I. MỤC TIÊU DẠY HỌC
1. Về kiến thức
Nêu được khái niệm trao đổi khí và cơ chế trao đổi khí ở sinh vật.
Dựa vào hình ảnh mô tả được cấu tạo khí khổng, nêu chức năng của khí khổng.
Sử dụng hình ảnh để mô tả được quá trình trao đổi khí qua khí khổng của lá.
Kể tên được một số hình thức hô hấp ở động vật.
Dựa vào sơ đồ khái quát mô tả được con đường đi của các chất khí qua các cơ quan hô hấp ở động vật (ví dụ ở con người).
Vận dụng được những kiến thức về trao đổi khí ở thực vật, động vật và người trong trồng trọt, bảo vệ cơ thể và môi trường sống để có hệ hô hấp khỏe mạnh.
Về năng lực
a) Năng lực chung
Tự chủ và tự học: Chủ động, tự tìm hiểu vể trao đổi khí ở sinh vật, vận dụng hiểu biết về trao đổi khí vào thực tiễn cuộc sống.
Giao tiếp và hợp tác:
Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của giáo viên trong khi thảo luận về trao đổi khí ở sinh vật, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo.
– Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết vấn đề kịp thời với các thành viên trong nhóm để thảo luận hiệu quả, giải quyết các vấn đề trong bài học và hoàn thành các nhiệm vụ khi nghiên cứu về trao đổi khí ở sinh vật.
b) Năng lực khoa học tự nhiên
Nhận thức khoa học tự nhiên:
+ Nêu được khái niệm trao đổi khí và cơ chế trao đổi khí ở sinh vật.
+ Nêu được chức năng của khí khổng.
+ Sử dụng hình ảnh để mô tả được quá trình trao đổi khí qua khí khổng của lá.
+ Kể tên được một số hình thức hô hấp ở động vật.
+ Dựa vào sơ đồ khái quát mô tả được con đường đi của các chất khí qua các cơ quan hô hấp ở động vật (ví dụ ở con người).
Tìm hiểu tự nhiên: Thông qua thực hành quan sát khí khổng dưới kính hiển vi, mô tả và vẽ được hình dạng khí khổng.
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng hiểu biết về trao đổi khí vào thực tiễn như: nuôi giun, ếch ở nơi ẩm ướt; dựa vào màu sắc mang để phân biệt cá còn tươi hay không…
Về phẩm chất
Chăm chỉ: Tham gia tích cực hoạt động học tập, hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
Trung thực: Trung thực trong báo cáo kết quả các hoạt động học tập, đánh giá.
Trách nhiệm: Sử dụng hợp lí thời gian học tập; Có ý thức bảo vệ cơ quan cây xanh, bảo vệ hệ hô hấp.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Tranh, video tư liệu.
Dựng cụ thí nghiệm: Kính hiển vi, lam kính, lam men, nước cất, kim mũi mác.
Mẫu vật: lá thài lài.
Máy chiếu, bảng nhóm;
Phiếu học tập.
Phiếu học tập 1
Câu 1: Quan sát các hình ảnh về trao đổi khí trong quang hợp và hô hấp, và hoàn thành bảng sau?
……………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………. Câu 2: a) Trao đổi khí có liên quang gì tới hô hấp b) Cơ chế chung của sự trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường? ……………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………. |
Phiếu học tập số 2
Cho biết cơ quan nào thực hiện quá trình trao đổi khí ở động vật? ……………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………. Cho biết các sinh vật ở trong hình trao đổi khí bằng cơ quan nào?
Quan sát hình 28.3, mô tả con đường đi của khí qua các cơ quan của hệ hô hấp ở người? ……………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………. Quan sát hình 28.4, mô tả đường đi của khí O2 và CO2 qua các cơ quan của hệ hô hấp ở người. ……………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………. Điều gì xảy ra nếu đường dẫn khí bị tắc nghẽn? Nêu những việc làm có lợi cho quá trình trao đổi khí ở người. ……………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………. |
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
Dạy học hợp tác nhóm.
Dạy học trực quan qua tranh, thực hành.
Dạy học nêu và giải quyết vấn đề thông qua câu hỏi SGK.
Kĩ thuật động não, làm việc với SGK.
CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)
Mục tiêu: Tạo được hứng thú cho học sinh, dẫn dắt giới thiệu vấn đề, để học sinh biết được sinh vật đều cần trao đổi khí để duy trì sự sống.
Nội dung: Giáo viên gợi ý vấn đề bài học, học sinh đưa ra các dự đoán về sự trao đổi khí ở sinh vật.
Sản phẩm: Học sinh bước đầu nói lên suy nghĩ của bản thân và có hướng điều chỉnh đúng trong nghiên cứu vấn đề.
Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
Quan sát hình ảnh về quang hợp và hô hấp.
Chúng ta thấy rằng, trong quang hợp hay hô hấp, sinh vật đều cần dùng các chất khí và cũng tạo ra các chất khí khác. Các em hãy đưa ra dự đoán: (?) Các chất khí này được trao đổi bằng cách nào và cơ quan nào thực hiện? |
Học sinh quan sát hình và trả lời các câu hỏi của giáo viên đưa ra. |
Giao nhiệm vụ: cá nhân học sinh đưa ra dự đoán cho câu hỏi giáo viên đưa ra | Nhận nhiệm vụ |
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ Quan sát, hỗ trợ HS khi cần thiết. | Cá nhân học sinh quan sát hình, khai thác thông tin, thực hiện nhiệm vụ. |
Chốt lại và đặt vấn đề vào bài
Con người và các sinh vật khác đều cần trao đổi khí để duy trì sự sống. Ở sinh vật, có nhiều cách trao đổi khí khác nhau. Vậy trao đổi khí ở sinh vật là gì? Ở thực vật và động vật quá trình này diễn ra như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu trao đổi khí ở sinh vật (15 phút)
Mục tiêu: Nêu được khái niệm trao đổi khí ở sinh vật.
Nội dung: Học sinh hoạt động cá nhân, thảo luận các nội dung sau:
Câu 1: Quan sát các hình ảnh về trao đổi khí trong quang hợp và hô hấp, và hoàn thành bảng sau?
Trao đổi khí | Khí lấy vào | Khí thải ra | |
Thực vật | Quang hợp | ||
Hô hấp | |||
Động vật | Hô hấp |
Câu 2:
a) Trao đổi khí có liên quan gì tới hô hấp
b) Cơ chế chung của sự trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường?
Sản phẩm:
Phiếu học tập 1
Câu 1:
Câu 2: Trao đổi khí có liên quan gì tới hô hấp Hô hấp tế bào sử dụng O2 để oxy hóa chất hữu cơ tạo thành CO2, nước và giải phóng năng lượng. Quá trình trao đổi khí giúp cơ thể lấy O2 dùng cho hô hấp và thải CO2 từ quá trình hô hấp tế bào ra môi trường. Cơ chế chung của sự trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường? Trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường tuân theo cơ chế khuếch tán, nghĩa là các phân tử khí di chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp. |
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
Giao nhiệm vụ:
– Yêu cầu HS cứu thông tin SGK trang 118 hoàn thành phiếu học tập số 1. + Giai đoạn 1: cá nhân nghiên cứu thông tin, hoàn thành phiếu trong 5 phút. + Giai đoạn 2: Thảo luận nhóm 4 học sinh trong 3 phút, thống nhất ý kiến vào phiếu đáp án chung. |
HS nhận nhiệm vụ. |
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ
– HS độc lập nghiên cứu thông tin, thảo luận nhóm thống nhất ý kiến. |
Phân tích hình ảnh, khai thác thông tin SGK, thảo luận nhóm thống nhất ý kiến, hoàn thành phiếu học tập số 1. |
Báo cáo kết quả:
Cho các nhóm trao đổi chéo kết quả. Gọi 1 nhóm đại diện trình bày kết quả. Các nhóm khác nhận xét, đánh giá bài làm của nhóm bạn. GV kết luận về nội dung kiến thức mà các nhóm đã đưa ra. |
– Các nhóm trao đổi phiếu đáp án.
– Đại diện 1 nhóm trình bày kết quả ở phiếu học tập. – Các nhóm cho nhận xét và thực hiện đánh giá phiếu đáp án nhận được. |
Tổng kết
Trao đổi khí là quá trình sinh vật lấy O2 hoặc CO2 từ môi trường vào cơ thể, đồng thời thải ra môi trường khí CO2 hoặc O2. Trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường tuân theo cơ chế khuếch tán. |
Ghi nhớ kiến thức |
Hoạt động 3: Tìm hiểu về trao đổi khí ở thực vật (45 phút)
Mục tiêu: Thông qua hình ảnh/thực hành mô tả được cấu tạo của khí khổng, nêu được chức năng của khí khổng.
Nội dung: Học sinh hoạt động theo nhóm 6 học sinh, thực hiện các nội dung sau:
Thực vật trao đổi khí với môi trường chủ yếu qua khí khổng (ở lá cây).
Cho biết khí khổng có ở mặt trên hay mặt dưới của lá?
Quan sát hình bên dưới, em hãy mô tả cấu tạo của khí khổng.
Cho biết cấu tạo khí khổng phù hợp với chức năng trao đổi khí ở thực vật như thế nào?
Quan sát hình 28.1, cho biết sự khác nhau giữa quá trình trao đổi khí qua khí khổng trong hô hấp và quang hợp.
Quá trình trao đổi khí chịu ảnh hưởng của những yếu tố nào? Cây bị thiếu nước ảnh hưởng như thế nào đến quá trình trao đổi khí?
Vận dụng: Thực hành quan sát khí khổng dưới kính hiển vi, kết hợp quan sát hình 28.1, em hãy:
Mô tả cấu tạo của khí khổng?
Vẽ hình dạng của khí khổng quan sát được.
Cho biết khí khổng hoạt động như thế nào?
Sản phẩm: Sản phẩm học sinh
Khí khổng có cả ở biểu bì mặt trên và mặt dưới của lá nhưng chủ yếu ở mặt dưới.
Mỗi khí khổng gồm hai tế bào hình hạt đậu nằm áp sát nhau, thành ngoài mỏng, thành trong dày (hình 28.1)
Khi khí khổng mở, tạo điều kiện cho khí khuếch tán vào trong lá, cung cấp nguyên liệu cho quá trình trao đổi khí.
Quan sát hình 28.1, cho biết sự khác nhau giữa quá trình trao đổi khí qua khí khổng trong hô hấp và quang hợp.
Trong quá trình quang hợp, khí khổng mở cho CO2 từ môi trường khuếch tán vào lá và O2 từ lá khuếch tán ra môi trường.
Trong hô hấp, quá trình này diễn ra ngược lại: khí O2 khuếch tán vào lá và CO2 ra môi trường qua khí khổng.
Ngoài chức năng trao đổi khí, khí khổng còn thực hiện quá trình thoát hơi nước cho cây. Ở hầu hết thực vật, khí khổng mở khi cây được chiếu sáng và được cung cấp đủ nước. Độ mở của khí khổng tăng từ sáng đến trưa rồi giảm dần và nhỏ nhất vào chiều tối.
Quá trình trao đổi khí chịu ảnh hưởng của những yếu tố nào? Cây bị thiếu nước ảnh hưởng như thế nào đến quá trình trao đổi khí?
Quá trình trao đổi khí chịu ảnh hưởng của những yếu tố: Ánh sáng, nước
Khi cây bị thiếu nước, thành mỏng hết căng và thành dày duỗi thẳng, khí khổng đóng lại và quá trình trao đổi khí bị ảnh hưởng lớn.
Vận dụng
Thực hành quan sát khí khổng dưới kính hiển vi, kết hợp quan sát hỉnh 28.1, em hãy:
Mô tả cấu tạo của khí khổng.
Mỗi khí khổng có 2 tế bào hình hạt đậu áp sát vào nhau. Các tế bào này có thành trong dày, thành ngoài mỏng tạo nên khe khí khổng.
Vẽ hình dạng của khí khổng quan sát được: HS vẽ hình quan sát được.
Cho biết khí khổng hoạt động như thế nào?
Khi tế bào hạt đậu hút nước, không bào lớn lên, thành mỏng căng ra nên thành dày căng theo làm khí khổng mở rộng.
Khi tế bào hạt đậu mất nước, không bào nhỏ đi, thành mỏng hết căng, thành dày duỗi thẳng, khí khổng đóng lại.
Chức năng của khí khổng: Thực hiện trao đổi khí và thoát hơi nước.
Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Giao nhiệm vụ:
Giáo viên tổ chức cho học sinh đọc thông tin trong SGK/tr 119 trả lời câu hỏi: Cho biết khí khổng có ở mặt trên hay mặt dưới của lá? Quan sát hình bên dưới, em hãy mô tả cấu tạo của khí khổng. – GV cho học sinh thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi trong SGK Cho biết cấu tạo khí khổng phù hợp với chức năng trao đổi khí ở thực vật như thế nào? Quan sát hình 28.1, cho biết sự khác nhau giữa quá trình trao đổi khí qua khí khổng trong hô hấp và quang hợp. Quá trình trao đổi khí chịu ảnh hưởng của những yếu tố nào? Cây bị thiếu nước ảnh hưởng như thế nào đến quá trình trao đổi khí? Nhiệm vụ 2: Thực hành quan sát khí khổng dưới kính hiển vi Giáo viên chia nhóm 6 học sinh, phát dụng cụ/mẫu vật thực hành, hướng dẫn học sinh làm thực hành và hoàn thiện các nhiệm vụ sau: Thực hành quan sát khí khổng dưới kính hiển vi, kết hợp quan sát hình 28.1, em hãy: Mô tả cấu tạo của khí khổng? Vẽ hình dạng của khí khổng quan sát được. Cho biết khí khổng hoạt động như thế nào? |
HS nhận nhiệm vụ. | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: GV quan sát, hỗ trợ các nhóm khi cần thiết. | Phân công nhiệm vụ và tiến hành thực hiện nhiệm vụ. | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Báo cáo kết quả:
Cho các nhóm trao đổi chéo kết quả. Gọi 1 nhóm đại diện trình bày kết quả. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung cùng giáo viên chuẩn hóa đáp án và chấm điểm chéo sản phẩm nhóm. GV kết luận về nội dung kiến thức mà các nhóm đã đưa ra. |
– Đại diện nhóm báo cáo.
– Nhóm khác nhận xét, bổ sung phần trình bày của nhóm bạn |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Đánh giá: các nhóm đánh giá chéo sản phẩm theo tiêu chí sau
|
Các nhóm đánh giá chéo kết quả theo tiêu chí. | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Tổng kết:
Thực vật trao đổi khí với môi trường chủ yếu thông qua khí khổng ở lá, được thực hiện trong quang hợp và hô hấp. Các chất khí khuếch tán vào và ra khỏi lá khi khí khổng mở. Cấu tạo khí khổng: Mỗi khí khổng gồm hai tế bào tế bào hình hạt đậu áp sát vào nhau, thành trong dày, thành ngoài mỏng tạo nên khe khí khổng. Chức năng của khí khổng: thực hiện trao đổi khí và thoát hơi nước. |
HS ghi nhớ kiến thức | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Bài tập về nhà
Câu 1: Trao đổi khí ở thực vật diễn ra vào thời gian nào? Câu 2: Cấu tạo tế bào khí khổng phù hợp với chức năng trao đổi khí ở thực vật như thế nào? Câu 3: Tìm hiểu tại sao các cây sống nổi trên mặt nước như sen, súng… khí khổng chỉ có ở mặt trên của lá? Câu 4: Dựa vào hiểu biết về khí khổng, hãy vẽ hình minh họa thể hiện quá trình trao đổi khí qua khí khổng ở thực vật? |
Học sinh làm bài tập tại nhà |
Hoạt động 4: Tìm hiểu về trao đổi khí ở động vật (45 phút)
Mục tiêu:
Kể tên được một số hình thức hô hấp của động vật.
Dựa vào sơ đồ khái quát mô tả được con đường đi của các chất khí qua các cơ quan hô hấp ở động vật (ví dụ ở con người).
Nội dung: Học sinh thảo luận và hoàn thành phiếu học tập số 2
Luyện tập
Vì sao khi bắt giun đất để trên bề mặt đất khô ráo thì giun đất nhanh bị chết?
Phân biệt trao đổi khí ở động vật và thực vật theo gợi ý nội dung bảng 23.2
Bảng 23.2. Trao đổi khí ở động vật và thực vật
Tiêu chí | Thực vật | Động vật |
Cơ quan trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường | ||
Đường đi của khí | ||
Cơ chế trao đổi khí | ||
Chất khí trao đổi giữa cơ thể với môi trường |
Sản phẩm:
Phiếu học tập số 2
Cho biết cơ quan nào thực hiện quá trình trao đổi khí ở động vật? Động vật thực hiện trao đổi khí qua các cơ quan hô hấp đa dạng như da, mang, ống khí, phổi… Cho biết các sinh vật ở trong hình trao đổi khí bằng cơ quan nào?
Quan sát hình 28.3, mô tả con đường đi của khí qua các cơ quan của hệ hô hấp ở người? – Khí O2 được đi vào cơ thể nhờ cơ quan trao đổi khí (da, hệ thống ống khí, mang, phổi). – Tiếp đó được đưa đến tất cả các tế bào trong cơ thể. – Sau đó khí CO2 được thải ra từ các tế bào đi qua cơ quan trao đổi khí và đi ra môi trường bên ngoài. Quan sát hình 28.4, mô tả đường đi của khí O2 và CO2 qua các cơ quan của hệ hô hấp ở người. – Ở người, khi hít vào, không khí đi qua khoang mũi tới hầu, khí quản, phế quản (đường dẫn khí) để vào phổi. – Tại phổi, O2 khuếch tán vào máu đến cung cấp cho các tế bào trong cơ thể, còn CO2 từ máu sẽ khuếch tán vào phổi và được đưa ra ngoài môi trường qua động tác thở ra. Điều gì xảy ra nếu đường dẫn khí bị tắc nghẽn? Nêu những việc làm có lợi cho quá trình trao đổi khí ở người. – Khi đường dẫn khí bị tắc nghẽn quá trình trao đổi khí sẽ gặp khó khăn và gây nguy hiểm đến sự sống. – Những việc làm có lợi cho quá trình trao đổi khí ở người : Uống đủ nước Tập thể dục thường xuyên Tập hít thở đúng cách Trồng nhiều cây xanh quanh khu vực sống |
Luyện tập
Vì sao khi bắt giun đất để trên bề mặt đất khô ráo thì giun đất nhanh bị chết?
Để thuận lợi cho hô hấp giun đất sống trong môi trường đất ẩm ướt, còn trong điều kiện khô ráo, da giun bị khô, không còn ẩm ướt. Khi đó O2 và CO2 không khuếch tán qua da, giun không thể hô hấp nên bị chết.
Phân biệt trao đổi khí ở động vật và thực vật theo gợi ý nội dung bảng sau
Bảng 23.2. Trao đổi khí ở động vật và thực vật
Tiêu chí | Thực vật | Động vật |
Cơ quan trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường | Khí khổng | Nhiều hình thức: ống khí, mang, da, phổi… |
Đường đi của khí | Các khí (oxygen, carbon dioxide) di chuyển từ môi trường ngoài vào lá và từ lá ra môi trường qua khí khổng. | Khi hít vào, oxygen cùng các khí khác được đưa vào phổi, đến phế nang. Tại phế nang xảy ra trao đổi khí với mạch máu. Khí oxygen đi vào máu và được vận chuyển đến các tế bào, khí carbon dioxide từ máu vào phế nang và được thải ra môi trường. |
Cơ chế trao đổi khí | Khuếch tán | Khuếch tán và hoạt đọng của các cơ quan hô hấp |
Chất khí trao đổi giữa cơ thể với môi trường | Khí oxygen và khí carbon dioxide | Khí oxygen, khí carbon dioxide và các khí khác trong không khí. |
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | |||||||||||||||
Giao nhiệm vụ:
Giáo viên chia lớp thành các nhóm 6 học sinh, yêu cầu các nhóm nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận nhóm hoàn thành nội dung phiếu học tập số 2. |
HS nhận nhiệm vụ. | |||||||||||||||
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ
Mỗi nhóm thảo luận kết quả và hoàn thành vào phiếu học tập số 2. Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh khi cần thiết. |
Thảo luận nhóm, hoàn thành phiếu học tập số 2 | |||||||||||||||
Báo cáo kết quả:
Cho các nhóm trao đổi chéo kết quả. Gọi 1 nhóm đại diện trình bày kết quả. Các nhóm khác nhận xét, đánh giá bài làm của nhóm bạn. GV kết luận về nội dung kiến thức mà các nhóm đã đưa ra. |
– Các nhóm trao đổi phiếu đáp án.
– Đại diện 1 nhóm trình bày kết quả ở phiếu học tập. – Các nhóm cho nhận xét và thực hiện đánh giá phiếu đáp án nhận được. |
|||||||||||||||
Tổng kết
Động vật trao đổi khí với môi trường qua cơ quan trao đổi khí. Cơ quan trao đổi khí ở động vật rất đa dạng. Tuỳ từng loại động vật mà cơ quan trao đổi khí là da, hệ thống ống khí, mang hay phổi. Ở người, trao đổi khí diễn ra ở phổi. Cơ chế: Khi ta hít vào, oxygen và các khí khác trong không khí được đưa vào phế nang phổi. Tại phế nang, oxygen từ phế nang vào máu còn khí carbon dioxide từ máu đi vào phế nang và thải ra môi trường ngoài thông qua động tác thở ra. |
Ghi nhớ kiến thức | |||||||||||||||
Luyện tập
Vì sao khi bắt giun đất để trên bề mặt đất khô ráo thì giun đất nhanh bị chết? Phân biệt trao đổi khí ở động vật và thực vật theo gợi ý nội dung bảng 23.2 Bảng 23.2. Trao đổi khí ở động vật và thực vật
|
Học sinh trả lời câu hỏi | |||||||||||||||
Bài tập về nhà
Hệ thống hóa kiến thức về trao đổi khí bằng sơ đồ tư duy |
Hoạt động 5: Luyện tập (10 phút)
Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu nội dụng toàn bộ bài học.
Nội dung: GV cho học sinh làm việc cá nhân và trả lời mốt số câu hỏi trắc nghiệm dưới dạng trò chơi “Rung chuông vàng”
Sản phẩm: Sản phẩm đáp án câu trả lời.
Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | |
Giao nhiệm vụ:
– GV trình chiếu câu hỏi, học sinh sử dụng bảng A,B,C,D để trả lời Câu 1: Chọn đáp án đúng nhất Trao đổi khí là sự trao đổi khí oxygen giữa cơ thể sinh vật với môi trường bên ngoài Trao đổi khí là sự trao đổi khí carbon dioxide giữa cơ thể sinh vật với môi trường bên ngoài Trao đổi khí là trao đổi các chất khí giữa cơ thể với môi trường bên ngoài. Trao đổi khí là trao đổi các chất khí giữa tế bào và cơ thể. Câu 2: Ở cây Một lá mầm, khí khổng phân bố ở biểu bì mặt trên của lá. biểu bì mặt dưới của lá. biểu bì phần thân cây. cả biểu bì mặt trên và biểu bì mặt dưới của lá. Câu 3: Khi tế bào hạt đậu hút no nước thì thành mỏng căng ra, thành dày co lại làm cho khí khổng mở ra. thành dày căng ra làm cho thành mỏng căng theo, khí khổng mở ra. thành dày căng ra làm cho thành mỏng co lại, khí khổng mở ra. thành mỏng căng ra làm cho thành dày căng theo, khí khổng mở ra. Câu 4: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về sự trao đổi khí trong quang hợp? Khi khí khổng mở, khí oxygen và hơi nước đi vào, khí carbon dioxide đi ra. Khi khí khổng mở, khí oxygen và hơi nước đi ra, khí carbon dioxide đi vào. Khi khí khổng mở, khí oxygen và carbon dioxide đi vào, hơi nước đi ra. Khi khí khổng mở, khí oxygen và carbon dioxide đi ra, hơi nước đi vào. Câu 5: Trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường ngoài tuân theo cơ chế nào sau đây? Thầm thấu. Khuếch tán. Phân ly. Chủ động. Câu 6: Hình thức trao đổi khí của châu chấu là trao đổi khí nhờ hệ thống ống khí. trao đổi khí nhờ hệ thống túi khí. trao đổi khí qua da. trao đổi khí bằng phổi. Câu 7: Cơ quan trao đổi khí của loài nào dưới đây khác với loài còn lại? Cá trắm. Cá voi. Cá chép. Cá mập. Câu 8: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về trao đổi khí ở người? Bề mặt trao đổi khí là các tế bào phế nang phổi. Sự trao đổ khí giữa cơ thể và môi trường được thực hiện thông qua hoạt động hít vào, thở ra. Tại phế nang, oxygen khuếch tán từ tế bào phế nang vào máu còn carbon dioxide khuếch tán từ máu vào phế nang. Tại phế nang, carbon dioxide khuếch tán từ tế bào phế nang vào máu còn oxygen khuếch tán từ máu vào phế nang. Câu 9: Chọn câu đúng. Đường đi của khí qua các cơ quan hô hấp của người là: Khoang mũi → Khí quản → Phế quản → Phế nang Khoang mũi → Phế quản → Khí quản → Phế nang Khoang mũi → Thực quản → Phế quản → Phế nang Khoang mũi → Thanh quản → Thực quản → Phế nang Câu 10. Thời gian diễn ra sự trao đổi khí ở sinh vật là khi nào? Khi được cung cấp đủ nước. Khi có ánh sáng. Chủ yếu vào ban đêm. Cả ngày lẫn đêm. |
HS nhận nhiệm vụ. | |
HS thực hiện nhiệm vụ | Học sinh trả lời câu hỏi | |
Báo cáo kết quả:
Cho cả lớp trả lời; Mời đại diện giải thích; GV kết luận về nội dung kiến thức. |
Hoạt động 5: Vận dụng-mở rộng (15 phút)
Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về quang hợp để giải thích được ý nghĩa thực tiễn của việc trồng và bảo vệ cây xanh.
Nội dung: GV đặt vấn đề để học sinh vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề đặt ra.
Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
Vì sao khi mở nắp mang cá có thể biết cá còn tươi hay không?
Do cá hô hấp bằng mang nếu mang cá có màu đỏ thì cá còn duy trì hô hấp => tươi, còn nếu mang cá chuyển màu sẫm thì cá đã ngừng hô hấp => ươn.
Vì sao sơn kín da ếch thì ếch sẽ chết sau một thời gian?
Vì ếch chủ yếu hô hấp qua da, khi sơn kín da ếch sẽ khiến cho quá trình trao đổi khí bị cản trở, sau 1 thời gian, ếch sẽ chết.
Nêu vai trò của tập thể dục và hít thở sâu đối với rèn luyện sức khỏe?
– Tập thể dục đều đặn giúp cơ thể trao đổi chất tốt hơn. Hít thở sâu giúp mở rộng khoang ngực, khoang bụng cho phép oxygen được phân phối khắp nơi trong cơ thể và loại bỏ carbon dioxide ra ngoài, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
Giao nhiệm vụ:
|
HS nhận nhiệm vụ. |
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ
|
Cá nhân học sinh độc lập thực hiện nhiệm vụ. |
Báo cáo kết quả:
|
– Đại diện 1 số HS trình bày kết quả, các HS khác nhận xét, bổ sung. |