Hoạt động 5. Tìm hiểu về khối lượng và lực hấp dẫn (45 phút)
1 Mục tiêu hoạt động
- KHTN.1.1 30.TC.1.1 31.GTHT.1
2.Tổ chức hoạt động
PP: – Dạy học hợp tác, làm việc theo nhóm;
– Dạy học giải quyết vấn đề thông qua câu hỏi SGK.
KT: Khăn trải bàn, động não- công não, sơ đồ tư duy
* Chuẩn bị:
– Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm có nhóm trưởng và một thư ký.
– Hình ảnh, phiếu học tập, video clip
Khởi động
GV có thể đặt vấn đề : Chiếu Video làm cho hoạt động khởi động trở lên hấp dẫn, lôi cuốn học sinh hơn. Tại sao khi thả một vật đang cầm trên tay thì vật đó rơi xuống?
* Chuẩn bị:
– Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm có nhóm trưởng và một thư ký.
– Hình ảnh, phiếu học tập
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1: Tìm hiểu khái niệm khối lượng
– GV sử dụng dạy học hợp tác, hình thức làm việc nhóm.
– GV tổ chức cho HS quan sát hình 37.1 và gợi ý HS thảo luận nội dung 1 trong SGK.
- Quan sát hình 37.1a: Trên vỏ hộp sữa có ghi “Khối lượng tịnh: 380 g”, số ghi đó chỉ sức nặng của hộp sữa hay lượng sữa chứa trong hộp?
- Trên bao gạo hình 37.1b có ghi 25 kg. Số ghi đó cho biết điều gì?
Kết thức hoạt động 1, GV gợi ý cho HS rút ra được khái niệm khối lượng như SGK.
Khối lượng là số đo lượng chất của một vật. Khi không tính bao bì thi khối lượng đó được gọi là khối lượng tịnh.
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập 2: Tìm hiểu về lực hấp dẫn
– GV sử dụng dạy học hợp tác, hình thức làm việc nhóm, chiếu clip nguồn gốc tìm ra lực hấp dẫn
– GV cho HS quan sát hình 37.2 trong SGK và thảo luận câu hỏi 2 trong SGK.
– Cá nhân HS đưa ra dự đoán thư kí ghi lại sau đó thảo luận thống nhất đưa ra ý kiến chung của toàn nhóm.
→ Khi rụng khỏi cành cây quả táo luôn rơi xuống mặt đất vì Trái Đất hút quả táo một lực. – Thảo luận nhóm tìm hiểu khái niệm về lực hấp dẫn.
→ Hai quyển sách nằm trên mặt bàn thì có lực hấp dẫn giữa chúng. |
* Thực hiện nhiệm vụ học tập:
– Học sinh thảo luận nhóm tìm hiểu khái niệm về lực hấp dẫn là lực hút giữa các vật có khối lượng.
– Học sinh thảo luận nhóm đưa ra dự đoán về lực hấp dẫn
– Cá nhân HS đưa ra dự đoán thư kí ghi lại sau đó thảo luận thống nhất đưa ra ý kiến chung của toàn nhóm.
– Học sinh thảo luận vào phiếu học tập:
Phiếu học tập số 5 |
Nhiệm vụ: Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống: |
– Lực hấp dẫn là lực hút giữa các vật có ………………………………………………………..
– Hai quyển sách nằm trên bàn có lực hấp dẫn. Vì ………………………………………………. |
* Báo cáo kết quả thực hiện nhiện vụ học tập.
– HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– Các nhóm tiến hành đánh giá lẫn nhau.
Lực hấp dẫn là lực hút giữa các vật có khối lượng.
- Sản phẩm học tập
Phiếu học tập.
- Phương án đánh giá:
Sử dụng bảng kiểm sau đây để đánh giá:
Nội dung đánh giá | Câu hỏi đánh giá | Kết quả | |
Có | Không | ||
Lực hấp dẫn | 1. HS có trình bày được thế nào là lực hấp dẫn? | ||
2. HS có biết được có lực hấp dẫn giữa 2 quyển sách không? | |||
1. HS có lựa chọn được các sự vật hiện tượng xuất hiện lực hấp dẫn không? | |||
Tự chủ tự học | 1. Học sinh có tích cực chủ động thực hiện nhiệm vụ được giao không? | ||
2. HS có hỗ trợ bạn học trong hoạt động nhóm không? | |||
Giao tiếp và hợp tác | 1. HS có trao đổi thảo luận thông tin với các bạn trong nhóm không? |
Hoạt động 6. Tìm hiểu về trọng lượng (45 phút)
1 Mục tiêu hoạt động
21.KHTN.3.1 30.TC.1.1 31.GTHT.1 32.TT.1
2.Tổ chức hoạt động
PP: Dạy học trực quan, sử dụng thí nghiệm trong dạy học KHTN.
KT: Động não- công não
* Chuẩn bị:
– Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm có nhóm trưởng và một thư ký.
– Giá đỡ, quả nặng, lò xo, lực kế, viên phấn, cục gôm.
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập
– Thực hành theo nhóm, nhận xét về sự biến dạng của lò xo khi treo các quả nặng.
Số quả nặng | Khối lượng | Trọng lượng |
1 | 50g | |
2 | 100g | |
3 | 150g | |
4 | 200g |
– Tìm ra nguyên nhân của sự biến dạng này. Hoàn thành phiếu học tập 6
PHIẾU HỌC TẬP 6 (BẢNG HỎI) | |
Câu hỏi | Trả lời |
Câu 1: Em có nhận xét gì về sự biến dạng của lò xo khi treo quả nặng vào nó? Nguyên nhân của sự biến dạng này là gì? | |
Câu 2: Khi thả viên phấn ở độ cao nào đó thì viên phấn sẽ chuyển động như thế nào? Tại sao? | |
Câu 3: Tính trọng lượng của bạn HS có khối lượng 45kg. |
* Thực hiện nhiệm vụ học tập:
– Tiến hành làm việc nhóm, nhận xét về sự biến dạng của lò xo khi treo quả nặng, và các quả nặng vào.
– Đưa ra nguyên nhân của sự biến dạng là do lực hút của Trái Đất tác dụng lên quả nặng.
– Lực do Trái Đất tác dụng lên quả nặng gọi là Trọng lực.
– Đọc giá trị trọng lực thông qua lực kế khi treo quả nặng vào.
– Quan sát chuyển động khi thả viên phấn, cục gôm.
– Tìm trọng lượng của bạn HS có khối lượng 45kg.
* Báo cáo kết quả thực hiện nhiện vụ học tập.
– HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– Các nhóm tiến hành đánh giá lẫn nhau.
– Rút ra kết luận:
Trọng lượng của vật là độ lớn lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật.
- Sản phẩm học tập:
Bảng báo cáo kết quả thực hành:
Số quả nặng | Khối lượng | Trọng lượng |
2 | 100g | 1N |
3 | 150g | 1,5N |
4 | 200g | 2N |
PHIẾU HỌC TẬP 6 (BẢNG HỎI) | |
Câu hỏi | Trả lời |
Câu 1: Em có nhận xét gì về sự biến dạng của lò xo khi treo quả nặng vào nó? Nguyên nhân của sự biến dạng này là gì? | Khi treo quả nặng vào lò xo thì lò xo bị dãn ra. Nguyên nhân của sự biến dạng này là do quả nặng chịu tác dụng lực hút Trái Đất nên đã kéo lò xo làm lò xo dãn ra. |
Câu 2: Khi thả viên phấn ở độ cao nào đó thì viên phấn sẽ chuyển động như thế nào? Tại sao? | – Viên phấn sẽ chuyển động rơi xuống đất vì bị Trái Đất tác dụng một lực hút. |
Câu 3: Tính trọng lượng của bạn HS có khối lượng 45kg. | – Trọng lượng của bạn đó là 450 N. |
- Phương án đánh giá:
Sử dụng bảng kiểm sau đây để đánh giá:
Nội dung đánh giá | Câu hỏi đánh giá | Kết quả | |
Có | Không | ||
Thí nghiệm | 1. HS có biết lắp ráp thí nghiệm không? | ||
2. HS có biết đo lực bằng lực kế lò xo không? | |||
3. HS có đọc được chính xác độ lớn của lực hay không? | |||
4. HS có chứng minh được độ dãn của lò xo treo thẳng và giá trị lực kế đứng tỉ lệ với khối lượng của vật treo. | |||
5. Thế nào là trọng lực thế nào là trọng lượng | |||
6. HS có biết trọng lượng quả cân 100g là 1N không? Trọng lượng quả cân 1kg là 10N không? | |||
Tính trọng lực | 1. HS có tính được trọng lượng của bạn HS có khối lượng 45kg không? | ||
Giao tiếp và hợp tác | 1. HS có trao đổi thảo luận thông tin với các bạn trong nhóm không? | ||
2. HS có thực hiện các thí nghiệm đề ra cũng cả nhóm không? | |||
3. HS có hớp tác với các bạn từ thí nghiệm rút ra kết luận không? | |||
Tự chủ tự học | 1. Học sinh có tích cực chủ động thực hiện nhiệm vụ được giao không? | ||
2. HS có hỗ trợ bạn học trong hoạt động nhóm không? |
Xem thêm các bài viết liên quan của Giáo án khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo trong bài viết này nhé: