MỤC TIÊU
Về kiến thức
– Trình bày và vận dụng được một số phương pháp và kĩ năng trong học tập môn Khoa học tự nhiên:
+ Phương pháp tìm hiểu tự nhiên;
+ Thực hiện được các kĩ năng tiến trình: quan sát, phân loại, liên kết, đo, dự báo.
– Sử dụng được một số dụng cụ đo trong môn Khoa học tự nhiên 7.
– Làm được báo cáo, thuyết trình.
Về năng lực
a) Năng lực chung
– Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu các phương pháp và kĩ năng học tập môn Khoa học tự nhiên.
– Giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và thảo luận nhóm.
– Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
b) Năng lực khoa học tự nhiên
– Nhận thức khoa học tự nhiên: Trình bày được một số phương pháp và kĩ năng trong học tập môn Khoa học tự nhiên.
– Tìm hiểu tự nhiên: Sử dụng phương pháp tìm hiểu tự nhiên và các kĩ năng tiến trình (quan sát, phân loại, liên kết, đo, dự báo để tìm hiểu các hiện tượng tự nhiên trong học tập môn Khoa học tự nhiên.
– Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học:
+ Làm được báo cáo thuyết trình;
+ Sử dụng được một số dụng cụ đo (dao động kí, đồng hồ đo thời gian hiện số dùng cổng quang điện)
Về phẩm chất
– Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
– Cẩn thận, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong chủ đề bài học.
– Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
– Các hình ảnh theo SGK, máy chiếu.
– Dụng cụ đo, dụng cụ thí nghiệm: dao động kí, đồng hồ đo thời gian hiện số dùng cổng quang điện.
– Phiếu học tập
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 |
Câu 1: Quan sát hình và cho biết hiện tượng nào là hiện tượng tự nhiên thông thường trên Trái Đất? Hiện tượng nào là thảm họa thiên nhiên gây tác động xấu đến con người và môi trường?
Cháy rừng Hạn hán Mưa to kèm theo sấm sét Câu 2: Em hãy tìm hiểu và cho biết cách phòng chống và ứng phó của con người trước thảm họa thiên nhiên trong hình.
Cháy rừng Hạn hán |
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 | ||||
Câu 1: Quan sát hình và cho biết nguyên nhân nào làm phát thải khí nhà kính nhiều nhất. Hãy tìm hiểu và đề xuất biện pháp giảm sự phát thải khí carbon dioxide từ nguồn này.
Biểu đồ tỉ lệ phát thải khí nhà kính từ các nguyên nhân khác nhau
Câu 2: Tìm hiểu thông tin trên Internet về nhiệt độ trung bình toàn cầu của Trái Đất trong khoảng 100 năm qua và suy luận về nhiệt độ của Trái Đất tăng hay giảm trong vòng 10 năm tới. |
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
– Dạy học theo nhóm, nhóm cặp đôi.
– Kĩ thuật sử dụng phương tiện trực quan, kĩ thuật góc, khăn trải bàn.
– Dạy học nêu và giải quyết vấn đề thông qua câu hỏi SGK.
KHỞI ĐỘNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Khởi động (10 phút)
a) Mục tiêu: giúp HS nhớ lại những bài thực hành đã làm ở lớp 6, những ưu điểm và hạn chế của các em trong khi làm thí nghiệm thực hành để có thể làm các bài thí nghiệm thực hành ở lớp 7 tốt hơn.
b) Nội dung:
Sử dụng phương pháp nêu và giải quyết vấn đề thông qua hoạt động nhóm.
– GV gợi ý cho HS thảo luận về một số vấn đề chính như lựa chọn dụng cụ đo, tiến hành đo, ghi kết quả đo, viết báo cáo kết quả thực hành.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
– Giới thiệu về môn Khoa học tự nhiên:
Môn Khoa học tự nhiên là môn học về các sự vật và hiện tượng trong thế giới tự nhiên nhằm hình thành và phát triển các năng lực khoa học tự nhiên: nhận thức khoa học tự nhiên, tìm hiểu tự nhiên và vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào cuộc sống. – Đặt vấn đề: “Để học tốt môn Khoa học tự nhiên các em cần sử dụng những phương pháp và kĩ năng nào?” – Chia lớp thành các nhóm cặp đôi và cho HS thảo luận, trả lời câu hỏi. |
HS nhận nhiệm vụ, suy nghĩ và trả lời câu hỏi của GV |
Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
Quan sát, hỗ trợ HS khi cần thiết |
Thực hiện nhiệm vụ |
Chốt lại vấn đề vào bài:
Để học tốt môn Khoa học tự nhiên các em cần sử dụng những phương pháp và kĩ năng: – Phương pháp tìm hiểu tự nhiên – Kĩ năng quan sát, phân loại Kĩ năng liên kết Kĩ năng đo Kĩ năng dự báo |
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS phương pháp tìm hiểu tự nhiên
a) Mục tiêu: Hướng dẫn HS tập làm nhà khoa học, khám phá tự nhiên theo phương pháp tìm hiểu tự nhiên.
b) Nội dung:
– GV giới thiệu phương pháp tìm hiểu tự nhiên nhằm khám phá, phát hiện các sự vật và hiện tượng trong tự nhiên.
– Phân tích vai trò mỗi bước trong quy trình thông qua ví dụ ở mục I và yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong SGK.
– Sử dụng phương pháp nêu và giải quyết vấn đề thông qua hoạt động nhóm để trả lời câu hỏi:
Sắp xếp nội dung các thông tin khi nghiên cứu sự hòa tan của một số chất rắn theo các bước của phương pháp tìm hiểu tự nhiên.
Tìm hiểu khả năng hòa tan của muối ăn, đường, đá vôi (dạng bột) trong nước.
Dự đoán trong số các chất muối ăn, đường, đá vôi (dạng bột), chất nào tan, chất nào không tan trong nước?
Thực hiện các bước thí nghiệm: rót cùng một thể tích nước (khoảng 5ml) vào ba ống nghiệm. Thêm vào mỗi ống nghiệm khoảng 1 gam mỗi chất trên và lắc đều khoảng 1 – 2 phút. Quan sát và ghi lại kết quả thí nghiệm. So sánh và rút ra kết luận.
Đề xuất thí nghiệm để kiểm tra dự đoán (chuẩn bị dụng cụ, hóa chất và các bước thí nghiệm).
Viết báo cáo và trình bày quá trình thực nghiệm, thảo luận kết quả thí nghiệm.
c) Sản phẩm:
Tên các bước | Nội dung | |
Bước 1 | Đề xuất tìm hiểu vấn đề | Tìm hiểu khả năng hòa tan của muối ăn, đường, đá vôi (dạng bột) trong nước. |
Bước 2 | Đưa ra dự đoán khoa học để giải quyết vấn đề | Dự đoán trong số các chất muối ăn, đường, đá vôi (dạng bột), chất nào tan, chất nào không tan trong nước? |
Bước 3 | Lập kế hoạch kiểm tra dự đoán | Đề xuất thí nghiệm để kiểm tra dự đoán (chuẩn bị dụng cụ, hóa chất và các bước thí nghiệm). |
Bước 4 |
Thực hiện kế hoạch kiểm tra dự đoán | Thực hiện các bước thí nghiệm: rót cùng một thể tích nước (khoảng 5 mL) vào ba ống nghiệm. Thêm vào mỗi ống nghiệm khoảng 1 gam mỗi chất trên và lắc đều khoảng 1 – 2 phút. Quan sát và ghi lại kết quả thí nghiệm. So sánh và rút ra kết luận. |
Bước 5 | Viết báo cáo. Thảo luận và trình bày báo cáo khi được yêu cầu | Viết báo cáo và trình bày quá trình thực nghiệm, thảo luận kết quả thí nghiệm. |
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
– GV giới thiệu về phương pháp tìm hiểu tự nhiên kết hợp với HS tìm hiểu sơ đồ và ví dụ trong SGK. – Phân tích vai trò từng bước cho HS. – Chia lớp thành 4 nhóm, cho HS hoạt động nhóm và trả lời câu hỏi sau vào bảng: Sắp xếp nội dung các thông tin khi nghiên cứu sự hòa tan của một số chất rắn theo các bước của phương pháp tìm hiểu tự nhiên. Tìm hiểu khả năng hòa tan của muối ăn, đường, đá vôi (dạng bột) trong nước. Dự đoán trong số các chất muối ăn, đường, đá vôi (dạng bột), chất nào tan, chất nào không tan trong nước? Thực hiện các bước thí nghiệm: rót cùng một thể tích nước (khoảng 5ml) vào ba ống nghiệm. Thêm vào mỗi ống nghiệm khoảng 1 gam mỗi chất trên và lắc đều khoảng 1 – 2 phút. Quan sát và ghi lại kết quả thí nghiệm. So sánh và rút ra kết luận. Đề xuất thí nghiệm để kiểm tra dự đoán (chuẩn bị dụng cụ, hóa chất và các bước thí nghiệm). Viết báo cáo và trình bày quá trình thực nghiệm, thảo luận kêt quả thí nghiệm. |
HS nhận nhiệm vụ GV đã giao. |
Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
– Đọc nội dung SGK và để nắm được phương pháp tìm hiểu tự nhiên. – Sắp xếp các nội dung của câu hỏi vào bảng theo các bước. |
– Thực hiện nhiệm vụ học tập dưới sự hướng dẫn của GV. |
Báo cáo kết quả:
– Cho các nhóm trình bày kết quả thảo luận theo thứ tự, nhóm nào nhanh nhất sẽ trình bày trước. – GV nhận xét về quá trình hoạt động nhóm, kết quả hoạt động nhóm. – GV kết luận nội dung kiến thức cho HS. |
– Đại diện 1 bạn trình bày phần thảo luận của nhóm mình.
– Trong khi 1 nhóm trình bày, các nhóm còn lại lắng nghe để nhận xét và bổ sung. |
Tổng kết:
Phương pháp tìm hiểu tự nhiên là cách thức tìm hiểu các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và đời sống, chứng minh được các vấn đề trong thực tiễn bằng các dẫn chứng khoa học. Phương pháp này gồm các bước được mô tả bằng sơ đồ sau: |
Ghi chép kiến thức vào vở. |
Hoạt động 3: Tìm hiểu kĩ năng quan sát phân loại
a) Mục tiêu:
– GV hướng dẫn HS tìm hiểu vai trò của việc hình thành kĩ năng quan sát, phát hiện và phân loại các vấn đề trong tự nhiên.
b) Nội dung:
– GV cho HS đọc thông tin trong mục II.1 để trả lời các câu hỏi: Kĩ năng quan sát, phân loại có vai trò gì?
– Tổ chức HS hoạt động theo nhóm, chia lớp thành 4 nhóm, sử dụng phương pháp khăn trải bàn cho HS tìm hiểu về kĩ năng quan sát và trả lời PHT số 1.
c) Sản phẩm:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 |
Câu 1: Quan sát hình và cho biết hiện tượng nào là hiện tượng tự nhiên thông thường trên Trái Đất? Hiện tượng nào là thảm họa thiên nhiên gây tác động xấu đến con người và môi trường?
Cháy rừng Hạn hán Mưa to kèm theo sấm sét Thảm họa thiên nhiên: Cháy rừng, hạn hán. Hiện tượng tự nhiên thông thường: Mưa to kèm theo sấm sét Câu 2: Em hãy tìm hiểu và cho biết cách phòng chống và ứng phó của con người trước thảm họa thiên nhiên trong hình.
Cháy rừng Hạn hán Biện pháp phòng chống, ứng phó: Quy hoạch vùng sản xuất nương rẫy. Vận động, tuyên truyền cho người dân không đốt rừng làm nương rẫy bừa bãi. Trồng nhiều cây xanh Nghiêm cấm hành vi khai thác chặt phá rừng trái phép Giảm thiểu khí thải độc hại ra môi trường để giảm tình trạng nóng lên toàn cầu Di cư khỏi nơi cư trú nếu thảm họa thiên nhiên quá khốc liệt, nguy hại đến người và tài sản. |
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
– Sử dụng phương pháp dạy học hợp tác kết hợp kĩ thuật khăn trải bàn. – GV chia lớp thành 4 nhóm, cho HS nghiên cứu kiến thức trong SGK tìm hiểu về kĩ năng quan sát và trả lời câu hỏi trong PHT số 1. |
HS nhận nhiệm vụ. |
Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
– Các nhóm thảo luận và hoàn thành phiếu học tập số 1. – GV theo dõi, quan sát, hướng dẫn các nhóm quan sát và hoàn thành phiếu học tập. – Sau khi thảo luận xong các nhóm đưa ra câu trả lời. |
– Các nhóm thực hiện nhiệm vụ theo sự hướng dẫn của GV.
– Đảm bảo được mỗi thành viên trong nhóm đều hiểu rõ về vấn đề nhóm mình nghiên cứu. |
Báo cáo kết quả:
– GV gọi mỗi nhóm một HS bất kì để trình bày về kết quả hoạt động của nhóm để đánh giá quá trình hoạt động nhóm. – GV nhận xét về quá trình hoạt động nhóm và kết luận nội dung kiến thức cho HS. |
– Trong khi bạn trình bày câu trả lời, các bạn còn lại lắng nghe, nhận xét. |
Tổng kết:
Kĩ năng quan sát là kĩ năng sử dụng một hoặc nhiều giác quan để thu nhận thông tin về các đặc điểm, kích thước, hình dạng, kết cấu, vị trí,… của các sự vật và hiện tượng trong tự nhiên. Học sinh cần sử dụng các dụng cụ như thước đo, kính hiển vi,… để mở rộng phạm vi quan sát và có những thông tin, kết quả chính xác hơn. |
Ghi chép kiến thức vào vở. |
Hoạt động 4: Tìm hiểu kĩ năng liên kết
a) Mục tiêu:
– GV hướng dẫn HS liên kết các kiến thức thuộc các nội dung Vật lí, Hóa học và Sinh học để giải quyết vấn đề trong cuộc sống. Thông qua đó, hình thành kĩ năng liên kết giữa các sự vật hiện tượng trong tự nhiên nhằm giải quyết các vấn đề thực tiễn xung quanh.
b) Nội dung:
– GV phân tích ví dụ trong SGK về vòng tuần hoàn của nước trên Trái Đất, các thể của nước và ảnh hưởng của nước đến hệ sinh thái.
– Cho HS làm việc cá nhân để hoàn thành câu hỏi.
c) Sản phẩm:
ĐÁP ÁN |
(1 – c): Nước được cấu tạo từ hai nguyên tố là oxygen và hydrogen. Nước có vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp của cây xanh. |
(2 – a): Nhân địa cầu được cấu tạo chủ yếu từ hợp kim của sắt và nickel, đây cũng chính là nguyên nhân mà người ta cho rằng tạo ra từ trường của Trái Đất. |
(3 – b): Lựa chọn phân bón cho cây trồng dựa trên nhu cầu của cây trồng trong từng thời kì sinh trưởng và phát triển. |
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | ||||||||
Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
– GV phân tích ví dụ trong SGK về vòng tuần hoàn của nước trên Trái Đất, các thể của nước và ảnh hưởng của nước đến hệ sinh thái. – Cho HS làm việc cá nhân để hoàn thành câu hỏi: Kết nối thông tin giữa cột (A) và cột (B) tạo thành câu hoàn chỉnh, thể hiện sự liên kết trong tìm hiểu, khám phá tự nhiên.
|
HS nhận nhiệm vụ. | ||||||||
Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
– Cá nhân HS nghiên cứu để trả lời câu hỏi. – GV theo dõi, quan sát, hướng dẫn HS. |
– Đảm bảo được mỗi HS đều hiểu rõ về ví dụ và áp dụng vào bài tập. | ||||||||
Báo cáo kết quả:
– GV gọi mỗi nhóm một HS bất kì để trình bày về kết quả. – GV nhận xét và kết luận nội dung kiến thức cho HS. |
– Trong khi bạn trình bày câu trả lời, các bạn còn lại lắng nghe, nhận xét. | ||||||||
Tổng kết:
Kĩ năng liên kết liên quan đến việc sử dụng các số liệu quan sát, kết quả phân tích số liệu hoặc dựa vào những điều đã biết nhằm xác định các mối quan hệ mới của các sự vật và hiện tượng trong tự nhiên. |
Ghi chép kiến thức vào vở. |
Hoạt động 5: Tìm hiểu kĩ năng đo
a) Mục tiêu:
– GV giải thích vai trò của các phép đo trong khoa học thực nghiệm, kết quả của các phép đo chính là các dữ kiện khoa học minh chứng khi nhận biết, tìm hiểu các sự vật và hiện tượng tự nhiên.
b) Nội dung:
– GV phân tích trình tự các bước của kĩ năng đo, quy trình đo, đánh giá và thảo luận kết quả thu được sau khi đo.
– GV chia lớp thành 6 nhóm, cho các nhóm thực hiện đo khối lượng cuốn sách Khoa học tự nhiên 7 bằng cân điện tử và ghi kết quả theo mẫu bảng 1.1.
c) Sản phẩm:
Thứ tự phép cân | Kết quả thu được (gam) | Nhận xét/đánh giá kết quả đo |
1 | 1,210 | 3 lần đo có kết quả gần giống nhau |
2 | 1,250 | |
3 | 1,240 | |
Khối lượng cuốn sách (kết quả trung bình) | 1,233 | Kết quả trung bình gần bằng kết quả thu được sau mỗi lần đo |
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | |||||||||||||
Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
– GV chia lớp thành 6 nhóm, cho các nhóm thực hiện đo khối lượng cuốn sách Khoa học tự nhiên 7 bằng cân điện tử và ghi kết quả theo mẫu bảng 1.1. – Chuẩn bị: cân điện tử. Tiến hành: đo khối lượng cuốn sách Khoa học tự nhiên 7 bằng cân điện tử. Thảo luận nhóm, hoàn thành bảng mẫu và thực hiện yêu cầu sau:
Hãy xác định khối lượng của cuốn sách và nhận xét kết uqar của các lần đo so với kết quả trung bình. |
HS nhận nhiệm vụ. | |||||||||||||
Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
– Các nhóm thực hiện phép đo theo sự hướng dẫn của GV. – GV theo dõi, quan sát, hướng dẫn các nhóm. – Các nhóm đưa ra câu trả lời vào Bảng 1.1. |
– Các nhóm thực hiện nhiệm vụ theo sự hướng dẫn của GV.
– Đảm bảo được mỗi thành viên trong nhóm đều hiểu rõ về vấn đề nhóm mình nghiên cứu. |
|||||||||||||
Báo cáo kết quả:
– GV gọi mỗi nhóm một HS bất kì để trình bày về kết quả hoạt động của nhóm. – GV nhận xét về quá trình hoạt động nhóm và kết luận nội dung kiến thức cho HS. |
– Trong khi bạn trình bày câu trả lời, các bạn còn lại lắng nghe, nhận xét. | |||||||||||||
Tổng kết:
Khi thực hiện thí nghiệm, học sinh cần biết chức năng, độ chính xác, giới hạn đo,… của các dụng cụ và thiết bị khác nhau để lựa chọn và sử dụng chúng một cách thích hợp. Việc đo thường được thực hiện theo các bước sau: 1) Ước lượng để lựa chọn dụng cụ/thiết bị đo phù hợp. 2) Thực hiện phép đo, ghi kết quả đo và xử lí số liệu đo. 3) Nhận xét độ chính xác của kết quả đo căn cứ vào loại dụng cụ đo và cách đo. 4) Phân tích kết quả và thảo luận về kết quả nghiên cứu thu được. |
Ghi chép kiến thức vào vở. |
Hoạt động 6: Tìm hiểu kĩ năng dự báo
a) Mục tiêu:
– GV giải thích vai trò của các số liệu trong việc làm cơ sở cho việc phân tích tìm hiểu nguyên nhân các sự vật và hiện tượng nhằm đưa ra các dự đoán, dự báo khoa học khi vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
b) Nội dung:
– GV phân tích các số liệu trong Hình 1.3, từ đó định hướng HS tìm hiểu nguyên nhân của các số liệu về tỉ lệ phát thải khí nhà kính.
– Chia lớp thành 3 góc và cho các nhóm tìm hiểu về kĩ năng dự báo và hoàn thành PHT số 2.
c) Sản phẩm:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 | ||||
Câu 1: Quan sát hình và cho biết nguyên nhân nào làm phát thải khí nhà kính nhiều nhất. Hãy tìm hiểu và đề xuất biện pháp giảm sự phát thải khí carbon dioxide từ nguồn này.
Biểu đồ tỉ lệ phát thải khí nhà kính từ các nguyên nhân khác nhau
Câu 2: Tìm hiểu thông tin trên Internet về nhiệt độ trung bình toàn cầu của Trái Đất trong khoảng 100 năm qua và suy luận về nhiệt độ của Trái Đất tăng hay giảm trong vòng 10 năm tới. Trong khoảng 100 năm qua, nhiệt độ trung bình Trái Đất đã tăng khoảng 0,9oC (nhiệt độ năm 2018 so với giai đoạn 1951 – 1980). Với xu thế này, dự đoán trong khoảng 10 năm tới, nhiệt độ sẽ tiếp tục tăng. |
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Giáo viên chia học sinh thành 3 nhóm lớn, phát phiếu học tập số 2, tổ chức thực hiện học tập theo góc: + Góc 1: Tìm hiểu nguyên nhân làm phát sinh khí thải nhà kính + Góc 2: Biện pháp giảm phát thải khí carbon dioxide + Góc 3: Tìm hiểu thông tin trên Internet về nhiệt độ trung bình toàn cầu của Trái Đất trong khoảng 100 năm qua và suy luận về nhiệt độ của Trái Đất tăng hay giảm trong vòng 10 năm tới. – Tại mỗi góc, học sinh có 10 phút hoạt động cá nhân tìm tòi kiến thức, 10 phút thảo luận nhóm thống nhất ý kiến hoàn thành phiếu đáp án chung. – Mỗi nhóm có 5 phút để trình bày phiếu học tập của nhóm mình. |
HS nhận nhiệm vụ. |
Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
– Các nhóm thảo luận và hoàn thành phiếu học tập số 2. – GV theo dõi, quan sát, hướng dẫn các nhóm quan sát và hoàn thành phiếu học tập. – Sau khi thảo luận xong các nhóm đưa ra câu trả lời. |
– Các nhóm thực hiện nhiệm vụ theo sự hướng dẫn của GV.
– Đảm bảo được mỗi thành viên trong nhóm đều hiểu rõ về vấn đề nhóm mình nghiên cứu. |
Báo cáo kết quả:
– GV gọi mỗi nhóm một HS bất kì để trình bày về kết quả hoạt động của nhóm để đánh giá quá trình hoạt động nhóm. – GV nhận xét về quá trình hoạt động nhóm và kết luận nội dung kiến thức cho HS. |
– Trong khi bạn trình bày câu trả lời, các bạn còn lại lắng nghe, nhận xét. |
Tổng kết:
Là kĩ năng đề xuất điều gì sẽ xảy ra dựa trên các quan sát, kiến thức, sự hiểu biết và suy luận của con người về sự vật và hiện tượng trong tự nhiên. Người ta có thể đưa ra các dự báo định tính và định lượng. |
Ghi chép kiến thức vào vở. |
Hoạt động 7: Hướng dẫn HS sử dụng các dụng cụ đo trong môn KHTN 7
a) Mục tiêu:
– Dụng cụ đo mới ở môn KHTN 7 chỉ có cổng quang điện và đồng hồ đo thời gian hiện số. HS chưa đủ kiến thức cơ bản để có thể hiểu được cơ chế hoạt động của các loại dụng cụ này. Do đó, không cần giải thích cơ chế hoạt động của cổng quang điện cũng như đồng hồ đo thời gian hiện số, chỉ hướng dẫn sử dụng các dụng cụ này theo phương pháp “hộp đen”.
b) Nội dung:
– GV hướng dẫn chung trên lớp về cấu tạo và cách sử dụng của cổng quang điện và đồng hồ đo thời gian hiện số.
– Làm thí nghiệm minh họa trên lớp cho HS, quan sát cách lắp dụng cụ và cách thực hiện thí nghiệm.
– Chưa yêu cầu HS phải tiến hành thí nghiệm có các dụng cụ này. Thí nghiệm có dùng các dụng cụ này sẽ được sử dụng trong giờ thực hành về đo tốc độ.
c) Sản phẩm:
Câu trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
– GV giới thiệu về cổng quang điện và đồng hồ đo thời gian hiện số. – GV hướng dẫn chung trên lớp về cấu tạo và cách sử dụng của cổng quang điện và đồng hồ đo thời gian hiện số. – Làm thí nghiệm minh họa trên lớp cho HS, quan sát cách lắp dụng cụ và cách thực hiện thí nghiệm. – Yêu cầu HS trả lời câu hỏi SGK. |
HS nhận nhiệm vụ. |
Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
– GV theo dõi, quan sát, hướng dẫn các HS về cách sử dụng cổng quang điện và đồng hồ đo thời gian hiện số. – Đưa ra câu trả lời. |
– Thực hiện nhiệm vụ theo sự hướng dẫn của GV.
– Đảm bảo được mỗi thành viên đều hiểu rõ về cách sử dụng cổng quang điện và đồng hồ đo thời gian hiện số. |
Báo cáo kết quả:
– GV gọi mỗi nhóm một HS bất kì để trình bày về các giá trị, kí hiệu có trên cổng quang điện và đồng hồ đo thời gian hiện số. – GV nhận xét và kết luận nội dung kiến thức cho HS. |
– Trong khi bạn trình bày câu trả lời, các bạn còn lại lắng nghe, nhận xét. |
Tổng kết:
Cổng quang là thiết bị dùng để bật và tắt đồng hồ đo thời gian hiện số. Đồng hồ đo thời gian hiện số hoạt đông như một đồng hồ bấm giây nhưng được điều khiển bằng cổng quang. |
Ghi chép kiến thức vào vở. |
Hoạt động 8: Hướng dẫn HS viết báo cáo kết quả thí nghiệm
a) Mục tiêu:
– Định hướng cho HS nắm được các mục nội dung cần có để viết một bài báo cáo thực hành, từ các bài thực hành sau đó các em sẽ áp dụng mẫu này để làm báo cáo.
b) Nội dung:
– GV hướng dẫn HS cách làm báo cáo kết quả thí nghiệm theo các bước như trong SGK.
– Thông qua việc hướng dẫn viết báo cáo, nhắc lại và kiểm tra hiểu biết của HS về cách ghi kết quả đo và tính giá trị của đại lượng cần xác định
– Dựa vào mẫu báo cáo để hướng dẫn HS từ cách vẽ bảng, cách ghi kết quả, cách tính và đánh giá kết quả thí nghiệm thực hành.
– GV yêu cầu HS viết một báo cáo thực hành theo mẫu trong SGK.
c) Sản phẩm:
Câu trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
– GV hướng dẫn HS cách làm báo cáo kết quả thí nghiệm theo các bước như trong SGK. – Thông qua việc hướng dẫn viết báo cáo, nhắc lại và kiểm tra hiểu biết của HS về cách ghi kết quả đo và tính giá trị của đại lượng cần xác định – Dựa vào mẫu báo cáo để hướng dẫn HS từ cách vẽ bảng, cách ghi kết quả, cách tính và đánh giá kết quả thí nghiệm thực hành. – GV cho HS làm việc cá nhân, yêu cầu HS viết một báo cáo thực hành theo mẫu trong SGK. |
HS nhận nhiệm vụ. |
Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
– GV theo dõi, quan sát, hướng dẫn các HS về cách viết báo cáo thí nghiệm. |
– Thực hiện nhiệm vụ theo sự hướng dẫn của GV.
– Đảm bảo được mỗi thành viên đều có thể viết báo cáo kết quả thí nghiệm. |
Báo cáo kết quả:
– GV gọi mỗi nhóm một HS bất kì để trình bày về báo cáo kết quả thí nghiệm. – GV nhận xét và kết luận nội dung kiến thức cho HS. |
– Trong khi bạn trình bày câu trả lời, các bạn còn lại lắng nghe, nhận xét. |
Tổng kết: | Ghi chép kiến thức vào vở. |
Hoạt động 9: Hướng dẫn HS trình bày báo cáo, thuyết trình.
a) Mục tiêu:
– Định hướng để HS làm quen dần với những buổi thảo luận và thuyết trình về một số nội dung đơn giản theo yêu cầu của chương trình.
b) Nội dung:
– GV chỉ nên phân công cho mỗi nhóm HS chuẩn bị thuyết trình một vấn đề không quá 5 phút.
– GV giúp đỡ HS cách xây dựng đề cương và nhất là cách tìm tài liệu.
– Yêu cầu HS làm dàn ý thuyết trình về một nội dung đã học ở lớp 6.
– Các nhóm trình bày, thảo luận, góp ý để từ đó rút ra cách làm chung.
c) Sản phẩm:
Câu trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
– GV đưa ra ví dụ cụ thể: Ví dụ: Bài thực hành cảm ứng ở sinh vật yêu cầu: thực hiện quan sát, ghi chép và trình bày được kết quả quan sát một số tập tính của động vật. – GV giúp đỡ HS cách xây dựng đề cương và nhất là cách tìm tài liệu. + Chuẩn bị các bước từ việc chọn vấn đề thuyết trình, lập dàn bài chi tiết của báo cáo thuyết trình, thu thập tư liệu/số liệu đến cách trình bày báo cáo,… dựa trên những hướng dẫn cụ thể từ các thầy/cô giáo. + Thực hiện hoạt động theo nhóm hoặc tổ với một bảng kế hoạch chi tiết trong đó có ghi rõ nội dung công việc, người phụ trách, tiến trình thực hiện, sản phẩm. + Để hoạt động hiệu quả hơn, hấp dẫn và sinh động hơn, cần ưu tiên cho các tư liệu mang tính trực quan như biểu bảng, tranh ảnh, video,… – Yêu cầu HS hãy lập dàn ý chi tiết cho báo cáo thuyết trình về vai trò của đa dạng sinh học đã học trong môn Khoa học tự nhiên ở lớp 6. – Các nhóm trình bày, thảo luận, góp ý để từ đó rút ra cách làm chung. |
HS nhận nhiệm vụ. |
Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
– GV theo dõi, quan sát, hướng dẫn các HS về cách sử dụng cổng quang điện và đồng hồ đo thời gian hiện số. – Đưa ra câu trả lời. |
– Thực hiện nhiệm vụ theo sự hướng dẫn của GV.
– Đảm bảo được mỗi thành viên đều hiểu rõ về cách sử dụng cổng quang điện và đồng hồ đo thời gian hiện số. |
Báo cáo kết quả:
– GV gọi mỗi nhóm một HS bất kì để trình bày về dàn ý thuyết trình. – GV nhận xét và kết luận nội dung kiến thức cho HS. |
– Trong khi bạn trình bày câu trả lời, các bạn còn lại lắng nghe, nhận xét. |
Tổng kết:
Mỗi báo cáo thuyết trình cần có tối thiểu 4 nội dung sau đây: 1) Mục đích báo cáo, thuyết trình; 2) Chuẩn bị và các bước tiến hành; 3) Kết quả và thảo luận; 4) Kết luận. |
Ghi chép kiến thức vào vở. |
Hoạt động 10: Củng cố – Luyện tập
a) Mục tiêu:
– Củng cố kiến thức, giúp HS cô đọng lại và nhớ lâu hơn.
– Vận dụng phương pháp và kĩ năng đã học để tìm hiểu các sự vật hiện tượng tự nhiên.
b) Nội dung:
– Nhắc lại những nội dung kiến thức đã học và gợi mở cho HS đưa kiến thức đã học vào trong thực tế cuộc sống.
Luyện tập:
GV chia lớp thành 4 nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm: Vận dụng phương pháp tìm hiểu tự nhiên, em hãy tìm hiểu về hiện tượng lũ lụt và đề xuất các biện pháp phòng chống hiện tượng trên.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
– GV đưa ra kiến thức HS đã học:
+ Năm bước cần thực hiện khi áp dụng phương pháp tìm hiểu khoa học tự nhiên trong quá trình học tập và khám phá tri thức ở các bài học. + Kĩ năng cần thiết trong tìm hiểu khoa học tự nhiên: Quan sát, phân loại; liên kết; đo; dự báo. + Cấu tạo và cách sử dụng một số dụng cụ đo mới trong nội dung môn Khoa học tự nhiên ở lớp 7: cổng quang điện, đồng hồ đo thời gian hiện số. – GV gợi mở cho HS tìm hiểu sự vật hoặc hiện tượng tự nhiên theo phương pháp nghiên cứu khoa học. |
HS nhận nhiệm vụ. |
Luyện tập:
● GV chia lớp thành 4 nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm: Vận dụng phương pháp tìm hiểu tự nhiên, em hãy tìm hiểu về hiện tượng lũ lụt và đề xuất các biện pháp phòng chống hiện tượng trên. |
HS tìm hiểu và trả lời câu hỏi. |
Báo cáo kết quả:
– GV gọi mỗi nhóm một HS bất kì để nhắc lại các kiến thức đã học ở trong bài. – Cho các nhóm trình bày kết quả tìm hiểu về hiện tượng lũ lụt và biện pháp phòng chống – GV nhận xét và kết luận nội dung kiến thức cho HS. |
– Trong khi bạn trình bày câu trả lời, các bạn còn lại lắng nghe, nhận xét. |