Giáo án KHTN 7 CTST Bài 33: Tập tính ở động vật

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Phát biểu được khái niệm tập tính ở động vật; lấy được ví dụ minh họa.

Nêu được vai trò của tập tính đối với động vật.

Thực hành: quan sát, ghi chép và trình bày được kết quả quan sát một số tập tính của động vật.

Vận dụng được các kiến thức về cảm ứng ở động vật vào giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn.

Về năng lực

a) Năng lực chung

-Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về khái niệm, vai trò và ứng dụng của tập tính ở động vật trong thực tiễn. Chủ động quan sát video về các tập tính ở động vật trong tự nhiên.

Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết một cách khoa học để diễn đạt về khái niệm tập tính, vai trò và ứng dụng của tập tính ở động vật. Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều tham gia và trình bày ý kiến khi thực hiện các nhiệm vụ được giao trong quá trình học tập.

Giải quyết vân để và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập và thực hành.

b) Năng lực khoa học tự nhiên

Nhận thức khoa học tự nhiên: Phát biểu được khái niệm tập tính ở động vật. Lấy được ví dụ minh hoạ. Nêu được vai trò của tập tính đối với động vật.

-Tìm hiểu tự nhiên:Thực hành: Ghi chép và trình bày được kết quả quan sát một số tập tính của động vật.

Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng được các kiến thức tập tính ở động vật vào giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn.

Về phẩm chất

Chăm chỉ: Tham gia tích cực hoạt động học tập, hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.

Trung thực: Trung thực trong báo cáo kết quả các hoạt động học tập, đánh giá.

Trách nhiệm: Sử dụng hợp lí thời gian học tập; Có ý thức vận dụng hiểu biết về tập tính vào xây dựng thói quen sinh hoạt, học tập khoa học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

Các hình ảnh theo sách giáo khoa.

Hình ảnh minh họa về tập tính của động vật.

Một số link video về tập tính động vật: 

Video 1: https://youtu.be/ZrSWYE37MJs 

Video 2: https://www.youtube.com/watch?v=Vmsc5mVR_Gs

Video 3: https://www.youtube.com/watch?v=Ip2cw9_PCu4 

Video 4: https://www.youtube.com/watch?v=GgO4E1zCILQ

 Máy chiếu, bảng nhóm;

 Phiếu học tập.

Phiếu học tập 1

Tập tính là gì?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Cho ví dụ tâp tính ở một số động vật mà em biết?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Nêu vai trò của tập tính đối với động vật?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Em hãy liệt kê các loại tập tính ở động vật mà em biết vào các cột 1,2,3 trong bảng sau:

Tập tính (1) Bẩm sinh (2) Học được (3) Ý nghĩa (4)

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

Dạy học theo cặp đôi/ nhóm nhỏ.

Dạy học nêu và giải quyết vân đề thông qua câu hỏi trong SGK.

Kĩ thuật sử dụng phương tiện trực quan, trò chơi học tập, kĩ thuật tranh biện.

Kĩ thuật động não.

Phương pháp hỏi – đáp.

B. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC

Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)

Mục tiêu: Tạo được hứng thú cho học sinh, dẫn dắt giới t hiệu vấn đề, để học sinh có hiểu biết ban đầu về cảm ứng ở động vật.

Nội dung: HS quan sát hình và trả lời câu hỏi

 

Trả lời câu hỏi:

Có phải từ khi sinh ra thì chuột đã sợ mèo?

Có phải từ khi sinh ra thì mèo đã biết bắt chuột?

Nhện biết giăng tơ từ khi nào?

Có phải tất cả các loài chim sinh ra đều biết bay?

Theo em, động tác bú sữa mẹ của bé có cần phải được dạy không?

Sản phẩm: Học sinh bước đầu nói lên suy nghĩ của bản thân và có hướng điều chỉnh đúng trong nghiên cứu vấn đề. 

Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Quan sát hình , trả lời một số câu hỏi:

Có phải từ khi sinh ra thì chuột đã sợ mèo?

Có phải từ khi sinh ra thì mèo đã biết bắt chuột?

Nhện biết giăng tơ từ khi nào?

Có phải tất cả các loài chim sinh ra đều biết bay?

Theo em, động tác bú sữa mẹ của bé có cần phải được dạy không?

Học sinh quan sát hình và trả lời các câu hỏi của giáo viên đưa ra.
Giao nhiệm vụ: cá nhân học sinh phân tích hình ảnh trực quan, trả lời câu hỏi. Nhận nhiệm vụ
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: Quan sát, hỗ trợ HS khi cần thiết. Cá nhân học sinh quan sát hình, khai thác thông tin, thực hiện nhiệm vụ.
Chốt lại và đặt vấn đề vào bài

Chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay để có câu trả lời nhé

Học sinh xác định vấn đề.

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm và vai trò của tập tính ở động vật (40 phút)

Mục tiêu: 

– Phát biểu được khái niệm tập tính ở động vật; lấy được ví dụ minh họa.

– Nêu được vai trò của tập tính đối với động vật.

Nội dung: GV hướng dẫn HS đọc thông tin và quan sát Hình 33.1 trong SGK, GV tổ chức cho HS tìm hiểu được thế nào là tập tính ở động vật, phân biệt được hai dạng tập tính ở động vật là tập tính bẩm sinh và tập tính học được, nêu được một số ví dụ minh hoạ vể các dạng tập tính ở động vật.

– GV sử dụng phương pháp hỏi – đáp nêu vấn đề, các nhóm tranh luận về việc nếu không có tập tính nào đó thì sẽ ảnh hưởng như thế nào đến đời sóng của động vật, từ đó tổ chức cho HS trả lời các câu hỏi thảo luận trong SGK:

Luyện tập

Cho biết những tập tính có trong Bảng sau là tập tính bẩm sinh hay tập tính học được. Nêu ý nghĩa của các tập tính đó đối với động vật?

Tiêu chí so sánh Tập tính bẩm sinh Tập tính học được Ý nghĩa
Chim, cá di cư
Ong, kiến sống thành đàn
Chó tiết nước bọt khi ngửi thức ăn
Mèo rình bắt chuột
Chim ấp trứng

 

Sản phẩm: Phiếu học tập số 1.

Phiếu học tập 1

Câu 1: Tập tính là gì?

– Tập tính là một chuỗi phản ứng của động vật trả lời kích thích của môi trường. Tập tính của động vật rất đa dạng và phong phú.

Câu 2: Cho ví dụ tâp tính ở một số động vật mà em biết?

Một số ví dụ về tập tính:

Chim làm tổ.

Nhện giăng tơ.

Kiến sống thành đàn.

Mèo bắt chuột…

Câu 3: Nêu vai trò của tập tính đối với động vật?

Vai trò của tập tính đối với động vật:

 + Tập tính có vai trò quan trọng vì liên quan mật thiết đến sự tồn tại và phát triển nòi giống.

 + Các tập tính đảm bảo cho động vật thích nghi với môi trường.

Câu 4: Em hãy liệt kê các loại tập tính ở động vật mà em biết vào các cột 1,2,3 trong bảng sau:

Tập tính (1) Bẩm sinh (2) Học được (3) Ý nghĩa (4)
Bú mẹ ở chó x Lấy thức ăn nuôi cơ thể
Bơi ở cá x Đi tìm thức ăn
Giăng tơ ở nhện x Bảo vệ an toàn
Rùa vùi trứng trong cát x Bảo vệ trứng khỏi nguy hiểm
Chim non học bay x Thích nghi với môi trường sống

Luyện tập

Cho biết những tập tính có trong Bảng 28.1 là tập tính bẩm sinh hay tập tính học được. Nêu ý nghĩa của các tập tính đó đối với động vật.

Tiêu chí so sánh Tập tính bẩm sinh Tập tính học được Ý nghĩa
Chim, cá di cư x Chim di cư để tránh rét, tìm kiếm nguồn thức ăn; 

Cá di cư để sinh sản.

Ong, kiến sống thành đàn x Đem lại lợi ích trong việc tìm mồi, tìm nơi ở và chống lại kẻ thù hiệu quả hơn.
Chó tiết nước bọt khi ngửi thức ăn x Phản xạ tự nhiên của động vật khi tiếp xúc với thức ăn, giúp hỗ trợ cho tiêu hóa.
Mèo rình bắt chuột x x Mèo kiếm mồi khi đói là tập tính bẩm sinh giúp mèo tồn tại; Mèo rình, vồ, săn mồi thì cần học tập từ đồng loại.
Chim ấp trứng x Giúp cho phôi bên trong trứng phát triển thuận lợi -> duy trì nòi giống. 

Vận dụng: 

Trước kì ngủ đông, gấu thường có thói quen ăn thật nhiều để cơ thể béo lên nhanh chóng. Em hãy giải thích ý nghĩa của thói quen này ở gấu

Ý nghĩa thói quen của gấu:

Dự trữ năng lượng, giúp chúng sống sót qua hết mùa đông mà không bị chết đói.

Tạo ra lớp mỡ dày để giữ ấm, ngăn cản sự tản nhiệt của cơ thể, giúp gấu không bị chết rét trong thời tiết âm độ.

 

d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ:

– Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm theo kĩ thuật động não để hoàn thành phiếu học tập số 1.

+ Các nhóm phân công nhiệm vụ, khuyến khích mỗi thành viên đưa ra nhiều ý kiến nhất có thể.

+ Cả nhóm thảo luận, lựa chọn phương án hợp lí hoàn thành nhiệm vụ.

Thời gian thảo luận: 10 phút.

HS nhận nhiệm vụ.
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ

Các nhóm thảo luận kết quả và hoàn thành vào phiếu học tập số 1.

– Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh khi cần thiết.

Phân tích hình ảnh, khai thác thông tin SGK, thảo luận nhóm thống nhất ý kiến, hoàn thành phiếu học tập.
Báo cáo kết quả:

Cho các nhóm treo phiếu đáp án, nhóm trưởng đứng cạnh phiếu.

Gọi 1 nhóm đại diện trình bày kết quả. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

 GV kết luận về nội dung kiến thức mà các nhóm đã đưa ra.

– Các nhóm treo đáp án.

– Đại diện 1 nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác đối chiếu với đáp án nhóm mình và đưa ra nhận xét.

Tổng kết

Tập tính ở động vật bao gồm một chuỗi phản ứng của cơ thể nhằm đáp ứng các kích thích từ môi trường bên trong và môi trường bên ngoài, nhờ đó động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại

Có hai loại tập tính là tập tính bẩm sinh và tập tính học được. Tập tính bẩm sinh là loại tập tính sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài. Tập tính học được là loại tập tính được hình thành trong quá trình số của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm

– Tập tính giúp cho động vật tồn tại và phát triển

Ghi nhớ kiến thức
Luyện tập

Cho biết những tập tính có trong Bảng sau là tập tính bẩm sinh hay tập tính học được. Nêu ý nghĩa của các tập tính đó đối với động vật.

Tiêu chí so sánh Tập tính bẩm sinh Tập tính học được Ý nghĩa
Chim, cá di cư
Ong, kiến sống thành đàn
Chó tiết nước bọt khi ngửi thức ăn
Mèo rình bắt chuột
Chim ấp trứng
Học sinh trả lời câu hỏi.

Vận dụng: 

Trước kì ngủ đông, gấu thường có thói quen ăn thật nhiều để cơ thể béo lên nhanh chóng. Em hãy giải thích ý nghĩa của thói quen này ở gấu

Học sinh trả lời câu hỏi.
Em có biết

Tập tính bảo vệ lãnh thổ

Học sinh đọc thêm
Hướng dẫn thực hành: Tìm hiểu một số tập tính ở động vật.

Nhiệm vụ: Quan sát tập tính của một số loài động vật có ở địa phương hoặc xem video về tập tính của động vật, ghi chép thông tin hoặc hình ảnh về tập tính theo mẫu bảng 28.2:

Bảng 1. Quan sát tập tính của động vật

Tập tính quan sát được Loại tập tính Ý nghĩa với động vật
Bẩm sinh Học được
? ? ? ?
? ? ? ?
? ? ? ?
? ? ? ?

Yêu cầu: cá nhân thực hiện nhiệm vụ, ghi lại kết quả vào vở thực hành để báo cáo trước lớp vào tiết học sau.

Khuyến khích học sinh tự lực khai thác thông tin qua quan sát thực tế hoặc tìm kiếm qua internet với từ khóa thích hợp, có thể trình bày báo cáo theo cách khác nhưng vẫn đảm bảo làm rõ nội dung về tập tính.

Giáo viên gợi ý một số đường link tham khảo:

Video 1: https://youtu.be/ZrSWYE37MJs 

Video 2: https://www.youtube.com/watch?v=Vmsc5mVR_Gs

Video 3: https://www.youtube.com/watch?v=Ip2cw9_PCu4 

Video 4: https://www.youtube.com/watch?v=GgO4E1zCILQ 

Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ, thực hiện ở nhà.

Hoạt động 3: Thực hành tìm hiểu một số tập tính của động vật (15 phút)

Mục tiêu: HS xem video về tập tính ở động vật, từ đó xác định được các loại tập tính ở động vật, ý nghĩa của mỗi tập tính đó đói với động vật và giải thích được một số hiện tượng trong thực tiễn.

Nội dung: GV tổ chức cho cả lớp cùng xem video vể tập tính ở động vật theo định hướng của phiếu quan sát, yêu cầu HS quan sát, thảo luận theo nhóm nhỏ để xác định các dạng tập tính ở động vật và vai trò của tập tính đối với đời sống động vật.  Sau đó, GV hướng dẫn HS dựa vào kết quả quan sát để hoàn thành phiếu định hướng quan sát theo mẫu đối chiếu kết quả học sinh làm ở nhà

Bảng 1. Quan sát tập tính của động vật

Tập tính quan sát được Loại tập tính Ý nghĩa với động vật
Bẩm sinh Học được
? ? ? ?
? ? ? ?
? ? ? ?
? ? ? ?

 

Sản phẩm: Nội dung bảng 1. Quan sát tập tính của động vật hoặc sản phẩm học tập có nội dung tương đương.

d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ:

GV tổ chức lớp thành các nhóm 4 học sinh hoạt động theo kĩ thuật khăn trải bản:

+ Tại mỗi nhóm, học sinh lần lượt chia sẻ về tập tính của các động vật quan sát được.

+ Thư kí nhóm hệ thống lại các tập tính khác nhau của nhóm vào phiếu đáp án chung.

Thời gian: 7 phút.

Sau khi các nhóm báo cáo, giáo viên cho học sinh rút ra nhận xét chung về tập tính của động vật.

HS nhận nhiệm vụ.
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ

Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh khi cần thiết.

Học sinh các nhóm chia sẻ thông tin tìm hiểu được, tổng hợp các tập tính của động vật vào phiếu đáp án chung.
Báo cáo kết quả:

Gọi nhóm có nhiều tập tính nhất trình bày kết quả. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

 GV kết luận về nội dung kiến thức mà các nhóm đã đưa ra.

– Đại diện nhóm có nhiều tập tính nhất trình bày.

– Các nhóm khác nhận xét và bổ sung thêm các tập tính khác có ở nhóm mình.

Tổng kết

Tập tính của động vật rất đa dạng và phong phú.

Ghi nhớ kiến thức

Hoạt động 4: Tìm hiểu ứng dụng hiểu biết về tập tính vào thực tiễn (20 phút)

Mục tiêu: Vận dụng được các kiến thức về cảm ứng ở động vật vào giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn.

Nội dung: Tổ chức cho học sinh hoàn thành các nhiệm vụ sau:

Câu 1: Quan sát hình33.2, 33.3, 33.4, hãy nêu một số ví dụ ứng dụng cảm ứng ở động vật trong chăn nuôi và giải thích cơ sở của những ứng dụng đó

Câu 2: Trong nuôi gà công nghiệp, người ta thấy khi các con gà tản ra khỏi trung tâm đàn khi nhiệt độ chuồng gà quá cao, ngược lại khi các con gà dồn vào trung tâm đàn thì nhiệt độ chuồng gà đang quá thấp. Dựa vào đó, người ta đã điều chỉnh nhiệt độ chuồng gà cho thích hợp. Ứng dụng này có gì khác biệt so với ứng dụng trong hình 33.2

Câu 3: Dựa vào bảng, em hãy giải thích cơ chế hình thành một số thói quen bằng cách hoàn thành bảng theo mẫu sau:

Thói quen Cách thực hiện Hành động lặp lại Phần thưởng
Ghi nhớ từ vựng Dán ảnh từ vựng những nơi thường xuyên nhìn thấy Đọc, viết, nhìn ảnh từ vựng cho đến khi thuộc Thuộc được các từ vựng mới, được khen thưởng hoặc tiến bộ trong học tập và công việc
Đi ngủ đúng giờ ? ? ?
Đánh răng trước khi ngủ ? ? ?
Rửa tay trước khi ăn ? ? ?
Dừng lại khi đèn đỏ ? ? ?
Cúi chào khi gặp người lớn ? ? ?
Dậy lúc 5h sáng để tập thể dục ? ? ?

 

Vận dụng

Câu 1: Vì sao người ta có thể dùng biện pháp bẫy đèn ban đêm diệt côn trùng có hại?

Câu 2: Vì sao người dân miền biển thường câu mực vào ban đêm?

Câu 3: Người ta dạy chó nghiệp vụ dựa trên cơ sở khoa học nào?

Sản phẩm: Sản phẩm học sinh

Câu 1: Quan sát hình 33.2, 33.3, 33.4, hãy nêu một số ví dụ ứng dụng cảm ứng ở động vật trong chăn nuôi và giải thích cơ sở của những ứng dụng đó

– Dùng đèn bẫy côn trùng: ứng dụng tập tính bị thu hút bởi ánh sáng lạnh của côn trùng.

– Gõ chuông gọi bò về chuồng: ứng dụng tập tính học được của bò (khi nghe thấy tiếng chuông, bò sẽ biết đã đến lúc phải về chuồng).

– Điều chỉnh nhiệt độ chuồng nuôi gà bằng hệ thống đèn chiếu sáng: ứng dụng tập tính ưa sáng của gà.

Câu 2: ứng dụng này dựa vào tập tính sống của gà: khi nhiệt độ thấp thì dựa vào nhau để sưởi ấm, khi nhiệt độ cao thì tản ra để tránh nóng. Từ đó, người ta đã điểu chỉnh nhiệt độ chuồng gà cho thích hợp bằng cách dùng đèn chiếu sáng để tăng hoặc giảm nhiệt độ. Như vậy, trong trường hợp này thì ánh sáng không phải là nhân tố trực tiếp mà nhiệt độ mới là nhân tó tác động vào sinh vật.

Ứng dụng trong Hình 33.2 là dựa theo tập tính lao vào ánh sáng của côn trùng, do đó người ta dùng đèn bẩy côn trùng. Như vậy, ánh sáng là nhân tố trực tiếp tác động vào sinh vật ở ứng dụng trong Hình 33.2.

Câu 3: Dựa vào bảng, em hãy giải thích cơ chế hình thành một số thói quen bằng cách hoàn thành bảng theo mẫu sau:

Thói quen Cách thực hiện Hành động lặp lại Phần thưởng
Ghi nhớ từ vựng Dán ảnh từ vựng những nơi thường xuyên nhìn thấy Đọc, viết, nhìn ảnh từ vựng cho đến khi thuộc Thuộc được các từ vựng mới, được khen thưởng hoặc tiến bộ trong học tập và công việc
Đi ngủ đúng giờ Lập thời khoá biểu hằng ngày Thực hiện mỗi ngày Ngủ đủ giấc, dậy đúng giờ, không đi học muộn
Đánh răng trước khi ngủ Dán giấy nhắc nhở trước cửa phòng ngủ Đánh răng sáng tối, 2 lần mỗi ngày Giữ được vệ sinh cá nhân sạch sẽ, tự tin khi nói chuyện với mọi người
Rửa tay trước khi ăn Nhờ bố mẹ, người thân nhắc nhở Rửa tay 3 lần mỗi ngày trước các bữa sáng, trưa, tối Đảm bảo vệ sinh an toàn, hạn chế nguy cơ bị đau bụng, tiêu chảy,…
Dừng lại khi đèn đỏ Học và hiểu về các quy định an toàn khi tham gia giao thông Đi chậm lại khi đến khu vực có đèn tín hiệu Trở thành người gương mẫu, tuân thủ đúng luật giao thông
Cúi chào khi gặp người lớn Chủ động chào hỏi khi gặp người lớn Chào hỏi bất cứ khi nào gặp người thân trong gia đình: cô, dì, chú,… Nhận được sự yêu mến của mọi người xung quanh
Dậy lúc 5h sáng để tập thể dục Đặt đồng hồ báo thức Nghiêm túc thực hiện liên tục trong 1 tuần Có một cơ thể khoẻ mạnh, dẻo dai

 

Vận dụng

Câu 1: Vì sao người ta có thể dùng biện pháp bẫy đèn ban đêm diệt côn trùng có hại?

 Có thể dùng đèn để bẫy côn trùng vì người ta dựa vào tập tính của một số loài côn trùng có hại là bị thu hút bởi ánh sáng.

Câu 2: Vì sao người dân miền biển thường câu mực vào ban đêm?

Người dân vùng biển thường câu mực vào ban đêm vì dựa vào đặc tính của mực là sẽ bơi lại tìm thức ăn khi chúng cảm nhận được vùng ánh sáng.

Câu 3: Người ta dạy chó nghiệp vụ dựa trên cơ sở khoa học nào?

 Người ta dạy chó nghiệp vụ dựa trên cơ sở các tập tính học được.

Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ:

GV chia lớp thành các nhóm nhỏ kết hợp sử dụng kĩ thuật think – pair – share để cho HS tìm hiểu về ứng dụng của tập tính ở động vật, qua đó trả lời các câu thảo luận và luyện tập trong bài.

Câu 1: Quan sát hình33.2, 33.3, 33.4, hãy nêu một số ví dụ ứng dụng cảm ứng ở động vật trong chăn nuôi và giải thích cơ sở của những ứng dụng đó

Câu 2: Trong nuôi gà công nghiệp, người ta thấy khi các con gà tản ra khỏi trung tâm đàn khi nhiệt độ chuồng gà quá cao, ngược lại khi các con gà dồn vào trung tâm đàn thì nhiệt độ chuồng gà đang quá thấp. Dựa vào đó, người ta đã điều chỉnh nhiệt độ chuồng gà cho thích hợp. Ứng dụng này có gì khác biệt so với ứng dụng trong hình 33.2

Câu 3: Dựa vào bảng, em hãy giải thích cơ chế hình thành một số thói quen bằng cách hoàn thành bảng theo mẫu

Giáo viên cho học sinh nhận xét chung về ứng dụng hiểu biết về tập tính của động vật trong thực tiễn.

HS nhận nhiệm vụ.
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: GV quan sát, hỗ trợ các nhóm khi cần thiết. Học sinh độc lập nghiên cứu SGK kết hợp hiểu biết của bản thân trả lời câu hỏi.
Báo cáo kết quả:

Các học sinh được gọi tham gia báo cáo. Các học sinh khác lắng nghe, ghi chép lại và cho nhận xét.

GV kết luận về nội dung kiến thức mà các nhóm đã đưa ra.

GV nhấn mạnh việc ứng dựng hiểu biết về tập tính để xây dựng thói quan tốt ở người như đi ngủ và thức dậy đúng giờ, tập TDTT, vệ sinh môi trường…

– Đại diện HS được gọi báo cáo, các học sinh khác lắng nghe, ghi chép, nhận xét.
Tổng kết:

Dựa vào những hiểu biết về tập tính ở động vật, người ta ứng dụng để chế tạo ra môi trường sống phù hợp nhằm nâng cao năng suất vật nuôi, cây trồng, đáp ứng các nhu cầu khác của con người

Trong học tập, người ta vận dụng cảm ứng để nâng cao kết quả học tập và hình thành những thói quen tốt

HS ghi nhớ kiến thức
Vận dụng

Câu 1: Vì sao người ta có thể dùng biện pháp bẫy đèn ban đêm diệt côn trùng có hại?

Câu 2: Vì sao người dân miền biển thường câu mực vào ban đêm?

Câu 3: Người ta dạy chó nghiệp vụ dựa trên cơ sở khoa học nào?

HS vận dụng kiến thức, trả lời câu hỏi.
Hướng dẫn tự học ở nhà

Tìm hiểu thêm

Tìm hiểu những tập tính của động vật được ứng dụng trong dự báo thười tiết.

Thực hành

Xây dựng thói quen học tập khoa học cho bản thân.

Học sinh thực hiện ở nhà

 

Hoạt động 5: Luyện tập – vận dụng  (10 phút)

Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu nội dụng toàn bộ bài học.

Nội dung: GV cho học sinh làm việc cá nhân và trả lời mốt số câu hỏi trắc nghiệm.

Sản phẩm: Sản phẩm đáp án câu trả lời.

Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ:

– GV trình chiếu câu hỏi, học sinh sử dụng bảng A, B, C, D để trả lời

Câu 1: Tập tính là

một phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể), nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại.

chuỗi những phản ứng trả lời các kích thích của môi trường bên ngoài cơ thể, nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại.

những phản ứng trả lời các kích thích của môi trường bên trong cơ thể, nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại.

một chuỗi phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể), nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại.

Câu 2: Tập tính bẩm sinh là những tập tính

sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, không thay đổi do điều kiện ngoại cảnh.

học được trong đời sống, không có tính di truyền, mang tính cá thể.

sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, chỉ có ở động vật bậc cao.

sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, dễ thay đổi do điều kiện ngoại cảnh.

Câu 3: Tập tính nào sau đây là tập tính bẩm sinh? 

Vẹt nói được tiếng người.

Vỗ tay, cá nổi lên mặt nước tìm thức ăn.

Ếch đực kêu vào mùa sinh sản.

Xiếc chó làm toán.

Câu 4: Tập tính học được là tập tính được hình thành 

trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, không di truyền.

trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, di truyền được.

trong quá trình phát triển của loài, thông qua học tập và rút kinh nghiệm.

trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, đặc trưng cho loài.

Câu 5: Xét các tập tính sau:

Người thấy đèn đỏ thì dừng lại.

Chuột chạy khi nghe tiếng mèo kêu.

Ve kêu vào mùa hè.

Học sinh nghe kể chuyện cảm động thì khóc.

Ếch đực kêu vào mùa sinh sản.

Có bao nhiêu tập tính học được?

2.

3.

4.

5.

Câu 6: Vai trò của tập tính đối với động vật là

tập tính có vai trò quan trọng trong đời sống của động vật vì liên quan mật thiết đến sự tồn tại, đảm bảo cho động vật thích nghi với môi trường sống.

tập tính có vai trò quan trọng trong đời sống của động vật vì liên quan mật thiết đến phát triển nòi giống, đảm bảo cho động vật thích nghi với môi trường sống.

tập tính có vai trò quan trọng trong đời sống của động vật vì liên quan mật thiết đến sự tồn tại và phát triển nòi giống, đảm bảo cho động vật biến đổi được môi trường sống phù hợp với bản thân.

 tập tính có vai trò quan trọng trong đời sống của động vật vì liên quan mật thiết đến sự tồn tại và phát triển nòi giống, đảm bảo cho động vật thích nghi với môi trường sống.

Câu 7: Các loài động vật thường dùng mùi hoặc nước tiểu, phân của mình để đánh dấu lãnh thổ. Đây là

tập tính kiếm ăn.

tập tính sinh sản.

tập tính bảo vệ lãnh thổ.

tập tính trốn tránh kẻ thù.

Tự luận

Câu 8: Em có biết vì sao người nông dân đặt bù nhìn trên đồng ruộng không? Hãy giải thích

Câu 9: Phân biệt cảm ứng ở động vật và cảm ứng ở thực vật bằng cách hoàn thành đoạn thông tin sau dựa vào các từ gợi ý: môi trường, thực vật, cơ thể, tiếp nhận, động vật, phản ứng, thích nghi

Cảm ứng ở sinh vật là khả năng …(1)… kích thích và …(2)… lại các kích thích từ …(3)… bên trong hoặc bên ngoài …(4)… đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển. Cảm ứng là một đặc trưng cơ bản của cơ thể sống, giúp sinh vật …(5)… với điều kiện sống. Cảm ứng …(6)… thường xảy ra chậm, khó nhận thấy, hình thức phản ứng kém đa dạng; cảm ứng ở …(7)… thường xảy ra nhanh, dễ nhận thấy, hình thức đa dạng

Câu 10: Hãy cho biết đoạn thông tin nào nói về tập tính của kiến ba khoang? Kiến ba khoang có màu nâu đỏ, mình thon, giữa lưng có một vạch lớn màu đen tạo thành các khoang màu khác nhau trên cơ thể

Kiến ba khoang thường ẩn nấp trong rơm rạ, bãi cỏ, ruộng, vườn. Chúng làm tổ và đẻ trứng trong đất. Khi ruộng lúa, vườn rau xuát hiện sâu cuốn lá hay rầy nâu, kiến tìm đến, chui vào các tổ sâu để ăn thịt sâu non. Sự xuất hiện của kiến ba khoang đã làm giảm thiểu số sâu cuốn lá đáng kể và bảo vệ hoa màu khỏi sự phá hoại của sâu bệnh. 

Tuy nhiên gần đây, việc lạm dụng hóa chất bảo vệ thực vật đã làm giảm đáng kể số kiến ba khoang và làm cho chúng mất nơi ẩn nấp. Do đó, theo ánh sáng điện chúng bay vào các khu dân sinh và gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người khi tiếp xúc với chất dịch từ cơ thể kiến tiết ra.

Theo em, có nên tiêu diệt kiến ba khoang không? Tại sao?

Hãy đưa ra đề xuất hạn chế sự xuất hiện của kiến ba khoang trong gia đình

HS nhận nhiệm vụ.
HS thực hiện nhiệm vụ Học sinh trả lời câu hỏi
Báo cáo kết quả:

Cho cả lớp trả lời;

Mời đại diện giải thích;

GV kết luận về nội dung kiến thức.

DẶN DÒ

– HS về nhà học bài; làm bài tập trong sách bài tập.

– Chuẩn bị bài tiếp theo: Đọc bài trước ở nhà.

Xem thêm:

Bài 34: Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

Bài 35: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật

Bài 36: Thực hành chứng minh sự sinh trưởng và phát triển ở thực vật và động vật

Bài 37: Sinh sản ở sinh vật

Bài 38: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản và điều hòa điều khiển sinh sản ở sinh vật

Giáo án khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *