Giáo án KHTN 7 KNTT BÀI 31: TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ CÁC CHẤT DINH DƯỠNG Ở ĐỘNG VẬT

I. MỤC TIÊU DẠY HỌC

1. Về kiến thức

– Trình bày được con đường trao đổi nước và nhu cầu sử dụng nước ở động vật (lấy ví dụ ở người).

–  Dựa vào sơ đồ khái quát (hoặc mô hình, video, tranh ảnh) mô tả được con đường thu nhận và tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa ở động vật (đại diện ở người).

–  Mô tả được quá trình vận chuyển các chất ở động vật (thông qua quan sát tranh ảnh mô hình, học liệu điện tử), lấy ví dụ hai vòng tuần hoàn ở người.

– Vận dụng những hiểu biết về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở động vật vào thực tiễn (ví dụ về dinh dưỡng và vệ sinh ăn uống,…) 

Về năng lực

a) Năng lực chung

Tự chủ và tự học: Chủ động, tự tìm hiểu vể quá trình trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật; Vận dụng quá trình trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở động vật trong đời sống.

Giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV trong khi thảo luận vể quá trình trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo.

Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết các vấn đề kịp thời với các thành viên trong nhóm để tìm hiểu vé các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình trao đổi nước, sự biến đổi và vận chuyển các chất dinh dưỡng trong cơ thể động vật.

b) Năng lực khoa học tự nhiên

– Nhận thức khoa học tự nhiên: 

+ Trình bày được quá trình trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật và vai trò của quá trình này; 

+ Nhận biết được những trường hợp nào có vận dụng quá trình trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật trong đời sóng.

– Tìm hiểu tự nhiên: 

+ Quan sát và mô tả quá trình trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật; 

+ Trình bày được những vận dụng quá trình trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật trong đời sống.

– Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Liên hệ và giải thích được một số các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật cũng như vận dụng được quá trình này trong đời sống như ăn uống đầy đủ, đảm bảo nhu cầu nước và bảo vệ sức khoẻ, vân đề vệ sinh ăn uống,…

Về phẩm chất

Chăm chỉ: Tham gia tích cực hoạt động học tập, hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân, tích cực vận dụng hiểu biết về kiến thức bài học vào chăm sóc sức khỏe.

Trung thực: Trung thực trong báo cáo kết quả các hoạt động học tập, đánh giá.

Trách nhiệm: Sử dụng hợp lí thời gian học tập; Có ý thức cung cấp đầy đủ nước và dinh dưỡng cho cây.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

Hình ảnh tư liệu, hình ảnh SGK. 

Tranh ảnh về 2 vòng tuần hoàn ở người

Video: Tiêu hóa thức ăn ở người và hoạt động của hệ tuần hoàn của người

Hình ảnh, video minh họa tình trạng thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ở người, một số tác nhân gây bệnh tiêu hóa ở người

Máy chiếu, bảng nhóm

 Phiếu học tập.

Phiếu học tập số 1

Câu 1: Đọc thông tin SGK/132, hãy cho biết em có thể bổ sung nước cho cơ thể bằng cách nào?

………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………..

Câu 2: Quan sát hình 31.3 và hình 31.4, cho biết nước đào thải ra khỏi cơ thể như thế nào?

………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………… 

Câu 3: Theo khuyến nghị năm 2012 của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trẻ em ở tuổi vị thành niên cần 40mL nước/1kg thể trọng mỗi ngày. Dựa vào khuyến nghị này, hãy tính lượng nước cần uống mỗi ngày của bản thân để đảm bảo nhu cầu nước cho cơ thể.

………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………..

 

Phiếu học tập số 2

Câu 1:  Hệ tuần hoàn nhận những chất nào từ hệ hô hấp và hệ tiêu hóa?

………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………..

Câu 2: Các chất dinh dưỡng và chất thải được vận chuyển đến đâu trong cơ thể?

………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………..

Câu 3: Đọc thông tin mục III kết hợp quan sát hình 31.5, mô tả con đường vận chuyển các chất ở động vật và người.

………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………..

 

Phiếu 

Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ dự án

“Dinh dưỡng cân bằng cho cuộc sống khỏe mạnh hơn”

Học sinh thực hiện đóng vai các chuyên gia tư vấn nghiên cứu về các vấn đề cụ thể theo gợi ý nội dung dưới đây:

Nhiệm vụ 1: Chuyên gia dinh dưỡng tư vấn về chế độ dinh dưỡng đủ chất và đủ lượng

Câu 1: Chế độ dinh dưỡng của một người phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Câu 2: Thế nào là chế độ dinh dưỡng đủ chất và đủ lượng? Vì sao cần xây dựng chế độ dinh dưỡng đủ chất và đủ lượng?

Câu 3: Các nhóm thực phẩm cần thiết có trong chế độ ăn hợp lí?

Nhiệm vụ 2: Đóng vai bác sĩ dinh dưỡng tư vấn về các bệnh gây ra do dinh dưỡng không cân đối và biện pháp phòng tránh.

Câu hỏi: Tìm hiểu một số bệnh gây ra do cung cấp thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng, nguyên nhân, một số biểu hiện và cách phòng tránh.

Nhiệm vụ 3: Đóng vai chuyên gia tư vấn về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Câu 1: Hãy cho biết một số nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm thực phẩm?

Câu 2: Khi con người sử dụng các loại thực phẩm ô nhiễm có thể gây ra những hậu quả gì? Kể tên một số bệnh gây ra do vệ sinh ăn uống không hợp lí?

Câu 3: Hãy đưa ra một số lời khuyên để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm?

Sản phẩm báo cáo: Bài trình bày powerpoint

Yêu cầu: Bố cục rõ ràng, nội dung đầy đủ, ngắn gọn, xúc tích, hình ảnh chất lượng, mang tính lan tỏa cao.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

Dạy học theo nhóm.

Sử dụng phương tiện trực quan.

Dạy học nêu và giải quyết vân để thông qua câu hỏi trong SGK. Dạy học dự án

Kĩ thuật: Động não, mảnh ghép, think – pair – share, khăn trải bàn; Trò chơi “Nhà phán phổi tài ba”.

CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC

Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)

Mục tiêu: Tạo được hứng thú cho học sinh, dẫn dắt giới thiệu vấn đề, để học sinh đưa ra những hiểu biết ban đầu về trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở động vật.

Nội dung: Học sinh quan sát hình ảnh một số động vật, và hình ảnh bữa ăn hằng ngày của của 1 gia đình nêu hiểu biết ban đầu về vấn đề bài học.

– Trả lời câu hỏi

? Có bao giờ em tự hỏi chiếc bánh mì thơm ngon, hấp dẫn sẽ biến đổi như thế nào sau khi em ăn nó?

Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh theo suy nghĩ của mình, có thể chưa đúng

Tổ chức hoạt động

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Quan sát hình ảnh một số hình ảnh thức ăn của con người hằng ngày:

Giao nhiệm vụ: Học sinh quan sát hình ảnh và dựa vào hiểu biết của bản thân trả lời câu hỏi sau:

? Có bao giờ em tự hỏi chiếc bánh mì thơm ngon, hấp dẫn sẽ biến đổi như thế nào sau khi em ăn nó?

Nhận nhiệm vụ
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ 

Cá nhân học sinh đưa ra ý kiến.

Cá nhân học sinh thực hiện nhiệm vụ.
Báo cáo

Giáo viên mời đại diện 1 số học sinh nêu ý kiến.

Giáo viên nhận xét, chuẩn hóa câu trả lời của học sinh.

Đại diện 1 số HS nêu ý kiến.
Chốt lại và đặt vấn đề vào bài

Vậy làm thế nào để chúng ta thu nhận được chất dinh dưỡng từ thức ăn? Nhu cầu của cơ thể với mỗi chất có giống nhau hay không? Như thế nào là chế độ ăn đầy đủ chất và lượng? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài hôm nay.

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu con đường thu nhận và tiêu hóa thức ăn trong ông tiêu hóa ở động vật (đại diện là người) (35 phút)

Mục tiêu: tìm hiểu con đường thu nhận và khái quát quá trình tiêu hóa thức ăn trong ông tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa ở người

Nội dung: GV cho học sinh đọc thông tin trong SGK, liên hệ thực tế và trả lời câu hỏi:

Động vật lấy thức ăn từ môi trường ngoiaf thông qua hoạt động nào? Em hay kể ra các dạng thức ăn chủ yếu của động vật

Sự trao đổi các chất dinh dưỡng ở động vật diễn ra qua các giai đoạn nào? Để cơ thể hấp thu được, các chất dinh dưỡng trong thức ăn cần biến đổi ra sao?

Quan sát hình 31.1, hãy mô tả con đường thu nhận và tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa ở người.

Hằng ngày chúng ta ăn uống gì để cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể. Làm thế nào để cơ thể chúng ta hấp thu được các chất dinh dưỡng từ thức ăn? Cơ thể có hấp thụ toàn bộ các chất có trong thức ăn không?

Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh

Ăn là hoạt động cần thiết để động vật đưa chất dinh dưỡng vào cơ thể

– Các dạng thức ăn chủ yếu của động vật

+ Động vật ăn cỏ: ăn thực vật

+ Động vật ăn thịt: ăn động vật khác

+ Động vật ăn tạp: ăn cả động vật và thực vật

Sự trao đổi các chất dinh dưỡng ở động vật diễn ra qua 3 giai đoạn: ăn, tiêu hóa thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng, thải phân

– Để cơ thể hấp thu được, các chất dinh dưỡng trong thức ăn cần biến đổi thành các chất đơn giản

Giai đoạn 1: Thức ăn được đưa vào miệng và bắt đầu biến đổi ở trong ống tiêu hóa

Giai đoạn 2:  Thức ăn cần biến đổi thành các chất đơn giản dọc ống tiêu hóa và hấp thụ chủ yếu ở ruột non

Giai đoạn 3:  Các chất cặn bã còn lại được thải ra ngoài dưới dạng phân qua hậu môn

Học sinh trình bày theo suy nghĩ cá nhân

Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ: GV giới thiệu hình Động vật thu nhận thức ăn từ môi trường ngoài chủ yếu thông qua hoạt động ăn và uống và hình 31.1 SGK (bằng máy chiếu/tranh ảnh hoặc quan sát hình ảnh trong SGK), yêu cầu HS phân tích tranh, hoạt động cặp đôi, sử dụng kĩ thuật think – pair – share (viết ra giấy A4 hoặc giấy nháp) hoàn thành các yêu cầu của GV: 

Động vật lấy thức ăn từ môi trường ngoài thông qua hoạt động nào? Em hay kể ra các dạng thức ăn chủ yếu của động vật

Sự trao đổi các chất dinh dưỡng ở động vật diễn ra qua các giai đoạn nào? Để cơ thể hấp thu được, các chất dinh dưỡng trong thức ăn cần biến đổi ra sao?

Quan sát hình 31.1, hãy mô tả con đường thu nhận và tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa ở người.

Hằng ngày chúng ta ăn uống gì để cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể. Làm thế nào để cơ thể chúng ta hấp thu được các chất dinh dưỡng từ thức ăn? Cơ thể có hấp thụ toàn bộ các chất có trong thức ăn không?

Nhận nhiệm vụ

Thành lập nhóm đôi theo yêu cầu của GV

Thảo luận nghiêm túc

Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: GV có thể giới thiệu sơ qua hình 31.1 trong SGK. Hỗ trợ khi HS thảo luận. Thực hiện nhiệm vụ
Báo cáo kết quả

GV gọi học sinh đại diện báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ, các bạn khác nhận xét, bổ sung.

 GV kết luận về nội dung kiến thức mà các nhóm đã đưa ra.

Thông qua các nội dung thảo luận, GV hướng dẫn cho HS rút ra kết luận theo gợi ý trong SGK.

Đại diện HS trả lời
Đánh giá/ nhận xét: GV nhận xét HS trả lời tốt. 1 vài HS nhận xét câu trả lời của  bạn, bổ sung.
Tổng kết: 

Con đường trao đổi chất dinh dưỡng trong ống tiêu hóa ở động vật bao gồm ba giai đoạn: ăn, tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng, thải phân.

HS tự rút ra kết luận ghi bài

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu về con đường trao đổi nước và nhu cầu sử dụng nước ở động vật (35 phút)

Mục tiêu: 

Nêu được nhu cầu nước của cơ thể người và động vật.

Trình bày được con đường trao đổi nước ở người và động vật.

Nội dung: GV sử dụng phương pháp dạy học trực quan, kĩ thuật động não cho HS thảo luận các nội dung trong SGK.

Học sinh làm việc với SGK tìm hiểu nhu cầu sử dụng nước của một số động vật và trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1: Đọc thông tin SGK/132, hãy cho biết em có thể bổ sung nước cho cơ thể bằng cách nào?

Câu 2: Quan sát hình 31.3 và hình 31.4, cho biết nước đào thải ra khỏi cơ thể như thế nào?

Câu 3: Theo khuyến nghị năm 2012 của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trẻ em ở tuổi vị thành niên cần 40mL nước/1kg thể trọng mỗi ngày. Dựa vào khuyến nghị này, hãy tính lượng nước cần uống mỗi ngày của bản thân để đảm bảo nhu cầu nước cho cơ thể.

Luyện tập

Hãy sắp xếp theo thứ tự tăng dần về nhu cẩu nước của các loài sau đây: bò, mèo, lợn, thằn lằn, lạc đà. Dựa vào đặc điểm nào để em sắp xếp được như thế?

Theo em, nên uống nước ở những thời điểm nào là hợp lí?

Vận dụng

Nêu các biện pháp đảm bảo đủ nước cho cơ thể mỗi ngày? Tại sao cần cung cấp nước đầy đủ theo nhu cầu của cơ thể?

Trong trường hợp nào phải truyền nước cho cơ thể?

Ở người, ra mồ hôi có ý nghĩa gì với cơ thể?

Vì sao ta cần uống nhiều nước hơn khi trời nắng hoặc khi vận động mạnh?

Sản phẩm: 

Câu 1: Đọc thông tin SGK/132, hãy cho biết em có thể bổ sung nước cho cơ thể bằng cách nào?

– Em có thể bổ sung nước vào cơ thể chủ yếu qua thức ăn và nước uống.

– Nước được hấp thụ trực tiếp vào các bộ phận của ống tiêu hóa, trong đó ruột già là nơi hấp thụ nhiều nhất.

Câu 2: Quan sát hình 31.3 và hình 31.4, cho biết nước đào thải ra khỏi cơ thể như thế nào?

– Nước và các chất thải được đào thải ra khỏi cơ thể chủ yếu qua nước tiểu và mồ hôi.

Câu 3: Theo khuyến nghị năm 2012 của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trẻ em ở tuổi vị thành niên cần 40mL nước/1kg thể trọng mỗi ngày. Dựa vào khuyến nghị này, hãy tính lượng nước cần uống mỗi ngày của bản thân để đảm bảo nhu cầu nước cho cơ thể.

– Lượng nước cần mỗi ngày = Cân nặng cơ thể (kg).40ml

Luyện tập

Hãy sắp xếp theo thứ tự tăng dần về nhu cầu nước của các loài sau đây: bò, mèo, lợn, thằn lằn, lạc đà. Dựa vào đặc điểm nào để em sắp xếp được như thế?

Thứ tự: thằn lằn mèo lợn bò lạc đà.

Theo em, nên uống nước ở những thời điểm nào là hợp lí?

Những thời điểm uống nước hợp lí: sau khi ăn, khi cơ thể toát nhiều mổ hỏi (khi trời nóng, sau khi tập thể dục, vận động nặng,…), khi mệt mỏi, khi bị tiêu chảy, trước khi đi ngủ,…

 

Vận dụng

Nêu các biện pháp đảm bảo đủ nước cho cơ thể mỗi ngày? Theo em, nên uống nước vào thời điểm nào là hợp lí?

Một số biện pháp đảm bảo đủ nước cho cơ thể mỗi ngày:

Mỗi người trưởng thành cần cung cấp cho cơ thể từ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày.

Uống nước ngay khi cảm thấy khát.

Ăn nhiều loại quả mọng nước.

Chế độ ăn uống hợp lí, đầy đủ dinh dưỡng.

Thời điểm uống nước:

Sau khi thức dậy vào buổi sáng.

Uống nước sau các bữa ăn.

Bổ sung nước khi ngồi trong phòng điều hòa, khi học tập và làm việc.

Uống ngay khi bắt đầu thấy khát.

Uống nước trước khi ngủ 30 phút…

Trong trường hợp nào phải truyền nước cho cơ thể?

– Cần truyền nước cho cơ thể khi cơ thể bị mất nước nghiêm trọng, mất nước đột ngột như tiêu chảy, sốt cao…mà không thể ăn, uống được.

Ở người, ra mồ hôi có ý nghĩa gì với cơ thể?

Ở người, toát mồ hôi giúp cân bằng nhiệt độ cơ thể và loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể.

Vì sao ta cần uống nhiều nước hơn khi trời nắng hoặc khi vận động mạnh?

Do: khi trời nóng hoặc vận động mạnh, cơ thể tăng tiết mồ hôi để giải nhiệt nên bị mất nước và các chất điện giải. Vì vậy chúng ta cần uống nhiều nước hơn để đảm bảo đủ nước cho các hoạt động của cơ thể. 

Tìm hiểu thêm

Thằn lằn và lạc đà sống trên cát ở vùng sa mạc có thể chịu đựng được khô hạn. Vì sao?

Vì: Lạc đà và thằn lằn có khả năng trữ nước tốt.

– Lạc đà có bướu để dự trữ chất dinh dưỡng giải năng lượng, có thể uống tới 114lits nước 1 lần và nước được dự trữ trong mãu của chúng, chúng bài tiết phân khô để giữ nước, thận làm việc hiệu quả để thải chất độc mà không mất nước, hút lại hơi ẩm trong hơi thở để tiết kiệm nước…

– Thằn lằn sa mạc: có thể uống sương đọng lại trên các bộ phận cơ thể, chúng thường có 2 bóng đái, một dùng để chứa nước tiểu và một để chứa nước thường, chúng cũng có lớp vảy sừng tránh mất nước…

d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
GV giới thiệu

Một con voi cần uống từ 160 lít – 300 lít nước mỗi ngày

Chuột nhảy ở Bắc Mỹ không cần uống nước mà lấy nước từ các loại hạt ăn hằng ngày

Giao nhiệm vụ:

GV chia lớp thành 4 nhóm nhỏ (6HS/nhóm), đánh STT từ 1 -> 6, mỗi STT nhận 1 phiếu học tập tương ứng với 1 màu khác nhau (1 – trắng, 2 – hồng, 3 – đỏ, 4 – xanh dương, 5 – tím, 6 – vàng ).+ Tài liệu đọc: SGK trang 137, 138.

+ Nhiệm vụ: đọc thông tin trong tài liệu và trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập số 1

Sau thời gian 10 phút, GV yêu cầu HS tách nhau ra và hợp lại thành 6 nhóm mới với sự sắp xếp như sau:

Nhóm 1: tất cả các bạn của 6 nhóm ban đầu mang STT 1 – phiếu học tập màu trắng.

Nhóm 2: tất cả các bạn của 6 nhóm ban đầu mang STT 2 – phiếu học tập màu hồng.

Nhóm 3: tất cả các bạn của 6 nhóm ban đầu mang STT 3 – phiếu học tập màu đỏ.

Nhóm 4: tất cả các bạn của 6 nhóm ban đầu mang STT 4 – phiếu học tập màu xanh dương.

Nhóm 5: tất cả các bạn của 6 nhóm ban đầu mang STT 5 – phiếu học tập màu tím

Nhóm 6: tất cả các bạn của 6 nhóm ban đầu mang STT 6– phiếu học tập màu vàng.

– Tất cả 6 nhóm mới này đề thảo luận trong vòng 15 phút để hoàn thành bài luyện tập và vận dụng.

Luyện tập

Hãy sắp xếp theo thứ tự tăng dần về nhu cẩu nước của các loài sau đây: bò, mèo, lợn, thằn lằn, lạc đà. Dựa vào đặc điểm nào để em sắp xếp được như thế?

2. Theo em, nên uống nước ở những thời điểm nào là hợp lí?

Vận dụng

Nêu các biện pháp đảm bảo đủ nước cho cơ thể mỗi ngày? Tại sao cần cung cấp nước đầy đủ theo nhu cầu của cơ thể?

Trong trường hợp nào phải truyền nước cho cơ thể?

Ở người, ra mồ hôi có ý nghĩa gì với cơ thể?

Vì sao ta cần uống nhiều nước hơn khi trời nắng hoặc khi vận động mạnh?

+ Tiến hành đọc tích cực: Cá nhân học sinh đọc tài liệu, thực hiện nhiệm vụ.

+ Chia sẻ kết quả đọc: chia sẻ theo nhóm kết quả tìm hiểu được. Thảo luận thống nhất câu trả lời.

HS nhận nhiệm vụ.
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ

Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh khi cần thiết.

– Cá nhận học sinh đọc tài liệu, thực hiện nhiệm vụ.

Thảo luận nhóm thống nhất ý kiến chung.

Báo cáo kết quả:

GV gọi mỗi nhóm trả lời từng câu hỏi, học sinh đại diện báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

 GV kết luận về nội dung kiến thức mà các nhóm đã đưa ra.

– Đại diện học sinh trình bày kết quả.

– Các HS khác cho nhận xét và bổ sung (nếu cần)

Tổng kết

Nhu cầu sử dụng nước ở động vật phụ thuộc vào tuổi, đặc điểm sinh học, môi trường sống,… Động vật lấy nước vào cơ thể chủ yếu qua thức ăn, nước uống; nước thải ra khỏi cơ thể qua nước tiểu và mồ hôi

Ghi nhớ kiến thức
Tìm hiểu thêm

Thằn lằn và lạc đà sống trên cát ở vùng sa mạc có thể chịu đựng được khô hạn. Vì sao?

HS tìm hiểu thêm.
Em có biết Học sinh đọc thêm.

 

Hoạt động 4: Tìm hiểu con đường vận chuyển các chất ở động vật (45 phút)

Mục tiêu: HS nhận biết con đường vận chuyển các chất trong cơ thể động vật.

Nội dung: GV sử dụng kĩ thuật mảnh ghép để tổ chức HS thành các nhóm chuyên gia và nhóm mảnh ghép, kết hợp phương pháp trực quan, hỏi – đáp nêu vân đề, yêu cầu HS hoạt động thảo luận nhóm để tìm hiểu các nội dung trong SGK.

– Nhóm chuyên gia 1: Vận chuyển các chất trong vòng tuần hoàn phổi.

– Nhóm chuyên gia 2: Vận chuyển các chất trong vòng tuần hoàn các cơ quan.

GV cho HS nghiên cứu thông tin SGK trả lời câu hỏi trong phiếu học tập số 2

Luyện tập: Tại sao hệ tuần hoàn là trung tâm trao đổi chất của cơ thể động vật?

Vận dụng: Em hãy đề xuất một số biện pháp bảo vệ sức khỏe hệ tiêu hóa và hệ tuần hoàn.

Sản phẩm: 

Phiếu học tập số 2

Câu 1:  Hệ tuần hoàn nhận những chất nào từ hệ hô hấp và hệ tiêu hóa?

– Hệ tuần hoàn nhận khí oxygen từ hệ hô hấp, các chất dinh dưỡng từ hệ tiêu hoá.

Câu 2: Các chất dinh dưỡng và chất thải được vận chuyển đến đâu trong cơ thể?

– Các chất dinh dưỡng được chuyển đến các tế bào, mô, cơ quan trong cơ thể. Chất thải được vận chuyển đến phổi và các cơ quan bài tiết.

Câu 3: Đọc thông tin mục III kết hợp quan sát hình 31.5, mô tả con đường vận chuyển các chất ở động vật và người.

Mô tả con đường vận chuyển các chất ở động vật gồm các giai đoạn:

Tiếp nhận chất dinh dưỡng (có trong thức ăn), O2.

Hệ tuần hoàn thực hiện vận chuyển các chất trong cơ thể động vật và thải các chất sinh ra từ quá trình chuyển hoá (nước tiểu, mồ hôi, CO2 ).

Phổi và cơ quan bài tiết là nơi đào thải những sản phẩm thải này ra bên ngoài

Ở người các chất được vận chuyển theo 2 vòng tuần hoàn.

Vòng tuần hoàn nhỏ đưa máu đỏ thẫm nghèo O2 từ tim đến phổi, tại đây máu nhận O2 và thải CO2 trở thành máu đỏ tươi và trở về tim.

Vòng tuần hoàn lớn đưa máu đỏ tươi giàu O2 và các chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể.

Tại các tế bào, mô, cơ quan, máu nhận các chất bài tiết và CO2 trở thành máu đỏ thẫm và trở về tim.

 

Luyện tập: Tại sao hệ tuần là trung tâm trao đổi chất của cơ thể động vật?

“Nói hệ tuần hoàn là trung tâm trao đổi chất của cơ thể động vật vì ở đây diễn ra tất cả các quá trình trao đổi cần thiết để tổng hợp, phân giải và đưa các chất đi nuôi cơ thể.”

Vận dụng: Em hãy đề xuất một số biện pháp bảo vệ sức khỏe hệ tiêu hóa và hệ tuần hoàn.

Bảo vệ sức khoẻ hệ tiêu hoá:

+ Ăn uống đúng giờ, đúng bữa.

+ Không ăn vội vàng, cần nhai kĩ thức ăn.

+ Không làm việc hay vận động mạnh sau khi ăn.

+ Không sử dụng các loại rượu, bia.

+ Đánh răng sau khi ăn và buổi tối trước khi đi ngủ.

+ …

Bảo vệ sức khoẻ hệ tuần hoàn:

+ Không sử dụng các loại rượu, bia, các chất kích thích.

+ Cẩn luyện tập thể dục thể thao thường xuyên.

+ Không ăn quá nhiều thức ăn có chứa hàm lượng mỡ động vật cao.

+ …

Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ: 

– Giáo viên sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm, chia lớp làm 2 nhóm, sử dụng kĩ thuật dạy học mảnh ghép để trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập số 2.

Bố trí các thành viên tham gia thành hai vòng sau:

Vòng 1: Nhóm chuyên gia

Học sinh coi video hoạt động hệ tuần hoàn

– Nhóm chuyên gia 1: Tìm hiểu vận chuyển các chất trong vòng tuần hoàn phổi.

– Nhóm chuyên gia 2: Tìm hiểu vận chuyển các chất trong vòng tuần hoàn các cơ quan.

Khi thực hiện nhiệm vụ, nhóm đảm bảo mỗi thành viên đều thành “chuyên gia” của lĩnh vực đã tìm hiểu và trình bày lại kết quả của nhóm ở vòng 2.

Vòng 2: Nhóm mảnh ghép 

Sau 7 phút, Giáo viên tổ chức:

• Hình thành 4 nhóm mảnh ghép mới, mỗi nhóm có một thành viên đến từ mỗi nhóm chuyên gia. 

• Kết quả nhiệm vụ của vòng 1 được nhóm mảnh ghép chia sẻ đầy đủ với nhau. 

• Các nhóm mảnh ghép thảo luận và thống nhất phương án giải quyết nhiệm vụ phức hợp. Tiến hành thảo luận và hoàn thành phiếu học số 2

HS nhận nhiệm vụ.
Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: 

– Các nhóm thảo luận và hoàn thành phiếu học tập số 2.

– GV theo dõi, quan sát, hướng dẫn các nhóm quan sát và  hoàn thành phiếu học tập.

– Sau khi thảo luận xong các nhóm đưa ra câu trả lời.

Thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập số 2.
Báo cáo kết quả:

Cho các nhóm treo kết quả của nhóm mình lên;

Mời nhóm trưởng đứng vào phần kết quả của nhóm mình;

Gọi mỗi nhóm đại diện trình bày kết quả của mỗi câu. Các nhóm khác bổ sung.

GV kết luận về nội dung kiến thức mà các nhóm đã đưa ra.

– Trình bày phần thảo luận của nhóm.

– Các nhóm còn lại nhận xét phần trình bày của nhóm bạn

Tổng kết:

Nước, chất dinh dưỡng, chất thải,…được vận chuyển trong cơ thể nhờ hoạt động của hệ tuần hoàn. 

Ở người, sự vận chuyển các chất diễn ra theo 

Vòng tuần hoàn nhỏ 

Vòng tuần hoàn lớn

HS ghi nhớ kiến thức
Luyện tập: Tại sao hệ tuần là trung tâm trao đổi chất của cơ thể động vật?

Vận dụng: Em hãy đề xuất một số biện pháp bảo vệ sức khỏe hệ tiêu hóa và hệ tuần hoàn.

HS trả lời câu hỏi.
Tìm hiểu thêm

Những người tiêu thụ thực phẩm có chứa chất béo, đặc biệt có hàm lượng cholesterol cao dễ mắc các bệnh lý về hệ tiêu hóa và hệ tuần hoàn.

Đối với hệ tiêu hóa: do chất béo được tiêu hóa chậm gây hiện tượng đầy hơi, đau dạ dày, ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật có lợi trong đường ruột,…

Đối với hệ tuần hoàn: tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như đột quỵ, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim,…

Học sinh tìm hiểu thêm xơ vỡ động vật

Bài tập về nhà (giáo nhiệm vụ dự án)

Chủ đề tọa đàm: Dinh dưỡng cân bằng cho cuộc sống khỏe mạnh hơn

Giáo viên chia nhóm học sinh, các nhóm bốc thăm một trong các nhiệm vụ sau:

Nhiệm vụ 1: Đóng vai chuyên gia dinh dưỡng tư vấn về chế độ dinh dưỡng đủ chất và đủ lượng.

Nhiệm vụ 2: Đóng vai bác sĩ dinh dưỡng tư vấn về các bệnh gây ra do dinh dưỡng không cân đối và biện pháp phòng tránh.

Nhiệm vụ 3: Đóng vai chuyên gia tư vấn về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Yêu cầu: Thu thập thông tin theo phiếu hướng dẫn học tập.

Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ

 

Hoạt động 5: Vận dụng hiểu biết về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở động vật vào thực tiễn. 

Hoạt động 5.1 :Tìm hiểu nguy cơ khi thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng (20 phút)

Mục tiêu: Nắm được nhu cầu dinh dưỡng và những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu dinh dưỡng của con người.   

Nội dung: GV tổ chức cho HS tìm hiểu nguy cơ khi thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng, sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn (mỗi HS viết ra giấy A4; ý kiến thống nhất của nhóm viết vào một tờ giấy A4 khác), yêu cẩu HS xem các hình ảnh trẻ em bị suy dinh dưỡng và beó phì, video về béo phì và nguy cơ bệnh lí thường gặp và yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK, liên hệ thực tế thảo luận các nội dung trong SGK.

Câu 1: Giải thích vì sao chúng ta nên ăn đa dạng các loại thức ăn mà không nên chỉ ăn một loại thức ăn dù loại thức ăn đó rất bổ dưỡng.

Câu 2: Hãy dự đoán nhu cầu dinh dưỡng của các đối tượng sau là cao hay thấp. Giải thích.

Thợ xây dựng

Nhân viên văn phòng

Tuổi dậy thì

Phụ nữ mang thai.

Câu 3: Cho ví dụ về tác hại việc thừa hoặc thiếu các chất dinh dưỡng.

Sản phẩm: 

Câu 1: Giải thích vì sao chúng ta nên ăn đa dạng các loại thức ăn mà không nên chỉ ăn một loại thức ăn dù loại thức ăn đó rất bổ dưỡng.

Chúng ta nên ăn đa dạng các loại thức ăn mà không nên chỉ ăn một loại thức ăn dù loại thức ăn đó rất bổ dưỡng vì nếu chúng ta ăn nhiều sẽ dẫn đến tình trạng thừa chất gây nên nhiều căn bệnh như béo phì, sâu răng thừa cân, nghiêm trọng gây ra tổn thương xương khớp, tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, tiểu đường.Để xác định nhu cầu dinh dưỡng của một người, cần dựa vào nhiều yếu tố khác nhau như: Độ tuổi, giới tính, giai đoạn phát triển cơ thể và cường độ hoạt động của cơ thể….

Câu 2: Hãy dự đoán nhu cầu dinh dưỡng của các đối tượng sau là cao hay thấp. Giải thích.

Thợ xây dựng: nhu cầu dinh dưỡng cao vì đây là những người lao động nặng, có cường độ trao đổi chất cao.

Nhân viên văn phòng: nhu cầu dinh dưỡng vừa đủ vì họ không cần phải lao động nặng.

Trẻ ở tuổi dậy thì: nhu cầu dinh dưỡng cao do đây là giai đoạn cần cung cấp nhiều chất dinh dưỡng để cơ thể sinh trưởng và phát triển nhanh chóng.

Phụ nữ mang thai: nhu cẩu dinh dưỡng cao vì các chất dinh dưỡng ngoài việc cung cấp cho người mẹ còn cung cấp cho thai nhi.

Câu 3: Cho ví dụ về tác hại việc thừa hoặc thiếu các chất dinh dưỡng.

– Thừa chất dinh dưỡng: gây một số bệnh lí như béo phì, thừa lipid gây các bệnh vể tim mạch, thừa glucose gây tiểu đường,…

Thiếu chất dinh dưỡng: thiếu iodine gây một số bệnh lí như bướu cổ; thiếu vitamin c làm giảm sức đề kháng; thiếu sắt, vitamin B12, folate dẫn đến thiếu máu; thiếu vitamin A gây một số bệnh về mắt,…

Câu 4: Em hãy xây dựng thực đơn cho mỗi bữa ăn trong một ngày để đảm bảo chế độ ăn cân đối và đầy đủ chất dinh dưỡng.

Học sinh tự xây dựng theo hướng dẫn của GV

Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ:

– GV tổ chức cho học sinh nghiên cứu nội dung học theo kĩ thuật đọc tích cực, phát cho học 1 tờ giấy A4, Chia lớp nhóm 6 học sinh

+ Tài liệu đọc: SGK trang 141.

+ Nhiệm vụ:  mỗi HS viết ra giấy A4 câu trả lời của mình trong thời gian 5 phút; Sau đó họp nhóm trong vòng 7 phút, ý kiến thống nhất của nhóm viết vào một tờ giấy A4 khác), yêu cầu HS xác định vai trò của các chất dinh dưỡng đối với cơ thể người thông qua trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1: Giải thích vì sao chúng ta nên ăn đa dạng các loại thức ăn mà không nên chỉ ăn một loại thức ăn dù loại thức ăn đó rất bổ dưỡng

Câu 2: Hãy dự đoán nhu cầu dinh dưỡng của các đối tượng sau là cao hay thấp. Giải thích.

Thợ xây dựng

Nhân viên văn phòng

Tuổi dậy thì

Phụ nữ mang thai.

Câu 3: Cho ví dụ về tác hại việc thừa hoặc thiếu các chất dinh dưỡng.

Câu 4: Em hãy xây dựng thực đơn cho mỗi bữa ăn trong một ngày để đảm bảo chế độ ăn cân đối và đầy đủ chất dinh dưỡng.

HS nhận nhiệm vụ.
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ

Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh khi cần thiết.

– Cá nhận học sinh đọc tài liệu, thực hiện nhiệm vụ.

Thảo luận cặp đôi thống nhất ý kiến chung.

Báo cáo kết quả:

Gọi ngẫu nhiên một số học sinh báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ, các học sinh khác nhận xét, bổ sung.

 GV kết luận về nội dung kiến thức mà các nhóm đã đưa ra.

– Đại diện học sinh trình bày kết quả.

– Các HS khác cho nhận xét và bổ sung (nếu cần)

Tổng kết

Nhu cầu dinh dưỡng của mỗi người là khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi, trạng thái sinh lí, giới tính, hoạt động hằng ngày,… Để cơ thể hoạt động bình thường, cần có chế độ dinh dưỡng hợp lí, không ăn quá thừa hoặc quá thiếu các chất cần thiết.

Ghi nhớ kiến thức

 

Hoạt động 5.2 : Tìm hiểu về vấn đề vệ sinh ăn uống (45 phút)

Mục tiêu: HS nhận biết một só nguyên nhân gây ô nhiễm thực phẩm hiện nay   

Nội dung: GV Sử dụng phương pháp trực quan kết hợp kĩ thuật động não, GV tổ chức cho HS thảo luận về nguyên nhân, tác hại của thực phẩm bị ô nhiễm và các biện pháp đảm bảo vệ sinh ăn uống qua trả lời các câu hỏi sau:

(? )Thảo luận với bạn và hoàn thành nội dung theo mẫu bảng 31.1Các loại thực phẩm bị ô nhiễm sẽ gây ra những hậu quả gì cho người sử dụng?

Hoạt động giữ vệ sinh trong ăn uống Tác dụng
Vệ sinh răng miệng đúng cách sau khi ăn
Ăn chín, uống sôi
Rửa tay trước khi ăn
Tạo không khí thoải mái khi ăn
Thức ăn chứa đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng

 

* Học sinh các nhóm chia sẻ nội dung đã tìm hiểu được về nhiệm vụ, thảo luận thống nhất cách trình bày sản phẩm chung:

Nhiệm vụ 1: Đóng vai chuyên gia dinh dưỡng tư vấn về chế độ dinh dưỡng đủ chất và đủ lượng.

Nhiệm vụ 2: Đóng vai bác sĩ dinh dưỡng tư vấn về các bệnh gây ra do dinh dưỡng không cân đối và biện pháp phòng tránh.

Nhiệm vụ 3: Đóng vai chuyên gia tư vấn về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Luyện tập

Vì sao rèn luyện thể thao và lao động kết hợp với dinh dưỡng phù hợp thì có thể phòng và tránh một số bệnh do dinh dưỡng không hợp lí?

Vì sao ta phải phối hợp ăn nhiều loại thức ăn?

Vận dụng

Thiết kế một bữa ăn đủ chất, đủ lượng cho gia đình em?

Tìm hiểu các biện pháp tuyên truyền giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm và sử dụng nước sạch ở địa phương em?

Sản phẩm: 

(? )Thảo luận với bạn và hoàn thành nội dung theo mẫu bảng 31.1Các loại thực phẩm bị ô nhiễm sẽ gây ra những hậu quả gì cho người sử dụng?

Hoạt động giữ vệ sinh trong ăn uống Tác dụng
Vệ sinh răng miệng đúng cách sau khi ăn Giúp bảo vệ răng, tránh sâu răng
Ăn chín, uống sôi Vi khuẩn bám trên răng gặp nhiệt nóng bị tiêu diệt
Rửa tay trước khi ăn Tránh vi khuẩn, virus bám trên tay đi trực tiếp vào cơ thể
Tạo không khí thoải mái khi ăn Tâm lí thư thái giúp tăng hiệu quả tiêu hóa và hấp thụ thức ăn
Thức ăn chứa đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng Cân bằng chất dinh dưỡng tránh thiếu chất hoặc thừa chất

 

Nhiệm vụ 1: Chuyên gia dinh dưỡng tư vấn về chế độ dinh dưỡng đủ chất và đủ lượng

Chế độ dinh dưỡng của một người phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Chế độ dinh dưỡng của một người phụ thuộc vào: độ tuổi, giới tính, trạng thái sinh lí, mức độ hoạt động…

Thế nào là chế độ dinh dưỡng đủ chất và đủ lượng? Vì sao cần xây dựng chế độ dinh dưỡng đủ chất và đủ lượng?

Chế độ dinh dưỡng đủ chất và đủ lượng là chế độ dinh dưỡng đảm bảo cung cấp cho cơ thể đầy đủ các chất dinh dưỡng và năng lượng cần thiết cho hoạt động sống của mỗi người, đồng thời cung cấp đầy đủ vitamin và muỗi khoáng.

Cần xây dựng chế độ dinh dưỡng đủ chất và đủ lượng để cung cấp đầy đủ năng lượng theo nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể giúp cho các hoạt động của cơ thể diễn ra một cách bình thường, ngăn ngừa các bệnh do thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng.

Các nhóm thực phẩm cần thiết có trong chế độ ăn hợp lí?

Các nhóm thực phẩm chính:

 Nhóm chất bột đường (carbohydrat): gạo, ngô, khoai lang, sắn…

 Nhóm chất đạm (protein): Thịt nạc, cá, trứng, sữa, đậu, đỗ…

 Nhóm chất béo (lipit): mỡ động vật, dầu thực vật như dầu mè, dầu lạc, dầu đậu nành…

 Vitamin và khoáng chất: rau, củ, quả

Để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể cần phối hợp đa dạng các loại thức ăn trong bữa ăn gia đình.

 

Nhiệm vụ 2: Đóng vai bác sĩ dinh dưỡng tư vấn về các bệnh gây ra do dinh dưỡng không cân đối và biện pháp phòng tránh.

Tỉm hiểu một số bệnh gây ra do cung cấp thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng, nguyên nhân, một số biểu hiện và cách phòng tránh.

Tên bệnh Nguyên nhân chính Biểu hiện Cách phòng tránh
Còi xương, suy dinh dưỡng Cung cấp thiếu chất dinh dưỡng cho cơ thể đặc biệt là vitamin D cùng calcium.. Xương yếu, mềm, chân vòng kiềng, cơ thể gầy gò, bụng to Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung sản phẩm từ sữa, gan, chất béo, tắm nắng…
Bệnh khô mắt Thiếu viatmin A Giảm thị lực đặc biệt là khi ánh sáng yếu, cảm giác khô rát ở mắt.. Uống bổ sung vitamin A ở trẻ nhỏ, tăng cường các loại thực phẩm giàu vitamin A như cà rốt, rau xanh nhiều lá, dưa lưới…
Bệnh bướu cổ Thiếu iot Tuyến giáp phình to gây bướu ở cổ, chậm phát triển trí tuệ ở trẻ em Sử dụng muối ăn chứa iot, hải sản, tảo…
Béo phì Chế độ ăn thừa năng lượng so với mức tiêu thụ của cơ thể Chỉ số BMI (trọng lượng (kg)/chiều cao2 (mét)) >= 30 Xây dựng chế độ ăn giảm chất đường bột, chất béo, tăng cường rau xanh; tăng cường vận động cơ thể…

Khi chế độ dinh dưỡng không hợp lí dễ gây nên nhiều bệnh khác như thiếu máu do thiếu sắt, bệnh tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường…

 

Nhiệm vụ 3: Đóng vai chuyên gia tư vấn về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Câu 1: Hãy cho biết một số nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm thực phẩm?

Thực phẩm ô nhiễm do: lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, cám tăng trọng; môi trường nuôi trồng bị ô nhiễm; thực phẩm bị tiêm thuốc, tẩm hóa chất, chế biến thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, bảo quản thực phẩm không đúng cách….

Câu 2: Khi con người sử dụng các loại thực phẩm ô nhiễm có thể gây ra những hậu quả gì? Kể tên một số bệnh gây ra do vệ sinh ăn uống không hợp lí?

Khi sử dụng các loại thực phẩm nhiễm độc, nhiễm khuẩn có thể gây ngộ độc (đau bụng, tiêu chảy, mệt lả, hôn mê, đau đầu, bí tiểu…), làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa, gây ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lí con người và nền kinh tế xã hội.

Thực phẩm bẩn gây nhiễm độc tiềm ẩn, chất độc tích tụ lâu ngày có thể gây ra: ung thư, vô sinh, quái thai, rối loạn chức năng cơ thể…

Một số bệnh do vệ sinh ăn uống không hợp lí: tiêu chảy do ăn phải thức ăn nhiễm khuẩn, ngộ độc

Câu 3: Hãy đưa ra một số lời khuyên để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm?

Một số nguyên tắc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm:

Giữ sạch

Rửa tay trước và sau khi chế biến thực phẩm.

Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Làm sạch tất cả các dụng cụ đựng và chế biến thực phẩm, vệ sinh bếp sạch sẽ.

Để riêng thực phẩm sống và chín

Để riêng thịt, thịt gia cầm, thủy hải sản với các thực phẩm khác.

Sử dụng riêng thớt cho thực phẩm chín và sống.

Bảo quản thực phẩm sống và chín trong hộp riêng.

Nấu kỹ

Nấu chín kỹ thực phẩm.

Đun sôi thức ăn lỏng.

Thức ăn sau khi bảo quản cần được đun sôi trước khi ăn.

Bảo quản thực phẩm đúng cách

Sử dụng nước sạch và thực phẩm an toàn

Sử dụng nước sạch trong sinh hoạt và chế biến thực phẩm.

Sử dụng thực phẩm tươi và an toàn: rõ nguồn gốc, xuất sứ,…

Rửa rau, củ, quả chín dưới vòi nước chảy.

Không sử dụng thực phẩm quá hạn.

-…

 

Luyện tập

Vì sao rèn luyện thể thao và lao động kết hợp với dinh dưỡng phù hợp thì có thể phòng và tránh một số bệnh do dinh dưỡng không hợp lí?

Việc bổ sung dinh dưỡng đầy đủ là rất cần thiết. Tuy nhiên, các chất được nạp vào thì cơ thể chỉ hấp thu một phần. Nếu các chất dinh dưỡng dư thừa mà không được đào thải ra bên ngoài thì sẽ có hại cho sức khoẻ. Vì thể, việc kết hợp rèn luyện thể thao và lao động là nhằm mục đích đào thải lượng chất dinh dưỡng dư thừa ra ngoài, đồng thời cân bằng nguồn năng lượng đưa vào và năng lượng sử dụng. Từ đó phòng tránh được bệnh tật về tim mạch, thừa cân béo phì…

Vì sao ta phải phối hợp ăn nhiều loại thức ăn?

Ăn phối hợp nhiều loại thức ăn để đảm bảo cung cấp cho cơ thể đầy đủ dưỡng chất cần thiết.

Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
GV tổ chức cho học sinh thảo luận cặp đội trả lời câu hỏi sách giáo khoa:

(? )Thảo luận với bạn và hoàn thành nội dung theo mẫu bảng 31.1Các loại thực phẩm bị ô nhiễm sẽ gây ra những hậu quả gì cho người sử dụng?

Hoạt động giữ vệ sinh trong ăn uống Tác dụng
Vệ sinh răng miệng đúng cách sau khi ăn
Ăn chín, uống sôi
Rửa tay trước khi ăn
Tạo không khí thoải mái khi ăn

Sau 5 phút gọi đại diện học sinh trình bày.

Sau đó GV tổ chức tọa đàm với chủ đề: Dinh dưỡng cân bằng cho cuộc sống khỏe mạnh hơn trong vòng 30 phút

Nhiệm vụ 1: Đóng vai chuyên gia dinh dưỡng tư vấn về chế độ dinh dưỡng đủ chất và đủ lượng.

Nhiệm vụ 2: Đóng vai bác sĩ dinh dưỡng tư vấn về các bệnh gây ra do dinh dưỡng không cân đối và biện pháp phòng tránh.

Nhiệm vụ 3: Đóng vai chuyên gia tư vấn về vệ sinh an toàn thực phẩm.

HS nhận nhiệm vụ.
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: GV quan sát, hỗ trợ các nhóm khi cần thiết. Học sinh nghiên cứu thông tin, quan sát hình, thực hiện nhiệm vụ.
Báo cáo nhiệm vụ dự án:

– GV tổ chức tọa đàm với chủ đề: Dinh dưỡng cân bằng cho cuộc sống khỏe mạnh hơn

+ Giáo viên mời mỗi nhóm đại diện cho 1 nhiệm vụ cử 2 chuyên gia lên ngồi phía trên lớp học.

+ Giáo viên điều khiển buổi tư vấn của các chuyên gia.

+ Chuyên gia của các nhiệm vụ báo cáo sản phẩm tìm hiểu của nhóm, các học sinh khác đặt câu hỏi cho chuyên gia.

+ Các bạn cùng nhóm chuyên gia ngồi dưới lớp có thể hỗ trợ chuyên gia trả lời câu hỏi.

Giáo viên chuẩn hóa và chốt kiến thức sau mỗi lần trình bày của nhóm chuyên gia.

Chuyên gia của các nhóm báo cáo sản phẩm nhóm và trả lời câu hỏi.

Học sinh các nhóm khác đặt câu hỏi cho nhóm chuyên gia.

Nhận xét, đánh giá nhóm bạn dựa trên tiêu chí đã thống nhất.

Đánh giá

HS đánh giá chéo các nhóm theo tiêu chí sau:

Tiêu chí đánh giá Điểm tối đa Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3
Tiêu chí 1: Kết quả thảo luận, học tập Mức 1: Trình bày chưa rõ ràng đầy đủ, chính xác nhiệm vụ, sản phẩm còn sơ sài, tính lan tỏa chưa cao. 5
Mức 2: Trình bày rõ ràng, đầy đủ, chính xác nhiệm vụ nhưng còn lúng túng, sản phẩm có sự đầu tư, có tính lan tỏa. 8
Mức 3: Trình bày rõ ràng, đầy đủ, chính xác nhiệm vụ, sản phẩm có sự sáng tạo, có tính lan tỏa cao. 10
Tiêu chí 2: Giao tiếp và hợp tác Mức 1: Có lắng nghe, có phản hồi nhưng hiệu quả phản hồi trong phạm vi tìm hiểu chưa cao. 5
Mức 2: Có lắng nghe, có phản hồi được phần lớn ý kiến trong phạm vi tìm hiểu. 7
Mức 3: Lắng nghe, phản hồi tốt các ý kiến và tiếp thu ý kiến phản hồi. 10
– Học sinh các nhóm đánh giá chéo nhóm và đánh giá trong nhóm.
Tổng kết

Cần lựa chọn sử dụng các nguồn thực phẩm sạch, bảo quản và chế biến thực phẩm đúng cách để đảm bảo vệ sinh ăn uống, qua đó bảo vệ sức khỏe con người.

Để cơ thể khỏe mạnh, cần thực hiện chế độ dinh dưỡng đủ chất và đủ lượng.

Cần lựa chọn sử dụng các nguồn thực phẩm sạch, bảo quản và chế biến thực phẩm đúng cách để đảm bảo vệ sinh ăn uống, phòng tránh bệnh tật.

Luyện tập

Vì sao rèn luyện thể thao và lao động kết hợp với dinh dưỡng phù hợp thì có thể phòng và tránh một số bệnh do dinh dưỡng không hợp lí?

Vì sao ta phải phối hợp ăn nhiều loại thức ăn?

Học sinh trả lời câu hỏi
Vận dụng (Bài tập về nhà)

Thiết kế một bữa ăn đủ chất, đủ lượng cho gia đình em?

Tìm hiểu các biện pháp tuyên truyền giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm và sử dụng nước sạch ở địa phương em?

Học sinh thực hiện ở nhà, báo cáo sản phẩm ở tiết học sau.

 

Hoạt động 6: Luyện tập ( 15 phút)

Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu nội dụng toàn bộ bài học.

Nội dung: GV cho học sinh làm việc cá nhân và trả lời mốt số câu hỏi trắc nghiệm.

Sản phẩm: đáp án của học sinh.

Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ:

– GV trình chiếu câu hỏi, học sinh sử dụng bảng A, B, C, D để trả lời

Câu 1: Nhu cầu nước của động vật không phụ thuộc nhiều vào yếu tố nào sau đây?

Kích thước cơ thể.

Thức ăn.

Nhiệt độ của môi trường.

Độ ẩm của môi trường.

Câu 2: Nhiệt độ ảnh hưởng đến nhu cầu nước của động vật như thế nào?

Nhiệt độ càng cao, nhu cầu nước càng nhiều.

Nhiệt độ thấp, nhu cầu nước cao.

Nhu cầu nước là như nhau ở mọi nhiệt độ đối với động vật cùng loài.

Nhu cầu nước ở các loài động vật trong cùng một nhiệt độ là như nhau.

Câu 3: Ở người, nước không thải ra cơ thể qua

hơi thở.

nước tiểu.

nước trong phân.

nước trong thức ăn.

Câu 4: Trung bình mỗi ngày một người nặng 50 kg cần khoảng bao nhiêu lít nước?

1 lít.

1,5 lít.

2 lít.

2,5 lít.

Câu 5: Chọn thứ tự đúng của thức ăn sau khi được đưa vào cơ thể người?

 Miệng Thực quản Dạ dày Ruột non Ruột già Trực tràng.

Miệng Thực quản Dạ dày Ruột già Ruột non Trực tràng.

Miệng Dạ dày Thực quản Trực tràng Ruột già Ruột non.

Miệng Thực quản Dạ dày Ruột non Trực tràng Ruột già.

Câu 6: Quá trình tiêu hóa thức ăn chủ yếu do cơ quan nào dưới đây đảm nhiệm?

Miệng và thực quản.

Dạ dày và ruột non.

Ruột non và ruột già.

Trực tràng và hậu môn.

Câu 7: Ở người, thức ăn đã tiêu hóa (chất dinh dưỡng) đi đến các bộ phận khác nhau của cơ thể theo con đường nào?

Hệ tiêu hóa.

Hệ hô hấp.

Hệ bài tiết.

Hệ tuần hoàn.

Câu 8: Lựa chọn cụm từ thích hợp hợp điền vào các số để hoàn thành đường đi của vòng tuần hoàn nhỏ?

Tâm thất phải → (1) → Phổi → (2) → Tâm nhĩ trái

1. Động mạch phổi, 2. Tĩnh mạch phổi.

1. Tĩnh mạch phổi, 2. Động mạch phổi.

1. Tĩnh mạch, 2. Động mạch.

1. Động mạch, 2. Tế bào.

Câu 9. Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về các vòng tuần hoàn ở người?

Vòng tuần hoàn lớn có chức năng trao đổi chất giữa máu và các tế bào trong cơ thể.

Vòng tuần hoàn nhỏ mang khí oxygen đến phế nang phổi để thải ra ngoài đồng thời nhận lại khí carbon dioxide.

Vòng tuần hoàn lớn có độ dài đường vận chuyển lớn hơn vòng tuần hoàn nhỏ.

Vòng tuần hoàn lớn mang các chất cặn bã từ tế bào đến cơ quan bài tiết để thải ra môi trường ngoài.

Câu 10: Nhóm thực phẩm nào sau đây giàu carbohydrat?

Đu đủ, rau xanh, táo.

Vừng, lạc, đậu nành.

Thịt, cá, trứng, sữa.

Ngô, khoai lang, lúa mì.

Câu 11: Khi thiếu tinh bột, cơ thể sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?

Thiếu năng lượng để hoạt động.

Không đủ nguyên liệu để cấu tạo nên tế bào.

Khô mắt.

Xương yếu, dễ gãy.

Câu 12: Để tránh bị tiêu chảy do ăn uống, chúng ta không nên thực hiện hành vi nào sau đây?

Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh bằng xà phòng.

Ăn chín, uống sôi.

Vệ sinh dụng cụ ăn uống, làm sạch nguyên liệu trước khi nấu.

Dùng tay bốc đồ ăn.

Câu 13: Một chế độ ăn gồm các nhóm chất lần lượt là: Carbohydrat (ngũ cốc các loai): Lipit (dầu ăn): Protein (thịt, cá…): Đường: Vitamin, muối khoáng (rau củ quả). Tỷ lệ nào dưới đây phù hợp với chế độ ăn hợp lý?

30 %: 35%: 10%: 20%: 5%.

20 %: 5%: 30%: 35%: 10%.

35 %: 10%: 20%: 5%: 30%.

35 %: 30%: 20%: 10%: 5%.

Câu 14: Bao nhiêu bệnh dưới đây xuất hiện do dinh dưỡng không hợp lí và không đảm bảo vệ sinh ăn uống?

Suy dinh dưỡng.

Béo phì.

Tiêu chảy do nhiễm khuẩn E.Coli.

Rối loạn tiêu hóa.

Đau ruột thừa.

2.         B. 3.         C. 4.       D. 5.

Câu 15: Để phòng, tránh một số bệnh do dinh dưỡng không hợp lí chúng ta cần thực hiện bao nhiêu biện pháp dưới đây?

Ăn đủ chất.

Ăn cân đối các chất.

Chỉ ăn những gì mình thích.

Tham gia các hoạt động thể dục thể thao hợp lí.

Ăn nhiều đồ ăn nhanh, đồ ăn vặt.

Tăng cường công tác tuyên truyền về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm.

6.         B. 5.         C. 4.         D. 3.

HS nhận nhiệm vụ.
HS thực hiện nhiệm vụ Học sinh trả lời câu hỏi
Báo cáo kết quả:

Cho cả lớp trả lời;

Mời đại diện giải thích;

GV kết luận về nội dung kiến thức.

 

Hoạt động 7: Vận dụng-mở rộng (10 phút)

Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về trao đổi nước và các chất dinh dưỡng để giải thích những biện pháp kĩ thuật trong thực tiễn trồng trọt.

Nội dung: GV đặt vấn đề để học sinh vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề đặt ra.

Thiết kế một bữa ăn đủ chất, đủ lượng cho gia đình em?

Tìm hiểu các biện pháp tuyên truyền giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm và sử dụng nước sạch ở địa phương em?

Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.

Thiết kế một bữa ăn đủ chất, đủ lượng cho gia đình em?

Một chế độ ăn đủ chất, đủ lượng cần đáp ứng tỉ lệ các chất dinh dưỡng như sau: 5% đường tinh luyện; 30% vitamin từ rau, củ, quả; 35% tinh bột từ cơm, ngũ cốc,…; 10% chất béo từ dầu, mỡ; 20% chất đạm từ các loại thịt, cá, trứng,…

HS dựa vào tỉ lệ này để đề xuất twhcj đơn phù hợp với thực tế gia đình.

Tìm hiểu các biện pháp tuyên truyền giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm và sử dụng nước sạch ở địa phương em?

HS liên hệ thực tế tại địa phương mình để trả lời. Ví dụ:

Án infographic tuyên truyền về tác hại của mất vệ sinh an toàn thực phẩm tại noi công cộng.

Poster tuyên truyền về bảo vệ và tiết kiệm nước…

Thực hiện các buổi tư vấn về vệ sinh an toàn thực phẩm cho học sinh

d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ:

  • Giáo viên tổ chức cho HS báo cáo kết quả làm việc ở nhà với câu hỏi 1 và 2, thực hiện bài tập 3: 
  1. Thiết kế một bữa ăn đủ chất, đủ lượng cho gia đình em?
  2. Tìm hiểu các biện pháp tuyên truyền giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm và sử dụng nước sạch ở địa phương em?
  3. Nhu cầu nước mỗi ngày của trẻ em theo cân nặng theo khuyến nghị của Viện dinh dưỡng vào năm 2012 được mô tả như trong bảng sau:
Cân nặng (kg) Nhu cầu nước (mL/kg)
1-10 100 ml/kg
11-20 1 000 ml + 50 ml/kg cho mỗi 10 kg tăng trưởng.
>21 1 500 ml + 20 ml/kg cho mỗi 20 kg tăng trưởng.

Dựa vào bảng trên, em hãy:

  1. Nhận xét về mối quan hệ giữa cân nặng và nhu cầu nước của trẻ em.
  2. Tính lượng nước mà em cần uống mỗi ngày để đảm bảo nhu cầu nước cho cơ thể.
HS nhận nhiệm vụ.
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ

  • Cá nhân học sinh vận dụng kiến thức đã học giải quyết các vấn đề giáo viên đặt ra.
Cá nhân học sinh độc lập thực hiện nhiệm vụ.
Báo cáo kết quả:

  • Gọi đại diện một số HS báo cáo kết quả.
  • Các học sinh khác nhận xét, bổ sung.
  • Giáo viên nhấn giáo dục ý thức bảo vệ sức khỏe bản thân, thực hiện chế độ ăn hợp lí và hợp vệ sinh.
– Đại diện 1 số HS trình bày kết quả, các HS khác nhận xét, bổ sung.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *