Giáo án KHTN 6 KNTT Bài 7: Đo thời gian

Hoạt động 4: Đo thời gian (90 phút)

  • Mục tiêu hoạt động

2.KHTN.1.1; 3.KHTN.1.7; 8.KHTN.2.4; 10.TC.1.1; 11.GQ.1; 13.TT.1

  • Tổ chức hoạt động

– Dạy học theo hợp tác;

– Dạy học nêu và giải quyết vấn để thông qua câu hỏi trong SGK;

– Kĩ thuật động não, kĩ thuật XYZ, kĩ thuật khăn trải bàn.

  • Chuẩn bị: 

 – GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng và 1 thư kí.

– Phiếu học tập, thước đo chiều dài.

  • Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
  • HS tìm hiểu đơn vị đo và dụng cụ thường dùng để đo thời gian.
  • Sử dụng đồng hồ đúng cách
  • Thực hành đo thời gian bằng đồng hồ.

Thực hiện nhiệm vụ học tập và báo cáo kết quả

  • Các nhóm phân công vai trò, nhiệm vụ của các thành viên trong nhóm cho việc thực hiện nhiệm vụ học tập.
  • Các nhóm bắt đầu thực hiện nhiệm vụ:
  • Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1:  Tìm hiểu về đơn vị và dụng cụ đo thời gian

Nhiệm vụ: GV hướng dẫn để HS nhớ lại được đơn vị thời gian trong hệ thống đo lường chính thức của nước ta hiện nay là giây (second), kí hiệu là s

– GV đặt câu hỏi: Khi quan sát các vận động viên về đích hoặc khi hai viên phấn rơi, em có xác định được chính xác vận động viên nào về đích trước? Viên phấn nào chậm đất trước không?

GV có thể sử dụng phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề thông qua thảo luận câu hỏi 1, 2 trong SGK.

1. Hãy kể tên một số đơn vị đo thời gian mà em biết.2. Ngoài những loại đồng hồ được liệt kê trong hình 7.1, hãy kể thêm một số loại đồng hồ mà em biết và nêu ưu thế của từng loại.

3. Hãy mô tả một tình huống cho thấy sự cần thiết của việc ước lượng thời gian trong đời sống.

– Sau khi HS hoàn thành sản phẩm của nhóm, nhóm khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung

  • Chuyển giao nhiệm vụ học tập 4:  Đo thời gian bằng đồng hồ bấm giây.

Thông qua việc thực hành sử dụng đồng hồ bấm giây đo thời gian của một hoạt động cụ thể, giúp HS biết cách đo thời gian bằng đồng hồ bấm giây.

GV chia lớp thành các nhóm cặp đôi, hướng dẫn các nhóm HS thực hành phép đo bằng cách:

+ Trả lời các câu hỏi 1, 2

+ Thực hành đo thời gian bằng đồng hồ bấm giây

– Thực hiện đo  thời giandùng đồng hồ bấm giây đo thời gian bài hát “Đội ca” của Đội Thiếu niên Tiền phong. Hoàn thành theo mẫu bảng 7.1. 

Bảng 7.1. Kết quả đo thời gian

Đối tượng cần đo Thời gian ước lương

(s)

Chọn dụng cụ đo thời gian Kết quả đo (s)
Tên dụng cụ đo GHĐ ĐCNN Lần 1:

t1

Lần 2:

t2

Lần 3:

t3

Bạn 1
Bạn 2

GV lưu ý HS kết quả đo 3 lần có thể không giống nhau do sai số phép đo, nên trong thực nghiệm người ta thường lấy kết quả trung bình cộng của 3 lần đo.

Luyện tập

  1. Nguyên nhân nào sau đây gây ra sai số khi đo thời gian của một hoạt động?
  1. Không hiệu chỉnh đồng hó. C.Đặt mắt nhìn lệch.
  2. Đọc kết quả chậm. D.Cả 3 nguyên nhân trên.
  • Để thực hiện đo thời gian khi đi từ cổng trường vào lớp học, em dùng loại đồng hổ nào? Giải thích sự lựa chọn của em.

GV hướng dẫn HS rút ra kết luận theo SGK.

Kết thúc bài học, GV hướng dẫn HS vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học qua nội dung 

    • Trong Hệ đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta, đơn vị cơ bản đo thời gian là giây, kí hiệu là s.
  • Đồng hồ là dụng cụ đo thời gian.
  1. Sản phẩm học tập : 

Nhiệm vụ 1:

  1. Hãy kể tên một số đơn vị đo thời gian mà em biết.

Đơn vị đo thời gian thường dùng là giây (kí hiệu s).

Ngoài ra còn dùng đơn vị phút, giờ, ngày, tuần,…

  1. Ngoài những loại đồng hồ được liệt kê trong hình 7.1, hãy kể thêm một số loại đồng hồ mà em biết và nêu ưu thế của từng loại.

Đồng hồ bấm giây điện tử, đồng hồ cát,…

Đồng hồ bấm giây điện tử thường sử dụng trong đo các khoảng thời gian ngắn (như các nội dung thi điền kinh,…).

Đồng hồ cát thường sử dụng trong khoảng thời gian ngắn. Ngoài ra đồng hồ cát còn biểu trưng cho quy luật thời gian đang dần trôi, thời gian một khi đã đi qua thì không bao giờ lấy lại được. Do đó đừng để thời gian trôi một cách vô ích.

 

  • Phương án đánh giá 
RUBRIC
Tiêu chí Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
Mức độ tham gia hoạt động nhóm

– Mức 1: Tham dự nhưng không tập trung

– Mức 2: Có tham gia, làm bài tập theo đúng các tiêu chí mà giáo viên yêu cầu.

– Mức 3: Nhiệt tình, sôi nổi, tích cực,  làm nhanh trật tự theo đúng các tiêu chí mà giáo viên yêu cầu.

Kết quả phiếu học tập

– Mức 1: Học sinh hoàn thành phiếu học tập nhưng chưa biết đúng hay sai

– Mức 2: Học sinh hoàn thành đúng phiếu học tập .Giải thích đúng 

– Mức 3: Biết giải thích vào các hiện tượng đời sống thông qua các quá trình biến đổi

Kết quả  Thao tác thực hành 

– Mức 1: Thao tác thực hành còn sai sót

– Mức 2: Thao tác thực hành đúng dưới sự hướng dẫn của giáo viên

– Mức 3: Thao tác thực hành đúng, vận dụng thực hiện tốt

Luyện tập

Câu 1. Đánh dấu X vào đúng cột và sửa chữa những câu sai.

 

STT Nội dung Đúng Sai
1 Biến đổi đơn vị sau đây đúng hay sai: 1 giờ 20 phút = 3800s
2 Muốn đo thời gian bằng đống hổ bấm giây, cần thực hiện các bước:

– Bước 1: Bấm RESET để kim vẽ số 0.

– Bước 2: Bấm START để bắt đẩu tính thời gian.

– Bước 3: Bấm STOP để kim dừng và đọc kết quả đo.

3 Khi đo thời gian của một buổi học, ta chỉ nên sử dụng đổng hổ bấm giây thay vì dùng dõng hổ treo tường trong lớp học, để có kết quả chính xác.

Câu 2. Hãy ghép tên các loại đổng hồ (ở cột bên trái) tương ứng với công dụng của các loại đóng hồ đó (ở cột bên phải).

Loại đồng hồ Công dụng
1. Đồng hồ treo tường. a. Dùng để đo thời gian thi đấu thể thao, trong thí nghiệm.
2. Đồng hồ cát. b. Dùng đo thời gian một sự kiện không cần mức chính xác cao.
3. Đồng hồ bấm giây. c. Dùng đề đo thời gian hằng ngày.
  1. Đánh giá.

Câu 1. 1-S ; 2-Đ; 3-S; 4-S. 

Câu 2. 1 – c; 2 – b; 3 – a.

Xem thêm các bài viết liên quan của Giáo án khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức trong bài viết này nhé:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *