từ trường Trái Đất mạnh nhất ở:

A. vùng xích đạo.

B. vùng đại dương.

C. vùng địa cực.

D. vùng có nhiều quặng sắt.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Cực Bắc địa từ trùng với cực Nam địa lí.

B. Cực Bắc địa từ trùng với cực Bắc địa lí.

C. Cực Bắc địa từ và cực Bắc địa lí không trùng nhau.

D. Cực Nam địa từ trùng với cực Nam địa lí.

Câu 4: La bàn là một dụng cụ dùng để xác định

A. phương hướng trên mặt đất.

B. khối lượng một vật.

C. trọng lượng của vật.

D. nhiệt độ của môi trường sống.

Câu 5: Bộ phận chính của la bàn là

A. đế la bàn.

B. mặt chia độ.

C. hộp đựng la bàn.

D. kim nam châm.

Câu 6: Chiều của đường sức từ của nam châm được vẽ như sau:

Tên các cực từ của nam châm là

A. A là cực Bắc, B là cực Nam

B. A là cực Nam, B là cực Bắc.

C. A và B là cực Bắc.

D. A và B là cực Nam.

Câu 7: Lực từ tác dụng lên kim nam châm trong hình sau đặt ở điểm nào là mạnh nhất?

A. Điểm 1

B. Điểm 2

C. Điểm 3

D. Điểm 4

Câu 8: Hình ảnh định hướng của kim nam châm đặt tại các điểm xung quanh thanh nam châm như hình sau:

Cực Bắc của nam châm là

A. Ở 2

B. Ở 1

C. Nam châm thử định hướng sai.

D. Không xác định được.

HS nhận nhiệm vụ GV đã giao.
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: GV quan sát, hỗ trợ các nhóm khi cần thiết. Học sinh nhận nhiệm vụ, vận dụng kiến thức đã học tích cực thực hiện nhiệm vụ.
Báo cáo kết quả:

  •   Bài tập trắc nghiệm: Cả lớp tham gia trả lời câu hỏi.
  • Giáo viên chuẩn hóa các nội dung báo cáo của học sinh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *