Giáo án Powerpoint Hóa học 10 Cánh diều

Giáo án powerpoint Hóa học 10 Cánh Diều còn gọi là bài giảng điện tử, giáo án điện tử, giáo án trình chiếu. Giáo án Hóa học 10 Cánh diều bản powerpoint được Tài Liệu KHTN biên soạn dựa theo công văn mới nhất với nhiều phong cách khác nhau, hiện đại, tinh tế và đẹp mắt tạo sự thích thú cho học sinh.

MỘT SỐ TÀI LIỆU QUAN TÂM KHÁC

Click vào ảnh dưới đây để xem rõ giáo án

XEM VIDEO VỀ MẪU POWERPOINT GIÁO ÁN HÓA HỌC 10 SÁCH CÁNH DIỀU

Chủ đề 1: CẤU TẠO NGUYÊN TỬ

Bài 2: Các thành phần của nguyên tử

Môn học/Hoạt động giáo dục: Hóa học. Lớp: 10.

Thời gian thực hiện: …tiết

Mục tiêu bài học

Năng lực

1.1. Năng lực chung

– Năng lực tự chủ tự học: HS nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ, trả lời câu hỏi tìm hiểu về cấu tạo nguyên tử. (1)

– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Từ kiến thức đã học HS vận dụng giải quyết các nhiệm vụ học tập và câu hỏi bài tập. (2) 

– Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chủ động giao tiếp khi có vấn đề thắc mắc. Thông qua làm việc nhóm nâng cao khả năng trình bày ý kiến của bản thân, tự tin thuyết trình trước đám đông. (3)

1.2. Năng lực Hóa học

– Năng lực nhận thức kiến thức hóa học: 

+ Trình bày được thành phần của nguyên tử (nguyên tử vô cũng nhỏ; nguyên tử gồm 2 phần: hạt nhân và lớp vỏ nguyên tử; hạt nhân tạo nên bởi các hạt proton (p), neutron (n); Lớp vở tạo nên bởi các electron (e); điện tích, khối lượng mỗi loại hạt). (4)

– Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học

+ So sánh được khối lượng của electron với pronton và neutron, kích thước của hạt nhân với kích thước của nguyên tử. (5)

Phẩm chất

– Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong kết quả làm việc nhóm. (6)

– Trách nhiệm: Có tinh thần trách nhiệm cao để hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công. (7)

Thiết bị dạy học và học liệu

Giáo viên: 

– Kế hoạch dạy học.

– Bài giảng powerpoint. 

– Link video Nguyên tử nhỏ đến cỡ nào?”.

Học sinh:

– Sách giáo khoa.

– Đọc trước bài ở nhà.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 

Hoạt động 1: Mở đầu 

Hoạt động 1: Mở đầu 
a. Mục tiêu

Kích thích hứng thú, tạo tư thế sẵn sàng học tập và tiếp cận nội dung bài học.

b. Nội dung

– Nêu vấn đề và dẫn dắt vào nội dung bài học.

c. Sản phẩm

– Nguyên tử helium được tạo nên từ ba loại hạt cơ bản là electron, proton và neutron.

d. Tổ chức hoạt động học

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
– Ổn định lớp.

– Dẫn dắt vào nội dung: 

Nguyên tử helium được tạo nên từ ba loại hạt cơ bản (được tô màu khác nhau như trong hình). Hãy gọi tên và nêu vị trí của mỗi hạt này trong nguyên tử.

=> Hạt màu xanh biểu thị electron; Hạt màu đỏ biểu thị hạt proton; Hạt màu vàng biểu thị hạt neutron.

– Mời HS trả lời.

– GV dẫn dắt vào bài.

– HS quan sát và lắng nghe câu hỏi.

– HS trả lời.

– HS lắng nghe.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

Hoạt động 2.1. Thành phần và cấu trúc của nguyên tử 
a. Mục tiêu

– Trình bày được thành phần của nguyên tử (nguyên tử vô cũng nhỏ; nguyên tử gồm 2 phần: hạt nhân và lớp vỏ nguyên tử; hạt nhân tạo nên bởi các hạt proton (p), neutron (n).

b. Nội dung

– Sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở và làm việc nhóm để tìm hiểu về thành phần nguyên tử.

c. Sản phẩm

Ba loại hạt cơ bản tạo nên nguyên tử là: 

Hạt electron, kí hiệu là e.

Hạt proton, kí hiệu là p.

Hạt neutron, kí hiệu là n.

Nguyên tử gồm 2 phần: lớp vỏ tạo nên bởi các hạt electron và hạt nhân tạo nên bởi các hạt proton và neutron.

d. Tổ chức hoạt động học

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Thành phần nguyên tử

– GV giới thiệu: Mọi vật thể đều được tạo nên từ các chất và các chất được tạo nên từ các nguyên tử. Bằng thực nghiệm khoa học, người ta đã xác định được nguyên tử được tạo nên từ các hạt nhỏ bé hơn, gọi là các hạt cơ bản.

Kết luận: Ba loại hạt cơ bản tạo nên nguyên tử là: 

Hạt electron, kí hiệu là e.

Hạt proton, kí hiệu là p.

Hạt neutron, kí hiệu là n.

Đơn vị: 

Đơn vị của khối lượng nguyên tử là amu (atomic mass unit), 1 amu = 1,6605 * 10 -27 kg.

Đơn vị của diện tích các hạt cơ bản là e0 (diện tích nguyên tố), 1 e0 = 1,602 * 10 -19 C.

Khối lượng và điện tích của các hạt cơ bản:

Loại hạt Electron Proton Neutron
Khối lượng (amu) 0,00055 1 1
Điện tích (e0) -1 +1 0

– Trong tất cả các nguyên tố, duy nhất có một loại nguyên tử của hydrogen (H) chỉ tạo nên bởi proton và electron (không có neutron).

– Chia lớp thành 8 nhóm, thảo luận nhanh các câu hỏi sau:

? Các nguyên tử đều trung hòa về điện. Em hãy lập luận chứng minh rằng: trong một nguyên tử, số proton và số electron luôn bằng nhau.

=> Vì nguyên tử có sự trung hòa về điện nên điện tích âm bằng điện tích dương mà nguyên tử được cấu tạo bởi vỏ (các electron) mang điện tích âm và hạt nhân (các proton) mang điện tích dương và nơtron không mang điện tích. Suy ra số proton và số electron luôn bằng nhau.

? Hạt proton, neutron nặng hơn hạt eclectron bao nhiêu lần?

=> mp = 1 amu

me = 0,00055 amu

Hạt proton và neutron nặng gấp khoảng 1818 lần.

? Hãy cho biết bao nhiêu hạt proton thì có tổng khối lượng bằng 1 gam?

=> mp = 1 amu = 1,6605 * 10-24 g

Số hạt proton = 1/(1,6605*10-24)

= 6,022 * 1023 hạt

– Mời HS trả lời, nhận xét.

– Nhận xét và chốt đáp án.

2. Cấu trúc của nguyên tử

– GV: “ Dựa vào SGK và kiến thức của mình, hãy cho biết nguyên tử gồm mấy phần, các phần đó được tạo nên từ những hạt nào?”

=> Nguyên tử gồm 2 phần: lớp vỏ tạo nên bởi các hạt electron và hạt nhân tạo nên bởi các hạt proton và neutron.

Thảo luận nhóm đôi: Quan sát Hình 2.2, hãy chỉ ra những sự khác nhau về thành phần nguyên tử hydrogen và beryllium.

=> Nguyên tử hydrogen không có hạt neutron trong hạt nhân.

– GV: “Hydrogen là nguyên tố phổ biến nhất trong Mặt Trời, chiếm khoảng 74% khối lượng Mặt Trời.”

Vận dụng:

Khi các nguyên tử tiến lại gần nhau để hình thành liên kết hóa học, sự tiếp xúc đầu tiên giữa hai nguyên tử sẽ xảy ra giữa

A. lớp vỏ với lớp vỏ

B. lớp vỏ với hạt nhân

C. hạt nhân với hạt nhân

=> Đáp án A. Khi 2 nguyên tử tiến lại gần nhau để hình thành liên kết hóa học, các lớp vỏ electron sẽ tiếp xúc và xảy ra các quá trình trao đổi hoặc góp chung electron.

– Mời HS trả lời.

– Nhận xét và chốt đáp án.

– HS lắng nghe.

– Lắng nghe và ghi chép kiến thức.

– Lắng nghe và ghi bài vào vở.

– HS làm bài.

– HS trình bày đáp án của nhóm.

– Lắng nghe nhận xét và chỉnh sửa.

– HS trả lời câu hỏi.

– HS thảo luận nhóm và hoàn thành nhiệm vụ.

– HS trả lời câu hỏi.

– HS trình bày đáp án của nhóm.

– Lắng nghe nhận xét và chỉnh sửa.

Hoạt động 2.2. Khối lượng và kích thước của nguyên tử 
a. Mục tiêu

– Trình bày được lớp vở tạo nên bởi các electron (e); điện tích, khối lượng mỗi loại hạt). (4)

– So sánh được khối lượng của electron với pronton và neutron, kích thước của hạt nhân với kích thước của nguyên tử. (5)

b. Nội dung

– Sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở để tìm hiểu về 

c. Sản phẩm

Khối lượng của nguyên tử vô cùng nhỏ, thường được biểu thị theo đơn vị amu.

Khối lượng nguyên tử tập trung chủ yếu ở hạt nhân nguyên tử. Có thể coi khối lượng nguyên tử bằng khối lượng của hạt nhân.

Kích thước của hạt nhân rất nhỏ so với kích thước của nguyên tử.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Câu 1: Nguyên tử có đường kính nhỏ nhất là He (0.62 Å), Nguyên tử có đường kính lớn nhất là francium Fr (5,4 Å)

Câu 2: 7,8 nm = 78 Å

Bán kính nguyên tử Fr là 5,4 Å

Số nguyên tử Fr cần là:

78 : 5,4 =14,4 

Câu 3: Kích thước của hạt nhân rất nhỏ so với kích thước của nguyên tử.

d. Tổ chức hoạt động học

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
– GV: “Nguyên tử của các nguyên tố khác nhau có kích thước và khối lượng khác nhau”.

1. Khối lượng của nguyên tử.

– GV: “Khối lượng của nguyên tử vô cùng nhỏ, thường được biểu thị theo đơn vị amu. Nguyên tử có khối lượng nhỏ nhất là nguyên tố hydrogen (H) (1 amu). Nguyên tử có khối lượng lớn nhất trong tự nhiên là nguyên tố Uranium (U) (238 amu).”

– GV yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời: Dựa vào bảng 2.1, hãy rút ra nhận xét về khôi lượng của nguyên tử.

=> Khối lượng nguyên tử tập trung chủ yếu ở hạt nhân nguyên tử. Có thể coi khối lượng nguyên tử bằng khối lượng của hạt nhân.

Vận dụng: 

Nguyên tử lithium (Li) tạo nên bởi 3p, 4n và 3e. Khối lượng lớp vỏ của Li bằng khoảng bao nhiêu phần trăm khối lượng của cả nguyên tử Li?

=> Khối lượng vỏ nguyên tử:

mvỏ = 3. 0,0055 = 0,0165 amu 

Khối lượng nguyên tử:

mnt = 3. 0,0055 + 7.1 = 7,0165 amu

Tỉ lệ: %m= 0,01657,0165x 100%=0,235% 

2. Kích thước nguyên tử

– GV: Nguyên tử của các nguyên tố khác nhau có kích thước và khối lượng khác nhau.

– Chia lớp thành 8 nhóm, nhận nhiệm vụ và hoàn thành phiếu học tập số 1.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Câu 1: Nguyên tử có đường kính nhỏ nhất là gì? Lớn nhất là gì?

Câu 2: Hồng cầu được coi như có dạng đĩa tròn với đường kính 7,8 nm. Hỏi cần bao nhiêu nguyên tử Fr sắp xếp thẳng hàng và khít nhau để tạo nên một đoạn thẳng có chiều dài bằng đường kính hồng cầu? 

Câu 3: So sánh kích thước hạt nhân nguyên tử với kích thước nguyên tử. 

– GV mời một số nhóm lên trả lời câu hỏi. 

– Mời các nhóm nhận xét.

– GV chốt đáp án.

– GV so sánh kích thước của nguyên tử với một số vật thể qua hình:

– Cho HS xem video: “Nguyên tử nhỏ đến cỡ nào?”.

– GV chốt kiến thức.

– Lắng nghe và ghi chép kiến thức.

– HS trả lời câu hỏi.

– HS làm bài.

– Lắng nghe và ghi chép kiến thức.

– HS nhận nhiệm vụ và làm việc nhóm.

– HS trình bày đáp án của nhóm.

– Lắng nghe nhận xét và chỉnh sửa.

– HS lắng nghe.

– HS xem video.

Hoạt động 3: Tổng kết và luyện tập

Hoạt động 3: Tổng kết và luyện tập
a. Mục tiêu

– Củng cố kiến thức (nhấn mạnh các kiến thức cần lưu ý) phần các thành phần của nguyên tử.

b. Nội dung

– GV củng cố lại kiến thức bằng sơ đồ tư duy.

– Tổ chức trò chơi: “Ai nhanh nhât”.

c. Sản phẩm

– Đáp án trò chơi: “Ai nhanh nhất”

Câu hỏi 1 2 3 4
Đáp án D B C B

d. Tổ chức hoạt động học

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
– GV chốt kiến thức bài học bằng sơ đồ tư duy:

– GV tổ chức nhanh trò chơi: “Ai nhanh nhât”

– Mời các HS trả lời nhanh các câu hỏi và cho điểm cộng.

– HS lắng nghe tổng kết.

– HS tham gia chơi trò chơi.

Hoạt động 4: Vận dụng

Hoạt động 4: Vận dụng
a. Mục tiêu

– Trình bày được lớp vở tạo nên bởi các electron (e), cách tìm ra được tia âm cực.

b. Nội dung

– Đàm thoại gợi mở và xem video thí nghiệm để tìm hiểu về tia âm cực.

c. Sản phẩm

– Tia âm cực chứa các hạt electron.

d. Tổ chức hoạt động học

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
– GV: “JJ. Thomson (J.J. Tôm-xơn), nhà vật lý người Anh, nhận giải thưởng Nobel Vật lý vào năm 1906 vì đã phát hiện ra một loại hạt cơ bản tạo nên nguyên tử. Thomson đã chế tạo ống tia âm cực gồm một ống thủy tinh được hút phần lớn không khí ra khỏi ống, một hiệu điện thế cao được đặt vào hai điện cực gần ở hai đầu ống (Hình 2.4a). Ông phát hiện ra một dòng hạt (tia) Đi ra từ điện cực tích điện âm (cực âm) sang điện cực tích điện dương (cực dương). Tia này được gọi là tia âm cực.”

– Cho HS xem video thí nghiệm ảo tìm ra tia âm cực. Nêu hiện tượng của thí nghiệm.

– Các hạt tạo nên tia âm cực có đặc điểm: (1) chuyển động theo đường thẳng trong ống (Hình 2.4a). (2) hoàn toàn giống nhau dù các vật liệu làm cực âm khác nhau. (3) Bị lệch trong điện trường, về phía bản cực tích điện dương được đặt giữa ống tia âm cực (Hình 2.4b).

GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi: “Hãy cho biết hạt tạo nên tia âm cực là hạt gì? Giải thích?”

=> Là các hạt electron, vì các tia lệch về đầu điện cực dương.

– GV mời một số nhóm trả lời câu hỏi. 

– Mời các nhóm nhận xét.

– GV chốt đáp án.

– HS lắng nghe.

– HS xem thí nghiệm ảo.

– HS trả lời câu hỏi.

– HS trình bày đáp án của nhóm.

– Lắng nghe nhận xét và chỉnh sửa.

Hoạt động 5: Giao nhiệm vụ về nhà.

Hoạt động 5: Giao nhiệm vụ về nhà.
a. Mục tiêu

– Nhận xét kết quả học tập và nhắc nhở HS khắc phục.

– Hướng dẫn tự rèn luyện và tìm tài liệu liên quan đến nội dung của bài học.

b. Nội dung

– Đọc và tìn hiểu bài: “NGUYÊN TỐ HÓA HỌC”

c. Tổ chức hoạt động học

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
– GV nhận xét tiết học và giao BTVN.

– Đọc và tìn hiểu bài: “NGUYÊN TỐ HÓA HỌC”.

– HS lắng nghe nhiệm vụ về nhà.

PHỤ LỤC

Câu hỏi trò chơi “Ai nhanh nhất”

Câu 1: Các hạt cấu tạo nên hầu hết các nguyên tử là:

electron và proton. B. nơtron và electron.

proton và nơtron. D. nơtron, electron và proton.

Câu 2: Trong nguyên tử, hạt mang điện tích là

electron.    B. electron và proton.   C. proton và nơtron.     D. nơtron và electron.

Câu 3: Tưởng tượng ta có thể phóng đại hạt nhân thành một quả bóng bàn có đường kính 4 cm thì đường kính của nguyên tử là bao nhiêu? Biết rằng đường kính của nguyên tử lớn hơn đường kính của hạt nhân khoảng 104 lần.

4 m. B. 40 m. C. 400 m. D. 4000 m.

Câu 4: Khối lượng của 1 proton bằng khoảng bao nhiêu lần khối lượng của electron?

lần. B. 1836 lần. C. lần. D. 1 lần.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *