Giáo án KHTN 6 CD Bài 11: Tách chất ra khỏi hỗn hợp

  1. MỤC TIÊU:
  2. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS

– Trình bày được một số cách đơn giản để tách chất ra khỏi hỗn hợp và ứng dụng của các cách tách đó.

– Sử dụng được một số dụng cụ, thiết bị cơ bản để tách chất ra khỏi hỗn hợp bằng cách lọc, cô cạn, chiết.

– Chi ra được mối liên hệ giữa tính chất vật lí của một số chất thông thường với phương pháp tách chúng ra khỏi hỗn hợp và ứng dụng của các chất trong thực tiễn.

  1. Năng lực 

– Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

– Năng lực KHTN: Hình thành, phát triển biểu hiện của các năng lực:

+ Nhận biết và nêu được tên các sự vật, hiện tượng, khái niệm, quy luật, quá trình tự nhiên.

+ Giải thích được mối quan hệ giữa các sự vật và hiện tượng.

+ Lập kế hoạch thực hiện.

+ Thực hiện kế hoạch

+ Viết, trình bày báo cáo và thảo luận.

+ Nhận ra, giải thích được vấn đề thực tiễn dựa trên kiến thức và kĩ năng về KHTN.

  1. Phẩm chất: Hình thành và phát triển phẩm chất chăm chỉ, trung thực.
  2. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 – GV: hình ảnh liên quan đến bài học, dụng cụ và hóa chất thực hiện thí nghiệm, giáo án, máy chiếu.

2 – HS : Đồ dùng học tập, vở chép, sgk, dụng cụ GV phân công.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  2. a) Mục tiêu: Khai thác sự hiểu biết của HS về việc tách chất ra khỏi hỗn hợp.
  3. b) Nội dung: GV đưa ra câu hỏi, HS suy nghĩ, trả lời
  4. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  5. d) Tổ chức thực hiện: 

– GV yêu cầu HS: Hãy lấy ví dụ về việc tách chất ra khỏi hỗn hợp. Nếu muốn biến nước biển thành nước ngọt (nước dùng cho sinh hoạt) thì em sẽ làm như thế nào?

– HS thảo luận theo cặp đôi, trình bày kết quả.

– GV ghi nhận kết quả, nêu nhận xét: Trong tự nhiên, các chất thường tồn tại ở trong các hỗn hợp khác nhau. Vì vậy, để sử dụng các chất người ta phải tách chất ra khỏi hỗn hợp. Việc tách nước biển thành nước ngọt có thể được tiến hành theo nhiều cách khác nhau nhưng đều dựa trên những tính chất của các chất. Để hiểu rõ hơn về một số cách đơn giản tách chất ra khỏi hỗn hợp trong thực tiễn, chúng ta sẽ học bài học Tách chất ra khỏi hỗn hợp”.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu tách chất ra khỏi hỗn hợp bằng cách cô cạn

  1. a) Mục tiêu:

– Trình bày được cách tách chất ra khỏi hỗn hợp bằng cách cô cạn và ứng dụng của cách tách đó.

– Sử dụng được một số dụng cụ, thiết bị cơ bản để tách muối ăn ra khỏi dung dịch muối bằng cách cô cạn.

– Chi ra được mối liên hệ giữa tính chất vật lí của muối ăn với phương pháp tách chúng ra khỏi hỗn hợp.

  1. b) Nội dung: GV hướng dẫn, đưa ra câu hỏi, yêu cầu HS trả lời câu hỏi.
  2. c) Sản phẩm: Kết quả sau thí nghiệm
  3. d) Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– GV tổ chức cho HS thực hiện thí nghiệm tách muối ra khỏi dung dịch nước bằng cách cô cạn.

– GV giới thiệu các dụng cụ cần dùng để thực hiện thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm theo các bước như sgk hướng dãn cho HS quan sát.

– GV đặt câu hỏi: 

+ Khi nước bay hơi hết, trong bát sứ còn lại chất gì?

+ Dựa vào tính chất vật lí nào của muối ăn để tách nó ra khỏi nước?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

– HS đọc thông tin, quan sát GV làm thí nghiệm và trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

– GV gọi đại diện HS đứng dậy trình bày những điều quan sát được từ thí nghiệm.

Bước 4: Kết luận, nhận định

– GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức

I. Tách chất ra khỏi hỗn hợp bằng cách cô cạn

– Các bước làm thí nghiệm:

+ Nhỏ 1 ml dung dịch nước muối vào bát sứ.

+ Đun nóng bát sứ trên ngọn lửa đèn cồn để nước bay hơi hết.

– Kết quả:

+ Khi nước bay hơi hết, trong bát sứ còn lại muối ăn

+ Muối ăn được tách ra khỏi nước do sự khác nhau về tính bay hơi.

*Kết luận:

Có thể tách chất răn tan, khó bay hơi, bền với nhiệt độ cao khỏi dung dịch của nó bằng cách cô cạn.

Hoạt động 2: Tách chất ra khỏi hỗn hợp bằng cách lọc

  1. a) Mục tiêu: 

– Trình bày được cách tách chất ra khỏi hỗn hợp bằng cách lọc và ứng dụng của cách tách đó.

– Sử dụng được một số dụng cụ, thiết bị cơ bản để tách cát ra khỏi hỗn hợp cát nước bằng cách lọc.

– Chỉ ra được mối liên hệ giữa tính chất vật lí của cát với phương pháp tách nó ra khỏi hỗn hợp.

  1. b) Nội dung: GV hướng dẫn thực hiện thí nghiệm, cho HS tiến hành thực hiện và thu kết quả.
  2. c) Sản phẩm: Kết quả sau thí nghiệm 
  3. d) Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– GV tổ chức cho HS thực hiện thí nghiệm tách cát ra hỗn hợp nước và cát bằng cách lọc.

– GV giới thiệu các dụng cụ cần dùng và cách sử dụng giấy lọc để thực hiện.

– GV yêu cầu HS đọc thông tin trong sgk tr62, sử dụng hình 11.2 SGK để trình bày cách tách cát ra khỏi hỗn hợp cát và nước.

– GV thực hiện thí nghiệm và nêu câu hỏi: Thí nghiệm trên đã dựa vào tính chất vật lí nào cát để tách nó ra khỏi nước?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

– HS đọc thông tin, quan sát GV làm thí nghiệm và trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

– GV gọi đại diện HS đứng dậy trình bày những điều quan sát được từ thí nghiệm.

Bước 4: Kết luận, nhận định

– GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức và cho HS đọc thêm phần “Em có biết” để biết những hệ thống lọc ngày nay.

II. Lọc

– Các bước thí nghiệm:

+ Gấp giấy lọc và đặt vào phễu

+ Đặt phễu lên bình tam giác, làm ướt giấy lọc bằng nước.

+ Để cát trong hỗn hợp lẵng xuống.

+ Rót từ từ hỗn hợp nước và cát xuống phễu lọc đã có giấy lọc, tráng cốc và đổ tiếp vào phễu. Chò cho nước chảy xuống bình tam giác.

– Kết quả: Cát đã được lọc ra khỏi nước.

*Kết luận: Người ta sử dụng cách lọc để tách các chất rắn không tan trong chất lỏng ra khỏi hỗn hợp của chúng.

Hoạt động 3: Tách chất ra khỏi hỗn hợp bằng cách chiết

  1. a) Mục tiêu: 

– Trình bày được cách tách chất ra khỏi hỗn hợp bằng cách chiết và ứng dụng của cách tách đó.

– Sử dụng được một số dụng cụ, thiết bị cơ bản để tách dầu ăn ra khỏi hỗn hợp dầu ăn và nước bằng cách lọc. 

– Chỉ ra được mối liên hệ giữa tính chất vật lí của cát với phương pháp tách nó ra khỏi hỗn hợp.

  1. b) Nội dung: GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm, cho HS quan sát, phân biệt và trả lời câu hỏi.
  2. c) Sản phẩm: Kết quả sau thí nghiệm. 
  3. d) Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– GV tổ chức cho HS thực hiện thí nghiệm tách dầu ăn ra khỏi nước bằng cách chiết.

– GV giới thiệu dụng cụ thí nghiệm, GV cho HS quan sát hình 11.4sgk, yêu cầu HS trình bày các bước thực hành thí nghiệm.

– GV hướng dãn HS theo các bước và thảo luận: 

+ Dựa vào tính chất vật lí nào của dầu ăn để tách nó ra khỏi hỗn hợp dầu ăn và nước?

+ Khi nào thì cần lặp lại quá trình chiết?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

– HS vừa lắng nghe, vừa quan sát và thực hiện theo sự hướng dẫn của GV để thực hiện thí nghiệm, rút ra câu trả lời.

– GV quan sát nhắc nhở HS trong quá trình thực hiện.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

– Sau khi tìm hiểu xong, GV gọi HS đứng dậy nêu cách phân biệt.

–  Gọi một số HS khác đứng dậy đóng góp ý kiến, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

– GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức: Có thể tách các chất lỏng không tan trong nhau và tách lớp bằng cách chiết.

– GV hướng dẫn và giúp HS đưa ra kết luận về nguyên tắc của các cách tách như cô cạn, lọc, chiết dựa trên sự khác nhau về tính chất vật lí để tách chất ra khỏi hỗn hợp.

III. Chiết

Cách thí nghiệm:

+ Đặt phễu chiết lên giá thí nghiệm và khóa phễu.

+ Lắc đều hỗn hợp dầu ăn và nước rồi rót hỗn hợp vào phễu chiết.

+ Đậy nắp phễu chiết. Để yên phiễu chết sau một thời gian cho dầu ăn và nước trong hỗn hợp tách thành lớp.

+ Mở nắp phễu chiết

+ Mở khóa phễu từ từ để thu lớp nước ở dưới vào bình tam giác.

Kết quả: Dầu ăn được tách ra khỏi nước do sự khác nhau về khả năng hòa tan (dầu không tan trong nước, tách lớp với nước).

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. a) Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu kiến thức, kĩ năng về cách tách chất ra khỏi hỗn hợp bằng cách cô cạn, lọc, chiết.
  3. b) Nội dung: GV nêu câu hỏi, HS trả lời
  4. c) Sản phẩm: Kết quả phân biệt ba loại hỗn hợp của HS. 
  5. d) Tổ chức thực hiện: 

– GV đặt câu hỏi:

  1. Loại bỏ cát lẫn trong nước ngầm
  2. Tách dầu vững ra khỏi hỗn hợp của nó với nước
  3. Tách calcium carbonate từ hỗn hợp của calcium carbonate và nước.

Vì sao em chon cách đó?

– HS suy nghĩ, đưa ra câu trả lời: 

  1. Loại bỏ cát lẫn trong nước ngầm bằng cách lọc vì cát có kích thước lớn hơn lỗ trống trong giấy lọc, bị giữ lại khi qua giấy lọc.
  2. Tách dầu vừng ra khỏi hỗn hợp của nó với nước bằng cách chiết vì dầu vừng không tan trong nước và tách lớp với nước.
  3. Tách calcium carbonate từ hỗn hợp của calcium carbonate và nước bằng cách lọc vì calcium carbonate không tan trong nước.

– GV nhận xét, chốt lại kiến thức.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. a) Mục tiêu: Vận dụng được các kiến thức về tách chất
  3. b) Nội dung: GV đưa ra câu hỏi, HS suy nghĩ , trả lời.
  4. c) Sản phẩm: Kết quả trả lời của HS. 
  5. d) Tổ chức thực hiện: 

– GV cho HS làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi sau: 

Câu 1: Để thu muối ăn, những người làm muối (từ nước biển sạch) có thể làm nước bay hơi nhanh hơn bằng những cách nào?

Câu 2: Em hãy lấy một số ví dụ trong cuộc sống có sử dụng cách lọc để tách chất khỏi hỗn hợp.

– HS suy nghĩ, đưa ra câu trả lời:

C1: Những người làm muối có thể sử dụng các cách sau: cô cạn, sử dụng ánh nắng, gió, đưa nước biển vào bề mặt rộng..,

C2: Ví dụ:sử dụng hệ thống lọc trong máy lọc nước gia đình, sử dụng màng vải lọc bã đậu tương lấy phần chất lỏng, sử dụng phin lọc bã cà phê…

Xem thêm các bài viết liên quan của Khoa học tự nhiên 6 Cánh Diều trong bài viết này nhé:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *