Giáo án powerpoint còn gọi là bài giảng điện tử, giáo án điện tử, giáo án trình chiếu. Powerpoint Giáo án Sinh học 7 Cánh diều được tailieukhtn.com biên soạn dựa theo công văn mới nhất với nhiều phong cách khác nhau, hiện đại, tinh tế và đẹp mắt tạo sự thích thú cho học sinh.
MỘT SỐ TÀI LIỆU QUAN TÂM KHÁC
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
XEM VIDEO VỀ MẪU POWERPOINT GIÁO ÁN SINH HỌC 7 SÁCH CÁNH DIỀU
Chủ đề 8: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT
BÀI 21: HÔ HẤP TẾ BÀO
Môn học: Khoa học tự nhiên lớp 7
Thời gian thực hiện: 03 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Mô tả được một cách tổng quát quá trình hô hấp tế bào (ở thực vật và động vật):
+ Nêu được khái niệm hô hấp tế bào.
+ Viết được phương trình hô hấp dạng chữ.
+ Thể hiện được hai chiều tổng hợp và phân giải chất hữu cơ ở tế bào.
Tiến hành được thí nghiệm về hô hấp tế bào ở thực vật thông qua sự nảy mầm của hạt.
Về năng lực
a) Năng lực chung
Tự chủ và tự học: Chủ động, tự tìm hiểu về hô hấp, mối quan hệ giữa tổng hợp và phân giải chất hữu cơ ở tế bào.
Giao tiếp và hợp tác:
Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV trong khi thảo luận về hô hấp tế bào, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo.
– Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết vấn đề kịp thời với các thành viên trong nhóm để thảo luận hiệu quả, giải quyết các vấn đề trong bài học và hoàn thành các nhiệm vụ học tập.
b) Năng lực khoa học tự nhiên
Nhận thức khoa học tự nhiên:
Mô tả được một cách tổng quát quá trình hô hấp tế bào (ở thực vật và động vật):
+ Nêu được khái niệm hô hấp tế bào.
+ Viết được phương trình hô hấp dạng chữ.
+ Thể hiện được hai chiều tổng hợp và phân giải chất hữu cơ ở tế bào.
Tìm hiểu tự nhiên: Tiến hành được thí nghiệm về hô hấp tế bào ở thực vật thông qua sự nảy mầm của hạt.
Về phẩm chất
Chăm chỉ: Tham gia tích cực hoạt động học tập, hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
Trung thực: Trung thực trong báo cáo kết quả các hoạt động học tập, đánh giá.
Trách nhiệm: Sử dụng hợp lí thời gian học tập; Cẩn thận tromg thao tác thực hành.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Các hình ảnh theo sách giáo khoa.
Mẫu vật thí nghiệm: 200g đậu nảy mầm.
Dụng cụ thí nghiệm: Bình thủy tinh dung tích 1 lít, nắp đậy, que kim loại có giá đỡ nến, hai cây nến nhỏ, bật lửa hoặc diêm.
Máy chiếu, bảng nhóm;
Phiếu học tập.
Phiếu học tập 1
Quan sát hình ảnh sau và trả lời câu hỏi: Hô hấp tế bào diễn ra ở đâu trong tế bào? Kể tên các chất tham gia vào hô hấp tế bào và sản phẩm tạo ra? …………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………. Hô hấp tế bào có vai trò như thế nào trong hoạt động sống của sinh vật? …………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………. Hô hấp tế bào là gì? …………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………. Viết phương trình tổng quát dạng chữ thể hiện quá trình hô hấp tế bào? …………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………….. |
Phiếu báo cáo thí nghiệm
BÁO CÁO KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM
Ngày……tháng………năm……. Tên thí nghiệm:……………………………………………………………… Tên học sinh/nhóm:……………………………………………..…Lớp……. Mục đích thí nghiệm………………………………………………….. ……………………………………………………………………………….. Chuẩn bị thí nghiệm: Mẫu vật:……………………………………………………………….. Dụng cụ, hóa chất:…………………………………………………….. Các nước tiến hành ……………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………….. Kết quả ……………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………….. Giải thích thí nghiệm ……………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………….. Kết luận ……………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………. |
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
Dạy học hợp tác.
Thực hành thí nghiệm.
Kĩ thuật sử dụng phương tiện trực quan, động não, Think-pair-share
B. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)
Mục tiêu: Tạo được hứng thú cho học sinh, dẫn dắt giới thiệu vấn đề, để học sinh biết được quá trình tổng hợp hữu cơ ở cây xanh.
Nội dung: HS quan sát hình 21.1: Hoạt động sinh ra nhiều nhiệt năng
Trả lời câu hỏi:
Vì sao khi chạy cần nhiều khí oxygen và glucose, đồng thời giải phóng nhiều carbon dioxide, nước và nhiệt?
Sản phẩm: Học sinh bước đầu nói lên suy nghĩ của bản thân và có hướng điều chỉnh đúng trong nghiên cứu vấn đề.
Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
Quan sát hình ảnh sau, trả lời một số câu hỏi:
Vì sao khi chạy cần nhiều khí oxygen và glucose, đồng thời giải phóng nhiều carbon dioxide, nước và nhiệt? |
Học sinh quan sát hình và trả lời các câu hỏi của giáo viên đưa ra. |
Giao nhiệm vụ: cá nhân học sinh phân tích hình ảnh trực quan, trả lời câu hỏi. | Nhận nhiệm vụ |
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: Quan sát, hỗ trợ HS khi cần thiết. | Cá nhân học sinh quan sát hình, khai thác thông tin, thực hiện nhiệm vụ. |
Chốt lại và đặt vấn đề vào bài
Mọi hoạt động của cơ thể đều cần năng lượng, vậy năng lượng trong cơ thể được tạo ra từ đâu? Cơ thể cần những gì để tạo ra năng lượng? |
Hoạt động 2: Tìm hiểu về hô hấp tế bào (20 phút)
Mục tiêu: Nêu được khái niệm hô hấp tế bào, viết được phương trình hô hấp dạng chữ.
Nội dung: GV chia lớp thành các nhóm cặp đôi, thực hiện thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập số 1.
Quan sát hình ảnh sau và trả lời câu hỏi:
Hô hấp tế bào diễn ra ở đâu? Kể tên các chất tham gia vào hô hấp tế bào và sản phẩm tạo ra?
Hô hấp tế bào có vai trò như thế nào trong hoạt động sống của sinh vật?
Hô hấp tế bào là gì?
Viết phương trình tổng quát dạng chữ thể hiện quá trình hô hấp tế bào?
Vận dụng
Vì sao sau khi chạy, cơ thể nóng dần lên, toát mồ hôi và nhịp thở tăng lên?
Sản phẩm: Phiếu học tập số 1.
Phiếu học tập 1
Quan sát hình ảnh sau và trả lời câu hỏi: Hô hấp tế bào diễn ra ở đâu trong tế bào? Kể tên các chất tham gia vào hô hấp tế bào và sản phẩm tạo ra? Hô hấp tế bào diễn ra trong ti thể. Các chất tham gia vào quá trình hô hấp tế bào: Chất hữu cơ và Oxi Sản phẩm của quá trình hô hấp tế bào: Carbon dioxide và nước Hô hấp tế bào có vai trò như thế nào trong hoạt động sống của sinh vật? Quá trình hô hấp sẽ giải phóng năng lượng từ việc phân giải chất hữu cơ, cung cấp năng lượng cho hoạt động sống của sinh vật. Hô hấp tế bào là gì? Hô hấp tế bào là quá trình tế bào phân giải chất hữu cơ giải phóng năng lượng cung cấp cho hoạt động sống của cơ thể. Viết phương trình tổng quát dạng chữ thể hiện quá trình hô hấp tế bào? Phương trình dạng chữ: Chất hữu cơ + Oxygen -> Carbon dioxide + Nước + Năng lượng (ATP, nhiệt) |
Vận dụng
Vì sao sau khi chạy, cơ thể nóng dần lên, toát mồ hôi và nhịp thở tăng lên?
Cơ thể của chúng ta luôn diễn ra quá trình trao đổi chất và năng lượng.
Khi chạy quá trình này diễn ra nhanh hơn, năng lượng và nhiệt tạo ra nhiều hơn, khiến cơ thể nóng lên,cơ thể cần một lượng lớn oxygen để chuyển hóa năng lượng nên nhịp thở và nhịp tim tăng lên, cơ thể toát mồ hôi, nhiệt năng cũng một phần thoát ra ngoài từ đó, giúp điều hòa thân nhiệt.
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
Giao nhiệm vụ:
– Giáo viên tổ chức lớp học thành các nhóm cặp đôi theo kĩ thuật Think-Pair-Share. – Giao nhiệm vụ: các nhóm quan sát hình 21.2, nghiên cứu thông tin SGK trang 101 hoàn thành phiếu học tập 1. + Giai đoạn 1: cá nhân học sinh nghiên cứu tư liệu thực hiện nhiệm vụ trong 5 phút. + Giai đoạn 2: Chia sẻ trong nhóm đôi 3 phút. + Giai đoạn 3: Nhóm đôi chia sẻ toàn lớp (báo cáo kết quả) – Thời gian thảo luận: 8 phút. |
HS nhận nhiệm vụ. |
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ
– Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh khi cần thiết. |
Phân tích hình ảnh, khai thác thông tin SGK, thực hiện nhiệm vụ. |
Báo cáo kết quả:
Gọi 1 nhóm đại diện trình bày kết quả. Các nhóm khác nhận xét, đánh giá bài làm của nhóm bạn. GV kết luận về nội dung kiến thức mà các nhóm đã đưa ra. |
– Đại diện 1 nhóm trình bày kết quả ở phiếu học tập.
– Các nhóm cho nhận xét và thực hiện đánh giá phiếu đáp án nhận được. |
Tổng kết
Hô hấp tế bào là quá trình tế bào phân giải chất hữu cơ giải phóng năng lượng cung cấp cho hoạt động sống của cơ thể. Trong quá trình này, tế bào sử dụng oxygen và thải ra carbon dioxide, nước. Phương trình dạng chữ: Chất hữu cơ + Oxygen -> Carbon dioxide + Nước + Năng lượng (ATP, nhiệt) Tốc độ hô hấp tế bào nhanh hay chậm tùy thuộc vào nhu cầu năng lượng của tế bào. Hô hấp tế bào diễn ra trong ti thể. |
Ghi nhớ kiến thức |
Vận dụng
Vì sao sau khi chạy, cơ thể nóng dần lên, toát mồ hôi và nhịp thở tăng lên? |
Học sinh vận dụng kiến thức đã học trả lời câu hỏi. |
Em có biết
Hô hấp có vai trò quan trọng với sự sống của sinh vật. Các sinh vật có thể tồn tại nhiều ngày mà không có tức ăn và một vài ngày nếu không có nước, nhưng không thể tồn tại hơn một vài phút nếu quá trình hô hấp ngừng lại. |
Học sinh đọc thêm. |
Hoạt động 3: Tìm hiểu mối quan hệ hai chiều giữa tổng hợp và phân giải chất hữu cơ ở tế bào (20 phút)
Mục tiêu: Thể hiện được hai chiều tổng hợp và phân giải chất hữu cơ ở tế bào.
Nội dung: Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm thực hiện các nhiệm vụ sau:
Câu 1: Quan sát hình dưới đây và cho biết quá trình tổng hợp và phân giải chất hữu cơ trong tế bào sẽ có mối quan hệ với nhau như thế nào?
Câu 2: Quan sát hình 21.3, cho biết vì sao quá trình phân giải và tổng hợp chất hữu cơ trái ngược nhau nhưng lại có quan hệ chặt chẽ với nhau?
Câu 3: Quan sát hình 21.4, mô tả mối quan hệ giữa tổng hợp và phân giải chất hữu cơ ở tế bào lá cây.
Luyện tập
Dựa vào hình 21.3, lập bảng so sánh sự khác nhau giữa quá trình tổng hợp và phân giải chất hữu cơ ở sinh vật?
Vận dụng
Dựa vào kiến thức về hô hấp tế bào, giải thích vì sao trong trồng trọt người nông dân cần phải làm đất tơi xốp, thoáng khí?
Sản phẩm: Sản phẩm học sinh
Phiếu học tập 2
Câu 1: Quan sát hình dưới đây và cho biết quá trình tổng hợp và phân giải chất hữu cơ trong tế bào sẽ có mối quan hệ với nhau như thế nào? Tổng hợp và phân giải các chất trong tế bào là hai quá trình có biểu hiện trái ngược nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Câu 2: Quan sát hình 21.3, cho biết vì sao quá trình phân giải và tổng hợp chất hữu cơ trái ngược nhau nhưng lại có quan hệ chặt chẽ với nhau? Quá trình tổng hợp tạo chất hữu cơ là nguyên liệu cho quá trình phân giải trong hô hấp tế bào. Quá trình hô hấp tế bào phân giải các chất hữu cơ giải phóng năng lượng cung cấp cho quá trình tổng hợp. Câu 3: Quan sát hình 21.4, mô tả mối quan hệ giữa tổng hợp và phân giải chất hữu cơ ở tế bào lá cây. Khi có ánh sáng, nước, khí carbon dioxide lá tổng hợp chất hữu cơ qua quá trình quang hợp và giải phóng khí oxygen. Chất hữu cơ được tổng hợp, cùng oxygen là nguyên liệu cho quá trình phân giải, giải phóng năng lượng, nước, carbon dioxide. |
Luyện tập
Dựa vào hình 21.3, lập bảng so sánh sự khác nhau giữa quá trình tổng hợp và phân giải chất hữu cơ ở sinh vật?
Quá trình tổng hợp chất hữu cơ | Phân giải chất hữu cơ |
Nguyên liệu: carbon dioxide, nước, ATP (năng lượng)
Sản phẩm: Oxygen, glucose |
Nguyên liệu: oxygen, glucose
Sản phẩm: Carbon dioxide, nước, ATP (năng lượng) |
Vận dụng
Dựa vào kiến thức về hô hấp tế bào, giải thích vì sao trong trồng trọt người nông dân cần phải làm đất tơi xốp, thoáng khí?
Trong trồng trọt người nông dân cần phải làm đất tơi xốp, thoáng khí giúp tạo điều kiện tốt nhất giúp tế bào ở những phần cây ít tiếp xúc với không khí vẫn có thể tiến hành hô hấp tế bào, từ đó đảm bảo cây sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh nhất, cho năng suất cao.
Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
Giao nhiệm vụ:
Giáo viên chia nhóm học sinh, phát phiếu học tập số 2. Tổ chức thảo luận nhóm theo kĩ thuật động não, các học sinh trong nhóm phân tích hình ảnh trực quan, đưa ra nhiều ý tưởng nhất có thể, thảo luận thống nhất ý kiến thực hiện nhiệm vụ: Câu 1: Quan sát hình dưới đây và cho biết quá trình tổng hợp và phân giải chất hữu cơ trong tế bào sẽ có mối quan hệ với nhau như thế nào? Câu 2: Quan sát hình 21.3, cho biết vì sao quá trình phân giải và tổng hợp chất hữu cơ trái ngược nhau nhưng lại có quan hệ chặt chẽ với nhau? Câu 3: Quan sát hình 21.4, mô tả mối quan hệ giữa tổng hợp và phân giải chất hữu cơ ở tế bào lá cây. |
HS nhận nhiệm vụ. |
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: GV quan sát, hỗ trợ các nhóm khi cần thiết. | Phân công nhiệm vụ và nghiên cứu tài liệu, phân tích tranh hình thực hiện nhiệm vụ. |
Báo cáo kết quả:
Gọi 1 nhóm đại diện trình bày kết quả. Các nhóm khác nhận xét bổ sung. GV kết luận về nội dung kiến thức mà các nhóm đã đưa ra. |
– Đại diện nhóm báo cáo.
– Nhóm khác nhận xét, bổ sung phần trình bày của nhóm bạn |
Tổng kết:
Quá trình tổng hợp và hô haaso tế bào có mối quan hệ hai chiều. Quá trình tổng hợp tạo chất hữu cơ là nguyên liệu cho quá trình phân giải trong hô hấp tế bào. Quá trình hô hấp tế bào phân giải các chất hữu cơ giải phóng năng lượng cung cấp cho quá trình tổng hợp. |
HS ghi nhớ kiến thức |
Luyện tập
Dựa vào hình 21.3, lập bảng so sánh sự khác nhau giữa quá trình tổng hợp và phân giải chất hữu cơ ở sinh vật? |
HS trả lời câu hỏi |
Vận dụng
Dựa vào kiến thức về hô hấp tế bào, giải thích vì sao trong trồng trọt người nông dân cần phải làm đất tơi xốp, thoáng khí? |
HS vận dụng kiến thức trả lời câu hỏi |
Hướng dẫn về nhà
Sơ đồ hóa kiến thức dưới dạng sơ đồ tư duy. Đọc mục tìm hiểu thêm và tìm hiểu xem ở người những loại tế bào nào có nhiều ti thể. Chuẩn bị thực hành: Chia lớp thành 4 nhóm lớn, mỗi nhóm chuẩn bị 200 hạt đậu nảy mầm (đậu xanh, đậu tương…) Cách làm: chọn 200g đậu không sâu, không nấm mốc, ngâm trong nước ấm 4-6 giờ, gạn sạch nước, cho vào khăn ẩm ủ ở chỗ tối trong 1 ngày trước khi mang đến lớp. |
Học sinh thực hiện ở nhà. |
Hoạt động 4: Thí nghiệm về hô hấp tế bào cần oxygen ở hạt nảy mầm (90 phút)
Mục tiêu hoạt động: Tiến hành được thí nghiệm về hô hấp tế bào ở thực vật thông qua sự nảy mầm của hạt.
Tổ chức hoạt động:
*Chuẩn bị:
– Mẫu vật: 200g đậu nảy mầm.
– Dụng cụ: Bình thủy tinh dung tích 1 lít, nắp đậy, que kim loại có giá đỡ nến, hai cây nến nhỏ, bật lửa hoặc diêm.
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV tổ chức cho học sinh thực hành thí nghiệm theo nhóm:
+ Chia số hạt đậu thành 2 phần. Cho mỗi phần vào bình A và bình B.
+ Đổ nước sôi vào bình B để làm chết hạt.
+ Nút chặt các bình, để ở nhiệt độ phòng 1,5 giờ.
+ Mở nút bình, đưa nhanh que kim loại có nến đang cháy vào trong 2 bình. Quan sát hiện tượng xảy ra với cây nến.
Thảo luận:
Vì sao lại sử dụng hạt nảy mầm?
Thí nghiệm đã chứng minh điều gì? Tại sao em lại kết luận như vậy?
– Học sinh: tiếp nhận nhiệm vụ.
* Thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS hình thành nhóm, thực hiện thí nghiệm.
– Giáo viên: quan sát, hỗ trợ học sinh khi cần thiết, nhắc nhở an toàn phóng twhcj hành.
Sản phẩm hoạt động:
Học sinh thực hiện thành công thí nghiệm.
Báo cáo thí nghiệm:
BÁO CÁO KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM
Ngày……tháng………năm……. Tên thí nghiệm: Hô hấp tế bào cần oxygen ở hạt nảy mầm Tên học sinh/nhóm:……………………………………………..…Lớp……. Mục đích thí nghiệm: Chứng minh khi hạt nảy mầm hô hấp sử dụng khí oxygen Chuẩn bị thí nghiệm: – Mẫu vật: 200g đậu nảy mầm. – Dụng cụ: Bình thủy tinh dung tích 1 lít, nắp đậy, que kim loại có giá đỡ nến, hai cây nến nhỏ, bật lửa hoặc diêm. Các nước tiến hành + Chia số hạt đậu thành 2 phần. Cho mỗi phần vào bình A và bình B. + Đổ nước sôi vào bình B để làm chết hạt. + Nút chặt các bình, để ở nhiệt độ phòng 1,5 giờ. + Mở nút bình, đưa nhanh que kim loại có nến đang cháy vào trong 2 bình. Quan sát hiện tượng xảy ra với cây nến. Kết quả Bình A: Khi mở nắp bình, đưa cây nến đang cháy vào, nến tắt. Bình B: Khi mở nắp bình, đưa cây nến đang cháy vào, nến tiếp tục cháy. Giải thích thí nghiệm Bình A: Khi mở nắp bình, đưa cây nến đang cháy vào, nến tắt vì các hạt đỗ nảy mầm trong bình hô hấp đã hút hết khí oxygen có trong bình. Bình B: Khi mở nắp bình, đưa cây nến đang cháy vào, nến tiếp tục cháy Vì các hạt đỗ trong bình đã chết, không hô hấp được nên không tiêu dùng oxygen của bình nên có thể duy trì sự cháy của cây nến. Kết luận Khi hô hấp, hạt nảy mầm sử dụng khí oxygen. |
Thảo luận:
Vì sao lại sử dụng hạt nảy mầm?
Vì hạt nảy mầm quá trình hô hấp diễn ra mạnh, thí nghiệm nhanh cho kết quả.
Thí nghiệm đã chứng minh điều gì? Tại sao em lại kết luận như vậy?
Thí nghiệm chứng minh: Khi hô hấp, hạt nảy mầm sử dụng khí oxygen.
Vì: theo kết quả thí nghiệm, ở bình A cây nến bị tắt chứng tỏ trong bình không còn oxygen để duy trì sự cháy điều đó cho thấy các hạt trong bình khi hô hấp đã tiêu dùng hết oxygen có trong bình.
Hoạt động 5: Luyện tập (15 phút – thực hiện xem kẽ khi chờ kết quả thí nghiệm)
Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu nội dụng toàn bộ bài học.
Nội dung: GV cho học sinh làm việc cá nhân và trả lời mốt số câu hỏi trắc nghiệm.
Sản phẩm: Sản phẩm đáp án câu trả lời.
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Đáp án | A | A | C | D | C |
Câu 6:
Phương trình hô hấp:
Glucose + Oxygen → Carbon dioxide + Nước + Năng lượng (ATP)
Phương trình tổng hợp chất hữu cơ (đồng hóa carbon):
Carbon dioxide + Nước → Glucose + Oxygen
– Quá trình tổng hợp chất hữu cơ đã tạo ra nguyên liệu cho hô hấp.
– Hô hấp phân giải chất hữu cơ như glucose tạo thành nước, carbon dioxide và năng lượng. Hô hấp cung cấp năng lượng cho quá trình đồng hóa.
Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | |
Giao nhiệm vụ:
– GV trình chiếu câu hỏi, học sinh giơ tay trả lời: Câu 1: Hô hấp tế bào là quá trình tế bào phân giải chất hữu cơ giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống. quá trình tế bào phân giải chất vô cơ giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống. quá trình tế bào phân giải chất hữu cơ giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sinh sản. quá trình tế bào phân giải chất vô cơ giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sinh trưởng và phát triển. Câu 2: Nguyên liệu của quá trình hô hấp tế bào là gì? Khí oxygen và chất hữu cơ. Khí carbon dioxide và nước. Nước. Không khí. Câu 3: Quá trình hô hấp tế bào thải ra môi trường khí nào sau đây? Khí oxygen. Khí nitrogen. Khí carbon dioxyde Khí methane. Câu 4: Trong cơ thể động vật, hô hấp tế bào diễn ra ở bào quan nào? Ribosome. Lục lạp. Bộ máy gongi. Ti thể. Câu 5: Hô hấp tế bào có vai trò như thế nào trong hoạt động sống của sinh vật? Cung cấp khí oxygen cho hoạt động sống của sinh vật. Cung cấp khí carbon dioxide cho hoạt động sống của sinh vật. Cung cấp năng lượng cho hoạt động sống của sinh vật. Cung cấp nước và nhiệt cho hoạt động sống của sinh vật. Câu 6: a. Sử dụng các cụm từ: Glucose, Carbon dioxide, ATP, Nước, Oxygen thay thế cho các dấu (?) trong các phương trình dưới đây. b. Từ phương trình đã hoàn thành phát biểu mối quan hệ giữa quá trình tổng hợp và phân giải trong tế bào? |
HS nhận nhiệm vụ. | |
HS thực hiện nhiệm vụ | Học sinh trả lời câu hỏi | |
Báo cáo kết quả:
Học sinh cả lớp tham gia trả lời; Mời đại diện giải thích; GV kết luận về nội dung kiến thức. |