Giáo Án Hóa Học Lớp 10 Chân Trời Sáng Tạo

Giáo án Hóa học 10 Chân trời sáng tạo do Tài Liệu KHTN soạn theo công văn 5512 – công văn soạn giáo án mới nhất của bộ giáo dục. Giáo án được biên soạn đầy đủ tất cả các bài, các tiết. Giáo án gồm file word, file powerpoint dễ dàng tùy ý chỉnh sửa theo phong cách giảng dạy của thầy cô và có thể xem trước bất kì bài soạn nào. Mời quý thầy cô tham khảo demo bên dưới.

Mục lục Giáo án Khoa học tự nhiên 10 – Chân trời sáng tạo

Bài 1. Nhập môn hóa học

Bài 2. Thành phần của nguyên tử

Bài 3. Nguyên tố hóa học

Bài 4. Cấu trúc lớp vỏ electron của nguyên tử

Bài 5. Cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Bài 6. Xu hướng biến đổi một số tính chất của nguyên tử các nguyên tố, thành phần và một số tính chất của hợp chất trong một chu kì.

Bài 7. Định luật tuần hoàn, ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Bài 8. Quy tắc octet

Bài 9. Liên kết ion

Bài 10. Liên kết cộng hóa trị

Bài 11. Liên kết hydrogen và tương tác van der Waals

Bài 12. Phản ứng oxi hóa – khử và ứng dụng trong cuộc sống

Bài 13. Enthalpy tạo thành và biến thiên enthalpy của phản ứng hóa học

Bài 14. Tính biến thiên enthalpy của phản ứng hóa học

Bài 15. Phương trình tốc độ phản ứng và hằng số tốc độ phản ứng

Bài 16. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hóa học

Bài 17. Tính chất vật lí và hóa học các đơn chất nhóm VIIA

Bài 18. Hydrogen halide và một số phản ứng của ion halide

GIÁO ÁN HÓA HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Chương 1: CẤU TẠO NGUYÊN TỬ

Bài 4: Cấu trúc lớp vỏ electron của nguyên tử

Môn học/Hoạt động giáo dục: Hóa học. Lớp: 10.

Thời gian thực hiện: …tiết

Mục tiêu bài học

Năng lực

1.1. Năng lực chung

– Năng lực tự chủ tự học: HS nghiêm túc, chủ động tìm hiểu, thực hiện nhiệm vụ, trả lời câu hỏi về cấu trúc lớp vỏ electron của nguyên tử. (1)

– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Từ kiến thức đã học HS vận dụng giải quyết các nhiệm vụ học tập và câu hỏi bài tập. (2) 

– Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chủ động giao tiếp khi có vấn đề thắc mắc. Thông qua làm việc nhóm nâng cao khả năng trình bày ý kiến của bản thân, tự tin thuyết trình trước đám đông. (3)

1.2. Năng lực Hóa học

– Năng lực nhận thức kiến thức hóa học: 

+ Trình bày được mô hình của Rutherford – Bohr với mô hình hiện đại mô tả sự chuyện động của electron trong nguyên tử. (4)

+ Nêu được khái niệm về orbital nguyên tử (AO), mô tả được hình dạng của AO (s, p), số lượng electron trong nguyên tử. (5)

+ Trình bày được khái niệm lớp, phân lớp electron. (6)

+ Trình bày được mối quan hệ về số lượng phân lớp trong một lớp. (7)

– Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:

+ So sánh được mô hình của Rutherford – Bohr với mô hình hiện đại mô tả sự chuyện động của electron trong nguyên tử. (8)

+ Liên hệ được về số lượng AO trong một phân lớp, trong một lớp. (9)

+ Viết được cấu hình electron nguyên tử theo lớp, phân lớp electron và theo orbital và theo ô orbital khi biết số hiệu nguyên tử Z của 20 nguyên tố đầu tiên trong bảng tuần hoàn. (10)

– Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học: 

+ Liên hệ với dự chuyển động của các hành tinh trong hệ mặt trời. (11)

+ Dựa vào đặc điểm cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử dự đoán được tính chất hóa học cơ bản (kim loại hay phi kim) của nguyên tố tương ứng. (12)

Phẩm chất

– Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong kết quả làm việc nhóm. (13)

– Trách nhiệm: Có tinh thần trách nhiệm cao để hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công. (14)

Thiết bị dạy học và học liệu

Giáo viên: 

– Kế hoạch dạy học.

– Bài giảng powerpoint. 

– Link video: “The Electron Cloud Model explained”

Học sinh:

– Sách giáo khoa.

– Đọc trước bài ở nhà.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 

Hoạt động 1: Khởi động 

Hoạt động 1: Khởi động 
a. Mục tiêu

Kích thích hứng thú, tạo tư thế sẵn sàng học tập và tiếp cận nội dung bài học.

b. Nội dung

– Nêu vấn đề và dẫn dắt vào nội dung bài học.

c. Sản phẩm

                                                     

d. Tổ chức hoạt động học

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
– Ổn định lớp.

– GV đặt vấn đề: Trong lịch sử các thuyết về mô hình nguyên tử, có mô hình hành tinh nguyên tử và mô hình hiện đại nguyên tử. Theo em, trong hai hình bên, hình nào thể hiện mô hình hành tinh nguyên tử hình nào thể hiện mô hình hiện đại của nguyên tử?

         

– Mời HS dự đoán.

– GV dẫn dắt vào bài.

– GV đặt vấn đề: Hình ảnh hệ Mặt Trời cho chúng ta thấy được mô hình hành tinh của một nguyên tử, ở đó, các hành tinh được ví như các electron chuyển động xung quanh hạt nhân là Mặt Trời. Vậy trong nguyên tử các electron chuyển động như thế nào? Sự sắp xếp các electron ở các lớp, các phân lớp tuân theo nguyên lí và quy tắc nào?

                

– HS quan sát và lắng nghe câu hỏi.

– HS dự đoán.

– HS lắng nghe.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

Hoạt động 2.1. Chuyển động của electron trong nguyên tử  
a. Mục tiêu

– Trình bày được mô hình của Rutherford – Bohr với mô hình hiện đại mô tả sự chuyện động của electron trong nguyên tử. (4)

– Nêu được khái niệm về orbital nguyên tử (AO), mô tả được hình dạng của AO (s, p), số lượng electron trong nguyên tử. (5)

– So sánh được mô hình của Rutherford – Bohr với mô hình hiện đại mô tả sự chuyện động của electron trong nguyên tử. (8)

– Liên hệ với dự chuyển động của các hành tinh trong hệ mặt trời. (11)

b. Nội dung

– Sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở và phương pháp trực quan để tìm hiểu về chuyển động của electron trong nguyên tử.

c. Sản phẩm

Theo mô hình nguyên tử của Rutherford – Bohr, các electron chuyển động trên những quỹ đạo hình tròn hay bầu dục xác định xung quanh hạt nhân. Theo mô hình hiện đại, trong nguyên tử, các electron chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân không theo một quỹ đạo xác định, tạo thành đám mây electron.

Orbital nguyên tử (kí hiệu là AO) là khu vực không gian xung quanh hạt nhân nguyên tử mà xác suất tìm thấy electron trong khu vực đó là lớn nhất (khoảng 90%).

d. Tổ chức hoạt động học

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
* Tìm hiểu sự chuyển động của electron trong nguyên tử

– GV cho HS xem video: “The Electron Cloud Model explained”.

– Dẫn dắt mô hình nguyên tử được xây dựng qua các giai đoạn tử mô hình nguyên tử Rutherford – Bohr đến mô hình nguyên tử hiện đại.

– Mời HS trả lời các câu hỏi;

+ Quan sát Hình 4.1 và 4.2, so sánh điểm giống và khác nhau giữa mô hình hiện đại với mô hình nguyên tử Rutherford – Bohr.

=> Giống: Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ nguyên tử mang điện tích âm. Electron chuyển động xung quanh hạt nhân.

Khác:

Mô hình 

Rutherford – Bohr

Mô hình nguyên tử hiện đại) đám mây electron
– Chưa tìm ra hạt neutron.

– Các electron xung quanh hạt nhân theo từng quỹ đạo tròn ổn định, trong đó mỗi quỹ đạp có một mức năng lượng xác định.

– Đã tìm ra hạt neutron.

– Các electron chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân không theo một quỹ đạo xác định và tạo thành một đám mây electron mang điện tích âm

+ Theo em, xác suất tìm thấy electron trong toàn phần không gian bên ngoài đám mây khoảng bao nhiêu phần trăm?

=> Xác suất tìm thấy electron trong đám mây electron là khoảng 90%.

– GV mời HS lên trả lời câu hỏi. 

– Mời các nhóm nhận xét.

– GV chốt kiến thức

Theo mô hình nguyên tử của Rutherford – Bohr, các electron chuyển động trên những quỹ đạo hình tròn hay bầu dục xác định xung quanh hạt nhân. Theo mô hình hiện đại, trong nguyên tử, các electron chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân không theo một quỹ đạo xác định, tạo thành đám mây electron.

– GV cho HS xem video : Mô hình hành tinh nguyên tử Rutherford – Bohr và mô hình hiện đại không gian.

* Tìm hiểu về orbital nguyên tử

– GV: Khái niệm orbital nguyên tử

Orbital nguyên tử (kí hiệu là AO) là khu vực không gian xung quanh hạt nhân nguyên tử mà xác suất tìm thấy electron trong khu vực đó là lớn nhất (khoảng 90%).

– GV giới thiệu các dạng AO: Dựa trên sự khác nhau về hình dạng, sự định hướng của orbital trong nguyên tử để phân loại orbital thành orbital s, orbital p, orbitald, orbital f.

AO hình cầu, còn gọi là AO s. 

AO hinh số tám nổi, còn gọi là AO p.

– Chia lớp thành 4 nhóm.

– Thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi sau:

+ Quan sát Hình 4.3, phân biệt khái niệm đám mây electron và khái niệm orbital nguyên tử.

=> Giống nhau: Là khu vực không gian xung quanh hạt nhân chứa electron nguyên tử.

Khác nhau: Orbital là khu vực không gian xung quanh hạt nhân mà tại đó xác suất có mặt (xác suất tìm thấy) electron khoảng 90%.

+ Khái niệm orbital nguyên tử (AO) xuất phát từ Mô hình Rutherford – Bohr hay mô hình hiện đại về nguyên tử?

=> Mô hình hiện đại nguyên tử.

+ Quan sát Hình 4.4, hãy cho biết điểm giống và khác nhau giữa các orbital p (px, py, pz).

=> Giống nhau: Đều có hình số 8 nổi.

Khác nhau: Các orbital định hướng khác nhau trong không gian.

Luyện tập:

Chọn phát biểu đúng về electron s.

A. Là electron chuyển động chủ yếu trong khu vực không gian hình cầu.

B. Là electron chỉ chuyển động trên một mặt cầu. 

C. Là electron chỉ chuyển động trên một đường tròn.

=> Đáp án A

– GV mời HS trả lời câu hỏi. 

– Mời các HS khác nhận xét.

– GV chốt đáp án.

Liên hệ thực tế: Khi các quả táo chính trên cây rơi xuống đất, chúng sẽ tập trung nhiều ở khu vực nhất định dưới gốc cây. Vị trí xung quanh gốc câu mà số quá táo rơi xuống nhiều nhất được xem là tại đó có xác suất lớn nhất tìm thấy các quả táo.

– Yêu cầu HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi:

+ Quan sát hình trên và cho biết các quả táo chín rơi xuống tập trung ở khu vực nào?

+ Khu vực nào ở gốc cây sẽ không tìm thấy các quả táo rơi xuống?

+ Hãy liên hệ với xác suất có mặt các electron trong nguyên tử.

– GV mời HS trả lời câu hỏi. 

– Mời các HS khác nhận xét.

– GV chốt đáp án.

– HS xem video.

– HS lắng nghe.

– HS trả lời câu hỏi.

– HS trình bày đáp án.

– Lắng nghe nhận xét và chỉnh sửa.

– Lắng nghe và ghi chép kiến thức.

– HS xem video.

– Lắng nghe và ghi bài vào vở.

– HS nhận nhiệm vụ và thảo luận nhóm.

– HS trả lời câu hỏi.

– HS lắng nghe. 

– HS trả lời câu hỏi.

– HS trình bày đáp án.

– Lắng nghe nhận xét và chỉnh sửa.

– Lắng nghe và ghi bài vào vở.

Hoạt động 2.1. Lớp và phân lớp electron
a. Mục tiêu

– Trình bày được khái niệm lớp, phân lớp electron. (6)

– Trình bày được mối quan hệ về số lượng phân lớp trong một lớp. (7)

– Liên hệ được về số lượng AO trong một phân lớp, trong một lớp. (9)

b. Nội dung

– Sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở, làm việc nhóm đôi tìm hiểu về lớp và phân lớp electron.

c. Sản phẩm

Trong nguyên tử, các electron được sắp xếp thành từng lớp (kí hiệu K, L, M, N, O, P, Q) từ gần đến xa hạt nhân, theo thứ tự từ lớp n = 1 đến n = 7.

Các electron thuộc cùng một lớp có năng lượng gần bằng nhau.

– Mỗi lớp electron phân chia thành các phân lớp, được kí hiệu bằng các chữ viết thường: s, p, d, f. Các electron thuộc các phân lớp s, p, d và f được gọi tương ứng với các electron s, p, d và f.

– Các phân lớp s, p, d và f lần lượt có các AO tương ứng 1, 3, 5 và 7.

– Các electron trên cùng một phân lớp có năng lượng bằng nhau. Với 4 lớp đầu (1, 2, 3, 4) số phân lớp trong mỗi lớp bằng số thứ tự của lớp đó.

d. Tổ chức hoạt động học

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
– GV: Các electron trong lớp vỏ nguyên tử được phân bổ vào các lớp và phân lớp dựa theo năng lượng của chúng (từ thấp đến cao).

* Tìm hiểu về lớp electron

– GV hỏi:

+ Quan sát Hình 4.5, nhận xét cách gọi tên các electron bằng các chữ cái tương ứng với các lớp từ 1 đến 7.

=> Trong nguyên tử, các electron được sắp xếp thành từng lớp (kí hiệu K, L, M, N, O, P, Q) từ gần đến xa hạt nhân, theo thứ tự từ lớp n = 1 đến n = 7.

+ Từ Hình 4.5, cho biết lực hút của hạt nhân với electron ở lớp nào là lớn nhất và lớp nào là nhỏ nhất.

=> Lực hút của hạt nhân với electron lớp 1 là lớn nhất và lớp 7 là nhỏ nhất.

– GV mời HS trả lời câu hỏi: So sánh năng lượng của các electron thuộc cùng một lớp.

– GV

Trong nguyên tử, các electron được sắp xếp thành từng lớp (kí hiệu K, L, M, N, O, P, Q) từ gần đến xa hạt nhân, theo thứ tự từ lớp n = 1 đến n = 7.

Các electron thuộc cùng một lớp có năng lượng gần bằng nhau.

N 1 2 3 4 5 6 7
Tên lớp K L M N O P Q

         

* Tìm hiểu về phân lớp electron

– GV: Quan sát Hình 4.6, nhận xét về số lượng phân lớp trong các lớp từ 1 đến 4.

=> Lớp thứ nhất (lớp K, với n = 1) có một phân lớp, được kí hiệu là 1s

Lớp thứ hai (lớp L, với n = 2) có 2 phân lớp, được kí hiệu là 2s và 2p

Lớp thứ ba (lớp M, với n = 3) có 3 phân lớp, được kí hiệu là 3s, 3p và 3d

Lớp thứ tư (lớp N, với n = 4) có 4 phân lớp, được kí hiệu 4s, 4p, 4d và 4f

=> Từ lớp 1 đến lớp 4, lớp n có n phân lớp.

– GV mời HS trả lời, nhận xét chỉnh sửa.

– GV chốt kiến thức:

– Mỗi lớp electron phân chia thành các phân lớp, được kí hiệu bằng các chữ viết thường: s, p, d, f. Các electron thuộc các phân lớp s, p, d và f được gọi tương ứng với các electron s, p, d và f.

– Các phân lớp s, p, d và f lần lượt có các AO tương ứng 1, 3, 5 và 7.

– Các electron trên cùng một phân lớp có năng lượng bằng nhau. Với 4 lớp đầu (1, 2, 3, 4) số phân lớp trong mỗi lớp bằng số thứ tự của lớp đó.

– HS lắng nghe.

– HS trả lời câu hỏi.

– Lắng nghe và ghi chép kiến thức.

– Lắng nghe và ghi bài vào vở.

– HS trả lời câu hỏi..

– HS trả lời câu hỏi.

– Lắng nghe và chỉnh sửa.

  

– HS lắng nghe và ghi chép kiến thức.

Hoạt động 2.2. Cấu hình electron nguyên tử 
a. Mục tiêu

– Viết được cấu hình electron nguyên tử theo lớp, phân lớp electron và theo orbital và theo ô orbital khi biết số hiệu nguyên tử Z của 20 nguyên tố đầu tiên trong bảng tuần hoàn. (7)

– Dựa vào đặc điểm cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử dự đoán được tính chất hóa học cơ bản (kim loại hay phi kim) của nguyên tố tương ứng. (12)

b. Nội dung

– Sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở và làm việc nhóm tìm hiểu về  cấu hình electron nguyên tử.

c. Sản phẩm

Nguyên lý vững bền: Ở trạng thái cơ bản, các electron trong nguyên tử chiếm lần lượt những orbital có mức năng lượng từ thấp đến cao: 1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s 4d 5p…

Nguyên lí Pauli: Mỗi orbital chỉ chứa tối đa 2 electron và có chiều tự quay ngược nhau.

Số electron tối đa trong lớp n là 2n2 (n4).

Quy tắc Hund: Trong cùng một phân lớp chưa bão hòa, các electron sẽ phân bố vào các orbital sao cho số electron độc thân là tối đa.

Các bước viết cấu hình electron:

Xác định số electron trong nguyên tử

Các electron được phân bố theo thứ tự các AO có mức năng lượng tăng dần, theo các nguyên lí và quy tắc phân bố electron trong nguyên tử.

Viết cấu hình electron theo thứ tự các phân lớp trong một lớp và theo thứ tự các lớp electron.

Các bước biểu diễn cấu hình electron theo ô orbital:

Viết cấu hình electron của nguyên tử

Biểu diễn mỗi AO bằng một ô vuông

Các AO trong cùng phân lớp thì viết liền nhau

Các AO khác phân lớp thì viết tách nhau

Thứ tự ô orbital từ trái sang phải theo thứ tự cấu hình

           

Điền electron vào từng ô orbital theo thứ tự lớp và phân lớp, mỗi electron biểu diễn bằng một mũi tên.

                   

Quy tắc dự đoán tính chất dựa vào đặc điểm cấu hình lớp ngoài cùng của nguyên tử:

Các nguyên tử có 8 electron lớp ngoài cùng đều rất bền vững, chúng hầu như không tham gia vào các phản ứng hóa học, đó là các nguyên tử khí hiếm (riêng He có số electron lớp ngoài cùng là 2).

Các nguyên tố mà nguyên tử có 1, 2, 3 electron có lớp ngoài cùng là kim loại (trừ H, He, B).

Các nguyên tố mà nguyên tử có 5, 6, 7 electron ở lớp ngoài cùng thường là phi kim.

Các nguyên tố mà nguyên tử có 4 electron ở lớp ngoài cùng có thể là kim loại hoặc phi kim.

Dựa vào số lượng electron lớp ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố, có thể dự đoán một nguyên tố là kim loại, phi kim hay khí hiếm.

d. Tổ chức hoạt động học

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
* Tìm hiểu về nguyên lí vững bền.

– GV cho HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi:

+ Quan sát Hình 4.7, nhận xét chiều tăng năng lượng của các electron trên các AO ở trạng thái cơ bản (trạng thái có năng lượng thấp nhất.

=> Nhìn chung, năng lượng của các electron trên các AO ở trạng thái cơ bản tăng theo số lớp electron. Tuy nhiên, khi điện tích hạt nhân tăng có sự chèn mức năng lượng, mức 4s trở nên thấp hơn 3d, mức 5s thấp hơn 4d…

– Mời HS trả lời và nhận xét.

– GV 

Nguyên lý vững bền: Ở trạng thái cơ bản, các electron trong nguyên tử chiếm lần lượt những orbital có mức năng lượng từ thấp đến cao: 1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s 4d 5p…

* Tìm hiểu nguyên lí Pauli (Pau-li)

– GV đặt lần lượt các câu hỏi, mời HS trả lời:

+ Để biểu diễn orbital, người ta sử dụng các ô vuông gọi là gì? Kí hiệu?

=> Ô lượng tử.

+ Mỗi ô lượng tử (1 AO) chứa tối đa bao nhiêu elrctron?

+ Quan sát Hình 4.8, cho biết cách biển diễn 2 electron trong một orbital dựa trên cơ sở nào?

=> Trong một orbital, hai electron trong cùng AO có chiều quay ngược nhau.

+ Quan sát Hình 4.9, hãy cho biết nguyên tử oxygen có bao nhiêu electron ghép đôi và bao nhiêu electron độc thân?

=> 6 electron ghép đôi và 2 electron độc thân.

– GV: Là một cách biểu diễn sự phân bố electron theo orbital, từ đó biết được số electron độc thân của nguyên tử.

cặp electron ghép đôi.

electron độc thân.

AO trống

GV chốt kiến thức

Nguyên lí Pauli: Mỗi orbital chỉ chứa tối đa 2 electron và có chiều tự quay ngược nhau.

* Xác định số AO và số electron tối đa trong một phân lớp và trong mỗi lớp

– GV đặt câu hỏi, mời HS trả lời:

+ Từ bảng 4.1, hãy chỉ ra mối quan hệ giữa số thứ tự lớp và số electron tối đa trong mỗi lớp.

=> Lớp n được chia thành n phân lớp.

Mỗi phân lớp có số lượng AO nhất định.

Mỗi AO chỉ chứa tối đa 2 electron.

Do đó, lớp n có tối đa 2n2 electron.

GV chốt kiến thức

Số electron tối đa trong lớp n là 2n2 (n4).

Luyện tập: Nguyên tử nitrogen có 2 lớp, trong đó có 2 phân lớp s và 1 phân lớp p. Các phân lớp s đều chứa số electron tối đa, còn phân lớp p chỉ chứa một nửa số electron tối đa. Nguyên tử nitrogen có bao nhiêu electron?

=> 2 phân lớp s: 4 electron.

      1 phân lớp p: 3 electron.

N có tổng cộng 7 electron.

– GV mời HS trả lời, nhận xét và nêu đáp án.

* Tìm hiểu quy tắc Hund

– GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK và đặt câu hỏi, mời HS trả lời:

+ Quan sát Hình 4.10, hãy nhận xét số lượng electron độc thân ở mỗi trường hợp.

=> Trường hợp (a) không có electron độc thân vì các orbital đã chứa đầy electron.

Trường hợp (b) và (c), theo cách phân bố electron ở hai trường hợp này, số electron độc thân là nhiều nhất.

+ Hãy đề nghị các phân bố electron vào các orbital để số electron độc thân là tối đa.

=>Đầu tiên, điền các electron bằng dấu mũi tên hướng lên theo từ trái sang phải. Sau đó, điền các electron bằng dấu mũi tên hướng xuống theo chiều từ trái sang phải sao cho tổng số mũi tên bằng số lượng electron của nguyên tử.

GV chốt kiến thức

Quy tắc Hund: Trong cùng một phân lớp chưa bão hòa, các electron sẽ phân bố vào các orbital sao cho số electron độc thân là tối đa.

Luyện tập: Trong các trường hợp (a) và (b) dưới đây, trường hợp nào có sự phân bố electron vào các orbital tuân theo và không tuân theo quy tắc Hund?

=> Trường hợp (a) tuân theo quy tắc Hund. Trường hợp (b) không tuân theo quy tắc Hund.

* Tìm hiểu cách viết cấu hình electron nguyên tử.

– GV yêu cầu HS tìm hiểu SGK và nêu các bước viết cấu hình electron nguyên tử.

Xác định số electron trong nguyên tử

Các electron được phân bố theo thứ tự các AO có mức năng lượng tăng dần, theo các nguyên lí và quy tắc phân bố electron trong nguyên tử.

Viết cấu hình electron theo thứ tự các phân lớp trong một lớp và theo thứ tự các lớp electron.

Phân tích ví dụ:

Ví dụ: Viết cấu hình electron của nguyên tử oxygen (Z = 8) và potassium (Z = 19).

=>

+ Z = 8

Tổng số electron của nguyên tử O là 8.

Viết thứ tự các lớp và phân lớp electron đến phân lớp 4s theo chiều tăng của năng lượng:

               1s 2s3p 3s 3p 4s… 

Điền các electron: 1s22s22p4 (bỏ phần thừa 3s 3p 4s).

Có thể thay 1s2 bằng kí hiệu [He]. Cấu hình electron của nguyên tử O là 1s22s22p4 hoặc [He]2s22p4 hoặc (2, 6).

Electron cuối cùng điền vào phân lớp p nên oxygen là nguyên tố p.

+ Z = 19

Tổng số electron của nguyên tử K là 19.

Viết thứ tự các lớp và phân lớp electron đến phân lớp 4s theo chiều tăng của năng lượng:

                1s 2s 2p 3s 3p 4s…

Điền các electron: 1s22s22p63s23p64s1.

Có thể thay 1s22s22p63s23p6 bằng kí hiệu [Ar]. Cấu hình electron của nguyên tử K là 1s22s22p63s23p64s1 hoặc [Ar]4s1 hoặc (2, 8, 8, 1).

Electron cuối cùng điền vào phân lớp s nên potassium là nguyên tố s.

– Cấu hình electron của 20 nguyên tố đầu

Z = 1: 1s1 

Z = 2: 1s2 

Z = 3: 1s22s1 

Z = 4: 1s22s2 

Z = 5: 1s22s22p1

Z = 6: 1s22s22p2 

Z = 7: 1s22s22p3 

Z = 8: 1s22s22p4 

Z = 9: 1s22s22p5 

Z = 10: 1s22s22p6 

Z = 11: 1s22s22p63s1 

Z = 12: 1s22s22p63s2 

Z = 13: 1s22s22p63s23p1 

Z = 14: 1s22s22p63s23p2 

Z = 15: 1s22s22p63s23p3 

Z = 16: 1s22s22p63s23p4 

Z = 17: 1s22s22p63s23p5 

Z = 18: 1s22s22p63s23p6 

Z = 19: 1s22s22p63s23p64s1 

Z = 20: 1s22s22p63s23p64s2 

* Biểu diễn cấu hình electron theo ô orbital. 

– GV: Là một cách biểu diễn sự phân bố electron theo orbital, từ đó biết được số electron độc thân của nguyên tử.

– Mời HS nêu quy tắc biểu diễn cấu hình theo ô orbital.

Viết cấu hình electron của nguyên tử

Biểu diễn mỗi AO bằng một ô vuông

Các AO trong cùng phân lớp thì viết liền nhau

Các AO khác phân lớp thì viết tách nhau

Thứ tự ô orbital từ trái sang phải theo thứ tự cấu hình

           

Điền electron vào từng ô orbital theo thứ tự lớp và phân lớp, mỗi electron biểu diễn bằng một mũi tên.

                   

Luyện tập:

– Chia lớp thành 4 nhóm như ban đầu, thực hiện nhiệm vụ sau: Biểu diễn cấu hình theo ô orbital (chỉ với lớp ngoài cùng) các nguyên tố có Z là

Nhóm 1: 1, 6, 11, 14, 20.

Nhóm 2: 2, 5, 13, 16, 19.

Nhóm 3: 3, 4, 8, 15, 18.

Nhóm 4:  7, 9, 10, 12, 17.

Xác định số electron độc thân của mỗi nguyên tử.

=> 

 

 

– GV mời các nhóm lên trình bày sản phẩm 

– Mời các nhóm xem và nhận xét.

– GV chốt đáp án.

* Tìm hiểu đặc điểm của lớp electron ngoài cùng của nguyên tử

– GV: Các electron thuộc lớp ngoài cùng (còn gọi là electron hóa trị) có vai trò quyết định đến tính chất hóa học đặc trưng của nguyên tố.

 – GV yêu cầu HS tìm hiểu SGK và nêu các quy tắc dự đoán tính chất dựa vào cấu hình electron.

Các nguyên tử có 8 electron lớp ngoài cùng đều rất bền vững, chúng hầu như không tham gia vào các phản ứng hóa học, đó là các nguyên tử khí hiếm (riêng He có số electron lớp ngoài cùng là 2).

Các nguyên tố mà nguyên tử có 1, 2, 3 electron có lớp ngoài cùng là kim loại (trừ H, He, B).

Các nguyên tố mà nguyên tử có 5, 6, 7 electron ở lớp ngoài cùng thường là phi kim.

Các nguyên tố mà nguyên tử có 4 electron ở lớp ngoài cùng có thể là kim loại hoặc phi kim.

Luyện tập:

– Chia lớp thành 4 nhóm như ban đầu, thực hiện nhiệm vụ sau: Dự đoán tính chất hóa học cơ bản (tính kim loại, tính phi kim) của các nguyên tố có Z là

Nhóm 1: 1, 6, 11, 14, 20.

Nhóm 2: 2, 5, 13, 16, 19.

Nhóm 3: 3, 4, 8, 15, 18.

Nhóm 4:  7, 9, 10, 12, 17.

=> Tính kím loại: gồm các nguyên tố có Z từ 1 đến 5, từ 11 đến 13, từ 19 đến 20.

Tính phi kim gồm các nguyên tố có Z từ 6 đến 9, từ 14 đến 17.

– GV mời các nhóm lên trình bày sản phẩm 

– Mời các nhóm xem và nhận xét.

– GV chốt đáp án.

– GV chốt kiến thức

Dựa vào số lượng electron lớp ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố, có thể dự đoán một nguyên tố là kim loại, phi kim hay khí hiếm.
– HS trả lời câu hỏi.

– Lắng nghe và ghi chép kiến thức.

– HS trả lời câu hỏi.

– Lắng nghe và ghi chép kiến thức.

– Lắng nghe và ghi chép kiến thức.

– HS trả lời câu hỏi.

– Lắng nghe và ghi chép kiến thức.

– HS làm bài tập.

– HS nêu đáp án và lắng nghe chỉnh sửa.

– HS trả lời câu hỏi.

– Lắng nghe và ghi chép kiến thức.

– HS trả lời câu hỏi.

– HS trả lời câu hỏi.

– Lắng nghe và ghi chép kiến thức.

– HS làm bài tập.

– Lắng nghe nhận xét và chỉnh sửa.

– HS trả lời câu hỏi.

– Lắng nghe và ghi chép kiến thức.

– HS nhận nhiệm vụ và thảo luận trả lời câu hỏi.

– HS trình bày sản phẩm.

– Lắng nghe nhận xét và chỉnh sửa.

– HS trả lời câu hỏi.

– Lắng nghe và ghi chép kiến thức.

– HS nhận nhiệm vụ và thảo luận trả lời câu hỏi.

– HS trình bày sản phẩm.

– Lắng nghe nhận xét và chỉnh sửa.

– Lắng nghe và ghi chép kiến thức.

Hoạt động 3: Tổng kết và luyện tập

Hoạt động 3: Tổng kết và luyện tập
a. Mục tiêu

– Củng cố kiến thức (nhấn mạnh các kiến thức cần lưu ý) phần cấu trúc lớp vỏ electron nguyên tử.

b. Nội dung

– GV củng cố lại kiến thức toàn bài.

– Làm bài tập củng cố kiến thức.

c. Sản phẩm

– Khái niệm về orbital nguyên tử theo mô hình hiện đại về sự chuyển động của electron trong nguyên tử (hình dạng các orbital s, p và biểu diễn ô orbital).

– Lớp electron: chứa các electron có mức năng lượng gần bằng nhau.

– Phân lớp electron: chứa các electron có mức năng lượng bằng nhau.

Số orbital trong một phân lớp: s(1); p(3); d(5); f(7) và số orbital trong một lớp: n2 (n ≤ 4).

– Cấu hình electron của nguyên tử và cách viết cấu hình electron của 20 nguyên tố đầu tiên trong bảng tuần hoàn tuân theo: nguyên lí Pauli, nguyên lí vững bền và quy tắc Hund.

– Dựa vào đặc điểm về cấu hình electron lớp ngoài cùng để dự đoán tính chất hóa học cơ bản của nguyên tố:

+ Nguyên tố mà nguyên tử đủ 8 electron lớp ngoài cùng là khí hiếm (trừ He).

+ Nguyên tố mà nguyên tử có từ 1, 2, 3 electron lớp ngoài cùng thường là nguyên tố kim loại.

+ Nguyên tố mà nguyên tử có từ 5, 6, 7 electron lớp ngoài cùng thường là nguyên tố phi kim.

– Đáp án trò chơi: “Ai nhanh hơn”

Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án B C C B D C B A D C

d. Tổ chức hoạt động học

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
– GV chốt kiến thức bài học.

– Khái niệm về orbital nguyên tử theo mô hình hiện đại về sự chuyển động của electron trong nguyên tử (hình dạng các orbital s, p và biểu diễn ô orbital).

– Lớp electron: chứa các electron có mức năng lượng gần bằng nhau.

– Phân lớp electron: chứa các electron có mức năng lượng bằng nhau

Số orbital trong một phân lớp: s(1); p(3); d(5); f(7) và số orbital trong một lớp: n2 (n ≤ 4).

– Cấu hình electron của nguyên tử và cách viết cấu hình electron của 20 nguyên tố đầu tiên trong bảng tuần hoàn tuân theo: nguyên lí Pauli, nguyên lí vững bền và quy tắc Hund.

– Dựa vào đặc điểm về cấu hình electron lớp ngoài cùng để dự đoán tính chất hóa học cơ bản của nguyên tố:

+ Nguyên tố mà nguyên tử đủ 8 electron lớp ngoài cùng là khí hiếm (trừ He).

+ Nguyên tố mà nguyên tử có từ 1, 2, 3 electron lớp ngoài cùng thường là nguyên tố kim loại.

+ Nguyên tố mà nguyên tử có từ 5, 6, 7 electron lớp ngoài cùng thường là nguyên tố phi kim.

– Tổ chức trò chơi: “Ai nhanh hơn”. GV đọc câu hỏi trên màn hình, mời HS giơ tay nhanh nhất trả lời câu hỏi. Nếu trả lời đúng sẽ được phần thưởng, trả lời sai thì nhường quyền trả lời cho bạn khác.

– HS lắng nghe tổng kết.

– HS tham gia chơi trò chơi.

Hoạt động 5: Giao nhiệm vụ về nhà.

Hoạt động 5: Giao nhiệm vụ về nhà.
a. Mục tiêu

– Nhận xét kết quả học tập và nhắc nhở HS khắc phục.

– Hướng dẫn tự rèn luyện và tìm tài liệu liên quan đến nội dung của bài học.

b. Nội dung

– Đọc BÀI: “ÔN TẬP CHƯƠNG 1”

c. Tổ chức hoạt động học

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
– GV nhận xét tiết học và giao BTVN.

– Đọc bài: “ÔN TẬP CHƯƠNG 1”.

– HS lắng nghe nhiệm vụ về nhà.

PHỤ LỤC

Bộ câu hỏi trò chơi “Ai nhanh hơn”

Câu 1: Trong các khẳng định sau, khăng định nào đúng?

Các electron có mức năng lượng bằng nhau được xếp vào cùng một lớp.

Các electron có mức năng lượng bằng nhau được xếp vào cùng một phân lớp.

Các electron có mức năng lượng gần bằng nhau được xếp vào cùng một phân lớp.

D. Các electron có mức năng lượng khác nhau được xếp vào cùng một lớp.

Câu 2: Nguyên tử nguyên tố X có 19 electron. Ở trạng thái cơ bản, X có số obitan chứa electron là

9. B. 8. C. 10. D. 11.

Câu 3: Obitan nguyên tử là gì?

Là quỹ đạo chuyển động của electron xung quanh hạt nhân.

Là khu vực có chứa electron xung quanh hạt nhân nguyên tử.

Là vùng không gian xung quanh nguyên tử, ở đó xác suất có mặt electron lớn nhất.

Cả ba đáp án trên sai.

Câu 4: Các obitan trong cùng một phân lớp electron

Có cùng định hướng trong không gian.

Có cùng mức năng lượng.

Khác nhau về mức năng lượng.

Có hình dạng không phụ thuộc vào đặc điểm của mỗi phân lớp.

Câu 5: Obitan pz có dạng hình số 8 nổi cân đối. Obitan này định hướng theo trục nào?

Trục x.   B. Trục y.     C. Không định hướng.     D. Trục z.

Câu 6: Khi nói về mức năng lượng các electron trong nguyên tử, điều khẳng định nào sau đây là không đúng?

Các (e) ở tronng cùng lớp K có mức năng lượng bằng nhau.

Các (e) ở lớp ngoài cùng có mức năng lượng trung bình cao nhất.

Các (e) ở lớp K có mức năng lượng cao nhất.

Các (e) ở lớp K có mức năng lượng thấp nhất.

Câu 7: Về mức năng lượng của các electron trong nguyên tử, điều khẳng định nào sau đây là sai ?

Các electron ở lớp K có mức năng lượng thấp nhất.

Các electron ở lớp K có mức năng lượng cao nhất.

Các electron ở lớp ngoài cùng có mức năng lượng trung bình cao nhất.

Các electron ở lớp K có mức năng lượng gần bằng nhau.

Câu 8: Một nguyên tử có 3 lớp electron, trong đó số electron p bằng số electron s. Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử này là

2. B. 4. C. 6. D. 8.

Câu 9: Các electron của nguyên tố X được phân bố trên 3 lớp, lớp thứ 3 có 6 electron. Số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tử nguyên tố X là

6. B. 8. C. 14. D. 16.

Câu 10: Tổng số hạt (nơtron, proton, electron) trong nguyên tử của hai nguyên tố M và X lần lượt là 82 và 52. M và X tạo thành hợp chất MXa có tổng số proton bằng 77. Giá trị của a là

1. B. 2. C. 3. D. 4.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *