Giáo án Powerpoint Hóa học 7 Cánh diều

Giáo án powerpoint còn gọi là bài giảng điện tử, giáo án điện tử, giáo án trình chiếu. Giáo án Powerpoint Hóa học 7 Cánh Diều được Tài Liệu KHTN biên soạn dựa theo công văn mới nhất với nhiều phong cách khác nhau, hiện đại, tinh tế và đẹp mắt tạo sự thích thú cho học sinh.

MỘT SỐ TÀI LIỆU QUAN TÂM KHÁC

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

XEM VIDEO VỀ MẪU POWERPOINT GIÁO ÁN HÓA HỌC 7 SÁCH CÁNH DIỀU

CHỦ ĐỀ 3: PHÂN TỬ

KẾ HOẠCH BÀI DẠY KHTN LỚP 7

Bài 4: PHÂN TỬ – ĐƠN CHẤT – HỢP CHẤT

(Thời lượng: 4 tiết)

MỤC TIÊU

Về kiến thức

– Nêu được khái niệm phân tử, đơn chất, hợp chất. đưa ra được một số ví dụ về đơn chất và hợp chất. 

– Tính được khối lượng phân tử theo đơn vị amu.

Về năng lực

a) Năng lực chung

– Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về các khái niệm phân tử, đơn chất, hợp chất.

– Giao tiếp và hợp tác:

+) Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về đơn chất và hợp chất.

+) Hoạt động nhóm hiệu quả, đảm bảo các thành viên tham gia và trình bày báo cáo.

– Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học.

b) Năng lực khoa học tự nhiên

– Nhận thức khoa học tự nhiên: 

+) Nêu được khái niệm phân tử và cách tính khối lượng phân tử.

+) Nêu được khái niệm đơn chất, hợp chất.

 – Tìm hiểu tự nhiên: 

+) Quan sát các phân tử trong tự nhiên: baking soda, mẫu đá vôi, đất đèn,…

+) Quan sát các đơn chất và hợp chất trong tự nhiên: dây đồng, than chì, đường, muối ăn,…

– Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Đưa ra một số ví dụ về phân tử, đơn chất, hợp chất có ở quanh ta.

Về phẩm chất

– Tham gia tích cực hoạt động nhóm để tiếp cận kiến thức hiệu quả nhất.

– Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.

THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

– Các hình ảnh, video, máy chiếu.

– Một số mô hình phân tử của N2, CH4, H2O

– Phiếu học tập

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Câu 1: Giải thích một số hiện tượng sau:

a) Khi mở lọ nước hoa hoặc mở lọ đựng một số loại tinh dầu sẽ ngửi thấy có mùi thơm.

b) Quần áo sau khi giặt xong, phơi trong không khí một thời gian sẽ khô

Câu 2: Khi nói về nước, có hai ý kiến như sau:

(1) Phân tử nước trong nước đá, nước lỏng và hơi nước là giống nhau

(2) Phân tử nước trong nước đá, nước lỏng và hơi nước là khác nhau

Theo em, ý kiến nào là đúng? Vì sao?

Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đúng?

(1) Trong một phân tử, các nguyên tử luôn giống nhau

(2) Trong một phân tử, các nguyên tử luôn khác nhau

(3) Trong một phân tử, các nguyên tử có thể giống nhau hoặc khác nhau

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Câu 1: Dựa vào hình 4.4, cho biết các chất trong hình có đặc điểm gì chung.

Câu 2: Hãy cho biết những chất nào là đơn chất trong các chất sau:

a) Kim loại sodium được tạo thành từ nguyên tố Na.

b) Lactic acid có trong sữa chua được tạo thành từ các nguyên tố C, H và O

c) Kim cương được tạo thành từ nguyên tố C

d) Muối ăn được tạo thành từ các nguyên tố Na và Cl

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Câu 1: Quan sát hình 4.7 và nêu đặc điểm chung của các chất có trong hình.

Câu 2: Trong các chất sau, chất nào là đơn chất, chất nào là hợp chất?

a) Đường ăn

b) Nước

c) Khí hydrogen (được tạo thàn từ nguyên tố H)

d) Vitamin C (được tạo thành từ các nguyên tố C, H và O)

e) Lưu huỳnh (được tạo thành từ nguyên tố S)

Câu 3: Acetic acid có trong giấm ăn và là chất được sử dụng nhiều trong công nghiệp; oxygen chiếm khoảng 21% thể tích không khí, có vai trò quan trọng đối với sự sống; hydrogen peroxide có nhiều ứng dụng trong công nghiệp và là chất sát khuẩn mạnh. Quan sát hình 4.8, cho biết chất nào là đơn chất, chất nào là hợp chất?

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

– Dạy học theo nhóm, nhóm cặp đôi, dạy học theo góc.

– Kĩ thuật sử dụng phương tiện trực quan.

– Kĩ thuật dạy học khăn trải bàn.

– Dạy học nêu và giải quyết vấn đề thông qua câu hỏi SGK.

KHỞI ĐỘNG BÀI HỌC

Hoạt động 1: Khởi động – Đặt vấn đề (15 phút)

a) Mục tiêu: Khơi gợi sự tò mò và hứng thú khám phá các chất của học sinh, dẫn dắt học sinh đến với bài học.

b) Nội dung: 

– Vấn đề đặt ra: Chúng ta cảm nhận được mùi thơm của nhiều loại hoa, quả chín là do một số chất có trong hoa, quả chín tách ra những hạt rất nhỏ, lan tỏa vào không khí, tác động lên khứu giác của con người. Những hạt như vậy được gọi là phân tử. Vậy phân tử là gì?

c) Sản phẩm: 

Câu trả lời của HS. (Có thể đúng hay không đúng)

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Quan sát hình ảnh trên máy chiếu và trả lời câu hỏi:

Chúng ta cảm nhận được mùi thơm của nhiều loại hoa, quả chín là do một số chất có trong hoa, quả chín tách ra những hạt rất nhỏ, lan tỏa vào không khí, tác động lên khứu giác của con người. Những hạt như vậy được gọi là phân tử. Vậy phân tử là gì?

HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi của GV đưa ra.
Giao nhiệm vụ: HS thảo luận để trả lời câu hỏi của GV đưa ra. Nhận nhiệm vụ 
Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: 

Quan sát, hỗ trợ HS khi cần thiết

Thực hiện nhiệm vụ
Dẫn dắt HS vào bài:

Như các em đã được học ở bài trước, chúng ta hiện có 118 nguyên tố hóa học tạo nên hàng chục triệu chất. Vậy muốn dễ nghiên cứu và sử dụng người ta phải phân loại các chất đó và để tìm hiểu về sự phân loại của các chất thì hôm nay cô và các em cùng tìm hiểu bài 5 “Phân tử – Đơn chất – Hợp chất”.

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 2: Tìm hiểu về phân tử (30 phút)

a) Mục tiêu: HS biết được phân tử được tạo thành từ nguyên tử, phân biệt được phân tử với nguyên tử.

b) Nội dung: 

Dạy học theo nhóm kết hợp với kĩ thuật khăn trải bàn để tìm hiểu về phân tử.

– Chia lớp thành 4, cho HS nghiên cứu kiến thức trong SGK và giới thiệu mô hình phân tử của nước và iodine.

– GV hướng dẫn HS chuẩn bị trước mô hình phân tử của I2, H2O như hình 4.2 SGK và giảng cho HS: một bình khí iodine chứa các phân tử I2, một cốc nước chứa các phân tử H2O. Phân tử I2 gồm 2 nguyên tử I liên kết với nhau, một phân tử I2 như vậy mang đầy đủ tính chất hóa học của cả một bình đơn chất iodine. Phân tử H2O gồm 1 nguyên tử O liên kết với 2 nguyên tử H, một phân tử H2O như vậy mang đầy đủ tính chất hóa học của cốc nước.

– GV hướng dẫn HS hoạt động nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 1.

c) Sản phẩm: 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Câu 1: Giải thích một số hiện tượng sau:

a) Khi mở lọ nước hoa hoặc mở lọ đựng một số loại tinh dầu sẽ ngửi thấy có mùi thơm.

Khi mở lọ nước hoa hoặc tinh dầu sẽ ngửi thấy mùi thóm vì những phân tử nước hoa trong lọ sẽ tách ra và lan tỏa trong không khí.

b) Quần áo sau khi giặt xong, phơi trong không khí một thời gian sẽ khô

Khi phơi quần áo trong không khí một thời gian quần áo sẽ khô vì các phân tử nước trong quần áo tách ra và tỏa vào không khí nên quần áo sẽ khô. 

Câu 2: Khi nói về nước, có hai ý kiến như sau:

(1) Phân tử nước trong nước đá, nước lỏng và hơi nước là giống nhau

(2) Phân tử nước trong nước đá, nước lỏng và hơi nước là khác nhau

Theo em, ý kiến nào là đúng? Vì sao?

Ý kiến (1) là đúng. Vì nước đá, nước lỏng và hơi nước đều là phân tử nước giống nhau, chỉ khác nhau về trạng thái của chất.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đúng?

(1) Trong một phân tử, các nguyên tử luôn giống nhau

(2) Trong một phân tử, các nguyên tử luôn khác nhau

(3) Trong một phân tử, các nguyên tử có thể giống nhau hoặc khác nhau

Phát biểu đúng là: (3) Trong một phân tử, các nguyên tử có thể giống nhau hoặc khác nhau

Vận dụng:

Một số nhiên liệu như xăng, dầu,…dễ tách ra các phân tử và lan tỏa trong không khí. Theo em, cần bảo quản các nhiên liệu trên như thế nào để bảo đảm an toàn?

Một số nhiên liệu như xăng, dầu,… dễ tách ra các phân tử và lan tỏa trong không khí. Do đó, cần phải đậy nắp kín để tránh các phân tử tách ra, lan ra ngoài. Hơn nữa, để nhiên liệu xa các nguồn lửa vì nhiên liệu là những chất dễ cháy. Khi ngọn lửa bắt được các phân tử xăng, dầu thì dễ gây cháy nổ.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ: 

Dạy học theo nhóm kết hợp với kĩ thuật khăn trải bàn để tìm hiểu về phân tử.

– Chia lớp thành 4, cho HS nghiên cứu kiến thức trong SGK, giới thiệu mô hình phân tử của nước và iodine và thảo luận trong 10 phút.

– GV hướng dẫn HS hoạt động nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 1. (5 phút)

– Đại diện các nhóm trình bày, mỗi nhóm có 5 phút trình bày. (20 phút)

HS nhận nhiệm vụ .
Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: 

– Các nhóm thảo luận và hoàn thành phiếu học tập số 1.

– Sau khi thảo luận xong các nhóm rút ra kết luận.

Thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập số 1.
Báo cáo kết quả:

– Cho các nhóm trình bày kết quả thảo luận.

– Trong khi 1 nhóm trình bày thì 3 nhóm còn lại lắng nghe để nhận xét và bổ sung.

– GV kết luận nội dung kiến thức mà các nhóm đã trình bày.

– Trình bày phần thảo luận của nhóm.

– Các nhóm còn lại nhận xét phần trình bày của nhóm bạn.

Tổng kết:

Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau bằng liên kết hóa học và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất.

Ghi nhớ kiến thức.
Vận dụng:

Một số nhiên liệu như xăng, dầu,…dễ tách ra các phân tử và lan tỏa trong không khí. Theo em, cần bảo quản các nhiên liệu trên như thế nào để bảo đảm an toàn? 

– Tìm hiểu và trả lời câu hỏi.

Hoạt động 3: Cách tính khối lượng phân tử (45 phút)

a) Mục tiêu: Từ việc đọc thông tin ví dụ, GV hướng dẫn HS tính được khối lượng phân tử theo đơn vị amu. 

b) Nội dung: 

Sử dụng phương pháp nêu và giải quyết vấn đề thông qua hoạt động nhóm cặp đôi.

– GV chia lớp thành các nhóm cặp đôi, yêu cầu HS quan sát hình 4.3, GV gợi ý HS để HS đề xuất cách tính khối lượng phân tử của các chất trong hình 4.3.

– GV hướng dẫn cho HS cách tính khối lượng phân tử, lấy ví dụ. Cho các nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: 

Câu hỏi: Dựa vào hình 4.3, tính khối lượng phân tử của fluorine và methane.

– Xét Hình 5.3a: phân tử fluorine được tạo bởi 2 nguyên tử F (có khối lượng nguyên tử = 9)

Khối lượng phân tử của fluorine bằng: 9.2 = 18 (amu)

– Xét Hình 5.3b: phân tử methane được tạo bởi 1 nguyên tử C (có khối lượng nguyên tử = 12) và 4 nguyên tử H (có khối lượng nguyên tử = 1)

Khối lượng phân tử của methane bằng = 12.1 + 1.4 = 16 (amu)

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ: 

Chia lớp thành các nhóm cặp đôi

– Quan sát hình 5.3, đề xuất cách tính khối lượng phân tử.

– Hoạt động nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 2.

HS nhận nhiệm vụ .
Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: 

– Kết nối với kiến thức đã được học, động não suy nghĩ để đề xuất cách tính phù hợp.

– Dựa trên cách tính đã đề xuất để tính khối lượng phân tử của fluorine và methane.

– Giải quyết vấn đề GV đưa ra.

– Thảo luận nhóm và hoàn thành câu trả lời.

Báo cáo kết quả:

– Nhận xét về đề xuất của HS và đưa ra cách tính khối lượng phân tử.

– Chọn 1 nhóm trình bày về cách tính trong phiếu học tập số 2. Các nhóm còn lại quan sát, nhận xét.

– GV kết luận nội dung kiến thức cho HS.

– Trình bày phần thảo luận của nhóm.

– Các nhóm còn lại nhận xét phần trình bày của nhóm bạn.

Tổng kết:

– Khối lượng phân tử bằng tổng khối lượng các nguyên tử có trong phân tử và được tính bằng đơn vị amu.

Ghi nhớ kiến thức.

Hoạt động 4: Tìm hiểu về đơn chất (45 phút)

a) Mục tiêu: Quan sát Hình 4.4 và 4.5 trong SGK, GV hướng dẫn HS liệt kê các đơn chất và gọi tên tương ứng với các nguyên tố có trong hình 4.4. Từ đó, nắm được khái niệm về đơn chất và nhận biết được đơn chất.

b) Nội dung: 

– GV sử dụng phương pháp dạy học hợp tác, kĩ thuật khăn trải bàn.

– Chia lớp thành 4 nhóm, cho HS quan sát hình 4.4 trong SGK (trên máy chiếu), GV hướng dẫn các nhóm quan sát và thảo luận để hoàn thành phiếu học tập số 2.

c) Sản phẩm: 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Câu 1: Dựa vào hình 4.4, cho biết các chất trong hình có đặc điểm gì chung.

Các chất trong hình 4.4 có đặc điểm chung là đều là phân tử do một nguyên tố hóa học tạo nên.

Câu 2: Hãy cho biết những chất nào là đơn chất trong các chất sau:

a) Kim loại sodium được tạo thành từ nguyên tố Na.

b) Lactic acid có trong sữa chua được tạo thành từ các nguyên tố C, H và O

c) Kim cương được tạo thành từ nguyên tố C

d) Muối ăn được tạo thành từ các nguyên tố Na và Cl

a) Đơn chất sodium

c) Đơn chất carbon

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ: 

– GV sử dụng phương pháp dạy học hợp tác, kĩ thuật khăn trải bàn.

– Chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm quan sát Hình 5.5, 5.6 và thảo luận trong 10 phút.

– Sau đó đưa ra trả lời trong phiếu học tập số 2. (5 phút)

– Đại diện các nhóm trình bày, mỗi nhóm có 5 phút trình bày. (20 phút)

HS nhận nhiệm vụ .
Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: 

– HS suy nghĩ để giải quyết các vấn đề GV đã nêu ra.

– Thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập số23.

– Giải quyết vấn đề GV đưa ra.

-Thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập số 2.

Báo cáo kết quả:

– Nhận xét về câu trả lời của HS và đánh giá kết quả hoạt động nhóm theo cặp đôi.

– Đại diện các nhóm trình bày phiếu học tập số 2. Các nhóm còn lại quan sát, nhận xét.

– GV kết luận nội dung kiến thức cho HS.

– Trình bày phần thảo luận của nhóm.

– Các nhóm còn lại nhận xét phần trình bày của nhóm bạn.

Tổng kết:

– Đơn chất là chất được tạo nên từ một nguyên tố hoá học.

Ghi nhớ kiến thức.
Vận dụng:

1. Nêu hai đơn chất kim loại thường được sử dụng để làm dây dẫn điện

2. Đơn chất nào được tạo ra trong quá trình quang hợp của cây xanh và có vai trò quan trọng đối với sự sống của con người?

HS trả lời câu hỏi.
Mở rộng:

Cho HS xem video giới thiệu về các đơn chất.

HS xem video

Hoạt động 5: Tìm hiểu về hợp chất (30 phút)

a) Mục tiêu: Quan sát Hình 4.7 và kết hợp với thông tin trong SGK để nhận biết được hợp chất và phân biệt được đơn chất với hợp chất.

b) Nội dung: 

Sử dụng kĩ thuật dạy học theo góc thông qua hoạt động nhóm.

– GV cho HS quan sát mô hình đơn chất và hợp chất, hướng dẫn HS quan sát và thảo luận để hoàn thành phiếu học tập số 3.

– GV gợi ý cho HS  tìm thêm một số hợp chất có ở xung quanh các em.

c) Sản phẩm: 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Câu 1: Quan sát hình 4.7 và nêu đặc điểm chung của các chất có trong hình.

Đặc điểm chung của các chất trong hình 4.7 là: Mỗi chất trong hình 4.7 đều được tạo thành từ hai hoặc nhiều nguyên tố hóa học.

Câu 2: Trong các chất sau, chất nào là đơn chất, chất nào là hợp chất?

a) Đường ăn

b) Nước

c) Khí hydrogen (được tạo thàn từ nguyên tố H)

d) Vitamin C (được tạo thành từ các nguyên tố C, H và O)

e) Lưu huỳnh (được tạo thành từ nguyên tố S)

Đơn chất: (c), (e)

Hợp chất: (a), (b), (d)

Câu 3: Acetic acid có trong giấm ăn và là chất được sử dụng nhiều trong công nghiệp; oxygen chiếm khoảng 21% thể tích không khí, có vai trò quan trọng đối với sự sống; hydrogen peroxide có nhiều ứng dụng trong công nghiệp và là chất sát khuẩn mạnh. Quan sát hình 4.8, cho biết chất nào là đơn chất, chất nào là hợp chất?

Quan sát hình 4.8, ta thấy:

Hình 4.8a: Acetic acid là hợp chất vì được tạo thành từ 3 nguyên tố C, H và O

Hình 4.8b: Oxygen là đơn chất vì được tạo thành từ 1 nguyên tố O

Hình 4.8c: Hydrogen peroxide là hợp chất vì được tạo thành từ 2 nguyên tố O và H

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ: 

Giáo viên chia học sinh thành 3 nhóm lớn, phát phiếu học tập số 4, tổ chức thực hiện học tập theo góc:

+ Góc 1: Câu 1

+ Góc 2: Câu 2

+ Góc 3: Câu 3

– Tại mỗi góc, học sinh có 5 phút hoạt động cá nhân tìm tòi kiến thức, 5 phút thảo luận nhóm thống nhất ý kiến hoàn thành phiếu đáp án chung. 

– Hoạt động nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 3.

HS nhận nhiệm vụ .
Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: 

– HS suy nghĩ để giải quyết các vấn đề GV đã nêu ra.

– Thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập số 3.

– Giải quyết vấn đề GV đưa ra.

– Thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập số 3.

Báo cáo kết quả:

– Nhận xét về câu trả lời của HS.

– Chọn 1 nhóm trình bày về cách tính trong phiếu học tập số 4. Các nhóm còn lại quan sát, nhận xét.

– GV kết luận nội dung kiến thức cho HS.

– Trả lời câu hỏi.

– Trình bày phần thảo luận của nhóm.

– Các nhóm còn lại nhận xét phần trình bày của nhóm bạn.

Tổng kết:

– Hợp chất là chất được tạo nên từ hai hay nhiều nguyên tố hoá học. 

Ghi nhớ kiến thức.
Mở rộng:

Cho HS xem video về một số hợp chất

HS xem video

Hoạt động 6: Củng cố – Luyện tập (15 phút)

a) Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức cho HS bằng cách vận dụng kiến thức để giải bài tập.

b) Nội dung: 

– GV cho HS làm việc cá nhân.

– Làm bài tập mà GV đưa ra.

c) Sản phẩm: Đáp án câu trả lời 

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ: 

– GV trình chiếu câu hỏi, HS sử dụng bảng A, B, C, D để trả lời câu hỏi.

Câu 1: Trong số các chất dưới đây, thuộc loại hợp chất có:

A. Khí hydrogen.

B. Aluminium.

C. Phosphorus.

D. Đá vôi

Đáp án: D

Câu 2: Đơn chất là những chất được tạo nên từ bao nhiêu nguyên tố hoá học?

A. Từ 1 nguyên tố

B. Từ 2 nguyên tố.

C. Từ 3 nguyên tố.

D. Từ 4 nguyên tố trở lên.

Đáp án: A

Câu 3: Chọn câu phát biểu đúng:

Hợp chất là chất được cấu tạo bởi:

A. 1 nguyên tố hóa học.

B. 2 chất trộn lẫn với nhau.

C. 2 nguyên tố hóa học trở lên.

D. 3 nguyên tố hóa học trở lên.

Đáp án: C

Câu 4: Cách viết sau có ý nghĩa gì 5 O, Na, Cl2

A. Phân tử Oxygen, hợp chất sodium, nguyên tố chlorine.

B. 5 nguyên tử Oxygen,nguyên tử nguyên tố sodium, phân tử chlorine.

C. Phân tử khối Oxygen, nguyên tử sodium, phân tử chlorine.

D. 5 phân tử Oxygen, phân tử sodium, nguyên tố chlorine.

Đáp án: B

Câu 5. Hợp chất Alx(NO3)3 có phân tử khối là 213. Giá trị của x là:

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4. 

Đáp án: A

Câu 6. Trong số các chất dưới đây, thuộc loại đơn chất có:

A. Nước.

B. Muối ăn.

C. Mercury.

D. Khí carbon dioxide.

Đáp án: C

Câu 7. Khối lượng phân tử của CH4 và H2O

A. CH4 = 15 amu, H2O = 17 amu.

B. CH4 = 16 amu, H2O = 18 amu.

C. CH4 = H2O = 18 amu.

D. Không tính được.

Đáp án: B

Câu 8. Để chỉ hai phân tử hydrogen ta viết:

A. 2H2.

B. 2H.

C. 4H2.

D. 4H.

Đáp án: A

Câu 9. Chọn đáp án sai:

A. Carbon dioxide được cấu tạo từ 1 nguyên tố C và 2 nguyên tố O.

B. Nước là hợp chất.

C. Muối ăn không có thành phần chlorine.

D. Có 2 loại hợp chất là vô cơ và hữu cơ.

Đáp án: C

Câu 10. Cho các chất sau đâu là đơn chất hợp chất, phân tử: O, H2, P2O5, O3, CH4, CH3COOH, Ca, Cl2

A. Hợp chất: P2O5; Đơn chất: O; Phân tử: Cl2

B. Hợp chất: CH4, Ca; Đơn chất: H2;  Phân tử: Ca

C. Hợp chất: CH4, P2O5, CH3COOH; Đơn chất: H2, Cl2; Phân tử: O, Ca

D. Hợp chất: CH4, P2O5, CH3COOH; Đơn chất: O, Ca; Phân tử: H2, Cl2

Đáp án: D

HS nhận nhiệm vụ.
Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: 

– Vận dụng kiến thức đã học trong bài để hoàn thành bài tập.

– Học sinh trả lời câu hỏi.
Báo cáo kết quả:

– Cho HS trả lời, giải thích về câu trả lời.

– GV tổng kết về nội dung kiến thức.

Lắng nghe câu trả lời của bạn và nhận xét của GV và rút kinh nghiệm để giải các bài tập khác.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *