Giáo án KHTN 7 KNTT BÀI 42: CƠ THỂ SINH VẬT LÀ MỘT THỂ SỰ THỐNG NHẤT

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Dựa vào sơ đồ mối quan hệ giữa tế bào – cơ thể – môi trường và sơ đồ mối quan hệ giữa các hoạt động sống (trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng – sinh trưởng, phát triển – cảm ứng – sinh sản) chứng minh cơ thể sinh vật là một thể thống nhất.

Về năng lực

a) Năng lực chung

Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ của bản thân khi tìm hiểu cơ thể sinh vật là một thể thống nhất.

Giao tiếp và hợp tác:Tập hợp nhóm theo đúng yêu cẩu, nhanh và đảm bảo trật tự; xác định nội dung hợp tác nhóm: Thảo luận sơ đổ mối quan hệ giữa tế bào – cơ thể – môi trường và sơ đồ mối quan hệ giữa các hoạt động sống.

Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng để chứng minh cơ thể là một thể thống nhất.

b) Năng lực khoa học tự nhiên

Nhận thức khoa học tự nhiên: Dựa vào sơ đồ mối quan hệ giữa tế bào – cơ thể – môi trường và sơ đồ quan hệ giữa các hoạt động sống chứng minh cơ thể sinh vật là một thể thống nhất.

– Tìm hiểu tự nhiên: Lấy được các ví dụ hoạt động hằng ngày của cơ thể để thấy rõ cơ thể là một thể thống nhất.

– Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Bằng những dẫn chứng cụ thể, chứng minh được cơ thể sinh vật là một thể thống nhất.

Về phẩm chất

Có niềm tin yêu khoa học.

Quan tâm đến nhiệm vụ của nhóm.

Có ý thức hoàn thành tổt các nội dung thảo luận trong bài học.

Luôn cố gắng vươn lên trong học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

Sơ đồ quan hệ giữa tế bào cơ thể và môi trường

Sơ đồ quan hệ giữa các hoạt động sống trong cơ thể

 Máy chiếu, bảng nhóm;

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

Dạy học hợp tác.

Dạy học giải quyết vấn đề

Kĩ thuật động não, sử dụng phương tiện trực quan.

Phiếu học tập

Phiếu học tập số 1

1. Cho biết tế bào có các hoạt động sống nào? Khi tách tế bào ra khỏi cơ thể thì điều gì sẽ xảy ra?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Quan sát hình 42.1, mô tả mối quan hệ giữa tế bào, cơ thể và môi trường.

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

 

Phiếu học tập số 2

Câu 1: Quan sát hình 42.2, cho biết cơ thể có các hoạt động sống nào và nêu mối quan hệ giữa các hoạt động sống đó.

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu  2:  Nếu quá trình trao đổi chất và năng lượng gặp trục trặc thì các hoạt động sống khác của cơ thể bị ảnh hưởng như thế nào?

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

 

B. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC

Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)

Mục tiêu: Tạo được hứng thú cho học sinh, dẫn dắt giới thiệu vấn đề, để học sinh biết được cơ thể sinh vật là một thể thống nhất

Nội dung: HS quan sát hình, trả lời câu hỏi:

(?) Cho biết hoạt động của người đang chạy bộ cần có sự phối hợp của những cơ quan nào, quá trình nào trong cơ thể?

Sản phẩm: Học sinh bước đầu nói lên suy nghĩ của bản thân.

– Người đang chạy cần có sự hoạt động phối hợp của: hệ vận động (cơ, xương,..), hệ tuần hoàn (tim đập, các mạch máu vận chuyển máu,…), hệ hô hấp (hít vào thở ra,..), hệ thần kinh (mắt nhìn,….), hệ bài tiết (tiết mồ hôi,…),…

– Ngoài ra còn có sự phối hợp của các quá trình: chuyển hóa vận chất và năng lượng (tạo ra năng lượng để thực hiện chạy), trao đổi chất, bài tiết,…

Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Quan sát hình ảnh sau, trả lời câu hỏi:

(?) Cho biết hoạt động của người đang chạy bộ cần có sự phối hợp của những cơ quan nào, quá trình nào trong cơ thể?

Học sinh quan sát hình và trả lời các câu hỏi của giáo viên đưa ra.
Giao nhiệm vụ: cá nhân học sinh quan sát hình ảnh trực quan, liên hệ kiến thức đã học, trả lời câu hỏi. Nhận nhiệm vụ
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: Quan sát, hỗ trợ HS khi cần thiết. Cá nhân học sinh quan sát hình, khai thác thông tin, thực hiện nhiệm vụ.
Chốt lại và đặt vấn đề vào bài

Chạy bộ là hoạt động tích vận động tích cực và cần cho sự phối hợp nhiều cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể. Trong quá trình chạy bộ, hoạt động trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ. Nếu duy trì tích cực hoạt động này thì cơ thể sẽ phát triển cân đối. 

Mọi hoạt động của cơ thể đều bắt nguồn từ hoạt động của tế bào. Vì vậy, tìm hiểu mối quan hệ giữa tế bào, cơ thể và môi trường để thấy được cơ thể sinh vật là một thể thống nhất

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu mối quan hệ giữa tế bào với cơ thể và môi trường (20 phút)

Mục tiêu: Tìm hiểu mối quan hệ thống nhất giữa tế bào với cơ thể và môi trường.

Nội dung: Học sinh độc lập nghiên cứu thông tin SGK mục I, kết hợp quan sát hình 42.1, trả lời các câu hỏi sau:

Môi trường cung cấp những gì cho tế bào

 Tế bào nhận các chất từ môi trường để thực hiện những quá trình nào?

Hoạt động của tế bào dẫn đến những hoạt động nào của cơ thể?

– HS hoạt động nhóm trả lời câu hỏi trong phiếu học tập số 1

Sản phẩm: Sản phẩm học sinh

Môi trường cung cấp chất dinh dưỡng, oxi, nước và chất khoáng cho tế bào.

Tế bào nhận các chất từ môi trường để thực hiện quá trình trao đổi chất, lớn lên, phân chia, cảm ứng.

Hoạt động của tế bào dẫn đến những hoạt động nào của cơ thể: cơ thể lớn lên và sinh sản, năng lượng cho cơ thể hoạt động, cơ thể phản ứng với các kích thích.

 

Phiếu học tập số 1

1. Cho biết tế bào có các hoạt động sống nào? Khi tách tế bào ra khỏi cơ thể thì điều gì sẽ xảy ra?

* Các hoạt động sống của tế bào là: 

– Trao đổi chất, 

– Lớn lên, 

– Phân chia và cảm ứng.

– Vì các hoạt động sống ở cấp độ cơ thể điều khiển các hoạt động sống ở cấp độ tế bào, nên khi tách tế bào ra khỏi cơ thể thì tế bào sẽ chết.

2. Quan sát hình 42.1, mô tả mối quan hệ giữa tế bào, cơ thể và môi trường.

– Tế bào thực hiện trao đổi chất và năng lượng, cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể sống.

– Sự phân chia của tế bào giúp cơ thể lớn lên và sinh sản.

– Cảm ứng giúp cơ thể phản ứng với kích thích từ môi trường bên ngoài.

=> Như vậy, mọi hoạt động sống của cơ thể là tổng hợp các hoạt động sống của tế bào

Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ: 

Học sinh độc lập nghiên cứu thông tin SGK mục I, kết hợp quan sát hình 42.1, trả lời các câu hỏi sau:

Môi trường cung cấp những gì cho tế bào

Tế bào nhận các chất từ môi trường để thực hiện những quá trình nào?

Hoạt động của tế bào dẫn đến những hoạt động nào của cơ thể?

Sau đó học sinh thảo luận nhóm 6 học sinh/1 nhóm hoàn thành phiếu học tập số 1

Thời gian thảo luận và trình bày 10 phút

HS nhận nhiệm vụ.
Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: 

– Các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi và hoàn thành phiếu học tập số 1.

– GV theo dõi, quan sát, hướng dẫn các nhóm quan sát và  hoàn thành phiếu học tập.

– Sau khi thảo luận xong các nhóm đưa ra câu trả lời.

Thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập số1.
Báo cáo kết quả:

– GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có).

GV kết luận về nội dung kiến thức mà các nhóm đã đưa ra.

– Trình bày phần thảo luận của nhóm.

– Các nhóm còn lại nhận xét phần trình bày của nhóm bạn.

Tổng kết: 

Mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào. Cơ thể lấy các chất dinh dưỡng, nước, chất khoáng và oxygen từ môi trường cung cấp cho tế bào thực hiện quá trình trao đổi chất để lớn lên, sinh sản và cảm ứng, từ đó giúp cơ thể thực hiện được các hoạt động sống.

Ghi nhớ kiến thức.

Hoạt động 3: Tìm hiểu mối quan hệ  giữa các hoạt động sống trong cơ thể (15 phút)

Mục tiêu: Nêu được các hoạt động sống của cơ thể và mối quan hệ giữa các hoạt động sống đó.

Nội dung: GV tổ chức hoạt động nhóm để HS tìm hiểu Hình 42.2. Sau đó, GV hướng dẫn HS thảo luận các câu hỏi trong SGK.

Câu 1: Quan sát hình 42.2, cho biết cơ thể có các hoạt động sống nào và nêu mối quan hệ giữa các hoạt động sống đó.

Câu  2:  Nếu quá trình trao đổi chất và năng lượng gặp trục trặc thì các hoạt động sống khác của cơ thể bị ảnh hưởng như thế nào?

Vận dụng

* Bệnh béo phì ở trẻ em là do hoạt động sống nào chi phối? Giải thích?

Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh

Phiếu học tập số 2

Câu 1: Quan sát hình 42.2, cho biết cơ thể có các hoạt động sống nào và nêu mối quan hệ giữa các hoạt động sống đó.

Các hoạt động sống của cơ thể: trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản, cảm ứng. Các hoạt động sống có mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau. Quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng đảm bảo cho cơ thể sinh trưởng và phát triển, sinh sản và cảm ứng. Ngược lại các quá trình sinh trưởng và phát triển, sinh sản và cảm ứng có tác động trở lại với quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể sinh vật.

VD: Đối với cơ thể TV, quá trình quang hợp chịu ảnh hưởng của quá trình hút nước ở rễ, vận chuyển nước ở thân, thoát hơi nước ở lá … Ngược lại, lá quang hợp tổng hợp chất hữu cơ, cung cấp nguyên liệu và năng lượng cho các hoạt động sống của cây.

Câu  2:  Nếu quá trình trao đổi chất và năng lượng gặp trục trặc thì các hoạt động sống khác của cơ thể bị ảnh hưởng như thế nào?

Nếu quá trình trao đổi chất và năng lượng gặp trục trặc thì các hoạt động sống khác của cơ thể cũng bị gặp trục trặc. Vì quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng cung cấp vật chất và năng lượng cho các hoạt động sống khác như sinh trưởng và phát triển, sinh sản và cảm ứng. Khi không đủ vật chất và năng lượng thì các hoạt động sống đó cũng không thể diễn ra thuận lợi.

Vận dụng

* Bệnh béo phì ở trẻ em là do hoạt động sống nào chi phối? Giải thích?

Béo phì là một bệnh lí đang ngày càng phổ biến ở lứa tuổi vị thành niên mà nguyên nhân chủ yếu là do cơ thể thu nhận quá nhiều năng luộng từ thức ăn và đồ uống dẫn đến rối loạn quá trình trao đổi chất của tế bào và cơ thể.

Để phòng và chống béo phì, thanh thiếu niên cần rèn luyện thói quen ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên.

d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ:

– Giáo viên tổ chức lớp học thành các nhóm cặp đôi.

– Giao nhiệm vụ: 

Câu 1: Quan sát hình 42.2, cho biết cơ thể có các hoạt động sống nào và nêu mối quan hệ giữa các hoạt động sống đó.

Câu  2:  Nếu quá trình trao đổi chất và năng lượng gặp trục trặc thì các hoạt động sống khác của cơ thể bị ảnh hưởng như thế nào?

HS nhận nhiệm vụ.
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ

Mỗi nhóm thảo luận kết quả và hoàn thành vào vở.

Phân tích hình ảnh, khai thác thông tin SGK, thảo luận nhóm thống nhất ý kiến, 
Báo cáo kết quả:

Gọi 1 nhóm đại diện trình bày kết quả. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung bài làm của nhóm bạn.

 GV kết luận về nội dung kiến thức mà các nhóm đã đưa ra.

– Đại diện 1 nhóm trình bày kết quả ở phiếu học tập.

– Các nhóm cho nhận xét và thực hiện đánh giá phiếu đáp án nhận được.

Tổng kết

Các hoạt động sống như trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản và cảm ứng có mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau đảm bảo sự thống nhất trong hoạt động của toàn bộ cơ thể như một thể thống nhất.

Ghi nhớ kiến thức
Vận dụng

* Bệnh béo phì ở trẻ em là do hoạt động sống nào chi phối? Giải thích?

Học sinh về nhà nghiên cứu và trả lời câu hỏi 

 

Hoạt động 4: Luyện tập (7 phút)

Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu nội dụng bài học.

Nội dung: GV cho học sinh làm việc cá nhân, thực hiện các nhiệm vụ sau:

Lấy ví dụ chứng minh mối quan hệ giữa tế bào – cơ thể – môi trường khi em tham gia một cuộc chạy đua

Khi ăn cơm, những cơ quan, hệ cơ quan nào trong cơ thể của em hoạt động? Em hãy nêu mối quan hệ giữa các hoạt động đó

Sản phẩm: Sản phẩm đáp án câu trả lời.

Lấy ví dụ chứng minh mối quan hệ giữa tế bào – cơ thể – môi trường khi em tham gia một cuộc chạy đua

Khi chạy, cơ thể lấy oxygen từ môi trường.

Hệ tuần hoàn dẫn máu đến tất cả các hệ cơ quan, giúp vận chuyển oxygen đến từng tế bào trong cơ thể để thực hiện quá trình trao đổi chất mạnh, sản sinh năng lượng cho phép chúng ta chạy.

Đồng thời thải ra môi trường  khí carbon dioxide và mồ hôi qua da để làm mát, hạ nhiệt cho cơ thể.

Khi ăn cơm, những cơ quan, hệ cơ quan nào trong cơ thể của em hoạt động? Em hãy nêu mối quan hệ giữa các hoạt động đó

*  Khi ăn cơm, trong cơ thể chúng ta có sự phối hợp hoạt động của:

 Các cơ quan trong hệ tiêu hoá: miệng, thực quản, dạ dày,…

 Các cơ quan trong hệ tuần hoàn: tim, mạch máu,…

 Các cơ quan trong hệ hô hấp: mũi, thanh quản, phổi,…

* Mối quan hệ giữa các hoạt động đó:

Khi ăn cơm, hệ tiêu hoá làm việc với cường độ liên tục để nghiền nhỏ, vận chuyển và tiêu hoá thức ăn.Cùng lúc đó, các hệ cơ quan khác cũng hoạt động không ngừng nghỉ: Hệ tuần hoàn giúp vận chuyển các chất dinh dưỡng được chuyển hoá từ thức ăn và oxygen tới tế bào. Hệ hô hấp có vai trò duy trì và điều hoà nhịp thở…

Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ:

Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi.

Lấy ví dụ chứng minh mối quan hệ giữa tế bào – cơ thể – môi trường khi em tham gia một cuộc chạy đua

Khi ăn cơm, những cơ quan, hệ cơ quan nào trong cơ thể của em hoạt động? Em hãy nêu mối quan hệ giữa các hoạt động đó

HS nhận nhiệm vụ.
HS thực hiện nhiệm vụ Học sinh trả lời câu hỏi
Báo cáo kết quả:

Cho cả lớp trả lời;

Mời đại diện giải thích;

GV kết luận về nội dung kiến thức.

 

Hoạt động 5: Vận dụng-mở rộng (3 phút)

Mục tiêu: Vận dụng kiến thức bài học vào giải quyết vấn đề đặt ra.

Nội dung: GV đặt vấn đề để học sinh vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề đặt ra.

(?) Lấy ví dụ chứng minh mối quan hệ tác động qua lại giữa các hoạt động sống: trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, sinh trưởng và phát triển, cảm ứng, sinh sản ở người?

Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh

Ví dụ chứng minh mối quan hệ tác động qua lại giữa các hoạt động sống: trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, sinh trưởng và phát triển, cảm ứng, sinh sản ở người:

Cơ thể người luôn thực hiện các quá trình hô hấp, tiêu hóa,… để trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng. Năng lượng được cung cấp cho các hoạt động sống khác như sinh trưởng và phát triển giúp cơ thể người lớn lên, hoàn thiện các chức năng sống. Bên cạnh đó, cơ thể người sử dụng năng lượng để phản ứng với các kích thích từ môi trường. Khi cơ thể lớn lên đến mức độ nhất định sẽ diễn ra quá trình sinh sản để duy trì nòi giống.

d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ:

  • Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi.

(?) Lấy ví dụ chứng minh mối quan hệ tác động qua lại giữa các hoạt động sống: trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, sinh trưởng và phát triển, cảm ứng, sinh sản ở người?

HS nhận nhiệm vụ.
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ

  • Cá nhân học sinh vận dụng kiến thức đã học giải quyết các vấn đề giáo viên đặt ra.
Cá nhân học sinh độc lập thực hiện nhiệm vụ.
Báo cáo kết quả:

  • Gọi đại diện một số HS báo cáo kết quả.
  • Các học sinh khác nhận xét, bổ sung.
  • Giáo viên nhấn mạnh vai trò của cây xanh, giáo dục ý thức trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh.
– Đại diện 1 số HS trình bày kết quả, các HS khác nhận xét, bổ sung.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *