I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Phát biểu được khái niệm cảm ứng ở động vật; lấy được ví dụ về các hiện tượng cảm ứng thực vật và động vật
Phát biểu được khái niệm tập tính ở động vật. Lấy được ví dụ minh họa
Nêu được vai trò của cảm ứng đối với sinh vật và tập tính đối với động vật
Về năng lực
a) Năng lực chung
-Tự chủ và tự học: Tự xác định được mục tiêu học tập các nội dung về cảm ứng ở sinh vật, chủ động tìm kiếm nguổn tài liệu liên quan đến nội dung cảm ứng ở sinh vật; tập tính của động vật. Chủ động, tích cực tìm hiểu vể các hiện tượng cảm ứng của sinh vật trong tự nhiên và trong đời sống.
Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt dưới dạng viết và nói về các hiện tượng cảm ứng ở sinh vật; Lắng nghe, phản hói và tranh biện vể nội dung được giao khi hoạt động nhóm và trong tập thể lớp.
Giải quyết vân đề và sáng tạo: Vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng học được vé hiện tượng cảm ứng ở sinh vật để giải thích và vận dụng vào thực tiễn.
b) Năng lực khoa học tự nhiên
Nhận thức tự nhiên:
+ Phát biểu được khái niệm cảm ứng ở sinh vật.
+ Lấy được ví dụ về các hiện tượng cảm ứng ở thực vật và động vật;
+ Phát biểu khái niệm tập tính ở động vật
+ Nêu được vai trò cảm ứng đối với sinh vật và tập tính đối với động vật
+ Trình bày được cách làm thí nghiệm chứng minh tính cảm ứng ở thực vật;
+ Vận dụng được các kiến thức cảm ứng ở thực vật vào giải thích một só hiện tượng trong thực tiễn.
-Tìm hiểu tự nhiên: Quan sát, tiến hành được thí nghiệm để tìm hiểu, khám phá về các hiện tượng cảm ứng ở thực vật trong tự nhiên và thực tiễn.
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Nhận ra và giải thích được một số hiện tượng cảm ứng ở thực vật trong tự nhiên và thực tiễn.
Về phẩm chất
Chăm chỉ: Tham gia tích cực hoạt động học tập, hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
Trung thực: Trung thực trong báo cáo kết quả các hoạt động học tập, đánh giá.
Trách nhiệm: Sử dụng hợp lí thời gian học tập; Có ý thức vận dụng hiểu biết về tập tính vào xây dựng thói quen sinh hoạt, học tập khoa học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Các hình ảnh theo sách giáo khoa và hình ảnh minh họa về cảm ứng, cảm ứng ở thực vật.
Một số link video về tập tính động vật:
+ https://www.youtube.com/watch?v=fcvQuM2K0zs&ab_channel=thanhbui
+ https://www.youtube.com/watch?v=rK6BrojhtDA&ab_channel=ddennie
Máy chiếu, bảng nhóm;
Phiếu học tập.
Phiếu học tập 1
Câu 1: Quan sát hình 33.1 rồi hoàn thành bảng theo mẫu:
Câu 2: Cảm ứng là gì? Nêu thêm một số ví dụ về hiện tượng cảm ứng ở động vật và thực vật. Chỉ rõ tác nhân kích thích và phản ứng của sinh vật. ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Câu 3: Nếu các sinh vật không có phản ứng đối với các kích thích đến từ môi trường (ví dụ: cây ở hình không có phản ứng hướng về phía có ánh sáng) thì điều gì sẽ xảy ra? Từ đó cho biết vai trò của cảm ứng với sinh vật. ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… |
Phiếu học tập 2
Câu 1: Đặt tên tập tính của các động vật trong hình
Câu 2: Theo em tập tính là gì? Có những loại tập tính nàò? Cho ví dụ. …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Câu 3: Hoàn thành nội dung theo bảng mẫu sau:
|
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
– Thuyết trình nêu vấn đề kết hợp hỏi – đáp.
Dạy học theo cặp đôi/ nhóm nhỏ.
Phương pháp trực quan.
Phương pháp hỏi – đáp.
B. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)
Mục tiêu: Tạo được hứng thú cho học sinh, dẫn dắt giới thiệu vấn đề, để học sinh biết về tính cảm ứng ở sinh vật.
Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Dự đoán kết quả” HS liệt kê những nguyên nhân vì sao hoa hướng dương thường hướng về phía Mặt Trời và rễ thường phát triển về nơi có nguồn nước. Sau khi HS có câu trả lời
Quan sát những hình ảnh sau và theo em, chúng đang nói về điều gì?
Vậy cơ chế của những biểu hiện trên là gì? Nguyên nhân dẫn đến các biểu hiện đó như thế nào?
Sản phẩm: Học sinh bước đầu nói lên suy nghĩ của bản thân và có hướng điều chỉnh đúng trong nghiên cứu vấn đề.
Dự kiến: Hoa hướng dương thường hướng về phía tây vào ban ngày và hướng vể phía đòng vào ban đêm vì cây có phản ứng với tác nhân là ánh sáng theo chu kì ngày đêm. Rễ luôn hướng về nguồn nước vì rễ cây có phản ứng với tác nhân là nguồn nước.
Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | |||
Quan sát hình ảnh sau, trả lời một số câu hỏi:
Quan sát những hình ảnh sau và theo em, chúng đang nói về điều gì? |
Học sinh quan sát hình và trả lời các câu hỏi của giáo viên đưa ra. | |||
Giao nhiệm vụ: cá nhân học sinh phân tích hình ảnh trực quan, trả lời câu hỏi. | Nhận nhiệm vụ | |||
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: Quan sát, hỗ trợ HS khi cần thiết. | Cá nhân học sinh quan sát hình, khai thác thông tin, thực hiện nhiệm vụ. | |||
Chốt lại và đặt vấn đề vào bài
Vậy cơ chế của những biểu hiện trên là gì? Nguyên nhân dẫn đến các biểu hiện đó như thế nào? Để hiểu rõ hơn về hiện tượng cảm ứng ở sinh vật, vai trò của cảm ứng đối với sinh vật, biểu hiện của cảm ứng ở thục vật, một số ứng dụng cảm ứng ở thực vật trong thực tiễn, chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học ngày hôm nay. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu cảm ứng và vai trò của cảm ứng đối với sinh vật (40 phút)
Mục tiêu:
Phát biểu được khái niệm cảm ứng ở sinh vật. Lấy được ví dụ về các hiện tượng cảm ứng ở sinh vật (thực vật và động vật).
Nêu được vai trò của cảm ứng đối với sinh vật.
Nội dung: GV chiếu một số hình ảnh về cảm ứng như: Khi ta chạm vào lá cây trinh nữ (xấu hổ), lá cây sẽ cụp lại. Đây là hiện tượng gì? Hiện tượng này có ý nghĩa như thế nào đối với sinh vật? tay rụt lại khi chạm vào vật nóng… Học sinh quan sát hình ảnh, nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập số 1.
Vận dụng
Vì sao có tên gọi cây hoa hướng dương?
Vào rừng nhiệt đới, chúng ta có thể gặp nhiều cây dây leo quấn quanh những cây gỗ lớn và vươn lên cao. Nêu tác nhân kích thích và ý nghĩa của hiện tượng đó?
Sản phẩm: Phiếu học tập số 1.
Phiếu học tập 1
Câu 1: Quan sát hình 33.1 rồi hoàn thành bảng theo mẫu:
Câu 2: Cảm ứng là gì? Nêu thêm một số ví dụ về hiện tượng cảm ứng ở động vật và thực vật. Chỉ rõ tác nhân kích thích và phản ứng của sinh vật. – Con người nổi da gà khi trời lạnh. – Gà chạy đến khi có người cho ăn. – Chó sủa khi gặp người lạ. – Cây hoa quỳnh nở vào ban đêm. Câu 3: Nếu các sinh vật không có phản ứng đối với các kích thích đến từ môi trường (ví dụ: cây ở hình không có phản ứng hướng về phía có ánh sáng) thì điều gì sẽ xảy ra? Từ đó cho biết vai trò của cảm ứng với sinh vật. Cảm ứng có ý nghĩa quan trọng, giúp cơ thể sinh vật tồn tại, phát triển và thích nghi với môi trường sống. Giải thích: Vì môi trường sống luôn thay đổi trong khi cơ thể sinh vật đều thích nghi với điều kiện sống xác định nên nhờ có cảm ứng mà cơ thể sinh vật có thể thích nghi được với môi trường trong một giới hạn nhất định. Ví dụ: Cây cà chua trong chậu đặt ở cửa sổ sẽ có thiên hướng vươn ra phía có ánh sáng. Giúp cây lấy đủ ánh sáng trong điều kiện ánh sáng chiếu không đồng đều lên hai phía cảu cây. |
Vận dụng
Vì sao có tên gọi cây hoa hướng dương?
Vì khi hoa nở hướng về phía mặt trời.
Vào rừng nhiệt đới, chúng ta có thể gặp nhiều cây dây leo quấn quanh những cây gỗ lớn và vươn lên cao. Nêu tác nhân kích thích và ý nghĩa của hiện tượng đó?
Tác nhân kích thích: ánh sáng.
Ý nghĩa: Giúp cây leo lên cao để lấy ánh sáng.
Khi cây leo lên cao còn có tác nhân tiếp xúc là các cây lớn, cây dây leo thân mềm yếu nên để leo lên chúng có tính hướng tiếp xúc với các cây hoặc trụ, cọc khác.
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
Giao nhiệm vụ:
– Giáo viên tổ chức lớp học thành các nhóm 6 học sinh, học sinh thảo luận theo hình thức khăn trài bàn, kết hợp đọc tích cực và phân tích hình ảnh trực quan để hoàn thành phiếu học tập số 1. – Giai đoạn 1: Học sinh độc lập làm việc trên phiếu cá nhân trong 10 phút. – Giai đoạn 2: Thảo luận nhóm thống nhất ý kiến trong 5 phút. |
HS nhận nhiệm vụ. |
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ
– Mỗi nhóm thảo luận kết quả và hoàn thành vào phiếu học tập số 1. |
Phân tích hình ảnh, khai thác thông tin SGK, thảo luận nhóm thống nhất ý kiến, hoàn thành phiếu học tập số
1. |
Báo cáo kết quả:
Gọi ngẫu nhiên đại diện các nhóm trình bày kết quả cho từng nội dung trong phiếu học tập số 1. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung bài làm của nhóm bạn. GV kết luận về nội dung kiến thức mà các nhóm đã đưa ra. |
– Đại diện các nhóm trình bày kết quả theo phiếu học tập.
– Các nhóm khác cho nhận xét. |
Tổng kết
Cảm ứng là khả năng tiếp nhận và phản ứng (trả lời) thích hợp với các kích thích từ môi trường, đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển. Nhờ có cảm ứng, sinh vật mới tồn tại, phát triển và thích nghi với sự thay đổi của môi trường trong một giới hạn nhất định. |
Ghi nhớ kiến thức |
Vận dụngVì sao có tên gọi cây hoa hướng dương? Vì khi hoa nở hướng về phía mặt trời. |
Học sinh thảo luận cặp đôi và làm BT vận dụng |
Hoạt động 3: Tìm hiểu khái niệm và vai trò của tập tính ở động vật (35 phút)
Mục tiêu:
– Phát biểu được khái niệm tập tính ở động vật; lấy được ví dụ minh họa.
– Nêu được vai trò của tập tính đối với động vật.
Nội dung: GV chia lớp thành các nhóm học tập, thực hiện thảo luận nhóm hoàn thành các nhiệm vụ sau:
Câu 1: Đặt tên tập tính của các động vật trong hình
A………………………………….. | B………………………………… |
C………………………………. | D…………………………….. |
Câu 2: Theo em tập tính là gì? Có những loại tập tính nàò? Cho ví dụ.
Câu 3: Hoàn thành nội dung theo bảng mẫu sau:
Tập tính ở động vật | Tác dụng đối với động vật |
Mèo bắt chuột thường rình mồi, vồ mồi, vờn mồi | |
Chim công đực thường múa, khoe bộ lông sặc sỡ để quyến rũ con cái vào mùa sinh sản | |
Chim én di cư về phương nam vào cuối mùa thu | |
Chó sói thường đánh dấu lãnh thổ bằng nước tiểu | |
Trâu rừng thường sống theo đàn | |
Tập thể dục buổi sáng ở người |
Luyện tập
Cho biết những tập tính có trong Bảng sau: Tập tính bẩm sinh hay tập tính học được. Nêu ý nghĩa của các tập tính đó đối với động vật?
Tiêu chí so sánh | Tập tính bẩm sinh | Tập tính học được | Ý nghĩa |
Chim, cá di cư | |||
Ong, kiến sống thành đàn | |||
Chó tiết nước bọt khi ngửi thức ăn | |||
Mèo rình bắt chuột | |||
Chim ấp trứng |
Sản phẩm: Phiếu học tập số 2.
Phiếu học tập 2
Câu 1: Đặt tên tập tính của các động vật trong hình
Câu 2: Theo em tập tính là gì? Có những loại tập tính nàò? Cho ví dụ. Tập tính là một chuỗi những phản ứng trả lời các kích thích đến từ môi trường bên trong hoặc bên ngoài cơ thể, đảm bảo cho động vật tồn tại và phát triển. Tập tính học được là loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm. Các tập tính thường gặp ở động vật là tập tính kiếm ăn, tập tính bảo vệ lãnh thổ, tập tính sinh sản, chăm sóc con non, tập tính di cư,… Câu 3: Hoàn thành nội dung theo bảng mẫu sau:
|
Luyện tập
Cho biết những tập tính có trong Bảng sau: tập tính bẩm sinh hay tập tính học được. Nêu ý nghĩa của các tập tính đó đối với động vật.
Tiêu chí so sánh | Tập tính bẩm sinh | Tập tính học được | Ý nghĩa |
Chim, cá di cư | x | Chim di cư để tránh rét, tìm kiếm nguồn thức ăn;
Cá di cư để sinh sản. |
|
Ong, kiến sống thành đàn | x | Đem lại lợi ích trong việc tìm mồi, tìm nơi ở và chống lại kẻ thù hiệu quả hơn. | |
Chó tiết nước bọt khi ngửi thức ăn | x | Phản xạ tự nhiên của động vật khi tiếp xúc với thức ăn, giúp hỗ trợ cho tiêu hóa. | |
Mèo rình bắt chuột | x | x | Mèo kiếm mồi khi đói là tập tính bẩm sinh giúp mèo tồn tại; Mèo rình, vồ, săn mồi thì cần học tập từ đồng loại. |
Chim ấp trứng | x | Giúp cho phôi bên trong trứng phát triển thuận lợi -> duy trì nòi giống. |
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | ||||||||||||||||||||||||
Giao nhiệm vụ:
– Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm theo kĩ thuật động não để hoàn thành phiếu học tập số 2. + Các nhóm phân công nhiệm vụ, khuyễn khích mỗi thành viên đưa ra nhiều ý kiến nhất có thể. + Cả nhóm thảo luận, lựa chọn phương án hợp lí hoàn thành nhiệm vụ. Thời gian thảo luận: 10 phút. GV chiếu cho học sinh Một số video về tập tính động vật: +https://www.youtube.com/watch?v=fcvQuM2K0zs&ab_channel=thanhbui +https://www.youtube.com/watch?v=rK6BrojhtDA&ab_channel=ddennie |
HS nhận nhiệm vụ. | ||||||||||||||||||||||||
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ
– Các nhóm thảo luận kết quả và hoàn thành vào phiếu học tập số 1. – Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh khi cần thiết. |
Phân tích hình ảnh, khai thác thông tin SGK, thảo luận nhóm thống nhất ý kiến, hoàn thành phiếu học tập. | ||||||||||||||||||||||||
Báo cáo kết quả:
Cho các nhóm treo phiếu đáp án, nhóm trưởng đứng cạnh phiếu. Gọi 1 nhóm đại diện trình bày kết quả. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV kết luận về nội dung kiến thức mà các nhóm đã đưa ra. |
– Các nhóm treo đáp án.
– Đại diện 1 nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác đối chiếu với đáp án nhóm mình và đưa ra nhận xét. |
||||||||||||||||||||||||
Tổng kết
Tập tính là một chuỗi phản ứng của động vật trả lời kích thích của môi trường. Có hai loại tập tính là tập tính bẩm sinh và tập tính học được. Tập tính có vai trò quan trọng trong đời sống của động vật vì: + Tâp tính liên quan mật thiết đến sự tồn tại và phát triển nòi giống. + Tập tính đảm bảo cho động vật thích nghi với môi trường sống. |
Ghi nhớ kiến thức | ||||||||||||||||||||||||
Luyện tập
Cho biết những tập tính có trong bảng sau: tập tính bẩm sinh hay tập tính học được. Nêu ý nghĩa của các tập tính đó đối với động vật.
|
Học sinh trả lời câu hỏi. | ||||||||||||||||||||||||
Em có biết
Tập tính bảo vệ lãnh thổ |
Học sinh đọc thêm |
Hoạt động 4: Luyện tập (10 phút)
Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu nội dụng toàn bộ bài học.
Nội dung: GV cho học sinh làm việc cá nhân và trả lời mốt số câu hỏi.
Sản phẩm: Sản phẩm đáp án câu trả lời.
Câu 1:
(1). tiếp nhận, (2). phản ứng, (3). môi trường.
(1). cơ thể sống, (2). tồn tại, (3). phát triển.
Câu 2:
Ứng dụng tính hướng tiếp xúc.
Ứng dụng tính hướng hóa.
Ứng dụng tính hướng đất.
Ứng dụng tính hướng sáng.
Câu 3: B
Câu 4: C
Câu 5:
Loài cây | Tác nhân kích thích | Thời gian biểu hiện | Ý nghĩa |
Cây xấu hổ | Va chạm | Nhanh, ngay khi bị chạm vào hoặc rung lắc | Bảo vệ lá khỏi tổn hại |
Cây me | Ánh sáng, nhiệt độ | Chậm hơn | Lá xoè vào buổi sáng để quang hợp, khép vào buổi tối để giảm bớt sự thoát hơi nước |
Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | |||||||||||||||||
Giao nhiệm vụ:
Giáo viên chiếu câu hỏi, học sinh sử dụng kiến thức đã học để trả lời: Câu 1: Chọn từ/cụm từ thích hợp điền vào chỗ chấm Cảm ứng là khả năng (1)…. và (2)… lại các kích thích từ (3)…… Cảm ứng là đặc trưng của (1)…, giúp sinh vật thích nghi với môi trường để (2)… và (3)… Câu 2: Cho biết các biện pháp trồng cây trong hình dưới đây đã ứng dụng hiểu biết về hình thức cảm ứng nào của thực vật?
Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về đặc điểm cảm ứng ở thực vật? A. Xảy ra nhanh, dễ nhận thấy B. Xảy ra chậm, khó nhận thấy C. Xảy ra nhanh, khó nhận thấy D. Xảy ra chậm, dễ nhận thấy 4. Những phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về sự hình thành tập tính? 1) Mọi kích thích đều làm xuất hiện tập tính; (2) không phải bất kì kích thích nào cũng làm xuất hiện tập tính; (3) Kích thích càng mạnh càng dễ làm xuất hiện tập tính; (4) Kích thích càng lặp lại càng dễ làm xuất hiện tập tính. A. (1), (2) B. (2), (3) C. (3), (4) D. (2), (4 5. Bài tập tình huống: Hai bạn lớp 6A tranh luận về hiện tượng khép lá cây ở cây xấu hổ (cây trinh nữ) khi có tác động cơ học từ môi trường và hiện tượng khép lá ở cây me vào ban đêm. Bạn thứ nhất cho rằng hiện tượng khép lá ở hai loài cây có bản chất giống nhau, bạn thứ hai lại cho rằng hiện tượng khép lá ở hai loài cây có bản chất khác nhau. Hãy làm trọng tài cho hai bạn bằng cách chỉ ra tác nhận kích thích, thời gian biểu hiện, ý nghĩa của hai hiện tượng ở hai loài cây trên.
|
HS nhận nhiệm vụ. | |||||||||||||||||
HS thực hiện nhiệm vụ | Học sinh trả lời câu hỏi | |||||||||||||||||
Báo cáo kết quả:
Cho cả lớp trả lời; Mời đại diện giải thích; GV kết luận về nội dung kiến thức. |
Đại diện HS báo cáo |
Hoạt động 5: Vận dụng-mở rộng (5 phút – giao nhiệm vụ về nhà)
Mục tiêu: Hình thành các thói quen tốt cho bản thân.
Nội dung: GV đặt vấn đề để học sinh vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề đặt ra.
– Vận dụng kiến thức về cảm ứng, lập và thực hiện được kế hoạch hình thành các thói quen cho bản thân như thức dậy và đi ngủ đúng giờ, thực hiện tốt các quy định về an toàn giao thông,…
Sản phẩm: HS trả lời dựa trên thực tế địa phương.
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
Giao nhiệm vụ:
|
HS nhận nhiệm vụ. |
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ
|
Cá nhân học sinh độc lập thực hiện nhiệm vụ ở nhà. |