Giáo án WORD Khoa học tự nhiên 7 kết nối tri thức

Bản word Giáo án Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh Diều theo công văn mới. Giáo án được tailieukhtn.com biên soạn chi tiết và cẩn thận cùng nhiều bộ tài liệu dạng khác được liên tục cập nhật.

MỘT SỐ TÀI LIỆU QUAN TÂM KHÁC

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

XEM VIDEO VỀ MẪU WORD GIÁO ÁN HÓA HỌC 7 SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC VÀ CUỘC SỐNG

BÀI 3: NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

Môn học: Khoa học tự nhiên lớp 7

Thời gian thực hiện: 3 tiết

MỤC TIÊU

Về kiến thức

– Phát biểu được khái niệm nguyên tố hóa học và kí hiệu nguyên tố hóa học.

– Viết được kí hiệu hóa học và đọc được tên của 20 nguyên tố đầu tiên.

Về năng lực

a) Năng lực chung

– Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu khái niệm về nguyên tố hóa học và kí hiệu nguyên tố hóa học.

– Giao tiếp và hợp tác:

+) Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về nguyên tố hóa học.

+) Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và thảo luận nhóm.

– Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

b) Năng lực khoa học tự nhiên

– Nhận thức khoa học tự nhiên: Trình bày được khái niệm về nguyên tố hóa học và kí hiệu nguyên tố hóa học.

– Tìm hiểu tự nhiên: Lược sử tìm ra tên gọi và kí hiệu một số nguyên tố hóa học.

– Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Viết và đọc được kí hiệu hóa học của 20 nguyên tố đầu tiên.

Về phẩm chất

– Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.

– Cẩn thân, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong chủ đề bài học.

– Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.

THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

– Các hình ảnh theo SGK, máy chiếu.

– Video giới thiệu về 20 nguyên tố hóa học đầu tiên và video giới thiệu về các nguyên tố có trong cơ thể người.

– 12 tấm thẻ ghi thông tin (p, n) của các nguyên tử sau: A (1,0); D (1, 1); E (1, 2); G (6, 6); 

M (7, 7); Q (8, 8); R (8, 9); T (8, 10); X (20, 20); Y (19, 20); Z (19, 21).

– Các mẫu đồ vật (hộp sữa, dây đồng, đồ dùng học tập,…)

– Phiếu học tập

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Câu 1: Em có thể sắp xếp được bao nhiêu ô vuông?

Câu 2: Các nguyên tử nào thuộc cùng một nguyên tố hóa học.

Câu 3: Trong tự nhiên, có một số loại nguyên tử mà trong hạt nhân có cùng một proton nhưng có thể có neutron khác nhau; không có neutron, có một hoặc hai neutron. Hãy giải thích tại sao các loại nguyên tử này đều thuộc về một nguyên tố hóa học là hydrogen.

Câu 4: Số hiệu nguyên tử oxygen là 8. Số proton trong hạt nhân nguyên tử của nguyên tố oxygen là bao nhiêu?

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Câu 1: Hoàn thành bảng sau:

Số hiệu nguyên tử Z Tên nguyên tố hóa học (IUPAC) Kí hiệu hóa học Khối lượng nguyên tử (amu)
1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

Câu 2: Tìm hiểu về nguồn gốc tên gọi của một số nguyên tố có nhiều ứng dụng trong cuộc sống như đồng, sắt và nhôm.

Nhận biết nguyên tố hóa học có mặt xung quanh ta bằng cách quan sát đồ vật (hộp sữa, dây đồng, đồ dùng học tập,…) và trả lời câu hỏi:

Câu 3: Hãy đọc tên những nguyên tố hóa học mà em biết trong các đồ vật trên.

Câu 4: Viết kí hiệu hóa học và nêu một số ứng dụng của những nguyên tố hóa học đó.

Tìm hiểu thông tin trong bảng 3.1 và trả lời câu hỏi:

Câu 5: Hãy tìm nguyên tố có kí hiệu chỉ gồm một chữ cái và nguyên tố có kí hiệu gồm hai chữ cái. Kí hiệu nguyên tố nào không liên quan đến tên IUPAC của nó.

Câu 6: Hãy đọc tên một số nguyên tố có trong thành phần không khí.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

– Dạy học theo nhóm, nhóm cặp đôi.

– Kĩ thuật sử dụng phương tiện trực quan, trò chơi học tập, kĩ thuật “Mảnh ghép – chuyên gia” 

– Dạy học nêu và giải quyết vấn đề thông qua câu hỏi SGK.

KHỞI ĐỘNG BÀI HỌC

Hoạt động 1: Quan sát mẫu – Trả lời câu hỏi (10 phút)

a) Mục tiêu: Khơi gợi sự tò mò và hứng thú khám phá các nguyên tố hóa học của học sinh, GV dẫn dắt, đưa ra câu hỏi có vấn đề: oxygen, carbon, hydrogen, nitrogen,… là các nguyên tố hóa học tạo nên cơ thể người. Vậy nguyên tố hóa học là gì?

b) Nội dung: GV cho HS quan sát mẫu thực tế (hoặc hình ảnh) về các chất quen thuộc xung quanh các em như muối ăn, đường ăn, nước, đá vôi, đồng, vàng, bạc, chỉ ra tên một số nguyên tố hóa học HS đã biết trong cuộc sống. Yêu cầu HS kể tên các nguyên tố hóa học khác mà các em đã biết. 

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Quan sát mẫu thực tế (hoặc hình ảnh) về các chất quen thuộc xung quanh các em như muối ăn, đường ăn, nước, đá vôi, đồng, vàng, bạc.

– Yêu cầu HS kể tên các nguyên tố hóa học mà các em đã biết.

HS quan sát mẫu thực tế (hoặc hình ảnh) và trả lời câu hỏi của GV đưa ra.
Giao nhiệm vụ: HS thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi của GV đưa ra Nhận nhiệm vụ 
Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: 

Quan sát, hỗ trợ HS khi cần thiết

Thực hiện nhiệm vụ
Chốt lại vấn đề vào bài:

Các em đã kể tên được các nguyên tố hóa học xung quanh mình, vậy để tìm hiểu thế nào là nguyên tố hóa học và vì sao chúng có tên gọi như thế thì chúng ta cùng tìm hiểu bài 3 – Nguyên tố hóa học.

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 2: Nguyên tố hóa học (35 phút)

a) Mục tiêu: HS hiểu về nguyên tố hóa học.

b) Nội dung: 

Cho HS nghiên cứu kiến thức trong SGK, GV dẫn dắt HS suy nghĩ chì và vàng là các nguyên tố hóa học. Từ đó đưa ra khái niệm nguyên tố hóa học.

– GV sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm, chia lớp làm 4 nhóm, sử dụng kĩ thuật dạy học trò chơi “Ai nhanh hơn” để giúp HS nhận biết nguyên tố hóa học dựa vào số proton.

c) Sản phẩm:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Câu 1: Em có thể sắp xếp được bao nhiêu ô vuông?

Có thể xếp được 6 ô vuông.

Câu 2: Các nguyên tử nào thuộc cùng một nguyên tố hóa học.

Các nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hóa học là:

 A, D và E;

G và L;

M;

Q, R và T;

X;

Y và Z.

Câu 3: Trong tự nhiên, có một số loại nguyên tử mà trong hạt nhân có cùng một proton nhưng có thể có neutron khác nhau; không có neutron, có một hoặc hai neutron. Hãy giải thích tại sao các loại nguyên tử này đều thuộc về một nguyên tố hóa học là hydrogen.

Các nguyên tử H có 1 proton nhưng có thể có số neutron khác nhau (không có neutron, có một hoặc hai neutron). Chúng đều thuộc về một nguyên tố hydrogen vì các nguyên tử này đều có cùng số proton.

Câu 4: Số hiệu nguyên tử oxygen là 8. Số proton trong hạt nhân nguyên tử của nguyên tố oxygen là bao nhiêu?

Số proton trong hạt nhân nguyên tử của nguyên tố oxygen là 8.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

– Cho hs nghiên cứu SGK, GV dẫn dắt HS đưa ra khái niệm nguyên tố hóa học. 

– Giáo viên sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm, chia lớp làm 4 nhóm, sử dụng kĩ thuật dạy học trò chơi “Ai nhanh hơn” để giúp HS nhận biết nguyên tố hóa học dựa vào số proton.

+ Mỗi nhóm có 12 tấm thẻ ghi thông tin (p, n) của các nguyên tử sau: A (1,0); D (1, 1);                  E (1, 2); G (6, 6); M (7, 7); Q (8, 8); R (8, 9);      T (8, 10); X (20, 20); Y (19, 20); Z (19, 21).

+ Các nhóm sắp xếp các thẻ thuộc cùng một nguyên tố vào một ô vuông. Các nhóm nào sắp xếp, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi trong PHT số 1:

1) Em có thể sắp xếp được bao nhiêu ô vuông?

2) Các nguyên tử nào thuộc cùng một nguyên tố hóa học.

3) Trong tự nhiên, có một số loại nguyên tử mà trong hạt nhân có cùng một proton nhưng có thể có neutron khác nhau; không có neutron, có một hoặc hai neutron. Hãy giải thích tại sao các loại nguyên tử này đều thuộc về một nguyên tố hóa học là hydrogen.

4) Số hiệu nguyên tử oxygen là 8. Số proton trong hạt nhân nguyên tử của nguyên tố oxygen là bao nhiêu?

HS nhận nhiệm vụ GV đã giao.
Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: 

– Đọc nội dung SGK và nghiên cứu để rút ra được khái niệm về nguyên tố hóa học.

– Tham gia trò chơi và hoạt động nhóm theo đúng yêu cầu của GV, hoàn thành PHT số 1.

– Thực hiện nhiệm vụ học tập dưới sự hướng dẫn của GV.

– Thảo luận nhóm hiệu quả để trả lời các câu hỏi trong PHT số 1.

Báo cáo kết quả:

– Cho các nhóm trình bày kết quả thảo luận theo thứ tự, nhóm nào nhanh nhất sẽ trình bày trước.

– GV nhận xét về quá trình hoạt động nhóm, kết quả hoạt động nhóm. Từ đó đánh giá các nhóm vào phiếu đánh giá. 

– GV kết luận nội dung kiến thức cho HS.

– Đại diện 1 bạn trình bày phần thảo luận của nhóm mình.

– Trong khi 1 nhóm trình bày, các nhóm còn lại lắng nghe để nhận xét và bổ sung.

Tổng kết:

– Những nguyên tử có cùng số proton thuộc cùng một nguyên tố hóa học.

– Số proton trong hạt nhân chính là số hiệu nguyên tử. Mỗi nguyên tố hóa học chỉ có duy nhất một số hiệu nguyên tử.

Ghi chép kiến thức vào vở.

e) Đánh giá

Sử dụng bảng đánh giá để đánh giá quá trình thảo luận, hoạt động của các nhóm. 

Nội dung quan sát Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Phân vân Không đồng ý
Thảo luận sôi nổi
Các HS trong nhóm đều tham gia hoạt động
Kết quả bài làm tốt
Trình bày kết quả tốt

Hoạt động 3: Tên gọi và kí hiệu của nguyên tố hóa học (45 phút)

a) Mục tiêu: 

HS biết và ghi nhớ được tên, kí hiệu của 20 nguyên tố háo học đầu tiên trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

– Biết được các nguyên tố hóa học mà con người biết đến trong suốt chiều dài lịch sử phát triển của nhân loại. Hiện nay, tên nguyên tố được dùng thống nhất theo IUPAC.

b) Nội dung: 

– GV cho HS đọc kiến thức trong SGK, sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm, chia lớp làm 4 nhóm, sử dụng kĩ thuật dạy học mảnh ghép để tìm hiểu về tên gọi và kí hiệu của nguyên tố hóa học.

c) Sản phẩm: 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Câu 1: Hoàn thành bảng sau:

Số hiệu nguyên tử Z Tên nguyên tố hóa học (IUPAC) Kí hiệu hóa học Khối lượng nguyên tử (amu)
1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

Hydrogen

Helium

Lithium

Beryllium

Boron

Carbon

Nitrogen

Oxygen

Fluorine

Neon

Sodium (natri)

Magnesium

Aluminium (nhôm)

Silicon

Phosphorus

Sulfur (lưu huỳnh)

Chlorine

Argon

Potassium (kali)

Calcium

H

He

Li

Be

B

C

N

O

F

Ne

Na

Mg

Al

Si

P

S

Cl

Ar

K

Ca

1

4

7

9

11

12

14

16

19

20

23

24

27

28

31

32

35,5

40

39

40

Câu 2: Tìm hiểu về nguồn gốc tên gọi của một số nguyên tố có nhiều ứng dụng trong cuộc sống như đồng, sắt và nhôm.

Tên gọi của nguyên tố đồng (copper): Từ tiếng Latin Cuprum hoặc Cupus, tên gọi của đảo Síp, nơi có nhiều quặng chứa đồng được khai thác từ thời cổ xưa.

Tên gọi của nguyên tố sắt (iron): Tên gọi cổ xưa của sắt là ferrum.

Tên gọi của nguyên tố nhôm (aluminium): Từ tiếng Latin alumen, aluminis nghĩa là “sinh ra phèn”.

Nhận biết nguyên tố hóa học có mặt xung quanh ta bằng cách quan sát đồ vật (hộp sữa, dây đồng, đồ dùng học tập,…) và trả lời câu hỏi:

Câu 3: Hãy đọc tên những nguyên tố hóa học mà em biết trong các đồ vật trên.

Vỏ hộp sữa có thể có nguyên tố nhôm (bên cạnh nguyên tố carbon có trong vật liệu bằng bột giấy, nhựa,…). Dây đồng có nguyên tố đồng. Ngòi bút bi có nguyên tố sắt.

Câu 4: Viết kí hiệu hóa học và nêu một số ứng dụng của những nguyên tố hóa học đó.

Kí hiệu hóa học của nhôm là Al. Nhôm có thể được dùng làm dây dẫn điện cao thế, làm vật liệu xây dựng, vỏ máy bay.

Kí hiệu hóa học của đồng là Cu. Đồng có thể sử dụng để đúc tượng, làm lõi dây dẫn điện, làm tay nắm cửa, làm động cơ điện.

Kí hiệu của sắt là Fe. Sắt có thể được sử dụng làm vật liệu xây dựng, sử dụng trong sản xuất ô tô, tàu hỏa, hoặc làm đồ gia dụng như nồi, chảo,…

Tìm hiểu thông tin trong bảng 3.1 và trả lời câu hỏi:

Câu 5: Hãy tìm nguyên tố có kí hiệu chỉ gồm một chữ cái và nguyên tố có kí hiệu gồm hai chữ cái. Kí hiệu nguyên tố nào không liên quan đến tên IUPAC của nó.

Các nguyên tố có kí hiệu chỉ gồm một chữ cái: hydrogen (H), boron (B), carbon (C), nitrogen (N), oxygen (O), fluorine (F), phosphorous (P), sulfur (S), potassium (K).

Các nguyên tố có kí hiệu gồm hai chữ cái: helium (He), beryllium (Be), neon (Ne), sodium (Na), magnesium (Mg), aluminium (Al), silicon (Si), chlorine (Cl), argon (Ar), calcium (Ca).

Kí hiệu của nguyên tố sodium (Na – natri ) và potassium (K – kali) không xuất phát từ tên IUPAC của chúng.

Câu 6: Hãy đọc tên một số nguyên tố có trong thành phần không khí.

Oxygen, nitrogen, carbon (có trong khí carbon dioxide), hydrogen (có trong hơi nước),…

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

– GV sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm, chia lớp làm 4 nhóm, sử dụng kĩ thuật dạy học mảnh ghép để tìm hiểu về tên gọi và kí hiệu của nguyên tố hóa học.

Bố trí các thành viên tham gia thành hai vòng sau:

Vòng 1: Nhóm chuyên gia

Nhóm 1: Nghiên cứu video giới thiệu về 20 nguyên tố đầu tiên và hoàn thành bảng của câu 1.

Nhóm 2: Tìm hiểu về nguồn gốc tên gọi của một số nguyên tố có nhiều ứng dụng trong cuộc sống như đồng, sắt và nhôm và trả lời câu hỏi 2.

Nhóm 3: Nhận biết nguyên tố hóa học có mặt xung quanh ta bằng cách quan sát đồ vật (hộp sữa, dây đồng, đồ dùng học tập,…) và trả lời câu hỏi 3 và 4

Nhóm 4: Tìm hiểu thông tin trong bảng 3.1 và trả lời câu hỏi 5 và 6.

Khi thực hiện nhiệm vụ, nhóm đảm bảo mỗi thành viên đều thành “chuyên gia” của lĩnh vực đã tìm hiểu và trình bày lại kết quả của nhóm ở vòng 2.

Vòng 2: Nhóm mảnh ghép 

• Hình thành 4 nhóm mảnh ghép mới, mỗi nhóm có 1-2 thành viên đến từ mỗi nhóm chuyên gia. 

• Kết quả nhiệm vụ của vòng 1 được nhóm mảnh ghép chia sẻ đầy đủ với nhau. 

• Các nhóm mảnh ghép thảo luận và thống nhất phương án giải quyết nhiệm vụ phức hợp. 

HS nhận nhiệm vụ.
Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: 

– Các nhóm thảo luận và hoàn thành phiếu học tập số 2.

– GV theo dõi, quan sát, hướng dẫn các nhóm quan sát và  hoàn thành phiếu học tập.

– Sau khi thảo luận xong các nhóm đưa ra câu trả lời.

– Các nhóm thực hiện nhiệm vụ theo sự hướng dẫn của GV.

– Đảm bảo được mỗi thành viên trong nhóm đều hiểu rõ về vấn đề nhóm mình nghiên cứu.

Báo cáo kết quả:

– GV gọi mỗi nhóm một HS bất kì để trình bày về kết quả hoạt động của nhóm để đánh giá quá trình hoạt động nhóm.

– GV nhận xét về quá trình hoạt động nhóm và  kết luận nội dung kiến thức cho HS.

– Trong khi bạn trình bày câu trả lời, các bạn còn lại lắng nghe, nhận xét.
Tổng kết:

– Kí hiệu nguyên tố hóa học gồm một hoặc hai chữ cái có trong tên gọi của nguyên tố, trong đó chữ cái đầu viết hoa và chữ cái sau viết thường.

Ghi chép kiến thức vào vở.
Mở rộng:

Cho HS xem video giới thiệu về các nguyên tố hóa học có trong cơ thể người.

Quan sát, lắng nghe. 

Hoạt động 4: Củng cố – Luyện tập (45 phút)

a) Mục tiêu: 

Củng cố lại kiến thức cho HS.

– Vận dụng kiến thức để giải bài tập.

b) Nội dung: 

– GV ôn lại kiến thức đã học cho HS, yêu cầu HS nhắc lại những kiến thức trọng tâm  của bài đã được ghi chép vào vở.

– GV chia lớp thành các cặp đôi, sử dụng phương pháp nêu và giải quyết vấn đề cho HS hoạt động nhóm và trả lời các câu hỏi.

c) Sản phẩm: 

Câu 1: Copper và carbon là các:

Hợp chất.

Hỗn hợp.

Nguyên tử.

Nguyên tố hóa học.

Đáp án: D

Câu 2: Kí hiệu hoá học nào sau đây viết sai? Nếu sai, hãy sửa lại cho đúng: H, Li, NA, O, Ne, AL, CA, K, N.

Các kí hiệu hóa học viết sai: NA → Na, AL → Al, CA → Ca.

Câu 3: Cho dãy các kí hiệu các nguyên tố sau: O, Ca, N, Fe, S. Theo thứ tự tên của các nguyên tố lần lượt là:

Oxygen, carbon, Aluminium, copper, iron.

Oxygen, calcium, neon, iron, sulfur.

Oxygen, calcium, nitrogen, iron, sulfur

Oxygen, carbon, nitrogen, zinc, iron.

Đáp án: C

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ: 

– GV ôn lại kiến thức đã học cho HS, yêu cầu HS nhắc lại những kiến thức trọng tâm  của bài đã được ghi chép vào vở.

– GV chia lớp thành các cặp đôi, cho HS hoạt động nhóm và trả lời các câu hỏi sau.

Câu 1: Copper và carbon là các:

A. Hợp chất.

B. Hỗn hợp.

C. Nguyên tử.

D. Nguyên tố hóa học.

Câu 2: Kí hiệu hoá học nào sau đây viết sai? Nếu sai, hãy sửa lại cho đúng: H, Li, NA, O, Ne, AL, CA, K, N.

Câu 3: Cho dãy các kí hiệu các nguyên tố sau: O, Ca, N, Fe, S. Theo thứ tự tên của các nguyên tố lần lượt là:

A. Oxygen, carbon, Aluminium, copper, iron.

B. Oxygen, calcium, neon, iron, Sulfur.

C. Oxygen, calcium, nitrogen, iron, Sulfur

D. Oxygen, carbon, nitrogen, zinc, iron.

HS nhận nhiệm vụ.
Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: 

– Vận dụng kiến thức đã học trong bài để hoàn thành bài tập.

– Học sinh trả lời câu hỏi.
Báo cáo kết quả:

– Cho HS trả lời, giải thích về câu trả lời.

– GV tổng kết về nội dung kiến thức.

Lắng nghe câu trả lời của bạn và nhận xét của GV và rút kinh nghiệm để giải các bài tập khác.