- MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS
– Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số lương thực – thực phẩm thông dụng
– Biết cách tìm hiểu và rút ra được kết luận về tính chất của một số lương thực – thực phẩm thông dụng.
- Năng lực
– Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
– Năng lực KHTN: Hình thành, phát triển biểu hiện của các năng lực:
+ Nhận biết và nêu được tên các sự vật, hiện tượng, khái niệm, quy luật, quá trình tự nhiên.
+ Trình bày được đặc điểm của sự vật, hiện tượng; vai trò của các sự vật hiện tượng và các quá trình tự nhiên bằng các hình thức biểu đạt ngôn ngữ nói, viết…
+ So sánh, phân loại, lựa chọn được các sự vật, hiện tượng, quá trình tự nhiên theo các tiêu chí khác nhau.
- Phẩm chất: Hình thành và phát triển phẩm chất trách nhiệm: Sống hòa hợp, thân thiện với thiên nhiên, Có ý thức tìm hiểu, bảo vệ thiên nhiên, phản đối những hành vi xâm hại đến thiên nhiên.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1 – GV: hình ảnh liên quan đến bài học, giáo án, máy chiếu.
2 – HS : Đồ dùng học tập, vở chép, sgk.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
- a) Mục tiêu: Giúp HS huy động vốn kinh nghiệm hoặc quan sát hình ảnh hoặc quan sát thực tế để tìm hiểu để được học trong chủ đề, nhằm kích thích sự tò mò, mong tìm hiểu nội dung mới.
- b) Nội dung: GV đưa ra câu hỏi, HS suy nghĩ, trả lời
- c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
- d) Tổ chức thực hiện:
– GV nêu câu hỏi: Em hãy chia sẻ cùng thầy cô giáo và các bạn, những món ăn hằng ngày của gia đình em?
– HS lần lượt xung phong chia sẻ về bữa cơm của gia đình mình.
– GV nhận xét, đánh giá, dẫn dắt HS vào nội dung bài học mới.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu về lương thực, thực phẩm
- a) Mục tiêu: Kể được tên và phân biệt được lương thực – thực phẩm
- b) Nội dung: GV hướng dẫn, đưa ra câu hỏi, yêu cầu HS trả lời câu hỏi.
- c) Sản phẩm: Kết quả trả lời của HS.
- d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
– GV tổ chức cho HS quan sát hình ảnh trong SGK và vận dụng vốn kinh nghiệm của mình, hãy thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi: Kể tên các lương thực, thực phẩm trong cuộc sống? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ – HS bắt cặp với bạn bên cạnh, cùng trao đổi và tìm ra câu trả lời – GV quan sát nhắc nhở HS trong quá trình hoặt động cặp đôi. Bước 3: Báo cáo, thảo luận – GV gọi đại diện HS đứng dậy trình bày kết quả thảo luận. – Gọi một số HS khác đứng dậy đóng góp ý kiến, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định – GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. |
I. Các lương thực – thực phẩm thông dụng
– Lương thực như gạo, ngô, sắn, khoai… có chứa tinh bột. – Lương thực như thịt, cá, trứng, sữa, tôm, rau, củ…được dùng để làm các món ăn. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu về vai trò của lương thực – thực phẩm
- a) Mục tiêu: Trình bày được vai trò của lương thực – thực phẩm.
- b) Nội dung: GV hướng dẫn, cho HS thảo luận trả lời câu hỏi.
- c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
- d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
– GV cho HS đọc thông tin, quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi: + Hãy cho biết tên các lương thực – thực phẩm giàu: a. tinh bột, đường b. chất béo c. chất đạm d. vitamin và chất khoáng – Sau đó, GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu các nhóm về nhà thực hiện dự án tìm hiểu về sản phẩm với các nội dung: – Sản phẩm: bài thuyết trình/ trình bày – Câu hỏi nội dung: + Kể tên một số lương thực – thực phẩm. + Phân loại lương thực – thực phẩm + Tính chất và cách bảo quản lương thực – thực phẩm + Vai trò của lương thực – thực phẩm. + Tìm hiểu một số thông tin về lương thực – thực phẩm ở địa phương. + Trình bày chế độ ăn uống hợp lí. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ – HS đọc thông tin, nêu tên các sản phẩm thuộc các nhóm khác nhau. – HS lắng nghe nội dung làm dự án, ghi nhớ, hoàn thành và báo cáo vào tuần sau. Bước 3: Báo cáo, thảo luận – GV gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình – GV giải đáp một số thắc mắc của HS về quy trình và nội dung làm dự án. Bước 4: Kết luận, nhận định – GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. |
II. Vai trò của lương thực – thực phẩm
Lương thực – thực phẩm cung cấp chất thiết yếu cho cơ thể con người như chất bột đường, chất béo, chất đạm, vitamin, chất khoáng,… + Chất bột, đường cung cấp năng lượng cần thiết cho các hoạt động của cơ thể. + Chất béo có vai trò dự trữ, cung cấp năng lượng cho cơ thể và các hoạt động số của cơ thể. + Chất đạm là một trong những thành phần cấu tạo nên cơ thể sinh vật, tham gia cung cấp năng lượng và tham gia hầu hết các hoạt động sống của sinh vật. + Các loại vitamin và chất khoảng có vai trò nâng cao hệ miễn dịch, giúp chúng ta có một cơ thể khoẻ mạnh, phòng chống các loại bệnh tật. |
Hoạt động 3: Tìm hiểu tính chất của lương thực – thực phẩm
- a) Mục tiêu:
+ Trình bày được tính chất của một số lương thực – thực phẩm thông dụng.
+ Biết cách tìm hiểu và rút ra được kết luận về tính chất một số lương thực, thực phẩm thông dụng.
- b) Nội dung: GV hướng dẫn, cho HS thảo luận trả lời câu hỏi.
- c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
- d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
– GV tổ chức cho HS thảo luận theo cặp đôi tìm hiểu thông tin trong hình 9.1 và 9.2 sgk, vận dụng kiến thức phần III, trả lời câu hỏi: + Em hãy chứng minh lương thực – thực phẩm rất đa dạng? + Trình bày tính chất của lương thực – thực phẩm? + Trình bày cách bảo quản lương thực – thực phẩm? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ – HS đọc thông tin, chia sẻ cùng nhau các nội dung giáo viên yêu cầu. – GV quan sát quá trình HS thảo luận cặp đôi, nhắc nhở HS chưa có ý thức trong học tập. Bước 3: Báo cáo, thảo luận – GV gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. Bước 4: Kết luận, nhận định – GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. |
III. Tính chất của lương thực – thực phẩm
– Lương thực – thực phẩm rất đa dạng, chúng có thể ở dạng tươi sống hoặc đã qua chế biến. – Tính chất: Lương thực – thực phẩm dễ bị hỏng do không bảo quản đúng cách nên bị nấm và vi khuẩn phân huy. – Cách bảo quản: đông lạnh, hút chân không, hun khói, sấy khô, sử dụng muối hoặc đường. |
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- a) Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu kiến thức, kĩ năng về tính chất, ứng dụng và cách sử dụng một số lương thực – thực phẩm.
- b) Nội dung: GV đưa ra câu hỏi, HS suy nghĩ , trả lời.
- c) Sản phẩm: Kết quả trả lời của HS.
- d) Tổ chức thực hiện:
– GV tổ chức cho HS làm việc theo cặp đôi, trả lời câu hỏi trong logo luyện tập:
Hãy điều tra về tính chất và cách sử dụng, cách bảo quản của các loại lương thực – thực phẩm và hoàn thành bảng 9.1sgk
Tên lương thực, thực phẩm | Tính chất | Cách sử dụng | Cách bảo quản |
– HS thảo luận cặp đôi suy nghĩ, đưa ra câu trả lời
– GV yêu cầu một số HS trình bày câu trả lời trước lớp, GV nhận xét, chốt lại kiến thức, khen ngợi tinh thần học tập, chịu khó suy nghĩ của HS.
- HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- a) Mục tiêu:
– Vận dụng được các kiến thức đã học trong bài để giải thích một số hiện tượng liên quan trong đời sống.
– Tìm hiểu thêm một số vấn đề liên quan đến việc sử dụng và bảo quản lương thực – thực phẩm.
- b) Nội dung: GV đưa ra câu hỏi, HS suy nghĩ , trả lời.
- c) Sản phẩm: Kết quả trả lời của HS.
- d) Tổ chức thực hiện:
– GV cho HS làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi sau: Hãy nêu cách bảo quản lương thực – thực phẩm ở gia đình em?
– HS trả lời, HS khác nhận xét. GV nhận xét, bổ sung, chuẩn kiến thức bài học.
– GV giao nhiệm vụ cho HS về nhà: Tìm hiểu thông tin về một số lương thực – thực phẩm ở địa phương? Thế nào là một chế độ ăn hợp lí?
Xem thêm các bài viết liên quan của Khoa học tự nhiên 6 Cánh Diều trong bài viết này nhé: