Giáo án POWERPOINT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều
Giáo án powerpoint còn gọi là bài giảng điện tử, giáo án điện tử, giáo án trình chiếu. Bản Powerpoint Giáo án Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh Diều được tailieukhtn.com biên soạn dựa theo công văn mới nhất với nhiều phong cách khác nhau, hiện đại, tinh tế và đẹp mắt tạo sự thích thú cho học sinh.
MỘT SỐ TÀI LIỆU QUAN TÂM KHÁC
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
XEM VIDEO VỀ MẪU POWERPOINT GIÁO ÁN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 SÁCH CÁNH DIỀU
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
KHTN LỚP 7
CHỦ ĐỀ 4: TỐC ĐỘ
TỐC ĐỘ CỦA CHUYỂN ĐỘNG
(Thời lượng: 03 tiết)
MỤC TIÊU DẠY HỌC
Về kiến thức
– Nêu được ý nghĩa vật lí của tốc độ, xác định được tốc độ qua quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian tương ứng.
– Liệt kê được một số đơn vị đo tốc độ thường dùng.
Về năng lực
a) Năng lực chung
– Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập. Các hoạt động trong bài học này đặc biệt nhấn mạnh đến khả năng tư duy độc lập của HS.
Giao tiếp và hợp tác: Tích cực tham gia thảo luận nhóm (cặp đôi).
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất được cách xác định tốc độ qua quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian tương ứng, tính được tốc độ trong những tình huống nhất định.
b) Năng lực khoa học tự nhiên
Nhận thức khoa học tự nhiên: Hiểu được ý nghĩa vật lí của tốc độ và liệt kê được một số đơn vị tốc độ thường dùng.
Tìm hiểu tự nhiên: Phân tích, so sánh các kiểu chuyển động và thiết lập được công thức tính tốc độ trong chuyển động.
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Tính được tốc độ chuyển động trong những tính huống nhất định.
Về phẩm chất
Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
Chủ động, tích cực tham gia các hoạt động học tập.
Cẩn thận, chính xác khi thực hiện các phép toán.
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
– Tranh, video;
– Các hình ảnh theo sách giáo khoa;
– Máy chiếu, bảng nhóm;
– Phiếu học tập.
Phiếu học tập 1
Câu 1: Từ kinh nghiệm thực tế, thảo luận về việc làm thế nào để biết vật chuyển động nhanh hay chậm. …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Câu 2: Bảng dưới đây cho biết quãng đường và thời gian đi hết quãng đường đó của bốn xe A, B, C, D. Hãy cho hoàn thành bảng sau
Câu 3: Hoàn thành các câu sau a) Trên cùng một quãng đường, nếu thời gian chuyển động…(1)…… hơn thì chuyển động đó nhanh hơn. b) Trong cùng một khoảng thời gian, nếu quãng đường chuyển động ….…(2)…hơn thì chuyển động đó nhanh hơn. c) Chuyển động nào có quãng đường thi được trong mỗi giây…(3)…… hơn thì chuyển động đó nhanh hơn |
Phiếu học tập 2
Câu 1. Hãy kể tên các đơn vị đo tốc độ mà em biết. …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Câu 2: Một ô tô đi được bao xa trong thời gian 0,75 h với tốc độ 88 km/h? …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Câu 3. Bảng dưới đây cho biết thời gian đi 1 000 m của một số vật chuyển. Tính tốc độ của các vật đó.
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… |
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 |
Câu 1. Để đo tốc độ của một vật trên một quãng đường, ta cần đo những gì và bằng dụng cụ gì?
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Câu 2. Bằng kiến thức thực tế, nêu cách đo thời gian của một vật bằng đồng hồ bấm giây trên đoạn đường AB xác định. Cùng sử dụng bấm giây nhưng kết quả lại khác nhau, vì sao? …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Câu 3. Cho biết ưu, nhược điểm của phương pháp đo tốc độ bằng đồng hồ bấm giây. …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Câu 4. Hãy cho biết ưu điểm của phương pháp đo tốc bằng đồng hồ đo thời gian hiện số so với đo bằng đồng hồ bấm giây …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… |
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
Dạy học nêu và giải quyết vấn đề thông qua câu hỏi trong SGK.
Dạy học theo nhóm cặp đôi.
Kĩ thuật sử dụng phương tiện trực quan.
Kĩ thuật “Mảnh ghép – chuyên gia”
Kĩ thuật dạy học tìm tòi có hướng dẫn.
Kĩ thuật động não.
CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)
a) Mục tiêu: Tạo được hứng thú cho học sinh, dẫn dắt giới thiệu vấn đề, để học sinh biết được cách so sánh chuyển động.
b) Nội dung: GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm kết hợp với kĩ thuật công não để xử lý câu hỏi đặt ra ở đầu bài: Trong một buổi tập luyện, vận động viên A bơi 32 giây được quãng đường 48 m, vận động viên B bơi 30 giây được quãng đường 46,5 m.Trong hai vận động viên này, vận động viên nào bơi nhanh hơn?
c) Sản phẩm:
HS đưa ra các giải đáp theo ý kiến cá nhân như:
Vận động viên B bơi nhanh hơn vì: trong 1 giây VĐV A bơi được 1,5 m; VĐV B bơi được 1,55 m; hoặc để bơi được 1m thì VĐV A mất khoảng 0,67s; VĐV B mất khoảng 0,64s).
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
Quan sát mẫu, hình ảnh có trên màn hình máy chiếu và trả lời câu hỏi:
GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm kết hợp với kĩ thuật công não để xử lý câu hỏi đặt ra ở đầu bài: Trong một buổi tập luyện, vận động viên A bơi 32 giây được quãng đường 48 m, vận động viên B bơi 30 giây được quãng đường 46,5 m.Trong hai vận động viên này, vận động viên nào bơi nhanh hơn? |
Học sinh quan sát hình và thước phim và trả lời các câu hỏi của giáo viên đưa ra. |
Giao nhiệm vụ: HS thảo luận nhóm hoàn thành câu hỏi GV đưa ra. | Nhận nhiệm vụ |
HS thực hiện nhiệm vụ
Quan sát, hỗ trợ HS khi cần thiết. |
Thực hiện nhiệm vụ |
Chốt lại và đặt vấn đề vào bài |
Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm tốc độ (40 phút)
a) Mục tiêu: Muốn xác định độ nhanh hay chậm của chuyển động, chúng ta phải so sánh quãng đường vật đi được trong 1 giây, từ đó rút ra ý nghĩa vật lí của tốc độ.
b) Nội dung: GV dẫn dắt HS hướng tới nhận xét rằng muốn so sánh mức độ nhanh hay chậm của các chuyển động, chúng ta phải so sánh quãng đường tương ứng với thời gian.
So sánh thời gian chạy trên cùng quãng đường 60 m của mỗi HS, HS nào có khoảng thời gian ngắn nhất là HS đó chuyển động nhanh nhất.
So sánh quãng đường chạy được trong cùng khoảng thời gian 1 s của mỗi HS, HS nào có quãng đường lớn nhất là HS đó chuyển động nhanh nhất.
Hoàn thành phiếu học tập số 1. Rút ra kết luận ý nghĩa của tốc độ
c) Sản phẩm:
Phiếu học tập 1
Câu 1: Từ kinh nghiệm thực tế, thảo luận về việc làm thế nào để biết vật chuyển động nhanh hay chậm. So sánh quãng đường đi được trong cùng khoảng thời gian. Quãng đường dài hơn → chuyển động nhanh hơn. So sánh thời gian để đi cùng quãng đường. Thời gian ngắn hơn → chuyển động nhanh hơn. Câu 2: Bảng dưới đây cho biết quãng đường và thời gian đi hết quãng đường đó của bốn xe A, B, C, D. Hãy cho hoàn thành bảng sau:
Câu 3: Hoàn thành các câu sau a) Trên cùng một quãng đường, nếu thời gian chuyển động…nhỏ.. hơn thì chuyển động đó nhanh hơn. b) Trong cùng một khoảng thời gian, nếu quãng đường chuyển động…lớn…hơn thì chuyển động đó nhanh hơn. c) Chuyển động nào có quãng đường thi được trong mỗi giây…lớn…. hơn thì chuyển động đó nhanh hơn |
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | |||||||||||||||||||||||||
Giao nhiệm vụ:
Giáo viên chia học sinh thành 6 nhóm lớn, phát phiếu học tập số 1, tổ chức thực hiện học tập – Học sinh có 5 phút hoạt động cá nhân tìm tòi kiến thức, 5 phút thảo luận nhóm thống nhất ý kiến hoàn thành phiếu đáp án chung. Câu 1: Từ kinh nghiệm thực tế, thảo luận về việc làm thế nào để biết vật chuyển động nhanh hay chậm. Câu 2: Bảng dưới đây cho biết quãng đường và thời gian đi hết quãng đường đó của bốn xe A, B, C, D. Hãy hoàn thành bảng sau:
Câu 3: Hoàn thành các câu sau a) Trên cùng một quãng đường, nếu thời gian chuyển động…………….. hơn thì chuyển động đó nhanh hơn. b) Trong cùng một khoảng thời gian, nếu quãng đường chuyển động……………hơn thì chuyển động đó nhanh hơn. c) Chuyển động nào có quãng đường thi được trong mỗi giây………………. hơn thì chuyển động đó nhanh hơn. |
HS nhận nhiệm vụ .
Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
– Học sinh quang sát hình, động não suy nghĩ để đề xuất đáp án phù hợp.
– Thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập số 1.
– Giải quyết vấn đề GV đưa ra.
– Thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập số 1.
Báo cáo kết quả:
– Chọn 3 nhóm trình bày về cách tính trong phiếu học tập số 1. Các nhóm còn lại quan sát, nhận xét.
(GV lưu ý nên chọn nhóm làm đúng và các nhóm làm sai để sửa rút kinh nghiệm)
– GV kết luận nội dung kiến thức cho HS.
– Đại diện 3 nhóm lên trình bày lần lượt 3 câu hỏi phần thảo luận của nhóm.
– Các nhóm còn lại nhận xét phần trình bày của nhóm bạn.
Tổng kết:
– Tốc độ (v) là đại lượng đặc trưng cho mức độ nhanh hay chậm của chuyển động. Được xác định bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.
– Tốc độ càng lớn, chuyển động càng nhanh.
– Công thức tính tốc độ:
→ ,
Ghi nhớ kiến thức.
Hoạt động 3: Tìm hiểu đơn vị đo tốc độ (45 phút)
a) Mục tiêu: Giới thiệu để HS biết được một số đơn vị tốc độ.
b) Nội dung: GV giới thiệu đơn vị tốc độ chính thức ở nước ta là m/s và km/h. Ngoài ra, GV có thể nêu một số tình huống trong cuộc sống thường sử dụng hai đơn vị trên như:
– m/s: đơn vị tốc độ của các vận động viên trong cuộc thi chạy, thi bơi.
– km/h: đơn vị tốc độ được sử dụng trên các biển báo tốc độ trên đường.
– GV nhắc lại học sinh cách đổi đơn vị km, m, cm, giờ, phút, giây. Hướng dẫn HS cách biến đổi đơn vị để có kết quả như SGK. Hoàn thành phiếu học tập số 2.
Luyện tập
Một đoàn tàu trong thời gian 1,5 giờ đi được quãng đường dài 81 km. Tính tốc độ của tàu ra km/h, m/s.
Một bạn nhà cách trường 5 km, xuất phát từ nhà lúc 6 h 45 min đến trường lúc 7 h 15 min. Tính tốc độ của tàu ra km/h, m/s.
c) Sản phẩm:
Phiếu học tập 2
Câu 1. Hãy kể tên các đơn vị đo tốc độ mà em biết. m/s, km/h, m/phút, cm/s,… Câu 2: Một ô tô đi được bao xa trong thời gian 0,75 h với tốc độ 88 km/h?
Câu 3. Bảng dưới đây cho biết thời gian đi 1 000 m của một số vật chuyển. Tính tốc độ của các vật đó.
|
Luyện tập
Tốc độ của tàu tính ra km/h là:
Tốc độ của tàu tính ra m/s là:
Tóm tắt:
s = 5 km
t = 7h15 – 6h45 = 0,5 h v = ? |
Tốc độ đi xe đạp của bạn đó là: |
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | ||||||||
Giao nhiệm vụ:
– GV giới thiệu cách đổi đơn vị từ km/h sang m/s. – Giáo viên sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm, chia lớp làm 4 nhóm. Yêu cầu các nhóm thảo luận để giải quyết các vấn đề trong phiếu học tập số 2. Câu 1. Hãy kể tên các đơn vị đo tốc độ mà em biết. Câu 2: Một ô tô đi được bao xa trong thời gian 0,75 h với tốc độ 88 km/h? Câu 3. Bảng dưới đây cho biết thời gian đi 1 000 m của một số vật chuyển. Tính tốc độ của các vật đó.
|
HS nhận nhiệm vụ. | ||||||||
Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
– Các nhóm thảo luận và hoàn thành phiếu học tập số 2. – GV theo dõi, quan sát, hướng dẫn các nhóm quan sát và hoàn thành phiếu học tập. – Sau khi thảo luận xong các nhóm đưa ra câu trả lời. |
Thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập số 2. | ||||||||
Báo cáo kết quả:
Cho các nhóm treo kết quả của nhóm mình lên; Mời nhóm trưởng đứng vào phần kết quả của nhóm mình; Gọi mỗi nhóm đại diện trình bày kết quả của mỗi câu. Các nhóm khác bổ sung. GV kết luận về nội dung kiến thức mà các nhóm đã đưa ra. |
– Trình bày phần thảo luận của nhóm.
– Các nhóm còn lại nhận xét phần trình bày của nhóm bạn. |
||||||||
Tổng kết:
Trong Hệ đo lường chính thức của nước ta, đơn vị đo tốc độ là mét trên giây (m/s) và kilômét trên giờ (km/h) Ngoài ra, còn có một số đơn vị khác như: m/min, cm/s, mm/s …………
|
Ghi nhớ kiến thức. | ||||||||
Luyện tập
Một đoàn tàu trong thời gian 1,5 giờ đi được quãng đường dài 81 km. Tính tốc độ của tàu ra km/h, m/s. Một bạn nhà cách trường 5 km, xuất phát từ nhà lúc 6h45 phút đến trường lúc 7h15 phút. Tính tốc độ của tàu ra km/h, m/s. |
HS trả lời câu hỏi. | ||||||||
Mở rộng:
Để biết tốc độ của các phương tiện đang di chuyển (ô tô, xe máy, máy bay,…), người ta dùng một dụng cụ gọi là tốc kế (hay đồng hồ báo tốc độ) gắn trực tiếp trên phương tiện. Ở Việt Nam, trên mặt tốc kế có ghi đơn vị tốc độ là km/h, ở một số nước khác là MPH (dặm trên giờ). |
HS trả lời câu hỏi. |
Hoạt động 4: Cách đo tốc độ bằng dụng cụ thực hành của nhà trường (45 phút)
a) Mục tiêu:
– Mô tả được một cách sơ lược cách đo tốc độ bằng đồng hồ bấm giây; đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện.
b) Nội dung:
GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm các câu hỏi:
+ Dựa vào đâu có thể đề xuất phương án đo tốc độ chuyển động của một vật?
+ Hãy nêu các dụng cụ cần có và các bước tiến hành để đo tốc độ của một vật chuyển động?
Sử dụng phương pháp dạy học “Mảnh ghép – Chuyên gia” để tiến hành làm các thí nghiệm và trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập số 3.
Chia lớp thành 4 nhóm, phân công các nhóm chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm trước tiết học.
+ Nhóm 1 và 2: Tìm hiểu cách đo tốc độ bằng đồng hồ bấm dây
+ Nhóm 3 và 4: Tìm hiểu cách đo tốc độ bằng đồng hồ đo thời gian hiện số
c) Sản phẩm:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 |
Câu 1. Để đo tốc độ của một vật trên một quãng đường, ta cần đo những gì và bằng dụng cụ gì?
Đo quãng đường: thước mét, thước dây ………… Đo thời gian: đồng hồ bấm giây, đồng hồ hiện số và cổng quang điện Câu 2. Bằng kiến thức thực tế, nêu cách đo thời gian của một vật bằng đồng hồ bấm giây trên đoạn đường AB xác định. Cùng sử dụng bấm giây nhưng kết quả lại khác nhau, vì sao? Vì động tác bấm đồng hồ của hai người không cùng 1 thời điểm. Hoặc là do ảnh hưởng của pin của đồng hồ Câu 3. Cho biết ưu, nhược điểm của phương pháp đo tốc độ bằng đồng hồ bấm giây. Ưu điểm: Nhỏ gọn, dễ sử dụng. Dễ xem. Độ chính xác khá cao Nhược điểm: Sau một thời gian sử dụng thì phải thay pin và chỉnh lại đồng hồ đo. việc sửa chữa hơi phức tạp. Để độ chính xác cao hơn cần đo nhiều lần và lấy giá trị trung bình Câu 4. Hãy cho biết ưu điểm của phương pháp đo tốc bằng đồng hồ đo thời gian hiện số so với đo bằng đồng hồ bấm giây Độ chính xác cao, không phụ thuộc vào sự bấm đồng hồ của người dùng |
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
– Giáo viên sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm, chia lớp làm 4 nhóm, sử dụng kĩ thuật dạy học mảnh ghép để trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập số 3. Bố trí các thành viên tham gia thành hai vòng sau: Vòng 1: Nhóm chuyên gia + Nhóm 1 và 2: Tìm hiểu cách đo tốc độ bằng đồng hồ bấm dây + Nhóm 3 và 4: Tìm hiểu cách đo tốc độ bằng đồng hồ đo thời gian hiện số Khi thực hiện nhiệm vụ, nhóm đảm bảo mỗi thành viên đều thành “chuyên gia” của lĩnh vực đã tìm hiểu và trình bày lại kết quả của nhóm ở vòng 2. Vòng 2: Nhóm mảnh ghép • Hình thành 4 nhóm mảnh ghép mới, mỗi nhóm có một thành viên đến từ mỗi nhóm chuyên gia. • Kết quả nhiệm vụ của vòng 1 được nhóm mảnh ghép chia sẻ đầy đủ với nhau. • Các nhóm mảnh ghép thảo luận và thống nhất phương án giải quyết nhiệm vụ phức hợp. Ý nghĩa của chúng? Sau 7 phút, Giáo viên tổ chức: • Hình thành 4 nhóm mảnh ghép mới, mỗi nhóm có một thành viên đến từ mỗi nhóm ban đầu. • Kết quả nhiệm vụ của nhóm đầu được nhóm mảnh ghép chia sẻ đầy đủ với nhau. • Các nhóm mảnh ghép thảo luận và thống nhất phương án giải quyết nhiệm vụ phức hợp. |
HS nhận nhiệm vụ GV đã giao. |
Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
– Thuecj hiện thí nghiệm như trong SGK – Thảo luận và hoàn thành PHT số 3 |
– Thực hiện nhiệm vụ học tập dưới sự hướng dẫn của GV. |
Báo cáo kết quả:
– GV gọi HS hoàn thành PHT số 3. – Nhận xét câu trả lời. – GV kết luận nội dung kiến thức cho HS. |
– Đại diện nhóm trả lời câu hỏi trong phiếu học tập số 3.
– Trong khi 1 bạn trả lời, các nhóm còn lại lắng nghe để nhận xét và bổ sung. |
Tổng kết:
– Để đo thời gian, nhằm xác định tốc độ của một vật chuyển động, ta sử dụng đồng hồ bấm giây hoặc đồng hồ đo thời gian hiện số dùng cổng quang điện. |
Ghi chép kiến thức vào vở. |
Hoạt động 5: Tìm hiểu về cách đo tốc độ bằng thiết bị “bắn tốc độ” (30 phút)
a) Mục tiêu: HS biết được nguyên tắc hoạt động cơ bản của thiết bị “bắn tốc độ”.
b) Nội dung: GV hướng dẫn HS tìm hiểu nguyên tắc đo tốc độ được mô tả trên Hình 11.1 và tổ chức thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi 1.
Câu 1: Em hãy mô tả cách đo tốc độ bằng thiết bị bắn tốc độ
Câu 2: Sử dụng thiết bị”bắn tốc độ”để kiểm tra tốc độ các phương tiện giao thông có những Ưu điểm gì?
c) Sản phẩm:
Ưu điểm của thiết bị “bắn tốc độ”:
Có thể đo tốc độ từ xa.
Cho kết quả tức thời.
Có thể đo tốc độ của nhiều xe trong thời gian ngắn.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
Giao nhiệm vụ:
Giáo viên hoạt động cá nhân, nghiên cứu mục 1 SGK/62 và trả lời câu hỏi Câu 1: Em hãy mô tả cách đo tốc độ bằng thiết bị bắn tốc độ Câu 2: Sử dụng thiết bị”bắn tóc độ”để kiểm tra tốc độ các phương tiện giao thông có những Ưu điểm gì? |
HS nhận nhiệm vụ . |
Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
– Học sinh quan sát hình 11.1 kết hợp đọc thông tin trong SGK, động não suy nghĩ để đề xuất đáp án phù hợp. |
– Giải quyết vấn đề GV đưa ra. |
Báo cáo kết quả:
– GV gọi ngẫu nhiên nhóm học sinh trình bày đáp án. Các HS còn lại quan sát, nhận xét. – GV kết luận nội dung kiến thức cho HS. |
|
Tổng kết:
– Thiết bị bắn tốc độ dùng để kiểm tra tốc độ của các phương tiện giao thông đường bộ |
Ghi nhớ kiến thức. |
Hoạt động 6: Luyện tập – vận dụng (15 phút)
a) Mục tiêu:
– HS áp dụng đúng công thức, đổi đúng đơn vị để giải bài tập, đồng thời hiểu ý nghĩa vật lý của nó.
– Vận dụng công thức để giải bài tập.
b) Nội dung:
– GV sử dụng phương pháp động não, cho HS hoạt động cá nhân để có thể vận dụng công thức tốc độ đã học vào trong bài tập.
– GV đưa ra ví dụ và hướng dẫn HS áp dụng công thức vào bài tập.
– GV cho bài tập và HS động não suy nghĩ giải bài tập.
c) Sản phẩm:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 | ||||
Câu 1: Những điều dưới đây cho biết điều gì? Trong đó, chuyển động nào nhanh nhất, chậm nhất?
a) Tốc độ của ôtô là 36 km/h. b) Tốc độ của xe đạp là 10,8 km/h c) Tốc độ của tàu hỏa là 10 m/s Trả lời a) Tốc độ của ôtô là 36 km/h – một giờ, ô tô đi được 36km. b) Tốc độ của xe đạp là 10,8 km/h – một giờ, người đi xe đạp đi được l0.8km. c) Tốc độ của tàu hỏa là 10 m/s – một giây, xe lửa đi được l0m. a) v = 36 km/h =360003600 = 10 m/s b) v = 10,8 km/h =108003600 = 3 m/s c) v = 10 m/s Vậy chuyến động của xe lửa và ôtô là nhanh nhất, người đi xe đạp là chậm nhất. Câu 2: Nữ vận động viên Việt Nam – Lê Tú Chinh đoạt huy chương vàng Seagames 2019 chạy 100 m hết 11,54 s. Tính tốc độ của vận động viên này.
Câu 3: Bạn B đi xe đạp từ nhà đến trường với tốc độ là 12 km/h hết 20 phút. Tính quãng đường từ nhà B đến trường?
Câu 4: Bạn A đi bộ từ nhà đến một siêu thị cách nhà 2,4 km với tốc độ 4,8 km. Tính thời gian đi và thời điểm đến siêu thị của bạn đó. Biết bạn A khởi hành lúc 8h30 phút. Tóm tắt: s = 2,4 km v = 4,8 km/h t = ? Bài giải Thời gian bạn A đi từ nhà đến siêu thị là: t = sv = 2,44,8 = 0,5 h = 30 phút Thời điểm bạn A đến siêu thị là: 8h30 phút + 30 phút = 9 h |
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
– GV chia lớp làm 8 nhóm, học sinh thảo luận để có thể vận dụng công thức tốc độ đã học vào trong bài tập. Câu 1: Những điều dưới đây cho biết điều gì? Trong đó, chuyển động nào nhanh nhất, chậm nhất? a) Tốc độ của ôtô là 36 km/h. b) Tốc độ của xe đạp là 10,8 km/h c) Tốc độ của tàu hỏa là 10 m/s Câu 2: Nữ vận động viên Việt Nam – Lê Tú Chinh đoạt huy chương vàng Seagames 2019 chạy 100 m hết 11,54 s. Tính tốc độ của vận động viên này . Câu 3: Bạn B đi xe đạp từ nhà đến trường với tốc độ là 12 km/h hết 20 phút. Tính quãng đường từ nhà B đến trường? Câu 4: Bạn A đi bộ từ nhà đến một siêu thị cách nhà 2,4 km với tốc độ 4,8 km. Tính thời gian đi và thời điểm đến siêu thị của bạn đó. Biết bạn A khởi hành lúc 8 h 30 min. |
HS nhận nhiệm vụ GV đã giao. |
Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
– Đọc nội dung SGK và nghiên cứu. – Thảo luận và hoàn thành nội dung + Nhóm 1, 2: Câu 1 + Nhóm 3,4: Câu 2 + Nhóm 5,6: Câu 1 + Nhóm 7,8 : Câu 1 |
– Thực hiện nhiệm vụ học tập dưới sự hướng dẫn của GV. |
Báo cáo kết quả:
– GV gọi nhóm học sinh lẻ lên bảng trình bày. – Nhóm chẵn đối chiếu kết quả, các nhóm nhận xét câu trả lời. – GV kết luận nội dung kiến thức cho HS. |
– HS trả lời câu hỏi
– Trong khi 1 bạn trả lời, các bạn còn lại lắng nghe để nhận xét và bổ sung. |
Mở rộng:
– Trong hàng hải người ta thường dùng “nút” làm đơn vị đo tốc độ: 1 nút = 1 hải lý/h = 1,852 km/h = 0,514 m/s hay 1m/s = nút. – Trong vũ trụ, người ta dùng đơn vị là năm ánh sáng: Năm ánh sáng = 9,4608.1I2 km ≈ 1I6m. Tốc độ ánh sáng: 300.000 km/s. |
|
Bài tập về nhà
Câu 1. Nội dung 100m vòi hơi Chân vịt đơn nam, Nguyễn Thành Lộc giành Huy chương Vàng và phá kỷ lục SEA Games với thành tích 35 giây. Tính vận tốc vơi của vận động viên này. Câu 2: Một người đi bộ với tốc độ 4 km/h. Tìm khoảng cách từ nhà đến nơi làm việc biết thời gian cần để người đó đi từ nhà đến nơi làm việc là 30 phút. |