Giáo án KHTN 6 CD Bài 13: Từ tế bào đến cơ thể

  1. MỤC TIÊU:
  2. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS:

– Nhận biết được cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào và lấy được các ví dụ minh hoạ.

– Nếu được quan hệ giữa tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan và cơ thể. 

– Nêu được các khái niệm mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể và lấy được các ví dụ minh hoạ.

– Nhận biết và vẽ được hình sinh vật đơn bào, mô tả được các cơ quan cấu tạo cây xanh và cơ thể người.

  1. Năng lực 

– Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

– Năng lực KHTN: Hình thành, phát triển biểu hiện của các năng lực:

+ Nhận biết và nêu được tên các sự vật, hiện tượng, khái niệm, quy luật, quá trình tự nhiên.

+ Trình bày được đặc điểm của các sự vật, hiện tượng và vai trò của sự vật, hiện tượng…

+ So sánh, phân loại, lựa chọn được các sự vật, hiện tượng, quá trình tự nhiên theo các tiêu chí khác nhau.

  1. Phẩm chất: Hình thành và phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm.
  2. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 – GV: hình ảnh liên quan đến bài học, giáo án, máy chiếu.

2 – HS : Đồ dùng học tập liên quan đến bài học.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  2. a) Mục tiêu: Kiểm tra sự hiểu biết của HS về các cấp độ tổ chức của cơ thể
  3. b) Nội dung: GV đưa ra câu hỏi, HS suy nghĩ, trả lời
  4. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  5. d) Tổ chức thực hiện: 

– GV yêu cầu HS quan sát hình 13.1 SGK và chỉ ra: Đâu là sinh vật cấu tạo từ một tế bào, đâu là sinh vật cấu tạo từ nhiều tế bào? Cách phân biệt là gì?

– HS thảo luận theo cặp đôi, trình bày kết quả.

– GV nhận xét, đặt vấn đề: Nhiều sinh vật như người và cây xanh được cấu tạo từ hàng triệu cho đến hàng tỉ tế bào nhưng có những sinh vật chỉ gồm một tế bào. Chúng có đặc điểm gì khác nhau, chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu sinh vật đơn bào và sinh vật đa bào

  1. a) Mục tiêu: Nhận biết được sinh vật đơn bào, sinh vật đa bào và lấy ví dụ minh hoạ.
  2. b) Nội dung: GV hướng dẫn, đưa ra câu hỏi, yêu cầu HS trả lời câu hỏi.
  3. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  4. d) Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

NV1.

– GV treo tranh các sinh vật đơn bào và đa bào.

– GV đặt vấn đề: Các sinh vật đơn bào chỉ gồm một tế bào, chúng sẽ thực hiện các hoạt động sống như thế nào?

NV2. 

– GV giới thiệu: Khác với sinh vật đơn bào, sinh vật đa bào có tổ chức cấu tạo phức tạp. Cơ thể chúng có nhiều loại tế bào với hình dạng, cấu tạo khác nhau và thực hiện chức năng khác nhau như quang hợp, hô hấp, vận động,… qua đó đảm bảo sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và sinh sản của cơ thể.

Cơ thể người có khoảng 30 – 40 nghìn tỉ tế bào và khoảng 200 loại tế bào khác nhau. 

– GV đặt câu hỏi, kích thích trí tò mò của HS: Nếu một tế bào trong cơ thể bị chết, điều gì sẽ xảy ra đối với sinh vật đơn bào và sinh vật đa bào? 

– GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK, thảo luận và hoàn thành bảng phân biệt sinh vật đơn bảo và sinh vật đa bào.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

– HS lắng nghe GV giới thiệu, giải thích, rồi suy nghĩ tìm ra câu trả lời theo yêu cầu của GV.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

– GV gọi đại diện HS đứng dậy trình bày kết quả thảo luận của các nhiệm vụ.

– GV gọi HS nhận xét câu trả lời của bạn. 

Bước 4: Kết luận, nhận định

– GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức cốt lõi của hoạt động.

I. Sinh vật đơn bào và sinh vật đa bào

1. Sinh vật đơn bào

– Sinh vật đơn bào chỉ gồm một tế bào.

– Sinh vật đơn bào thực hiện các hoạt động sống trong khuôn khổ một tế bào như: lấy và tiêu hóa thức ăn, hô hấp, vận động, sinh trưởng, sinh sản…

2. Sinh vật đa bào

– Sinh vật đa bào có nhiều loại tế bào với hình dạng, cấu tạo khác nhau với các chức năng khác nhau.

*Phân biệt sinh vật đơn bào và sinh vật đa bào

Tiêu chí Sinh vật đơn bào Sinh vật đa bào
Số lượng tế bào Một tế bào Nhiều tế bào
Số loại tế bào Một loại Nhiều loại
Cấu tạo từ tế bào nhân sơ đến tế bào nhân thực. Tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực Tế bào nhân thực

Hoạt động 2: Tổ chức cơ thể đa bào

  1. a) Mục tiêu: 

– Nếu được mối quan hệ giữa tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan và cơ thể. 

– Nêu được các khái niệm mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể và lấy được các ví dụ minh hoạ.

  1. b) Nội dung: GV hướng dẫn, giảng giải, yêu cầu HS trả lời câu hỏi
  2. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS. 
  3. d) Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– GV chia lớp thành các nhóm cho HS thảo luận, hoàn thành nội dung yêu cầu. GV yêu cầu HS quan sát và nhận xét hình dạng, kích thước, chức năng của các tế bào trong từng loại mô. 

– GV đặt câu hỏi: Mô là gì?

– Tiếp đó, GV cho HS đọc thông tin sgk và dẫn dắt HS tới các khái niệm:

+ Cơ quan là gì?

+ Hệ cơ quan là gì?

+ Cơ thể là gì?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

– HS lắng nghe GV giới thiệu, giải thích, vận dụng kiến thức sgk để đưa ra các khái niệm.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

– GV gọi từng HS đứng dậy trình bày 1 khái niệm.

Bước 4: Kết luận, nhận định

– GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức cốt lõi của hoạt động.

II. Tổ chức cơ thế đa bào

*Nhận xét:

+ Mô thần kinh: tế bào có dạng kéo dài (nơron).

+ Mô cơ ở ruột non: tế bào dạng thuôn dài, xếp so le. 

+ Mô giậu ở lá: tế bào hình chữ nhật, xếp cạnh nhau, kích thước lớn.

* Tổ chức cơ thể đa bào: Mô -> cơ quan -> Hệ cơ quan -> Cơ thể.

+ Mô bao gồm các tế bào có hình dạng, cấu tạo và chức năng giống nhau.

+ Cơ quan là tập hợp nhiều mô cùng thực hiện những chức năng nhất định, ở vị trí nhất định trong cơ thể.

+ Hệ cơ quan là tập hợp của nhiều cơ quan hoạt động cùng nhau và cùng thực hiện một chức năng nhất định.

+ Cơ thể sinh vật bao gồm một số hệ cơ quan hoạt động phối hợp với nhau, đảm bảo sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và sinh sản của cơ thể.

Hoạt động 3: Thực hành tìm hiểu về tổ chức cơ thể của sinh vật đơn bào và sinh vật đa bào

  1. a) Mục tiêu: 

– Quan sát được hình dạng, cấu tạo và vẽ được hình dạng nấm men.

– Quan sát, liệt kê được các cơ quan và hệ cơ quan ở thực vật và cơ thể người.

  1. b) Nội dung: GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm, cho HS quan sát, nhận biết và trả lời câu hỏi.
  2. c) Sản phẩm: Qúa trình HS thực hiện. 
  3. d) Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

NV1

– GV hướng dẫn HS thực hiện các bước:

+ Dùng ống nhỏ giọt lấy một giọt dịch nấm men và nhỏ lên lam kính. 

+ Dùng kim mũi mác dàn mỏng dịch và để yên cho nước bay hơi hết.

+ Nhỏ một giọt xanh methylene lên vết đã khô và để yên trong 5 phút.

+ Đặt nghiêng lam kính trên đĩa đồng hồ và dùng ống nhỏ giọt nhỏ từ từ nước cất vào đầu lam kính sao cho nước chảy qua vết nhuộm xanh methylene. Nhỏ nước cho đến khi nước rửa không còn màu xanh.

+ Đặt và cố định tiêu bản trên bàn kính.

+ Nhẹ nhàng đậy lamen lên vết nhuộm.

+ Quan sát tiêu bản dưới kính hiển vi. 

+ Quan sát tiêu bản ở vật kính 10x rồi chuyển sang vật kính 40x.

NV2

– GV hướng dẫn HS quan sát tranh, mô hình người, mẫu cây và yêu cầu HS lập bảng liệt kê một số cơ quan và hệ cơ quan ở cơ thể người và cây xanh mà em quan sát được.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

– HS vừa lắng nghe, vừa quan sát và thực hiện theo sự hướng dẫn của GV để thực hiện thí nghiệm.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

–  Gọi một số HS khác đứng dậy báo cáo kết quả quan sát.

Bước 4: Kết luận, nhận định

– GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức bài học.

III. Thực hành tìm hiểu về tổ chức cơ thể

1. Tìm hiểu về hình dạng, cấu tạo của sinh vật đơn bào.

– HS thực hiện lần lượt các bước, quan sát mẫu vật thông qua kính hiển vi quang học.

2. Tìm hiểu về tổ chức cơ thể thực vật và cơ thể người

– HS quan sát tranh ảnh, nhận dạng và xác định vị trí một số cơ quan, cấu tạo của cây xanh và của cơ thể người.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức phân loại thế giới sống, làm một số bài tập
  3. b) Nội dung: GV giao bài tập, HS hoàn thành
  4. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS. 
  5. d) Tổ chức thực hiện: 

– GV yêu cầu giở sách sgk trang 80, thực hiện phần luyện tập (bảng 13.2).

– HS thảo luận, suy nghĩ, đưa ra câu trả lời: 

Bảng 13.2

Cấu trúc Hình 1 Hình 2 Hình 3 Hình 4
Tên cấp độ tổ chức Cơ quan Tế bào Hệ cơ quan Cơ thể
Tên cấp độ tổ chức liền kề cao hơn. Hệ cơ quan Cơ thể Quần thể

– GV nhận xét, chốt lại kiến thức, tuyên dương HS hoàn thành đúng bảng 13.2.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức các cấp độ tổ chức của cơ thể.
  3. b) Nội dung: GV giao bài tập, HS hoàn thành
  4. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS. 
  5. d) Tổ chức thực hiện: 

– GV yêu cầu mở sách sgk trang 80, thực hiện phần vận dụng (bảng 13.3).

– HS thảo luận, suy nghĩ, đưa ra câu trả lời: 

Bảng 13.3

Tên cấp độ tổ chức Ví dụ ở động vật Ví dụ ở thực vật
Tế bào Tế bào cơ tim Tế bào mô giậu
Mô cơ tim Mô giậu
Cơ quan Tim
Hệ cơ quan Hệ tuần hoàn Hệ chồi

Xem thêm các bài viết liên quan của Khoa học tự nhiên 6 Cánh Diều trong bài viết này nhé:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *